Tải bản đầy đủ (.pdf) (229 trang)

Giáo trình thiết kế nội thất nhà trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.69 MB, 229 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP

CHỦ BIÊN: THS. BÙI THỊ THANH HOA

GIÁO TRÌNH
THIẾT KẾ NỘI THẤT NHÀ TRẺ

Hà Nội, 2019


LỜI MỞ ĐẦU

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân,
có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và
phát triển của nhân cách con người. Với đời sống người dân hiện nay ngày
càng được nâng cao về kinh tế, cùng với những tiến bộ không ngừng trong việc
cải thiện chất lượng giáo dục, bậc giáo dục mầm non ngày càng thu hút sự
quan tâm của xã hội.
Trang trí nội thất trường mầm non hiện nay được chú trọng và rất quan
trọng cho sự phát triển của trẻ. Bởi lẽ môi trường ở trường mầm non là nhân tố
quan trọng trong việc giáo dục cũng như việc hình thành các yếu tố phát triển
về cơ thể cũng như trí não của trẻ. Hầu hết thời gian ban ngày của trẻ là ở
trường học (chưa kể đến có những trường nội trú) trẻ ăn, ngủ, học tập, vui
chơi, sinh hoạt trong môi trường đó. Một môi trường cho trẻ phát triển toàn
diện là một môi trường có không gian nội thất tốt, thiết kế phải đúng khoa học,
tiện lợi khi sử dụng, hơn hết là phải an toàn tuyệt đối cho trẻ.
Mục tiêu của học phần:
Về kiến thức:
- Thông qua các bài giảng, bài đọc và các bài tập sáng tác, đồ án này
giúp cho sinh viên có năng lực sáng tạo, biểu hiện về nội dung và hình thức


trong phạm vi công trình công cộng.
- Đồ án tập trung nghiên cứu các công năng cơ bản trong một lớp
họckhu cụ thể.
Về kỹ năng:
- Hình thành trong sinh viên một số kỹ năng cơ bản cho sinh viên: Kỹ
năng phân tích và giải quyết việc bố trí mặt bằng trong công trình có phạm vi
nhỏ.
- Kỹ năng tư duy, kỹ năng tự học, kỹ năng làm việc theo nhóm
- Kỹ năng trình bày và thảo luận các vấn đề trước đám đông
2


Hiện nay có khá nhiều tài liệu tham khảo nói về Thiết kế nội thất nhà trẻ
tuy nhiên các tài liệu này chủ yếu phục vụ cho sinh viên chuyên ngành kiến
trúc. Nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu dạy và học cho chuyên ngành Thiết kế nội
thất, được sự giúp đỡ của đồng nghiệp, sau khi tham khảo các tài liệu có liên
quan đến Thiết kế nhà trẻ và yêu cầu thực tế của sinh viên với thời lượng cụ
thể, chúng tôi đã cố gắng rút kinh nghiệm, biên soạn giáo trình môn Thiết kế
nội thất nhà trẻ. Giáo trình này được chia làm 2 phần chính : phần lý thuyết và
phần thực hành
Phần lý thuyết
- Những kiến thức cơ bản về nhà trẻ mẫu giáo
- Những thành phần công năng trong nhà trẻ
- Các yếu tố về thẩm mỹ, kỹ thuật trong không gian nhà trẻ
- Nghiên cứu những đặc điểm tâm sinh lý và nhân trắc học của trẻ em
lứa tuổi nhà trẻ
Phần thực hành
- Phương pháp nghiên cứu
- Quy trình thực hiện đồ án nhà trẻ
-Kế hoạch học tập cụ thể

Với mục đích tạo điều kiện cho sinh viên có tài liệu học tập, đồng thời
để nghiên cứu, tham khảo, tự học, ngoài phần kiến thức cơ bản, tác giả đã cố
gắng trình bày và hướng dẫn một cách dễ hiểu, có yêu cầu từ thấp đến cao để
vừa trang bị kiến thức lý thuyết, vừa hướng dẫn thực hành và ứng dụng thực tế.
Cách viết đan xen giữa diễn giải, trình bày thông qua các hình vẽ minh hoạ
nhằm giúp sinh viên nắm bắt, thực hiện và thấy thích thú với môn học.
Trong quá trình biên soạn giáo trình, tác giả đã có nhiều cố gắng nhưng
không tránh khỏi thiếu sót. Tác giả biên soạn rất mong nhận được những ý
kiến góp ý của quý vị để giáo trình được hoàn thiện hơn.
Người biên soạn
3


MỤC LỤC
CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÀ TRẺ ......................... 7
1.1. Khái niệm chung về nhà trẻ ............................................................ 7
1.2. Sự hình thành nhà trẻ - mẫu giáo ................................................... 8
1.3. Phân loại nhà trẻ ............................................................................ 14
1.3.1. Các loại hình nhà trẻ .................................................................... 14
1.3.2. Phân loại nhóm lớp mẫu giáo ....................................................... 16
1.4. Đặc điểm các loại hình nhà trẻ...................................................... 17
1.4.1. Yêu cầu về khu đất xây dựng......................................................... 17
1.4.2. Yêu cầu về quy hoạch tổng mặt bằng ........................................... 18
1.4.3. Các yêu cầu khi thiết kế kiến trúc ................................................. 19
Câu hỏi ôn tập, bài tập: ........................................................................ 20
Tài liệu tham khảo chương 1 ............................................................... 21
CHƯƠNG II : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG THIẾT KẾ
KHÔNG GIAN NHÀ TRẺ ............................................................................. 22
2.1. Nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý và hoạt động của trẻ ............ 22
2.1.1. Đặc điểm tâm sinh lý trẻ em lứa tuổi mẫu giáo bé ....................... 24

2.1.2. Đặc điểm tâm sinh lý trẻ em lứa tuổi mẫu giáo nhỡ..................... 25
2.1.3. Đặc điểm tâm sinh lý trẻ em lứa tuổi mẫu giáo lớn ..................... 28
2.2. Tìm hiểu về các hình thức học tập trong nhà trẻ ........................ 29
2.2.1. Khu vực đóng vai và góc gia đình ................................................ 29
2.2.2.Góc tạo hình ................................................................................... 30
2.2.3. Góc sách thư viện .......................................................................... 32
2.2.4. Góc lắp ráp và ghép hình.............................................................. 34
2.2.5. Góc thiên nhiên, góc khoa học...................................................... 36
2.2.6. Góc xây dựng với các hình khối.................................................... 37
4


