Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

SKKN một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 sử dụng linh hoạt 3 cách liên kết câu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.62 KB, 15 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do lựa chọn đề tài:
1. Cơ sở lí luận
Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu
cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và
các kĩ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội
chủ nghĩa, bước đầu đầu xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị
cho học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở (theo Luật giáo dục).
Môn Tiếng Việt ở Tiểu học có nhiệm vụ hình thành và phát triển cho học sinh
những kĩ năng cơ bản ban đầu (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp
trong môi trường hoạt động của lứa tuổi. Để thực hiện được mục tiêu này, mỗi
phân môn của môn Tiếng Việt đều có nhiệm vụ riêng và rất quan trọng nhằm
hình thành kiến thức, phát triển các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt để giao tiếp và
làm phương tiện học tập.
Trong đó, Luyện từ và câu có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống ngôn
ngữ. Từ là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ. Câu là đơn vị nhỏ nhất có thể thực
hiện chức năng giao tiếp. Vai trò của từ và câu trong hệ thống ngôn ngữ quyết
định tầm quan trọng của việc dạy Luyện từ và câu ở Tiểu học. Việc dạy Luyện
từ và câu nhằm mở rộng, hệ thống hóa làm phong phú vốn từ của học sinh, cung
cấp cho học sinh những hiểu biết sơ giản về từ và câu, rèn cho học sinh kĩ năng
dùng từ đặt câu và sử dụng các kiểu câu để thể hiện tư tưởng, tình cảm của
mình, đồng thời giúp học sinh có khả năng hiểu câu nói của người khác. Luyện
từ và câu có vai trò định hướng học sinh trong việc nghe, nói, đọc, viết, phát
triển ngôn ngữ và trí tuệ của các em. Ngoài ra, nó còn rèn luyện tư duy và giáo
dục thẩm mĩ cho học sinh.
Lâu nay, việc học từ ngữ nói chung và học về cách liên kết câu nói riêng là một
phần nhiệm vụ rất khó khăn đối với học sinh Tiểu học. Bởi vì ranh giới để phân
biệt các cách liên kết câu, dấu hiệu để nhận diện nhiều lúc không rõ ràng. Bởi
thế mà khi dạy cách liên kết câu cho học sinh lớp 5, giáo viên gặp rất nhiều khó
khăn trong việc tổ chức, hướng dẫn, gợi mở để giúp các em nắm được những
kiến thức sơ giản ban đầu về cách liên kết câu. Chính vì dạy cách liên kết câu là


một nội dung khó trong phân môn Luyện từ và câu ở Tiểu học nên đã từ lâu bản
thân tôi luôn băn khoăn, trăn trở, tìm tòi các biện pháp để giúp học sinh tiếp thu
nội dung cách liên kết câu một cách nhẹ nhàng và đạt hiệu quả cao. Nhờ Một số
biện pháp giúp học sinh lớp 5 sử dụng linh hoạt 3 cách liên kết câu, tôi đã đạt
được những thành công nhất định trong việc dạy môn Tiếng Việt và dạy học nói
chung.
2. Cơ sở thực tiễn
Qua quá trình giảng dạy phân mônLuyện từ và câu lớp 5, tôi nhận thấy:
- Lâu nay, trong thực tế, một bộ phận không nhỏ học sinh Tiểu học chưa ham
thích học Tiếng Việt nói chung và Luyện từ và câu nói riêng vì các em cho rằng


trong bộ môn này có nhiều quy tắc rườm rà, khó nhớ và hay nhầm lẫn. Các em
thường lười và không thích đọc sách, báo, truyện ngắn, tiểu thuyết,..mà chỉ đọc
các truyện tranh như Doraemon, Shin….
- Chương trình quy định phần liên kết câu ở Tiểu học chỉ được học trong 4 tiết.
Đây là một thời lượng khá ít ỏi so với phần kiến thức tương đối phức tạp, vì vậy
phần lớn các em sử dụng chưa có hiệu quả, không nắm vững bài học, sau một
thời gian ngắn là quên ngay các tác dụng cũng như cách sử dụng các cách liên
kết câu.
- Do học sinh chưa nắm vững kiến thức của mỗi bài học cho nên trong khi nói
và viết các em chưa biết sử dụng cách liên kết câu hay sử dụng cách liên kết câu
còn chưa phù hợp với văn cảnh. Có thể nói đây là tình trạng chung của học sinh
Tiểu học hiện nay.
- Trước thực trạng nêu trên, là một giáo viên được phân công giảng dạy lớp 5,
tôi thường xuyên trăn trở, tìm tòi, nghiên cứu các giải pháp nhằm khắc phục
những khó khăn, yếu kém còn tồn tại tác động đến chất lượng học môn Tiếng
Việt của học sinh nhất là trong phân môn Luyện từ và câu, cụ thể là phần liên
kết câu. Sau đây tôi xin đưa ra một số biện pháp tôi đã thử nghiệm và thu được
những thành công nhất định khigiúp học sinhcảm thấy hứng thú hơn trong việc

