ĐỊNH HƯỚNG TRONG THỜI GIAN TỚI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
4.1 Mục tiêu phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới
4.1.1 Cơ sở xây dựng định hướng
Từ kết quả phân tích, đánh giá thực trạng của công tác tổ chức; quản lý hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty (được thực hiện ở chương III) để có chiến
lược phát triển đúng đắn trong tương lai cần phải nhận thấy được những thuận lợi (thời
cơ) và khó khăn (thách thức) đối với CTCP xi măng Bỉm Sơn.
Thuận lợi
- Vị trí của nhà máy nằm gần núi đá vôi, đất sét có trữ lượng dồi dào với chất
lượng tốt và ổn định. Đây là hai nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất xi măng chất
lượng cao. Nằm gần quốc lộ 1A, có đường sắt vào nhà máy nên rất thuận lợi cho viêc
vận chuyển xi măng đến các nơi tiêu thụ tạo điều kiện thuận lợi để Công ty mở rộng thị
trường tiêu thụ.
- Công ty là một trong những lá cờ đầu trong ngành xi măng Việt Nam, với bề
dày hoạt động gần 30 năm trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh xi măng. Sản phẩm của
Công ty đã có uy tín lâu năm trên thị trường. Thương hiệu xi măng Bỉm Sơn đã được
đông đảo người tiêu dùng chấp nhận và tin cậy và bình chọn là hàng Việt Nam chất
lượng cao trong nhiều năm liền. Là một đơn vị được cổ phần hoá các cán bộ, công nhân
viên có bề dày kinh nghiệm trong sản xuất và kinh doanh, làm việc rất hăng say, nhiệt
tình và có hiệu quả. Thiết bị dây chuyền đạt mức tiên tiến của khu vực, được đầu tư
thích hợp và hiệu quả. Thực hiện hệ thống tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001: 2000.
- Theo dự báo, năm 2010 kinh tế Việt nam tuy vẫn gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn
tăng trưởng ổn định dự kiến tăng 6,5% thu hút đầu tư lớn, tốc độ đô thị hoá ngày càng
cao nên nhu cầu về vật liệu xây dựng tăng trong đó có xi măng, nhu cầu xi măng cả
nước dự báo tăng khoảng 7% – 10% khoảng từ 49- 50 triệu tấn.
- Việt Nam với hơn 86 triệu dân, là một quốc gia đang phát triển do đó tiềm năng
nhu cầu thị trường rất lớn. Hiện nay, với tốc độ đô thị hoá cao, các công trình xây dựng
nâng cấp của các tỉnh, thành phố đang được hoàn thiện, nhu cầu sửa chữa, xây dựng nhà
ở cũng tăng mạnh. Do đó, cùng với vật liệu xây dựng khác, nhu cầu xi măng là rất lớn.
1
Thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng nên kéo theo nhu cầu về nhà ở ngày càng
cao, đây là cơ hội để đẩy mạnh bán hàng.
- Môi trường công nghệ ngày càng tiên tiến hiện đại, Công ty có thể tiếp cận với
công nghệ mới nhờ đó có thể tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm. Nước ta gia
nhập AFTA và Tổ chức thương mại thế giới WTO tạo ra cơ hội Công ty mở cửa thị
trường tiêu thụ.
- Tổng Công ty công nghiệp xi măng Việt Nam đã giao quyền chủ động cho các
thành viên trong Tổng công ty được chủ động quyết định giá bán, khuyến mại và các
chính sách bán hàng và phối hợp thị trường để kinh doanh có hiệu quả.
Khó khăn
- Lao động của Công ty tương đối đông, tại thời điểm 31/12/2009 là 2.325 người
với tuổi đời bình quân cao, chất lượng hạn chế nên chưa đáp ứng được yêu cầu công
nghệ mới và phương pháp quản lý mới.
- Công ty đang duy trì hai dây chuyền công nghệ sản xuất clinker với hai phương
pháp khác nhau: dây chuyền 1 sản xuất theo phương pháp ướt, dây chuyền số 2 sản xuất
theo phương pháp khô trong điều kiện thiết bị không đồng bộ. Vì vậy, việc sắp xếp lao
động để bố trí cho 2 dây chuyền gặp không ít khó khăn và có giá thành chi phí cao.
