Tải bản đầy đủ (.pdf) (218 trang)

Luận án tiến sĩ nghệ thuật: Nghệ thuật trưng bày tại các triển lãm thương mại “Vietnam Motor Show” từ năm 2012 đến năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.77 MB, 218 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

Hồ Nam

NGHỆ THUẬT TRƯNG BÀY
TẠI CÁC TRIỂN LÃM THƯƠNG MẠI “VIETNAM MOTOR SHOW”
TỪ NĂM 2012 ĐẾN NĂM 2017

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT

TP. Hồ Chí Minh - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

Hồ Nam

NGHỆ THUẬT TRƯNG BÀY
TẠI CÁC TRIỂN LÃM THƯƠNG MẠI “VIETNAM MOTOR SHOW”
TỪ NĂM 2012 ĐẾN NĂM 2017

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT
Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật


Mã số: 9210101

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Hoàng Minh Phúc

TP. Hồ Chí Minh - 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Nghiên cứu sinh xin cam đoan luận án tiến sĩ Nghệ thuật trưng bày tại
các triển lãm thương mại “Vietnam Motor Show” từ năm 2012 đến năm
2017 là công trình nghiên cứu của tôi viết. Các kết quả nghiên cứu và kết luận
trong luận án này là trung thực, khách quan và chƣa từng bảo vệ ở bất kỳ học
vị nào. Việc tham khảo các tài liệu đƣợc trích dẫn và ghi nguồn đúng quy
định.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 9 năm 2019
Nghiên cứu sinh

Hồ Nam


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ……………………………….…………………...……… i
BẢNG QUY ƢỚC VIẾT TẮT …………………...……………….…...…... iv
MỞ ĐẦU …..……………………………………...………………………… 1

NỘI DUNG ……………………………………………………..…………... 9
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN,
KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ THUẬT TRƢNG BÀY TẠI CÁC TRIỂN LÃM
THƢƠNG MẠI “MOTOR SHOW” TẠI VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI ….…. 9
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu …………………………………..…..... 9
1.2. Cơ sở lý luận để nghiên cứu đề tài luận án ……………..……………... 24
1.3. Khái quát về nghệ thuật trƣng bày tại các triển lãm thƣơng mại “Motor Show”
tại Việt Nam và thế giới ……………………………………………………..… 36
Tiểu kết …………………………………………………………..………… 49
Chƣơng 2: HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA NGHỆ THUẬT TRƢNG BÀY
TẠI CÁC TRIỂN LÃM THƢƠNG MẠI “VIETNAM MOTOR SHOW”
TỪ NĂM 2012 ĐẾN NĂM 2017 …………………………………..……… 51
2.1. Bố cục không gian ……………………………………………..……… 53
2.2. Tạo hình ………………………………………………………..……… 62
2.3. Ánh sáng ……………………...……………………………………….. 79
2.4. Các nghệ thuật trình diễn và âm thanh ................................................... 90
Tiểu kết ………………………………………………......………………… 96
Chƣơng 3: GIÁ TRỊ THẨM MỸ VÀ XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
CỦA NGHỆ THUẬT TRƢNG BÀY TẠI CÁC TRIỂN LÃM THƢƠNG MẠI
“VIETNAM MOTOR SHOW” ………….……………………………........ 98
3.1. Giá trị thẩm mỹ của nghệ thuật trƣng bày tại các triển lãm thƣơng mại
“Vietnam Motor Show” ……………………..……….............……………. 98
3.2. Xu hƣớng phát triển thẩm mỹ của nghệ thuật trƣng bày tại các triển lãm
thƣơng mại “Vietnam Motor Show” ………..………...........…………….. 125


iii

Tiểu kết ………………………………………………....………………… 146
KẾT LUẬN ……………….………………….......……....………………. 148

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ……………………………….…………………….. 153
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………..…………......……......………. 154
PHỤ LỤC ………………………………..…………....………......……… 166


iv

BẢNG QUY ƯỚC VIẾT TẮT
h.

hình

HN

Hà Nội

NCS

Nghiên cứu sinh

Ng:

Nguồn trích dẫn

NTTB

Nghệ thuật trƣng bày

Nxb


Nhà xuất bản

TLTM

Triển lãm thƣơng mại

Tp. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

tr.

