Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Ý NGHĨA CỦA VIỆC HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG, THU NHẬP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.92 KB, 27 trang )

ý nghĩa của việc hoàn thiện cơ chế quản lý tiền lơng,
thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nớc
I. Những vấn đề lý luận về tiền lơng, thu nhập và quản lý
tiền lơng, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nớc
1. Lý luận chung về tiền lơng, thu nhập
1.1. Khái niệm, bản chất của tiền lơng, thu nhập
Từ khi sức lao động trở thành hàng hoá, xuất hiện thị trờng sức lao động
(hay còn gọi là thị trờng lao động) thì khái niệm tiền lơng xuất hiện. Tiền lơng là
một phạm trù kinh tế - xã hội, thể hiện kết quả của sự trao đổi trên thị trờng lao
động.
Để có thể tiền hành sản xuất, cần có sự kết hợp của hai yếu tố cơ bản là lao
động và vốn. Vốn thuộc quyền sở hữu của một bộ phận dân c trong xã hội, còn
một bộ phận dân c khác, do không có vốn, chỉ có sức lao động họ phải đi làm thuê
cho những ngời có vốn, đổi lại họ đợc nhận một khoản tiền, gọi là tiền lơng( hay
tiền công). Nh vậy khái niệm "tiền lơng" xuất hiện khi có sự sử dụng sức lao
động của một bộ phận dân c trong xã hội một cách có tổ chức và đều đặn bởi
một bộ phận dân c khác. Tiền lơng, tiền công đợc hiểu là giá cả sức lao động,
nó là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động.
Xét trong mối quan hệ lao động thì tiền lơng là giá cả sức lao động, đợc
hình thành thông qua sự thoả thuận giữa ngời sử dụng sức lao động và ngời lao
động phù hợp với quan hệ cung cầu lao động trên thị trờng. Vậy giá cả sức lao
động do cái gì quyết định, do lợng hao phí lao động xã hội cần thiết hay do cung
cầu trên thị trờng quyết định? Chúng ta phải hiểu là cơ sở của giá cả sức lao động
là do lợng hao phí lao động xã hội cần thiết quyết định (còn gọi là giá trị sức lao
động), còn sự biến động trên thị trờng của giá cả sức lao động xoay quanh giá trị
sức lao động là do quan hệ cung cầu quyết định.
Ta có thể đi đến một khái niệm đầy đủ về tiền lơng, tiền lơng là biểu hiện
bằng tiền của giá trị sức lao động, là giá cả yếu tố sức lao động mà ngời sử
dụng sức lao động phải trả cho ngời cung ứng sức lao động, tuân theo nguyên
tắc cung cầu, giá cả của thị trờng và pháp luật hiện hành của Nhà nớc.
Để có một khái niệm mang tính pháp lý về tiền lơng, Điều 55 Bộ luật Lao


động có ghi: "Tiền lơng của ngời lao động do hai bên thoả thuận trong hợp đồng
lao động và đợc trả theo năng suất lao động, chất lợng và hiệu quả công việc. Mức
lơng của ngời lao động không đợc thấp hơn mức lơng tối thiểu do Nhà nớc quy
định".
Trong điều kiện của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần nh ở nớc ta
hiện nay, phạm trù tiền lơng đợc thể hiện cụ thể trong từng thành phần và khu vực
kinh tế.
Trong thành phần kinh tế Nhà nớc và khu vực hành chính sự nghiệp, tiền l-
ơng là số tiền mà các doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức của Nhà nớc trả cho ng-
ời lao động theo cơ chế và chính sách của Nhà nớc và đợc thể hiện trong hệ thống
thang, bảng lơng do Nhà nớc quy định.
Trong các thành phần và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, tiền lơng chịu
sự tác động và chi phối rất lớn của thị trờng và thị trờng lao động. Tiền lơng trong
khu vực này dù vẫn nằm trong khuôn khổ pháp luật và theo những chính sách của
Chính phủ, nhng đợc quyết định theo sự thoả thuận trực tiếp giữa chủ và thợ,
những "mặc cả" cụ thể giữa một bên là làm thuê và một bên đi thuê thông qua hợp
đồng lao động.
Cùng với phạm trù tiền lơng, chúng ta còn có các phạm trù khác nh: tiền
công, thu nhập, chúng cùng mang bản chất với tiền lơng tức là đều biểu hiện bằng
tiền của giá trị sức lao động.
Nhng giữa tiền lơng và tiền công có sự phân biệt nhất định. Trớc đây hai
khái niệm này khác nhau về cả nội dung và đối tợng chi trả. Khái niệm tiền lơng
đợc sử dụng trong khu vực quốc doanh, nó là phần trả trực tiếp cho ngời lao động,
ngoài tiền lơng đợc trả bằng tiền ngời lao động còn nhận đợc phần phân phối gián
tiếp bằng hiện vật thông qua tem, phiếu và một số chính sách phúc lợi nh chính
sách nhà ở, bảo hiểm xã hôi, khám chữa bệnh... Tiền công đợc dùng cho các đối t-
ợng còn lại ngoài Kinh tế quốc doanh, nó bao gồm cả phần trả trực tiếp và gián
tiếp cho ngời lao động. Nói khác đi tiền công chính là tiền lơng đã đợc tiền tệ hóa.
Hiện nay tiền lơng và tiền công dờng nh không còn sự tách biệt, đều là giá
cả sức lao động nhng vẫn còn thói quen quan niệm tiền lơng gắn với khu vực kinh