- Giá nguyên liệu đầu vào (clinker, thanh đá) tăng cao làm ảnh hưởng tới giá thành
sản phẩm tăng cao.
- Xa cảng biển nên việc đưa xi măng vào thị trường Miền trung và Miền Nam gặp
nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, Công ty chưa có một bộ phận Marketing chuyên nghiệp,
cán bộ ở Ban kế hoạch thị trường còn thiếu những người có trình độ chuyên môn cao,
chưa xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về thị trường.
- Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và Hiệp định thương mại
tự do ASEAN có hiệu lực toàn bộ thì Công ty phải cạnh tranh gay gắt không chỉ với các
doanh nghiệp cùng ngành sản xuất trong nước mà còn cả với đối tác liên doanh nước ngoài
vốn có tiềm lực kinh tế mạnh để chiếm lĩnh thị trường thường bằng các chính sách khuyến
mại và quảng cáo lớn kéo dài nhiều ngày, nhiều kỳ, giảm giá bán liên tục.
- Tiếp tục bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007.
2
- Nằm trong vùng nhà máy có nhiều nhà máy xi măng có công suất lớn và trang
thiết bị hiện đại và nhu cầu tiêu thụ không cao.
- Mặc dù nhu cầu tăng cao nhưng nguồn cung xi măng ra thị trường ngày càng
nhiều. Theo dự báo, cung và cầu xi măng trong nước gần đến điểm cân bằng và bắt đầu
có dư thừa từ năm 2009 trở đi tạo nên sức ép cạnh tranh gay gắt.
4.1.2. Định hướng phát triển của Công ty đến năm 2015 và những mục tiêu trong
năm 2010
- Kiện toàn bộ máy theo hướng tinh gọn, chất lượng, đẩy mạnh đào tạo bên
trong, đồng thời thu hút thêm nhân sự từ bên ngoài.s
- Mở rộng quy mô sản xuất, đưa dây chuyền mới công suất 2 triệu tấn/năm
vào hoạt động đầu năm 2010.
- Tìm kiếm các nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào với giá rẻ, đảm bảo chất
lượng.
- Tăng cường bộ phận khai thác thị trường và mở rộng các đại lý phân phối.
- Không ngừng phát huy cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm,
năng suất thiết bị, năng suất lao động, giảm chi phí, đồng thời nâng cao trình độ cho cán
bộ công nhân viên.
- Tổ chức quản lý và sử dụng tốt nguồn vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
nguồn vốn của Công ty.
- Duy trì sản lượng tiêu thụ ở thị trường truyền thống, đồng thời mở rộng tiêu thụ
ở các địa bàn mới, xuất khẩu xi măng ra nước ngoài.
- Luôn là Công ty dẫn đầu về mọi mặt trong Tổng công ty công nghiệp xi măng
Việt Nam.
Để thực hiện định hướng chiến lược này, Công ty đã xác định một số mục tiêu cụ
thể cần đạt được trong năm 2010: Công ty tiếp tục đẩy mạnh sản xuất kinh doanh với mục
tiêu sản xuất tối đa, tiêu thụ tối đa, lợi nhuận và thu nhập của người lao động năm sau đạt
cao hơn năm trước. Đẩy mạnh công tác đầu tư tiêu chuẩn hóa đội ngũ quản lý, đội ngũ
nhân viên công nhân kỹ thuật lành nghề, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức theo hướng gọn nhẹ.
Duy trì liên tục và có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO
900 -2000. Cụ thể một số chỉ tiêu chính của Công ty trong năm 2010 như sau:
3
BẢNG 19: MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY TRONG NĂM 2010
STT Chỉ tiêu
ĐVT Năm 2010
1 Tiêu thụ sản phẩm Tấn 3.500.000
Xi măng bao Tấn 3.200.000
Xi măng rời Tấn 100.000
Clinker Tấn 200.000
2 Doanh thu Tỷ đồng 3.383
3 Lợi nhuận Tỷ đồng 278,65
(Nguồn: Ban kế hoạch thị trường của Công ty)
4.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty
Từ thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm qua.
