Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

19 đề 19 (soạn bởi thảo 11) image marked

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.57 KB, 10 trang )

ĐỀ MINH HỌA CHUẨN
2020 THEO HƯỚNG TINH
GIẢN BỘ GIÁO DỤC

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2020
ĐỀ SỐ 19 – (THẢO 11)
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây:
Khả năng thích nghi của con người, đó là một chủ đề thú vị, bởi vì mọi người đã liên tục
muốn nói với tôi về việc vượt qua nghịch cảnh. […] Sự bất hạnh không phải là một trở ngại mà
chúng ta phải tránh để trở lại với cuộc sống. Nó là một phần cuộc sống của chúng ta. Và tôi
thường xem nó như cái bóng của chính mình. Có lúc tôi nhìn thấy nó rất nhiều, có lúc lại rất
ít, nhưng nó luôn luôn đồng hành với tôi. Và chắc chắn tôi không cố gắng gạt đi những ảnh hưởng
và tầm quan trọng của sự cố gắng trong mỗi con người. Luôn có những nghịch cảnh và những thử
thách trong cuộc sống, và chúng rất thật, rất riêng với mỗi con người, nhưng câu hỏi đặt ra không
phải liệu bạn có gặp những thiếu may mắn đó không, mà là bạn sẽ đối diện với nó như thế nào. Vì
vậy, trách nhiệm của chúng ta không chỉ đơn thuần là che chắn cho những người ta yêu thương
khỏi những bất hạnh, mà là chuẩn bị cho họ đối diện với nó.
[…] Không xử lý sự lành lặn cùa một con người thông qua việc không nhìn nhận khả năng
của họ, chúng ta đang tạo ra một khó khăn khác, trên cả những chướng ngại mà tạo hóa đặt ra cho
họ. Chúng ta đang đánh giá giá trị của một con người đối với cộng đồng một cách hiệu quả. Vì
vậy, ta cần phải nhìn xuyên thấu những bệnh tình tới tận bên trong khả năng của con người. Và
điều quan trọng nhất là có một mối liên hệ giữa những người bị xem là khiếm khuyết và khả năng
sáng tạo vô tận của chúng ta. Vì thế, không phải là vấn đề đánh giá thấp, hay chối bỏ những lần cố
gắng như một điều chúng ta muốn lẩn tránh hay giấu dưới tấm thảm. Nhưng thay vào đó ta tìm
những thấy những cơ hội ẩn mình trong những nghịch cảnh. Vì vậy, có lẽ suy nghĩ mà tôi muốn
đưa ra là chẳng có mấy cơ hội vượt qua nghịch cảnh vì nghịch cảnh gắn nó với ta. Nắm lấy nó, níu
lấy nó vật lộn với nó và có lẽ thậm chí nhảy nhót với nó. Và, có lẽ, nếu chúng ta xem nghịch cảnh là


tự nhiên, lâu dài và có lợi chúng ta sẽ ít cảm thấy sự tồn tại của nghịch cảnh là một gánh nặng.
(Trích Cơ hội từ nghịch cảnh - Aimee Mullins)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2. Tác giả đã “đối diện” với nghịch cảnh như thế nào?
Câu 3. Anh/chị hiểu “những cơ hội ẩn mình trong những nghịch cảnh” là gì?
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm “trách nhiệm của chúng ta không chỉ đơn thuần
là che chắn cho những người ta yêu thương khỏi những bất hạnh, mà là chuẩn bị cho họ đối diện
với nó” không? Vì sao?


PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Qua đoạn trích phần Đọc hiểu, anh (chị) hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày
suy nghĩ về ý kiến “nếu chúng ta xem nghịch cảnh là tự nhiên, lâu dài và có lợi chúng ta sẽ ít cảm
thấy sự tồn tại của nghịch cảnh là một gánh nặng”.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây.
Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.
Mênh mông bốn mặt sương mù
Đất trời ta cả chiến khu một lòng.
Ai về ai có nhớ không?
Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng
Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng
Nhở từ Cao – Lạng, nhớ sang Nhị Hà.
(Trích Việt Bắc – Tố Hữu)
Từ đó, nhận xét về chất trữ tình – chính trị trong thơ Tố Hữu.



