Tải bản đầy đủ (.pdf) (209 trang)

Giáo trình tranh chấp thương mại và giải quyết tranh chấp thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 209 trang )

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

GIÁO TRÌNH

TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI VÀ
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI

PGS. TS. NGUYỄN TRUNG TÍN

Hà Nội, 2016

1


Chương 1
KHÁI NIỆM TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI VÀ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI
1.1. Khái quát chung
Khái niệm về tranh chấp thương mại và khái niệm giải quyết các tranh
chấp thương mại là hai khái niệm rất quan trọng để nhận diện các
tranh chấp thương mại và giải quyết chúng.
Trong chương này, phần khái niệm thương mại được phân tích để độc
giả nhận diện được các tranh chấp thương mại khác nhau, phần khái
niệm giải quyết các tranh chấp thương mại được phân tích để độc giả
thấy được một cách khái quát bức tranh toàn cảnh của các phương
thức giải quyết các tranh chấp thương mại.
Trong phần thứ nhất, các tranh chấp thương mại được phân loại dựa
trên cơ sở pháp luật hiện hành và phù hợp với xu hướng hội nhập quốc
tế hiện nay ở nước ta.
Trong phần thứ hai, các phương thức được nhìn nhận một cách tổng
quan mà không được phân tích vụ thể vì các chương II, III, IV và V


của Giáo trình này đã được chúng tôi đề cập cụ thể.
1.2. Khái niệm tranh chấp thương mại
1.2.1. Định nghĩa tranh chấp thương mại
Có nhiều cách hiểu khác nhau về tranh chấp thương mại. Song từ góc
độ pháp lý, có thể định nghĩa tranh chấp thương mại như sau: Tranh
chấp thương mại là sự bất đồng quan điểm giữa các bên về việc một
hoặc một số bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa
vụ mà mình cam kết trong hoạt động thương mại gây thiệt hại tới
lợi ích chính đáng của một hoặc một số bên khác.
Sự bất đồng quan điểm giữa các bên được hiểu là sự nhìn nhận các
vấn đề trái ngược nhau từ phía các bên (ví dụ, bên bán cho rằng bên
mua đã giao hàng cho mình không đúng chất lượng theo hợp đồng đã
2


được ký kết, song bên mua thì không thừa nhận điều đó). Để hiểu rõ
sự bất đồng quan điểm giữa các bên ra sao, chúng ta có thể tham khảo
một vụ việc tranh chấp thực tế trong phụ lục 6.
1.2.2. Các loại tranh chấp thương mại
1.2.2.1. Khái quát chung
So với tranh chấp dân sự thông thường, tranh chấp thương mại là
tranh chấp giữa các chủ thể là các cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh
doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
Căn cứ vào lĩnh vực, các tranh chấp thương mại được chia thành
các loại sau:
- Các lĩnh vực thương mại phổ biến như:
a) Mua bán hàng hóa;
b) Cung ứng dịch vụ;
c) Phân phối;
d) Đại diện, đại lý;

đ) Ký gửi;
e) Thuê, cho thuê, thuê mua;
g) Xây dựng;
h) Tư vấn, kỹ thuật;
i) Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa;
k) Vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường
biển;
- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa
cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận;
l) Mua bán cổ ph iếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác;
m) Đầu tư tài chính, ngân hàng;
n) Bảo hiểm;
o) Thăm dò, khai thác;

3


- Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các
thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt
động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ
chức của công ty;
- Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy
định.
Căn cứ vào tính chất quốc tế (yếu tố nước ngoài), các tranh chấp
thương mại được chia thành các loại sau:
- Tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài;
- Tranh chấp thương mại không có yếu tố nước ngoài.
Mỗi một loại tranh chấp này có những đặc thù riêng liên quan tới tư
cách pháp lý các bên, liên quan đến quyền và nghĩa vụ của họ khi ký
kết hợp đồng cũng như khi thực hiện hợp đồng và liên quan đến quá

trình giải quyết tranh chấp:
1.2.2.2. Tranh chấp thương mại trong các lĩnh vực thương mại phổ
biến
1.2.2.2.1. Tranh chấp thương mại trong lĩnh vực mua bán hàng
hóa
Tranh chấp thương mại trong lĩnh vực mua bán hàng hóa là
tranh chấp về việc mua bán hàng hóa giữa bên bán và bên mua,
trong đó, bên bán và bên mua đều có đăng ký kinh doanh và đều
nhằm mục đích lợi nhuận qua việc mua bán hàng hóa đó.
Trong lĩnh vực mua bán hàng hóa, tranh chấp thương mại và tranh
chấp dân sự thông thường đều giống nhau ở các điểm sau: có sự mua
bán hàng hóa giữa bên bán và bên mua, các điều khoản cơ bản của
hợp đồng đều phải đáp ứng các quy định chung của pháp luật về loại
hợp đồng này. Song sự khác nhau ở đây được thể hiện ở các điểm sau:
thứ nhất, trong tranh chấp thương mại, bên bán và bên mua đều là các
thương nhân (các cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh)l thứ hai,
hai bên ký kết hợp đồng đều có mục đích lợi nhuận.
4


Về tranh chấp như trên, chúng ta có thể lấy một ví dụ như sau: công ty
A ký với công ty B một hợp đồng mua bán hàng hóa, theo đó công ty
A bán cho công ty B một số lượng hàng hóa để công ty B dùng làm
nhiên liệu sản xuất. Trong trường hợp này, nếu có tranh chấp xảy ra,
chúng ta gọi tranh chấp này là tranh chấp thương mại. Cũng về việc
mua bán hàng hóa, ví dụ, công ty X ký hợp đồng mua một xe ô tô của
một công dân A. Trong trường hợp này, nếu có tranh chấp xảy ra,
chúng ta gọi tranh chấp này là tranh chấp dân sự. Vấn đề đặt ra ở đây
là vậy thì tranh chấp thương mại và tranh chấp dân sự trên có gì khác
biệt liên quan đến thủ tục, trình tự, quyền và nghĩa vụ các bên.. trong