học tập môn Tiếng Việt, từ đó chiếm lĩnh tri thức một cách dễ dàng hơn, chất
lượng môn học được nâng lên rõ rệt và góp phần nâng cao chất lượng các môn
học khác.
II. Mục đích viết sáng kiến kinh nghiệm:
“Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 sử dụng linh hoạt 3 cách liên kết câu”
nhằm đạt được những mục đích sau:
- Tìm ra một số phương pháp liên hệ thực tế có hiệu quả để giáo viên dạy tốt
phân môn Luyện từ và câu, giúp học sinh biết vận dụng vào trong dùng từ, đặt
câu, viết đoạn văn ngắn và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
- Đưa ra 1 số biện pháp giúp học sinh phân biệt và sử dụng linh hoạt 3 cách liên
kết câu trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5.
- Bên cạnh đó còn giúp học sinh thực hiện được yêu cầu, nhiệm vụ của bộ môn,
là công cụ để tạo đà cho học sinh nhận thức tốt các môn học khác cũng như quá
trình tư duy và giao tiếp hàng ngày.
- Ngoài ra, việc nghiên cứu này còn giúp tôi bồi dưỡng tay nghề, củng cố thêm
vốn tri thức, hành trang sư phạm cho bản thân để vững bước trên con đường sự
nghiệp.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 sử dụng linh hoạt
3 cách liên kết câu.
- Phạm vi nghiên cứu: Các tiết học trong phân mônLuyện từ và câulớp 5, đặc
biệt các tiết học từ tuần 25, 26, 27.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
· Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Khi nghiên cứu phương pháp này, tôi đã nghiên cứu các tài liệu, giáo trình có


liên quan đến vấn đề nghiên cứu, bằng phương pháp phân tích, tổng hợp, so
sánh mô hình hóa để rút ra những vấn đề lí luận có tính định hướng làm cơ sở
để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu.

· Phương pháp điều tra.
- Thông qua việc trao đổi, bàn bạc với giáo viên, với phụ huynh học sinh và học
sinh nhằm nắm bắt thu thập tài liệu và các thông tin về tình hình thực tế có liên
quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Tìm hiểu thực trạng về những lỗi liên kết câu học sinh thường xuyên mắc phải,
từ đó phát hiện các vấn đề cần nghiên cứu và chuẩn bị cho các bước nghiên cứu
tiếp theo.
· Phương pháp quan sát.
- Thông qua các tiết dự giờ, thao giảng trên lớp có thể quan sát trực tiếp tình
hình học tập của học sinh trong một tiết học để qua đó biết được khả năng tiếp
thu bài, nắm bắt kiến thức qua bài giảng của học sinh. Bên cạnh đó tiếp thu học
tập đồng nghiệp và phát hiện ra những hạn chế trong giảng dạy của giáo viên.
· Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Để kiểm nghiệm tính khả thi và tác dụng của các bài đã thiết kế qua các bài
điều chỉnh cho hợp lí nhằm đạt kết quả cao trong dạy và học cũng như trong sửa
lỗi liên kết câu cho học sinh.
· Phương pháp trao đổi, thảo luận.
- Trao đổi cùng các đồng nghiệp về những thuận lợi, khó khăn trong dạy học và
cách sử dụng phương pháp hiện nay.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận:
1. Mục tiêu dạy học Luyện từ và câu ở lớp 5
Chương trình Tiếng Việt Tiểu học mới đã sát nhập hai phân môn Từ ngữ và Ngữ
pháp thành phân môn Luyện từ và câu. Cơ sở của việc sát nhập này là xuất phát
từ mối quan hệ chặt chẽ giữa từ và câu trong giao tiếp đồng thời coi trọng yêu
cầu thực hành của môn học.
Phân môn Luyện từ và câu có vị trí quan trọng trong chương trình Tiểu học.
Trước hết Luyện từ và câu cung cấp và làm giàu vốn từ cho học sinh, đặc biệt là
hệ thống từ ngữ cung cấp cho học sinh được gắn với chủ điểm ở từng lớp nhằm
tăng cường sự hiểu biết của học sinh về nhiều lĩnh vực của cuộc sống.

Phân môn Luyện từ và câu cung cấp những kiến thức sơ giản về từ và câu, rèn
kĩ năng dùng từ đặt câu, sử dụng từ ngữ vào trong giao tiếp hàng ngày. Chính vì
vậy, học sinh được làm quen với từ và câu ngay từ lớp 1 và được học với tư
cách là một phân môn độc lập của môn Tiếng Việt từ lớp 2 đến lớp 5.
Ở lớp 5, bên cạnh việc dạy học sinh các kiến thức về từ (mở rộng và hệ thống
hóa vốn từ theo các chủ điểm, nghĩa của từ, từ loại) thì phân môn Luyện từ và
câu còn dạy cho học sinh những kiến thức về câu, trong đó liên kết câu là một
phần kiến thức tương đối phức tạp nhưng hết sức quan trọng mà mỗi học sinh
đều cần phải nắm chắc và sử dụng thành thạo.


2. Liên kết câu
Giữa các câu trong một văn bản đều có những sợi dây liên kết chặt chẽ.
Trong văn bản, mỗi câu riêng biệt đều có sự gắn bó chặt chẽ với những câu còn
lại. Bất kì một câu nào trong văn bản đều có mối quan hệ nhất định với những
câu khác.
Trong ngôn ngữ học truyền thống, người ta thường xem “câu” là đơn vị
bậc cao nhất của ngôn ngữ. Theo đó, muốn có một văn bản, có lẽ chỉ cần ghép
các câu đúng ngữ pháp lại với nhau. Nhưng trên thực tế tình hình không đơn
giản như vậy.
Ví dụ: “Cha tôi ung dung đưa lưỡi dao khắc đầu tiên trên thớ gỗ thị vàng ươm.
Người phụ nữ cười bằng cả nét mặt trong sáng. Năm Keng mười tám tuổi, ông
Keng bắt đầu tính chuyện hỏi vợ cho anh.”
Nếu như, chúng ta tách riêng ra thì những câu trên đều là những câu hoàn
hảo, không có gì chê trách. Nhưng gộp lại với nhau thì rõ ràng chúng không thể
gọi là văn bản được. Đó là một chuỗi hỗn độn vô nghĩa của các câu “đúng ngữ
pháp” riêng rẽ. Đó là do chúng không có mối liên hệ, không có tính liên kết.
Vậy liên kết là gì?
Liên kết:
- Là mạng lưới của những mối quan hệ và liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp giữa