ĐỊNH HƯỚNG RA ĐỀ:
- Mức độ: Trung bình
- Nhận xét: Đề đảm bảo kiến thức cơ bản, và không có kiến thức trong nội dung tinh
giản mà Bộ mới công bố ngày 31.3.2020. Đề không khó, vừa sức với học sinh, học sinh
trung bình không khó để đạt mức điểm 5 - 6; học sinh khá đạt 7 - 8. Tuy nhiên để đạt mức
điểm 9-10 đòi hỏi học sinh phải phát huy được tư duy phản biện, các trình bày vấn đề nghị
luận sắc bén, thể hiện quan điểm cá nhân mang tính sáng tạo.
Phần Đọc hiểu trong đề thi minh hoạ THPT quốc gia năm 2020 sử dụng ngữ liệu nằm
ngoài sách giáo khoa, gồm một đoạn trích dẫn cho trước và 4 câu hỏi. Đặc biệt ở câu 3, câu
4 đòi hỏi người làm bài phải hiểu sâu sắc đoạn văn, câu trích dẫn thì bài làm mới hay, hiểu
đúng vấn đề mà đoạn trích truyền tải.
Ở câu nghị luận văn học, nội dung câu hỏi nằm ở phần kiến thức chương trình lớp 12,
không ra vào phần nội dung tinh giản của Bộ GDĐT.

PHẦN
I

CÂU
1
2

3

4

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
NỘI DUNG
ĐỌC HIỂU

Nghị luận
Tác giả đã đối diện với nghịch cảnh:
+ Không trốn tránh nó
+ Coi đó là một phần cuộc sống của chúng ta và thường xem nó
như cái bóng của chính mình
+ Nắm lấy nó, níu lấy nó vật lộn với nó và có lẽ thậm chí nhảy
nhót với nó.
+ Xem nghịch cảnh là tự nhiên, lâu dài và có lợi
- Nghịch cảnh là những khó khăn thách thức chúng ta
cần vượt qua, hãy biến nó thành cơ hội để thể hiện bản thân.
- Nghịch cảnh không phải là những bất hạnh mà đôi
khi nó còn có lợi đối với chúng ta nếu chúng ta biết tận
dụng và vượt qua.
 HS trả lời theo quan điểm cá nhân và lí giải thuyết
phục
 Có thể tham khảo:
- Đồng ý với ý kiến
- Lí giải:
+ Cuộc sống luôn có những khó khăn thử thách, chúng ta
không thể mãi sống để che chắn cho người mình thương
yêu

ĐIỂM
3,0
0,5
1,0

0,5

1,0



+ Phải giúp họ tự bảo vệ bản thân, tự vượt qua khó khăn.
Bản thân tự đối diện được với nghịch cảnh thì mới có thể
tồn tại và thành công.

II
1

LÀM VĂN
Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ
về ý kiến “nếu chúng ta xem nghịch cảnh là tự nhiên, lâu dài
và có lợi chúng ta sẽ ít cảm thấy sự tồn tại của nghịch cảnh là
một gánh nặng”
Yêu cầu chung
- Câu này kiểm tra năng lực viết đoạn nghị luận xã hội, đòi
hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã
hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ thái độ và
chính kiến của mình để làm bài.
-Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng
phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; được tự do bày tỏ chủ kiến
của mình nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc,
phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.
Yêu cầu cụ thể
Hình thức:
Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ.
Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả,
dùng từ, đặt câu,...
Nội dung
a. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: về một ý kiến…

b. Giải thích:
Nghịch cảnh là những khó khăn, thử thách, cũng có
thể đó là sự bất hạnh.
- Gánh nặng: là áp lực, mệt mỏi, là nhiệm vụ hay điều
gì đó nặng nề.
 Ý nghĩa cả câu: cách ứng xử của con người đối với
những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
c. Bàn luận: HS đưa ra lí lẽ và d/c thuyết phục. Có thể
tham khảo:
- Cuộc sống luôn có những khó khăn thử thách. Nghịch
cảnh là một phần của cuộc sống, nó luôn đồng hành với

7,0
2,0

0,25

0,25
0,5

0,75


2

a

b

chúng ta trên đường đời.

