Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

Đồ án tốt nghiệp đại học bách khoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.31 MB, 108 trang )

Lời Cảm Ơn !
Sau hơn 3 tháng thực tập và nghiên cứu cùng với sự giúp đỡ của các thầy
và mọi người đến nay tôi đã hoàn thành nội dung của đề tài tốt nghiệp. Tuy
nhiên do thời gian có hạn cộng thêm sự hạn chế về hiểu biết chuyên môn nên
trong quá trình làm đề tài tôi có gặp một số khó khăn.
Nhưng dưới sự hướng dẫn của thầy giáo: PGS.HOÀNG TÙNG. Đến nay
tôi đã hoàn thành đề tài với nôi dung: THIẾT KẾ QUY TRÌNH, CÔNG NGHỆ
HÀN BÁN TỰ ĐỘNG ĐỂ HÀN BLOCK (B13C)CỦA TÀU DẦU 105.000T.
Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ công nhân viên Tổng công ty CNTT Dung
Quất, đặc biệt các anh ở Phòng đào tạo và Phòng CTPĐ cùng các thầy trong bộ
môn đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp.
Và tôi xin chân thành cảm ơn những người bạn đã giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Dung Quất, ngày10 tháng 10/2012
Sinh viên

Lê Trọng Linh

1


MỤC LỤC

Trang
LỜI NÓI ĐẦU…………………………………………………………
CHƯƠNG I : ĐẶT VẤN ĐỀ
Tổng quan về Tổng công ty CNTT Dung Quất
1.1 Tổng quan sản xuất tàu tại Công ty CNTT Dung Quất
1.1.1 Lĩnh vực hoạt động
1.1.2 Chính sách chất lượng của Công ty


1.2 Mặt bằng của Công ty, ưu nhược điểm trong việc bố trí nhà máy
1.2.1 Tổng thể mặt bằng chung của Công ty
1.2.2 Ưu nhược điểm trong việc bố trí nhà máy
1.2.3 Công tác sản xuất hiện tại của nhà máy
1.3 Các trang thiết bị tại Công ty
1.3.1 Thiết bị hàn
1.3.1.1 Thiết bị hàn bán tự động
1.3.1 .2Thiết bị hàn tự động
1.3.2 Thiết bị cắt
1.4 Các phương pháp đóng tàu hiện nay của Công ty CNTT Dung Quất
đang áp dụng
1.4.1 Lắp ráp thân tàu từ những phân tổng đoạn
1.4.2 Phân chia tổng đoạn
1.5 Các phương pháp hàn thường được sử dụng trong hàn tài thủy
1.5.1 Hàn hồ quang tay
1.5.2 Hàn tự động dưới thuốc
1.5.3 Hàn bằng điện cực nóng chảy trong môi trường khí bảo vệ
1.5.4 Hàn dây lõi thuốc
1.5.5 Hàn điện khí
CHƯƠNG II :
GIỚI THIỆU TÀU DẦU HÓA CHẤT 105.000 TẤN
2.1 Giới thiệu chung
2.1.1 Loại tàu và công dụng
2.1.2 Phân cấp quy phạm và công ước
2.1.3 Các thông số cơ bản của tàu
2.1.4 Vật liệu
2.2 Bố trí chung tàu dầu 105.000 tấn
2.2.1 Phân khoang theo chiều dài tàu
2.2.2 Phân khoang theo chiều rộng tàu
2.2.3 Bố trí các trang thiết bị

3. Phân tích kết cấu Block tàu để lựa chọn quá trình hàn
CHƯƠNG III: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ HÀN PHÂN ĐOẠN B13C
4. Tính hàn của vật liệu Block (B13C)
4.1 Lựa chọn vật liệu cơ bản và vật liệu hàn
2