2.2.7. Góc âm nhạc và vận động ............................................................. 39
2.2.8. Hoạt động ngoài trời..................................................................... 41
2.3. Tổ chức không gian trong nhà trẻ ................................................ 43
2.3.1. Không gian trong nội thất ............................................................. 45
2.3.2. Không gian ngoài trời ................................................................... 58
2.4 Mối quan hệ liên hoàn trong hoạt động của nhà trẻ ................... 62
2.4.1. Không gian vui chơi học tập trong lớp ......................................... 65
2.4.2. Không gian vui chơi học tập ngoài trời ........................................ 66
2.4.3.Không gian chuyển tiếp: Sảnh, hiên chơi có mái che… ................ 66
2.4.4. Hoạt động ngoài trời..................................................................... 66
Câu hỏi ôn tập, bài tập.......................................................................... 69
Tài liệu tham khảo của chương ........................................................... 70
CHƯƠNG 3 : YẾU TỐ KỸ THUẬT VÀ THẨM MỸ TRONG ....... 71
KHÔNG GIAN NHÀ TRẺ ................................................................... 71
3.1. Yếu tố về kỹ thuật .......................................................................... 71
3.1.1. Các yêu cầu kỹ thuật ..................................................................... 71
3.1.2. Các yêu cầu về trang thiết bị ........................................................ 80
3.1.3. Nguyên tắc sử dụng ánh sáng ....................................................... 84

3.2.Yếu tố về thẩm mỹ .......................................................................... 97
3.2.1. Các hình thức trang trí.................................................................. 97
3.2.2. Phương pháp sử dụng màu sắc ..................................................... 96
3.3. Nhân trắc học sử dụng trong không gian nhà trẻ ..................... 121
Câu hỏi ôn tập, bài tập........................................................................ 130
Tài liệu tham khảo của chương ......................................................... 130
CHƯƠNG IV : QUY TRÌNH THỰC HIỆN THIẾT KẾ NỘI THẤT131
NHÀ TRẺ ............................................................................................. 131
4.1. Nghiên cứu đề tài.......................................................................... 131
4.1.1. Nghiên cứu đối tượng.................................................................. 133
5


4.1.2. Nghiên cứu hồ sơ kiến trúc ......................................................... 136
2. Nghiên cứu ý tưởng và các tài liệu liên quan ................................... 139
4.1.3. Nghiên cứu ý tưởng ..................................................................... 139
4.2. Xây dựng phương án thiết kế...................................................... 141
4.2.1. Phân tích hiện trạng .................................................................... 141
4.2.2. Tổ chức mặt bằng công năng theo yêu cầu thiết kế .................... 142
4.2.3. Nghiên cứu sơ đồ công năng và không gian ............................... 143
4.2.4. Phác thảo ý tưởng ...................................................................... 150
4.3. Triển khai thiết kế nội thất ......................................................... 155
4.3.1. Bảng nghiên cứu ......................................................................... 155
4.3.2. Bố trí mặt bằng nội thất, mặt bằng trần ..................................... 156
4.3.3. Vẽ chi tiết các mặt cắt ................................................................. 158
4.3.4. Vẽ chi tiết đồ ............................................................................... 163
4.3.5. Các bản vẽ phối cảnh .................................................................. 164
4.4. Các yêu cầu của môn học ............................................................ 166
4.4.1. Kế hoạch học tập......................................................................... 166
4.4.2. Tiêu chí đánh giá thiết kế ............................................................ 168

Câu hỏi ôn tập, bài tập........................................................................ 170
Tài liệu tham khảo của chương ......................................................... 171
Phụ lục một số bài tham khảo của sinh viênError! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................... 172

6


CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÀ TRẺ

Mục tiêu của chương:
Chương 1 giới thiệu tới sinh viên những kiến thức một cách khái quát về
loại hình công trình nhà trẻ (mẫu giáo, mầm non), về khái niệm nhà trẻ, quá
trình hình thành và phát triển của nhà trẻ, phân loại, đặc điểm chung của nhà
trẻ và các đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo - nhà trẻ. Từ đó
sinh viên hiểu được thông tin lý thuyết khái quát nhất về loại hình công trình
nhà trẻ.
1.1. Khái niệm chung về nhà trẻ1
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân,
có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và
phát triển của nhân cách con người. Với đời sống người dân hiện nay càng
được nâng cao về kinh tế cũng như đời sống, cùng với những tiến bộ không
ngừng trong việc cải thiện chất lượng giáo dục, bậc giáo dục mầm non ngày
càng thu hút sự quan tâm của xã hội.
Nhà trẻ - trường mầm non – mẫu giáo là đơn vị giáo dục cơ sở của
ngành học mầm non, hình thức tổ chức liên hợp giữa nhà trẻ và mẫu giáo.
Trường mầm non có chức năng thu nhận để chăm sóc và giáo dục trẻ em từ 3
tháng đến 6 tuổi nhằm giúp trẻ hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân
cách, bước chuẩn bị cho trẻ em vào lớp 1.
Nhà trẻ là đơn vị giáo dục của ngành học mầm non, có chức năng thu

nhận các cháu từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi để nuôi, dạy và chăm sóc theo phương

1

Theo Bộ giáo dục và đào tạo quy định một số định nghĩa dùng trong giáo dục quốc dân.

Thông tư số 19/2017/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo

7


pháp khoa học, nhằm phát triển toàn diện cho trẻ. Nhà trẻ chia thành nhiều
nhóm trẻ, trong nhà trẻ có thể có cả các lớp mẫu giáo. Nhà trẻ do một ban giám
hiệu có hiệu trưởng phụ trách.
Trường mẫu giáo là đơn vị giáo dục cơ sở của ngành học mầm non, có
chức năng thu nhận để chăm sóc giáo dục trẻ em từ 3 đến 6 tuổi, chuẩn bị cho
trẻ vào lớp 1. Trường mẫu giáo gồm có các lớp mẫu giáo và có thể có cả nhóm
trẻ. Trường do một ban giám hiệu có hiệu trưởng phụ trách.
Trường mầm non là đơn vị giáo dục cơ sở của ngành học mầm non, là
trường được liên hợp giữa nhà trẻ và mẫu giáo. Trường mầm non có chức năng
thu nhận để chăm sóc và giáo dục trẻ em từ 3 tháng đến 6 tuổi, nhằm giúp trẻ
hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp 1.
Trường mầm non có các lớp mẫu giáo và các nhóm trẻ. Trường do một ban
giám hiệu có hiệu trưởng phụ trách.
1.2. Sự hình thành nhà trẻ.
Nhà trẻ là cơ sở nuôi dạy trẻ em trước tuổi đến trường, loại hình công
trình công cộng này đã có ở Châu Âu từ đầu thế kỷ XX. Ở nước ta sau cách
mạng tháng 8 mới hình thành. Khi nền sản xuất xã hội phát triển thúc đẩy sự
phát triển văn hóa giáo dục, người lao động phải tập trung làm việc trong các