tế quốc doanh và tiền công gắn với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.
Nhng dù tiền lơng hay tiền công cũng đều phải đảm bảo các yêu cầu sau :
+ Tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất sức lao động mở rộng
+ Thúc đẩy tăng năng suất lao động
+ Phù hợp với cung cầu lao động
Trong khái niệm tiền lơng cần phân biệt giữa tiền lơng danh nghĩa và tiền l-
ơng thực tế. Tiền lơng danh nghĩa là số tiền ngời lao động trực tiếp nhận đợc từ
phía ngời sử dụng lao động trả cho công việc họ làm, còn tiền lơng thực tế đợc
hiểu là lợng hàng hóa, dịch vụ cần thiết mà ngời lao động hởng lơng mua đợc
bằng lợng tiền lơng danh nghĩa của họ.
Nh vậy tiền lơng thực tế không chỉ phụ thuộc vào tiền lơng danh nghĩa mà
còn phụ thuộc vào giá cả hàng hoá, dịch vụ cần thiết. Mối quan hệ giữa tiền lơng
danh nghĩa và tiền lơng thực tế đợc thể hiện thông qua công thức :


I
tldn


I
tltt
=
I
gc
Trong đó :
I
tltt
: là chỉ số tiền lơng thực tế
I
tldn

: là chỉ số tiền lơng danh nghĩa
I
gc
: là chỉ số giá cả
Thu nhập có cùng bản chất với tiền lơng nhng đợc hiểu với nghĩa rộng
hơn, thu nhập của một ngời lao động là tất cả những khoản thu mà ngời lao động
đó nhận đợc từ việc cung ứng sức lao động của mình, bao gồm cả tiền lơng (hay
tiền công), tiền thởng, tiền ăn ca...
1.2. Các chức năng cơ bản của tiền lơng:
1.2.1. Thớc đo giá trị của lao động
Do lao động là hoạt động chính của con ngời và là đầu vào của mọi qúa
trình sản xuất trong xã hội, tiền lơng là hình thái cơ bản của thù lao lao động thể
hiện giá trị của khối lợng sản phẩm và dịch vụ mà ngời lao động nhận đợc trên cơ
sở trao đổi sức lao động. Hiểu theo cách này, tiền lơng bị chi phối bởi quy luật giá
trị và phân phối theo lao động.
1.2.2. Duy trì và phát triển sức lao động
Tiền lơng là bộ phận thu nhập chính của ngời lao động nhằm thoả mãn phần
lớn các nhu cầu về văn hoá và vật chất của ngời lao động. Mức độ thoả mãn các
nhu cầu của ngời lao động phần lớn đợc căn cứ vào độ lớn của các mức tiền lơng.
Độ lớn của tiền lơng phải tạo ra các điều kiện cần thiết để bảo đảm tái sản xuất
sức lao động giản đơn và mở rộng sức lao động cho ngời lao động và gia đình họ.
Hiểu theo cách này tiền lơng bị chi phối bởi quy luật tái sản xuất sức lao động. Có
nghĩa là trong một chừng mực nhất định, cần thiết phải bảo đảm mức lơng tối
thiểu cho ngời lao động không phụ thuộc vào hiệu quả lao động của họ. Bên cạnh
đó, các mức tiền lơng tăng không ngừng sẽ có tác động nâng cao khả năng tái sản
xuất sức lao động, tạo điều kiện nâng cao chất lợng lao động và các giá trị khác
của ngời lao động.
1.2.3. Kích thích lao động.
Các mức tiền lơng và cơ cấu tiền lơng là các đòn bẩy kinh tế rất quan trọng
để định hớng quan tâm và động cơ trong lao động của ngời lao động. Khi độ lớn

