Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY THƯƠNG MẠI THUỐC LÁ CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.77 KB, 34 trang )

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY THƯƠNG
MẠI THUỐC LÁ CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
I. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY TRONG BA NĂM
1.Tình hình tiêu thụ chung
Trong ba năm 2003, 2004 và 2005 tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty có
nhiều biến động. Đáng quan tâm nhất là sự gia tăng đáng kể trong tổng tiêu thụ năm
2004, so với năm trước lượng tiêu thụ ở các thị trường truyền thống như:Thành phố Hồ
Chí Minh (TPHCM), Vũng Tàu, Huế, Đà Nẵng, đều tăng mạnh cùng với sự tăng nhẹ ở
các thị trường khác như: Daklak, Lâm Đồng. Tuy nhiên, tổng doanh thu năm 2005 giảm
là do sự cạnh tranh gay gắt với các nhãn mác thuốc lá ngoại như: 555, Craven “A”,
White Horse và các loại thuốc lá nhập lậu như: JET, HERO vẫn được tiêu dùng rộng rãi
với số lượng lớn nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiêu thụ của Vinataba.
Cụ thể về tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong ba năm từ 2003 đến 2005
được thể hiện trong bảng 2 trang 22.
Phân tích sự ảnh hưởng của số lượng sản phẩm bán ra và giá bán trung bình đến
tổng doanh thu bán hàng
Áp dụng phương pháp số chênh lệch để phân tích sự ảnh hưởng của khối lượng
và giá bán đến tổng doanh thu tiêu thụ, ta tính được mức độ ảnh hưởng của hai nhân tố
này đến tổng doanh thu của công ty trong ba năm qua như trong bảng 3 trang 23.
Tổng số lượng thuốc lá bán ra trong năm 2004 cao hơn so với năm 2003 là 25,6
triệu bao là do lượng tiêu thụ Vinataba và Malboro ở tất cả các thị trường đều tăng nên
đã làm cho tổng doanh thu tiêu thụ của năm 2004 tăng hơn so với năm 2003 là 204,4 tỷ
đồng.
Giá bán trung bình của năm 2004 tăng hơn so với năm 2003 một lượng là 324
đồng một bao do tác động chung của nền kinh tế như giá xăng dầu tăng, thuế thuốc lá
tăng đã làm cho tổng doanh thu tiêu thụ tăng thêm 18,1 tỷ đồng.
Như vậy, tổng số lượng thuốc lá bán ra tăng, đồng thời giá bán trung bình cũng
tăng đã làm cho tổng doanh thu tiêu thụ năm 2004 tăng 222,5 tỷ đồng so với năm 2003.
Tổng số lượng thuốc lá bán ra trong năm 2005 thấp hơn năm 2004 một lượng là
1,58 triệu bao chủ yếu do số lượng Marboro tiêu thụ tại một số thị trường giảm như thị
trường TPHCM, Miền Trung đã làm cho tổng doanh thu năm 2005 giảm 13,1 tỷ đồng.


Giá bán trung bình của năm 2005 giảm 6 đồng một bao do doanh thu tiêu thụ giảm
và số lượng tiêu thụ cũng giảm so với năm 2004 đã làm cho tổng doanh thu tiêu thụ
giảm 326,9 triệu đồng.
Như vậy, tổng số lượng thuốc lá bán ra giảm đồng thời giá bán trung bình cũng
giảm đã làm cho tổng doanh thu tiêu thụ năm 2005 giảm 13,4 tỷ đồng so với năm 2004.
Kết luận: những biến đổi lớn trong tổng doanh thu tiêu thụ là do ảnh hưởng của
khối lượng sản phẩm bán ra. Giá bán có ảnh hưởng nhỏ hơn nhiều so với nhân tố khối
lượng.
2. Phân tích tình hình tiêu thụ tại Công ty theo cơ cấu hàng hóa
2. 1. Phân tích tỉ trọng của Vinataba và Marlboro trong tổng doanh thu
Mặt hàng thuốc lá kinh doanh tại Công ty gồm có hai loại sản phẩm đó là:
Vinataba và Marlboro. Vinataba là sản phẩm chính của Công ty, được sản xuất tại các
nhà máy thuốc lá trực thuộc Tổng công ty thuốc lá Việt Nam. Vinataba chiếm tỉ trọng
lớn hơn trong tổng doanh thu thuốc lá điếu của Công ty, còn Marlboro chiếm tỉ trọng
nhỏ hơn trong tổng doanh số.