trang

VAMA

Hiệp hội các nhà sản xuất Ô tô Việt Nam (Vietnam
Automobile Manufacturers’ Aossication, tên viết tắt giao
dịch VAMA)

VMS

Vietnam Motor Show (Tạm dịch: Trƣng bày Ô tô Việt
Nam)


1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Hoạt động triển lãm thương mại Việt Nam xuất hiện từ thời kỳ Pháp
thuộc. Trải qua một chặng đường dài song hành cùng lịch sử đấu tranh dân
tộc, phải đến thời điểm đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, diện mạo mỹ thuật
trong vấn đề trưng bày tại các triển lãm thương mại (TLTM) mới có sự biến
chuyển rõ nét và trở nên đa dạng trong những năm đầu thế kỷ 21 nhờ sự tiến
bộ của khoa học và công nghệ. “Vietnam Motor Show” (tạm dịch: Trưng bày
Ô tô Việt Nam - VMS) là sự kiện TLTM mang tầm quốc gia và quốc tế được
tổ chức lần đầu tiên vào năm 2002 tại Hà Nội.
Các kỳ TLTM VMS đều tăng nhanh số lượng khách tham quan, đối tác
và ký kết thành công nhiều hợp đồng thương mại giá trị. Việc tổ chức được
thường niên sự kiện này tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh khẳng định vị thế và
sự ảnh hưởng của nó trong đời sống xã hội. Năm 2012 với chiến lược “Hướng
tới người tiêu dùng” và để đảm bảo cho sự kiện lần thứ 8 diễn ra một cách
chuyên nghiệp, Hiệp hội các nhà sản xuất Ô tô Việt Nam (VAMA) đã đưa ra
những lựa chọn khắt khe với đối tác tổ chức và truyền thông dựa theo tiêu
chuẩn quốc tế, góp phần tạo nên diện mạo mới trong nghệ thuật trưng bày
(NTTB) tại các TLTM VMS.
Kể từ sự kiện này những hình thức biểu hiện của tạo hình không gian
có sự biến chuyển rõ nét, có giá trị lan tỏa và ảnh hưởng tới NTTB tại các
TLTM Việt Nam nói chung. Trong NTTB tại các TLTM VMS có thể thấy:
Thứ nhất, tư duy mỹ thuật trong vấn đề bố cục không gian, tạo hình, nhịp
điệu, đường nét, màu sắc, chất liệu và chiếu sáng được chú trọng, đáp ứng
quy luật vốn có của thẩm mỹ học và nghệ thuật học; Thứ hai, là loại hình
nghệ thuật có tính chiếm lĩnh không gian thuộc lĩnh vực Mỹ thuật ứng dụng,


2

đã có sự vận dụng linh hoạt các xu hướng mỹ thuật Hiện đại và tiếp thu xu

hướng mỹ thuật Hậu hiện đại thông qua các kỳ TLTM VMS những năm gần
đây; Thứ ba, giá trị tạo sự khác biệt độc đáo tạo hình mang bản sắc Việt được
đề cập và khai thác ngày càng sâu sắc khi hội nhập và tiếp biến với NTTB tại
các TLTM “Motor Show” có nguồn gốc phương Tây. NTTB tại các TLTM
VMS là một trong những thành tố quan trọng góp phần tôn vinh và nâng cao
giá trị các sản phẩm hàng hóa, tăng cường xúc tiến thương mại, trực tiếp tạo
đà phát triển kinh tế xã hội.
Từ trước tới nay, ở Việt Nam chưa có hệ thống nghiên cứu một cách
toàn diện về vấn đề này. Trên thực tế công tác lý luận phê bình mỹ thuật lĩnh
vực NTTB tại các TLTM nói chung và NTTB tại các TLTM VMS nói riêng
gần như chưa được đề cập. Nhiệm vụ đặt ra với công tác lý luận phê bình là
cần phải hướng tới những tiếp cận lý thuyết khoa học, áp dụng các thành tựu
mới của xã hội hiện đại để nâng tầm chất lượng thẩm mỹ cho NTTB tại các
TLTM VMS.
Với những vấn đề đặt ra trên, nhằm hệ thống một cách nghiêm túc và
sâu sắc các khía cạnh của mỹ thuật tạo hình không gian trong NTTB tại các
TLTM VMS thời gian qua, nghiên cứu sinh (NCS) mong muốn phát triển nền
tảng nghiên cứu về Nghệ thuật trưng bày tại các triển lãm thương mại
“Vietnam Motor Show” từ năm 2012 đến năm 2017.
2. Mục đích nghiên cứu
2.1. Mục đích tổng quát
Nghiên cứu các biểu hiện nghệ thuật thị giác của NTTB tại các TLTM
VMS để từ đó làm rõ giá trị thẩm mỹ và xu hướng phát triển.
2.2. Mục đích cụ thể
- Nhận diện về NTTB.