của tiền lơng phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất kinh doanh, khi khối lợng các t liệu
sinh hoạt của ngời lao động phụ thuộc trực tiếp vào độ lớn của các mức tiền lơng
thì ngời lao động sẽ quan tâm trực tiếp đến kết quả hoạt động của họ. Nâng cao
hiệu quả lao động là nguồn gốc để tăng thu nhập, tăng khả năng thoả mãn nhu cầu
của ngời lao động. Hiểu theo cách này, tiền lơng bị chi phối bởi quy luật không
ngừng thoả mãn các nhu cầu sinh hoạt và không ngừng nâng cao năng suất lao
động. Nguyện vọng không ngừng thoả mãn các nhu cầu sinh hoạt đợc thể hiện
trong việc không ngừng nâng cao hiệu quả lao động, không ngừng nâng cao năng
suất lao động, tăng hiệu quả lao động.
1.2.4. Kích thích kinh tế phát triển và thúc đẩy sự phân công lao động trên
toàn bộ nền kinh tế
Trên lĩnh vực vĩ mô, tổng mức tiền lơng quyết định tổng cầu về hàng hoá và
dịch vụ cần thiết phải sản xuất. Do vậy, việc tăng các mức tiền lơng có tác dụng
kích thích tăng sản xuất, qua đó tăng nhu cầu về lao động.
Bên cạnh đó, sự chênh lệch tiền lơng giữa các ngành, các nghề thúc đẩy sự
phân công và bố trí lao động cũng nh các biện pháp nâng cao năng suất lao động.
1.2.5. Chức năng xã hội của tiền lơng
Cùng với việc không ngừng nâng cao năng suất lao động, tiền lơng là yếu tố
kích thích không ngừng hoàn thiện các mối quan hệ lao động. Việc gắn tiền lơng
với hiệu quả của ngời lao đọng và đơn vị kinh tế sẽ thúc đẩy mối quan hệ hợp tác,
giúp đỡ lẫn nhau để đạt đợc các mức tiền lơng cao nhất. Bên cạnh đó, tạo tiền đề
cho sự phát triển toàn diện của con ngời và thúc đẩy xã hội phát triển theo hớng
dân chủ hoá và văn minh hoá.
Tóm lại, tiền lơng là một phạm trù kinh tế tổng hợp và là đòn bẩy kinh tế
rất quan trọng đến sản xuất, đời sống và các mặt khác của nền kinh tế xã hội,
tiền lơng đợc trả đúng đắn có tác dụng: (1) đảm bảo tái sản xuất sức lao động
và không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hoá cho ngời lao động; (2) là
một yếu tố quan trọng để nâng cao năng suất lao động; (3) tạo điều kiện để
phân bố hợp lý sức lao động giữa các ngành nghề, các vùng, các lĩnh vực trong
cả nớc: (4) thúc đẩy bản thân ngời lao động và xã hội phát triển.