quá trình giải quyết tranh chấp.
Trước hết, sự khác nhau ở đây rõ ràng là ở chỗ đối với tranh chấp
thương mại trên, một trong số điêu kiện để hợp đồng được coi là hợp
pháp là tư cách pháp lý của các bên ký kết hợp đồng phải căn cứ vào
cả Luật Doanh nghiệp chứ không phải chỉ là Bộ luật Dân sự. Chung ta
sẽ thấy các quy định này là không giống nhau, vì các nhà lập pháp đã
tính tới sự cần thiết phải có sự khác biệt này. Thứ hai, sự khác biệt ở
nội dung hợp đồng mua bán giữa các bên trong tranh chấp thương mại
nêu trên, trươc hết, cần căn cứ vào cả Luật Thương mại chứ không
phải chỉ là Bộ luật Dân sự như trong tranh chấp dân sự.
1.2.2.2.2. Tranh chấp thương mại trong lĩnh vực dịch vụ
Tranh chấp thương mại trong lĩnh vực dịch vụ là tranh chấp về
việc cung cấp dịch vụ giữa bên cung cấp dịch vụ và bên nhận cung
cấp dịch vụ, trong đó, bên cung cấp dịch vụ và bên nhận cung cấp
dịch vụ đều có đăng ký kinh doanh và đều nhằm mục đích lợi
nhuận qua việc cung cấp dịch vụ đó.
Trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ, tranh chấp thương mại và tranh
chấp dân sự thông thường đều giống nhau ở các điểm sau: có sự cung
ứng dịch vụ giữa bên cung cấp dịch vụ và bên nhận cung cấp dịch vụ
theo các điều khoản
5


cơ bản của hợp đồng đều phải đáp ứng các quy định chung của pháp
luật về loại hợp đồng này. Song sự khác nhau ở đây được thể hiện ở
các điểm sau: thứ nhất, trong tranh chấp thương mại, bên cung cấp và
bên nhận cung cấp dịch vụ đều là các thương nhân (các cá nhân, tổ
chức có đăng ký kinh doanh); thứ hai, hai bên ký kết hợp đồng đều có
mục đích lợi nhuận.
Về tranh chấp như trên, chúng ta có thể lấy một ví dụ như sau: Một

văn phòng luật sư ký hợp đồng cung cấp dịch vụ pháp lý với một công
ty A. Khi có tranh chấp phát sinh giữa văn phòng luật sư đó với công
ty A về hợp đồng nêu trên (giả dụ, công ty A đã không trả đủ tiền theo
hợp đồng cho văn phòng luật sư), tranh chấp như vậy là tranh chấp
thương mại. Điều này khác với việc văn phòng luật sư trên ký hợp
đồng cung cấp dịch vụ pháp lý cho một công dân X (giả dụ, cử luật
sư tham gia tố tụng trong một vụ kiện dân sự để bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp cho công dân X). Bởi vì trong trường hợp này, tranh
chấp giữa văn phòng luật sư với công dân X là tranh chấp dân sự.
1.2.2.2.3. Tranh chấp thương mại trong lĩnh vực phân phối
Tranh chấp thương mại trong lĩnh vực phân phối là tranh chấp về
việc phân phối giữa bên cung cấp hàng và bên phân phối, trong
đó, bên cung cấp hàng và bên phân phối đều có đăng ký kinh
doanh và đều nhằm mục đích lợi nhuận qua việc phân phối hàng
hóa đó.
Trong lĩnh vực tranh chấp thương mại nêu trên, có sự phân phối giữa
bên cung cấp hàng và bên phân phối theo các điều khoản cơ bản của
hợp đồng phân phối đều phải đáp ứng các quy định chung của pháp
luật về loại hợp đồng này. Chính vì các hoạt động nêu trên của hai bên
đều là các hoạt động thương mại cho nên loại tranh chấp này chỉ có
thể là tranh chấp thương mại.
Về tranh chấp như trên, chúng ta có thể lấy một ví dụ như sau: công ty
A (nhà cung cấp) ký hợp đồng phân phối với công ty B (nhà phân
6


phối). Theo đó, nhà cung cấp cung cấp các sản phẩm theo đúng chất
lượng và nhãn hiệu hàng hóa đã đăng ký cho nhà phân phối; thanh
toán các khoản hỏa hồng cho nhà phân phối đúng hạn.
Trong trường hợp có tranh chấp phát sinh (ví dụ, công ty A không

thanh toán các khoản hỏa hồng cho nhà phân phối đúng hạn), tranh
chấp phát sinh giữa hai bên về việc trên, chúng ta nói rằng tranh chấp
trên là tranh chấp thương mại.
1.2.2.2.4. Tranh chấp thương mại trong lĩnh vực đại diện
Tranh chấp thương mại trong lĩnh vực đại diện là tranh chấp về
việc đại diện giữa bên được đại diện và bên nhận làm đại diện và cả
hai bên đều có đăng ký kinh doanh và đều nhằm mục đích lợi
nhuận qua việc đại diện đó.
Trong lĩnh vực đại diện, tranh chấp thương mại có sự làm đại diện
lập, ký kết và bán hàng hóa cho các khách hàng tại nơi có đại diện và
bên đại diện được nhận một khoản thù lao theo các điều khoản cơ bản
của hợp đồng đại diện đều phải đáp ứng các quy định chung của
pháp luật về loại hợp đồng này. Chính vì các hoạt động nêu trên của
hai bên đều là các hoạt động thương mại cho nên loại tranh chấp này
chỉ có thể là tranh chấp thương mại
Về tranh chấp như trên, chúng ta có thể lấy một ví dụ như sau: công ty
A ký hợp đồng đại diện với công ty B Theo đó,công ty A ủy nhiệm
cho công ty B làm đại diện cho công ty A để để bán các sản phẩm của
công ty A trên phạm vi một địa bàn tỉnh X; công ty A thanh toán
cho công ty B một khoản tiền thù lao tương ứng với công việc mà
công ty B thực hiện.
Trong trường hợp có tranh chấp phát sinh (ví dụ, công ty A không
thanh toán các khoản thù lao nêu trên cho công ty B), tranh chấp phát
sinh giữa hai bên về việc trên, chúng ta nói rằng tranh chấp đó là tranh
chấp thương mại.
1.2.2.2.5. Tranh chấp thương mại trong lĩnh vực đại lý
7


