Tải bản đầy đủ (.pdf) (199 trang)

Luận án tiến sĩ giáo dục học: Nghiên cứu nội dung, tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện vận động viên chạy cự ly trung bình (800 m, 1500 m) cấp cao Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.99 MB, 199 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO

PHAN THÙY LINH

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG, TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ TRÌNH
ĐỘ TẬP LUYỆN VẬN ĐỘNG VIÊN CHẠY CỰ LY TRUNG
BÌNH (800 m, 1500 m) CẤP CAO VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

HÀ NỘI - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO

PHAN THÙY LINH

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG, TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ
TRÌNH ĐỘ TẬP LUYỆN VẬN ĐỘNG VIÊN CHẠY CỰ
LY TRUNG BÌNH (800 m, 1500 m) CẤP CAO VIỆT NAM
Tên ngành:
Mã ngành:

Giáo dục học
9140101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

Cán bộ hƣớng dẫn khoa học:


1. PGS.TS. Đặng Hà Việt

2. TS. Nguyễn Kim Lan

HÀ NỘI - 2020


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên
cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong
luận án là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào.

Tác giả luận án

Phan Thùy Linh


MỤC LỤC
Trang bìa.
Trang phụ bìa.
Lời cam đoan.
Mục lục.
Danh mục ký hiệu viết tắt trong luận án.
Danh mục các biểu bảng, biểu đồ trong luận án.
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. .................... 7
1.1. Những luận điểm cơ bản về đánh giá trình độ tập luyện trong huấn
luyện thể thao..................................................................................... 7

1.2. Đặc điểm tâm, sinh lý vận động viên chạy cự ly trung bình cấp
cao.. .................................................................................................. 13
1.2.1. Khái niệm về vận động viên cấp cao. .......................................... 13
1.2.2. Đặc điểm tâm lý vận động viên chạy cự ly trung bình cấp cao. ... 13
1.2.3. Đặc điểm sinh lý vận động viên chạy cự ly trung bình cấp cao. .. 15
1.2.4. Đặc điểm sinh lý về trình độ tập luyện. ....................................... 17
1.3. Đặc điểm các yếu tố cấu thành trình độ tập luyện của vận động
viên chạy cự ly trung bình (800m, 1500m) cấp cao........................ 19
1.3.1. Yếu tố hình thái. ......................................................................... 19
1.3.2. Yếu tố chức năng cơ thể.............................................................. 21
1.3.3. Yếu tố tố chất thể lực. ................................................................. 24
1.3.4. Yếu tố tâm lý. ............................................................................. 25
1.3.5. Yếu tố kỹ - chiến thuật. ............................................................... 27
1.4. Khái quát về t u h
tro

đá h



tr v đị h hƣớ

ƣ

vậ độ

á trì h độ tập luyện vậ động viên chạy cự ly trung

bình cấp cao. .................................................................................... 29



1.5. Cơ sở lý luận về á phƣơ

pháp kiể

tr , đá h

á trì h độ tập

luyện của vậ động viên chạy cự ly trung bình cấp cao. ............... 36
1.5.1. Các phương pháp kiểm tra quá trình huấn luyện. ........................ 36
1.5.2. Các phương pháp kiểm tra sư phạm đánh giá trình độ tập luyện
vận động viên chạy cự ly trung bình cấp cao. ............................. 38
1.6. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu trong lĩnh vực kiểm tra
đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên điền kinh ở Việt
Nam. ................................................................................................. 42
1.7. Nhận xét. .......................................................................................... 48
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN
CỨU ............................................................................................................ 50
2.1. Đố tƣ ng và khách thể nghiên cứu. ............................................... 50
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu. ................................................................ 50
2.1.2. Khách thể nghiên cứu. ................................................................ 50
2.2. Phƣơ

pháp

h

ứu. ............................................................... 51


2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu. ............................... 51
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm. ............................................... 52
2.2.3. Phương pháp kiểm tra y sinh học. ............................................... 52
2.2.4. Phương pháp kiểm tra tâm lý. ..................................................... 59
2.2.5. Phương pháp kiểm tra sư phạm. .................................................. 62
2.2.6. Phương pháp kiểm chứng sư phạm. ............................................ 66
2.2.7. Phương pháp toán học thống kê. ................................................. 67
2.3. Phạm vi nghiên cứu. ........................................................................ 70
2.4. Tổ chức nghiên cứu. ........................................................................ 71
2.4.1. Thời gian nghiên cứu. ................................................................. 71
2.4.2. Địa điểm nghiên cứu. .................................................................. 72
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN. ..................... 73


3.1. Xá định hệ thố

t u h đá h

á trì h độ tập luyện của vận

động viên chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam. ...................... 73
3.1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn lựa chọn các tiêu chí đánh giá trình độ
tập luyện của vận động viên chạy cự ly trung bình cấp cao Việt
Nam. ........................................................................................... 73
3.1.2. Xác định độ tin cậy, tính thông báo các tiêu chí đánh giá trình độ
tập luyện vận động viên chạy cự ly trung bình cấp cao Việt
Nam.... ........................................................................................ 80
3.1.3. Bàn luận về hệ thống tiêu chí đánh giá trình độ tập luyện của vận
động viên chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam. .................... 84
3.2. Xá đị h đặ đ ểm và mối quan hệ giữ


á



t u h đánh giá

trì h độ tập luyện của vậ động viên chạy cự ly trung bình cấp cao
Việt Nam. ......................................................................................... 91
3.2.1. Xác định mối tương quan giữa các tiêu chí đánh giá trình độ tập
luyện vận động viên chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam..... 91
3.2.2. Đề xuất các bước xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện
của vận động viên chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam. ....... 93
3.2.3. Xác lập tỷ trọng ảnh hưởng của các nhóm yếu tố thành phần trong
đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên chạy cự ly trung
bình cấp cao Việt Nam. .............................................................. 95
3.2.4. Xác định đặc điểm diễn biến các tiêu chí đánh giá trình độ tập
luyện của vận động viên chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam
giai đoạn hoàn thiện thể thao. ................................................... 105
3.2.5. Bàn luận về đặc điểm và mối quan hệ giữa các nhóm tiêu chí đánh
giá trình độ tập luyện của vận động viên chạy cự ly trung bình cấp
cao Việt Nam. ........................................................................... 107


