Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

GA toan khoi cau khoi tru (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.13 KB, 5 trang )

LĨNH VỰC: PTNT

LQVT: NHẬN BIẾT, PHÂN BIỆT KHỐI CẦU, KHỐI TRỤ
Đối tượng: Trẻ 5 - 6 tuổi
Chủ đề: Động vật
Thời gian: 30 – 35 phút
Người xoạn, dạy: Dương Thị Chinh
Ngày dạy: 29/12/2016
1. Mục đích yêu cầu
* Kiến thức
- Trẻ nhận biết và gọi đúng tên khối cầu, khối trụ.
- Phân biệt, so sánh đặc điểm giống và khác nhau của khối cầu và khối trụ.
* Kỹ năng
- Phát triển tư duy, trí nhớ, rèn luyện các giác quan.
* Thái độ: Trẻ tích cực tham gia hoạt động, đoàn kết với bạn khi chơi, chăm sóc
bảo vệ các con vật nuôi.
2. Chuẩn bị
* Đồ dùng của cô
- 2 khối cầu, 2 khối trụ.
- Một số đồ dùng, đồ chơi có dạng khối cầu, khối trụ như: Lon nước, lon bia,
quả bóng,.. để xung quanh lớp.
- Đàn nhạc bài hát “Gà trống mèo con và cún con”.
- Các loại khối vuông, chữ nhật, khối cầu, khối chữ nhật để trẻ chơi trò chơi.
* Đồ dùng của trẻ
- 2 khối cầu, 2 khối trụ (Kích thước nhỏ hơn của cô).
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Gây hứng thú
- Cô cùng trẻ hát bài “Gà trống mèo con và cún - Trẻ hát
con”.


- Trò chuyện cùng trẻ về nội bài hát:
+ Chúng mình vừa hát bài gì?
- TTL
+ Bài hát kể về những con vật nào?
- Gà trống, mèo, cún con
+ Những con vật đó sống ở đâu?
- Nuôi trong gia đình
+ Ngoài những con vật đó còn con vật nào cũng - Trâu, bò, lợn,..
được nuôi trong gia đình?
+ Muốn con vật mau lớn chúng mình phải làm
gì?
* Hoạt động 1: Ôn nhận biết, gọi tên khối cầu - TTL
- khối trụ
- Cô và trẻ cùng chơi TC “Nhìn vật đoán tên”
- Cô đưa lon nước, quả bóng, hộp sữa…trẻ phải
gọi tên đồ vật đó là gì? Và nói được đồ vật đó - Khối cầu, khối trụ
giống khối gì? (Cô hỏi 2 – 3 trẻ).


* Hoạt động 2: Nhận biết, phân biệt khối cầu,
khối trụ
- Tặng mỗi trẻ 1 rổ đồ chơi.
- Hỏi trẻ trong rổ có gì?
* Khối cầu
- Đây là khối gì?
- Vì sao con biết đây là khối cầu?
- Ai có nhận xét gì về khối cầu?
- Cho trẻ dùng tay sờ xung quanh khối cầu.
- Con thấy mặt bao của khối cầu có đặc điểm gì?
- Khối cầu có lăn được không? Tại sao?

- Bây giờ chúng mình cùng lăn khối cầu nào?
- Con có nhận xét gì?
- Chúng mình cùng lấy 2 khối cầu chồng lên nhau
nào?
- Chúng mình có chồng được không?
- Vì sao?
* Khối trụ
- Đây là khối gì? Vì sao con biết nó là khối trụ?
- Ai có nhận xét gì về khối trụ?
- Các con hãy sờ xung quanh xem khối trụ như
thế nào?
- Nó có đặc điểm gì đặc biệt?
- Ai có nhận xét gì?
- Khối trụ có lăn được không? Vì sao?
- Bây giờ chúng mình cùng lăn khối trụ nào?
- Chúng mình cùng lấy 2 khối trụ chồng lên nhau
nào?
- Chúng mình có chồng được không? Tại sao?
* So sánh khối cầu - khối trụ
- Khối cầu và khối trụ có điểm gì khác nhau?