công xưởng, trong các cơ quan công sở thì việc nuôi dạy trẻ cần phải được xã
hội quan tâm giúp đỡ. Sự xuất hiện nhà trẻ mẫu giáo là phương pháp nuôi dạy
mang tính khoa học cao.
Nhà trẻ hay nhà giữ trẻ hay mẫu giáo, mầm non là một hình thức dịch
vụ giáo dục cho trẻ em tại một địa điểm tập trung nhất định nơi có khuôn viên
nhất định, có các cô giáo hay bảo mẫu và thường được thiết kế với nhiều đồ
chơi hay đồ vật dễ thương, âm nhạc vui tai. Tại nhà trẻ, trẻ em được dạy để
phát triển các kỹ năng cơ bản và kiến thức thông qua trò chơi sáng tạo và
tương tác xã hội giữa các nhóm bạn, cũng như bài học sơ khai đầu đời.
Trong hầu hết các quốc gia, trường mẫu giáo hay nhà trẻ là một phần
của hệ thống giáo dục mầm non. Thông thường trẻ em học mẫu giáo bất cứ lúc
nào trong độ tuổi từ hai đến sáu tuổi tùy thuộc vào phong tục địa phương hay
8


quy định của các quốc gia. Tại Hoa Kỳ, nhiều tiểu bang được cung cấp một
năm học mẫu giáo miễn phí cho trẻ em từ 5-6 tuổi, nhưng không bắt buộc các
em phải tham gia học, trong khi các tiểu bang khác yêu cầu năm tuổi để ghi
danh.
Trẻ em học nhà trẻ - mẫu giáo để học cách giao tiếp, chơi đùa, và tương
tác với những người khác một cách thích hợp, phù hợp với lứa tuổi, tâm sinh
lý. Một giáo viên cung cấp các đồ chơi khác nhau và các hoạt động trò chơi, nô
đùa để thúc đẩy những đứa trẻ này để tìm hiểu ngôn ngữ và từ vựng, toán học,
và khoa học, cũng như các hoạt động âm nhạc, nghệ thuật, và xã hội. Nhà trẻ
phục vụ mục đích giúp các bậc cha mẹ không cần lo lắng để chuyên tâm làm
việc vì đã gửi vào nơi có người chăm sóc, quản trẻ. Nhà trẻ đầu tiên được
thành lập tại Tại Scotland vào năm 1816 do ông Robert Owen thành lập với
hình thức ban đầu là mở một trường học cho trẻ sơ sinh ở New Lanark.
Những nhà thiết kế kiến trúc trên thế giới và trong nước không ngừng
sáng tạo ra những công trình loại này đã dần dần thỏa mãn được các yêu cầu về

chức năng giáo dục nâng cao thể chất của trẻ, tạo điều kiện hoạt động thuận
tiện cho các cô nuôi dạy trẻ. Nói chung các công trình được hình thành dần bảo
đảm các yêu cầu vi khí hậu, bền vững và thẩm mỹ.
Việc tạo lập không gian kiến trúc nhà trẻ - mẫu giáo có cơ cấu nơi tiếp
nhận, phòng ngủ, phòng học và chơi, phòng thể dục, học nhạc và các phòng
cần thiết khác có sự liên hoàn với nhau. Công việc xây dựng công trình cũng
được mọi người quan tâm giúp đỡ, trông nom bảo vệ làm cho cảnh quan nhà
trẻ luôn luôn xanh tươi và sạch đẹp. Nhiều trang thiết bị mới phục vụ nhà trẻ
mẫu giáo được đầu tư tạo nên màu sắc khá hiện đại.
Nhà trẻ trên thế giới
Cha đẻ của trường mầm non là Freidrich Wilhelm Froebel (1782-1852)
sinh trưởng tại Đức là con trai của một mục sư. Ông được biết đến là ”cha đẻ”
của nhà trẻ bởi ông là người thành lập nhà trẻ đầu tiên trên thế giới tại Đức vào
năm 1837. Nhà trẻ của ông đi tiên phong trong việc đề ra những lý thuyết và
thực hành vẫn còn hiệu lực trong các nhà trẻ hiện nay. Quan điểm của ông là
9


trẻ cần vừa chơi vừa học. Nhà trẻ là nơi để trẻ lớn lên và học mối tương tác xã
hội với những trẻ khỏe mạnh. Froebel bắt đầu mở một trường tập huấn giáo
viên cho các nhà trẻ của ông. Ông tin rằng giáo viên phải là những người hội tụ
đầy đủ những phẩm chất cao và họ sẽ làm tấm gương cho trẻ. Ngoài ra, giáo
viên dạy trẻ cũng phải là những người nhạy cảm, cởi mở và dễ gần. Froebel
mở nhà trẻ cho các trẻ em thuộc mọi tầng lớp xã hội và không phân biệt giàu
nghèo - một khái niệm không mấy phổ biến trong xã hội thời đó. Trong trường
học của Froebel, chương trình học gồm các trò chơi, bài hát, câu chuyện và vật
dụng thủ công để kích thích trí tưởng tượng và phát huy các kỹ năng thể chất
và trí não của trẻ. Vật dụng trong lớp học được chia làm hai thể loại: ”quà
tặng” và ”nghề nghiệp”. Theo đó ”quà tặng” là những vật dụng mà khi chơi trẻ
sẽ biết khái niệm về vật dụng đó. Chẳng hạn, trẻ chơi xe hơi sẽ biết những tính

năng của xe... Trong khi đó ” nghề nghiệp” lại tập cho trẻ tính sáng tạo tự do
hơn. Cùng là những thứ mà trẻ có thể dựng để định hình và thao tác theo ý
mình như đất, cát, dây, chuỗi hạt... Khi các vật dụng này tạo ra những thứ theo
ý thích của mình, trẻ sẽ được giáo viên giải thích từng ý nghĩa. Tuy nhiên,
chính phủ Đức lúc bấy giờ không tán thành với quan điểm này. Họ không tin
rằng trẻ cần chơi để học. Họ nghĩ học thuyết của Froebel quá nguy hiểm và
gây hại đến trẻ. Chính phủ đã cho đóng cửa các trường học vào năm 1848. Bốn
năm sau, Froebel mất và ông không thể biết rằng ý tưởng nhà trẻ của ông đã
tác động lớn đến một hệ thống giáo dục ở Mỹ và các nước trên thế giới này
như thế nào.
Năm 1779, Johann Friedrich Oberlin và Louise Scheppler thành lập
tại Strasbourg một cơ sở đầu tiên để chăm sóc và giáo dục cho trẻ trong độ
tuổi mầm non có bố mẹ đi vắng cả ngày. Gần như cùng thời gian này, năm
1780, các cơ sở tương tự nhận giữ trẻ được mở ra tại Bavaria.Năm 1802,
công chúa Pauline zur Lippe đã thành lập một trung tâm giữ trẻ
tại Detmold, thủ đô của công quốc Lippe, Đức (nay thuộc bang North
Rhine-Westphalia).
Năm 1816, Robert Owen, một triết gia và nhà sư phạm đã mở ngôi
trường đầu tiên tại Anh và có lẽ là nhà trẻ đầu tiền trên thế giới tại New
10


