Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Thực trạng và giải pháp khai thác sử dụng than ở Quảng Ninh.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.82 KB, 14 trang )

BÀI THẢO LUẬN MÔN KINH TẾ MÔI TRƯỜNG
(LỚP KINH TẾ MÔI TRƯỜNG 11)
Đề tài: Thực trạng và giải pháp khai thác sử dụng than ở Quảng Ninh
Sinh viên thực hiện:
Họ va tên sinh viên Lớp Mã sinh viên
Nguyễn Văn Định Kinh tế Đầu tư A CQ500541
Đỗ Đăng Khoa Kinh tế Đầu tư A CQ503347
Phạm Quang Thành Kinh tế Đầu tư A CQ502369
Trần Văn Thành Kinh tế Đầu tư A CQ503524
MỤC LỤC
Phần I : Thực trạng khai thác .
I. Nhu cầu về than khoáng sản.
I.1. Nhu cầu trong nước.
I.2. Nhu cầu về than trên thế giới.
II. Tình hình khai thác.
1.1. Khai thác lộ thiên.
1.2. Khai thác hầm lò.
Phần II : Thực trạng ô nhiễm.
I. Ô nhiễn nguồn nước.
II. Ô nhiễm không khí.
II.1. Bụi.
II.2. Khí độc, khí nổ.
II.3. Tiếng ồn.
Phần III : Các biện pháp khai thác sử dụng than khoáng sản hiệu quả
và lâu dài.
I. Công nghệ khai thác than.
II. Công nghệ giảm thiểu ô nhiễm.
PHẦN I
TÌNH HÌNH KHAI THÁC
I. Nhu cầu về than khoáng sản.
1.1. Nhu cầu trong nước


Giai đoạn 1997-2002, nhu cầu than trong nước ít biến động; giai đoạn 2003 -
2007, sản lượng tiêu thụ than của Việt Nam tăng 119.89%. Đặc biệt, nhu cầu
tiêu thụ than của Việt Nam được dự đoán tăng trong những năm tiếp theo, do
trong thời gian vừa qua, Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch xây dựng nhiều
nhà máy nhiệt điện tại các địa phương.
7254
7821
6731
8425
8849
9297
12357
14474
15447
16058
17494
0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
14000
16000
18000
1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Hiện tại than Việt Nam phục vụ cho các hộ sản xuất chính là điện, xi măng,
giấy, phân bón... (các ngành công nghiệp sử dụng quá nhiều năng lượng) và
phục vụ xuất khẩu. Điện hiện tiêu thụ tới 32% sản lượng tính hết 7 tháng đầu

năm 2009. Với tốc độ gia tăng khai thác năng lượng như hiện nay, nguồn năng
Năm
Sản lượng (tấn)
Hình 1: Nhu cầu tiêu thụ than trong nước giai đoạn 1997-2007
(Nguồn: Tập đoàn Than -Khóang sản Việt Nam)
lượng than sẽ trở nên khan hiếm. Dự báo, Việt Nam đang và sẽ trở thành
nước phải nhập khẩu năng lượng với khoảng 80-100 triệu tấn than đá vào năm
2020 để chạy các nhà máy nhiệt điện.
Từ nhiều năm nay, Tập đoàn Than -Khoáng sản Việt Nam (TKV) chưa đầu
tư thêm được mỏ mới nào để phát triển bền vững. Lượng than khai thác tăng
thêm đều từ các mỏ đang khai thác hầm lò với sản lượng kịch trần. Nên chăng
đã đến lúc ngành than đặt vấn đề dừng khai thác để xuất khẩu, thay vào đó
dành than cho nhu cầu trong nước?
1.2. Nhu cầu về than trên thế giới:
Toàn thế giới hiện tiêu thụ khoảng 4 tỷ tấn than hàng năm. Một số ngành sử
dụng than làm nguyên liệu đầu vào như: sản điện, thép và kim loại, xi măng
và các loại chất đốt hóa lỏng. Than đóng vai trò chính trong sản xuất ra điện
(than đá và than non), các sản phẩm thép và kim loại (than cốc).
Thị trường than lớn nhất là châu Á, chiếm khoảng 54% lượng tiêu thụ toàn
thế giới, trong đó nhu cầu chủ yếu đến từ Trung Quốc. Một số nước khác
không có nguồn nhiên liệu tự nhiên phải nhập khẩu than cho các nhu cầu về
năng lượng và công nghiệp như Nhật Bản, Đài Bắc và Hàn Quốc. Không chỉ
những nước không thể khai thác than mới phải nhập khẩu mà ngay cả các
quốc gia khai thác lớn nhất thế giới cũng phải nhập than. Nhu cầu nhập khẩu
phục vụ cho dự trữ hay những nguồn than có chất lượng. Than sẽ vẫn đóng vai
trò quan trọng, đặc biệt tại các khu vực có tốc độ tăng trưởng cao. Tăng
trưởng của thị trường than dành cho đốt lò hơi và than cốc sẽ mạnh nhất tại
châu Á, nơi mà nhu cầu về điện, sản xuất thép, sản xuất xe hơi và nhu cầu dân
sinh tăng cao theo mức sống ngày càng được cải thiện.
II. Tình hình khai thác than.