3.3. Xây dựng và ứng dụng tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện của
vận động viên chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam ................. 114
3.3.1. Tổ chức kiểm tra sư phạm. ........................................................ 114
3.3.2. Kiểm định tính phân bố chuẩn các nội dung đánh giá trình độ tập
luyện của vận động viên chạy cự ly trung bình cấp cao Việt
Nam.... ...................................................................................... 115

3.3.3. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện của vận động
viên chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam. .......................... 116
3.3.4. Ứng dụng tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện của vận động
viên chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam trong thực tiễn huấn
luyện. ........................................................................................ 119
3.3.5. Bàn luận về kết quả xây dựng, ứng dụng tiêu chuẩn đánh giá trình
độ tập luyện vận động viên chạy cự ly trung bình cấp cao Việt
Nam. ......................................................................................... 123
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 136
A. Kết luận. ........................................................................................... 136
B. Kiến nghị. ......................................................................................... 137
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................................................................. 118
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 119
PHỤ LỤC.................................................................................................... 70


DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
CNV

-

Chướng ngại vật.

DTS

-

Dung tích sống.


HCV

-

Huy chương vàng.

HCB

-

Huy chương bạc.

HCĐ

-

Huy chương đồng.

HLV

-

Huấn luyện viên.

LVĐ

-

Lượng vận động.


TDTT

-

Thể dục thể thao.

TĐC

-

Tốc độ cao.

TĐTL

-

Trình độ tập luyện.

VĐV

-

Vận động viên.

XPC

-

Xuất phát cao.


XPT

-

Xuất phát thấp.


DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG, BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN
Thể loại Số
1.1

1.2

1.3

1.4

1.5
Biểu
bảng

Nội dung
Trang
Tỷ lệ đóng góp của các hệ năng lượng trong một số
nội dung thi đấu của môn điền kinh (theo Gunter
31
Lange - 2006).
Các hệ thống năng lượng cung cấp cho hoạt động
của cơ bắp khi nỗ lực tối đa (theo Gunter Lange 2006).


31

Tiêu chí kiểm tra, đánh giá sức bền ưa khí đối với
các VĐV chạy cự ly trung bình và dài tại Trung tâm
Huấn luyện thể thao quốc gia Đà Nẵng (theo Lê
Hồng Sơn, Nguyễn Tuấn Anh - 2012).

32

Chỉ số VCR và yêu cầu huấn luyện sức bền ưa khí
đối với các VĐV chạy cự li trung bình - dài tại
Trung tâm HLTT quốc gia Đà Nẵng (theo Lê Hồng
Sơn, Nguyễn Tuấn Anh - 2012).

33

Trình độ sức bền ưa khí và thành tích đạt được tại
SEA Games 26 (theo Lê Hồng Sơn, Nguyễn Tuấn
Anh - 2012).

34

3.1

Kết quả phỏng vấn lựa chọn các tiêu chí đánh giá
trình độ tập luyện của VĐV chạy cự trung bình cấp
Sau 78
cao ở Việt Nam (n = 24).

3.2


Kết quả xác định mối tương quan giữa các tiêu chí
đánh giá trình độ tập luyện với thành tích thi đấu của
VĐV chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam.

81

3.3

Kết quả xác định độ tin cậy các tiêu chí đánh giá
trình độ tập luyện của VĐV chạy cự ly trung bình
cấp cao Việt Nam.
Sau 82

3.4

Hệ số tương quan giữa các yếu tố thành phần ứng
dụng trong đánh giá trình độ tập luyện của nam VĐV
chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam (n = 8).
Sau 92

3.5

Hệ số tương quan giữa các yếu tố thành phần ứng
dụng trong đánh giá trình độ tập luyện của nữ VĐV
chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam (n = 7).
Sau 92


Thể loại Số

3.6

3.7

3.8

3.9

3.10

Biểu
bảng

3.11

3.12

3.13

3.14

3.15

3.16

Nội dung
Hệ số tương quan giữa các yếu tố thành phần và hệ
số tương quan của các yếu tố đó với thành tích thi
đấu của nam VĐV chạy cự ly trung bình cấp cao
Việt Nam.

Hệ số tương quan giữa các yếu tố thành phần và hệ
số tương quan của các yếu tố đó với thành tích thi
đấu của nữ VĐV chạy cự ly trung bình cấp cao Việt
Nam.
Tỷ trọng ảnh hưởng () của các nhóm yếu tố thành
phần với thành tích thi đấu trong đánh giá trình độ
tập luyện của VĐV chạy cự ly trung bình cấp cao
Việt Nam.
Diễn biến trình độ tập luyện của nam VĐV chạy cự
ly trung bình (800m, 1500m) cấp cao Việt Nam qua
các giai đoạn kiểm tra (n = 8) (tbảng = 2.145).
Diễn biến trình độ tập luyện của nữ VĐV chạy cự ly
trung bình (800m, 1500m) cấp cao Việt Nam qua các
giai đoạn kiểm tra (n = 7) (tbảng = 2.179).
Kiểm định tính phân bố chuẩn các tiêu chí đánh giá
trình độ tập luyện của nam VĐV chạy cự ly trung
bình cấp cao Việt Nam - thời điểm ban đầu (n = 8).
Kiểm định tính phân bố chuẩn các tiêu chí đánh giá
trình độ tập luyện của nam VĐV chạy cự ly trung
bình cấp cao Việt Nam - thời điểm sau 1 năm tập
luyện (n = 8).
Kiểm định tính phân bố chuẩn các tiêu chí đánh giá
trình độ tập luyện của nữ VĐV chạy cự ly trung bình
cấp cao Việt Nam - thời điểm ban đầu (n = 7).
Kiểm định tính phân bố chuẩn các tiêu chí đánh giá
trình độ tập luyện của nữ VĐV chạy cự ly trung bình
cấp cao Việt Nam - thời điểm sau 1 năm tập luyện (n
= 7).
Tiêu chuẩn đánh giá phân loại trình độ tập luyện của
nam VĐV chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam

theo từng tiêu chí - thời điểm ban đầu.
Tiêu chuẩn đánh giá phân loại trình độ tập luyện của
nam VĐV chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam
theo từng tiêu chí - thời điểm sau 1 năm tập luyện.