Lanark, Scotland. Việc kết hợp sự may rủi với các nhà máy xay nghiền
thuộc hợp tác xã, Owen muốn những đứa trẻ được giáo dục đạo đức tốt để
phù hợp với công việc. Hệ thống của ông đã thành công trong việc tạo ra
những đứa trẻ ngoan ngoãn với khả năng đọc viết và tính toán cơ bản
Samuel Wilderspin mở nhà trẻ đầu tiên của mình tại London năm 1819, và
tiếp tục thành lập thêm hàng trăm trường sau đó. Ông đã xuất bản nhiều
tài liệu về lĩnh vực này và công trình nghiên cứu của ông đã trở thành mô
hình cho các trường mầm non trên khắp nước Anh và xa hơn nữa. Hoạt

động chơi là một phần quan trọng trong hệ thống giáo dục của Wilderspin.
Ông có công với việc phát minh ra sân chơi cho trẻ em. Năm 1823,
Wilderspin cho xuất bản cuốn On the Importance of Educating the Infant
Poor trên nền tảng trường học. Ông bắt đầu làm việc cho Infant School
Society vào năm sau để thông báo với mọi người quan điểm của mình.
Ngoài ra ông còn viết cuốn sách The Infant System, for developing the
physical, intellectual, and moral powers of all children from 1 to seven years
of age.
Nhà trẻ du nhập qua Mỹ: Sau cuộc cách mạng tại Đức những năm cuối
thập niên 1840, nhiều người Đức di cư sang Mỹ. Trong số này có cả những
tầng lớp phụ nữ đã từng được huấn luyện theo hệ thống giáo dục của Froebel.
Chính những người này đã có công trong việc đưa hệ thống nhà trẻ còn hết sức
mới mẻ vào Mỹ. Nhà trẻ đầu tiên của Mỹ là dành cho những trẻ nhập cư người
Đức do một phụ nữ Đức tên Marfarethe Schuz sáng lập tại Watertown
Wisconsin vào năm 1853 và trường chỉ dạy bằng tiếng Đức. Wiliam T.Harris,
một quản lý của hệ thống trường học St. Louis, là người đầu tiên tổ chức nhà
trẻ thành trường công vào năm 1873. Sau đó nhà trẻ dần được mở rộng tại các
nước Châu Âu như Anh, Pháp, Bỉ và trước khi hệ thống nhà trẻ này lại trở nên
phổ biến ở Berlin (Đức) dưới hình thức các nhà trẻ từ thiên do lệnh cấm mở
nhà trẻ đó được dỡ bỏ. Các nhà trẻ của Đức đều nhận được sự trợ giúp chủ yếu
từ các tổ chức tôn giáo, giáo hội cơ quan phúc lợi xã hội. Kể từ đó kiểu mẫu
nhà trẻ như vậy được nhân rộng khắp nơi trên thế giới. Froebel đó giúp tạo ra
hướng đi chính trong chương trình dạy học tại nhà trẻ trong suốt nửa cuối thế
11


kỷ 19 và cả về sau. Nhiều trong số những sáng kiến đó vẫn còn được áp dụng
trong các trường học ngày nay như học tập thông qua trò chơi, chơi và học
theo nhóm, những hoạt động hướng tới mục tiêu và học ngoài trời...
Thế giới ngày nay trẻ em lớn lên khác xa với những gì người ta từng biết

trong thập niên trước. Hiện nay do điều kiện kinh tế phát triển ở một số nước
trên thế giới đã rất chú trọng tới việc xây dựng hệ thống các nhà trẻ được thiết
kế hiện đại vượt bậc, môi trường vui chơi, đồ nội thất và kiến trúc tổng thể nhà
trẻ. Thêm vào đó, cuốn sách còn bao gồm những minh họa và hình ảnh cho
những ý tưởng vượt hỏi giới hạn của những không gian đóng hộp và giải pháp
cho cha mẹ khi chơi cùng trẻ, qua đó phát triển khả năng tưởng tượng, tiếp xúc
với những trò chơi mang tính tương tác và hoạt động cao mà những nhà thiết
kế tài năng và các bậc cha mẹ giàu ý tưởng đang tạo ra cho trẻ.
Nhà trẻ ở Việt Nam
Ở Việt Nam sau cách mạng tháng Tám, nhà trẻ mới xuất hiện. Sau khi
giải phóng đất nước nền kinh tế xã hội phát triển thúc đẩy phát triển văn hóa
giáo dục đồng thời người lao động phải tham gia thi đua làm việc ở nhà máy,
công xưởng, đồng ruộng... lúc này việc nuôi dạy trẻ đòi hỏi có sự giúp đỡ của
xã hội. Sự xuất hiện của nhà trẻ, mẫu giáo là một phương pháp nuôi dạy trẻ có
tính khoa học và tạo điều kiện tốt cho người lao động tham gi hoạt động sản
xuất xây dựng xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ. Hiện nay với sự phát triển kinh tế
cao với hàng loạt chiến lược phát triển giáo dục nhà trẻ của nhà nước cũng như
các tổ chức giáo dục trong và ngoài nước giáo dục nhà trẻ ở nước ta có những
bước tiến bộ quan trọng. Những phương pháp giáo dục tiến bộ khoa học,
những cơ sở vật chất được quan tâm nên nhà trẻ ngày một phát triển mạnh mẽ
ở nước ta.
Những nhà thiết kế kiến trúc trong nước đã không ngừng sáng tạo thiết
kế ra các công trình nhà trẻ hiện đại dần dần thỏa mãn được các yêu cầu về
chức năng giáo dục nâng cao thể chất của trẻ, tạo điều kiện hoạt động thuận
tiện cho các cô nuôi dạy trẻ. Nói chung các công trình được thiết kế xây
dựng dần bảo đảm cấc yêu cầu vi khí hậu, công năng sử dụng, bền vững và
thẩm mỹ.
12



