Tải bản đầy đủ (.pdf) (181 trang)

Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu các giải pháp xã hội hóa phát triển bóng đá Futsal tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 181 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TDTT TP.HỒ CHÍ MINH

NGÔ VĂN HỶ

“NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP XÃ HỘI HÓA
PHÁT TRIỂN BÓNG ĐÁ FUTSAL TẠI VIỆT NAM”

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TDTT TP.HỒ CHÍ MINH

NGÔ VĂN HỶ

“NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP XÃ HỘI HÓA
PHÁT TRIỂN BÓNG ĐÁ FUTSAL TẠI VIỆT NAM”

Ng nh: Gi o dục học
M s : 9140101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC



Cán bộ hƣớng dẫn khoa học:
GS.TS LÊ QUÝ PHƢỢNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:
Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả của
luận án là hoàn toàn trung thực không sao chép của bất cứ tác giả nào và chưa
từng công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả luận án

NGÔ VĂN HỶ


MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................... 5
1.1. Quan điểm của Đảng v Nh nƣớc về phát triển thể dục thể thao và
phát triển bóng đ . .............................................................................................. 5
1.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển TDTT. ............................ 5
1.1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển bóng đá. ......................... 7
1.2. Khái quát về xã hội hóa thể dục thể thao................................................... 9
1.2.1. Khái niệm về xã hội hóa.............................................................................. 9
1.2.2. Xã hội hóa thể dục thể thao ....................................................................... 13

1.3. Công tác xã hội hóa trong lĩnh vực thể dục thể thao tại Việt Nam ...... 25
1.3.1. Mục tiêu tổng quát của xã hội hóa TDTT ở nước ta đến năm 2015 và định
hướng đến năm 2020. .......................................................................................... 25
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ phát triển kinh tế thể dục thể thao ......................... 27
1.3.3. Chức năng, nhiệm vụ phát triển xã hội của thể dục thể thao .................... 30
1.4. Công tác xã hội hóa trong lĩnh vực bóng đ tại Việt Nam ..................... 31
1.5. Khái quát về bóng đ v bóng đ Futsal.................................................. 35
1.5.1. Một số khái niệm cơ bản .......................................................................... 35
1.5.2. Các câu lạc bộ thể thao Futsal là những thực thể kinh tế thể thao tham gia
kinh doanh như một loại doanh nghiệp thể thao........................................................ 36
1.5.3. Khái quát về bóng đá Fulsal trên thế giới và Việt Nam. ........................... 38
1.6. Cơ sở lý luận về giải pháp.......................................................................... 48
1.6.1. Các quan điểm tiếp cận các giải pháp ....................................................... 48
1.6.2. Phân loại các giải pháp .............................................................................. 50
1.7. Khái quát về Liên đo n bóng đ Việt Nam- cơ quan quản lý bóng đ
Futsal ở Việt nam .............................................................................................. 52


1.8. Các công trình nghiên cứu có liên quan. .................................................. 54
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN
CỨU .................................................................................................................... 59
2.1. Đ i tƣợng nghiên cứu ................................................................................. 59
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 59
2.1.2. Khách thể nghiên cứu................................................................................ 59
2.2. Phƣơng ph p nghiên cứu........................................................................... 59
2.2.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích các tài liệu liên quan ...................... 59
2.2.2. Phương pháp điều tra x hội h c .............................................................. 60
2.2.3. Phương pháp phân tích SWOT ................................................................ 61
2.2.4. Phương pháp thực nghiệm ........................................................................ 62
2.2.5. Phương pháp kiểm chứng xã hội h c ........................................................ 62

2.2.6. Phương pháp toán h c thống kê. ............................................................... 63
2.3. Tổ chức nghiên cứu .................................................................................... 63
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ........................... 66
3.1. Thực trạng phát triển và công tác xã hội ho bóng đ Futsal Việt Nam
giai đoạn 2007- 2015. ......................................................................................... 66
3.1.1. Thực trạng phát triển của đội tuyển Futsal nam Việt Nam giai đoạn 2007 2015 ..................................................................................................................... 66
3.1.2. Thực trạng các giải thi đấu bóng đá Futsal nam tại Việt Nam giai đoạn
2007- 2015........................................................................................................... 66
3.1.3. Thực trạng công tác xã hội hóa tổ chức các giải thi đấu Futsal chuyên
nghiệp Việt Nam giai đoạn 2007- 2015 .............................................................. 71
3.1.4. Thực trạng công tác tài trợ cho bóng đá Futsal tại Việt Nam giai đoạn
2007- 2015........................................................................................................... 73
3.1.5. Thực trạng sân tập luyện, thi đấu phục vụ cho hoạt động bóng đá Futsal
Việt Nam giai đoạn 2007- 2015. ......................................................................... 78


3.1.6.Bàn luận về thực trạng phát triển và công tác xã hội hoá bóng đá Futsal
Việt Nam giai đoạn 2007- 2015. ......................................................................... 80
3.2. Xây dựng một s giải pháp phát triển công tác xã hội hóa để phát triển
bóng đ Futsal tại Việt Nam ............................................................................. 84
3.2.1. Cơ sở và nguyên tắc, cách thức tiếp cận để xây dựng giải pháp .............. 84
3.2.2. Phân tích SWOT về bóng đá Futsal, thực trạng công tác xã hội hóa của
bóng đá Futsal tại Việt Nam................................................................................ 85
3.2.3. Xây dựng một số giải pháp xã hội hóa để phát triển bóng đá Futsal tại Việt
Nam ..................................................................................................................... 90
3.2.4. Bàn luận về một số giải pháp phát triển công tác xã hội hóa để phát triển
bóng đá Futsal tại Việt Nam.............................................................................. 109
3.3. Đ nh gi hiệu quả một s giải pháp xã hội hoá ngắn hạn phát triển
bóng đ Futsal Việt Nam. ............................................................................... 115
3.3.1. Lộ trình thực hiện các nhóm giải pháp xã hội hóa đ xây dựng để phát triển

bóng đá Futsal tại Việt Nam giai đoạn 2018-2022 và định hướng đến năm 2030.... 115
3.3.2. Kết quả ứng dụng một số giải pháp hội hoá ngắn hạn phát triển bóng đá
Futsal Việt Nam ................................................................................................ 125
3.3.3. Bàn luận về hiệu quả một số giải pháp xã hội hoá ngắn hạn phát triển
bóng đá Futsal Việt Nam. .................................................................................. 130
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 138
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 138
KIẾN NGHỊ ..................................................................................................... 139
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC NHỮNG TỪ, THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT

TỪ, THUẬT NGỮ TIẾNG VIỆT

BCH

Ban chấp hành

CLB

Câu lạc bộ

SEA Games
HLV
AFF


AFC
LĐBĐ
FIFA

Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games hay South
East Asian Games)
Huấn luyện viên
Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (ASEAN Football
Federation)
Liên đoàn bóng đá châu Á (Asian Football
Confederation)
Liên đoàn bóng đá
Liên đoàn bóng đá Thế giới (Fédération Internationale
de Football Association
SWOT là tập hợp viết tắt chữ cái đầu tiên của các từ
tiếng Anh:

SWOT

- Strengths (S)

: Điểm mạnh

- Weaknesses (W) : Điểm yếu
- Opportunities (O): Cơ hội
- Threats (T): Thách thức

TDTT


Thể dục thể thao

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

VHTTDL

Văn hóa, Thể thao và Du lịch

VĐV

Vận động viên

VFF

Liên đoàn Bóng đá Việt Nam

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade
Organization


DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG
Bảng 3.1

NỘI DUNG
Thống kê thực trạng thành tích thi đấu của đội tuyển

bóng đá Futsal nam Việt Nam giai đoạn 2007-2015

TRANG
Sau 65

Thống kê thực trạng hệ thống giải thi đấu và số đội
Bảng 3.2

tham gia các bóng đá Futsal nam tại Việt Nam giai

69

đoạn 2007- 2015
Bảng 3.3

Thống kê nhà tài trợ cho các giải đấu Futsal giai đoạn
2007-2015

72

Nguồn doanh thu từ tài trợ của LĐBĐ Việt Nam cho
Bảng 3.4

các hoạt động của bóng đá Futsal giai đoạn 2007 -

74

2015
Bảng 3.5


Bảng 3.6

Bảng 3.7

Bảng 3.8

Bảng 3.9

Thống kê thực trạng các câu lạc bộ bóng đá Futsal
nam tại Việt Nam đến năm 2015
Thực trạng nguồn thu tài trợ của các câu lạc bộ bóng
đá Futsal nam tại Việt Nam đến năm 2015
Thống kê thực trạng sân tập luyện, tổ chức thi đấu
bóng đá Futsal nam tại Việt Nam đến năm 2015

75

77

78

Nội dung các giải pháp xã hội hóa để phát triển bóng Sau trang
đá Futsal tại Việt Nam

97

Kết quả đánh giá của các chuyên gia về các giải pháp Sau trang
xã hội hóa để phát triển bóng đá Futsal tại Việt Nam

108



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
BIỂU ĐỒ,

TÊN BIỂU ĐỒ

SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1
Sơ đồ 3.1

Hệ thống quản lý CLB thể thao Futsal
Khái quát các giải thi đấu Futsal nam quốc gia tại Việt
Nam

TRANG
38
70

Sơ đồ định hướng thiết kế ma trận SWOT để xây dựng
Sơ đồ 3.2

một số xã hội hóa để phát triển bóng đá Futsal tại Việt

89

Nam
Thực trạng tham gia các giải bóng đá Futsal nam quốc
Biểu đồ 3.1


gia của các câu lạc bộ bóng đá Futsal nam giai đoạn

71

2007-2015
Biểu đồ 3.2

Thực trạng tiền thưởng của các giải bóng đá Futsal
nam Quốc gia giai đoạn 2007- 2015

73

Biểu đồ 3.3

Giới tính của chuyên gia tham gia khảo sát

99

Biểu đồ 3.4

Độ tuổi của chuyên gia tham gia khảo sát

99

Biểu đồ 3.5

Trình độ h c vấn của chuyên gia tham gia khảo sát

100


Biểu đồ 3.6

Đơn vị công tác của chuyên gia tham gia khảo sát

100

Kết quả đánh giá của các chuyên gia về mức độ khả
Biểu đồ 3.7

thi và mức độ quan tr ng của các nhóm giải pháp xã

101

hội hóa phát triển bóng đá Futsal tại Việt Nam
Kết quả đánh giá về mức độ khả thi và mức độ quan
Biểu đồ 3.8

tr ng của từng giải pháp trong nhóm giải pháp Đổi
mới, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý về bóng đá

103

Futsal
Biểu đồ 3.9

Kết quả đánh giá về về mức độ khả thi và mức độ
quan tr ng của từng giải pháp trong nhóm giải pháp

104



Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao
nhận thức về phát triển bóng đá Futsal trong môi
trường chuyên nghiệp
Kết quả đánh giá về mức độ khả thi và mức độ quan
tr ng của từng giải pháp trong nhóm giải pháp Đẩy
Biểu đồ 3.10 mạnh ứng dụng khoa h c công nghệ, y h c thể thao

105

trong công tác huấn luyện và tổ chức thi đấu bóng đá
Futsal
Kết quả đánh giá về mức độ khả thi và mức độ quan
Biểu đồ 3.11 tr ng của từng giải pháp trong nhóm giải pháp Từng

106

bước mở rộng thị trường bóng đá Futsal
Kết quả đánh giá về mức độ khả thi và mức độ quan
Biểu đồ 3.12

tr ng của từng giải pháp trong nhóm giải pháp Tăng
cường và nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn của