1.3. Tiền lơng trong nền kinh tế thị trờng định hớng XHCN
Các đặc điểm cơ bản của tiền lơng:
Trong nền kinh tế thị trờng định hớng XHCN, việc đảm bảo mức sống tối
thiểu cho ngời lao động và gia đình họ là một mục tiêu quan trọng. Do vậy tiền l-
ơng không bị hạ thấp một cách quá đáng hoặc quá linh hoạt, trái lại, nó dừng ở
một mức vừa phải và có tính ổn định. Tuy nhiên, thất nghiệp vì thế cũng có nguy
cơ gia tăng nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời của Chính phủ thông qua
các giải pháp kích cầu.
- Trong nền kinh tế thị trờng định hớng XHCN tiền lơng có mối quan hệ tỷ
lệ thuận với mức tăng lợi nhuận và tăng trởng kinh tế. Tăng trởng kinh tế là tiền
đề để tăng tiền lơng, thu nhập, nâng cao mức sống của ngời làm công ăn lơng và
do vậy lợi nhuận phải đợc thực hiện trên cơ sở tăng năng suất lao động, tạo ra
nhiều việc làm cho ngời lao động, không dựa trên việc khai thác, bóc lột sức lao
động.
- Trong nền kinh tế thị trờng định hớng XHCN, việc tăng tiền lơng cần thiết
phải đạt đợc trên cơ sở tăng cờng mối liên kết giữa lao động và quản lý, tiến tới sự
kết hợp hài hoà của các lợi ích, trên cơ sở các bên cùng có lợi, cùng chia sẻ lợi
ích.
- Phân phối tiền lơng và thu nhập trong nền kinh tế thị trờng định hớng
XHCN phản ánh sự chênh lệch về số lợng và chất lợng lao động thực hiện. Tiền l-
ơng không đơn thuần thể hiện chi phí đầu vào, mà còn thể hiện cả kết quả của
"đầu ra". Bài toán phân chia tiền lơng trong nền kinh tế thị trờng định hớng
XHCN là bài toán phân chia lợi ích đợc thực hiện thông qua việc phát huy vai trò
của thoả ớc lao động cũng nh sự can thiệp của Chính phủ.
- Trong nền kinh tế thị trờng định hớng XHCN, Nhà nớc tham gia một cách
tích cực và chủ động vào quá trình phân phối (bao gồm phân phối lần đầu và phân
phối lại). Tuy nhiên, Nhà nớc thực hiện sự phân chia tiền lơng thông qua hệ thống
pháp luật và chính sách kinh tế, xã hội vừa bảo đảm hạn chế sự bóc lột và tiêu cực
trong kinh doanh của ngời chủ đồng thời khuyến khích lợi ích chính đáng, tính
tích cực, sáng tạo của họ.

- Việc làm, an toàn việc làm và an sinh xã hội là mối quan tâm của ngời lao
động, do đó mức tiền lơng cần phải đủ lớn để duy trì cuộc sống của họ trong ngày
hôm nay và cho cả khi họ không có sức lao động. Nói cách khác, tiền lơng cần
bao gồm cả tiền lơng cơ bản và một phần cho an sinh xã hội phòng khi thất
nghiệp. Về thực chất tiền lơng này cao hơn so với tiền lơng của nền kinh tế t bản
chủ nghĩa.
Các nguyên tắc cơ bản của tiền lơng:
- Tiền lơng bị chi phối không những bởi quy luật giá trị, quy luật cung cầu
lao động mà còn bị chi phối bởi các qui luật kinh tế khác, trong đó có qui luật về
mức sống tối thiểu.
- Cách biệt về tiền lơng giữa những ngời thấp nhất và cao nhất không nh
tiền lơng trong nền kinh tế t bản chủ nghĩa.
- Tiền lơng có tính bảo đảm cao, không những bảo đảm mức sống cho ngời
lao động trong quá trình làm việc mà còn bảo đảm cho họ có mức sống khi suy
giảm sức lao động tạm thời hoặc vĩnh viễn.
- Tiền lơng dựa trên điều kiện lao động tốt, các tiêu chuẩn lao động và chế
độ làm việc ngày càng đợc hoàn thiện.
- Tiền lơng linh hoạt tơng đối, không những thể hiện giá trị lao động mà cả
hiệu suất lao động do sự tham gia của ngời lao động vào quá trình phân phối lần
đầu và lần 2 trong nội bộ doanh nghiệp.
- Mức tiền lơng tăng dựa trên sự khai thác các yếu tố tiềm năng trong sản
xuất. Tiền lơng là kết quả của mối liên kết quản lý lao động, không dựa vào sự
chiếm đoạt của ngời sử dụng lao động đối với ngời lao động.
Tuy nhiên Việt Nam hiện tại trong thời kỳ quá độ, từ nền sản xuất nông
nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội, vì vậy, không thể tránh khỏi những yếu tố
của nền kinh tế thị trờng t bản chủ nghĩa nh: sự cạnh tranh (kể cả cạnh tranh
không lành mạnh), phá sản, tình trạng thất nghiệp, sự phân hoá mạnh của các mức
lơng, sự phân hoá về thu nhập, mức sống của xã hội và các tầng lớp dân c. Vì vậy
cần thiết phải chấp nhận một sự phân biệt về tiền lơng theo vùng, ngành, theo kết
quả sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp.