1

5
6
11
13
14
15
17
22
24

25
26
27
28
30
31
32
32
33
35
36
38

44
45


4.1.1 Phân tích vật liệu cơ bản của các chi tiết hàn
4.1.2 Phân tích lựa chọn vật liệu cơ bản
4.1.3 Thành phần hóa học của vật liệu cơ bản
4.1.4 Cơ tính của vật liệu cơ bản
4.1.5 Các chú ý khi hàn chủng loại vật liệu này
4.2 Phân tích vật liệu hàn sẽ được sử dụng để chế tạo kết cấu
4.2.1 Phân tích lựa chọn vật liệu hàn
4.2.2 Thành phần hóa học của dây hàn SM-70S
4.2.3 Cơ tính của dây hàn SM-70S
4.3 Đề xuất phê chuẩn và lựa chọn thiết bị hàn cho phù hợp
4.3.1 Đề xuất phê chuẩn thiết bị hàn
4.3.2 Lựa chọn thiết bị hàn
5.1 Kết cấu phân đoạn
5.1.1 Giới thiệu về Block
5.1.2 Kết cấu của Block
5.2 Phương án thi công Block
5.2.1 Phương án lắp ráp
5.2.2Phân chia cho Block thành các cụm chi tiết nhỏ
5.3 Chuẩn bị thi công phân đoạn
5.3.1 Chuẩn bị thiết bị
5.3.2 Chuẩn bị bệ lắp ráp
5.3.3 Chuẩn bị nhân lực
5.4 Quy trình lắp ráp hàn, sơn phân đoạn
5.4.1 Rải tôn đáy trong
5.4.2 Quy trình hàn chính thức tôn đáy trong
5.5 Lấy dấu cơ cấu phân đoạn

5.6 Lắp ráp cơ cấu lên tôn đáy trong
5.7 Chế độ hàn đính
5.8 Chế tạo cụm chi tiết còn lại
5.9 Đấu lắp các cụm chi tiết lại với nhau thành Block hoàn chỉnh
6. Xác định quá trình hàn kết cấu Block đáy B13C
6.1 Lưạ chọn tính toán các thông số và kỹ thuật hàn tôn đáy trong
6.2 Tính toán chế độ hàn giáp mối
6.3 Chế độ hàn cơ cấu với cơ cấu và cơ cấu với tôn đáy trong bằng
phương pháp hàn khí bảo vệ CO2
6.4 Công tác bảo đảm chất lượng hàn đối với sản phẩm cần chế tạo
6.4.1 Các dạng khuyết tật
6.4.2 Nứt
6.4.3 Rỗ khí
6.4.4 Lẫn xỉ
6.4.5 Không ngấu
6.4.6 Lẹm chân và chảy loang
6.4.7 Khuyết tật và hình dáng liên kết hàn
3

46
50
51
52
54
56
60
61
63
64
67

69
72
73
79
80
82
89
94
96
97
98
99
100


6.5 Các phương pháp kiểm tra chất lượng liên kết hàn
6.5.1 Kỹ thuật kiểm tra mắt thường (VT)
6.5.2 Kỹ thuật kiểm tra siêu âm (UT)
6.6 Xác định mức độ khuyết tật cho từng mối hàn
6.6.1 Mức độ chấp nhận khuyết tật hàn khi kiểm tra VT
6.6.2 Mức độ chấp nhận khuyết tật hàn khi kiểm tra UT
6.6.3 Xác định mức độ biến dạng cho phép và dung sai sản phẩm hàn
7. Hiệu quả kinh tế
8. Kết luận

4

101
103
10

5
106
107
110


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu viết tắt
AWS
ABS
ASTM
DNV
FCAW
MT
PT
GMAW
MAG
MIG
NKK
SAW
SMAW
WPS
TCVN
UT
VR
LT
VT
PRT
RT

PA
PG
ĐT
ĐN
CC
Sn

Viết đầy đủ tiếng Việt
Hiệp hội hàn Hoa Kỳ
Đăng kiểm Hoa Kỳ
Hiệp hội kiểm tra và vật liệu Hoa Kỳ
Đăng kiểm Na Uy
Hàn hồ quang dây hàn lõi thuốc
Kiểm tra từ tính
Kiểm tra thẩm thấu
Hàn hồ quang kim loại trong khí bảo vệ
Hàn khí hoạt tính điện cực kim loại.
Hàn khí trơ điện cực kim loại.
Đăng kiểm Nhật Bản
Hàn hồ quang chìm
Hàn hồ quang điện cực có thuốc bọc
Quy trình hàn
Tiêu chuẩn Việt Nam
Kiểm tra siêu âm
Cục Đăng kiểm Việt Nam
Thử rò rỉ
Kiểm tra trực quan
Thử áp suất
Kiểm tra chụp ảnh phóng xạ
Tư thế hàn bằng

Tư thế hàn đứng từ trên xuống
Đáy trong
Đáy ngoài
Cơ cấu
Khoảng sườn tầu

5


Bảng giải thích các ký hiệu đã sử dụng trong đề tài
Ký hiệu
d
Ih
Uh
Vh
n

Fi
q



lhq

Đơn vị
(mm)
(A)
(V)
(cm/s)
(mm2)

