Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

HĐ NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 10- THÁNG 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.67 KB, 4 trang )

Tuần: 3 NS: 18-10-10
Tiết: ND: 20-10-10
CHỦ ĐỀ THÁNG 10:
THANH NIÊN VỚI TÌNH BẠN, TÌNH YÊU VÀ GIA ĐÌNH.
THỜI LƯỢNG: 2 TIẾT
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: giúp HS.
1. Kiến thức: Giúp HS nhận thức rõ hơn giá trị của tình bạn, tình yêu và gia đình; HS có quyền được
kết giao bạn bè, được tôn trọng sự kết giao đó; đồng thời các em cũng phải xác định rõ trách nhiệm
của bản thân trong quan hệ bạn bè, trong tình yêu và gia đình.
2. Kỹ năng: Rèn luyện các kỹ năng ứng xử phù hợp trong tình bạn, tình yêu và gia đình.
3. Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm yêu quý, gắn bó với gia đình. Tôn trọng và thân thiện với bạn bè; sẵn
sàng hợp tác với bạn trong học tập và trong cuộc sống.
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG.
1. Nội dung:
- Tìm hiểu tình yêu, tình bạn trong sáng, gia đình và vai trò của gia đình trong giáo dục vị thành niên
nói riêng và trong cuộc sống nói chung.
- Tìm hiểu nội dung, đặc trưng cơ bản về giới, sự bình đẳng về giới.
2. Hình thức:
- Tổ chức thi hỏi – đáp trực tiếp.
- Thảo luận nhóm xen kẽ các tiết mục văn nghệ.
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ.
1. Phương tiện hoạt động:
- Máy chiếu, máy tính xách tay, loa, bài giảng điện tử, giáo án.
- Giấy A4, bút chì và bảng phụ.
2. Chuẩn bị của g iáo viên :
- Tài liệu cầu thiết về giới tính, tình yêu ở tuổi vị thành niên.
- Xây dựng thể lệ thi, các nội dung và yêu cầu của cuộc thi để phổ biến cho HS chuẩn bị.
- Chuẩn bị các câu hỏi tình huống và câu hỏi trắc nghiệm.
- Chuẩn bị phần thưởng cho các đội chơi .
3. Chuẩn bị của học sinh:
- Mỗi lớp cử 5 bạn tham gia.


- Cử người dẫn chương trình, thư kí và ban giám khảo.
- Chuẩn bị kiến thức, tài liệu về vẻ đẹp trong tình bạn và tình yêu.
- Mỗi đội chuẩn bị 2 – 3 tiết mục văn nghệ về chủ đề tình yêu, tình bạn.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
NỘI DUNG THỰC HIỆN PHÂN CÔNG
PHƯƠNG
TIỆN
 Mở đầu: người điều khiển nêu lí do:
Xin nhiệt liệt chào mừng các đại biểu, GVCN và toàn
thể các bạn đến với tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Dẫn chương trình: (MC) bí
thư.
mic, màn
chiếu.
 Hoạt động 1: Thi hỏi – đáp về tình bạn, tình yêu và
gia đình.
- Thế nào là tình bạn chân chính?Vai trò của bạn bè
trong cuộc sống của con người?
- Tuổi học sinh có nên có bạn khác giới không?
- MC nêu mục đích của
hoạt động.
- Sắp xếp bàn ghế, trang trí,
ổn định vị trí, có khoảng
trống làm sân khấu.
- Tài liệu
về tình yêu,
tình bạn và
gia đình.
- Trách nhiệm của bạn bè trong việc giúp nhau học?
- Vai trò của gia đình trong việc giáo dục học sinh khi