107

bóng đá Futsal
Kết quả đánh giá về mức độ khả thi và mức độ quan
Biểu đồ 3.13


tr ng của từng giải pháp trong nhóm giải pháp Phát
triển mối quan hệ giữa CLB và các đối tác tham gia
hoạt động bóng đá Futsal

108


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong xu thế hiện nay, quá trình hội nhập trên các lĩnh vực kinh tế, văn
hoá, xã hội với các nước trên thế giới đ và đang được phát triển mạnh mẽ.
Công tác quản lý xã hội của đất nước ta đ chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập
trung sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó việc thực
hiện các chủ trương về xã hội hóa trong các lĩnh vực đang được quan tâm thực
hiện, trong đó có thể dục thể thao (TDTT). Việc phát triển công tác xã hội hoá
TDTT sẽ tạo điều kiện cho TDTT phát triển mạnh mẽ hơn, đa dạng hơn và một
số hoạt động sẽ phát triển theo hướng kinh doanh dịch vụ. Xây dựng và phát
triển các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp về TDTT sẽ thu hút được
đông đảo quần chúng tham gia hoạt động TDTT, phát huy được các nguồn lực
và khả năng sáng tạo của nhân dân trong phát triển sự nghiệp TDTT đất nước.
Bóng đá là một trong những môn thể thao sớm được du nhập vào Việt
Nam. Trải qua hơn 100 năm tồn tại và phát triển, bóng đá đ trở thành môn thể
thao phổ cập và được sự quan tâm rộng rãi của toàn xã hội. Không những nâng
cao sức khỏe thể chất bóng đá còn là một loại dịch vụ giải trí cho nhân dân, còn
là phương tiện hữu hiệu góp phần giao lưu hợp tác đoàn kết cộng đồng. Thành
tích bóng đá ở các cấp độ đội tuyển có ý nghĩa quan tr ng trong việc phát huy
tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, góp phần nâng cao vị thế của đất nước
trong quá trình hội nhập quốc tế. Vượt ra ngoài vai trò của một môn thể thao
thuần túy, bóng đá đ hội tụ những yếu tố chính trị, xã hội và trở thành môn thể
thao có ảnh hưởng sâu, rộng nhất.

Xã hội hóa là một chủ trương rất lớn của Đảng và Nhà nước ta. Trong đó
xã hội hóa TDTT là một vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm từ rất sớm.
Ngay từ năm 1999, Chính phủ đ ban hành Nghị định số 73/1999/NĐ-CP về xã
hội hóa hoạt động thể dục thể thao [15]. Sau đó, Chính phủ ban hành tiếp hai
Nghị định số 53/2006 [17] và 69/2008 [18] cụ thể hóa hơn các lĩnh vực, ngành
nghề, phạm vi của các hoạt động xã hội hóa nói chung và xã hội hóa các hoạt


2
động thể dục thể thao nói riêng.
Từ năm 2000, ngành TDTT đ tiến hành thí điểm chuyên nghiệp hóa một
số môn thể thao, trong đó Bóng đá nam được lĩnh ấn tiên phong. Thực chất của
vấn đề chuyên nghiệp hóa trong các hoạt động TDTT là tăng cường huy động
các nguồn lực ngoài ngân sách Nhà nước phục vụ phát triển thể thao thành tích
cao. Khi thực hiện chủ trương x hội hóa bóng đá một cách triệt để, chỉ riêng
các câu lạc bộ bóng đá nam ở hai hạng cao nhất là V-League và Hạng Nhất đ
huy động nguồn kinh phí đầu tư khoảng 20 tỷ mỗi năm từ xã hội.
Là người trực tiếp quản lý đội bóng Futsal Kim Toàn Đà Nẵng trước đây
và Quảng Nam FC hiện nay, tôi cảm nhận rất rõ vai trò của xã hội hóa để phát
triển thể thao chuyên nghiệp. Chỉ cách đây ít năm về trước, nhiều người sẽ nghĩ
Futsal là một môn bóng đá trong nhà mang nặng tính phong trào. Hiện nay, quan
điểm đó chắc chắn có sự thay đổi. Nhờ những người tâm huyết với phong trào
bóng đá Futsal và niềm đam mê của nhiều nhà quản lý, nhiều mạnh thường
quân, mà tiêu biểu là Ông Trần Anh Tú, sau mười năm đặt nền móng và phát
triển, Futsal Việt Nam cũng đ có được những thành tựu ấn tượng. Đội tuyển
Futsal Việt Nam vào Top 8 châu lục, CLB Thái Sơn Nam giành tấm HCĐ châu
Á 2015, và đặc biệt tại giải vô địch Futsal Châu Á 2016, Việt Nam đ thực sự
làm nên lịch sử khi đánh bại đương kim vô địch Nhật Bản, qua đó chính thức
giành vé tham dự World Cup tổ chức tại Colombia tháng 9/2016. Tại World Cup
năm 2016, đội tuyển bóng đá Futsal của chúng ta thi đấu rất ấn tượng và giành

quyền vào vòng 1/8. Kết thúc giải đấu, đội tuyển của chúng ta đ giành Giải Fair
Play. Chiến tích này cũng giúp bóng đá Việt Nam có thể ngẩng cao đầu sánh
ngang cùng các cường quốc bóng đá khác trên thế giới.
Trước những phát triển vượt bậc của môn Futsal tại Việt Nam nói riêng
và các nước trong khu vực Đông Nam Á, Châu Á nói chung, để đưa Futsal Việt
Nam lên một tầm cao mới thì cần có những cơ sở nghiên cứu từ thực tiễn để có
thể đánh giá và định hướng phát triển Futsal theo hướng khoa h c và hiện đại.