- Khi chúng ta nhận thức được sự tồn tại của nghịch
cảnh, nhận thức được những cơ hội ẩn mình dưới nghịch
cảnh, chúng ta sẽ thấy nghịch cảnh mang lại những giá trị
tốt đẹp khác.
- Có cách nhìn nhận đơn giản, tích cực hơn chúng ta sẽ
thấy cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
d. Bài học nhận thức và hành động:
- BHNT
- Liên hệ
Cảm nhận về đoạn đêm hành quân trong bài thơ Việt
Băc – Tố Hữu
Yêu cầu chung:
- Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học,
đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về tác phẩm văn
học, lí luận văn học, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng
cảm thụ văn chương để làm bài.. .
- Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo nhiều cách
khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng, không
được thoát li văn bản tác phẩm.
Yêu cầu cụ thể
Đầy đủ bố cục 3 phần
- Mở bài: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Nỗi nhớ
trong đoạn thơ (…), qua đó thấy được chất trữ tình chính trị
của thơ Tố Hữu
- Kết bài: khẳng định lại vấn đề

0,25

5,0


0.25

0,25

Khái quát về tác giả, tác phẩm
0,25
 Tác giả:
- Tố Hữu là một trong nhà lá cờ đầu của nền văn nghệ
cách mạng Việt Nam.
- Đường đời, đường thơ Tố Hữu luôn song hành cùng
con đường cách mạng của cả dân tộc.
- Phong cách thơ ông chính là sự hòa quyện giữa nội
dung trữ tình chính trị, khuynh hướng sử thi và cảm hứng
lãng mạn và nghệ thuật biểu hiện đậm đà tính dân tộc
 Tác phẩm:
- Bài thơ được sáng tác tháng 10 năm 1954. Đây là khúc
giao thời của lịch sử: cuộc kháng chiến chống Pháp đã kết


c

d

thúc thắng lợi, hòa bình được lập lại ở miền Bắc, các cơ
quan trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt
Bắc để trở về Hà Nội.
Khái quát đoạn trích:
0,25
- Bài thơ có kết cấu đối đáp, hai nhân vật trữ tình
“mình – ta”: kẻ đi người ở bộc lộ tâm trạng trong buổi chia

tay đầy lưu luyến, xúc động. Chuyện tình nghĩa cách mạng
được tác giả khéo kéo thể hiện như chuyên tình yêu đôi lứa,
nhà thơ đã hóa thân vào hai nhân vật trữ tình để bộc lộ tâm
tư, tình cảm của mình, cũng là của những người tham gia
kháng chiến.
- Đoạn thơ là đoạn năm trong đoạn trích Việt Bắc, thể
hiện rất rõ chất trữ tình chính trị.
Cảm nhận đoạn trích
1,0
 Bốn câu đầu:
- Trước giờ khắc quyết định của lịch sử, không chỉ
nhân dân mà cả núi rừng cùng đều vùng lên, chung sức
đánh Tây. Với cuộc kháng chiến đầy gian lao của quân và
dân Việt Bắc, núi rừng cũng trở nên có chí, có tình người,
đã trở thành những người bạn, những người đồng đội,
những chiến sĩ anh hùng của toàn quân.
- Chỉ với bốn câu thơ, chữ “rừng” và “núi” được lặp đi
lặp lại đến năm lần, nó rải kín câu thơ, rải kín đất Việt Bắc
tạo lên thế hiểm của trường thành của lũy thép vây bọc quân
thù.
- Rừng cây núi đá “ta cùng” đánh Tây: bằng phép
nhân hóa, rừng bạt ngàn cây, với núi bao la đá để rồi trên
dưới một lòng cùng con người đánh đuổi quân xâm lược.
- Chữ cùng: thể hiện sự chung sức chung lòng, đồng
thời thể hiện tình cảm, sự gắn kết giữa con người kháng
chiến và thiên nhiên núi rừng Việt Bắc.
- Câu 3, 4:
+ Núi thì giăng thành lũy
+ Rừng che bộ đội và vây quân thù -> Như một người mẹ
che chở cho con mình, rừng bao bọc cho bộ đội trước mặt

kẻ thù cướp nước. Rừng trở nên kiên quyết đến dữ dằn cùng
với việc vây quân thù để tiêu diệt, cái trùng trùng điệp điệp
của rừng, cái khí thế hiên ngang kiêu hùng của những vách
núi đã làm cho biết bao kẻ thù khiếp sợ và bất lực.