Tranh chấp thương mại trong lĩnh vực đại lý là tranh chấp về việc

đại lý giữa bên cung cấp hàng và bên nhận làm đại lý bao tiêu hang
và hai bên đều có đăng ký kinh doanh và đều nhằm mục đích lợi
nhuận qua việc đại lý đó.
Trong lĩnh vực đại lý, tranh chấp thương mại có sự làm đại lý bao
tiêu sản phẩm giữa bên cung cấp hàng và bên nhận làm đại lý bao
tiêu hang theo các điều khoản cơ bản của hợp đồng đại lý đều phải
đáp ứng các quy định chung của pháp luật về loại hợp đồng này.
Chính vì các hoạt động nêu trên của hai bên đều là các hoạt động
thương mại cho nên loại tranh chấp này chỉ có thể là tranh chấp
thương mại.
Về tranh chấp như trên, chúng ta có thể lấy một ví dụ như sau: công ty
A (nhà cung cấp hàng) ký hợp đồng đại lý với công ty B (bên nhận
làm đại lý bao tiêu hang). Theo đó,công ty A giao hang đên cửa kho
công ty B (bên nhận làm đại lý cho công ty A); công ty B thanh toán
cho công ty A một khoản tiền tương ứng với giá trị hàng hóa được
giao ghi trong mỗi hóa đơn trong vòng một số ngày (theo thỏa thuận)
kể từ ngày công ty B đặt hàng.
Trong trường hợp có tranh chấp phát sinh (ví dụ, công ty B không
thanh toán các khoản nêu trên cho công ty A đúng hạn), tranh chấp
phát sinh giữa hai bên về việc trên, chúng ta nói rằng tranh chấp đó là
tranh chấp thương mại.
1.2.2.2.6. Tranh chấp thương mại trong lĩnh vực ký gửi hàng hóa
Tranh chấp thương mại trong lĩnh vực ký gửi hàng hóa là tranh
chấp về việc ký gửi hàng hóa giữa bên nhận bán hàng và bên giao
hàng và cả hai bên đều có đăng ký kinh doanh và đều nhằm mục
đích lợi nhuận qua việc đại lý đó.
Trong lĩnh vực ký gửi hàng hóa, tranh chấp thương mại và tranh chấp
dân sự thông thường đều giống nhau ở các điểm sau: có sự giao hàng
cho bên nhận bán hàng (thường là các công ty kinh doanh bán hàng,
8



ví dụ siêu thị) và bên giao hàng có quyền trả lại hàng bất kỳ khi nào
nếu xét thấy khó tiêu thụ theo các điều khoản cơ bản của hợp đồng ký
gửi hàng hóa đều phải đáp ứng các quy định chung của pháp luật về
loại hợp đồng này. Song sự khác nhau ở đây được thể hiện ở các điểm
sau: thứ nhất, trong tranh chấp thương mại, bên cung cấp và bên nhận
cung cấp dịch vụ đều là các thương nhân (các cá nhân, tổ chức có
đăng ký kinh doanh); thứ hai, hai bên ký kết hợp đồng đều có mục
đích lợi nhuận.
Về tranh chấp như trên, chúng ta có thể lấy một ví dụ như sau: Một
công ty may A ký hợp đồng ký gửi hàng hóa với một công ty B (siêu
thị bán hàng), nếu có tranh chấp phát sinh giữa công ty A với công ty
B về hợp đồng nêu trên (giả dụ, công ty A đã không đến nhận lại
hàng khi công ty B đã có thông báo về việc trả lại một số hàng do
không tiêu thụ được theo hợp đồng). Tranh chấp như vậy là tranh
chấp thương mại. Điều này khác với việc một công dân X ký hợp
đồng ký gửi với công ty B nêu trên (giả dụ, nhận một số hàng ký gửi
là rau sạch do công dân trên cung cấp). Bởi vì trong trường hợp này,
tranh chấp giữa siêu thị nêu trên với công dân X là tranh chấp dân sự.
1.2.2.2.7. Tranh chấp thương mại trong lĩnh vực thuê tài sản
Tranh chấp thương mại trong lĩnh vực thuê tài sản, là tranh chấp
về việc thuê tài sản giữa hai bên, theo đó bên cho thuê và bên thuê
đều có đăng ký kinh doanh và đều nhằm mục đích lợi nhuận qua
việc thuê đó.
Trong lĩnh vực thuê tài sản, tranh chấp thương mại và tranh chấp dân
sự thông thường đều giống nhau ở các điểm sau: có sự thuê và cho
thuê tài sản giữa bên thuê và bên cho thuê, các điều khoản cơ bản
của hợp đồng đều phải đáp ứng các quy định chung của pháp luật về
loại hợp đồng này. Song sự khác nhau ở đây được thể hiện ở các điểm

sau: thứ nhất, trong tranh chấp thương mại, bên thuê và bên cho thuê

9


đều là các thương nhân (các cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh);
thứ hai, hai bên ký kết hợp đồng đều có mục đích lợi nhuận.
Về tranh chấp như trên, chúng ta có thể lấy một ví dụ như sau: công ty
A ký với công ty B một hợp đồng thuê nhà, theo đó công ty A cho
công ty B thuê nhà để làm trụ sở kinh doanh. Trong trường hợp này,
nếu có tranh chấp xảy ra, chúng ta gọi tranh chấp này là tranh chấp
thương mại. Cũng về việc thuê nhà, ví dụ, công ty X ký hợp đồng thuê
nhà của một công dân Y. Trong trường hợp này, nếu có tranh chấp
xảy ra, chúng ta gọi tranh chấp này là tranh chấp dân sự.
1.2.2.2.8. Tranh chấp thương mại trong lĩnh vực xây dựng
Tranh chấp thương mại trong lĩnh vực xây dựng là tranh chấp về
việc xây dựng giữa hai bên, theo đó bên thực hiện công việc xây
dựng và bên thuê thi công xây dựng đều có đăng ký kinh doanh và
đều nhằm mục đích lợi nhuận qua việc xây dựng đó.
Trong lĩnh vực xây dựng, tranh chấp thương mại và tranh chấp dân
sự thông thường đều giống nhau ở các điểm sau: có việc xây dựng và
các điều khoản cơ bản của hợp đồng đều phải đáp ứng các quy định
chung của pháp luật về loại hợp đồng này. Song sự khác nhau ở đây
được thể hiện ở các điểm sau: thứ nhất, trong tranh chấp thương mại,
bên xây dựng và bên thuê thi công xây dựng đều là các thương nhân
(các cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh); thứ hai, hai bên ký kết
hợp đồng đều có mục đích lợi nhuận.
Về tranh chấp như trên, chúng ta có thể lấy một ví dụ như sau: công ty
A ký với công ty B một hợp đồng thi công xây dựng nhà, theo đó công
ty A thực hiện thi công xây dựng cho công ty B một tòa nhà để làm

trụ sở kinh doanh. Trong trường hợp này, nếu có tranh chấp xảy ra,
chúng ta gọi tranh chấp này là tranh chấp thương mại. Cũng về việc
xây dựng nhà, ví dụ, công ty X ký hợp đồng thi công xây dựng nhà
cho một công dân Y. Trong trường hợp này, nếu có tranh chấp xảy
ra, chúng ta gọi tranh chấp này là tranh chấp dân sự.
10