các câu ở trong đoạn hoặc giữa các doạn trong văn bản.
- Là sự gắn bó về nghĩa và về hình thức của các yếu tố không nhỏ hơn câu trong
văn bản.
- Là nhân tố phân biệt văn bản với chuối phát ngôn hỗn độn.
Như vậy, một câu nếu chỉ hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp thôi thì chưa đủ,
nó còn cần có sự liên kết với những câu xung quanh để làm rõ nội dung và ý
nghĩa của lời nói mà mỗi người muốn diễn đạt. Đó là lí do, vì sao liên kết câu
lại là một phần kiến thức quan trọng và cần được sử dụng một cách thành thạo.
Ở chương trình SGK lớp 5, tập trung dạy chủ yếu về 3 cách liên kết câu
trong văn bản, đó là:
- Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ, có nghĩa là để liên kết một
câu với câu đứng trước nó, ta có thể lặp lại trong câu ấy những từ đã xuất hiện ở
câu đứng trước.
- Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ, có nghĩa là khi các câu
trong đoạn văn cùng nói về một người, một vật, một việc, ta có thể dùng đại từ
hoặc những từ ngữ đã dùng ở câu đứng trước để tạo mối liên hệ giữa các câu và
tránh lặp từ nhiều lần.
- Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối, có nghĩa là để thể hiện rõ mối quan
hệ về nội dung giữa các câu trong bài, ta có thể liên kết các câu ấy bằng quan hệ
từ hoặc một số từ ngữ có tác dụng kết nối như: nhưng, tuy nhiên, thậm chí, cuối
cùng, ngoài ra, mặt khác…
II. Thực trạng:
1. Đối với giáo viên
- Những năm gần đây, do ngày càng nhận thức rõ tầm quan trọng của phương


pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Phong trào đổi mới phương
pháp dạy học đã được phát động rộng rãi trong các trường Tiểu học. Vận dụng
phương pháp theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học đã đóng góp vào
việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

- Tuy nhiên, trong phân môn Luyện từ và câu, không ít giáo viên vẫn chưa thoát
khỏi quỹ đạo của phương pháp dạy học truyền thống. Một số giáo viên vẫn coi
học sinh Tiểu học là đối tượng nói theo, làm theo khuôn mẫu. Sách giáo khoa
Tiếng Việt 5 cũ tách từ ngữ, ngữ pháp thành hai phân môn riêng biệt. Sách giáo
khoa Tiếng Việt mới tích hợp từ ngữ, ngữ pháp thành phân môn Luyện từ và
câu. Do đó việc tiếp cận phương pháp dạy học phù hợp với sách giáo khoa mới
phần nào còn khó khăn.
- Chính vì lí do này, việc cải tiến phương pháp dạy học "Luyện từ và câu" theo
hướng tích cực hoá hoạt động của người học để giờ học sinh động, hấp dẫn,
hiệu quả là rất cần thiết. Là một giáo viên trực tiếp dạy lớp 5, khi nghiên cứu về
phương pháp dạy học phân môn Luyện từ và câu. Tôi đã thấy được mục đích,
yêu cầu của một đơn vị kiến thức mà học sinh được chiếm lĩnh thuộc hệ thống
vấn đề nào trong bài giảng. Mặt khác tôi biết cách phối hợp nhịp nhàng, khoa
học và logic giữa kiến thức về từ và câu.
-Với đặc thù của phân môn Luyện từ và câu là trang bị những kiến thức cơ bản
về từ ngữ, ngữ pháp Tiếng Việt để các em học tốt các môn học khác. Bởi vậy,
việc bồi dưỡng và nâng cao hiểu biết về từ, câu, kĩ năng sử dụng từ để liên kết
câu là rất quan trọng.
2. Đối với học sinh
-Phải nói rằng việc nắm kiến thức liên kết câu trong Tiếng Việt của học
sinh lớp 5 mà tôi trực tiếp giảng dạy còn nhiều hạn chế. Các em chưa hiểu rõ
nghĩa, tác dụng và các cách liên kết câu nênviệc dùng từ còn sai, viết chưa mạch
lạc, rõý,câu văn, đoạn văn các em đặt chưa đạt yêu cầu.
- Song một điều kiện thuận lợi là các em đều được trang bị đầy đủ sách
giáo khoa, đồ dùng học tập và nhận được sự hướng dẫn tận tình từ phía giáo
viên. Bên cạnh đó, các em cũng thích thú trong việc tìm hiểu, khám phá kiến
thức về tiếng mẹ đẻ.
- Vào tháng 9/2014, sau khi nhận lớp, tôi đã khảo sát cách viết câu văn, đoạn
văn của 40 học sinh lớp mình chủ nhiệm.Kết quả đạt được như sau:
Thời gian Học sinh


Viết câu liên kết chặt Viết câu liên kết chưa
chẽ, rõ ý
chặt chẽ, chưa rõý

Tháng
9/2014

22 em = 55%

40 HS

18 em = 45%

Nguyên nhân của thực trạng trên là do:
- Các em viết các câu văn, đoạn văn thường chưa biết cách liên kết nên không
biết khi nào thì được phép lặp từ và khi nào thì phải thay thế từ ngữ. Vì vậy,


cácđoạn văn thường chưa có từ liên kết, hoặc có từ liên kết nhưng chưa phù
hợp.
-Vốn từ của các em còn nhiều hạn chế, các em chưa hiểu hết nghĩa của từ nên
sử dụng các cách liên kết chưa linh hoạt khiến cho câu văn còn rườm rà, lủng
củng, đặc biệt là khi vận dụng để thực hành vào viết đoạn văn, bài văn.
Ví dụ 1: Tả con vật em yêu thích, một số học sinh viết như sau:
“Bun thuộc giống chó ta.Bun có màu vàng nâu óng ánh, đôi mắt đen lay
láy và có cái mũi đen ướt át. Nhìn Bun rất đáng yêu. Chú chó rất ham ăn, món
ăn Bun yêu thích nhất đó là món thịt kho tàu, mỗi khi mẹ nấu món đó em đều để
dành rất nhiều cho nó. Nhìn Bun ăn ngấu nghiến các bạn sẽ nghĩ chú chó nhịn
đói từ rất lâu rồi, lúc đó em cảm thấy rất buồn cười và thích thú…”