Ngày nay với sự phát triển của xã hội, ở các trung tâm đô thị nhu cầu về
nhà trẻ, trường mầm non ngày càng thiếu do lượng lớn các đô thị mới mọc ra,
đồng thời việc các gia đình trẻ kéo nhau lên thành phố tìm việc làm dẫn đến
các trẻ em ở lứa tuổi mầm non ngày càng nhiều, và cũng nhiều lứa tuổi từ 1
tuổi cho đến 6 tuổi. Các nhà trẻ công lập không phát triển kịp để đáp ứng nhu
cầu thực tế của xã hội, cũng chính vì thế mà cấc trường mầm non tư thục ngày
càng nhiều và mọc lên như nấm. có thể nhận thấy rõ nhất là các khu đô thị mới
với các trường mầm non tư thục quy mo nhỏ với khoảng từ 3 đến 6 nhóm trẻ
được mở ra rất nhiều mà vẫn không đáp ứng được nhu cầu thực tế.
Ở việt nam hiện nay do nhu cầu của xã hội các các trường mầm non thu
nhận các cháu từ 8 đến 12 giờ mỗi ngày và 6 ngày mỗi tuần.
Mỗi trường gồm nhiều nhóm trẻ, mỗi nhóm trẻ từ 20 đến 25 cháu, các
trườn nhỏ thì có từ 4 đến 6 nhóm, các trường lớn từ 7 đến 10 nhóm hoặc hơn.
Hiện tại về mặt quy hoạch thì người ta phân chia thành nhà trẻ và mẫu
giáo riêng. Ở các khu đô thị, mỗi khu dân cư với số dân khoảng 4000 người thì
có một nhà trẻ, mẫu giáo từ 6 đến 12 nhóm. ở nông thôn, trong khu công nhân
viên chức thường có nhà trẻ – mẫu giáo từ 2-4 nhóm.
Ở đô thị việc xây nhà trẻ được tính là 30 đến 40 cháu cho 1ooo dân, quy
mô nhà trẻ là 40 – 50 chỗ. ở nông thôn số lượng trẻ bằng 50%.
Ở trong các khu dân cư nhỏ khoảng cách từ nhà trẻ đến lớp khoảng 200
– 400m. còn lớp mẫu giáo khoảng cách là 300 – 500m.
Khoảng cách cho mỗi cơ sở chông giữ trẻ cả ngày và đêm không vượt
quá giới hạn của 1 phường hoạc một khu dân cơ nhỏ trong phạm vi đường phố
lớn.
Các nhà trẻ phải được bố trí nằm ở vị trí trung tâm của khu, và đường từ
nhà đến khu vực gửi trẻ không được cắt ngang qua các con đường giao thông
lớn.

13



Hướng nhà tốt nhất cho các nhà trẻ phụ thuộc từng vùng, song ở khu vực
Hà Nội và các vùng lân cận hướng nhà tốt nhất là hướng Nam và Đông Nam.
Tránh và hạn chế chon hướng Bắc và Đông Bắc.
Độ cao bậu cửa nhà trẻ – mẫu giáo chỉ nên là 60cm. tường rào nhà trẻ
phải cách đường đi lại trong khu dân cư là 6m, vị trí xây dựng nhà trẻ là nơi
thoáng mát, tranh gần các khu vực đầm lầy, ao tù nước đọng, bãi rác…xa các
cơ sở sản xuất gây ôi nhiễm.
Chỉ tiêu xây dựng cho nhà trẻ – mẫu giáo thường chiếm 25% cho nhà trẻ
80 chỗ và 35% cho lại nhà trẻ trên 80 chỗ. 40m2 cho nhà 100 chỗ. Đối với mẫu
giáo thì 35m2 cho 100 chỗ và 40m2 cho nhà trẻ mẫu giáo xây dựng chung ở
một nới.
Khu gửi trẻ bao gồm phần sinh hoạt trogn nhà và ngoài nhà. mỗi nhóm
trẻ phải có một sân chơi riêng có diện tích 100m2 cho nhóm trẻ cong mẫu giáo
là 75m2.
Việc tạo lập không gian kiến trúc nhà trẻ – mẫu giáo, trường mầm non
cần có các công năng cơ bản như nơi tiếp nhận, phòng ngủ, phòng học và chơi,
phòng thể dục, học nhạc, hoạt động ngoài trời và các phòng cần thiết khác có
sựn liên hoàn với nhau. Các không gian được bố trí liên thông liên tục theo dây
truyền sao cho thuận tiện dạy và học cũng như nghỉ ngơi của bé.
1.3. Phân loại nhà trẻ
1.3.1. Các loại hình nhà trẻ
Các loại hình của trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ,
lớp mẫu giáo độc lập được phân chia như sau2

2

Quy định tại Quyết định 14/2008/QĐ-BGDĐT Điều lệ Trường Mầm non và Thông tư

44/2010/TT-BGDĐT


14


Trường mầm non, trường mẫu giáo (sau đây gọi chung là nhà trường),
nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập được tổ chức theo các loại hình: công
lập, dân lập và tư thục.
- Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo công lập: do cơ quan Nhà
nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các
nhiệm vụ chi thường xuyên của trường.
- Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo dân lập: do cộng đồng
dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đảm bảo kinh phí
hoạt động và được chính quyền địa phương hỗ trợ.
- Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục: do tổ chức xã
hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu
tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng nguồn vốn
ngoài ngân sách nhà nước.
Theo Quyêtws định 14/2008/QĐ-BGDĐT có thể phân biệt trường mầm
non công lập, dân lập và tư thục thông qua bảng so sánh dưới đây:
Tiêu chí

Người
thành lập

Kinh phí
thành lập,
hoạt động,
đầu tư

Trường mầm non

công lập

Trường mầm non
dân lập

Trường mầm non
tư thục

Tổ chức xã hội, tổ
Cộng đồng dân cư ở chức xã hội - nghề
Cơ quan Nhà nước
cơ sở
nghiệp, tổ chức kinh
tế hoặc cá nhân

Do Nhà nước bảo
đảm

Do tổ chức xã hội,
Do cộng đồng dân
tổ chức xã hội cư ở cơ sở bảo đảm
nghề nghiệp, tổ
và được chính
chức kinh tế hoặc cá
quyền địa phương nhân bảo đảm ngoài
hỗ trợ
ngân sách nhà
nước
15



Cấp quản


Ủy ban nhân dân
cấp huyện

Ủy ban nhân dân
cấp huyện

Ủy ban nhân dân
cấp huyện

Thẩm
quyền
Chủ tịch Ủy ban
Chủ tịch Ủy ban
Chủ tịch Ủy ban
thành lập,
nhân dân cấp huyện nhân dân cấp huyện nhân dân cấp huyện
cho phép
thành lập
Thẩm
quyền cho
phép hoạt
động

Trưởng phòng giáo Trưởng phòng giáo
dục và đào tạo cấp dục và đào tạo cấp
huyện

huyện

Trưởng phòng giáo
dục và đào tạo cấp
huyện

1.3.2. Phân loại nhóm lớp nhà trẻ - mẫu giáo
Lớp học giáo dục mầm non: là một tổ chức của trường học giáo dục
mầm non hoặc tổ chức độc lập gồm các học sinh cùng được nuôi dạy theo một
chương trình do một hoặc nhiều giáo viên nuôi dạy nhưng có sự quản lý trực
tiếp của một giáo viên chủ nhiệm. Lớp giáo dục mầm non được phân thành 2
hệ : hệ nhà trẻ và hệ mẫu giáo.
* Hệ nhà trẻ gồm các nhóm trẻ ở độ tuổi 3 tháng đến 3 tuổi và được
phân theo tháng tuổi quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo với trẻ em tối đa 1
nhóm quy định như sau :
- Nhóm trẻ 3 tháng đến 6 tháng : 15 cháu
- Nhóm trẻ từ 7 tháng đến 12 tháng : 18 cháu
- Nhóm trẻ từ 13 tháng đến 18 tháng : 20 cháu
- Nhóm trẻ từ 19 tháng đến 24 tháng : 22 cháu
- Nhóm trẻ từ 25 tháng đến 26 tháng : 25 cháu