3

- Xác định cơ sở lý luận liên quan đến nghiên cứu NTTB tại các TLTM

VMS.
- Làm rõ hình thức biểu hiện nghệ thuật thị giác của NTTB tại các
TLTM VMS thông qua: bố cục không gian, tạo hình, ánh sáng, các nghệ thuật
trình diễn và âm thanh.
- Làm rõ sự hội nhập và tiếp biến của NTTB tại các TLTM VMS thông
qua các hình thức biểu hiện nghệ thuật.
- Làm rõ giá trị thẩm mỹ, hạn chế, xu hướng phát triển của NTTB tại
các TLTM VMS.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
NTTB thông qua các hình thức biểu hiện nghệ thuật tạo hình không
gian tại các TLTM VMS.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Nghiên cứu NTTB của các nhà sản xuất lớn trong
nước là thành viên trực thuộc VAMA, tham dự thường niên các sự kiện
TLTM VMS như: Mercedes-Benz, Toyota, Lexus, Honda và Ford. Như vậy
phạm vi không gian được chọn đồng thời là các nhà sản xuất có lịch sử kinh
nghiệm về NTTB tại châu Âu, Bắc Mỹ, châu Á và có vị thế thương hiệu trên
thế giới.
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu các đối tượng trên từ năm 2012 đến
năm 2017. Cụ thể là NTTB của các nhà sản xuất: Toyota năm 2012 tại Hà
Nội, Honda năm 2013 tại Tp. Hồ Chí Minh, Ford năm 2014 tại Tp. Hồ Chí
Minh, Lexus năm 2016 tại Hà Nội, Mercedes-Benz năm 2017 tại Hà Nội.
Năm 2012 là thời điểm NTTB tại các TLTM VMS đi vào chuyên
nghiệp hóa theo tiêu chuẩn quốc tế về tổ chức sự kiện triển lãm. NCS nhận
thấy khoảng thời gian này là điều kiện cần và đủ để đánh giá một cách khách


4


quan, toàn diện về hình thức biểu hiện của đối tượng để rút ra những bài học
hữu ích cho công tác lý luận và lịch sử mỹ thuật về NTTB tại các TLTM
VMS hiện tại và tương lai.
4. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý thuyết
Các công trình nghiên cứu về NTTB tại các TLTM VMS dựa trên cơ sở
lý luận mỹ thuật học, thẩm mỹ học đối với loại hình nghệ thuật có tính chiếm
lĩnh không gian thuộc lĩnh vực Mỹ thuật ứng dụng. Căn cứ mục đích nghiên
cứu cụ thể của luận án, sẽ liên quan chủ yếu đến lý thuyết Hình thái học của
nghệ thuật của M.Cagan, lý thuyết chủ nghĩa Hậu hiện đại với đại diện tiêu
biểu là Jean F. Lyotard và Jacques Derrida trong lĩnh vực nghệ thuật học, lý
thuyết lan tỏa các nền văn hóa của Franz Boas và Ruth Benedict thông qua
tiến trình: di chuyển, hội nhập, tiếp biến và lý thuyết giá trị được khởi nguồn
từ Karl Marx để vận dụng đánh giá các tiêu chí thẩm mỹ.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu thứ cấp: Phân tích, tổng hợp
các tài liệu thứ cấp là các công trình khoa học liên quan đến nội dung đề tài
luận án, các hình ảnh thực tế và bản vẽ miêu tả không gian TLTM VMS bao
gồm: mặt bằng, mặt đứng, phối cảnh, ảnh chụp thực tế. Phương pháp này giúp
NCS tiếp cận đối tượng nghiên cứu trong sự vận động và phát triển. Bên cạnh
đó nhận diện các hình thức biểu hiện nghệ thuật, chỉ ra hạn chế và rút ra các
bài học kinh nghiệm.
- Phương pháp thống kê, phân loại: Áp dụng phương pháp thống kê,
phân loại trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án để xác định các không gian
trưng bày tiêu biểu từ năm 2012 đến năm 2017 để đánh giá về NTTB tại các
TLTM VMS, bên cạnh đó kết hợp với một số phương pháp cụ thể như: mô tả,
diễn giải, chứng thực.