Trang

102

102

103

Sau 105

Sau 105

Sau 115

Sau 115

Sau 115

Sau 115

Sau 116

Sau 116



Thể loại Số
Nội dung
3.17 Tiêu chuẩn đánh giá phân loại trình độ tập luyện của
nữ VĐV chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam
theo từng tiêu chí - thời điểm ban đầu.
3.18 Tiêu chuẩn đánh giá phân loại trình độ tập luyện của
nữ VĐV chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam
theo từng tiêu chí - thời điểm sau 1 năm tập luyện.
3.19 Bảng điểm đánh giá trình độ tập luyện của nam VĐV
chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam theo từng tiêu
chí - thời điểm ban đầu.
3.20 Bảng điểm đánh giá trình độ tập luyện của nam VĐV
chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam theo từng tiêu
chí - thời điểm sau 1 năm tập luyện.
3.21 Bảng điểm đánh giá trình độ tập luyện của nữ VĐV
chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam theo từng tiêu
chí - thời điểm ban đầu.
3.22 Bảng điểm đánh giá trình độ tập luyện của nữ VĐV
chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam theo từng tiêu
chí - thời điểm sau 1 năm tập luyện.
Tổng điểm của các tiêu chí đánh giá trình độ tập
Biểu 3.23
luyện sau khi đã quy đổi theo tỷ trọng ảnh hưởng của
bảng
từng nhóm yếu tố thành phần.
3.24 Bảng điểm quy đổi các nhóm yếu tố thành phần đánh
giá trình độ tập luyện nam VĐV chạy cự ly trung bình
cấp cao Việt Nam từ thang điểm 10 sang thang điểm
có tính đến tỷ trọng ảnh hưởng - thời điểm ban đầu.
3.25 Bảng điểm quy đổi các nhóm yếu tố thành phần đánh

giá trình độ tập luyện nam VĐV chạy cự ly trung bình
cấp cao Việt Nam từ thang điểm 10 sang thang điểm
có tính đến tỷ trọng ảnh hưởng - thời điểm sau 1 năm
tập luyện.
3.26 Bảng điểm quy đổi các nhóm yếu tố thành phần đánh
giá trình độ tập luyện nữ VĐV chạy cự ly trung bình
cấp cao Việt Nam từ thang điểm 10 sang thang điểm
có tính đến tỷ trọng ảnh hưởng - thời điểm ban đầu.
3.27 Bảng điểm quy đổi các nhóm yếu tố thành phần đánh
giá trình độ tập luyện nữ VĐV chạy cự ly trung bình
cấp cao Việt Nam từ thang điểm 10 sang thang điểm
có tính đến tỷ trọng ảnh hưởng - thời điểm sau 1 năm
tập luyện.

Trang
Sau 116

Sau 116

Sau 116

Sau 116

Sau 116

Sau 116

118

Sau 118


Sau 118

Sau 118

Sau 118


Thể loại Số
Nội dung
3.28 Tiêu chuẩn đánh giá xếp loại tổng hợp trong đánh
giá trình độ tập luyện của VĐV chạy cự ly trung bình
cấp cao Việt Nam có tính đến tỷ trọng ảnh hưởng.
3.29 So sánh kết quả xếp loại tổng hợp trình độ tập luyện
của nam VĐV chạy cự ly trung bình cấp cao Việt
Nam giữa tiêu chuẩn do luận án xây dựng với tiêu
chuẩn của liên đoàn điền kinh Việt Nam áp dụng thời điểm ban đầu.
3.30 So sánh kết quả xếp loại tổng hợp trình độ tập luyện
của nam VĐV chạy cự ly trung bình cấp cao Việt
Nam giữa tiêu chuẩn do luận án xây dựng với tiêu
chuẩn của liên đoàn điền kinh Việt Nam áp dụng thời điểm sau 1 năm tập luyện.
Biểu 3.31 So sánh kết quả xếp loại tổng hợp trình độ tập luyện
của nữ VĐV chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam
bảng
giữa tiêu chuẩn do luận án xây dựng với tiêu chuẩn
của liên đoàn điền kinh Việt Nam áp dụng - thời
điểm ban đầu.
3.32 So sánh kết quả xếp loại tổng hợp trình độ tập luyện
của nữ VĐV chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam
giữa tiêu chuẩn do luận án xây dựng với tiêu chuẩn

của liên đoàn điền kinh Việt Nam áp dụng - thời
điểm sau 1 năm tập luyện.
3.33 Kết quả kiểm tra ngược thông qua tiêu chuẩn đánh
giá trình độ tập luyện - thời điểm sau 1 năm tập
luyện.
3.34 Tổng hợp sự phân chia các giai đoạn của hệ thống
huấn luyện nhiều năm.
3.1
Biểu đồ

Tỷ trọng ảnh hưởng của các nhóm yếu tố thành phần
trong đánh giá trình độ tập luyện đến thành tích thi
đấu của VĐV chạy cự ly trung bình cấp cao Việt
Nam.

