Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Bài thu hoạch học tập và làm theo tấm gương Đ Đ Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.71 KB, 6 trang )


BẢN THU HOẠCH
QUA 4 NĂM THỰC HIỆN HỌC TẬP VÀ LÀM THEO
TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
Họ và tên : Nguyễn Văn Tuấn
Chức vụ : Giáo viên TPT
Đơn vị công tác : Trường TH Lương Thế Vinh
Sinh hoạt Đảng tại chi bộ : Trường Tiểu học Lương Thế Vinh.
Thuộc Đảng bộ phường Nguyễn Trãi thành phố Kon Tum.
Qua 4 năm học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tôi trình bày lại nhận thức
của bản thân và liên hệ đánh giá những việc đã làm được, những việc chưa làm được theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh như sau:
I. Về nhận thức.
1. Nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của Cuộc vận động :
a. Đối với công tác xây dựng Đảng.
Cách mạng Việt Nam đi hết từ thành công này đến thành công khác. Tuy nhiên để duy trì
và phát huy những thành quả của Cách mạng, thì theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Xây dựng Đảng
là phải thực hiện tốt các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng”.
- Cách mạng cần có Đảng. “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt”.
- Xây dựng Đảng là phải thực hiện tốt các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng.
- Quan tâm xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên có đức, có tài để Đảng xứng đáng
“là đạo đức, là văn minh”
- Tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa Đảng và dân
- Đảng phải thường xuyên tự đổi mới, chỉnh đốn.
Những nguyên tắc đó là:
- Nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
- Nguyên tắc tự phê bình và phê bình.
- Nguyên tắc kỷ luật nghiêm minh, tự giác.
- Nguyên tắc đoàn kết, thống nhất trong Đảng.
Trong những nguyên tắc ấy, chúng ta không thể xem nhẹ bất cứ một nguyên tắc nào, tuy


nhiên, chúng ta phải nhận thức được rằng “Nguyên tắc tập trung dân chủ” là nguyên tắc cơ
bản nhất trong tổ chức và sinh hoạt Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: “Dân chủ nhưng trò
phải kính thầy và thầy phải mến trò chứ không phải là “cá đối bằng đầu”. Có dân chủ chúng ta
mới phát huy được sức mạnh của đại đa số và tinh thần đoàn kết, không bảo thủ và không độc
đoán, chuyên chế, hách dịch, cửa quyền, v.v..Nhưng chúng ta cũng phải đề phòng dân chủ “quá
trớn”, đề phòng bè lũ bán nước, phản động lợi dụng hai từ “dân chủ”để dụ dỗ người dân yêu
cầu quá đáng, đòi hỏi đa nguyên, đa đảng, cho nên dân chủ nhưng cũng phải tập trung. Vì thế
tập trung và dân chủ phải luôn đi đôi với nhau, khăng khít với nhau cũng như “tập thể” và “cá
nhân”.
*Cuối cùng, công tác xây dựng Đảng không thể thiếu đó là “Đảng phải thường xuyên tự đổi
mới, tự chỉnh đốn”. Mỗi thời kí Cách mạng có những nhiệm vụ khác nhau, Đảng cũng phải linh
hoạt nắm bắt tình hình, thời cơ và nhiệm vụ. Nhưng để làm được điều đó thì “việc cần phải làm
trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng” Nhưng chỉnh đốn lại Đảng ở những nội dung nào thì Người
cũng đã thể hiện rất rõ: Tăng cường công tác xây dựng Đảng cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức,
đạo đức, lối sống và luôn luôn chú ý tới những biểu hiện tiêu cực, thoái hóa, biến chất để giữ
Đảng luôn trong sạch. Bên cạnh đó phải thường xuyên bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đảng viên
vừa “hồng” vừa “chuyên”, có đủ tư cách, phẩm chất đạo đức và năng lực để phục vụ Tổ quốc,
phục vụ nhân dân. Đồng thời Đảng phải vươn lên đáp ứng kịp yêu càu của tình hình và nhiệm
vụ mới. Muốn làm được như thế thì Đảng phải phát huy tinh thần “dân chủ” mà không quên
- 1 -