1.4. Yêu cầu và các nguyên tắc cơ bản trong tổ chức tiền lơng
Tổ chức tiền lơng là quá trình thực hiện chi trả cho ngời lao động theo các
yêu cầu và nguyên tắc của pháp luật hiện hành.
Tổ chức tiền lơng bao gồm toàn bộ quá trình từ việc xây dựng quỹ tiền lơng
đến việc áp dụng các chế độ hình thức trả lơng để phân phối đến tay ngời lao
động. Tổ chức tiền lơng là một mảng quản lý rất phức tạp, đòi hỏi kiến thức, kinh
nghiệm và bảo đảm các nguyên tắc.
Nguyên tắc của tổ chức tiền lơng
- Trả lơng nh nhau cho những lao động nh nhau
ở đây công bằng đợc hiểu theo công bằng dọc. Nguyên tắc đợc đa ra dựa
trên cơ sở quy luật lao động theo phân phối theo lao động. Trong điều kiện sản
xuất nh nhau (số lợng, chất lợng) ngời lao động phải đợc hởng lơng ngang nhau
không phân biệt giới tính, lứa tuổi, dân tộc. Nguyên tắc này đã đợc đa ra từ rất
sớm. Ngay sau khi cách mạng tháng tám thành công, sắc lệnh của Chủ tịch nớc
Việt nam dân chủ cộng hoà ghi rõ: "Công dân là đàn bà hay trẻ em mà làm cùng
một công việc nh công dân đàn ông, đợc tính tiền lơng của công dân đàn ông."
Và cho đến nay đây vẫn là một nguyên tắc đợc chú trọng hàng đầu trong
công tác tổ chức tiền lơng. Nó có ý nghĩa quan trọng trong quản trị nhân lực và
tạo động lực lao động cho ngời lao động.
- Tốc độ tăng tiền lơng chậm hơn tốc độ tăng năng suất lao động
Tiền lơng bình quân tăng lên do nhiều yếu tố nh năng suất lao động, cải
tiến công nghệ, tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu trong sản xuất. Do đó để có thể
tái sản xuất mở rộng, tăng tiền lơng phải đảm bảo tăng chậm hơn tăng năng suất
lao động, tạo cơ sở giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh.
Đối với nền kinh tế, thực chất mối quan hệ này là mối quan hệ giữa tiêu
dùng và tích luỹ hay giữa tốc độ phát triển của khu vực sản xuất t liệu sản xuất và
khu vực sản phẩm tiêu dùng. Mức tăng của tổng sản phẩm xã hội (t liệu tiêu dùng
+ t liệu sản xuất) lớn hơn mức tăng tiêu dùng làm cho sản phẩm xã hôi tính bình
quân theo đầu ngời tăng lên, năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lơng.
Nguyên tắc này mang tính kinh tế nên cần đợc duy trì tuyệt đối, nhằm đảm bảo s