1.2.2.2.9. Tranh chấp thương mại trong lĩnh vực tư vấn kỹ thuật
Tranh chấp thương mại trong lĩnh vực tư vấn kỹ thuật,là tranh
chấp về việc tư vấn kỹ thuật, giữa hai bên, theo đó bên tư vấn kỹ
thuật và bên thuê tư vấn kỹ thuật đều có đăng ký kinh doanh và đều
nhằm mục đích lợi nhuận qua việc tư vấn kỹ thuật đó.
Trong lĩnh vực tư vấn kỹ thuật, tranh chấp thương mại có sự thực
hiện các công việc tư vấn kỹ thuật (ví dụ, thiết kế cho toàn bộ một dự
án) theo các điều khoản cơ bản của hợp đồng tư vấn kỹ thuật đều
phải đáp ứng các quy định chung của pháp luật về loại hợp đồng này.
Về tranh chấp như trên, chúng ta có thể lấy một ví dụ như sau: công ty
A (chủ đầu tư) ký hợp đồng tư vấn kỹ thuật với công ty B (đơn vị tư
vấn thiết kế). Theo đó,công ty A đồng ý giao và công ty B đồng ý
nhận thực hiện các công việc liên quan đến thiết kế cho toàn bộ dự án.
Công ty A thanh toán cho công ty B một khoản tiền tương ứng với
khối lượng công việc được thực hiện.
Trong trường hợp có tranh chấp phát sinh (ví dụ, công ty A không
thanh toán các khoản nêu trên cho công ty B theo thỏa thuận trong
hợp đồng), tranh chấp phát sinh giữa hai bên về việc trên, chúng ta nói
rằng tranh chấp trến là tranh chấp thương mại.
Cũng về việc tư vấn kỹ thuật, ví dụ, công ty X ký hợp đồng tư vấn
thiết kế xây dựng nhà cho một công dân Y. Theo đó, công ty X nhận
thực hiện các công việc liên quan đến công tác thiệt kế cho toàn bộ

ngôi nhà của công dân Y. Trong trường hợp này, nếu có tranh chấp
xảy ra, chúng ta gọi tranh chấp này là tranh chấp dân sự.
1.2.2.2.10. Tranh chấp thương mại trong lĩnh vực vận chuyển hàng
hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa
Tranh chấp thương mại trong lĩnh vực vận chuyển hàng hoá, hành
khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa là tranh chấp
về việc vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường
bộ, đường thuỷ nội địa, giữa hai bên, theo đó bên vận chuyển và
11


bên thuê vận chuyển đều có đăng ký kinh doanh và đều nhằm mục
đích lợi nhuận qua việc vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa đó.
Trong lĩnh vực vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa, tranh chấp thương mại có sự thực hiện
các công việc vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa (ví dụ, vận chuyển hàng hóa từ Hà Nội
vào thành phố Hồ Chí Minh) theo các điều khoản cơ bản của hợp
đồng vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa đều phải đáp ứng các quy định chung của pháp luật
về loại hợp đồng này.
Về tranh chấp như trên, chúng ta có thể lấy một ví dụ như sau: công ty
A (bên thuê vận chuyển) ký hợp đồng vận chuyển hàng hóa với công
ty B (bên vận chuyển). Theo đó,công ty B đồng ý vận chuyển một số
lượng hàng hóa nhất định cho công ty A, công ty A thanh toán cho
công ty B một khoản tiền tương ứng với khối lượng công việc vận
chuyển.
Trong trường hợp có tranh chấp phát sinh (ví dụ, công ty A không
thanh toán các khoản nêu trên cho công ty B theo thỏa thuận trong
hợp đồng), tranh chấp phát sinh giữa hai bên về việc trên, chúng ta nói
rằng tranh chấp đó là tranh chấp thương mại.
Cũng về việc vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa, ví dụ, công ty X ký hợp đồng vận
chuyển hàng hóa (ví dụ, vải thiều) cho một công dân Y. Theo đó,

công ty X nhận thực hiện việc vận chuyển hàng nêu trên cho công dân
Y. Trong trường hợp này, nếu có tranh chấp xảy ra, chúng ta gọi tranh
chấp này là tranh chấp dân sự.
1.2.2.2.11. Tranh chấp thương mại trong lĩnh vực vận chuyển hàng
hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển

12


Tranh chấp thương mại trong lĩnh vực vận chuyển hàng hoá, hành
khách bằng đường hàng không, đường biển, là tranh chấp về việc
vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường
biển giữa hai bên, theo đó bên vận chuyển và bên thuê vận chuyển
đều có đăng ký kinh doanh và đều nhằm mục đích lợi nhuận qua
việc vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không,
đường biển, đó.
Trong lĩnh vực vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng
không, đường biển, tranh chấp thương mại có sự thực hiện các công
việc vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không,
đường biển, (ví dụ, vận chuyển hàng hóa từ Hà Nội tới Băng Cốc Thái
Lan) theo các điều khoản cơ bản của hợp đồng vận chuyển hàng hoá,
hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đều phải đáp ứng
các quy định chung của pháp luật về loại hợp đồng này.
Về tranh chấp như trên, chúng ta có thể lấy một ví dụ như sau: công ty
A (bên thuê vận chuyển) ký hợp đồng vận chuyển hàng hóa với công
ty B (bên vận chuyển). Theo đó,công ty B đồng ý vận chuyển một số
lượng hàng hóa nhất định cho công ty A bằng đường hàng không từ
Hà Nội tới Băng Cốc Thái Lan, công ty A thanh toán cho công ty B
một khoản tiền tương ứng với khối lượng công việc vận chuyển.
Trong trường hợp có tranh chấp phát sinh (ví dụ, công ty A không

thanh toán các khoản nêu trên cho công ty B theo thỏa thuận trong
hợp đồng, tranh chấp phát sinh giữa hai bên về việc trên, chúng ta nói
rằng tranh chấp đó là tranh chấp thương mại).
Cũng về việc vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng
không, đường biển, ví dụ, công ty X nhận vận chuyển hàng hóa
bằng đường hàng không (ví dụ, nhãn) cho một công dân Y. Trong
trường hợp này, nếu có tranh chấp xảy ra (ví dụ, công dân Y đã không
nhận được hàng theo như số lượng đã giao), chúng ta gọi tranh chấp
này là tranh chấp dân sự.
13