5


- Phương pháp tiếp cận liên ngành: Trên quan điểm duy vật biện chứng,
sử dụng kết quả nghiên cứu của lĩnh vực nghệ thuật học, lịch sử và văn hóa
học. Sử dụng phương pháp phân tích mỹ thuật học nhận định về các biểu hiện
nghệ thuật thị giác trong tạo hình của NTTB tại các TLTM VMS thông qua
các nguyên lý mỹ thuật học, nguyên lý design từ quan điểm nền tảng chủ
nghĩa Hiện đại dịch chuyển hướng tới chủ nghĩa Hậu hiện đại trong tạo hình
không gian. Nghiên cứu luận án tiếp cận lịch sử để NCS có cái nhìn tổng quan
về NTTB tại các TLTM “Motor Show” trên thế giới nói chung và NTTB tại
các TLTM VMS nói riêng, nắm rõ quy luật hình thành của đối tượng nghiên
cứu và dự đoán xu hướng phát triển. Bên cạnh đó, nghiên cứu luận án tiếp cận
văn hóa học để làm sâu sắc thêm sự lan tỏa các nền văn hóa thông qua NTTB
tại các TLTM “Motor Show” có nguồn gốc phương Tây trong bối cảnh Việt
Nam hiện nay. Phương pháp này giúp NCS có cái nhìn đa chiều trong biện
luận những vấn đề đặt ra của luận án nhằm hướng tới kết quả một cách khách
quan và toàn diện.
5. Câu hỏi nghiên cứu
- Câu hỏi 1: NTTB tại các TLTM VMS có những vấn đề gì? Vị trí,
diện mạo của nó trong tiến trình lịch sử mỹ thuật Việt Nam nói chung và lịch
sử NTTB tại các TLTM “Motor Show” trên thế giới nói riêng?
- Câu hỏi 2: Hình thức biểu hiện của NTTB tại các TLTM VMS thông
qua cấu trúc và phương tiện biểu hiện nghệ thuật nào?
- Câu hỏi 3: Giá trị thẩm mỹ của NTTB tại các TLTM VMS có những
thành tựu và vấn đề gì? Xu hướng phát triển thẩm mỹ của NTTB tại các
TLTM VMS trong xu thế thế giới hội nhập và phát triển?
Từ các câu hỏi trên, NCS đi đến giả thuyết sau:


6


6. Giả thuyết nghiên cứu
- Giả thuyết 1: NTTB tại các TLTM VMS là một loại hình nghệ thuật
có tính chiếm lĩnh không gian thuộc lĩnh vực Mỹ thuật ứng dụng. Loại hình
này có những đặc điểm riêng tương ứng với cấu trúc độc đáo của nó, đồng
thời vận động và phát triển theo xu hướng chung của tiến trình lịch sử mỹ
thuật Việt Nam nói chung và lịch sử NTTB tại các TLTM “Motor Show” trên
thế giới.
Mục tiêu của giả thuyết này nhằm làm rõ cơ cấu nội tại của NTTB tại
các TLTM VMS. Xác định các yếu tố cấu thành nghệ thuật và làm rõ những
đặc điểm riêng tương ứng với cấu trúc độc đáo của NTTB tại các TLTM
VMS trong sự vận động và phát triển của loại hình. Xác định vị trí đối tượng
nghiên cứu trong tiến trình lịch sử mỹ thuật Việt Nam nói chung và lịch sử
NTTB tại các TLTM “Motor Show” trên thế giới.
- Giả thuyết 2: NTTB tại các TLTM VMS có những hình thức biểu
hiện nghệ thuật tương ứng với bản chất cơ cấu nội tại của nó đồng thời vận
động và phát triển theo quy luật thẩm mỹ học, mỹ thuật học.
Mục tiêu của giả thuyết này là tìm hiểu bản chất thẩm mỹ của đối tượng
nghiên cứu theo quy luật thẩm mỹ học và mỹ thuật học. Trên cơ sở đó nhận
diện những nét riêng thông qua hình thức biểu hiện của loại hình này. Đây là
đóng góp quan trọng về mặt lý luận các hình thức biểu hiện thẩm mỹ của
NTTB tại các TLTM VMS.
- Giả thuyết 3: NTTB tại các TLTM VMS có những giá trị thẩm mỹ, có
xu thế phát triển gắn liền với thành tựu của NTTB tại các TLTM “Motor
Show” trên thế giới, có dấu ấn bản sắc riêng và gắn liền với sự tiến bộ của
khoa học và công nghệ.
Mục tiêu của giả thuyết này là nhìn nhận được những giá trị thẩm mỹ
của NTTB tại các TLTM VMS trong biện luận đối chiếu với những giá trị