3
Trong đó một trong những vấn đề cần quan tâm hàng đầu là yếu tố về nguồn lực
tài chính. Hiện nay, vẫn chưa có nguồn kinh phí ổn định và dồi dào để chúng ta
có chiến lược dài hơi đưa bóng đá Futsal phát triển một cách bền vững. Đó là lý
do tôi lựa ch n đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu các giải pháp xã hội hóa phát
triển bóng đá Futsal tại Việt Nam”.
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác xã hội hóa của bóng đá Futsal tại
Việt Nam, xây dựng các giải pháp xã hội hóa nhằm mục đích phát triển bóng đá
Futsal tại Việt Nam được hiệu quả hơn trong tương lai.
Mục tiêu nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên luận án đ giải quyết các mục tiêu
nghiên cứu sau:
Mục tiêu 1: Thực trạng phát triển và công tác xã hội hoá bóng đá Futsal nam
Việt Nam giai đoạn 2007- 2015.
- Thực trạng phát triển đội tuyển Futsal nam Việt Nam giai đoạn 20072015.
- Thực trạng phát triển hệ thống giải thi đấu bóng đá Futsal nam tại Việt
Nam giai đoạn 2007- 2015.
- Thực trạng công tác xã hội hóa tổ chức các giải thi đấu Futsal nam
chuyên nghiệp Việt Nam giai đoạn 2007- 2015.
- Thực trạng công tác tài trợ cho bóng đá Futsal nam tại Việt Nam giai

đoạn 2007- 2015.
- Thực trạng sân tập luyện, thi đấu phục vụ cho hoạt động bóng đá Futsal
nam Việt Nam giai đoạn 2007- 2015.
Mục tiêu 2: Xây dựng một số giải pháp phát triển công tác xã hội hóa để
phát triển bóng đá Futsal tại Việt Nam.
- Cơ sở và nguyên tắc, cách thức tiếp cận để xây dựng giải pháp.
- Phân tích SWOT về bóng đá Futsal, thực trạng công tác xã hội hóa của


4
bóng đá Futsal tại Việt Nam.
- Xây dựng một số giải pháp xã hội hóa để phát triển bóng đá Futsal tại
Việt Nam.
Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả một số giải pháp xã hội hoá ngắn hạn phát
triển bóng đá Futsal Việt Nam.
- Lộ trình thực hiện các nhóm giải pháp xã hội hóa đ xây dựng để phát
triển bóng đá Futsal tại Việt Nam giai đoạn 2018-2022 và định hướng đến năm
2030.
- Kết quả ứng dụng một số giải pháp xã hội hoá ngắn hạn phát triển bóng
đá Futsal Việt Nam.
Giả thuyết khoa học
Với xu hướng phát triển của bóng đá Futsal trên thế giới cũng như tại Việt
Nam, Nếu tìm ra, xây dựng được các giải pháp x hội hóa phù hợp, có đủ cơ sở
khoa h c, được kiểm chứng trong thực tế thì sẽ góp phần quan tr ng trong việc
phát triển bóng đá Futsal tại Việt Nam được tốt hơn trong tương lai.


5
Chƣơng 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Quan điểm của Đảng v Nh nƣớc về phát triển thể dục thể thao và
phát triển bóng đ
1.1.1. Quan điểm của Đảng v Nh nƣớc về phát triển TDTT
Thể dục thể thao là một bộ phận quan tr ng trong sự nghiệp phát triển
kinh tế xã hội của đất nước. Trong tất cả các giai đoạn và thời kỳ phát triển của
đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến sức khỏe, thể chất con người
Việt Nam. Ngay từ những ngày đầu thành lập Nước, ngày 27/3/1946, Bác Hồ đ
ra lời kêu g i toàn dân tập thể dục, trong đó Người nhấn mạnh vai trò của TDTT
là “Dân cường thì Nước thịnh”. Ngay từ năm 1958, Ban Bí thư Trung ương
Đảng Lao động Việt Nam đ ban hành Chỉ thị 106/CT-TW ngày 02 tháng 10 đ
yêu cầu “Các cấp ủy Đảng và chính quyền phải đặt nhiệm vụ l nh đạo công tác
TDTT trong kế hoạch công tác của địa phương hoặc đơn vị mình. Trong cấp ủy
Đảng và chính quyền cần phân công người có năng lực phụ trách trực tiếp chỉ đạo
công tác TDTT”. Sau ngày đất nước thống nhất, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ IV của Đảng đ chủ trương phát triển mạnh mẽ TDTT, mở rộng đào tạo
cán bộ, vận động viên TDTT, nghiên cứu khoa h c và tăng cường cơ sở vật chất
TDTT.
Bước vào thời kỳ đổi mới đất nước, vấn đề đào tạo và chuẩn bị nguồn
nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là một đòi
hỏi khách quan và rất cấp thiết. Đảng và Nhà nước đ ban hành nhiều chủ
trương, chính sách phát triển con người Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ X đ chỉ rõ: “Xây dựng chiến lược quốc gia về nâng cao sức
khỏe, tầm vóc con người Việt Nam, tăng tuổi th , cải thiện chất lượng giống nòi.
Tăng cường thể lực của thanh niên. Phát triển mạnh thể dục, thể thao, kết hợp
thể thao phong trào và thể thao thành tích cao, dân tộc và hiện đại. Có chính