1.2.2.2.12. Tranh chấp thương mại trong lĩnh vực mua bán cổ
phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác
Tranh chấp thương mại trong lĩnh vực mua bán cổ phiếu, trái phiếu
và giấy tờ có giá khác là tranh chấp về việc mua bán cổ phiếu, trái
phiếu và giấy tờ có giá khác giữa hai bên, theo đó bên bán cổ phiếu,
trái phiếu và giấy tờ có giá khác và bên mua cổ phiếu, trái phiếu và
giấy tờ có giá khác đều có đăng ký kinh doanh và đều nhằm mục
đích lợi nhuận qua việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có
giá khác đó.
Trong lĩnh vực mua bán cổ ph iếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác,
tranh chấp thương mại có sự thực hiện các công việc mua bán cổ
phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác theo các điều khoản cơ bản
của hợp đồng mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác, đều
phải đáp ứng các quy định chung của pháp luật về loại hợp đồng này.
Về tranh chấp như trên, chúng ta có thể lấy một ví dụ như sau: công ty
A ký hợp đồng mua của công ty B một số cổ phiếu, theo đó, công ty
B đồng ý bán một số cổ phiếu nhất định cho công ty A.
Trong trường hợp có tranh chấp phát sinh (ví dụ, công ty A không

thanh toán cho công ty B một khoản tiền mua cổ phiếu theo thỏa
thuận trong hợp đồng, tranh chấp phát sinh giữa hai bên về việc trên,
chúng ta nói rằng tranh chấp trên là tranh chấp thương mại.
Cũng về việc mua bán cổ ph iếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác, ví
dụ, công ty X bán một số cổ phiếu cho một công dân Y. Trong
trường hợp này, nếu có tranh chấp xảy ra (ví dụ, công dân Y đã không
nhận được đủ số cổ phiếu theo như thỏa thuận), chúng ta gọi tranh
chấp này là tranh chấp dân sự.
1.2.2.2.13. Tranh chấp thương mại trong lĩnh vực bảo hiểm
Tranh chấp thương mại trong lĩnh vực bảo hiểm là tranh chấp về
việc bảo hiểm giữa hai bên, theo đó bên bán bảo hiểm và bên mua

14


bảo hiểm đều có đăng ký kinh doanh và đều nhằm mục đích lợi
nhuận qua việc mua bán bảo hiểm đó.
Trong lĩnh vực bảo hiểm, tranh chấp thương mại có sự thực hiện các
công việc bảo hiểm theo các điều khoản cơ bản của hợp đồng bảo
hiểm đều phải đáp ứng các quy định chung của pháp luật về loại hợp
đồng này.
Về tranh chấp như trên, chúng ta có thể lấy một ví dụ như sau: công ty
cổ phần bảo hiểm A ký hợp đồng bảo hiểm tàu thủy cho công ty B.
Theo đó,công ty B (bên được bảo hiểm) đồng ý tham gia bảo hiểm
thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu cho tàu thuộc quyền quản lý
của mình với bên bảo hiểm theo đúng quy định hiện hành trong Luật
Giao thông đường thủy nội địa.
Trong trường hợp có tranh chấp phát sinh (ví dụ, công ty A không
thanh toán cho công ty B một khoản tiền bồi thường tổn thất khi công
ty B đã nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo thỏa thuận trong hợp đồng), tranh

chấp phát sinh giữa hai bên về việc trên, chúng ta nói rằng tranh chấp
đó là tranh chấp thương mại.
Cũng về việc bảo hiểm, ví dụ, công ty cổ phần bảo hiểm A ký hợp
đồng bảo hiểm tàu thủy cho công công dân Y. Theo đó,công dân Y
(bên được bảo hiểm) đồng ý tham gia bảo hiểm thân tàu và trách
nhiệm dân sự chủ tàu cho tàu thuộc quyền quản lý của mình với bên
bảo hiểm theo đúng quy định hiện hành trong Luật Giao thông đường
thủy nội địa…
Trong trường hợp có tranh chấp phát sinh (ví dụ, công ty A không
thanh toán cho công dân Y một khoản tiền bồi thường tổn thất khi
công dân Y đã nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo thỏa thuận trong hợp đồng),
tranh chấp phát sinh giữa hai bên về việc trên, chúng ta nói rằng tranh
chấp trến là tranh chấp dân sự.
1.2.2.2.14. Tranh chấp thương mại trong lĩnh vực thăm dò và khai
thác tài nguyên
15


Tranh chấp thương mại trong lĩnh vực thăm dò và khai thác tài
nguyên là tranh chấp về việc thăm dò và khai thác tài nguyên giữa
hai bên, theo đó bên lập đề án thăm dò, trình thẩm định và xin giấy
phép thăm dò và bên thăm dò khai thác đều có đăng ký kinh doanh
và đều nhằm mục đích lợi nhuận qua việc thăm dò và khai thác đó.
Trong lĩnh vực thăm dò và khai thác tài nguyên, tranh chấp thương
mại có sự thực hiện các công việc thăm dò và khai thác tài nguyên
theo các điều khoản cơ bản của hợp đồng thăm dò và khai thác tài
nguyên đều phải đáp ứng các quy định chung của pháp luật về loại
hợp đồng này.
Về tranh chấp như trên, chúng ta có thể lấy một ví dụ như sau: công ty
A ký hợp đồng thăm dò và khai thác tài nguyên, với công ty B, theo