7


thẩm mỹ của NTTB tại các TLTM “Motor Show” thế giới. Xác định rõ các
yếu tố biểu hiện thẩm mỹ của NTTB tại các TLTM “Motor Show” thế giới
trong việc di chuyển vào Việt Nam. Xác định quá trình hội nhập và tiếp biến
của nó nhằm xây dựng NTTB “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Bên cạnh
đó mở ra các hướng phát triển thẩm mỹ của NTTB tại các TLTM VMS nhằm
tiếp cận với xu thế thế giới. Xác định vai trò của khoa học công nghệ hiện đại
đối với NTTB tại các TLTM VMS trong xu thế thế giới hội nhập và phát
triển.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
7.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu xác định cơ sở lý luận và phương thức tiếp cận mới so với
những nghiên cứu đi trước, đồng thời chỉ ra hình thức và phương tiện biểu đạt
của loại hình NTTB tại các TLTM VMS trong sự vận động và phát triển.
Nghiên cứu khẳng định NTTB tại các TLTM VMS là bộ phận quan
trọng của NTTB TLTM “Motor Show” trên thế giới, có giá trị to lớn đối với
Mỹ thuật ứng dụng Việt Nam hiện đại.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về NTTB tại các TLTM VMS.
Kết quả nghiên cứu có thể sử dụng làm cơ sở lý luận, tài liệu tham khảo và
ứng dụng thực tiễn cho các đơn vị đào tạo, công ty thiết kế mỹ thuật các công
trình TLTM VMS nói riêng và TLTM Việt Nam nói chung.
Nghiên cứu chỉ ra những điểm mạnh, hạn chế và xu hướng phát triển
thẩm mỹ của NTTB tại các TLTM VMS trong xu thế thế giới hội nhập nhằm
hướng tới những chân giá trị của thời đại.
8. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu (8 trang), Kết luận (5 trang), Danh mục các công
trình khoa học đã công bố liên quan đến đề tài luận án (1 trang), Tài liệu tham



8

khảo (12 trang) và Phụ lục (47 trang), nội dung luận án gồm ba chương:
- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận, khái quát
về nghệ thuật trưng bày tại các triển lãm thương mại “Motor Show” tại Việt
Nam và thế giới (42 trang).
- Chương 2: Hình thức biểu hiện của nghệ thuật trưng bày tại các triển
lãm thương mại “Vietnam Motor Show” từ năm 2012 đến năm 2017 (47 trang).
- Chương 3: Giá trị thẩm mỹ và xu hướng phát triển thẩm mỹ của nghệ
thuật trưng bày tại các triển lãm thương mại “Vietnam Motor Show” (50 trang).


9

Chƣơng 1:
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN, KHÁI QUÁT
VỀ NGHỆ THUẬT TRƢNG BÀY TẠI CÁC TRIỂN LÃM THƢƠNG MẠI
“MOTOR SHOW” TẠI VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Căn cứ vào mục tiêu đề tài luận án, NCS định hướng, tìm kiếm và khảo
sát tư liệu. Đến thời điểm hiện tại NCS chưa phát hiện được công trình nghiên
cứu hay bài viết nào có liên quan trực tiếp đến nội dung đề tài luận án, mà chủ
yếu là các nghiên cứu gần hoặc liên quan gián tiếp. Các công trình nghiên cứu
liên quan đến lý thuyết triết học nghệ thuật, hình thái học nghệ thuật là nền
tảng để NCS xác định rõ bản chất cơ cấu nội tại của đối tượng nghiên cứu.
Đối với lĩnh vực mỹ thuật học, các công trình nghiên cứu về lịch sử mỹ thuật
Việt Nam và thế giới, một số lý luận chuyên biệt đối với vấn đề Mỹ thuật ứng
dụng như phương pháp luận design, hệ giá trị thẩm mỹ là cơ sở cho các phân
tích, đánh giá lĩnh vực nghiên cứu. Quan trọng hơn cả, các công trình liên
quan gần đến đề tài luận án là NTTB tại các TLTM là nguồn tài nguyên