tồn tại và phát triển của các donah nghiệp và của cả xã hội.
- Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lơng giữa những ngời lao động làm
trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân
Cơ sở của nguyên tắc này là đảm bảo kết hợp hài hoà giữa quá trình phân
công lao động và phát triển xã hội. Tính phức tạp về kỹ thuật giữa các ngành trong
nền kinh tế quốc dân đòi hỏi trình độ lành nghề của ngời lao động là khác nhau
dẫn đến tiền lơng bình quân của các ngành là khác nhau. Nguyên tắc này khẳng
định một sự phân biệt cần thiết các điều kiện lao động nhằm phục vụ chính sách
kinh tế xã hội. Mức lơng cao hơn với một yêu cầu về kỹ năng, trình độ, kinh
nghiệm sẽ thúc đẩy ngời lao động tự học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm và nâng cao
năng suất lao động.Nguyên tắc này thể hiện tính xã hội của tiền lơng, do đó
không thể coi nhẹ. Nó bao hàm ý nghĩa kinh tế của mỗi ngành trong nền kinh tế
quốc dân. Xét trong tòan bộ nền kinh tế, mỗi ngành có một vai trò khác nhau
trong các giai đoạn, thời kỳ phát triển khác nhau. Những ngành có vai trò quan
trọng, mang tính mũi nhọn đợc chú trọng cần đợc tập trung tài nguyên, nhân lực
để thúc đẩy phát triển kéo theo sự phát triển của các ngành khác và các ngành mũi
nhọn đó đợc áp dụng hởng mức lơng cao hơn so với các ngành khác. Sự khác
nhau về môi trờng, khí hậu, dân c, giá cả sinh hoạt sẽ tạo ra sự chênh lệch nội
dung. Sự khác nhau đó đợc bù lại bằng chế độ chính sách mà tiền lơng là một
phần trong đó. Nguyên tắc này đã đợc cụ thể hoá trong Bộ Luật Lao động nớc ta.
Mỗi nguyên tắc trên đây phản ánh một khía cạnh khác nhau của tiền lơng,
chúng kết hợp hài hoà và bổ sung cho nhau một cách thống nhất và tạo ra vai trò
quan trọng của tiền lơng.
Yêu cầu của tổ chức tiền lơng
- Bảo đảm tái sản xuất sức lao động và không ngừng nâng cao đời sống
vật chất cho ngời lao động
Sức lao động là năng lực lao đông, là toàn bộ thể lực và trí lực của con ngời.
Sức lao động thể hiện ở trạng thái thể lực và tinh thần trạng thái tâm, sinh lý thể
hiện ở trình độ nhận thức, kỹ năng lao động. Sức lao động là một trong 3 yếu tố
của quá trình sản xuất, nó là yếu tố quan trọng nhất vì sức lao động có khả năng

phát động và đa các t liệu lao động, đối tợng lao động và quá trình sản xuất.
- Làm cho năng suất lao động không ngừng nâng cao
Tiền công là đòn bẩy quan trọng để nâng cao năng suất lao động, tạo cơ sở
quan trọng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Do đó, tổ chức tiền lơng phải đạt đợc
yêu cầu là làm tăng năng suất lao động. Mặt khác đây cũng là yêu cầu đặt ra với
việc phát triển, nâng cao trình độ và khả năng của ngời lao động.
- Phải đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu
Tổ chức tiền lơng luôn là vấn đề phức tạp, tuy nhiên cần phải rõ ràng, dễ
hiểu để ngời lao động nhận thấy đợc sự công bằng, khách quan trong tiền lơng.
- Phải hợp pháp
Tổ chức tiền lơng trong bất kỳ một doanh nghiệp nào trên lãnh thổ Việt
nam cũng đều phải tuyệt đối chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật Việt Nam. Bộ
Luật Lao động nớc ta cũng đã có một chơng quy định về các vấn đề xung quanh
công tác xây dựng và quản lý tiền lơng trong các doanh nghiệp Nhà nớc.
1.5. Các yếu tố chi phối tiền lơng
Khi tổ chức tiền lơng cần phải nghiên cứu kỹ các yếu tố xác định và ảnh h-
ởng đến tiền lơng nếu không tiền lơng sẽ mang tính chủ quan và thiên lệch. Các
yếu tố chi phối tiền lơng , đó là:
- Giá trị công việc
- Trình độ phát triển kinh tế chung của đất nớc và của từng vùng
- Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cá nhân trong từng thời kỳ
- Mô hình phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp
- Thâm niên làm việc trong doanh nghiệp
- Các khoản chi phí khác về tiền lơng (nếu có).
Sơ đồ các yếu tố ảnh hởng đến tiền lơng:
Công việc
Kỹ năng
Nỗ lực
Trách nhiệm
Điều kiện làm việc

Xã hội
-Cung cầu lao
động
-Điều kiện KT
quốc gia
-Giá cả sinh
hoạt
-Luật pháp
-Quan niệm
thành kiến
Công ty
-Định mức
LĐKT
-Khả năng chi
trả
-Chính sách
chiến lợc
-Đặc điểm hoạt
động
Tiền lơng,
thu nhập

×