 Quả thật Việt Bắc đã trở thành “Địa linh nhân kiệt”
kể từ đó. Qua đó càng làm sáng tỏ thêm nhận định: Việt
Bắc là cái nôi của cách mạng dân tộc ta.
0,5
 Câu 5, 6:
- Trời đất bị chìm lấp trong cả màn sương giăng khắp
nơi, khiên cho khung cảnh chiến đấu trở nên uy linh và
không kém phần lãng mạn. Những dù giữa một biển sương
mù khó khăn, con người vẫn không mất đi vẻ đẹp lãng mạn
của lòng mình.
- Hai chữ “mênh mông”: chiến khu mang nét đặc
trưng rộng lớn, đồng thời thể hiện sự phát triển của kháng
chiến, chiến khu giải phóng được mở rộng hơn.
- Hình ảnh “bốn mặt sương mù ” thật giàu ý nghĩa,
vừa là đặc trưng thiên nhiên chiến khu Việt Bắc, vừa mang
ý nghĩa biểu trưng cho khó khăn, thách thức của buổi đầu
kháng chiến
- Cụm từ “Đất trời ta cả” khẳng định quyền làm chủ
vùng giải phóng.
- Sự tương phản “Mênh mông bốn mặt” và “chiến khu
một lòng”: Cả vũ trụ, núi rừng Việt Bắc giờ đây đang cùng
nhìn về một hướng, đang hướng về cuộc chiến đấu, hướng
về sứ mệnh bảo vệ quê hương đất nước yêu dấu của mình
thầm thể hiện tinh thần đoàn kết của dân tộc trong cuộc

kháng chiến chống Pháp.
1,0
 Câu 7,8,9,10:
- Sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc đã làm nên
những chiến công vang dội, hàng loạt những địa danh vang
lên, mỗi nơi đều gắn với một thắng lợi vinh quang.
- Bằng câu hỏi tu từ, hỏi nhưng không cần trả lời -> thể
hiện niềm vui to lớn trước chiến thắng vẻ vang của dân tộc.
- Câu trả lời: “Ta về ta nhớ” vừa là câu trả lời, đồng thời
cũng là câu nói khẳng định ẩn chứa biết bao niềm tự hào
không nhỏ.
- Bằng phép liệt kê các địa danh ở Việt Bắc gắn liền với
những sự kiện quan trọng như:
+ Phủ Thông, đèo Giàng - là nơi đã diễn ra các trận hồi đầu
cuộc kháng chiến chống pháp.
+ Sông Lô phố Ràng: Trận sông Lô đánh tàu chiếm Pháp


trong chiến dịch Việt Bắc và trận đánh đồn phố Ràng.
+ Cao – Lạng : Cao Bằng và Lạng Sơn, năm 1950 ta mở
chiến dịch giải phóng biên giới Việt – Trung.
 Đó là những chiến công tiêu biểu góp phần quan
trọng, mang tính quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến.
Những bước đầu quan trọng ấy đã làm thay đổi cục diện
chiến trường, tạo thế và lực cho cuộc kháng chiến, củng cố
niềm tin vào thắng lợi cuối càng.
 Nghệ thuật liệt kê những đại danh đã trở thành nét
độc đáo trong thơ Tố Hữu.
- Điệp từ “nhớ” lặp lại 6 lần: nhắc đến những trận đánh,
những chiến công oanh tạc ấy đã ăn sâu trong máu thịt và