bước vào tuổi thanh niên?
- Nam giới và nữ giới có gì khác nhau về cách ăn mặc,
cách ứng xử?
- Tại sao người ta gọi nữ giới là phái đẹp ?
- Làm thế nào để giữ được nét đẹp của nữ giới trong ăn
mặc, đi đứng,nói năng, quan hệ với thầy, cô, cha mẹ,
bạn bè.
- Thời nay nữ sinh có cần rèn luyện tính tự tin mạnh mẽ,
quyết đoán không?Tại sao?
- Thời đại ngày nay, quan niệm “ công, dung, ngôn,
hạnh” còn phù hợp không?
- Có người cho rằng: phụ nữ là phái đẹp nên ăn mặc
phải thể hiện được nét đẹp của cơ thể ( ví dụ: áo ngắn,
quần trễ, quần bó….)..Có người lại cho rằng phị nữ Việt
Nam cần phải thật kín đáo mới thể hiện được nữ tính
của mình. Ý kiến của em thế nào?
- Bạn là con trai, có 1 bạn trai khác đến nói với bạn là: “
cái X lớp mình nó thích cậu lắm”. Bạn sẽ nói gì?
- Bạn là con gái, có 1 bạn gái cùng lớp đến nói với bạn
là: “ cái X lớp mình nó thích cậu lắm” . Bạn sẽ nói gì ?
- Một lần vì bực bội điều gì đó, mẹ đã vô cớ mắng bạn.
Bạn biết chắc mình bị mắng oan, bạn sẽ nói gì với mẹ?
Và bạn định nói vào lúc nào?
- Khi có bạn trai đến chơi nhưng bố mẹ lại không muốn
cho gặp, em sẽ xử sự thế nào?
- Cuộc thi chia làm 2 vòng: mỗi đội sẽ bốc thăm câu hỏi
– trả lời.
- GVCN nhận xét, bổ sung.
- MC giới thiệu thể lệ của
cuộc thi.

- Lớp chia thàng 4 đội: mỗi
đội đặt tên chung cho đội:
+ Đội 1: Quan tâm
+ Đội 2: Đoàn kết
+ Đội 3: Chia sẻ.
+ Đội 4: Tình bạn
- Cử ra đội trưởng để giới
thiệu về tên của đội mình.
- Bầu ban giám khảo, thư
kí.
- Cử một hoặc hai bạn hoặc
một nhóm các bạn hát hay
góp vui bằng 1-2 tiết mục
văn nghệ trong lúc chờ thư
kí tính điểm.
- Thể lệ của
cuộc thi.
- Hệ thống
câu hỏi.
- Bảng phụ,
giấy A4,
bút chì,
bảng tính
điểm.
- Chuẩn bị
tặng phẩm
cho các đội.
- Các bài
hát về chủ
đề tình yêu,

tình bạn và
gia đình.
 Hoạt động 2: Hội thi: Những bạn gái đáng mến.
1. Thi trình diễn trang phục và ứng xử:
a. Thể lệ thi:
- Phần 1: Trình diễn trang phục bắt buộc. Bốc thăm trả
lời câu hỏi ứng xử.
- Phần 2: Trình diễn trang phục tự chọn. Bốc thăm trả
lời câu hỏi ứng xử.
b. Tiến hành cuộc thi:
- Người dẫn chương trình nêu mục đích, yêu cầu, giới
thiệu khách mời, ban giám khảo, công bố thể lệ thi.
- Các đội lần lượt trình diễn trang phục và trả lời câu hỏi
ứng xử.
- Ban giám khảo cho điểm.
- Xen kẽ tiết mục văn nghệ của các đội.
- Chia lớp thành 4 đội,
phân công chuẩn bị theo
nội dung.
- Chuẩn bị câu trả lời cho
phần ứng xử, chuẩn bị
trang phục và tập luyện
trình diễn.
- Trang trí lớp.
- Những tài
liệu cần
thiết về giới
tính, về
những vấn
đề liên