“tập trung” trong nội bộ, phát huy tinh thần Đại đoàn kết dân tộc, huy động sức mạnh toàn dân
tộc.
Bản thân tôi là một Đảng viên, ngoài việc phải luôn luôn tìm hiểu, học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh về mọi mặt trong cuộc sống, qua đợt học tập các chuyên đề
tôi nhận thấy rằng những nội dung mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu không những có tầm nhìn
chiến lược và thời đại sâu sắc mà còn mang ý nghĩa triết học sâu sắc, nếu như áp dụng vào việc
tổ chức, phát triển trong cuộc sống của mỗi cá nhân thì vô cùng quí giá và quan trọng. Ví dụ:
Chúng ta vẫn thường nói: “Gia đình là một tế bào của xã hội” – Như thế, những nguyên tắc xây
dựng Đảng chúng ta thấy đều quý báu, nếu như áp dụng vào xây dựng Gia đình – Gia đình

cũng là một tổ chức, chúng ta thấy đều có thể linh hoạt áp dụng hầu hết các Nguyên tắc của
Người, một Gia đình mà có “dân chủ” nhưng không có “tập trung” thì hẳn con cái không lễ
phép với ba mẹ, vợ chồng không tôn trọng lẫn nhau, nhưng một gia đình mà có “tập trung” mà
không có tinh thần “dân chủ” thì người đứng đầu gia đình ấy trở thành gia trưởng, độc đoán,
bảo thủ chuyên quyền.
Trong thâm tâm của bản thân cũng như trong mọi hành động, tôi luôn quán triệt tư tưởng
sâu sắc trong việc đấu tranh với bản thân để noi theo tấm gương vĩ đại của Người. Song song
với việc xây dựng Đảng tùy theo sức và vị trí của mình, bản thân tôi cũng luôn nâng cao tinh
thần cảnh giác, chống những luận điệu xuyên tạc và cơ hội về Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ
đại. Không ngừng nâng cao trình độ của bản thân để thích ứng với điều kiện xã hội mới, áp
dụng triệt để và linh hoạt các Nguyên tắc của Người tùy theo vị trí của mình như: Tập trung dân
chủ, Tự phê bình và phê bình, kỷ luật nghiêm minh tự giác, trong cơ quan cũng như trong cuộc
sống cộng đồng, gia đình, lối xóm,...
Bên cạnh những ưu điểm, bản thân tôi nhận thấy mình cũng còn những nhược điểm cần
phải thẳng thắn, mạnh dạn, cương quyết nhìn nhận hơn nữa như tự phê bình và phê bình còn né
tránh, cả nể, chưa kiên quyết, dứt khoát. Việc đấu tranh, tự rèn luyện, tu dưỡng của bản thân
còn chưa khoa học, chưa hệ thống. Và tinh thần làm việc nhiều lúc chưa sâu sát, chưa tỉ mỉ.
b.Đối với đời sống xã hội.
Những kinh nghiệm hay được rút ra từ tổng kết việc thực hiện Cuộc vận động qua 4 năm
ở các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị đã được vận dụng và phát huy . Việc phát hiện, tuyên
truyền, cổ vũ, nêu gương, nhân rộng các nhân tố mới, điển hình tiên tiến được coi trọng và trên
thực tế, đã thu được kết quả rõ rệt. Cuộc vận động lớn này đã gắn kết chặt chẽ hơn với các
phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", "Xóa đói, giảm nghèo", "Ủng hộ
đồng bào miền trung bị lũ lụt", "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"...
Bên cạnh nỗ lực và thành tích đã đạt được, quá trình thực hiện Cuộc vận động qua 4
năm nói chung cũng bộc lộ một số hạn chế, thiếu sót cần khắc phục. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo
trên một số việc chưa sát đúng, kịp thời. Một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, kể cả cán
bộ chủ chốt còn thiếu gương mẫu, thậm chí vi phạm pháp luật, đạo đức lối sống. Sự gắn kết nội
dung Cuộc vận động với thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành, địa phương, đơn vị ở một số
nơi còn lúng túng, chưa huy động được các lực lượng trong hệ thống chính trị tham gia. Sự phối

hợp giữa các công tác tuyên giáo, công tác tổ chức - cán bộ, công tác kiểm tra, giám sát, thi
đua, khen thưởng... chưa chặt chẽ, liên tục. Thực tiễn sinh động và phong phú bốn năm triển
khai Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" cho chúng ta
những bài học thiết thực.
Trước hết, phải tạo được sự thống nhất cao về nhận thức tư tưởng và hành động trong
toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân về ý nghĩa, tầm quan trọng, tác dụng to lớn, nhiều mặt của
Cuộc vận động. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, đặc biệt là vai trò, trách nhiệm, tính gương
mẫu của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị là vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định
trong việc huy động toàn Ðảng, toàn quân, toàn dân tham gia. Sự vào cuộc tích cực, chủ động
của cả hệ thống chính trị, nhất là các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể
chính trị có ý nghĩa, tác dụng to lớn đối với quá trình thực hiện Cuộc vận động. Ðội ngũ cốt
- 2 -