6
sách và cơ chế phù hợp để bồi dưỡng và phát triển tài năng, đưa thể thao nước ta
đạt vị trí cao ở khu vực, từng bước tiếp cận với châu lục và thế giới ở những bộ

môn Việt Nam có ưu thế”. Đường lối TDTT của Đảng Cộng sản Việt Nam đ
định hướng và chỉ đạo toàn diện các lĩnh vực của nền thể thao Cách mạng trong
nhiều văn kiện của Đảng: Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt nam lần thứ
X (2006) [25], Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt nam lần thứ XI (2011)
[26], Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt nam lần thứ XII (2016) [27] và
các Chỉ thị của Bộ chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng, như Chỉ thị số
36-CT/TW năm 1994 về “Công tác thể dục thể thao trong giai đoạn mới” [4], và
Nghị quyết số 08-NQ/TW (2011) của BCH Trung ương về “Tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về TDTT đến năm 2020” [5].
Luật Thể dục, thể thao được Quốc hội khóa XI thông qua tại kỳ h p thứ
10 ngày 29 tháng 11 năm 2006, và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm
2007 [38], và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Luật
này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ
h p thứ 5 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2018 [39] là văn bản pháp lý quan
tr ng đối với công tác quản lý TDTT trong thời kỳ đổi mới, tạo hành lang pháp
lý cho thể dục, thể thao Việt Nam phát triển đúng hướng: vì sức khỏe và hạnh
phúc của nhân dân, vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ngày 03 tháng 12 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đ ban hành Quyết
định số 2198/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển thể dục thể thao
Việt Nam đến năm 2020” [50]. Đây là lần đầu tiên Thể thao nước ta có một
chiến lược phát triển rõ ràng với các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp
cụ thể cho từng lĩnh vực thể thao cho m i người, thể thao thành tích cao, hợp tác
quốc tế về TDTT…Đối với Thể thao thành tích cao, mục tiêu của Chiến lược là:
“Đổi mới và hoàn thiện hệ thống tuyển ch n, đào tạo tài năng thể thao, gắn kết
đào tạo các tuyến, các lớp kế cận; thống nhất quản lý phát triển thể thao thành
tích cao, thể thao chuyên nghiệp theo hướng tiên tiến, bền vững, phù hợp với


7
đặc điểm thể chất và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của nước ta và đáp ứng

nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân; nâng cao thành tích thi đấu,
giữ vững vị trí là một trong 3 quốc gia có thành tích đứng đầu khu vực Đông
Nam Á, tiến tới thu hẹp khoảng cách trình độ đối với thể thao Châu Á và thế
giới”.
1.1.2. Quan điểm của Đảng v Nh nƣớc về phát triển bóng đ
Trong tất cả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về công tác
phát triển TDTT, khi nói về các môn thể thao tr ng điểm, thì bóng đá là một
trong những môn thể thao được quan tâm đặc biệt. Bóng đá là môn thể thao đầu
tiên và duy nhất đến nay được Chính phủ phê duyệt một chiến lược phát triển
riêng cho một môn thể thao cụ thể. Ngày 08 tháng 3 năm 2013, Thủ tướng
Chính phủ đ ký Quyết định số 419/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển
bóng đá Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” [51]. Chiến lược đ
nêu rõ quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu mà bóng đá Việt Nam cần đạt được theo
từng giai đoạn, cụ thể như sau:
1.Quan điểm:
a) Phát triển bóng đá theo hướng toàn diện và bền vững; chú tr ng tới
bóng đá phong trào, công tác tuyển ch n và đào tạo tài năng bóng đá.
b) Đẩy mạnh xã hội hóa nhằm phát huy nội lực, huy động rộng rãi các
nguồn lực và sự tham gia của xã hội cho phát triển bóng đá, kết hợp với sự đầu
tư có tr ng tâm, tr ng điểm của nhà nước.
c) Coi tr ng việc nâng cao thành tích bóng đá ở cấp độ đội tuyển vừa là
mục tiêu, vừa là động lực để phát triển bóng đá, đồng thời là công cụ hữu hiệu
để góp phần giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, quảng bá hình ảnh
đất nước trên trường quốc tế.
d) Đổi mới phương thức quản lý, điều hành bóng đá theo cơ chế chuyên
nghiệp trên cơ sở tăng cường quản lý nhà nước về bóng đá và phát huy vai trò,
hiệu quả hoạt động của các tổ chức xã hội – nghề nghiệp trong lĩnh vực bóng đá.


8


2.Mục tiêu
a) Đổi mới và hoàn thiện hệ thống tuyển ch n, đào tạo tài năng bóng đá;
gắn kết đào tạo các tuyến, các lớp vận động viên kế cận nhằm tạo nguồn cho các
câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp và các đội tuyển bóng đá quốc gia.
b) Phát triển bóng đá thành tích cao theo định hướng chuyên nghiệp.
c) Xây dựng Liên đoàn bóng đá Việt Nam và các tổ chức thành viên của
Liên đoàn bóng đá Việt Nam trở thành những tổ chức mạnh, có khả năng đảm
nhận quản lý, tổ chức hầu hết các hoạt động bóng đá ở nước ta.
d) Phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ hoạt động bóng đá; sẵn sàng
đăng cai tổ chức các giải bóng đá châu lục và thế giới.
e) Hình thành, mở rộng thị trường kinh doanh, dịch vụ bóng đá, thị trường
chuyển nhượng cầu thủ bóng đá.
f) Đưa bóng đá nước ta phát triển, trở thành một trong những trung tâm
bóng đá của khu vực và châu lục; đến năm 2030 đứng trong nhóm 10 quốc gia
có nền bóng đá phát triển hàng đầu ở châu Á.
3. Các chỉ tiêu chính
a) Giai đoạn 2012 – 2020:
- Đội tuyển quốc gia nam và U23 nam đoạt chức vô địch Đông Nam Á
hoặc Sea Games (từ 1-2 lần); bóng đá nam đứng trong nhóm 15 quốc gia có nền
bóng đá hàng đầu châu Á; bóng đá nữ trong nhóm 6 quốc gia mạnh khu vực
châu Á.
- Hoàn thiện hệ thống thi đấu bóng đá quốc gia, bao gồm: giải vô địch
quốc gia (V-League), Giải hạng nhất, Giải cúp quốc gia, Giải siêu cúp quốc gia,
cúp Liên đoàn bóng đá Việt Nam, giả hạng nhì quốc gia, giải hạng ba quốc gia,
các giải trẻ quốc gia (U21, U18, U15, U13, U11), giải bóng đá nữ, giải Futsal và
giải bóng đá b i biển.
- Số lượng CLB bóng đá phong trào năm 2020 đạt 7.500 CLB
- Số lượng vận động viên trẻ (U11 – U18) được đào tạo tập trung đạt từ