phong phú để NCS kế thừa, phát triển hệ thống lý thuyết chuyên sâu. Cuối
cùng, đối với những nghiên cứu lĩnh vực mỹ thuật, không thể tách rời các giá
trị văn hóa học, vấn đề bản sắc và truyền thống. Trên cơ sở hệ thống tư liệu
tập hợp được, NCS phân chia các công trình liên quan theo bốn nhóm các lĩnh
vực sau: Triết học nghệ thuật và hình thái học nghệ thuật; Mỹ thuật học, mỹ
thuật ứng dụng, phương pháp luận design và hệ giá trị thẩm mỹ; Nghệ thuật
trưng bày triển lãm thương mại; Văn hóa học và nghệ thuật tạo hình truyền
thống trong mỹ thuật.
1.1.1. Triết học nghệ thuật và hình thái học nghệ thuật
Cuốn Mỹ học [16] (Huyền Giang dịch năm 2003) của Denis Huisman
(sinh năm 1926) cho một cái nhìn tổng quan về toàn bộ hệ thống lịch sử mỹ


10

học thế giới. Tác giả giới thiệu“hàng chục thuyết mỹ học khác nhau và tất
nhiên, với chừng ấy định nghĩa về cái Đẹp, hay nói rộng hơn, về cái Nghệ
thuật” [16, tr.154]. Mỗi giai đoạn của mỹ học, Denis Huisman đưa ra những
tác giả mỹ học tiêu biểu của từng thời đại: Platon (427-347 TCN), Aristote
(384-322 TCN), Kant (1724-1804), Hegel (1770-1831) và đến những nhà mỹ
học hiện đại. Denis Huisman đưa ra tập hợp các cách tiếp cận về mỹ học: triết
học, tâm lý học và xã hội học. Cách tiếp cận triết học của ông đề cập tới bản
chất, tiêu chuẩn và các giá trị của nghệ thuật. Cách tiếp cận tâm lý học đề cập
tới sự thưởng thức, sự sáng tạo và biểu diễn nghệ thuật. Cách tiếp cận xã hội
học đề cập tới công chúng, tác phẩm và môi trường của chúng.
Đối với Kant: “Tự nhiên là đẹp khi nó mang bộ mặt nghệ thuật, và
nghệ thuật chỉ được gọi là đẹp khi chúng ta thấy nó vừa là nghệ thuật nhưng
lại vừa mang vẻ đẹp bên ngoài của tự nhiên” [16, tr.147]. Hegel còn rõ ràng
hơn khi cho rằng: “Vẻ đẹp trong tự nhiên chỉ hiện ra như một sự phản chiếu
của vẻ đẹp vào tinh thần” [16, tr.147]. Lần đầu tiên Mỹ học Hegel có sự phân

tích cấu trúc về thế giới nghệ thuật là sự dung hợp và sự dung hợp hữu cơ với
sự phân tích lịch sử. Quan điểm của Hegel là Hệ thống các nghệ thuật cá biệt
không phải là một cấu trúc tĩnh mà là một tương quan sinh động biến đối và
chuyển động theo những quy luật của những hình thức sáng tạo nghệ thuật.
Nhà mỹ học xô-viết M.Cagan (1921-2006) với công trình Hình thái học
của nghệ thuật [46] (Phan Ngọc dịch năm 2004) kế thừa và phát huy những
quan điểm của những nhà mỹ học đi trước. Nhận thức luận của M.Cagan dựa
trên quan điểm mỹ học duy vật biện chứng. Ông đã đưa ra một cách nhìn tổng
quan về lịch sử và lý luận về cơ cấu bên trong của thế giới nghệ thuật xoay
quanh trục biện luận: Tác giả - Thời đại - Công chúng. NCS đặc biệt quan
tâm đến nhận thức những quy luật tổ chức bên trong của thế giới nghệ thuật
với tư cách là một hệ thống những lớp, những nhóm, những loại hình (bao