Trang

119

Sau 121

Sau 121

Sau 121

Sau 121

122
126


103


1

PHẦN MỞ ĐẦU
Trong quy trình huấn luyện nhiều năm, công tác tuyển chọn, huấn
luyện và kiểm tra, đánh giá trình độ tập luyện (TĐTL) đối với vận động viên
(VĐV) có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau. Việc kiểm tra đánh giá
TĐTL cho VĐV trong các giai đoạn của quá trình huấn luyện là một trong
những khâu quan trọng không thể thiếu được trong quy trình huấn luyện
nhiều năm. Đối với VĐV cấp cao, việc đánh giá TĐTL thường gắn với trạng
thái sung sức trong các chu kỳ huấn luyện và thành tích thi đấu thể thao,
nhằm giúp cho các HLV có những thông tin khách quan, tin cậy để điều chỉnh
kế hoạch huấn luyện một cách hợp lý và khoa học.
Đánh giá TĐTL của VĐV ở bất cứ môn thể thao nào đều phải được
xem xét một cách toàn diện thông qua các chỉ số hình thái, chức năng, kỹ
thuật, chiến thuật, thể lực, tâm lý của cơ thể VĐV theo một quy trình và trong
một hệ thống khoa học, chặt chẽ. Trong những yếu tố cấu thành TĐTL ấy thì
hình thái, chức năng sinh lý, tố chất thể lực là một bộ phận quan trọng, vì chỉ
có thông qua sự biến đổi hình thái, chức năng sinh lý, yếu tố thể lực kết hợp
với kỹ thuật, chiến thuật, tâm lý mới đánh giá được TĐTL của VĐV một cách
chính xác. Như vậy một trong những yếu tố thành phần trong quy trình tập
luyện nhiều năm là kiểm tra, đánh giá TĐTL, để từ đó giúp các HLV đánh giá
kết quả và điều chỉnh các chỉ tiêu trong nội dung kế hoạch huấn luyện.
Tiêu chuẩn đánh giá TĐTL là thước đo chính xác phản ánh hiệu quả
của quá trình huấn luyện. Việc áp dụng các tiêu chuẩn đánh giá TĐTL trên
từng đối tượng ở từng thời điểm và từng giai đoạn huấn luyện, đặc biệt là giai
đoạn hoàn thiện thể thao phải được tiến hành một cách khoa học và chính xác.
Vì thế, khi đánh giá TĐTL của VĐV cấp cao trong huấn luyện, nhất định phải

định lượng được những thành tố bên trong cơ thể, đó là các chỉ tiêu y sinh học
(hình thái, sinh lý, sinh hóa, sinh cơ), đồng thời xác định những thành tố biểu


2

hiện bên ngoài gồm các chỉ số sư phạm về thể lực chung, thể lực chuyên môn,
kỹ - chiến thuật và những phẩm chất tâm lý của từng VĐV vào những thời
điểm sung mãn nhất (thời điểm trước khi thi đấu).
Chạy cự ly trung bình (800m, 1500m) là một trong những nội dung thi
đấu của môn điền kinh. Để đạt được thành tích cao trong thi đấu đòi hỏi VĐV
phải có sức bền, tốc độ và kỹ chiến thuật tốt. Trong tập luyện và thi đấu điền
kinh, thành tích đạt được ở mỗi nội dung thi đấu, thậm chí mỗi một cự ly thi
đấu lại phụ thuộc vào những yếu tố khác nhau: các môn tốc độ phụ thuộc chủ
yếu vào sức nhanh và sức mạnh tốc độ; những môn sức bền chủ yếu phụ
thuộc vào khả năng cung cấp ôxy và khả năng hoạt động với cường độ không
lớn nhưng thời gian dài… Ở nội dung chạy cự ly trung bình, sức bền ưa khí
có vai trò quan trọng quyết định chủ yếu đến thành tích của VĐV, đảm bảo
phát triển thành tích thể thao cao và bền vững. Do đó, trong đánh giá TĐTL
của VĐV, ngoài các yếu tố về tố chất thể lực, hình thái, tâm lý thì yếu tố chức
năng sinh lý đóng vai trò quan trọng. Hay nói cách khác, các yếu tố về tố chất
thể lực, hình thái, chức năng tâm - sinh lý là những nhóm yếu tố cơ bản cần
xem xét trong đánh giá TĐTL của VĐV chạy cự ly trung bình cấp cao.
Tuy nhiên, thực tiễn giảng dạy huấn luyện và phát triển của môn điền
kinh ở hầu hết các địa phương trên toàn quốc đã chỉ ra rằng, trong nhiều
trường hợp công tác đào tạo VĐV điền kinh (trong đó bao gồm cả các VĐV
nội dung chạy cự ly trung bình) không đạt kết quả cao là do hệ quả của việc
tuyển chọn, đánh giá TĐTL không đúng đối tượng, mặc dù việc tuyển chọn
được tiến hành với một khối lượng lớn, thời gian dài. Mặt khác, tuyển chọn,
đánh giá và định hướng sai cho thanh thiếu niên đã dẫn đến những mất mát

lớn không chỉ về thời gian, vật chất, mà còn làm tổn thương về mặt tâm lý,
đồng thời không cho phép nâng cao chất lượng và hiệu quả quá trình đào tạo.


3

Qua tìm hiểu thực tế công tác huấn luyện và toạ đàm với các HLV, các
chuyên gia làm công tác đánh giá TĐTL và đào tạo VĐV chạy cự ly trung
bình ở một số Trung tâm Huấn luyện thể thao mạnh đã cho thấy một thực tế là
công tác đánh giá TĐTL VĐV chạy cự ly trung bình (ở các giai đoạn huấn
luyện) chủ yếu thông qua năng lực chuyên môn, kết quả thi đấu của VĐV ở
các giải thi đấu và dựa theo kinh nghiệm của các nhà chuyên môn. Sau khi
cho VĐV tập luyện một cách thường xuyên với khoảng thời gian từ 6 - 12
tháng, nếu có sự phát triển về khả năng kỹ - chiến thuật, thể lực, thành tích thi
đấu, nhận thức chiến thuật thì tiếp tục giữ lại đào tạo, mà chưa xây dựng được
hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá một cách hợp lý, có đầy đủ cơ sở khoa học.
Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự chững lại của thành tích thi đấu điền
kinh hiện nay, cũng như tìm kiếm lực lượng VĐV trẻ kế cận tại Việt Nam. Và
như vậy, hiệu quả của quá trình huấn luyện, kiểm tra - đánh giá TĐTL của
VĐV tài năng điền kinh không chỉ phụ thuộc vào khả năng thi đấu, mà còn
phụ thuộc vào mức độ biểu hiện năng lực, trình độ của VĐV ở các nội dung
chuyên môn thông qua khả năng, chức phận của các cơ quan trong cơ thể, qua
đó giúp các HLV có những điều chỉnh hợp lý trong quá trình huấn luyện.
Ở Việt Nam, vấn đề này đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều
nhà khoa học, nhà giáo dục chuyên môn ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Có thể
kể đến công trình nghiên cứu của tác giả: Dương Nghiệp Chí (1981 - 1985);
Võ Đức Phùng (1981 - 1983); Phạm Tiến Bình, Phan Đình Cường (1981 1990); Nguyễn Kim Minh (1985 - 1992); Hoàng Vĩnh Giang (1985 - 1997);
Vũ Đức Thượng, Nguyễn Hoàng An (1991 - 1993); Nguyễn Đại Dương
(1995 - 1996); Hoàng Mạnh Cường (1995 - 1996), Dương Đức Thuỷ (1997);
Đinh Hùng Sơn (1999); Đàm Quốc Chính (2000); Đàm Thuận Tư (2004),