(mm2)
(cal/cm)
(J/cm)
(J/cm)

Ý nghĩa
Đường kính que hàn
Cường độ dòng điện hàn
Điện áp hàn
Vận tốc hàn
Số lớp hàn
Diện tích đắp
Diện tích đắp của lớp hàn thứ i
Công suất hiệu dụng của hồ quang
Năng lượng đường
Năng lượng đường tối ưu

(g/cm3)

Khối lượng riêng

(%)

Độ giãn dài tường đối

(g/A.h)

Hệ số đắp

(mm)


(cal/cm3.0C)

Chiều dài hồ quang
Hệ số sử dụng vật liệu (% )
Hệ số hữu ích của hổ quang
Hệ số dẫn nhiệt của vật liệu

(cal/cm3.0C)

Nhiệt dung thể tích của vật liệu kim loại cơ bản

(0C)
(0C)
(0C)
(0C/s)
(mm)
(mm)
(mm)
(mm)

Nhiệt độ kém ổn định của Asutenite
Nhiệt độ ban đầu của vật hàn
Nhiệt độ nung sơ bộ
Tốc độ nguội tối ưu
Cạnh mối hàn
Chiều rộng mối hàn
Khe hở giữa hai tấm
Chiều dầy không vát mép


( 0)

Góc vát mép

mm

Chiều dầy chi tiết

hoặc

Tm
T0
Tnsb
w
k
b
a
e
s

CHƯƠNG I:
ĐẶT VẤN ĐỀ
TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY CNTT DUNG QUẤT

6


1. 1. TỔNG QUAN SẢN XUẤT TÀU TẠI CÔNG TY CNTT DUNG QUẤT
Công ty đóng tàu dầu khí Dung Quất hiện là công ty trực thuộc tập đoàn
Dầu khí Việt Nam tiền thân là Công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu

thủy Dung Quất (Công ty CNTT Dung Quất) là công ty thuộc tập đoàn kinh tế
VINASHIN với tổng số vốn đầu tư lên đến 750 triệu USD, được thành lập theo
quyết định số 1420/QĐ – TTg ngày 02/11/2001 và quyết định số 1055/QĐ –
TTg ngày 11/11/2002 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt tổng thể phát
triển ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam đến năm 2010 với mục tiêu đóng và
sửa chữa tàu đến 100.000 DWT và đầu tư mở rộng nhà máy để có đủ năng lực
đóng mới và sửa chữa tàu chở dầu đến 400.000 DWT.
Địa chỉ : Thôn Tân Hy xã Bình Đông huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi.
Điện thoại: 055.611277; 055.620055 - Fax: 055.611464
Email: Website:
1.1.1 Lĩnh vực hoạt động.
- Đóng mới các phương tiện thuỷ
- Sửa chữa tàu biển.
- Dịch vụ hàng hải.
- Bốc xếp hàng hóa tại cầu tàu.
- Tổ chức kinh doanh vận tải đường bộ.
- Gia công lắp đặt cấu kiện thép, phá dỡ tàu cũ.
- Kinh doanh vật tư, máy móc, thiết bị phụ tùng, phụ kiện công nghiệp tàu thuỷ
và dân dụng.
- Sản xuất các loại vật liệu, thiết bị cơ khí, điện, điện lạnh, điện tử công nghiệp
phục vụ công nghiệp tàu thuỷ.
- Kinh doanh sắt thép phế liệu.
- Vận tải biển và các ngành, nghề khác theo quy định của pháp luật.
1.1.2 Chính sách chất lượng của công ty.
- Khách hàng là trung tâm
7