quan đến vị
thành niên.
- Câu hỏi
kiểm tra
kiến thức
và câu hỏi
tình huống
ứng xử.
- Bảng phụ.
2. Thi khéo tay và hùng biện:
a. Thể lệ:
- Mỗi đội trình bày phần thi khéo tay của mình trong
vòng 5 phút.
- Mỗi đội bốc thăm chọn một đề tài (trước ngày thi) và
chuẩn bị trước ở nhà.
- Bốc thăm thứ tự thi.
- Sau khi trình bày xong phần chuẩn bị trước, giám khảo
sẽ hỏi một câu hỏi phụ (không chuẩn bị trước).
b. Tiến hành cuộc thi:
- Thi khéo tay, ban giám khảo cho điểm.
- Mỗi đội thi hùng biện theo thứ tự đã bốc thăm và nội
dung đã chuẩn bị trước.
+ Trả lời câu hỏi phụ của ban giám khảo.
+ Ban giám khảo cho điểm và công bố.
- Tổng kết điểm 2 vòng và phát thưởng.
- Cử người dẫn chương
trình, thư kí, ban giám khảo
(lớp trưởng và 4 tổ trưởng).
- Mỗi đội trình bày 1 tiết
mục văn nghệ. - Các tiết

mục văn
nghệ.
 Hoạt động 3: Thi xử lí tình huống trong giao tiếp,
ứng xử.
- Thể lệ của cuộc thi.
1. Thi xử lí tình huống: mỗi đội chọn 1 tình huống để
xử lí.
Câu 1: Tình cờ bạn biết được điều bí mật của mình đã
bị cô bạn gái thân tiết lộ cho người khác. Bạn sẽ xử lý
như thế nào?
Câu 2: Một tốp bạn gái đang đứng nói chuyện ở sân
trường thì mấy bạn trai đi qua giả đùa nhau để xô vào
các bạn gái đó. Nếu em là một trong số các bạn gái đó,
em sẽ nói gì với các bạn trai? Nếu em là con trai, khi
nhìn thấy các bạn mình làm như vậy, em sẽ nói gì với
các bạn mình?
Câu 3: Em mang theo một bó hoa đến tặng thầy giáo
đang dạy mình nhân ngày 20/11. Nhưng đến nơi em lại
gặp một thầy giáo cũ đang ngồi chơi ở đó. Em xử lí tình
huống này như thế nào?
Câu 4: Đi trên đường, tình cờ bạn nghe thấy 2 bạn đi
trước nói xấu một người mà bạn có quen. Bạn xử lý tình
huống này như thế nào?
2. Thi tiểu phẩm và ứng xử:
- Bốn đội lên bốc thăm thứ tự trình diễn tiểu phẩm.
- Trả lời ứng xử của đội bạn.
+ Đội thứ nhất trả lời tình huống của đội thứ hai.
+ Đội thứ hai trả lời tình huống của đội thứ ba.
+ Đội thứ ba trả lời tình huống của đội thứ tư.
+ Đội thứ tư trả lời tình huống của đội thứ nhất.

- Sưu tầm và xây dựng tình
huống.
- Tập xử lí tình huống theo
nhóm và tập trình diễn tiểu
phẩm.
- Chia lớp thành 4 đội.
- Chuẩn bị 4 bộ chữ cái to:
A, B, C, D.
- Bốn cây cờ nho.
- Trang trí lớp.
- Cử người dẫn chương
- Tài liệu
liên quan
đến các
tình huống
GV đã
hướng dẫn.
- Chuẩn bị
4 bộ chữ
cái to: A,
B, C, D.
- Bốn cây
cờ nho.
- Thang điểm phần tiểu phẩm là 10 và trả lời ứng xử là
10.
- Các đội trình diễn và trả lời ứng xử theo câu hỏi bốc
thăm.
- Thư kí tổng kết điểm cho 2 vòng thi.
trình, thư kí, ban giám
khảo. - Các tiết

mục văn
nghệ.
 Kết thúc: GVCN đánh giá chung về nội dung của
chủ đề.
- Chốt lại các kiến thức trọng tâm.
GVCN
V. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG.
- GVCN nhận xét ưu, nhược, tuyên dương, phê bình.
- Rút kinh nghiệm cho lần tổ chức sau.
- Chủ đề hoạt động tháng 11: Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo, với những
nội dung sau:
+ Những dòng cảm xúc về thầy cô giáo.
+ Kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam.

×