Nguyên nhân là do thuốc Vinataba là mặt hàng truyền thống của Công ty, được sự
uỷ quyền và phân phối từ Tổng công ty thuốc lá Việt Nam. Sản phẩm này được nhiều
người tiêu dùng ưa chuộng, đặc biệt là người miền Bắc, Miền Trung. Mặt hàng
Marlboro được đưa vào tiêu thụ từ năm 2002, đây là sản phẩm của tập đoàn Philip
Morris.
Tỉ trọng giữa Vinataba và Marlboro trong tổng doanh thu tiêu thụ của Công ty
trong ba năm 2003, 2004 và 2005 thể hiện trên bảng 4 trang 26.
Năm 2004 giá trị tiêu thụ thuốc Vinataba và Marlboro đều tăng lên đáng kể, trong
đó giá trị tiêu thụ Vinataba tăng 158,7 tỷ đồng và Marlboro tăng 63,8 triệu đồng. Sự gia
tăng giá trị tiêu thụ của Marlboro làm cho tỉ trọng của Marlboro trong tổng doanh thu
tăng 8% (từ 12% năm 2003 tăng lên 20% trong năm 2004). Thêm vào đó, sự gia tăng
này làm giảm khoảng cách về tỉ trọng giữa Marlboro và Vinataba (tỉ trọng từ 12/88 tăng
lên 20/80).
Nguyên nhân do sản phẩm đã dược người tiêu dùng biết đến và ủng hộ trong thời
gian qua. Marlboro là nhãn hiệu thuốc lá ngoại đã được du nhập vào Việt Nam từ lâu,

nó cũng đã quen thuộc với người tiêu dùng Việt nam. Hơn thế nữa, Công ty đã có nhiều
nỗ lực trong công tác quản lí và xúc tiến bán hàng. Công ty cũng dành nhiều quan tâm
và ưu đãi cho khách hàng để phát triển thêm những điểm bán hàng mới.
Năm 2005 giá trị tiêu thụ Vinataba vẫn tiếp tục tăng 34,3 tỷ đồng (từ 371,5 tỷ
đồng trong năm 2004 tăng lên 405,8 tỷ dồng trong năm 2005) còn Marlboro lại có sự
biến động về giá trị tiêu thụ rất lớn, nó giảm xuống 47,7 tỷ đồng (từ 92,8 tỷ năm 2004
giảm xuống 45 tỷ năm 2005). Một lần nữa, sự biến động về tỉ trọng về giá trị tiêu thụ
của Vinataba và Marlboro đã làm thay đổi tỉ trọng của chúng trong tổng doanh thu tiêu
thụ, Vinataba chiếm tỉ trọng 90% và Marlboro chỉ còn 10%.
Qua phân tích trên, ta thấy mặc dù qua các năm giá trị tiêu thụ của hai sản phẩm là
Vinataba và Marlboro đều có sự thay đổi, nhưng nhìn chung thì Vinataba vẫn là một sản
phẩm chủ lực của Công ty.
2.2. Phân tích sự ảnh hưởng của tình hình tiêu thụ Vinataba và Marlboro
đến tổng doanh thu của Công ty
Tình hình tiêu thụ hai sản phẩm Vinataba và Marlboro của công ty trong ba năm từ
2003 đến 2005 được thể hiện cụ thể qua bảng 5 trang 29.
Áp dụng phương pháp số chênh lệch để phân tích mức độ ảnh hưởng của nhân tố
khối lượng và giá bán của thuốc lá Vinataba và Marlboro đến tổng doanh thu của Công
ty trong ba năm 2003-2005.
Chênh lệch của tổng doanh thu Vinataba và Marlboro dưới ảnh hưởng của khối
lượng và giá bán được thể hiện cụ thể qua bảng 6 và bảng 7 trang 31 và 32
Tổng số lượng thuốc lá Vinataba bán ra năm 2004 tăng kéo theo doanh thu của
Vinataba tăng thêm 149,2 tỷ đồng so với năm 2003. Giá bán năm 2004 của Vinataba
cũng tăng 200 đồng một sản phẩm nguyên nhân là do chi phí vận chuyển tăng do áp lực
từ giá xăng dầu thế giới tăng, làm cho doanh thu tăng 9,5 tỷ đồng. Vì vậy, tổng doanh
thu Vinataba năm 2004 tăng 158,7 tỷ đồng.