đó,công ty B đồng ý lập đề án thăm dò, trình thẩm định và xin giấy
phép thăm dò; sau khi có giấy phép thăm dò, Công ty A phải chuyển
cho công ty B một khoản tiền bằng 40% (bốn mươi phần trăm) tổng
giá trị thăm dò tương ứng.
Trong trường hợp có tranh chấp phát sinh (ví dụ, công ty A không
thanh toán các khoản nêu trên cho công ty B theo thỏa thuận trong
hợp đồng), tranh chấp phát sinh giữa hai bên về việc trên, chúng ta nói
rằng tranh chấp đó là tranh chấp thương mại.
1.2.2.3. Tranh chấp thương mại trong lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ,
chuyển giao công nghệ
Tranh chấp thương mại trong lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ, chuyển
giao công nghệ là tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao
công nghệ giữa hai bên, theo đó bên chuyển giao và bên nhận
chuyển giao đều có đăng ký kinh doanh và đều nhằm mục đích lợi
nhuận qua việc chuyển giao công nghệ đó.
Về các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ
giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận, chúng ta
có thể lấy một ví dụ giả định như sau: công ty A (bên chuyển giao) ký
16


một hợp đồng chuyển giao công nghệ với công ty B (bên nhận chuyển
giao), theo đó, bên chuyển giao cam kết không chuyển giao công nghệ
nêu trong hợp đồng cho bên thư ba trong phạm vi lãnh thổ quy định
trong hợp đồng; bên nhận chuyển giao cam kết đảm bảo chất lượng
sản phẩm sản xuất theo công nghệ nhận chuyển giao không thấp hơn
chất lượng sản phẩm do bên chuyển giao sản xuất. Trong trường hợp
bên nhận chuyển giao đã sản xuất ra sản phẩm nêu trong hợp đồng
thấp hơn chất lượng sản phẩm mà bên chuyển giao sản xuất, bên
chuyển giao kiện bên nhận chuyển giao ra tòa án có thẩm quyền,

Chúng ta có thể khẳng định rằng đây là tranh chấp thương mại.
1.2.2.4. Tranh chấp thương mại trong lĩnh vực thành lập, hoạt
động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức
tổ chức của công ty
Tranh chấp thương mại trong lĩnh vực thành lập, hoạt động, giải
thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức
của công ty là tranh chấp về thành lập, hoạt động, giải thể, sáp
nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công
ty giữa các bên, theo đó các thành viên công ty và công ty đều nhằm
mục đích lợi nhuận qua việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp
nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công
ty đó.
Về tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các
thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt
động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ
chức của công ty, chúng ta có thể lấy một ví dụ giả định như sau: một
cổ đông của công ty cổ phần A kiện công ty A ra tòa án có thẩm
quyền với lý do là cổ đông trên đã không nhận được phần cổ tức theo
quy định. Chúng ta có thể khẳng định rằng đây là tranh chấp thương
mại.

17


1.2.2.5. Tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài
Tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài là tranh chấp thương
mại có ít nhất một trong ba yếu tố nước ngoài sau:
Thứ nhất, yếu tố nước ngoài về mặt chủ thể, đó là trường hợp một
bên hoặc các bên quan hệ có quốc tịch hoặc nơi cư trú ở nước
ngoài (đối với pháp nhân – nơi có trụ sử ở nước ngoài);

Thứ hai, yếu tố nước ngoài về mặt khách thể, đó là trường hợp tài
sản đối tượng của quan hệ ở nước ngoài;
Thứ ba, yếu tố nước ngoài về mặt sự kiện pháp lý, đó là trường hợp
sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ xảy
ra ở nước ngoài.
Thực tế xảy ra các trường hợp sau: có tranh chấp chỉ có yếu tố nước
ngoài về mặt chủ thể; có tranh chấp chỉ có yếu tố nước ngoài về mặt
khách thể; có tranh chấp chỉ có yếu tố nước ngoài về mặt sự kiện
pháp lý; có tranh chấp vừa có yếu tố nước ngoài về mặt chủ thể, vừa
có yếu tố nước ngoài về mặt khách thể; có tranh chấp vừa có yếu tố
nước ngoài về mặt chủ thể, vừa có yếu tố nước ngoài về mặt sự kiện
pháp lý; có tranh chấp vừa có yếu tố nước ngoài về mặt khách thể,
vừa có yếu tố nước ngoài về mặt sự kiện pháp lý; có tranh chấp vừa
có yếu tố nước ngoài về mặt chủ thể, vừa có yếu tố nước ngoài về mặt
khách thể, vừa có yếu tố nước ngoài về mặt sự kiện pháp lý.
Vấn đề đặt ra là nếu yếu tố nước ngoài có trong tranh chấp thì việc
giải quyết các tranh chấp ấy có gì khác biệt so với việc giải quyết các
tranh chấp không có yếu tố nước ngoài(?). Khoa học pháp lý về tư
pháp quốc tế chứng minh rằng yếu tố nước ngoài có trong tranh chấp
làm cho việc giải quyết tranh chấp có nhiều sự khác biệt so với việc
giải quyết các tranh chấp không có yếu tố nước ngoài. Đó là việc thẩm
quyền của tòa án và trọng tài có thể thuộc tòa án và trọng tài của các
quốc gia khác nhau.

18


Ngoài ra yếu tố nước ngoài còn tác động đến kết quả giải quyết tranh
chấp vì các nguyên nhân sau: thứ nhất, do các tòa án và trọng tài của
các quốc gia áp dụng pháp luật không giống nhau khi giải quyết tranh

chấp; thứ hai, các yếu tố nước ngoài có trong tranh chấp có thể là cơ
sở để tòa án và trọng tài các quôc sgia áp dụng pháp luật của nước
ngoài.
Để hiểu rõ về từng yếu tố nước ngoải trong tranh chấp có tác động đến
quá trình giải quyết tranh chấp chúng ta cần phải xem xét từng trường
hợp cụ thể.
Yếu tố nước ngoài về mặt chủ thể tác động đến quá trình giải quyết
tranh chấp ở chỗ khi một bên hoặc các bên có quốc tịch nước ngoài,
thì thứ nhất, thẩm quyền của tòa án của một quốc gia thường được
xác định theo dấu hiệu nơi cư trú hoặc nơi có trụ sở (đối với pháp
nhân) của bị đơn; thứ hai, tư cách pháp lý của các bên nước ngoài
thương được xác định theo pháp luật nước ngoài mà bên đó có quốc
tịch hoặc nơi cư trú (đối với pháp nhân nơi có trụ sở). Ví dụ,về thẩm
quyền tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại có yếu
tố nước ngoài về mặt chủ thể, theo khoản b Điều 411 Bộ luật Tố tụng
Dân sự năm 2004 (BLTTDS), tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải
quyết tranh chấp khi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vận chuyển mà
người vận chuyển có trụ sở chính hoặc chi nhánh tại Việt Nam.
Yếu tố nước ngoài về mặt khách thể tác động đến quá trình giải quyết
tranh chấp ở chỗ khi tài sản là đối tượng của quan hệ ở nước ngoài,
thì thứ nhất, thẩm quyền của tòa án của một quốc gia thường được
xác định theo dấu hiệu nơi có tài sản (đặc biệt khi tài sản là bất động
sản); thứ hai, quyền và nghĩa vụ các bên liên quan tới quyền sở hữu
thương được xác định theo pháp luật nước ngoài nơi có tài sản.
Ví dụ,về thẩm quyền tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp
thương mại có yếu tố nước ngoài về mặt khách thể, Điểm a khoản 1
Điều 411 BLTTDS quy định: “ 1. Những vụ án dân sự có yếu tố nước
19