“Chú mèo của em tên là Miu. Miu được bà em mang về nhà từ khi còn bé xíu,
nhỏ xinh được nằm gọn trong chiếc làn của bà. Miu có màu lông rất đẹp, được
trộn lẫn giữa ba màu: màu vàng, màu trắng và một chút màu xám nhẹ. Mỗi khi
vuốt ve, em lại có cảm giác như mình đang được vuốt ve một tấm thảm nhung
thật là mềm mại.”
Ví dụ 2: Tả cây cho bóng mát:
“Cây bàng cao đến mái nhà. Thân to, xù xì. Cây bàng có nhiều cành, tán
rộng. Lá màu xanh. Quả ăn có vị chát.”
III.Các biện pháp thực hiện:
Ở Tiểu học, nếu học sinh không nắm vững những kiến thức của phân môn
Luyện từ và câu thì quá trình sử dụng văn bản hoặc lời nói sẽ không có quy tắc
dẫn đến người nghe (đọc) sẽ không hiểu được vần đề mà các em muốn diễn đạt.
Xét về tầm quan trọng của phân môn này, giáo dục đã có nhiều sự thay đổi về
nội dung chương trình cũng như phương pháp dạy học nhằm đáp ứng những
kiến thức cơ bản cho học sinh thông qua môn học này.
Như ở trên tôi đã nhắc tới, trước đây, chương trình sách giáo khoa cũ có tách
riêng hai phần nội dung từ ngữ và ngữ pháp rõ ràng, tuy nhiên chương trình cải
cách đã sát nhập hai nội dung đó thành phân môn Luyện từ và câu để chú trọng
hơn về tính thực hành. Vì vậy khi nghiên cứu về phân môn Luyện từ và câu ở
Tiểu học, chúng ta nênchú ý đến sự kết hợp giữa hai nội dung, đó là từ ngữ và
ngữ pháp. Tuy được gộp thành một phân môn nhưng nội dung dạy học vẫn được
tách rời ra hai thể loại riêng biệt.
- Từ ngữ có mục tiêu cung cấp vốn từ ngữ cho học sinh, giúp cho học sinh nắm
cơ bản về từ, cấu tạo từ,…
- Còn ngữ pháp có mục tiêu cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về
câu, cấu tạo câu và những đặc điểm của câu,…


- Các bài học về liên kết câu cung cấp cho học sinh kỹ năng sử dụng các cách
liên kết câu như: lặp từ, thay thế từ và biện pháp nối trong câu, trong đoạn văn.

Vì liên kết là sự kết nốiý nghĩa giữa câu với câu, giữađoạn văn vớiđoạn văn
bằng các từ ngữ có tác dụng liên kết. Liên kết câu một cách hợp lý sẽ khiến cho
câu văn diễn đạt rõ nghĩa, phong phú, làm nổi bật giá trị nội dung của tác phẩm.
- Để thực hiện tốt mục tiêu của bài học này, người giáo viên có vai trò rất
quan trọng trong việc nghiên cứu nội dung và truyền đạt tới học sinh một cách
đầy đủ và chính xác những kiến thức đã được ấn định trong sách giáo khoa. Sau
đây tôi xin đưa ra một vài biện phápgiúp học sinh lớp 5 sử dụng linh hoạt 3
cách liên kết câu.
1. Biện pháp 1: Phân tích văn bản mẫu.
Theo cấu trúc của mỗi bài học Luyện từ và câu cung cấp kiến thức mới,
trongphần nhận xét thường đưa ra một số bài tập với mục tiêu giúp học sinh
nhận xét một văn bản mẫu liên quan tới nội dung của bài học.
Vì vậy, Phân tích văn bản mẫulà một việc làm quan trọng và cần thiết. Đây
cũng chính là bước khám phá bài học của học sinh. Làm tốt bước phân tích văn
bản mẫu còn giúp giáo viên phần nào kiểm tra được sự nhận thức của học sinh
về nội dung của bài học. Từ đó, giáo viên có thể đưa ra các chuẩn kiến thức một
các dễ dàng và học sinh lại dễ nhớ và nhớ bài học lâu hơn.
Tùy từng bài học tôi lại nghiên cứu các cách Phân tích văn bản mẫukhác nhau
để làm sao vừa phù hợp với nội dung bài học vừa tạo được hứng thú học tập cho
học sinh.
Trên thực tế tôi đã mạnh dạn tổ chức hoạt động Phân tích văn bản mẫunhư
sau:
a) Trong tiết “Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ”:
- Mục tiêu: Giúphọc sinh hiểu thế nào là liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ.
- Tôi tiến hành như sau:
Ví dụ:
+ Bài 1 (Sách giáo khoa tập 2- trang 71) Trong câu in nghiêng dưới đây, từ nào
đã lặp lại từ đã dùng ở câu trước?
Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những
khóm hải đường đâm bông rực đỏ,những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập

dờn như đang múa quạt xòe hoa.
(Đoàn Minh Tuấn)
- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ đoạn văn mẫu và phân tích đoạn văn theo
gợi ý:


? Đoạn văn có mấy câu?
? Đối tượng nào được nhắc đến trong các câu văn đó?
? Từ ngữ nào đã lặp lại từ đã dùng ở câu trước đó?
Sau khi học sinh đọc và phân tích đoạn văn, giáo viên cho các em thoải mái trao
đổi trước lớp. Khi HS đã đưa ra hết ý kiến cá nhân của mình, giáo viên sẽ chốt
lại câu trả lời đúng và chuyển sang bài tập tiếp theo.
+ Bài 2 (Sách giáo khoatập 2 – trang 71) Nếu ta thay từ được dùng lặp lại bằng
một trong các từ nhà, chùa, trường, lớp thì hai câu trên có còn gắn bó với nhau
không?
- Sau khi học sinh đọc yêu cầu của đề bài, giáo viên giao nhiệm vụ chohọc sinh
thử thay thế từđềnở câu 2 bằng một trong các từnhà, chùa, trường, lớp.
- Giáo viên gọi học sinh lần lượtđọc lại cả hai câu và thử xem hai câu trên cóăn
nhập với nhau không.
- Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm đôi so sánh những câu vừa thay từ với
hai câu ban đầu để tìm nguyên nhân.
- Gọi học sinh phát biểu.
- Giáo viên kết luận: Nếu thay thế từ đềnở câu thứ hai bằng một trong các
từ: nhà, chùa, trường, lớpthì nội dung hai câu không ăn nhập gì với nhau vì mỗi
câu nói về một sự vật khác nhau. Câu 1 nói vềđền Thượng còn câu 2 nói vềngôi
nhà hoặcngôi chùa, trường,lớp,...
+ Bài 3 (Sách giáo khoa tập 2 - trang 71) Việc lặp lại từ trong trường hợp này
có tác dụng gì?
- Giáo viên hỏi: Việc lặp lại từ trong trường hợp này có tác dụng gì?

- Gọi học sinh đưa ra ý kiến của mình.
- Giáo viên kết luận: Hai câu văn trên cùng nói về một đối tượng làngôiđền
Thượng. Từđền giúp ta nhận ra sự liên kết chặt chẽ về nội dung giữa hai câu
trên. Nếu không có sự liên kết giữacác câu văn thì sẽ không tạo thànhđoạn văn
hay bài văn.
- Giáo viên lưu ý thêm: Cần chú ý khi sử dụng từ ngữ lặp lại để liên kết câu văn,
đoạn văn. Ví dụ trong đoạn văn ở bài tập 1, từ được lặp chỉ là “đền”, không
phải cả cụm từ “Đền Thượng”. Nếu lặp lại cả cụm từ đó sẽ khiến cho đoạn văn
trở nên rườm rả, nhàm chán. Vì vậy, việc sử dụng phép lặp từ để liên kết câu
cần được cân nhắc kĩ càng.
* Kết quả:Từ 3 bài tập trên,học sinh rút ra được ghi nhớ:
1. Trong bài văn, đoạn văn, các câu phải liên kết chặt chẽ với nhau.
2. Để liên kết một câu với câu đứng trước nó, ta có thể lặp lại trong câu
ấy những từ ngữđã xuất hiệnở câu đứng trước.


Ngoài ra,học sinh hiểu và lấy được ví dụ minh họa như: “Con Mèo nhà em
có bộ lông rất đẹp. Bộ lông ấy như một tấm áo choàng giúp chú ấm áp suốt mùa
đông.”
b) Trong tiết “Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ”:
- Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu thế nào là liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ.
- Tôi tiến hành như sau:
Ví dụ:
+ Bài 1 (Sách giáo khoa tập 2 - trang 76)Các câu trong đoạn văn sau nói về ai?
Những từ ngữ nào cho biết điều đó?
Đã mấy năm vào Vương phủ Vạn Kiếp, sống gần Hưng Đạo Vương,
chàng thư sinh họ Trương thấy Ông luôn điềm tĩnh. Không điều gì khiến vị
Quốc công Tiết chế có thể rối trí. Vị Chủ tướng tài ba không quên một trong
những điều hệ trọng để làm nên chiến thắng là phải cố kết lòng người. Chuyến
này, Hưng Đạo Vương lai kinh cùng nhà vua dự Hội nghị Diên Hồng. Từ đấy,

Ông sẽ đi thẳng ra chiến trận. Vào chốn gian nguy, trước vận nước ngàn cân
treo sợi tóc mà Người vẫn bình thản, tự tin, đĩnh đạc đến lạ lùng.
(Theo Lê Vân)
- Tương tự như các bài tập trong ví dụ đã đưa ra ở phần a, trong tiết học này, khi
đưa ra văn bản mẫu, giáo viên cũng giao nhiệm vụ cho học sinh đọc kĩ đoạn văn
và phân tích đoạn văn theo các gợi ý:
? Đoạn văn gồm có mấy câu?
? Đoạn văn nói về nhân vật nào?
? Vì sao em biết đoạn văn đang nói về nhân vật đó?
- Giáo viên kết luận: Các câu trong đoạn văn đều nói về Trần Quốc Tuấn.
Những từ ngữ cùng chỉ Trần Quốc Tuấn trong đoạn văn là: Hưng Đạo Vương,
Ông, Vị Quốc công Tiết chế, vị Chủ tướng tài ba, Hưng Đạo Vương, Ông,
Người.
- Giáo viên đặt thêm câu hỏi: Em có nhận xét gì về cách sử dụng các từ ngữ
khác nhau để chỉ cùng một đối tượng như vậy?
- Với câu hỏi này của giáo viên, học sinh sẽ cần đưa ra được rằng nếu sử dụng
các từ ngữ khác nhau để chỉ cùng một đối tượng sẽ giúp cho đoạn văn, bài văn
đỡ rơi vào tình trạng lặp từ và như vậy sẽ khiến đoạn văn, bài văn trở nên hấp
dẫn hơn, không nhàm chán.
- Sau khi kết luận, Giáo viên đưa ra tiếp bài tập tiếp theo để học sinh so sánh
giữa 2 cách viết và lựa chọn được cách viết hay hơn, phù hợp hơn.
+ Bài 2 (Sách giáo khoatập 2 - trang 76) Vì sao có thể nói cách diễn đạt trong
đoạn văn trên hay hơn cách diễn đạt trong đoạn văn sau đây?