- Chất lượng sản phẩm là yếu tố hàng đầu
- Đảm bảo thời gian giao hàng

- Giá cả hợp lý
1.2 Mặt bằng của Công ty, Ưu nhược điểm trong việc bố trí nhà máy.
1.2.1 Tổng thể mặt bằng chung của công ty.
Dung Quất là địa bàn nằm trên huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, phía Tây
Bắc giáp với sân bay Chu Lai, phía tây giáp với quốc lộ 1A, phía Đông và Đông
Bắc giáp với Biển Đông; cách Hà Nội 880 km; cách thành phố Hồ Chí Minh
870 km và cách thành phố Quảng Ngãi 25 – 40 km. Dung Quất được chính phủ
Việt Nam quy hoạch là Khu Kinh Tế tổng hợp – nơi đây là khu Liên hợp Lọc
hóa dầu đầu tiên của Việt Nam, đồng thời là nơi tập trung các nhà máy công
nghiệp nặng với quy mô lớn khác đang được triển khai và chuẩn bị triển khai
như: nhà máy Lọc dầu (2.500 triệu USD), các nhà máy hóa chất (LAB,
Polypropylen, Lốp ô tô radial,…), Liên hợp công nghiệp Đóng tàu, Nhà máy cán
thép, Nhà máy xi măng và các nhà máy công nghiệp nhẹ khác với tổng số vốn
đầu tư đến 2,5 tỷ USD.
Công ty đóng tàu dầu khí Dung Quất nằm tại xã Bình Đông, huyện Bình
Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, cách thành phố Quảng Ngãi 40 km về phía Đông Bắc.
Nhà máy được bố trí gần cảng nước sâu (cách cảng Dung Quất 3 km), cách quốc
lộ 1A khoảng 5 km về phía Đông. Đây là một vị trí hết sức thuận lợi của công ty
trong việc hoạt động của nhà máy, thuận tiện cho việc đóng, hạ thủy tàu, mua
bán trao đổi thiết bị công nghệ, thông thương với các nước... Các công trình của
công ty được xây dựng trên 130 ha mặt đất và hơn 100 ha mặt biển.
- Nhà điều hành
- Nhà làm việc
- Nhà ở của chuyên gia
- Các xưởng sản xuất:
- Phòng vỏ ( Các phân xưởng lắp ráp ).
- Phân xưởng sơn.
8



- Phân xưởng thiết bị động lực.
- Phân xưởng cơ khí ống – điện
- Phân xưởng thiết bị động lực
- Phân xưởng linh kiện
- Phân xưởng máy
- Phân xưởng ụ - đà.
- Phân xưởng đấu đà 1, đấu đà 2.
- Phân xưởng mộc – nội thất.
- Các công trình khác.
- Công ty CNTT Dung Quất đã và đang tiến hành xây dựng hai ụ và được
trang bị 2 cổng trục 350 tấn, 2 cổng trục 150 tấn và 4 cổng trục 32 tấn. Bên cạnh
đó còn có 3 cầu cảng ở phía đông, một cảng được trang bị cổng trục 30 tấn, hai
cảng còn lại được trang bị mỗi cảng một cổng trục 32 tấn.

Ngoài ra còn có

các khu trung chuyển, các bãi tổng đoạn, các trạm biến áp 3200 kW, trạm cung
cấp khí CN, nhà ăn, nhà tập hàn, nhà ở chuyên gia, nhà làm việc và các công
trình phụ khác.