ngoài sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt
Nam: a. Vụ án dân sự có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất
động sản có trên lãnh thổ Việt Nam”.
Yếu tố nước ngoài về mặt sự kiện pháp lý tác động đến quá trình giải
quyết tranh chấp ở chỗ khi sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi
hoặc chấm dứt quan hệ xảy ra ở nước ngoài, thì thứ nhất, thẩm quyền
của tòa án của một quốc gia có thể được xác định theo dấu hiệu nơi
thực hiện hợp đồng; thứ hai, quyền và nghĩa vụ của các bên có thể
được xác định theo pháp luật nước ngoài nơi thực hiện hợp đồng.
Ví dụ,về thẩm quyền tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp
thương mại có yếu tố nước ngoài về mặt sự kiện pháp lý, theo Điểm c
khoản 2 Điều 410 BLTTDS, tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải
quyết vụ tranh chấp “phát sinh từ hợp đồng mà việc thực hiện toàn bộ
hoặc một phần hợp đồng xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam”
1.2.1.

Khái niệm giải quyết tranh chấp thương mại
Khái quát chung về các phương thức giải quyết tranh

chấp thương mại
Việc giải quyết các tranh chấp thương mại có những điểm khác biệt so
với việc giải quyết các tranh chấp dân sự theo nghĩa rộng. Và, vì thế,
việc lựa chọn cách thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt
động thương mại có một ý nghĩa rất quan trọng.
Việc lựa chọn đó cần phải đáp ứng các yêu cầu:
1) Phù hợp với pháp luật và ý chí của các bên;
2) Phù hợp với điều kiện kinh tế hiện tại;
3) Phù hợp với chính sách kinh tế đối ngoại của nhà nước;
4) Phù hợp với các điều ước quốc tế mà Nhà nước ký kết hoặc gia
nhập.

Thứ nhất, việc lựa chọn cách thức giải quyết các tranh chấp phát sinh
trong thương mại phải phù hợp với pháp luật và ý chí của các bên.
Điều này có nghĩa là cách thức ấy không được vi phạm các quy định
20


cấm của pháp luật (ví dụ, phải đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giữa các
bên) và theo thoả thuận của các bên (các bên có thể lựa chọn và tác
động vào quá trình giải quyết).
Thứ hai, cách thức ấy phải phù hợp với điều kiện kinh tế hiện tại.
Trong lĩnh vực thương mại nói riêng, cũng như các lĩnh vực khác nói
chung, cách giải quyết tranh chấp ở mỗi thời kỳ phát triển của xã hội
có những điểm đặc trưng cho thơì kỳ ấy. Trong đó, điều kiện kinh tế
đóng vai trò quan trọng nhất. Ví dụ, ở điều kiện kinh tế thị trường thì
các cách thức điều chỉnh pháp luật và cách thức giải quyết tranh chấp
mới chuyển theo hướng phù hợp với ý chí các bên (trên cơ sở thoả
thuận), còn trong điều kiện kinh tế tập trung bao cấp, các vấn đề đó
chủ yếu theo kế hoạch, mệnh lệnh (hành chính hoá).
Thứ ba, việc lựa chọn các cách thức giải quyết đó cũng phải đáp ứng
yêu cầu của chính sách kinh tế đối ngoại. Điều đó cũng có nghĩa là
phải giải quyết theo cách thức sao cho việc giải quyết đó đáp ứng
chính sách kinh tế mở cửa hoặc đóng cửa của mỗi quốc gia. Ví dụ,
nếu thực hiện chính sách kinh tế đối ngoại theo hướng mở cửa thì cách
thức giải quyết tranh chấp phải được tiến hành sao cho phù hợp với
tập quán thương mại mang tính chất phổ biến toàn thế giới về cách
thức giải quyết các tranh chấp. Bởi nếu ngược lại, chính sách mở cửa
sẽ khó có thể đi vào cuộc sống.
Thứ tư, việc lựa chọn cách thức như vậy còn phải được tiến hành trên
cở sở các điều ước quốc tế. Các quốc gia khi ký kết hoặc gia nhập các
điều ước quốc tế phải có nghĩa vụ đưa các quy định vào cuộc sống.

Bhư vậy nếu các điều ước quốc tế mà chúng ta ký kết hoặc gia nhập
có các quy định về cách thức giải quyết các tranh chấp nào đó mà
chúng ta chưa có hoặc chưa phù hợp thì chúng ta cần phải có các biện
pháp tương ứng để đáp ứng tinh thần của các điều ước đó. Hay nói
một các khác, việc lựa chọn cách thức phải được tiến hành theo cách
quy định của các điều ước quốc tế.
21


1.2.2.
Đặc điểm của việc giải quyết tranh chấp thương mại
Việc giải quyết các tranh chấp thương mại có các đặc điểm khác biệt
so với việc giải quyết các tranh chấp dân sự khác ở chỗ,thứ nhất, các
phương thức giải quyết tranh chấp thương mại đa dạng hơn; thứ hai,
trong quá trình giải quyết tranh chấp thương mại, ý chí của các bên có
vai trò quan trọng hơn; thứ ba, các tập quán thương mại quốc tế về thủ
tục tố tụng cũng như về nội dung vụ tranh chấp ngày càng được áp
dụng nhiều hơn.
Đặc điểm thứ nhất thể hiện ở chỗ, ngoài các phương thức như thương
lượng hòa giải, tòa án, các trnh chấp thương mại còn được giải quyết
bằng trọng tài. Ở các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển, nếu
giải quyết bằng thương lượng hoặc hòa giải không thành, các bên
thường đưa tranh chấp ra trọng tài hơn là đưa tranh chấp ra tòa án.
Đặc điểm thứ hai thể hiện ở chỗ, các bên trong tranh chấp thương mại
trong trường hợp giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, không chỉ được
chọn luật nội dung mà còn được chọn cả luật tố tụng để giải quyết
tranh chấp.
Đặc điểm thứ ba thể hiện ở chỗ, khi giải quyết tranh chấp bằng trọng
tài, các tập quán thương mại (trong đó có tập quán thương mại quốc tế
được áp dụng.