huyết quản của họ, là niềm tự hào của cá nhân những người
tham gia kháng chiến.
+ Chiến thắng nào mà chẳng phải trả giá. Có lẽ họ không
những nhớ đến những chiến công oanh liệt như thế mà còn
nhớ về những kỉ niệm buồn bên đồng đội của mình, họ đã
phải chia tay ra đi vĩnh viễn trong nước mắt và sự xót
thương của cả dân tộc.
 Qua đó nhà thơ như cũng muốn thắp lên nén tâm
hương để tưởng nhớ những người đã ngã xuống vì nghĩa
lớn vì sự nghiệp của dân tộc, của đất nước.
- Điệp từ nhớ cùng với thể thơ lục bát âm điệu nhẹ
nhàng, ngọt ngào, sâu lắng, diễn tả nối nhớ vơi đầy dào dạt
trong kí ức của nhà thơ. Giọng thơ thay đổi linh hoạt, lúc
trầm lắng, lúc mạnh mẽ mãnh kiệt trong niềm vui, khiến
đọc giả như đang hòa mình vào niềm vui lớn của dân tộc,
niềm vui trọn vẹn khi đất nước hoàn toàn tự do.
Nhận xét về đoạn thơ
0,5
- Bằng nhiều biện pháp nghệ thuật, qua nỗi nhớ của
người cán bộ về xuôi đã mang lại cho đọc giả không khí
nóng hổi từ những cuộc kháng chiến đỉnh điểm của dân tộc
ta trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
- Giọng thơ thay đổi linh hoạt: Lúc trầm lắng, lúc
mạnh mẽ, mãnh liệt trong niềm vui, khiến độc giả như đang
hòa mình vào niềm vui lớn của dân tộc, niềm vui trọn vẹn
khi đất nước giành chiến thắng.
- Đoạn thơ cũng khắc họa được hình ảnh thiên nhiên
Việt Bắc trù phú, giữ dội nhưng cũng rất lãng mạng và “bao



e

g
h

la” khắc họa được hình ảnh người cán bộ về xuôi có tình
cảm sâu nặng gắn bó với thiên nhiên, với cách mạng. Đồng
thời thể hiện niềm tin vào chiến thắng cuối cùng của quân
và dân ta và khẳng định một điều: Việt Bắc chính là cái nôi,
nuôi dưỡng cách mạng.
Nhận xét chất trữ tình chính trị của đoạn thơ:
0,5
– Biểu hiện:
+ Chất chính trị của đoạn thơ: Nhà thơ làm sống lại
những năm tháng kháng chiến chống Pháp gian khổ mà hào
hùng của dân tộc ta. Thiên nhiên, trong đó có rừng cây, núi
đá đã cùng bộ đội ta đánh giặc. Việt Bắc như người mẹ yêu
thương che chở cho quân dân ta, đồng thời là mồ chôn dành
cho thực dân Pháp. Mặt khác, đoạn thơ còn ghi lại những
địa danh, những trận đánh đi vào lịch sử chiến thắng vinh
quang của dân tộc.
+ Chất trữ tình của đoạn thơ: thể hiện qua nỗi nhớ, là tình
cảm cách mạng trong hoài niệm của người cán bộ về xuôi.
Năm tháng đi qua nhưng kỉ niệm về kháng chiến không
phai mờ trong tâm trí của mọi người. Nhà thơ Tố Hữu đã
hoá thân vào cả hai nhân vật “mình,ta”để bộc lộ cảm xúc
vui mừng, tự hào. Mừng vì cuộc chiến tranh nhân dân đã
thắng lợi nhờ đóng góp lớn lao của nhân dân và sự hi sinh
của bao chiến sĩ. Tự hào vì ta đã làm chủ đất trời, chiến
trận.

- Ý nghĩa: Chất trữ tình chính trị trong đoạn thơ đã hoà
quyện với nhau được diễn đạt bằng thể thơ lục bát với âm
điệu, giọng thơ vừa ngọt ngào vừa hào hùng, tràn ngập cảm
hứng lãng mạn cách mạng. Tất cả đã góp phần thể hiện tấm
lòng thuỷ chung cách mạng, ca ngợi và biết ơn nhân dân
Việt Bắc trong nỗi nhớ của người về xuôi, đem lại niềm tin
vào cách mạng và kháng chiến trong cuộc kháng chiến gian
lao mà anh dũng của dân tộc.
- Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo qui tắc chính tả, 0,25
dùng từ, đặt câu
- Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ 0,25
sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận


PHẦN
Đọc hiểu

Làm văn

CÂU
1
2
3
4
1
2

MA TRẬN
CẤP ĐỘ NHẬN THỨC
Nhận biết

Thông hiểu
x
x

Vận dụng

Vận dụng cao

x
x
x
x



×