9


10


THIẾT BỊ CHÍNH

Diện tích


Đơn Vị

Số Lượng

Tổng diện tích

1.225.600

m2

-

Tổng diện tích nhà xưởng

130.250

m2

-

Ụ tàu số 1

( 380*86*14 ) m



01

Ụ tàu số 2


( 380*110*14 ) m



01

Cầu tàu số 1

( 420*25 ) m

Cầu

01

Cầu tàu số 2

( 2.390*25 ) m

Cầu

01

Cổng trục 350T

( 165*72 ) m

Cổng

01


Cổng trục 150T

( 150*38 ) m

Cổng

02

Cần trục 32T,40T,60T,75T

-

Cần

-

Cẩu lắp bàng nâng điện tử

-

Cẩu

22

Dây chuyền xử lý thép

( B = 34 ) m

Dây
chuyền


02

Máy cắt thép tấm CNC

-

Máy

05

Máy lốc tôn

( 20*2500 ) mm

Máy

02

Máy lốc tôn

13.500 mm

Máy

01

Máy ép thủy lực 1500T

-


Máy

01

Máy ép thủy lực 500T

-

Máy

01

11


TỔNG GIÁM ĐỐC

Phó Tổng Giám

Phó Tổng Giám

Phó Tổng Giám

Phó Tổng Giám

đốc

đốc


đốc

đốc

Phòng

Phòng

Phòng

Vỏ

điều

Kế

độ sản

Hoạch

Phòng

Phòng

Phòng Kế

Phòng

Phòng


Phòng

Phòng

Phòng

vật tư

Hành

toán Tài

TCCB -Lao

KCS

Kỹ thuật

Thiết bị

Quản lý

chính

vụ

động

-ISO


Công

động lực

dự án

xuất

nghệ

Quản trị
VP. Đại diện

XN Xây dựng công trình

tại Hà Nội

Phòng

Đội

P.Kế toán nhân

P.Kế hoạch kinh

P. Kỹ thuật điều

Y tế

Bảo vệ


chính

doanh

độ

Sơ đồ tổ chức công ty

12


1.2.2 Ưu nhược điểm trong việc bố trí nhà máy:
Công ty đóng tàu dầu khí Dung Quất là một công ty mới được thành lập với
nhiệm vụ chính hiện tại là thực hiện đóng mới các tàu theo các đơn đặt hàng đã ký
với các chủ tàu. Chính vì vậy, trong giai đoạn hiện nay việc bố trí các phân xưởng
trong nhà máy chủ yếu phục vụ cho việc đóng mới tàu.
Nhìn vào sơ đồ bố trí mặt bằng của nhà máy, ta thấy việc bố trí nhà xưởng ở
đây tương đối hợp lý. Xưởng phun sơn tổng đoạn được bố trí gần xưởng cắt CNC, do
đó, khi tôn nhập về được đưa vào xưởng phun sơn và làm sạch, sau đó được chuyển
qua xưởng đặt máy cắt CNC. Tại đây, tôn được dập, cắt, uốn, vát mép,… bằng các
máy uốn, máy dập, máy cắt CNC, máy cắt Plasma. Sau đó được chuyển đến các phân
xưởng sản xuất tổng đoạn đáy, mạn, boong và phân xưởng sản xuất tổng đoạn cong
được bố trí cạnh đó. Sau khi sản xuất, các tổng đoạn được chuyển đến bãi lắp ráp
phân tổng đoạn. Các tổng đoạn sau khi được đấu lắp sẽ được chuyển đến ụ bằng các
xe vận chuyển. Nói rõ hơn là việc bố trí sản xuất của nhà máy theo “dây chuyền sản
xuất tổng đoạn”, dây chuyền này được bố trí theo dạng chữ U, các giai đoạn công
nghệ được bố trí hợp lý theo công nghệ dạng chữ U trên cơ sở: từ khi nhận vật liệu
chính – thép kết cấu tàu qua các giai đoạn công nghệ đến khi giao hàng tổng đoạn tạo
thành dòng chảy một hướng, hợp lý, khối lượng thao tác bốc xếp tối thiểu, phân công

công việc và phối hợp chặt chẽ giữa các giai đoạn công nghệ để tạo hiệu suất cao
nhất.
Với nguyên tắc như trên, mặt bằng sản xuất được bố trí:
- Bãi tiếp nhận vật tư với hệ thống cần cẩu và xe gòong
- Khu vực phân xưởng xử lý vật liệu – cán phẳng, làm sạch, sơn lót; trong
trường hợp thép tấm bị biến dạng, cần đưa vào máy nắn phẳng tôn.
- Gia công chi tiết trên các loại thiết bị tự động, bán tự động, cơ khí hoặc bằng
tay.
+ Lấy dấu, cắt chi tiết.
+ Gia công chi tiết: uốn, lốc, ép,…

13


- Lắp ráp và hàn chi tiết, cụm chi tiết bao gồm cả đà ngang đặc của đáy đôi, các
vách ngang – dọc được lắp ráp ở vị trí khác.
- Chế tạo phân đoạn phẳng, cong.
- Lắp ráp thành tổng đoạn bao gồm kết cấu vỏ và phụ kiện.
- Đưa ra bãi chứa tổng đoạn.
- Làm sạch, sơn tổng đoạn trong dãy phân xưởng khép kín với hệ thống thiết bị
chuyên dùng.
Việc bố trí như trên rất thuận lợi cho quá trình sản xuất, tiết kiệm được nhiều
thời gian, công sức vận chuyển vì tại mỗi phân xưởng đều được bố trí các cẩu trục có
tải trọng nâng lớn, xe gòong, xe vận chuyển tổng đoạn có sức chở trên 100 tấn. Đồng
thời, vị trí của nhà máy ở ngay bên cạnh nhà máy tinh luyện thép Doosan; đây sẽ là
một điểm rất thuận lợi cho nhà máy vì Doosan là nhà máy tinh luyện thép của Hàn
Quốc, sản xuất thép có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn chất lượng của các đăng kiểm
trong đóng tàu, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thép của khu Kinh tế Dung Quất, nhất là nhà
máy đóng tàu Dung Quất. Với thuận lợi đó, thép sẽ được cung cấp nhanh chóng,
thuận lợi, chi phí vận chuyển thấp vì hai nhà máy nằm rất gần nhau.