16


* Hệ mẫu giáo gồm các lớp mẫu giáo cho trẻ em ở độ tuổi từ 3 đến 6
tuổi, được phân theo nhóm tuổi quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo với số
trẻ em tối đa của các lớp mẫu giáo cụ thể như sau:
- Lớp trẻ từ 3 - 4 tuổi : 25 cháu
- Lớp trẻ từ 4 - 5 tuổi : 30 cháu
- Lớp trẻ từ 5 - 6 tuổi : 35 cháu

Lưu ý :
Trường mầm non, nhà trẻ phải có từ 3 nhóm trẻ,lớp mẫu giáo trở lên với
số lượng không ít hơn 50 trẻ và có không nhiều hơn 20 nhóm trẻ, lớp mẫu
giáo.
Nếu số lượng trẻ trong mỗi nhóm, lớp không đủ 50% số trẻ tối đa thì
được tổ chức thành nhóm trẻ ghép hoặc lớp mẫu giáo ghép.
Đối với các trường ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, tùy điều
kiện cụ thể, có thể tổ chức thêm các nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo trên các địa
bàn khác nhau (gọi là điểm trường).
1.4. Đặc điểm các loại hình nhà trẻ
1.4.1. Yêu cầu về khu đất xây dựng
Khu đất xây dựng nhà trẻ phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt và quy hoạch mạng lưới
trường trên địa bàn.
- Thuận tiện, an toàn về giao thông
- Địa thế cao, bằng phẳng, thoát nước tốt
- Đảm bảo các quy định về an toàn và vệ sinh môi trường
- Không gần các nguồn gây ồn thường xuyên và nguồn chất thải độc hại
- Đảm bảo có nguồn cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc từ mạng lưới
cung cấp chung.

17


Trường mầm non phải thuận lợi cho trẻ em đến trường/lớp. Bán kính
phục vụ cần đảm bảo các quy định sau:
- Đối với khu vực thành phố, thị xã, thị trấn, khu công nghiệp, khu tái
định cư, khu vực ngoại thành, nông thôn: không lớn hơn 1,0 km
- Đối với miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa: không lớn hơn 2,0 km.
Diện tích khu đất xây dựng nhà trẻ gồm: diện tích xây dựng diện tích

sân chơi; diện tích cây xanh, đường đi.
Khu đất xây dựng trường mầm non phải có tường bao hoặc hàng rào
ngăn cách với bên ngoài, đảm bảo mỹ quan, phù hợp với cảnh quan xung
quanh.
1.4.2. Yêu cầu về quy hoạch tổng mặt bằng
Nhà trẻbao gồm các khối chức năng sau:
- Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.
- Khối phòng phục vụ học tập.
- Khối phòng tổ chức ăn.
- Khối phòng hành chính quản trị.
- Sân vườn.
Tổng mặt bằng các khối công trình trong trường mầm non cần đảm bảo
quy định sau:
- Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo cần được đặt ở vị trí ưu tiên: trực
tiếp đón gió mát về mùa hè, tránh gió lùa và hạn chế gió lạnh về mùa đông,có
biện pháp tránh mưa hắt, tránh bức xạ mặt trời trực tiếp hướng Tây.
- Sân chơi có đủ nắng, tạo được môi trường không gian phù hợp đặc
điểm tâm, sinh lý của trẻ.
- Bố trí các khối công trình rõ ràng, đáp ứng nhu cầu sử dụng và quản lý,
đảm bảo giao thông nội bộ an toàn và hợp lý.
Diện tích sử dụng đất cần đảm bảo quy định sau:
18


- Diện tích xây dựng công trình: không lớn hơn 40%;
- Diện tích sân vườn, cây xanh: không nhỏ hơn 40%;
- Diện tích giao thông nội bộ: không nhỏ hơn 20%.
1.4.3. Các yêu cầu khi thiết kế kiến trúc
Trường hợp sửa chữa, cải tạo, nâng cấp nhà trường cho phép tăng diện
tích xây dựng công trình nhưng phảiđược cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Nhà trẻ - mẫu giáo không nên thiết kế xây dựng lớn hơn 3 tầng. Nhóm
trẻ ở độ tuổi nhà trẻ nên bố trí ở tầng một. Đối với trường mầm non chuyên
biệt chỉ nên xây tối đa là 2 tầng.
Khoảng cách giới hạn cho phép từ công trình đến chỉ giới đường đỏ và
chỉ giới xâydựng tuân thủ điều lệ quản lý quy hoạch của khu vực.
Cácchỉ tiêu về quy hoạch khác phải tuân thủ quy định trong văn bản về
quy hoạch xây dựng.
Ở phương Tây có nhiều công trình khác nhau dành cho trẻ em trước tuổi
đến trường theo điều kiện khí hậu từng mùa. Còn ở Việt Nam việc thiết kế xây
dựng nhà trẻ - mẫu giáo theo mẫu chung để thu nhận các cháu lưu trú không
qua từ 10 - 12 giờ mỗi ngày.
Nhà trẻ - mẫu giáo phải được xây dựng trên khu đất có đủ điều kiện giáo
dục và bảo vệ sức khỏe trẻ em. Hướng nhà tốt nhất đối với trẻ em tùy thuộc
vào khí hậu của từng vùng như ở Hà Nội và các vùng lân cận thường là hướng
nam và đông nam để đảm bảo thoáng mát vào mùa hè, tránh gió lạnh vào mùa
đông, không nên chọn hướng bắc và đông bắc.
Trong khuôn viên trường, trẻ có thể làm quen với môi trường thiên
nhiên, nâng cao nhận thức và khiếu thẩm mỹ, bước đầu tập thói quen lao động
tập thể, giao lưu sáng tạo ở mức độ cần thiết ”Chơi mà học, học mà chơi”. Do
vậy, cảnh quan sân vườn nhà trẻ mẫu giáo phải thể hiện tính giáo dục cao về
nhiều mặt.
Khi thiết kế nhà trẻ, quy định độ cao bậu cửa sổ là 60cm để trẻ lớn có
thể nhìn qua và quan sát môi trường tự nhiên xung quanh. Tường rào bảo vệ
19


khu nhà trẻ phải cách mé đường đi lại trong khu dân cư là 6m. Vị trí xây dựng
nhà trẻ phải cao ráo thoáng mát, yên tĩnh, tránh gần đầm lầy, ao tù nước đọng,
bãi rác... xa các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm.
Khu vực gửi trẻ bao gồm phần sinh hoạt trong nhà và phần hoạt động