Song song với sự gia tăng về số lượng và giá bán của Vinataba thì số lượng
Marlboro năm 2004 cũng tăng một lượng là 53,7 tỷ đồng, còn giá bán của Marlboro
tăng thêm 1.200 đồng một bao làm cho doanh thu tăng thêm 10,1 tỷ đồng. Tổng hợp
ảnh hưởng của giá bán và sản lượng đến tổng doanh thu Marlboro năm 2004 làm tổng

doanh thu tăng 63,8 tỷ đồng.
Nguyên nhân làm tăng lượng tiêu thụ là do Công ty có nhiều nỗ lực trong công
tác xúc tiến bán hàng như mở thêm các điểm bán mới, tăng cường đội ngũ tiếp thị và
bán hàng ngoài thị trường.
Như vậy, tổng doanh thu Vinataba và Marlboro của Công ty năm 2004 tăng 222,6
tỷ so với năm 2003.
Tổng số lượng thuốc Vinataba bán ra năm 2005 tiếp tục tăng nhưng không cao do
gặp phải sự cạnh tranh gay gắt với các nhãn hiệu thuốc ngoại như Craven “A”, White
Horse và thuốc lậu như HERO, JET điều đó làm cho doanh thu của Vinataba năm 2005
chỉ tăng thêm 24,1 tỷ. Giá bán tăng đều qua các năm dẫn đến doanh thu tăng thêm 10,1
tỷ đồng. Từ đó kéo theo tổng doanh thu Vinataba tăng thêm 34,3 tỷ đồng.
Ngược lại, với sự gia tăng tổng doanh thu của Vinataba, Marlboro năm 2005 có số
lượng tiêu thụ giảm đi 4,6 ngàn bao làm cho tổng doanh thu Marlboro giảm 51,5 tỷ
đồng, còn giá bán Marlboro tiếp tục tăng 1.000 đồng một sản phẩm làm cho tổng doanh
thu Marlboro tăng thêm một lượng là 3,7 tỷ đồng. Tổng hợp ảnh hưởng của giá bán và
sản lượng Marlboro thì tổng doanh thu tiêu thụ 2005 giảm 47,7 tỷ đồng.
Như vậy, dưới tác động của doanh thu Marlboro và Vinataba, tổng doanh thu của
công ty năm 2005 giảm một lượng 13,4 tỷ đồng.
Nhìn chung, qua ba năm hoạt động, doanh thu của thuốc lá Vinataba luôn tăng
theo chiều hướng có lợi cho tổng doanh thu của Công ty. Bên cạnh đó, sự sụt giảm
trong doanh thu của Marlboro năm 2005 làm ảnh hưởng không tốt đến tổng doanh thu
của Công ty.
Hình 1:Số lượng tiêu thụ Vinataba và Marlboro của Công ty
trong ba năm 2003-2005
Hình 2: Doanh thu tiêu thụ Vinataba và Marlboro của Công ty
trong ba năm 2003-2005
3. Phân tích tình hình tiêu thụ theo thị trường
Theo sự chỉ đạo của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam thì Công ty Thương Mại
Thuốc lá chi nhánh TPHCM tiêu thụ sản phẩm trong phạm vi từ Quảng Bình đến mũi
Cà Mau. Trong ba năm qua lượng thuốc lá tiêu thụ tại các thị trường có nhiều biến

động, có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định và có tăng trưởng như thị trường Miền
Trung và Cao Nguyên, nhưng cũng có thị trường số lượng tiêu thụ giảm như thị trường
Miền Đông Nam Bộ, TPHCM và Miền Tây. Tình hình biến động của từng thị trường sẽ
được phân tích cụ thể ở phần sau đây.
Tổng hợp tình hình tiêu thụ Vinataba và Marlboro của Công ty theo thị trường
được thể hiện cụ thể qua bảng 8 trang 34
3. 1. Tình hình tiêu thụ tại thị trường Miền Trung
Xem bảng 8 trang 34.