cán, nhất là người đứng đầu mỗi cơ quan, đơn vị nêu cao trách nhiệm, có uy tín, gương mẫu đi
đầu trong công tác tuyên truyền, chỉ đạo và thực hiện Cuộc vận động. Lời dặn dò lúc sinh thời
của Bác: "Ðảng viên đi trước, làng nước đi sau", "Dễ mười lần không dân cũng chịu, khó trăm
lần dân liệu cũng xong" trong Cuộc vận động này là hết sức có ý nghĩa. Mức độ thành công đến
đâu của Cuộc vận động trước hết và chủ yếu phụ thuộc vào những yếu tố, nhân tố quan trọng
đó. Phải làm cho Cuộc vận động lan tỏa, thấm dần vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, mỗi cán
bộ, đảng viên, công chức, viên chức, mỗi người dân, trở thành lối sống, nếp sống, lẽ sống.
2. Nhận thức về tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
* Về sự cần thiết phải học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống theo tấm gương Chủ tịch
Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.
Đạo đức luôn là vấn đề được Người quan tâm hàng đầu, trong cuốn “Đường kách
mệnh” Người đã dành hẳn một chương viết về “Tư cách một người cách mệnh”. Cũng như khi
nghiên cứu về những phẩm chất của con người Việt Nam hiện đại, Người đã kết hợp tinh hoa
văn hóa Đông – Tây, đề ra những phẩm chất cần thiết đối với một con Người Việt Nam nói
chung: “Trung với nước, hiếu với dân – Lòng yêu thương con Người – Cần, kiệm, liêm chính,
chí công vô tư và Tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung”. Trước hết, mỗi con người Việt
Nam phải hội tụ ít nhất những phẩm chất đó, và trong công tác xây dựng Đảng Người còn đề ra

một số phẩm chất tư cách: Suốt đời phấn đấu hy sinh cho mục tiêu, lý tưởng của Đảng, tuyệt
đối trung thành với Đảng, với sự nghiệp Cách mạng. Đặt quyền lợi của Đảng, của Tổ quốc lên
trên hết và lên trước hết, bên cạnh đó phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức Cách
mạng, không ngừng nâng cao đạo đức và năng lực, Người thường căn dặn: “Có đức mà không
có tài thì làm việc gì cũng khó. Có tài mà không có đức thì là người vô dụng”. Rõ ràng, trong
mối liên hệ khăng khít giữa Tài và Đức, Người vẫn luôn nhấn mạnh vai trò của đạo đức như từ
ngàn xưa ông cha ta vẫn luôn căn dặn: “Tiên học Lễ, Hậu học Văn”.
Bản thân tôi nhận thức là một người giáo viên,Đảng viên, tôi luôn thực hiên tốt về chủ
trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, nội quy, quy định của nhà
trường. Tham gia đầy đủ các phong trào do Công Đoàn phát động. cũng như nộp các báo cáo,
đúng thời gian quy định. tham gia và phát động cho HS tham gia đầy đủ các hoạt động do các
cấp , trường cũng như Hội đồng Đội phát động.
* Những phẩm chất đạo đức của người cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trước hết, phải tạo được sự thống nhất cao về nhận thức tư tưởng và hành động có ý
nghĩa, tầm quan trọng, tác dụng to lớn, nhiều mặt đến đạo đức của người cáh mạng. Phẩm chất
đạo đức của người cách mạng là vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong việc tham gia
vào hệ thống chính trị, nhất là các cơ quan nhà nước, người cán bộ cách mạng phải nêu cao
trách nhiệm, có uy tín, gương mẫu đi đầu trong công tác tuyên truyền, chỉ đạo và thực hiện như
lời dặn dò lúc sinh thời của Bác: "Ðảng viên đi trước, làng nước đi sau", "Dễ mười lần không
dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong" Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
đã trở thành di sản vô giá của dân tộc Việt Nam được bạn bè thế giới hết lòng ngưỡng mộ. Di
sản tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là muối của biển đời ,là tinh hoa của đạo làm người, và
sẽ được cất giữ trong mỗi con tim, mỗi khối óc của muôn triệu cách mạng Việt Nam.
* Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí,
quan liêu.
Theo Bác tiết kiệm là tích cực. Trái lại tiết kiệm cốt để giúp vào tăng gia sản xuất, mà
tăng gia sản xuất là để dần nâng cao mức sống nhân dân. Nói theo lối khoa học tiết kiệm là tích
cực chứ không phải tiêu cực. Phải nâng cao phẩm chất trí tuệ của Đảng, xây dựng, hoàn thiện
đường lối đổi mới, đề ra các chủ trương, giải pháp phù hợp cho giai đoạn phát triển mới. Muốn
đề ra đường lối, chủ trương, quyết sách phù hợp, Đảng phải nâng cao tầm trí tuệ, nắm chắc yêu