Công ty đã từng bước khắc phục những khó khăn của mình. Để ngày càng đưa hoạt
động SXKD xi măng của Công ty ngày càng mở rộng, hiệu quả kinh doanh ngày càng
cao, khắc phục được những hạn chế, phấn đấu giữa vững và nâng cao uy tín của Công
ty về chất lượng và số lượng đối với khách hàng. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của Công
ty, tôi xin nêu ra một số giải pháp chủ yếu cần làm của Công ty trong thời gian tới với
mong muốn góp thêm những suy nghĩ, ý kiến của mình để góp phần đưa Công ty phát
triển hơn nữa, tiếp tục đạt được nhiều kết quả tốt và không ngừng nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh trong thời gian tới.
4.2.1 Phát huy hiệu quả sử dụng nguồn lực lao động
Đối với mỗi công ty sự thành công hay thất bại đều phụ thuộc phần lớn vào con
người, lực lượng lao động luôn là lực lượng nòng cốt để điều hoà chu kỳ kinh doanh, là
chủ thể tác động tạo ra sản phẩm, tạo ra kết quả kinh doanh. Vì vậy, giáo dục đào tạo và
phát triển năng lực của người lao động có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế-
xã hội của quốc gia, của từng doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp tạo ra khả năng cạnh
tranh trong cơ chế thị trường
Qua tình hình nhân sự của công ty, Hiện nay, công nhân viên của Công ty có tuổi
đời bình quân cao, chủ yếu là con em trong Công ty. Do vậy, cần có giải pháp để thay
đổi hình thức tuyển dụng, tức là việc tuyển dụng phải được giao cho phòng nhân sự và
4
phải được dựa trên tiêu chí cạnh tranh, bình đẳng, công khai phải tuyển dụng được
những người có tài thực sự chứ không phải vì bằng cấp, ô dù như thế mới có hiệu quả.
Công ty nên có chính sách thu hút và đãi ngộ đối với các tài năng trẻ, công nhân làm
việc nhiệt tình và tích cực hơn. Để sử dụng có hiệu quả hơn nguồn lực lao động công ty
cần phải:
• Tiến hành tốt ngay từ khâu tiến hành công tác tuyển dụng lao động:
Như đã nói, lao động là một yếu tố đầu vào quan trọng của quá trình SXKD, ảnh
hưởng lớn và trực tiếp tới hiệu quả SXKD. Vì vậy, nếu Công ty có một lực lượng lao
động có chất lượng chuyên môn sẽ giúp Công ty hoạt động có hiệu quả trong quá trình
SXKD của mình. Công tác tuyển dụng phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Người lao động cần phải được kiểm tra trình độ chuyên môn, tay nghề để có sự
phân công, bố trí nhân sự hợp lý. Đối với lao động chưa có trình độ phải tiến hành đào
tạo để người lao động làm quen được với công việc của Công ty.
- Người lao động cần phải có đầy đủ các yêu cầu về sức khoẻ, tâm lý vì đây là
doanh nghiệp sản xuất xi măng với tích chất công việc nặng nhọc và độc hại.
• Không ngừng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động:
Đây là giải pháp mà các doanh nghiệp đều quan tâm, vì trình độ của nhân viên
ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả SXKD của doanh nghiệp. Bởi vậy cần thực hiện phân
tích đánh giá nhu cầu đào tạo của nhân viên, tạo cơ hội cho nhân viên học tập nâng cao
năng lực làm việc. Đồng thời, ban lãnh đạo cũng luôn cập nhật các kỹ năng, kiến thức
mới cho nhân viên. Ngoài công tác đào tạo, Công ty nên tổ chức cho cán bộ, công nhân
viên đi tham quan các nhà máy khác để học hỏi kinh nghiệm SXKD.
• Thực hiện tốt công tác phân công và hiệp tác lao động:
Việc phân công lao động vào những công việc cụ thể nào cho đạt hiệu quả cao
nhất là một bài toán khó đối với mọi doanh nghiệp, nếu được phân công đúng công việc
phù hợp với chuyên môn, họ sẽ phát huy hết khả năng, năng lực vốn có đem lại hiệu quả
lao động tối đa; Nếu phân công không hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng lãng phí, dư thừa.
Ngài ra, để bắt nhịp được sự cân đối giữa các khâu, các bộ phận trong quá trình sản xuất
Công ty cần phải có những phương án nhằm liên kết các hoạt động của từng cá nhân,
từng bộ phận nhằm phục vụ mục tiêu quan trọng nhất là tăng doanh thu, tối đa hoá lợi
5