Tại thị trường Miền Trung, năm 2004 tổng số lượng tiêu thụ tăng 2,4 triệu bao so
với năm 2003 làm cho doanh thu tăng 23,5 tỷ đồng (từ 37,7 tỷ năm 2003 lên 61,3 tỷ
năm 2004). Nguyên nhân là do cả hai mặt hàng Vinataba và Marlboro đều tăng số lượng
tiêu thụ. Ngoài ra, Miền Trung còn có các tỉnh là thị trường tiêu thụ truyền thống của
Công ty như: Huế, Đà Nẵng, Phú Yên và các thị trường tiềm năng như: Khánh Hoà,
Bình Định, Ninh Thuận và Bình Thuận.
Năm 2005, số lượng và tổng doanh thu ở thị trường này tiếp tục tăng. Nhưng tốc
độ chậm hơn năm 2004, về số lượng tăng thêm 1,9 triệu bao và doanh thu tăng thêm
14,4 tỷ đồng.
3.2. Tình hình tiêu thụ tại thị trường Cao Nguyên
Tình hình tiêu thụ của Công ty tại thị trường Cao Nguyên trong ba năm từ 2003
đến 2005 được thể hiện qua bảng 8 trang 34.
Năm 2004 tổng sản lượng tiêu thụ tại Cao Nguyên tăng từ 1,4 triệu bao năm 2003
tăng lên 3,5 triệu bao năm 2004 (Vinataba tăng 1,9 triệu bao, Marlboro tăng 164 ngàn
bao) dẫn đến tổng doanh thu tiêu thụ tăng thêm một lượng là 17,2 tỷ đồng. Nguyên
nhân là do ở khu vực này các tỉnh Gia Lai, Kontum, Lâm Đồng có sản lượng tiêu thụ
tăng đều, đặc biệt là Lâm Đồng vì nơi đây là vùng đất du lịch. Bước sang năm 2005,
tổng số lượng tiêu thụ tiếp tục tăng 546 ngàn bao, mặc dù số lượng tiêu thụ thấp hơn
năm 2004, nhưng do giá có tăng lên nên tổng doanh thu tăng thêm 4,5 tỷ đồng.
Hình 3: Tình hình tiêu thụ thuốc lá của Công ty tại các thị trường
trong ba năm 2003-2005
Hình 4 : Tỉ trọng các thị trường tiêu thụ thuốc lá trong tổng doanh thu của Công ty

trong năm 2005
3. 3. Tình hình tiêu thụ tại thị trường Đông Nam Bộ
Tình hình tiêu thụ của Công ty tại thị trường Đông Nam Bộ trong ba năm từ 2003
đến 2005 được thể hiện qua bảng 8 trang 34.
Năm 2004, tổng sản lượng tiêu thụ tăng 1,2 triệu bao (trong đó Vinataba là tăng
1.065 ngàn và Marlboro tăng 194 ngàn so với năm 2003) làm cho tổng doanh thu năm
2004 tăng thêm một lượng là 10,6 tỷ đồng. Nguyên nhân là do các tỉnh Vũng Tàu, Tây
Ninh, Bình Dương đều có số tiêu thụ lượng tăng, đáng chú ý là Tây Ninh và Vũng Tàu
vì đây là những địa điểm thu hút khách du lịch đến tham quan và tắm biển. Ngoài điều
kiện là thành phố du lịch, dân cư ở Vũng Tàu hầu hết là người miền Bắc và người có
thu nhập cao nên việc kinh doanh gặp nhiều thuận lợi.
Năm 2005, tổng sản lượng tiêu thụ giảm 1.068 ngàn bao, trong đó Vinataba giảm
nhiều hơn so với Marlboro: Vinataba 890 ngàn bao, Marlboro giảm 178 ngàn bao. Từ
đó ảnh hưởng đến tổng doanh thu tiêu thụ khu vực này, từ 17,6 tỷ đồng năm 2004 giảm
xuống còn 9,0 tỷ đồng năm 2005. Nguyên nhân là do gặp phải sự cạnh tranh gay gắt với
Craven “A”, Mild Seven, JET, HERO.
3. 4. Tình hình tiêu thụ tại Thành Phố Hồ Chí Minh
Tình hình tiêu thụ của Công ty tại thị trường TP Hồ Chí Minh trong ba năm từ
2003 đến 2005 được thể hiện qua bảng 8 trang 34.