Nguyễn Thành Long (2015), Phạm Văn Liệu (2016)… Kết quả nghiên cứu
của các tác giả đã đưa ra được các số liệu đánh giá về năng lực chuyên môn,


4

TĐTL của VĐV ở các giai đoạn huấn luyện khác nhau, từ đó làm cơ sở cho
công tác tuyển chọn, kiểm tra - đánh giá trình độ VĐV sau này. Tuy nhiên,
việc nghiên cứu đánh giá TĐTL cho VĐV chạy cự ly trung bình (800m,
1500m) cấp cao ở giai đoạn hoàn thiện thể thao còn chưa thực sự được quan
tâm nghiên cứu một cách đầy đủ.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, với mục đích nâng cao hiệu quả
công tác kiểm tra - đánh giá TĐTL của VĐV điền kinh cấp cao Việt Nam ở
nội dung chạy cư ly trung bình giai đoạn hoàn thiện thể thao, tiến hành nghiên
cứu luận án: “N h

ứu nội dung, tiêu chuẩ đá h

á trì h độ tập

luyện vậ động viên chạy cự ly trung bình (800 m, 1500 m) cấp cao Việt
N

”.
Mụ đ h

h

ứu.


Thông qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đánh giá TĐTL của
VĐV điền kinh ở các giai đoạn huấn luyện, luận án tiến hành lựa chọn hệ
thống các tiêu chí, từ đó xây dựng và kiểm nghiệm trong thực tiễn hệ thống
tiêu chuẩn đánh giá TĐTL của VĐV chạy cự ly trung bình (800m, 1500m)
cấp cao Việt Nam giai đoạn hoàn thiện thể thao.
Mụ t u

h

ứu.

Để giải quyết mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án xác định giải quyết
các mục tiêu nghiên cứu sau:
Mục tiêu 1. Xác định hệ thống tiêu chí đánh giá TĐTL của VĐV chạy
cự ly trung bình cấp cao Việt Nam.
Trên cơ sở các mô hình thành tích của các VĐV chạy cự ly trung bình,
cũng như diễn biến phát triển của các yếu tố chuyên môn đặc thù, luận án xác
định những yếu tố cơ bản - đặc trưng có tương quan với thành tích của các
VĐV điền kinh (nội dung chạy cự ly trung bình), cũng như đưa ra được
những test (sư phạm), các tiêu chí thuộc nhóm yếu tố hình thái, chức năng,


5

tâm lý đặc trưng có đủ độ tin cậy, tính thông báo dùng trong đánh giá TĐTL
VĐV chạy cự ly trung bình cấp cao giai đoạn hoàn thiện thể thao. Các nội
dung cụ thể khi giải quyết mục tiêu nghiên cứu này bao gồm:
Phân tích, tổng hợp cơ sở lý luận và thực tiễn lựa chọn các tiêu chí
đánh giá TĐTL cho đối tượng nghiên cứu.
Khảo sát ý kiến chuyên gia (bằng phương pháp phỏng vấn) lựa chọn

các tiêu chí đánh giá TĐTL cho đối tượng nghiên cứu.
Tổ chức kiểm tra sư phạm, kiểm tra y sinh học và kiểm tra tâm lý xác
định tính thông báo, độ tin cậy các tiêu chí đánh giá TĐTL của đối tượng
nghiên cứu.
Mục tiêu 2. Xác định đặc điểm và mối quan hệ giữa các nhóm tiêu chí
đánh giá TĐTL của VĐV chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam.
Giải quyết mục tiêu nghiên cứu này với các nội dung cụ thể như sau:
Theo dõi đặc điểm, diễn biến các tiêu chí lựa chọn nhằm đánh giá
TĐTL của VĐV chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam giai đoạn hoàn thiện
thể thao (theo từng giới tính).
Lựa chọn, phân nhóm các yếu tố thành phần ảnh hưởng đến TĐTL của
VĐV chạy cự ly trung bình cấp cao, gồm: Nhóm yếu tố hình thái, nhóm yếu
tố chức năng - tâm lý, nhóm yếu tố chuyên môn.
Xác lập mối quan hệ (mối tương quan tuyến tính) giữa các tiêu chí lựa
chọn của đối tượng nghiên cứu theo từng giới tính.
Xác lập mối quan hệ (mối tương quan đa nhân tố, tỷ trọng ảnh hưởng)
giữa các nhóm yếu tố thành phần theo đến thành tích thi đấu từng giới tính.
Mục tiêu 3. Xây dựng và ứng dụng tiêu chuẩn đánh giá TĐTL của VĐV
chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam.
Giải quyết mục tiêu nghiên cứu này, luận án xác định các nội dung cụ
thể như sau:


6

Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá TĐTL (bao gồm các bảng phân loại,
bảng điểm theo thang điểm 10) cho từng tiêu chí.
Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá TĐTL có tính đến tỷ trọng ảnh hưởng
của các nhóm yếu tố thành phần đã xác định.
Ứng dụng và xác định hiệu quả hệ thống tiêu chuẩn đã xây dựng trong

thực tiễn tuyển đánh giá TĐTL VĐV chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam
giai đoạn hoàn thiện thể thao.
G ả thuyết ho họ



uậ á .

Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá TĐTL VĐV chạy cự ly trung
bình cấp cao Việt Nam (nội dung chạy 800m, 1500m) còn nhiều hạn chế, chưa
có hệ thống, mang tính chủ quan, chưa đảm bảo cơ sở khoa học. Vì thế nếu xây
dựng được hệ thống tiêu chuẩn đánh giá TĐTL có đủ cơ sở khoa học trong
chương trình huấn luyện năm sẽ giúp cho các HLV điều chỉnh phương pháp
huấn luyện, cũng như phương pháp kiểm tra, đánh giá trong quá trình huấn
luyện, góp phần nâng cao thành tích thi đấu cho các VĐV.


7

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
1.1. Những luận điểm cơ bản về đánh giá trình độ tập luyện trong huấn
luyện thể thao.
Trong thể thao hiện đại vấn đề đánh giá trình độ tập luyện của VĐV có
một vị trí hết sức quan trọng. Việc tiến hành đánh giá trình độ tập luyện một
cách khoa học bằng các phương pháp khách quan sẽ cho phép HLV luôn nắm
được những thông tin cần thiết, đánh giá một cách khách quan, đúng đắn tác
động của lượng vận động tập luyện để điều khiển quá trình huấn luyện, đồng
thời nâng cao hiệu quả của công tác tuyển chọn và đào tạo VĐV qua các giai
đoạn của quá trình huấn luyện, cũng như giúp cho VĐV có thể tự đánh giá
năng lực thể thao của mình.

Việc đánh giá trình độ tập luyện của các VĐV có trình độ khác nhau là
không giống nhau. Nếu với các VĐV lớn tuổi có trình độ thành tích thể thao
cao thì cần quan tâm đánh giá sự ổn định của thành tích. Nhưng với các VĐV
trẻ, thành tích thể thao còn ở mức độ thấp thì cần quan tâm đánh giá kết quả
kiểm tra trong quá trình phát triển. Điều đó cho thấy cần phải có hệ thống các
test đánh giá trình độ tập luyện khác nhau. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều
quan điểm khác nhau về vấn đề trình độ tập luyện của VĐV [2], [7], [8], [14],
[22], [29], [44], [46].
Chỉ số cơ bản của trình độ tập luyện là thành tích thể thao của VĐV chỉ
có thể đạt được sau nhiều năm tập luyện một cách khoa học, bền bỉ và công
phu. Hơn nữa, thành tích thể thao chỉ đạt được trong một giai đoạn ngắn
(trạng thái sung sức thể thao) trong mỗi chu kỳ tập luyện. Thành tích thể thao
luôn là hiện tượng đa nhân tố và phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân. Trong
những điều kiện như nhau, thành tích thể thao của mỗi cá thể phụ thuộc vào
năng khiếu và mức độ đào tạo VĐV. Năng khiếu của VĐV là tiền định, còn
trình độ đào tạo thì luôn thay đổi nhờ kết quả của tập luyện. Khái niệm trình


8

độ tập luyện và thành tích thể thao không hoàn toàn đồng nhất. Khái niệm hay
định nghĩa về trình độ tập luyện trong các sách báo hiện đại có những cách
thể hiện và nhìn nhận còn khác nhau [1], [2], [3], [16], [29].
Theo quan điểm của D. Harre thì: “Trình độ tập luyện của VĐV thể
hiện ở sự nâng cao năng lực thể thao nhờ ảnh hưởng của lượng vận động tập
luyện, lượng vận động thi đấu và các biện pháp bổ trợ khác”. Các yếu tố của
TĐTL thể thao bao gồm các năng lực thể chất, năng lực phối hợp vận động,
năng lực trí tuệ, kỹ xảo kỹ thuật, năng lực chiến thuật và các phẩm chất tâm
lý. Thông qua lượng vận động tập luyện, lượng vận động thi đấu, lượng vận
động tâm lý, trình độ từng yếu tố của năng lực vận động một mặt được nâng

cao, mặt khác giữa chúng cũng hình thành các mối quan hệ bền vững. Bên
cạnh đó, việc phát huy đầy đủ các tiềm năng thể chất của VĐV thông qua sự
nỗ lực ý chí ở mức cao nhất cũng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Năng lực thể
thao cao nhất mà VĐV đạt được trong từng thời kỳ thi đấu phù hợp với trình
độ tập luyện của họ được gọi là trạng thái sung sức thể thao [20]. Theo D.
Harre, các thông tin về trình độ tập luyện của VĐV được thể hiện ở các cuộc
thi đấu và kiểm tra thành tích. Các tiêu chuẩn cơ bản có thể sử dụng trong
việc đánh giá trình độ tập luyện và dự báo tiềm năng của VĐV là [20]:
Tiêu chuẩn về trình độ của thành tích.
Tiêu chuẩn về nhịp độ phát triển của thành tích.
Tiêu chuẩn về sự ổn định thành tích và khả năng tăng trưởng.
Tiêu chuẩn về khả năng chịu đựng lượng vận động.
Bốn tiêu chuẩn trên thể hiện 4 mặt khác nhau của việc đánh giá tổng
hợp năng lực thể thao.
Các tác giả Nôvicôp A.D và Mátveep L.P cho rằng: “Trình độ tập luyện
thường liên quan phần lớn đến những thay đổi thích ứng sinh học (hình thái
và chức năng) xẩy ra trong cơ thể VĐV dưới những tác động của LVĐ tập


9

luyện và những thay đổi đó biểu hiện ở sự phát triển năng lực hoạt động của
VĐV” [34].
Theo quan điểm của Aulic I.V thì: Việc đánh giá trình độ tập luyện là
một phương tiện kiểm tra cần phải có để phục vụ vấn đề chính, đó là phương
pháp tập luyện tạo điều kiện đạt được những thành tích thể thao cao. Tác giả
cũng cho rằng: “Trình độ tập luyện là năng lực tiềm tàng của VĐV để đạt
được những thành tích thể thao nhất định trong môn thể thao lựa chọn và
năng lực này được biểu hiện cụ thể ở sự chuẩn bị về kỹ thuật, chiến thuật, thể
lực, đạo đức - ý chí và trí tuệ…” [2].