Đã mấy năm vào Vương phủ Vạn Kiếp, sống gần Hưng Đạo Vương, chàng thư
sinh họ Trương thấy Hưng Đạo Vương luôn điềm tĩnh. Không điều gì khiến vị
Hưng Đạo Vương có thể rối trí. Hưng Đạo Vương không quên một trong những
điều hệ trọng để làm nên chiến thắng là phải cố kết lòng người. Chuyến này,
Hưng Đạo Vương lai kinh cùng nhà vua dự Hội nghị Diên Hồng. Từ đấy, Hưng

Đạo Vương sẽ đi thẳng ra chiến trận. Vào chốn gian nguy, trước vận nước ngàn
cân treo sợi tóc mà Hưng Đạo Vương vẫn bình thản, tự tin, đĩnh đạc đến lạ lùng.
- Giáo viên tổ chức chohọc sinh làm bài theo nhóm 4: So sánhđoạn văn bài tập 1
vàđoạn văn bài tập 2.
- Giáo viênmời đại diện các nhóm trình bày trước lớp về ý kiến đã thảo luận của
nhóm mình. Sau đó giáo viên đi đến kết luận: Tuy nội dung hai đoạn văn giống
nhau nhưng cách diễnđạtởđoạn 1 hay hơn vì từ ngữ được sử dụng linh hoạt hơn
– tác giảđã sử dụng các từ ngữ khác nhau cùng chỉ một đối tượng nên tránh
được sự lặp lạiđơn điệu, nhàm chán và nặng nề nhưởđoạn 2.
è Việc thay thế những từ ngữ ta dùngở câu trước bằng những từ ngữ cùng nghĩa
để liên kết câu nhưở hai đoạn văn trên được gọi là phép thay thế từ ngữ.
* Kết quả: Từ 2 bài tập trên,học sinh rút ra được ghi nhớ:
Khi các câu trong đoạn văn cùng nói về một người, một vật, một việc, ta có thể
dùngđại từ hoặc những từ đồng nghĩa thay thế cho những từ ngữđã dùngở câu
đứng trước để tạo mối liên hệ giữa các câu và tránh lặp từ nhiều lần.
c) Trong tiết “Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối”:
- Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu thế nào là liên kết câu bằngtừ ngữ nối.
- Tôi tiến hành như sau:
Ví dụ:
+ Bài 1 (Sách giáo khoa tập 2 - trang 97) Mỗi từ ngữ được in đậm dưới đây có
tác dụng gì?
Miêu tả một em bé hoặcmột chú mèo, một cái cây, một dòng sông mà ai cũng
miêu tả giống nhau thì không ai thích đọc. Vì vậy ngay trong quan sát để miêu
tả, người viết phải tìm ra cái mới, cái riêng.
(Theo Phạm Hổ)
- Gọi học sinhđọc yêu cầu của bài tập
- Yêu cầuhọc sinh làm bài theo cặp.
- Giáo viên gọi học sinh trả lời: Mỗi từ ngữ được in đậm trong đoạn văn có tác
dụng gì?
(Từhoặc có tác dụng nối từem bé với từchú mèo trong câu 1. Cụm từvì vậy có

tác dụng nốicâu 1 vớicâu 2)
- Giáo viên kết luận: Cụm từ vì vậyở ví dụ nêu trên có tác dụng liên kết các câu


trong đoạn văn với nhau. Nó được gọi là từ nối.
- Giáo viên đặt câu hỏi: Em hiểu thế nào là liên kết các câu trong bài bằng từ
ngữ nối?
(Liên kết câu bằng từ ngữ nối là dùng các từ ngữ có tác dụng kết nối để liên kết
các câu, các đoạn trong bài.)
+ Bài 2 (Sách giáo khoa tập 2 - trang 97) Tìm thêm những từ ngữ mà em biết
có tác dụng giống như cụm từ vì vậy ở đoạn văn trên.
- Giáo viên yêu cầu: Em hãy tìm thêm những từ ngữ mà em biết có tác dụng
giống như cụm từ vì vậy ở đoạn văn trên.
(Một số từ ngữ có tác dụng kết nối như: nhưng, tuy nhiên, thậm chí, cuối cùng,
ngoài ra, mặt khác, trái lại, đồng thời,…)
- Giáo viên kết luận: Những từ ngữ mà các em vừa tìm được có tác dụng nối các
câu trong bài.
* Kết quả:Từ 2 bài tập trên,học sinh rút ra được ghi nhớ:
Để thể hiện rõ mối quan hệ về nội dung giữa các câu trong bài, ta có thể liên kết
các câu ấy bằng quan hệ từ hoặc một số từ ngữ có tác dụng kết nối như:nhưng,
tuy nhiên, thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, mặt khác, trái lại, đồng thời,…
2. Biện pháp 2: Nghiên cứu và tự phát hiện kiến thức qua ngữ liệu mẫu.
Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, trong giáo dục cũng ngày càng có
thêm nhiều phương pháp giảng dạy mới giúp phát huy tính tích cực, chủ động
và sáng tạo của học sinh. Chính vì vậy, bên cạnh biện pháp “Phân tích văn bản
mẫu” như đã nêu ở trên, tôi cũng đã mạnh dạn thử đưa vào các tiết dạy về liên
kết câu trong đoạn văn hình thức tổ chức cho học sinhNghiên cứu và tự phát
hiện kiến thức thông qua các ngữ liệu mẫu.
Thông thường, tôi lựa chọn các tiết dạy kiến thức mới để áp dụng hình thức tổ
chức dạy học này vì trong những tiết này, sách giáo khoa thường đã đưa ra