cầu thực tiễn, tình hình trong nước và quốc tế để tiếp tục hoàn thiện đường lối đổi mới, đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện
đại. Phải đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, thu hút và
- 3 -

phát huy tiềm năng trí tuệ của toàn dân tộc. Cần đặc biệt coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ,
đảng viên có đủ đức và tài, có tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước dân tộc, năng động,
dám nghĩ, dám làm. Mặt khác, kiên quyết đấu tranh, khắc phục tình trạng suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống, tham nhũng, lãng phí, quan liêu và các tiêu cực khác ở trong Đảng
và ngoài xã hội.
Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng để đưa đường lối, chủ trương của
Đảng vào thực tiễn cuộc sống. Đó cũng chính là yêu cầu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra
trong trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”.
* Tư tưởng, tâm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nâng cao ý thức trách nhiệm , hết long phụng
sự Tổ quốc , phục vụ nhân dân.
Nhà nước của ta là nhà nước “của dân, do dân và vì dân”, người dân làm chủ, trong đó
“dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Vì thế Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ
trung thành của nhân dân. Đảng phải “tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa Đảng và dân”,
nâng cao tinh thần trách nhiệm: “không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”. Đảng muốn
thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách thì phải thuận lòng dân, cũng như công tác dân vận
phải tốt: “Dân vận tốt thì việc gì cũng dễ, dân vận không tốt thì việc dễ cũng thành việc khó”.
Gần dân, quan tâm đến lợi ích, đời sống của nhân dân như Người đã khẳng định: “Việc gì có
ích cho dân dù nhỏ nhất cũng phải làm, việc gì có hại cho dân dù nhỏ nhất cũng phải tránh”.
* Tư tưởng , tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững
mạnh,"là đạo đức văn minh".
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiều bài nói, bài viết về công tác xây dựng Đảng.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng rất phong phú, trong đó tập trung vào những điểm
chủ yếu sau:
Cách mạng Việt Nam "trước hết phải có đảng cách mệnh". “Đảng muốn vững thì phải
có chủ nghĩa làm cốt".

Xây dựng Đảng là phải thực hiện tốt các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng: Nguyên
tắc tập trung dân chủ ; nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; nguyên tắc tự phê bình
và phê bình; kỷ luật nghiêm minh, tự giác; đoàn kết, thống nhất trong Đảng. Quan tâm xây
dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên có đức, có tài để Đảng xứng đáng "là đạo đức, là
văn minh".
Tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa Đảng và dân. Đảng ta gắn bó với dân vì "Đảng là
con nòi của nhân dân"; mục đích của Đảng là "Đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc". Người
nói: " Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.Mỗi
đảng viên phải bằng hành động thực tế của mình để có niềm tin yêu của nhân dân, chứ không
phải "dán lên trán hai chữ cộng sản" là được dân tin, dân yêu, dân kính, dân phục". Đảng phải
thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn là yêu cầu của sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân
tộc.
II. Về làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
1. Kết quả cụ thể của bản thân trong làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh .
1.1. Làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng
phí quan liêu.
Bản thân là người đảng viên phải nâng cao tầm trí tuệ, nắm chắc yêu cầu thực tiễn, tình
hình trong nước và quốc tế để góp phần hoàn thiện đường lối đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Phải đẩy
mạnh và nâng cao hiệu quả của nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn và phát huy tiềm năng trí
tuệ của toàn dân tộc. Cần đặc biệt coi trọng tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước dân tộc,
năng động, dám nghĩ, dám làm. Mặt khác, kiên quyết đấu tranh, khắc phục tình trạng suy thoái
về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tham nhũng, lãng phí, quan liêu và các tiêu cực khác ở
trong Đảng và ngoài xã hội. Tham gia đấu tranh chống những biểu hiện suy thoái về tư tưởng
- 4 -

chính trị, đạo đức, lối sống, tham nhũng, lãng phí, quan liêu, đấu tranh với vấn đề " tự diễn biến
hòa bình" và các tiêu cực khác ở trong nội bộ Đảng và ngoài xã hội.
1.2. Làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nâng cao ý thức trách nhiệm , hết lòng
phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