- Khối cầu
- TTL
- Tất cả mặt bao đều cong
- Lăn được vì tất cả mặt
bao đều cong
- Trẻ chồng khối
- Không chồng được
- Vì tất cả các mặt bao đều
cong

- Khối trụ
- Trẻ sờ
- 2 đầu có mặt phẳng
- Lăn được nhưng chỉ lăn
được về một hướng.
- Trẻ chồng khối lên nhau
- Chồng được vì 2 đầu là
mặt phẳng

- Khối cầu xung quanh tròn
đều, không có cạnh, không
có mặt phẳng, lăn được
nhiều hướng, không chồng
lên nhau được
- Khối trụ có 2 mặt phẳng
2 bên, lăn được về 1
hướng, chồng lên nhau
- Khối cầu và khối trụ có điểm gì giống nhau?
được
- Cho trẻ tìm xung quanh lớp các đồ vật có dạng - Đều gọi là khối, lăn được


khối cầu – khối trụ.
* Hoạt động 3: Củng cố: Trò chơi “Đội nào
nhanh hơn”
- Luật chơi: Khi trẻ lên lấy không được nhìn và
chỉ được lấy 1 khối và khi bật qua vòng mà làm
dơi khối thì không được tính và phải quay về để
lên lần khác.
- Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội xếp thành 2

hàng dọc, cô xếp sẵn các vòng tròn để trẻ bật qua,
phía cuối cô để 2 hộp giấy to bịt kín chỉ để một lỗ
nhỏ đủ cho trẻ thò tay vào. Khi có hiệu lệnh yêu
cầu mỗi đội lên chọn và lấy khối, trẻ bật qua
vòng, dùng tay sờ và lấy khối theo yêu cầu của cô
và mang về cho đội của mình. Mỗi lần mỗi đội
một trẻ lên lấy, khi trẻ đó mang khối về tới vạch
xuất phát trẻ khác mới được lên.
- Cô cùng trẻ kiểm tra kết quả sau mỗi lần chơi.
- Cho trẻ chơi 2 - 3 lần.
* Kết thúc: Cô cùng trẻ hát bài “Gà trống mèo
con và cún con” rồi ra sân chơi.

- Trẻ tìm

- Trẻ lắng nghe cô phổ biến
cách chơi, luật chơi

- Trẻ chơi
- Trẻ hát


HƯỚNG DẪN TRẺ RỬA MẶT
a. Yêu cầu
* Kiến thức
- Dạy trẻ biết ý nghĩa của việc rửa mặt sạch sẽ hàng ngày.
- Thời điểm cần phải rửa mặt: Khi ngủ dậy, khi mặt bẩn.
- Rửa mặt theo đúng quy trình.
* Kỹ năng
- Hình thành và củng cố cho trẻ kỹ năng rửa mặt.

* Thái độ
- Giáo dục trẻ có thái độ tích cực, tự giác trong việc giữ gìn vệ sinh mặt mũi sạch sẽ
hàng ngày.
b. Chuẩn bị
- Chậu đựng nước, gáo múc nước.
- Xà phòng rửa tay (nước rửa).
- Khăn lau mặt.
- Giá phơi khăn sạch hoặc chậu đựng khăn bẩn.
- Bài hát “Vì sao mèo rửa mặt”
c. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Cô cùng trẻ hát bài “Vì sao mèo rửa mặt”
- Hát cùng cô
- Trò chuyện cùng trẻ:
+ Chúng mình vừa hát bài gì?
+ Bài hát nói về điều gì?
- TTL
+ Trong bài hát bạn mèo đã rửa mặt như thế - 1 vài ý kiến của trẻ
nào?
+ Chúng mình thấy bạn mèo có ngoan
- TTL
không?
+ Ở nhà chúng mình rửa mặt bằng gì?
- Trẻ kể
+ Chúng mình thường rửa mặt khi nào?
* Hoạt động 2: Cô làm mẫu
- Hôm nay cô và chúng mình cùng rửa mặt
nhé.

+ Cô xắn cao tay áo (nếu tay áo dài), rửa tay - Lắng nghe và quan sát cô
sạch trước khi rửa mặt.
thực hiện
+ Cô vò khăn, vắt bớt nước, rũ khăn, trải
rộng trên hai lòng bàn tay.
+ Lau 2 mắt, dịch khăn lau sống mũi, dịch
khăn ngoáy lỗ mũi, dịch khăn lau miệng,
dịch khăn lau trán má cằm, dịch khăn lau
gáy cổ, dịch khăn lau vành tai, dịch khăn
ngoáy lỗ tai.
+ Vò khăn, vắt kiệt nước phơi lên giá.


* Hoạt động 3: Trẻ thực hiện
- Cô cho 1 trẻ thực hiện trước.
- Lần lượt từng trẻ thực hiện.
(Sau mỗi lần trẻ thực hiện cô chú ý sửa sai
cho trẻ)
* Kết thúc: Cho trẻ ra sân chơi.

- 1 trẻ thực hiện
- Lần lượt từng trẻ thực hiện



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×