Câu hỏi ôn tập

22


Chương II
GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG
THƯƠNG LƯỢNG VÀ HÒA GIẢI
2.1. Thương lượng
2.1.1. Định nghĩa thương lượng với tính chất là phương thức giải
quyết tranh chấp thương mại
Thương lượng với tính chất là phương thức giải quyết tranh chấp
thương mại là phương thức mà theo đó các bên đàm phán với nhau
để giải quyết một hoặc nhiều tranh chấp thương mại phát sinh giữa
các bên.
Trong quá trình thương lượng các bên có thể giải trình về sự bất đồng
ý kiến của mình về các nguyên nhân dẫn tới tranh chấp và cách thức
khắc phục hậu quả tranh chấp đã phát sinh. Cũng có thể xuất hiện tình
huống mà theo đó thương lượng giữa các bên không đạt kết quả như
mong đợi (thậm chí mâu thuẫn giữa các bên càng trầm trọng hơn).
Nguyên nhân dẫn đến các bối cảnh khác nhau trên phụ thuộc vào các
yếu tố như: loại tranh chấp, bối cảnh dẫn đến tranh chấp, bầu không
khí quan hệ giữa các bên trước và trong quá trình giải quyết tranh
chấp, sự nhận thức của các bên về tương lai quan hệ giữa các bên,
nhận thức của các bên về hậu quả của việc thương lượng không thành
(ví dụ, các bên sẽ tính tới hậu quả (kết quả) giải quyết bằng con
đường trọng tài hoặc toà án).
Trường hợp thứ nhất thường phát sinh khi các bên không thoả thuận
dứt điểm tranh chấp do mỗi bên cho rằng lợi ích chính đáng của mình

đã không được bên kia đáp ứng và nếu ra trọng tài thì khả năng điều
đó sẽ đạt được là rất nhiều. Bối cảnh này thường xuất hiện khi các bên
đã không hiểu biết giống nhau về kết quả giải quyết bằng con đường
trọng tài mà các bên thoả thuận lựa chọn (ví dụ, các bên đã hiểu sai về
luật mà trọng tài áp dụng để giải quyết thực chất vụ tranh chấp…).

23


Trường hợp thứ hai thường phát sinh khi các bên không thoả thuận
dứt điểm về giải quyết tranh chấp mà cũng không thoả thuận được về
trọng tài. Trường hợp này thường phát sinh khi các bên không tin
tưởng vào trọng tài so với toà án hoặc là chưa hiểu rõ đầy đủ về trọng
tài và có nhận thức khác nhau về hậu quả, kết quả giải quyết bằng con
đường toà án. Tuy nhiên, trong quá trình đám phán các bên hiểu nhau
nhiều hơn (nhất là bên bị vi phạm đã nhận thức được các yếu tố khách
quan dẫn tới sự vi phạm (có phần thông cảm với bên gây thiệt hại,
hoặc muốn đưa ra yêu cầu thấp hơn với hy vọng giải quyết được tranh
chấp).
Trường hợp thứ ba thường phát sinh giống như trường hợp thứ hai,
song khác là ở chỗ do cách cư xử giữa các bên trong đàm phán mà
mâu thuẫn các bên trầm trọng hơn và bên bị vi phạm càng hiểu rõ mức
độ trầm trọng của thiệt hại tới lợi ích chính đáng của mình.
Như vậy sự thành công của con đường thương lượng phụ thuộc rất
nhiều vào thái độ hợp tác xây dựng giữa hai bên, phụ thuộc vào sự
hiểu biết của các bên về phương thức giải quyết tranh chấp khác nhau
như trọng tài và toà án. Bởi vậy, các quy định rõ ràng, phù hợp và
minh bạch về các cách thức giải quyết tranh chấp của pháp luật nói
chung và các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tố tụng tư pháp
nói riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

2.1.2. Những ưu điểm và nhược điểm của thương lượng
2.1.2.1. Những ưu điểm
Giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng có các ưu điểm
là: hòa hợp, đỡ tốn kém, nhanh chóng và bí mật.
Ưu điểm hòa hợp thể hiện ở chỗ trong quá trình thương lượng các bên
thấu hiểu được quan điểm của nhau liên quan tới tranh chấp. Trong
quá trình thương lượng, nếu như các bên giải quyết được tranh chấp
thì quan hệ giữa các bên sau tranh chấp vẫn phát triển tốt đẹp vì hậu

24


tranh chấp không có ai là người thắng kẻ thua giống như là tranh chấp
được đưa ra trọng tài hoặc tòa án.
Ưu điểm đỡ tốn kém thể hiện ở chỗ các bên không phải chi các
khoản như: khoản chi cho nhà hòa giải, không chi khi kiện ra trọng tài
phí hoặc khoản chi khi kiện ra tòa án. Nếu như thương lượng giải
quyết được tranh chấp thương mại, thì các khoản chi cho giải quyết
tranh chấp ở đây chủ yếu là chi cho chính các bên liên quan tới hoạt
động của mình trong việc giải quyết tranh chấp. Điều này rõ ràng là
đỡ tốn kém hơn so với các khoản chi khi giải quyết bằng các phương
thức khác. Bởi vì, ngay khi giải quyết bằng các phương thức khác
ngoài thương lượng thì chính các bên cũng phải chi phí cho hoạt động
của chính mình trong quá trình tham gia vào giải quyết tranh chấp
(khoản chi này thậm chí, còn cao hơn khoản chi phí giải quyết tranh
chấp thương mại bằng thương lượng).
Ưu điểm nhanh chóng thể hiện ở chỗ chính các bên có thể quyết
định được thời gian giải quyết tranh chấp. Đối với các phương thức
khác, ngoài các bên còn có hoạt động của nhà hòa giải, hoặc trọng tài,
hoặc tòa án.

Ưu điểm bí mật thể hiện ở chỗ ngoài các bên tranh chấp, không
ai biết về nội dung tranh chấp và thậm chí, có tranh chấp giữa các bên.
Đây là ưu điểm rất quan trọng mà các thương nhân thường rất ưa
thích, bởi các thương nhân thường không muốn người khác biết tới
tranh chấp của mình.
2.1.2.2. Những nhược điểm
Một trong các nhược điểm của phương thức này là ở chỗ, kể cả trong
trường hợp các bên có thoả thuận được về việc giải quyết tranh chấp
thì kết quả ấy có nguy cơ bị một hoặc cả hai bên xem xét lại và có thể
lại tiếp tục khởi kiện ra trọng tài (trong trường hợp đã có thoả thuận
trọng tài) hoặc kiện ra toà án.

25


×