9
4.000 vận động viên/ năm.
- Liên đoàn bóng đá Việt Nam có từ 10 – 15 cán bộ tham gia ban chấp
hành và các ban chuyên môn của Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF), Liên
đoàn bóng đá châu Á (AFC), có ít nhất 10 tr ng tài chính, 20 trợ lý tr ng tài đạt
tiêu chuẩn tr ng tài FIFA.
b) Giao đoạn 2021 – 2030:
-Bóng đá nam đứng trong nhóm 10 quốc gia có trình độ hàng đầu ở khu
vực chấu Á, bóng đá nữ trong nhóm 6 quốc gia hàng đầu khu vực châu Á.
-Số lượng vận động viên bóng đá trẻ (U11 – U18) được đào tạo tập trung
đến năm 2030 đạt trên 6.000 vận động viên.
- Liên đoàn bóng đá Việt Nam vững mạnh về tổ chức, tự chủ về kinh phí,
đảm nhiệm hầu hết các hoạt động bóng đá, 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương có Liên đoàn bóng đá.
-Số lượng các câu lạc bộ bóng đá phong trào đến năm 2030 đạt trên
12.000 câu lạc bộ”.
Điều này cho thấy, Đảng và Nhà nước quan tâm đặc biệt đến sự phát triển
của bóng đá quốc gia. Vì bóng đá không chỉ là môn thể thao đơn thuần, mà đồng
thời bóng đá là công cụ hữu hiệu nâng cao thể chất cho thế hệ trẻ, góp phần giáo
dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, quảng bá hình ảnh đất nước trên
trường quốc tế.
1.2. Khái quát về xã hội hóa thể dục thể thao
1.2.1. Khái niệm về xã hội hóa
Theo Từ điển Từ và Ngữ Việt Nam, xã hội hóa là “làm cho tư liệu sản
xuất của cá nhân trở thành của chung của xã hội”[32].
Theo Từ điển Tiếng Việt (Trung tâm từ điển h c, nhà xuất bản Đà Nẵng,
1997), xã hội hóa là “làm cho trở thành chung của xã hội. Thí dụ xã hội hóa tư
liệu sản xuất [59].
Theo Từ điển Petit Robert (Dictionairie alphabétique et analogique de la



10
langue française, 1968): xã hội hóa là “làm phát triển các mối quan hệ xã hội,
sự hình thành trong nhóm xã hội, trong cả xã hội” [43].
Theo Từ điển Nouveau Petit Larousse (1969) và Petit Larousse en
Coeleurs (1972): xã hội hóa là “biến các tư liệu sản xuất và trao đổi thành của
công”[73]
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Xô viết (Nhà xuất bản Bách khoa toàn
thư Xô viết, 1983): “X hội hóa là quá trình thích nghi của cá thể với hệ thống
tri thức, chuẩn mực và giá trị, cho phép cá thể đó hoạt động với tư cách là thành
viên bình đẳng của xã hội, chịu sự tác động có chủ đích đến cá nhân (giáo dục)
cũng như các quá trình tự phát ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách. Xã hội
hóa được xác định bởi cấu kinh tế - xã hội của xã hội. Xã hội hóa là đối tượng
nghiên cứu của triết h c, tâm lý h c, tâm lý xã hội, xã hội hóa lịch sử và dân tộc
h c, sư phạm h c. Xã hội hóa (cái gì đó) là chuyển giao cái đó từ tư hữu thành
công hữu, thí dụ xã hội hóa đất đai là chuyển nó thành tài sản chung của xã hội.
Ban đầu xã hội hóa đất đai được hiểu là sự phân phối lại đất giữa địa chủ và
nông dân vào năm 1906. Lênin đ phê phán quan niệm này và chỉ ra rằng trong
điều kiện sản xuất hàng hóa, việc thủ tiêu tư hữu ruộng đất cá thể thành các
phương tiện sản xuất khác sẽ không tránh khỏi dẫn tới chủ nghĩa tư bản. Xã hội
hóa đất đại ở nước Nga, thực chất là dân tộc hóa đất đai [9].
Dưới góc độ nghiên cứu xã hội h c, tác giả Chung Á, Nguyễn Đình Tấn
cho rằng “x hội hóa trước hết là quá trình tương tác giữa cá nhân và xã hội, qua
đó cá nhân h c hỏi, lĩnh hội, tiếp nhận nền văn hóa của xã hội như khuôn mẫu
tác phong xã hội, chuẩn mực giá trị văn hóa x hội để phù hợp với vai trò xã hội
của mình, hòa nhập vào xã hội” [2].
Theo Nguyễn Tuấn Dũng và Đỗ Minh Hợp “Quy trình con người có được
kinh nghiệm và các định hướng giá trị, các chuẩn mực và các quy tắc ứng xử
trong xã hội, những cái cần thiết để thực hiện vai trò ý nghĩa x hội trong m i