ngoài nhà. Phần hoạt động ngoài nhà cần có sân chơi và cây xanh những trang
thiết bị trò chơi như đu quay, cầu trượt..., các hoạt động của trẻ trên sân chơi
như trò chơi giao thông an toàn, ca múa... Sân chơi của nhóm trẻ nên phân bố ở
gần lối ra vào của khu vực không cho phép người qua lại. Những sân chơi này
nên rào quanh bằng cây có bóng mát, tùy theo lứa tuổi để thiết kế khác nhau
phục vụ vui chơi giải trí và học tập. Ngoài sân chơi cho trẻ, nên bố trí các khu
vực chức năng khác ở không gian ngoại thất như : sân tập thể dục (chỉ tiêu diện
tích 3m2 cho mỗi em), vườn rau nên phân bố ở sân trong (chỉ tiêu diện tích
1m2 cho mỗi em), góc nuôi chim nên đặt cạnh vườn cây (không quá 20m2).
Các sân chơi, mọi góc vườn đều được nối với nhau bằng các con đường nhỏ từ
1 - 1,5m. Một trong những con đường này chạy vòng khép kín để trẻ có thể đi
chơi bằng xe đạp hoặc bằng ô tô con.
Ở phía trước trường học nên để một khoảng trống tiếp giáp con đường
liên hệ với phố phường, xung quanh khu vực nên có một vành đai cây xanh và
cách phố xá chừng 5 - 10m. Ngoài ra trong khu vực trồng cây, nên trồng những
cây lớn, còn ở gần khu vực lớp học nên trồng những cây nhỏ, những hàng rào
cây xanh cắt ngắn, khóm hoa, thảm cỏ, những cây ăn quả... Nên tránh trồng
những loại cây dễ dàng tạo điều kiện thu hút sinh trưởng của côn trùng.
Câu hỏi ôn tập, bài tập:
Câu hỏi
Câu 1 : Anh (chị) hãy cho biết sự hình thành của nhà trẻ - mẫu giáo?
Câu 2 : Trong thiết kế nội thất nhà trẻ - mẫu giáo được phân thành mấy
loại? Các nhóm lớp mẫu giáo được phân thành những loại nào? Nêu đặc điểm
của từng loại hình công trình?
Câu 3 : Anh (chị) hãy nêu các đặc điểm của nhà trẻ?
20


Câu 4 : Anh (chị) hãy phân tích rõ các đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em
các lứa tuổi: 3 - 4 tuổi, 4 - 5 tuổi, 5 - 6 tuổi.

Bài tập
Bài tập số 1:Sinh viên chọn 1 loại hình nhà trẻ và tình 03 công trình
thiết kế nhà trẻ liên quan đến loại hình đã chọn, có hình ảnh và thuyết minh,
giới thiệu công trình gồm:
-

Tên công trình

-

Kiến trúc sư thiết kế kiến trúc

-

Ý tưởng thiết kế

-

Ý tưởng về phân chia công năng, không gian trong công trình

Các giải pháp xử lý thiết kế chi tiết, phân tích rõ ưu nhược điểm
của công trình
Giới thiệu cụ thể về các thiết kế nội thất của công trình. Mỗi công
trình thể hiện trên 1 tờ A3 có tên SV đầy đủ
Bài tập số 2 : sinh viên chọn 01 đối tượng thiết kế cụ thể (độ tuổi của
trẻ) phân tích rõ các đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em lứa tuổi đó. Vẽ sơ đồ thể
hiện thời gian biểu hoạt động trong 1 ngày của trẻ em độ tuổi đó.
Tài liệu tham khảo chương 1
1.


Nguyễn Đức Thiềm, Kiến trúc cơ sở, Nxb Xây dựng, Hà Nội –

2010
2.
Đặng Thái Hoàng, Sáng tác kiến trúc, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà
Nội – 1996.
3.
Vũ Duy Cừ, Tổ chức không gian kiến trúc các loại nhà công cộng,
Nxb Xây dựng, Hà Nội – 2012

21


CHƯƠNG II : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG THIẾT KẾ
KHÔNG GIAN NHÀ TRẺ

Mục tiêu của chương :
Chương 2 cung cấp cho sinh viên những kiến thức về các không gian
chức năng có trong nội thất nhà trẻ. Từ đó đặt ra các tiêu chuẩn cụ thể của
từng không gian, các yêu cầu cần đạt được khi thiết kế nội thất cho các
không gian đó cụ thể như sau:
- Sinh viên nắm được những vấn đề cơ bản trong thiết kế nội thất nhà trẻ
: tổ chức không gian, công năng, dây chuyền hoạt động...
- Hiểu biết các kích thước nhân trắc học của trẻ em và kích thước quy
chuẩn cho các hoạt động riêng biệt.
- Hiểu rõ những yêu cầu chung về phương pháp trang trí trong không
gian nội thất và cách thiết kế trang thiết bị.
2.1. Nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý và hoạt động của trẻ
2.1.1. Đặc điểm tâm sinh lý trẻ em lứa tuổi nhà trẻ (13 - 36
tháng tuổi).

Trẻ bắt đầu biết đi, trẻ đã có thể thăm dò môi trường xung quanh
một cách tíchcực. Từ tháng thứ 15-18 trẻ đi đứng vững vàng, tầm nhìn
được mở rộng và đôi tay được giải phóng. Đôi tay bắt đầu biết sử dụng
nhiều công cụ thông thường trong nhà như thìa, cốc, bát... Và dần dần trẻ
hiểu được công dụng của các công cụ. Bàn tay và các ngón tay ngày càng
khéo léo trong việc sử dụng các công cụ. Tuy nhiên, phối hợp các động tác
chưa thành thục nên còn một số động tác thừa trong hành động.
Biết đi là một điều kiện cơ bản giúp trẻ giao tiếp chủ động và rộng
hơn.Trẻ bắt đầu tách xa mẹ nhưng khi trẻ mệt hoặc sợ hãi thì nó lại quay
về với mẹ. Quá trình lớn lên cùng với thời gian, khoảng cách xa mẹ sẽ tăng
dần và trẻ không thấy khó chịu.
22


Từ tháng thứ 12-15, trẻ bắt đầu biết nói. Ngôn ngữ được sử dụng
thuần thục dần dần. Đây là một đặc điểm rất quan trọng, qua lời nói trẻ
hiểu được ý đồ và thái độ người khác, dần dần hình thành những biểu
tượng về các sự vật. Khi không có đồ vật, nói tên trẻ cũng hiểu được.
Khi ngôn ngữ phát triển, trẻ không chỉ tiếp xúc với sự vật qua cảm
giác và vận động, mà còn qua ngôn ngữ. Giao tiếp bằng ngôn ngữ dần dần
thay thế cho giao tiếp bằng vận động và sự giao tiếp với cha mẹ và nhóm
trẻ sẽ giúp trẻ ngày càng phát triển quá trình giao tiếp.
Hoạt động tư duy phát triển song song với hoạt động cảm giác và
vận động. Tuy nhiên, tư duy còn gắn chặt với những vận động, chưa tách
biệt được thế giới sự vật với tư duy. Tư duy chưa mang tính logic. Tư duy
mang tính tự coi mình là trung tâm (egocentric). Ví dụ, trẻ 3 tuổi trò
chuyện với nhau. Thoạt tưởng chúng trao đổi với nhau, nhưng khi quan sát
thì mỗi đứa nói một câu chuyện như chỉ nói cho mình nghe, không đếm xỉa
đến hành động hay ý nghĩ của đứa khác. Jean Piaget gọi đó là những độc
thoại tập thể