Thành phố Hồ Chí Minh là thị trường tiêu thụ lớn nhất của Công ty. Năm 2004
tăng 16,5 triệu bao so với năm 2003 (từ 23,2 triệu bao năm 2003 lên 39,8 tiệu bao năm
2004). Sự tăng trưởng sản lượng tiêu thụ dẫn tới bước đột phá trong tổng doanh thu tiêu
thụ từ 181,1 tỷ đồng năm 2003 tăng 329,7 tỷ đồng (tăng thêm 148,5 tỷ). Sản lượng và
doanh thu tiêu thụ tăng cao như vậy là một điều dễ hiểu bởi TP Hồ Chí Minh là một
thành phố lớn nhất cả nước thu hút dân cư đến sinh sống và làm việc nên đây là một thị
trường đầy hấp dẫn và mang tính cạnh tranh cao. Sang năm 2005 sản lượng và doanh
thu của mặt hàng Vinataba tiếp tục tăng trưởng còn Marlboro số lượng tiêu thụ giảm
làm cho doanh thu giảm. Chính nhân tố này làm ảnh hưởng đến tổng số lượng tiêu thụ
và tổng doanh thu tiêu thụ: tổng sản lượng tiêu thụ giảm 2,4 triệu bao và tổng doanh thu
giảm 19,0 tỷ đồng. Nguyên nhân do sản lượng bán ra giảm chứ không phải tiêu thụ

giảm. TP Hồ Chí Minh là thị trường mạnh nhất của Craven “A”.
3. 5. Tình hình tiêu thụ tại Miền Tây
Tình hình tiêu thụ của Công ty tại thị trường Miền Tây trong ba năm từ 2003 đến
2005 được thể hiện qua bảng 8 trang 34.
Năm 2004, tổng số lượng tiêu thụ ở thị trường Miền Tây của hai sản phẩm
Vinataba và Marlboro tăng mạnh từ 516 ngàn bao năm 2003 tăng lên 3.280 ngàn bao
năm 2004, dẫn đến tổng doanh thu năm 2004 tăng lên 22,4 tỷ đồng. Đây là một bước
tiến đáng ghi nhận trong việc đánh giá tình hình tiêu thụ chung của Công ty Thương
Mại Thuốc Lá chi nhánh TPHCM. Ngược lại, với sự gia tăng đột phá của năm 2004,
bước sang năm 2005, số lượng tiêu thụ của hai sản phẩm này đồng loạt bị giảm,
Vinataba giảm 321 ngàn bao còn Marlboro giảm 271 ngàn bao làm cho tổng doanh thu
giảm đi 4,8 tỷ đồng. Bên cạnh các thị trường như: Đồng Tháp, Trà Vinh có sản lượng
tiêu thụ tăng (năm 2004) và các thị trường khác như: Long An, Kiên Giang, An Giang
tăng tiêu thụ (năm 2004), nhưng lại giảm tiêu thụ vào năm 2005.
Khu vực Miền Tây là một thị trường khó đối với Công ty, mặc dù đã cố gắng xúc
tiến tiêu thụ tại thị trường này, nhưng vấp phải khó khăn rất lớn đó là thuốc lá lậu như
JET, HERO. Những sản phẩm thuốc lá ngoại nhập lậu chiếm ưu thế hơn về giá cả và
điều quan trọng nữa là người dân đã quen sử dụng các loại thuốc đó trong khoảng thời
gian dài.
Nhìn chung trong các thị trường tiêu thụ thì TPHCM là thị trường tiêu thụ lớn
nhất (chiếm 75% trong tổng doanh thu), kế đến là thị trường Miền Trung (15%), thị
trường Cao Nguyên, Miền Tây và cuối cùng là Đông Nam Bộ.
4. Phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của Công ty
4. 1. Những nguyên nhân thuộc bản thân Công ty
Về phân phối và điều hành giá cả
- Mạng lưới phân phối của chi nhánh rộng khắp từ Quảng Bình đến Cà Mau bao
gồm 38 đại lí tiêu thụ ở các tỉnh, thành phố. Với 10 cán bộ phụ trách thị trường
và 35 nhân viên tiếp thị cho hai sản phẩm Vinataba và Marlboro. Hệ thống cửa
hàng giới thiệu sản phẩm hiện nay khoảng 30 cửa hàng trên các tỉnh và thành
phố lớn. Với mục tiêu xây dựng hình ảnh sản phẩm đã đề ra, Công ty không

ngừng mở rộng mạng lưới phân phối và tăng cường đội ngũ cán bộ phụ trách thị
trường nhằm nắm bắt kịp thời sự biến động của thị trường để có được thông tin
kịp thời từ đó đưa ra chiến lược phù hợp cho từng thị trường. Tuy nhiên, mạng
lưới phân phối và lực lượng của Công ty hiện nay còn yếu so với đối thủ cạnh
tranh.