những bài tập cụ thể giúp học sinh có thể từng bước tự mình tiếp cận với nội
dung kiến thức.
Khi áp dụng phương pháp giảng dạy này, tôi thường chia lớp ra thành 8 nhóm,
mỗi nhóm gồm có 5 em, bao gồm nhữnghọc sinh có khả năng tiếp thu ở các
mức độ khác nhau. Trong mỗi nhóm, tôi cho các em tự bầu ra nhóm trưởng để
nhận nhiệm vụ điều hành, 1 em làm thư kí để ghi lại ý kiến thảo luận trong
nhóm. Trước khi thảo luận, tôi sẽ đưa ra các yêu cầu cần đạt tương ứng với mỗi
bài học.
Trong thời gian hoạt động nhóm khoảng 10 – 15 phút, các nhóm trưởng sẽ cho
thành viên trong nhóm mình lần lượt đọc văn bản mẫu, sau đó thực hiện các bài
tập được đưa ra có liên quan đến văn bản mẫu đã cho. Kết thúc mỗi phần bài


tập, nhóm trưởng sẽ cùng các thành viên trong nhóm thống nhất câu trả lời để
cuối cùng rút ra được những nhận xét đơn giản nhất về tác dụng của việc liên
kết câu trong từng dạng bài.
Ví dụ:Trong tiết “Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ”:
- Thay vì việc giáo viên sẽ gọi học sinh đọc yêu cầu và thực hiện từng bài để
dần đưa ra kết luận thì với hình thức như đã nêu, tôi sẽ cho học sinh thực hiện
cả 3 bài tập theo nhóm. Sau một khoảng thời gian nhất định, tôi mời đại diện
các nhóm lên trình bày phần thảo luận của mình bao gồm:
+ Trong đoạn văn có từ ngữ nào đã được lặp lại?
+ Có thay từ được dùng lặp lại bằng một trong các từ nhà, chùa, trường,
lớp thì hai câu trên có còn gắn bó với nhau không?
+ Việc lặp lại đó đem lại tác dụng gì cho đoạn văn?
+ Sau khi thực hiện 3 bài tập, điều rút ra là gì?
- Sau khi đại diện 1 – 2 nhóm lên trình bày phần thảo luận của nhóm mình, giáo
viên sẽ cho các nhóm khác nhận xét và bổ sung thêm ý kiến của các nhóm đã
nêu. Nếu hoàn toàn đồng ý với các nhóm đó thì hãy cho các bạn một tràng pháo
tay.

Tương tự với tiết dạy “Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ”,
các tiết dạy về liên kết câu còn lại là: “Liên kết các câu trong bài bằng cách
thay thế từ ngữ” và “Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối” cũng hoàn
toàn có thể thực hiện được.
Với hình thức tổ chức tiết học này, tôi nhận thấy, học sinh không chỉ được
tiếp nhận kiến thức một cách tích cực mà còn tạo ra được sự hào hứng, phấn
khởi cho các em khi tự mình được đưa ra ý kiến của bản thân và được đóng góp
một phần vào kết quả mà cả nhóm đạt được.
3. Biện pháp 3: Tìm và phát hiện các cách liên kết câu trong những đoạn
văn hay.
Ngoài những văn bản mẫu đã được đưa ra trong sách giáo khoa, giáo viên cũng
nên sưu tầm thêm các đoạn văn hay để học sinh có thể tự phát hiện các hình
thức liên kết, tránh tình trạng một số học sinh đã được bố mẹ hay người thân
hướng dẫn làm bài trước ở nhà mà chưa thực sự hiểu về bản chất của các kiến
thức được học. Không chỉ vậy, việc làm này còn giúp cho học sinh nắm chắc
hơn về các hình thức liên kết đó.
Sau mỗi tiết Luyện từ và câu về liên kết câu, tôi thường đưa ra thêm một
số đoạn văn tôi đã sưu tầm để học sinh có thể được củng cố và luyện tập nhiều
hơn về hình thức liên kết câu vừa được học.
Tùy theo từng đối tượng học sinh mà giáo viên nên lựa chọn những đoạn


văn phù hợp.
Tôi xin được mạnh dạn giới thiệu một số đoạn văn bản thân tôi trong quá trình
giảng dạy đã sưu tầm được phục vụ trong từng tiết học cụ thể.
a) Trong tiết “Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ”:
Tìm các từ được lặp lại để liên kết các câu trong mỗi đoạn văn sau:
Ví dụ 1:Cô tiên lại hiện lên. Hai anh em òa khóc xin cô tiên hóa phép cho bà
sống lại. Cô tiên nói: “Nếu bà sống lại thì ba bà cháu sẽ cực khổ như xưa, các
cháu chịu không?” Hai anh em cùng nói: “Chúng cháu chỉ cần bà sống lại”.