Tuy nhiên, hiện tại nhà máy đang ở giai đoạn vừa sản xuất, vừa xây dựng nên
chưa có mái che cho công nhân làm việc, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và an toàn
của công nhân, nhất là khi trời mưa.
Bên cạnh đó, một số phòng ban như phòng y tế, phòng bảo hộ và an toàn lao
động đặt khá xa công trường với diện tích nhỏ nên khi có tai nạn lao động sẽ xử lý
không nhanh chóng, kịp thời và đảm bảo sự phục vụ tốt nhất cho công nhân. Mặt
khác, dù hệ thống cán bộ an toàn vệ sinh viên tương đối nhiều, bố trí dày đặc nhưng
trong thời gian qua vẫn có nhiều tai nạn lao động xảy ra. Một mặt còn hạn chế là hệ
thống phòng cháy, chữa cháy của nhà máy hiện tại còn sơ sài, hệ thống cứu hỏa chưa
hoàn thiện trong khi số lượng bình cứu hỏa được trang bị ít. Trong khi đó, các bình
gas, oxy bị rò rỉ khá nhiều (hở van), tuy nhiên nhà máy vẫn chưa có biện pháp khắc
phục.

14


1.2.3 Công tác sản xuất hiện tại của nhà máy:
Công ty CNTT Dung Quất là một công ty mới được thành lập, với chức năng
hiện tại là đóng mới tàu, nên trong phần này chúng em xin trình bày công tác chuẩn
bị sản xuất của nhà máy trong việc đóng mới tàu biển.
Các sản phẩm nhà máy đang thực hiện.
* Tàu dầu Aframax
Các kích thước chính của tàu:
Chiều dài lớn nhất: 245 (m)
Chiều dài thiết kế: 236 (m)
Chiều rộng: 43 (m)
Chiều cao mạn: 20 (m)
Chiều chìm thiết kế : 11,7 (m)
Chiều chìm tính toán: 14,1 (m)
Chiều cao toàn bộ:


47,6 (m)

Chức năng của tàu:
- Kiểu tàu: Chở dầu với buồng máy và không gian sinh hoạt ở phía lái
- Hàng chuyên chở: Dầu thô và dầu sản phẩm (trắng và đen).
- Phạm vi hoạt động: không hạn chế.
Trọng tải:
Trọng tải của tàu tại chiều chìm 14,1m là 104.000T.
Trọng tải của tàu tại chiều chìm 11,7m là khoảng 81000 T.
* Tàu kéo cảng 2x1200 CV
Chiều dài lớn nhất: 30 (m)
Chiều dài thiết kế: 27,05 (m)
Chiều rộng:

9,85 (m)

Chiều cao mạn:

4,2 (m)

Mớn nước:

3,2 (m)

Máy chính: CaterPitlar 3512, với số vòng quay n = 1800 (v/ph)
Số lượng thuyền viên: 10 người
15



Cấp tàu: hạn chế 2, được đóng theo quy phạm Phân cấp và Đóng tàu biển vỏ thép
2003
* Cửa Ụ Khô
Chiều dài: 87,5 (m)
Chiều rộng boong: 8,2 (m)
Chiều rộng đáy: 3,2 (m)
Chiều cao mạn: 13,3 (m)
Chiều chìm tính toán: 7 (m)
* Sà lan 18000T
Chiều dài :

L=

122.4m.

Chiều dài thiết kế

Ltk

=

119.67m.

Chiều rộng :

B

=

44.00m.


Chiều cao mạn

D

=

7.50m.

Chiều cao chở hàng

d=

5.000m.

Trọng tải

P=

19.000T

Mớn nước đánh chìm

d=

13.000m

Trọng tải đánh chìm

P= 33000T (T = 3.000m).


1.3 Các trang thiết bị tại công ty
1.3.1 Thiết bị hàn :
Hàn hồ quang điện cực nóng chảy trong môi trường khí bảo vệ (MIG/MAG)

16


1.3.1.1 Thiết bị hàn bán tự động :
Cuộn dây hàn
Bình chứa khí bảo

Lưu lượng

vệ (CO2 )

kế

Đồng hồ chỉ

Cơ cấu cấp

áp suất bình

dây

Kẹp mát

khí


Nguồn

điện hàn

Mỏ hàn

Công tắc
Chụp khí

Cáp hàn

Hình 1.1
Thiết bị cần thiết dùng cho hàn hồ quang điện cực nóng chảy trong môi trường khí
bảo vệ bao gồm nguồn điện hàn một chiều DC (Hình 1.1), cơ cấu cấp dây hàn tự
động, mỏ hàn đi cùng các đường ống dẫn khí, dẫn dây hàn và cáp điện, chai chứa khí
bảo vệ (CO2) kèm theo van điều áp gồm đồng hồ, lưu lượng kế và van khí.
- Sơ đồ nguyên lý