Bản thân luôn xác định phải “tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa Đảng và dân”, nâng
cao tinh thần trách nhiệmhết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Muốn thực hiện đường
lối, chủ trương, chính sách thì phải thuận lòng dân, cũng như công tác dân vận phải tốt: “Dân
vận tốt thì việc gì cũng dễ, dân vận không tốt thì việc dễ cũng thành việc khó”. Gần dân, quan
tâm đến lợi ích, đời sống của nhân dân như Người đã khẳng định: “Việc gì có ích cho dân dù
nhỏ nhất cũng phải làm, việc gì có hại cho dân dù nhỏ nhất cũng phải tránh”.
1.3. Làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch,
vững mạnh "là đạo đức, văn minh".
* Đối với đảng viên: Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nguyên nhân sâu xa khiến người đảng
viên mắc những căn bệnh nguy hiểm như kiêu ngạo, hống hách, tham ô, lãng phí chính là chủ
nghĩa cá nhân. “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp
dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi nếu
lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”. Vì vậy là người đảng viên phải
nâng cao vai trò, trách nhiệm của mình trong việc xây dựng chi bộ ngày một trong sạch, vững
mạnh. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trên cơ sở phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng
trong đơn vị ; thực hiện nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; nguyên tắc tự phê bình
và phê bình; kỷ luật, nghiêm minh, tự giác trong công tác lãnh đạo của chi bộ.
Luôn gương mẫu tích cực trong các hoạt động, hưởng ứng tốt cuộc vận động " Mỗi thầy
cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo". Tích cực xây dựng và bảo vệ Đảng, đấu tranh
chống những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tham nhũng, lãng phí,
quan liêu và tiêu cực khác ở trong nội bộ Đảng và ngoài xã hội: Xây dựng kế hoạch chi bộ phù
hợp với tình hình chi bộ và không ngừng chỉ đạo chi bộ hoạt động có chất lượng.
2. Nguyên nhân chưa làm được.
* Nguyên nhân khách quan: Trong công tác sự phối hợp giữa một số ban, ngành, đoàn thể với
bản thân chưa thật nhịp nhàng, thường xuyên, hiệu quả chưa cao. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo
trên một số việc chưa sát đúng, kịp thời.
* Nguyên nhân chủ quan: Việc xây dựng chương trình, kế hoạch và thực hiện Cuộc vận động có
lúc, có việc còn lúng túng.
III. Những đề xuất, kiến nghị của bản thân về tiếp tục học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh.

* Đề xuất về nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: Trên cơ sở
4 năm học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, bản thân tôi có những đề xuất,
kiến nghị đối với các cấp, các ngành để tiếp tục thực hiện tốt Cuộc vận động " Học tập và làm
theo tâm gương đạo đức Hồ Chí Minh" trong thời gian tới: Trước hết, phải tạo được sự thống
nhất cao về nhận thức tư tưởng và hành động trong toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân về ý nghĩa,
tầm quan trọng, tác dụng to lớn, nhiều mặt của Cuộc vận động. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp
ủy, đặc biệt là vai trò, trách nhiệm, tính gương mẫu của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị là
vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong việc huy động toàn Ðảng, toàn quân, toàn dân
tham gia. Sự vào cuộc tích cực, chủ động của cả hệ thống chính trị, nhất là các cơ quan nhà
nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị có ý nghĩa, tác dụng to lớn đối với quá trình
thực hiện Cuộc vận động. Ðội ngũ cốt cán, nhất là người đứng đầu mỗi cơ quan, đơn vị nêu cao
trách nhiệm, có uy tín, gương mẫu đi đầu trong công tác tuyên truyền, chỉ đạo và thực hiện
Cuộc vận động. Mức độ thành công đến đâu của Cuộc vận động trước hết và chủ yếu phụ thuộc
vào những yếu tố, nhân tố quan trọng đó. Phải làm cho Cuộc vận động lan tỏa, thấm dần vào
mọi lĩnh vực đời sống xã hội, mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, mỗi người dân, trở
thành lối sống, nếp sống, lẽ sống.
- 5 -

×