Theo quan điểm của tác giả Lê Văn Lẫm thì: Trình độ tập luyện của
VĐV là kết quả tổng hợp của việc giải quyết các nhiệm vụ trong thực tiễn
huấn luyện thể thao. Trình độ tập luyện của VĐV thể hiện ở mức độ nâng cao
chức phận cơ thể, năng lực hoạt động chung và chuyên môn của VĐV ở mức
hoàn thiện các kỹ năng và kỹ xảo thể thao phù hợp [30]. Trình độ tập luyện là
thước đo hiệu quả của quá trình huấn luyện thể thao. Đánh giá trình độ tập
luyện là nội dung quan trọng trong các giai đoạn của quá trình huấn luyện.
Tác giả Phạm Danh Tốn cho rằng: “Trình độ đào tạo là nhằm chỉ tất cả
các mặt đào tạo để làm cho VĐV có thể đạt được những thành tích thể thao kế
tiếp nhau. Trình độ đào tạo bao gồm trình độ đào tạo về thể lực, kỹ thuật,
chiến thuật, tâm lý và cả lý luận nhất định của VĐV” [64], [66].
Trình độ (năng lực) thể thao thể hiện trong tập luyện và thi đấu của
VĐV. Nó là cấu trúc tổng hợp về thể năng, kỹ năng, trí năng, năng lực tâm
lý… Trình độ (năng lực) về chiến thuật liên quan chặt chẽ tới cả bốn thành
phần trên. Sự hình thành những năng lực trên chủ yếu qua huấn luyện. Nhờ
huấn luyện mà VĐV có được và nâng dần trình độ thích ứng mới, ngày càng
cao hơn (trong giai đoạn phát triển) hoặc duy trì hay hạn chế sự suy giảm
trong giai đoạn VĐV đã có thâm niên thể thao tương đối cao. Người ta còn


10

gọi đó là trình độ tập luyện của VĐV [2], [3], [6], [12], [18], [29]. Cũng theo
tác giả mỗi môn thể thao đều có đặc điểm riêng nên yêu cầu, đặc trưng của
trình độ tập luyện cũng có khác nhau.
Theo quan điểm của Trịnh Hùng Thanh, Lê Nguyệt Nga, Trịnh Trung
Hiếu: “Trình độ tập luyện của VĐV là trình độ điêu luyện về kỹ chiến thuật,
mức phát triển về tố chất thể lực và sự vững vàng nhạy bén về tinh thần và ý
thức để đáp ứng yêu cầu đạt thành tích thể thao ngày càng cao” [59], [61].
Theo tác giả Hebbelluck. M (1992): “Trình độ tập luyện của VĐV là

khả năng thích ứng của VĐV trong hoạt động nhờ hoàn thiện sự điều khiển và
phối hợp hoạt động giữa các hệ thống chức năng trên cơ sở những biến đổi
sâu sắc về cấu tạo chức phận trong cơ thể” [23].
Như vậy, theo quan niệm của các nhà khoa học, trình độ tập luyện có
thể tóm tắt như sau: Trình độ tập luyện là mức thích ứng của cơ thể đạt được
qua tập luyện, hoặc bằng con đường tập luyện hoặc nhờ lượng vận động tập
luyện, nhờ lượng vận động thi đấu và các bài tập bổ trợ khác. Và trình độ tập
luyện của VĐV còn là sự thể hiện các mức độ kỹ, chiến thuật, mức độ đạt tới
của các tố chất thể lực, đồng thời là khả năng thích ứng của VĐV nhờ hoàn
thiện sự điều khiển và phối hợp hoạt động giữa các hệ thống chức năng.
Theo các quan điểm và định nghĩa đã được nêu trên, có thể thấy rằng
trình độ tập luyện của VĐV đã được các nhà khoa học nhìn nhận theo những
luận điểm chính sau:
Trình độ tập luyện bao gồm nhiều mặt, nhiều thành phần và chịu sự ảnh
hưởng của lượng vận động.
Trình độ tập luyện chủ yếu là những biến đổi thích nghi về hình thái và
chức năng diễn ra trong cơ thể dưới tác động của tập luyện.
Yếu tố cơ bản của trình độ tập luyện là thành tích thể thao được nâng
cao thông qua quá trình đào tạo, huấn luyện.


11

Trình độ tập luyện được thể hiện ở các mặt: kỹ, chiến thuật, thể lực,
tâm lý, chức năng… khi VĐV thực hiện các hoạt động chuyên môn.
Như vậy có thể thấy, trình độ tập luyện là một phức hợp gồm nhiều yếu
tố thành phần như: sinh học, tâm lý, kỹ - chiến thuật và thể lực hợp thành,
được hoàn thiện nhờ ảnh hưởng của quá trình tập luyện, thi đấu và các liệu
pháp hỗ trợ ngoại sinh khác. Đánh giá trình độ tập luyện là nhiệm vụ quan
trọng trong quá trình huấn luyện thể thao để hỗ trợ cho công tác huấn luyện,

tuyển chọn của HLV. Để đánh giá đúng về trình độ tập luyện cần có một tập
thể cán bộ khoa học, bác sĩ, kĩ thuật viên, xét nghiệm viên hỗ trợ cho ban
huấn luyện và HLV trưởng.
Theo khái niệm về cấu trúc nhiều thành phần của trình độ tập luyện, thì
thành tích thể thao được xác định bằng cả một loạt các yếu tố và có thể ghép
chúng vào một số nhóm. Chính vì vậy, có thể nghiên cứu trình độ tập luyện
theo các khía cạnh khác nhau: Sư phạm, tâm lý, y học, xã hội.
Thuộc về khía cạnh sư phạm của trình độ tập luyện có trình độ kỹ thuật
và chiến thuật của VĐV. Song, ý nghĩa kỹ thuật hay chiến thuật trong các
môn thể thao khác nhau lại không đồng nhất. Ví dụ như: Cùng với các yếu tố
khác, thì yếu tố kỹ thuật trong môn quyền Anh và trong các môn bóng chiếm
vị trí hàng đầu, trong khi đó ở môn chạy cự ly dài kỹ thuật lại có ý nghĩa nhỏ
hơn là khả năng chức phận của cơ thể.
Về khía cạnh tâm lý của trình độ tập luyện cần kể đến các trạng thái
tâm lý, các phẩm chất ý chí và đạo đức của VĐV. Tuy vậy khó mà đánh giá
quá cao vai trò của trạng thái tâm lý trong thể thao. Khả năng tập trung chú ý
khi bắt buộc phải tiếp tục cuộc thi đấu lớn trong những điều kiện khó khăn
được thể hiện rõ đối với các VĐV của hầu hết các môn thể thao. Song trong
từng môn thể thao, vai trò của trạng thái tâm lý của VĐV có sự khác nhau
[79], [80], [83].