Cô tiên phất chiếc quạt màu nhiệm. Lâu đài, ruộng vườn phút chốc biến
mất. Bà hiện ra, móm mém, hiền từ, dang tay ôm hai đứa cháu hiếu thảo vào
lòng.
(Theo Trần Hoài Dương)
èĐáp án:Từ được lặp lại để liên kết: Cô tiên
Ví dụ 2:Chiều rồi đêm xuống. Trẻ con bên hàng xóm bập bùng trống ếch rước
đèn. Lúc đó, Tâm lại thấy không thích mâm cỗ của mình bằng đám rước đèn.
Tâm bỏ mâm cỗ chạy đi xem. Tâm thích nhất cái đèn ông sao của bạn Hà bên
hàng xóm. Cái đèn làm bằng giấy bóng kính đỏ, trong suốt, ngôi sao được gắn
vào giữa vòng tròn có những tua giấy đủ màu sắc. Trên đỉnh ngôi sao, cắm ba lá
cờ con. Tâm thích cái đèn quá, cứ đi bên cạnh Hà, mắt không rời cái đèn. Hà
cũng biết là bạn thích nên thỉnh thoảng lại đưa cho Tâm cầm một lúc. Có lúc cả
hai cùng cầm chung cái đèn, reo: “Tùng tùng, dinh dinh!…”
(Theo Nguyễn Thị Ngọc Tú)
èĐáp án: Từ được lặp lại để liên kết: Tâm
a) Trong tiết “Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ”:
Tìm các từ dùng thay thế để liên kết các câu trong mỗi đoạn văn sau:
Ví dụ 1: A-ri-ôn là một nghệ sĩ nổi tiếng của nước Hi Lạp cổ. Trong một cuộc
thi ca hát ở đảo Xi-xin, ông đạt giải nhất với nhiều tặng vật quý giá. Trên đường
trở về kinh đô, đến giữa biển thì đoàn thủy thủ trên chiếc tàu chở ông nổi lòng
tham, cướp hết tặng vật và đòi giết A-ri-ôn. Nghệ sĩ xin được hát bài ông yêu
thích trước khi chết. Bọn cướp đồng ý. A-ri-ôn đứng trên boong tàu cất tiếng
hát, đến đoạn say mê nhất, ông nhảy xuống biển. Bọn cướp cho rằng A-ri-ôn đã
chết liền dong buồm trở về đất liên.
èĐáp án: Từ được thay thế để liên kết: ông, nghệ sĩ
Ví dụ 2: Ngoài đường, lửa khói mịt mù. Điều đó rất có lợi cho Ga-vrốt. Dưới
màn khói và với thân hình nhỏ bé, cậu bé có thể tiến ra xa ngoài đường mà
không ai trông thấy. Ga-vrốt dốc bảy, tám bao đạn đầu tiên không có gì nguy
hiểm lắm. Em nằm xuống rồi lại đứng thẳng lên, ẩn vào một góc cửa, rồi lại



phốc ra, tới, lui, dốc cạn các bao đạn và chất đầy giỏ.
Nghĩa quân không dời mắt khỏi cậu bé. Đó không phải là một em nhỏ, không
phải là một con người nữa, mà là một thiên thần. Đạn bắn theo em, em nhanh
hơn đạn. Em chơi trò ú tim với cái chết một cách ghê rợn.
(TheoHuy-gô)
èĐáp án: Từ được thay thế để liên kết: em, cậu bé
b) Trong tiết “Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối”:
Tìm từ có tác dụng nối để liên kết các câu trong mỗi đoạn văn sau:
Ví dụ 1: Giàn mướp ngoài vườn đã trổ hoa vàng rực rỡ. Chẳng bao lâu nữa,
những trái mướp non xanh lại lúc lỉu, đong đưa dưới gầm trông thật là thích
mắt. Khác với bố tôi, chỉ thích trồng cây cảnh và trong vườn của bố toàn cây
cảnh, riêng ông nội tôi lại rất thích trồng cây ăn trái và khu vườn nhà ông được
trồng đủ các loại trái cây. Ông trồng giàn mướp này là để lấy bóng mát nhưng
lại được quả ăn, ông thường giải thích cho tôi về tác dụng của cây mướp, từ các
món ăn từ mướp đến việc dùng xơ để rửa bát. Tính ông vốn rất tiết kiệm, chẳng
thế mà ông đem đi bán từng quả mướp ngoài chợ lấy tiền mừng tuổi cho bọn
tôi.
(Theo Đỗ Lan Phương)
èĐáp án: Từ được thay thế để liên kết: chẳng bao lâu nữa, khác với bố tôi.
Ví dụ 2:Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, trên đường tiến quân, voi
của Trần Hưng Đạo bị sa lầy. Quân sĩ cùng nhân dân trong vùng tìm đủ mọi
cách để cứu voi nhưng vô hiệu. Bùn lầy nhão, voi to nặng mỗi lúc một lún thêm
mà nước triều lại đang lên nhanh. Vì việc quân cấp bách, Trần Hưng Đạo đành
để voi ở lại. Voi chảy nước mắt nhìn vị chủ tướng.
Có lẽ vì thương tiếc con vật khôn ngoan có nghĩa với người, có công với
nước nên khi hô hào quân sĩ, Trần Hưng Đạo đã trỏ xuống dòng sông Hóa thề
rằng: “Chuyến này không phá xong giặc Nguyên, thề không về đến bến sông
này nữa!” Lời thề bất hủ đó của Trần Hưng Đạo đã được ghi trong sử sách.
Nhân dân địa phương đã đắp mộ cho voi, xây tượng voi bằng gạch, sau tạc

tượng đá và lập đền thờ con voi trung hiếu này.
Ngày nay, sát bên bờ sông Hóa còn một gò đất nổi lên rất lớn. Tương
truyền đó là mộ voi ngày xưa.
èĐáp án: Từ được thay thế để liên kết: có lẽ, ngày nay
4. Biện pháp 4: Luyện tập - thực hành.
Đặc biệt, đối với mỗi nội dung kiến thức, phần Luyện tập – thực hành là phần
vô cùng quan trọng. Luyện tập - thực hành là phương pháp dạy học giúp học
sinh mở rộng, đào sâu, khái quát hoá, hệ thống hoá tri thức đã học, nắm vững


những kỹ năng, kỹ xảo đã được hình thành, bên cạnh đó còn phát triển trí nhớ,
tư duy của học sinh. Đồng thời qua đó có thể điều chỉnh, sửa chữa những sai
lầm trong hệ thống tri thức của học sinh.Trong phân môn Luyện từ và câu học
sinh cần được thực hành lại những kiến thứcđã học để có thểứng dụng tốt. Nhất
là liên kết câu, đây là phần khó đối vớihọc sinh lớp 5 nên các em cần phải được
thực hành nhiều.
Hệ thống bài tập đưa ra cho học sinh cần có hệ thống và



×