17


D©y hµn

BÐp tiÕp ®iÖn

2
1

c¬cÊu
cÊp d©y


7
3
Nguån ®iÖn hµn

KhÝb¶o vÖ

6
Hå quang

4
Kim lo¹ i c¬b¶n

5

5

Kim lo¹ i c¬b¶n

Nguồn điện hàn DC (3) được nối cực (-) vào kim loại cơ bản (5) và cực (+) vào dây
hàn (1) thông qua bép tiếp điện (7). Dây hàn (1) được quấn thành cuộn, nhờ cơ cấu
cấp dây (2) đẩy dây hàn đi xuống với vận tốc không đổi. Khi hồ quang (3) xuất hiện
giữa mút dây hàn và kim loại cơ bản (5) hồ quang và mối hàn được bảo vệ bởi luồng
khí (CO2) (6)
- Máy hàn MIG/MAG KR-500 của hãng PANASONIC (Nhật) (Hình 1.2)
Thông số kỹ thuật:
- Điện áp vào: 3 pha – 380V
- Có thiết bị bảo vệ quá tải, quá nhiệt
- Công suất: 31,9 KVA (28,1kW)
- Điều khiển thiristor vô cấp

- Lựa chọn chế độ hàn tay và hàn tự động
- Dòng hàn : 60 – 500 A
- Hệ số làm việc: 60% ở 500A và 100% (400A)
- Dây hàn: 0,9 – 1,6 mm
- Điện áp hàn: 16 – 45V
Đồng bộ gồm:
01 nguồn hàn YD – 500KR2
01 bộ đẩy dây YW – 50KB1
18

Hình 1.2


01 mỏ hàn CO2 500A (3m)
01 cáp điều khiển + ống dẫn khí + cáp hàn (15m)
01 kẹp mát + cáp mát
01 đồng hồ CO2
01 mũ hàn
05 bép dự phòng
01 xe chở máy, đầu đẩy dây và chai khí
1.3.1.2 Thiết bị hàn tự động :
Là loại máy hàn trong đó hồ quang được bảo vệ bởi lớp thuốc dạng bột. Lớp thuốc
này sẽ nóng chảy và sinh khí bảo vệ hồ quang đồng thời giúp cải thiện chất lượng
luyện kim của mối hàn. Công nghệ hàn này hoàn toàn tự động .( Hình 1.3)
Trong quá trình hàn, nhiệt hồ quang đồng thời làm nóng chảy đầu dây hàn và
một phần thuốc hàn (chất trợ dung). Đầu dây hàn và vùng hàn luôn luôn được bảo vệ
bằng lớp thuốc nóng chảy, phía trên là lớp thuốc chưa nóng chảy. Khi hồ quang tiến
dọc theo mối ghép, kim loại nóng chảy sẽ lắng xuống kết tinh tạo thành mối hàn
thuốc nóng chảy nổi lên trên tạo thành xỉ. Xỉ đông đặc sẽ tiếp tục bảo vệ mối hàn còn
nóng.

Phương pháp hàn này còn gọi là: Hàn hồ quang chìm (Submerged Arc Welding,
SAW) hay hàn hồ quang dưới thuốc
- Sơ đồ nguyên lý:

Thuốc bảo vệ

Mặt cắt ngang mối hàn tự động:
19

Bép tiếp
điện


Dây hàn

Xỉ rắn

Xỉ lỏng

Ống nạp

Thuốc hàn

thuốc hàn

Hồ quang hàn
Vùng ảnh

Hướng hàn


hưởng nhiệt
Kim loại cơ
bản

- Thiết bị hàn tự động:
Bảng điều khiển

Dây hàn
Thùng chứa
thuốc hàn

Cuộn
dây hàn
Ray dẫn
hướng hàn

Đầu hàn

Hình 1.3

Nguồn điện hàn

20


Dây hàn
Ống nạp
thuốc hàn

Thuốc hàn


Đầu hàn tự động
- Máy hàn tự động MZ – 1000(E) của hãng WEIDA
Máy hàn này có bảng mạch điều khiển được nhập từ Thụy Điển có độ tin cậy
cao và bảo vệ hoàn chỉnh, cho phép đặt trước, hiệu chỉnh và hiển thị các thông số hàn
khác nhau. Đầu hàn được thiết kế theo dạng modul cho phép tháo lắp dễ dàng, xe bốn
bánh vững chãi khi di chuyển. Mô tơ đẩy dây và giảm tốc đều của Thụy Điển, khoảng
điều chỉnh tốc độ lớn, bền và hiệu quả, cơ cấu nắn dây luôn đảm bảo dây ở trạng thái
tối ưu.
Đặc tính kỹ thuật của nguồn hàn ZP5(E) – 1000:
Nguồn vào: 3 pha, 380V/50Hz
Chế độ làm việc: 100%
Điện áp không tải: 55V
Dòng hàn max: 1000A
Điện áp làm việc: 44V
Khoảng điều chỉnh dòng điện: 40 – 1000A
Công suất: 69KVA
Dòng sơ cấp: 80,5A
Kích thước: LxWxH: 774x598x1430 mm
Trọng lượng: 460 kg
Đặc tính kỹ thuật xe hàn A2 – E:
Hộp điều khiển: PEH (Thụy Điển)
21


Đường kính dây hàn: 2 – 6 mm
Chế độ mồi hồ quang: quẹt và cố định
Tốc độ hàn: 15 – 160 cm/phút
Dòng hàn định mức: 1000A
Tốc độ ra dây: 20 – 900 cm/phút

Khoảng điều chỉnh đầu hàn: 100 mm
Khối lượng cuộn dây hàn: 25kg
Kích thước LxWxH: 950x500x770 mm
Khối lượng: 50kg
Đồng bộ gồm:
01 nguồn hàn
01 xe hàn
01 cáp hàn, cáp điều khiển 15m
01 cáp mát, kẹp mát
02 ray
03 bép hàn
- Máy hàn xoay chiều WT 400 A AC, điều khiển tay quay do WELDTEC chế tạo
Thông số kỹ thuật chính:
- Nguồn vào: 2 pha – 380V, 50Hz
- Công suất: 33KVA
- Điện áp không tải: 75V
- Dòng hồ quang tay: 80 – 400 A
- Chu kỳ làm việc: 35%
- Trọng lượng: 140kg
- Máy hàn một chiều WT400, 400A, điều khiển Thyrister do WELDTEC lắp ráp
Thông số kỹ thuật chính:
Nguồn vào: 3 pha – 380V, 50Hz
Công suất: 24 KVA
Điện áp không tải: 65V
22


Dòng hàn hồ quang tay: 40 – 400 A
Điện áp hàn hồ quang tay: 36V
Chu kỳ làm việc: 60%

Trọng lượng: 210 kg
Đồng bộ gồm:
Nguồn hàn WT – 400
Kìm hàn + cáp hàn 8m
Kẹp mát + cáp mát 3m
Mặt nạ hàn
01 xe chở máy.
Tổ hợp hàn tự động (chuyên dùng hàn dầm T,I,L) (Hình 1.4)
Tổ hợp hàn này vừa được lắp đặt chưa nghiệm thu bàn giao nên chưa biết các thông
số hoạt động

Hình 1.4

23


Ngoài ra nhà máy còn một số máy hàn khác như máy hàn TIG PANA – TIG
WP 300 của hãng Panasonic (Nhật Bản), hay máy hàn MIG/MAG SKR-500 của
Weldtec,…
1.3.2 Thiết bị cắt :
Máy cắt CNC CP 90200. (Hình 1.5)
Thông số kỹ thuật:
Khoảng cách tâm đường ray: 9,9 m
Chiều rộng cắt lớn nhất: 9 m
Chiều dài cắt lớn nhất: 20 m
Chiều dày cắt lớn nhất:
+ Khi cắt bằng Plasma: 50 mm
+ Khi cắt bằng gas và oxy: 150 mm
Tốc độ chạy nhanh: 8000mm/phút
Tốc độ cắt:

+ Khi cắt bằng Plasma: 3000 mm/phút
+ Khi cắt bằng gas và oxy: 2000 mm/phút
Kích thước: 21x13x2,5 (m)
Khối lượng máy: 6000 kg

Hình 1.5
Ngoài ra, còn có các loại máy CNC NCP-F3 (Hình 1.6)

24


Hình 1.6
Máy bán tự động (Máy cắt kiểu con rùa) Hình 1.7

Hình 1.7
Máy cắt tôn (cắt lưỡi) Hình 1.8

Hình 1.8

25


×