Lứa tuổi này, trẻ tự coi mình là trung tâm trong thế giới của mình,
nên trong ý nghĩ, tình cảm chỉ biết có mình, không quan tâm đến thực tế. Ví
dụ trẻ đòi thì muốn có ngay, không chịu chia sẻ với người khác, không thỏa
mãn thì la khóc. Lứa tuổi này, đứa trẻ vẫn gắn bó với bố - mẹ và anh chị em
là chủ yếu.
Thời kỳ này, trẻ bắt đầu cố gắng tự lập. Trẻ có thể tự đi, nói, tự sử dụng
toilet, tự ăn uống. Sự tự kiểm soát bản thân cũng bắt đầu phát triển. Trẻ
bắt đầu tự khám phá, trải nghiệm, sẽ có nguy cơ mắc phải lỗi khi cố gắng
tìm kiếm thăm dò những điều mới lạ. Nếu người chăm sóc biết khuyến
khích trẻ, trẻ sẽ trở nên tự chủ, tự tin. Nếu người chăm sóc quá bao bọc
bảo vệ trẻ hoặc phản đối các hành động độc lập của trẻ sẽ khiến cho trẻ
nghi ngờ khả năng của mình, cảm thấy xấu hổ với mong muốn được độc
lập của mình.

23


Sư tự chủ của trẻ trong giai đoạn tuổi nhà trẻ này được phát triển sẽ
giúp cho sự giải quyết thành công các vấn đề trong tương lai sau này. Vì
vậy cha mẹ cần đặt ra cho trẻ một số yêu cầu, khuyến khích trẻ tự thực
hiện, đặc biệt là việc luyện cho trẻ thói quen về đại tiện, tiểu tiện và tắm
rửa, đồng thời cũng nên hạn chế bớt hoạt động thăm dò nguy hiểm. Ví dụ,
không nên cho trẻ nghịch lửa, chạy ra ngoài đường, ném bát đũa xuống
nền nhà...
Trẻ thường không chấp nhận bị hạn chế như vậy và thường hờn dỗi.
Hiện tượng này bắt đầu xuất hiện trong năm thứ 02, khi trẻ đòi cái gì mà
không được đáp ứng. Một số bà mẹ chưa có kinh nghiệm có thể lo ngại khi
con mình đang ngoan bỗng nhiên lại có những kiểu hờn dỗi như kêu la,
đấm đá và vùng vẫy chân tay.
Tuy nhiên các kiểu hờn dỗi như vậy chỉ diễn ra trong một thời gian

ngắn và dần dần trẻ biết chấp nhận những gì bố mẹ và người khác không
cho chúng làm. Quá trình thuận lợi hơn nhiều, nếu cha mẹ và đứa trẻ có
được quan hệ thương yêu vững chắc.
2.1.1. Đặc điểm tâm sinh lý trẻ em lứa tuổi mẫu giáo bé
Cuối tuổi ấu nhi, ở trẻ xuất hiện một mâu thuẫn đó là mâu thuẫn giữa
một bên là tính độc lập đang phát triển mạnh và một bên là khả năng còn quá
non yếu của trẻ.
a. Sự phát triển quá trình nhận thức của trẻ mẫu giáo bé
* Tri giác:
+ Ở độ tuổi này đã làm chủ được tri giác của mình, dưới sự hướng dẫn
bằng lời của người lớn trẻ đã biết quan sát nhất là những đồ vật quen thuộc.
+ Trong quan sát trẻ rất tò mò, ham hiểu biết, hay đặt câu hỏi...
+ Tính đúng đắn trong việc phân biệt màu sắc, kích thước... cao hơn.
* Trí nhớ:

24


+ Trẻ không chỉ ghi nhớ những dấu hiệu bên ngoài mà trẻ đi dần vào
thuộc tính khuất trong trường tri giác.
+ Giữ gìn thông tin: Ở độ tuổi này, trẻ giữ gìn được thông tin gây ấn
tượng mạnh cho trẻ trong thời gian vài tháng, thậm chí cả đời người. Việc giữ
gìn những âm thanh, ký hiệu bắt đầu phát triển mạnh.
+ Nhận lại và nhớ lại: Trẻ dễ nhận lại, nhớ lại các thao tác, hành vi, ngôn
ngữ. Trẻ nhớ nhanh, đúng những sự kiện, đồ vật gắn với cảm xúc, hành động.
* Tư duy:
+ Tư duy của trẻ phát triển đi từ khái quát trên cơ sở những dấu hiệu bên
ngoài của đồ vật đến khái quát những dấu hiệu bản chất của đồ vật, hiện tượng
cụ thể.
+ Ở trẻ đã xuất hiện một số dạng phán đoán, suy lý đơn giản gắn liền với

các sự kiện, hiện tượng mà trẻ tri giác được gắn với hoàn cảnh cụ thể.
+ Tư duy của trẻ mang tính chất cụ thể, hình ảnh, cảm xúc.
+ Ở giai đoạn này tư duy của trẻ chủ yếu là tư duy hành động - trực
quan, đồng thời phát triển tư duy hình ảnh - trực quan, mầm móng tư duy từ
ngữ - lôgic xuất hiện.
* Tưởng tượng:
+ Đến lứa tuổi này tưởng tượng của trẻ phát triển mạnh cả về dạng loại
và các mức độ phong phú của hình ảnh tưởng tượng. Hình ảnh tưởng tượng
thường gắn với biểu tượng trong hoàn cảnh cụ thể giới hạn bởi kinh nghiệm
tích luỹ được ở lứa tuổi này.
+ Trẻ bắt đầu xuất hiện tưởng tượng có chủ định và tưởng tượng sáng
tạo.
+ Ngôn ngữ có ý nghĩa rất lớn kích thích tưởng tượng của trẻ phát triển.
2.1.2. Đặc điểm tâm sinh lý trẻ em lứa tuổi mẫu giáo nhỡ
Ở lứa tuổi mẫu giáo bé, hoạt động vui chơi của trẻ đã phát triển mạnh.
Nhưng chỉ ở độ tuổi mẫu giáo nhỡ, hoạt động vui chơi mới mang đầy đủ ý
25


×