2.1. Khai thác lộ thiên.
Theo thông kê, sản lượng khai thác tự nhiên trong nhưng năm qua chiếm
khảng 60-70% tổng sản lượng khai thác của toàn ngành than.
Hiện nay, Quảng Ninh có 5 mỏ lộ thiên lớn với công suất khai thác trên dưới
2 triệu tấn than nguyên khai/ năm( Hà Tu, Núi Béo, Cọc Sáu, Cao sơn và Đèo
Nai); 15 mỏ lộ thiên vừa và các công trường khai thác lộ thiên do các công ty
khai thác hầm lò quản lý với công xuất năm từ 100.000-700.000 tấn than
nguyên khai. Ngoài ra, còn có một số điểm lộ vỉa và khai thác nhỏ với sản
lượng khai thác hàng năm dưới 100000 tấn than nguyên khai.
Tổng sản lượng khai thác lộ thiên trong giai đoạn 1995-2004 là 97,52 triệu
tấn (chiếm 66,3% sản lượng toàn ngành than).
Hầu hết các mỏ lộ thiên khai thông bằng hệ thông hào mở vỉa bám vách vỉa
than. Thiết bị đào hào là máy xúc thủy lực gàu ngược kết hợp với máy xúc
EKG. Hầu hết các mỏ lộ thiên đều áp dụng hệ thống khai thác xuống sâu dọc
một hoặc hai bờ công tác, đất đá chủ yếu được đổ ra bãi thải ngoài. Trong
những năm gần đây đã dựa vào hệ thống khai thác khấu theo lớp đứng ở hầu
hết các mỏ lộ thiên để tăng độ dốc bờ công tác lên 2-27 độ.
Hiện nay, các mỏ lộ thiên đã được trang bị đồng bộ thiết bị khoan, xúc bốc,
vận tải trung bình tiên tiến.
Ở các mỏ lộ thiên lớn như:Hà Tu, Núi Béo, Cọc Sáu, Cao sơn và Đèo Nai
phục vụ dây chuyền bốc đất đá là máy khoan CБЩ- 250МИ, khoan thủy lực
với đường kính 110-200mm, máy xúc kéo cáp chạy điện EKG có dung tích
gàu 4,6-8 m3, máy xúc thủy lực có dung tích gàu 3,5-6,7m3, ô tô tự đổ có tải
trong từ 30-58 tấn gồm các chủng loại: Belaz, Komatsu, Caterpillar...
Ở các mỏ và khai trường khai thác lộ thiên vùa và nhỏ, phục vụ cho công tác
bốc đất đá và khai thác sử dụng đồng bộ thiết bị vừa và nhỏ gồm: Máy khoan
dập thủy lực, đường kính lỗ khoan 75-120mm, máy xúc thủy lực gầu ngược
dung tích 1,5-2,0 m3 cùng ô tô tải trọng 12-15 tấn.

×