- Công tác điều hành giá và lượng tiêu thụ được thống nhất. Đảm bảo lượng hàng
tồn kho trên các khu vực, đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường.
- Luôn ổn định giá bán buôn, đảm bảo mức lợi nhuận nhất định cho khách hàng.
- Có kế hoạch đẩy mạnh tiêu thụ vào các tháng, quí có khả năng tiêu thụ cao.
Về công tác thị trường
Lãnh đạo Tổng công ty thuốc lá Việt Nam có sự chỉ đạo kiên quyết về việc cũng
cố và tăng cường công tác phát triển thị trường phù hợp với uy tín và vị thế của sản
phẩm Vinataba trên thị trường Việt Nam.
- Số lượng và chất lượng đội ngũ làm công tác thị trường được đào tạo và nâng
cao năng lực quản lí.
- Bám sát thị trường tiêu thụ và hỗ trợ khách hàng tiêu thụ sản phẩm, giám sát giá,
xây dựng và quản lí kênh phân phối, quản lí nhân viên.
- Thông tin đựơc cập nhật thường xuyên, tuyệt đối không để thị trường và người
tiêu dùng thiếu hàng.
Về chất lượng sản phẩm
Công ty phối hợp với các phòng ban Tổng Công ty và các đơn vị thành viên
kiểm tra, giám sát chặt chẽ về chất lượng sản phẩm. Do vậy, chất lượng ngày càng ổn
định và nâng cao.
Xây dựng hình ảnh, xúc tiến bán hàng
- Công ty luôn chú trọng đến xây dựng hình ảnh thương hiệu Vinataba thông qua
công tác trưng bày, trực tiếp bán lẻ, cửa hàng giới thiệu sản phẩm, trang bị quầy
tủ, biển hiệu cho khách hàng, cho tặng vật phẩm, tham gia hội chợ thương mại
tại các tỉnh, thành phố.
- Tập trung khuyến mãi cho người tiêu dùng, người bán nhỏ lẻ ở các thị trường
cạnh tranh.

- Hỗ trợ cho đại lí cấp 1, cấp 2 bằng nhiều hình thức thích hợp.
- Tăng cường công tác bán lẻ tại các thị trường cạnh tranh.
Công tác quan hệ và chăm sóc khách hàng
- Thăm hỏi, tặng vật phẩm khuyến mại cho các khách hàng và người tiêu dùng.
- Thực hiện thu và đổi phiếu thưởng, giải quyết các khiếu nại của khách hàng.
- Xây dựng mối quan hệ bền chặt và hợp tác gắn bó vì quyền lợi của các bên.
4. 2. Những nguyên nhân khách quan
- Nghị định 76 ngày 13-09-2002 của Chính Phủ về việc điều chỉnh thuế giá
trị gia tăng dẫn đến tăng giá sản phẩm.
- Các qui định của Nhà Nước về quảng cáo, khuyến mãi thuốc lá dẫn đến
hạn chế về việc giới thiệu sản phẩm mới và đưa sản phẩm mới đến với người
tiêu dùng.
- Cạnh tranh ngày càng gay gắt đối với sản phẩm thuốc lá ngoại sản xuất
trong nước và thuốc lá lậu, thuốc lá giả còn nhiều trên thị trường.
- Công tác chống buôn lậu còn chưa có hiệu quả cao.
- Người dân ngày càng quan tâm đến sức khoẻ của gia đình và bản thân.
- Truyền thống phụ nữ phương Đông ít hút thuốc lá hơn phụ nữ ở phương
Tây.
- Thế giới đang tích cực phòng chống thuốc lá để bảo vệ sức khoẻ cho cộng
đồng.
5. Xu hướng thị trường tiêu thụ trong thời gian tới
Xu hướng người tiêu dùng sử dụng thuốc lá đầu lọc trung và cao cấp có hàm
lượng nicotin thấp.
Theo dự báo nhu cầu sản xuất và tiêu thụ thuốc lá điếu của toàn ngành thuốc lá
trong giai đoạn 2001-2010 vẫn có sự tăng trưởng. Tốc độ tăng trưởng dự kiến bằng

×