lĩnh vực cuộc sống và hoạt động của cá nhân, xã hội hoá bao gồm cơ chế quản


11
lý sự phát triển của con người, cơ chế con người nhận được địa vị của mình
trong xã hội trên cơ sở nắm bắt di sản văn hoá, h c tập, giáo dục”[24].
Có thể thấy, xã hội hóa không phải là quá trình thụ động, bắt buộc, mà là
một quá trình hội nhập có vai trò tích cực, tự giác và sáng tạo của mỗi cá nhân.
xã hội hóa là quá trình h c tập suốt đời của mỗi con người. Trong đó, con người
với tư cách là chủ thể của hành động thì không chỉ tiếp thu mà còn làm phong
phú thêm các quan hệ xã hội, các giá trị vật chất và tinh thần dưới hình thức cá
nhân. Yếu tố xã hội là quan tr ng nhất nhưng không phải là cơ sở duy nhất để
tạo nên cái độc đáo có một không hai trong nhân cách. Do đó, cá nhân chỉ phát
triển khi có sự định hướng cả về nhận thức lẫn hành động của xã hội
Từ những định nghĩa có trong các từ điển nêu trên, xã hội hóa đối với một
vật, một vấn đề nào đó có thể hiểu là làm cho (cái gì đó) trở thành chung, của
toàn xã hội. Đối với một cá thể nào đó, x hội hóa là làm cho h hòa nhập, thích
nghi với xã hội.
Theo Nghị quyết 90/CP của Chính phủ ngày 21-8-1997 về Phương hướng
và chủ trương x hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, khái niệm xã hội
hóa được hiểu như sau: “Xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa là
vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự
phát triển các sự nghiệp đó nhằm từng bước nâng cao mức hưởng thụ về giáo
dục, y tế, văn hóa và sự phát triển về thể chất và tinh thần của nhân dân. Xã hội
hóa là xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với việc
tạo lập và cải thiện môi trường kinh tế, xã hội lành mạnh và thuận lợi cho các
hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa ở mỗi địa phương, đây là cộng đồng trách
nhiệm của Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các cơ quan nhà
nước, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp đóng tại
địa phương và của từng người dân”[14].

Về hình thức hoạt động, Nghị quyết nhấn mạnh: “X hội hóa và đa dạng
hóa các hình thức hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa có mối liên quan chặt chẽ


12
với nhau. Bên cạnh việc củng cố các tổ chức của nhà nước, cần phát triển rộng
rãi các hình thức hoạt động do các tập thể hoặc cá nhân tiến hành trong khuôn
khổ chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đa dạng hóa chính là mở
rộng các cơ hội cho các tầng lớp nhân dân tham gia chủ động và bình đẳng vào
các hoạt động trên.
Về nội dung hoạt động, xã hội hóa là “mở rộng các nguồn đầu tư, khai
thác các tiềm năng về nhân lực, vật lực, tài lực trong xã hội. Phát huy và sử dụng
có hiệu quả các nguồn lực của nhân dân, tạo điều kiện cho các hoạt động giáo
dục, y tế, văn hóa phát triển nhanh hơn, có chất lượng cao hơn là chính sách lâu
dài, là phương châm thực hiện chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước, không
phải là biện pháp tạm thời, chỉ có ý nghĩa tình thế trước mắt do Nhà nước thiếu
kinh phí cho các hoạt động này. Khi nhân dân ta có thu nhập cao, ngân sách nhà
nước đ dồi dào vẫn phải thực hiện xã hội hóa, bởi vì giáo dục, y tế, văn hóa là
sự nghiệp lâu dài của nhân dân, sẽ phát triển không ngừng với nguồn lực to lớn
của toàn dân. Xã hội hóa không có nghĩa là giảm nhẹ trách nhiệm của Nhà nước,
giảm bớt ngân sách nhà nước; trái lại, Nhà nước thường xuyên tìm kiếm thêm
các nguồn thu để tăng thêm ngân sách chi cho các hoạt động này, đồng thời
quản lý tốt để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí đó”.
Theo Nghị quyết trên, thực hiện “X hội hóa trong giáo dục, y tế, văn hóa
cũng là giải pháp quan tr ng để thực hiện chính sách công bằng xã hội trong
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước. Công bằng xã hội
không chỉ biểu hiện về mặt hưởng thụ, mà còn biểu hiện cả về mặt người dân
đóng góp, cống hiến cho xã hội theo khả năng thực tế của từng người, từng địa
phương”.
Như vậy, có thể hiểu xã hội hóa thể thao bao gồm các nội dung sau:

(1) Huy động (vận động) đông đảo các tầng lớp nhân dân cùng tham gia
(huy động nguồn nhân lực).


13
(2) Đa dạng hóa hoạt động cung ứng dịch vụ thể thao gồm đa dạng hóa
các hình thức hoạt động và hình thức cung cấp nguồn tài chính.
Trên thực tế, việc đa dạng hóa có thể diễn ra với nhiều mức độ và hình
thức khác nhau, tùy thuộc vào sự lựa ch n của mỗi nước trên cơ sở mức độ phát
triển kinh tế - xã hội, vào sự lựa ch n chế độ chính trị - xã hội của nước đó. Đó là:
Nhà nước quản lý và cấp hoàn toàn kinh phí cho các hoạt động thể thao
(100% - 100%);
Nhà nước và các tổ chức, đơn vị và cá nhân cùng quản lý và cùng lo
nguồn kinh phí cho hoạt động thể thao (50% - 50%). Hình thức này được nhiều
nước, kể cả các nước phát triển và đang phát triển chấp nhận; hoặc;
- Nhà nước chỉ quản lý, còn các tổ chức và cá nhân cung ứng dịch vụ tự lo
nguồn tài chính để duy trì các hoạt động (100% - 0%) hoặc;
- Các tổ chức và cá nhân tự quản lý và tự tìm nguồn tài chính (100% - 100%).
- Trong xã hội hóa, việc huy động nhân lực và huy động tài lực là khâu
then chốt quyết định đến kết quả cuối cùng của xã hội hóa [20], [44].
1.2.2. Xã hội hóa thể dục thể thao