12

Về khía cạnh y học của trình độ tập luyện người ta xem xét đến các chỉ
số hình thái sinh lý của cơ thể và tình trạng sức khoẻ. Rất rõ là, sức khoẻ tốt
và khả năng chức phận cao của cơ thể là cần thiết để đạt được những thành
tích xuất sắc trong thể thao [5], [6], [24], [25], [35], [61], [75].
Khía cạnh xã hội của trình độ tập luyện xác định vị trí của thể thao và
của VĐV trong xã hội, nó thể hiện ở điều kiện sống của VĐV, động cơ và về

những tính chất khác nhau của tính cách… Theo quan điểm lý luận đã được
thừa nhận, người ta phân biệt trình độ tập luyện chung và trình độ tập luyện
chuyên môn. Trình độ tập luyện chuyên môn ở VĐV được xác định bằng mức
độ thích ứng của cơ thể đối với những yêu cầu riêng biệt của môn thể thao lựa
chọn, còn trình độ tập luyện chung được xác định bằng mức độ thích ứng đối
với một phức hợp các hình thức hoạt động khác nhau. Các chỉ số về trình độ
tập luyện chung của VĐV có thể biểu thị một cách độc lập với hình thức hoạt
động của họ. Để thực hiện điều này, chủ yếu qua phân tích những kết quả thử
nghiệm, gọi là các thử nghiệm chức năng, chúng phản ánh hệ thống tuần hoàn
- hô hấp của VĐV các môn thể thao khác nhau. Ví dụ, những chỉ số về trình
độ tập luyện chung của các VĐV cử tạ và thể dục có đẳng cấp cao thường bị
đánh giá là thấp hơn so với những chỉ số ấy ở các VĐV chạy cự ly dài hay
đua xe đạp. Song sự đánh giá như thế không khách quan, đặc biệt trong
trường hợp họ là những người đạt kỷ lục mới hay nhà vô địch.
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, thay “trình độ tập luyện chung”
bằng “trình độ thể lực” hay “năng lực hoạt động thể lực”. Trình độ thể lực
được biểu thị bằng tình trạng chức năng của cơ thể và đặc biệt nó thể hiện qua
năng lực hoạt động về các tố chất thể lực như: sức bền, sức mạnh, sức nhanh,
khéo léo và mềm dẻo, đồng thời còn thể hiện ở sự phối hợp thần kinh - cơ [2],
[3], [4], [12], [18], [27], [38], [41].
Theo quan điểm của Aulic I.V (1982) cho rằng: Giữa trình độ thể lực
và trình độ tập luyện có liên quan với nhau. Trình độ tập luyện cao luôn thể


13

hiện năng lực hoạt động cao và trong một số môn thể thao thì trình độ tập
luyện và trình độ thể lực gần như trùng nhau. Bởi vì, trình độ tập luyện phụ
thuộc vào hình thức hoạt động thể lực, tức là phụ thuộc vào môn thể thao.
Như vậy, trình độ thể lực là một thành tố của trình độ tập luyện. Cũng theo tác

giả thì: “Trình độ phát triển các tố chất thể lực là chỉ số có ý nghĩa dự báo
quan trọng trong tất cả các giai đoạn tuyển chọn” [2].
Từ những kết quả phân tích về các quan điểm nêu trên có thể thấy,
quan niệm về trình độ tập luyện trong huấn luyện thể thao được nhìn nhận
dưới nhiều góc độ khác nhau, khá phong phú và đa dạng. Trên cơ sở đó, cá
nhân người nghiên cứu đưa ra về khái niệm trình độ tập luyện của VĐV trong
huấn luyện thể thao như sau: “Trình độ tập luyện của VĐV chính là khả năng
thể hiện năng lực thể thao cao trong một môn thể thao nhất định nào đó mà
họ đạt được thông qua lượng vận động tập luyện và thi đấu”.
1.2. Đặc điểm tâm, sinh lý vận động viên chạy cự ly trung bình cấp cao.
1.2.1. Khái niệm về vận động viên cấp cao.
VĐV cấp cao là những VĐV thể thao được tuyển chọn vào đội tuyển
của tỉnh, thành, ngành hoặc đội tuyển quốc gia, và đại diện cho tỉnh, thành,
ngành, quốc gia tham tham dự các giải trong hệ thống thi đấu cấp quốc gia và
quốc tế. VĐV cấp cao được huấn luyện tại các Trung tâm Huấn luyện thể
thao quốc gia hoặc các cơ sở đào tạo - huấn luyện VĐV do nhà nước đầu tư
và quản lý. Đối tượng VĐV chạy cự ly trung bình (800m, 1500m) cấp cao
Việt Nam được luận án xác định nghiên cứu là những VĐV đạt đẳng cấp
Kiện tướng quốc gia thuộc các đội tuyển điền kinh của các tỉnh, thành phố
tham gia các giải trong hệ thống thi đấu quốc gia; các VĐV thuộc đội tuyển
trẻ, đội dự tuyển, đội tuyển quốc gia Việt Nam tham gia các giải trong hệ
thống thi đấu quốc tế.
1.2.2. Đặc điểm tâm lý vận động viên chạy cự ly trung bình cấp cao.


×