1.2.2.1. Khái niệm về xã hội hóa thể dục thể thao
Về khái niệm xã hội hóa TDTT, Điều 36, Luật TDTT của Quốc hội
(2007) ghi rõ: Xã hội hóa TDTT là sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn
thể xã hội vào sự phát triển sự nghiệp TDTT nhằm từng bước nâng cao mức
hưởng thụ các giá trị TDTT trong sự phát triển về vật chất và tinh thần của
nhân dân” [38], [39].
Xã hội hóa hoạt động TDTT là một loại hình hoạt động xã hội mà mục
tiêu của nó là hướng tới những giá trị cao đẹp của văn minh x hội, hạnh phúc

của con người, xây dựng, đào tạo được nhiều công dân giàu ý chí và nghị lực,
đầy đủ về trí tuệ và thể lực để phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu chung
làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Vì vậy hoạt


14
động TDTT trước đây, hiện tại và tương lai được Đảng, Nhà nước và nhân dân
ta xác định là một công tác cách mạng và là một bộ phận quan tr ng trong chính
sách phát triển kinh tế xã hội ở nước ta.
Do vậy xã hội hóa TDTT chính là nâng cao sự l nh đạo toàn diện của
Đảng, đặt cho Nhà nước trách nhiệm tăng cường quản lý TDTT, tăng cường đầu
tư, giữ vai trò chủ đạo trong m i tổ chức hoạt động TDTT của xã hội và của
nhân dân. Phát triển TDTT là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, cơ quan chính
quyền, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội; là trách nhiệm của toàn xã
hội, trong đó ngành TDTT giữ vai trò nòng cốt [66], [67].
Nội hàm của xã hội hoá TDTT bao gồm 2 nội hàm:
Nội hàm thứ nhất: Nâng cao và mở rộng sự hưởng thụ của nhân dân đối
với TDTT. Cần nâng cao nhận thức cho nhân dân về vai trò vị trí của TDTT
nhằm nâng cao sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống. Mỗi người tự lựa ch n
cho mình một môn thể thao phù hợp với sức khỏe, điều kiện thời gian, kinh tế,
cơ sở vật chất của bản thân. Nâng cao sự hiểu biết về phương pháp tập một cách
khoa h c, sự hiểu biết về phương pháp tự kiểm tra đánh giá tình trạng sức khỏe,
thể lực của mình. Khuyến khích nhân dân tự nguyện tham gia vào các tổ chức xã
hội TDTT, tham gia tập luyện thi đấu, biểu diễn thể thao theo quy chế, điều lệ
giải và luật thi đấu các môn thể thao để nâng cao thành tích thể thao và xem các
cuộc thi đấu, biểu diễn thể thao.
Trong điều kiện kinh tế thị trường mức độ hưởng thụ của nhân dân về lĩnh
vực TDTT bị quy luật của nền kinh tế thị trường chi phối. Dưới góc độ kinh tế
thị trường, TDTT cũng là loại hàng hoá mang tính chất dịch vụ xã hội. Những

người có thu nhập kinh tế cao có điều kiện sử dụng các dịch vụ TDTT cao cấp
hơn. Bản chất công bằng của chủ nghĩa x hội là đảm bảo cho nhân dân kể cả
người có thu nhập thấp đều có thể hưởng thụ TDTT. Đảng và Nhà nước chủ
trương đẩy mạnh công cuộc xã hội hóa TDTT để cho đông đảo quần chúng nhân
dân được hưởng thụ TDTT. Chỉ có huy động tiềm lực toàn xã hội phát triển


15
TDTT thì mới đáp ứng yêu cầu nâng cao mức hưởng thụ TDTT cho nhân dân.
Nội hàm thứ hai: Vận động và tổ chức sự tham gia đóng góp của nhân
dân, của xã hội để phát triển TDTT lành mạnh vì lợi ích của nhân dân, của xã
hội. Khuyến khích các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức xã hội và cá nhân tài trợ
về tài chính, cơ sở vật chất cho các tổ chức và hoạt động TDTT trong xã hội.
Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, đoàn thể xã hội, chính quyền các cấp
chú ý quan tâm phát triển TDTT trong nội bộ cơ quan, tổ chức, địa phương để
phục vụ cho nhu cầu tập luyện thi đấu TDTT của nhân dân. Các cơ quan, đoàn
thể và các địa phương đều có nhiệm vụ phát triển TDTT trong cơ quan, đoàn thể
và địa phương mình. Vận động, khuyến khích nhân dân tham gia trực tiếp vào
các tổ chức và hoạt động TDTT. Tham gia quản lý điều hành các tổ chức TDTT,
các công trình TDTT. Tham gia tổ chức các cuộc thi đấu thể thao, tổ chức
hướng dẫn, huấn luyện các môn TDTT cho nhân dân. Tham gia xây dựng, quản
lý các công trình TDTT.
Tính chất đặc điểm xã hội hóa TDTT: Các thông tin và kiến thức về
TDTT được truyền thông đến với đông đảo nhân dân (phổ cập thông tin và kiến
thức TDTT). Nhân dân đều có thể thưởng thức và trực tiếp tham gia tập luyện,
thi đấu, biểu diễn TDTT. Tham gia hướng dẫn, huấn luyện TDTT cho người
khác, làm tr ng tài các cuộc thi đấu, biểu diễn thể thao. Tạo điều kiện, huy động
nhân dân tham gia đóng góp tài trợ về nhân lực, vật lực, tài chính, cơ sở vật chất
cho TDTT. Tạo điều kiện cho nhân dân tham gia vào các tổ chức xã hội TDTT.
Tham gia quản lý, điều hành các tổ chức xã hội TDTT. Tạo điều kiện cho nhân

dân tự xây dựng các công trình TDTT với mục đích kinh doanh phục vụ người
tập TDTT theo nhu cầu và ham thích. Tạo điều kiện cho nhân dân được tham gia
khai thác, quản lý phát huy hiệu quả các công trình TDTT.
Do vậy các ngành, các cấp xác định xã hội hóa các hoạt động TDTT là
giải pháp chiến lược để phát triển sự nghiệp TDTT, đó là quá trình chuyển đổi
cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý TDTT làm cho hoạt động TDTT trở thành sự


×