11

gồm: loại hình lớn, loại hình con) và các thể của nó. Theo M.Cagan, sự phân
loại nghệ thuật phải dựa vào hai tiêu chuẩn: tiêu chuẩn bản thể học và tiêu
chuẩn ký hiệu học. M.Cagan hoàn toàn xác đáng khi cho rằng nhóm nghệ
thuật không gian thuộc kiểu không miêu tả có các loại hình của sáng tạo kiến
trúc tính. Tên gọi của nó lại vượt qua hình thức nghệ thuật như tính kiến trúc
mà lại không phải đặc quyền của kiến trúc. M.Cagan cho rằng, yếu tố chủ đạo
về mặt cấu trúc của ngôn ngữ nghệ thuật của chúng là giá trị mỹ học của mối
tương quan những yếu tố tạo hình từ đó hình tượng nghệ thuật được tạo nên,
đó là phương tiện biểu hiện của các nghệ thuật ứng dụng. Trên phương diện
mỹ học, M.Cagan biện luận rằng mục đích của cách tổ chức triển lãm là “làm
cho người xem có một trạng thái tâm hồn nhất định, gây nên ở anh ta một thái
độ cảm xúc thẩm mỹ đối với những vật được trình bày và đối với với sức sáng
tạo của con người, của xí nghiệp, của nhà nước, của các chế độ xã hội mà
chúng đại diện” [46, tr.356].

M.Cagan cho rằng nghệ thuật của triển lãm là lĩnh vực một ngành nghệ
thuật mới của thời đại, là loại hình nghệ thuật xây dựng hình thức và gắn liền
với những tiến bộ kỹ thuật [46, tr.354]. M.Cagan đã biện luận và chỉ ra rằng
đặc điểm của loại hình triển lãm có tính tạm thời, tính quảng cáo [46, tr.357]
và tính sân khấu [46, tr.516]. Các phương tiện nghệ thuật tham gia vào chỉnh
thể nghệ thuật triển lãm đều đóng vai trò có tính chất bổ trợ. NCS đặc biệt
quan tâm đến nghiên cứu về những sức mạnh hội nhập của quá trình lịch sử
nghệ thuật của M.Cagan, khi ông cho rằng: “Từ chỗ giữa các nghệ thuật có sự
tồn tại độc lập bắt đầu hình thành những liên hệ và những ảnh hưởng qua lại
dẫn tới những cấu trúc nghệ thuật mới và phức tạp, những cấu trúc tổng hợp”
[46, tr.325]. M.Cagan chỉ rõ ngôn ngữ của nghệ thuật triển lãm:
Là ngôn ngữ của những đồ vật thực sự, chứ không phải là những
biểu hiện của nó bằng lời. Các đồ vật được tập hợp ở đây, được so


12

sánh và được tổ chức về mặt bố cục không phải theo cái lôgíc thuần
túy kỹ thuật hay kinh tế, như điều xảy ra trong các kho hàng hóa
hay các chủ hàng ở các cửa hiệu mà theo một lôgíc đặc biệt [46,
tr.356].
M.Cagan cho rằng việc xây dựng chủ đề triển lãm là cần thiết nhằm tổ
chức cách tri giác của người xem trong khoảng thời gian nhất định một cách
logic và tuần tự. Như vậy, lý thuyết về hình thái học nghệ thuật của M.Cagan
sẽ hỗ trợ cho luận án những cơ sở lý luận về cấu trúc và đặc thù của nghệ
thuật triển lãm với những ảnh hưởng đan xen nhau trong một hợp thể nghệ
thuật tạo hình không gian một cách toàn vẹn.
Nếu như các công trình liệt kê trên đề cập các vấn đề nhận thức luận
đến thời kỳ hiện đại thì mỹ học Hậu hiện đại được tiếp nối với quan điểm của
triết gia Pháp: Jean F. Lyotard (1924-1998) qua ấn phẩm Hoàn cảnh hậu hiện

đại [40] (Ngân Xuyên dịch, Bùi Văn Nam Sơn hiệu đính và giới thiệu năm
2008). Nếu ở thời hiện đại, có hai đại tự sự ảnh hưởng lớn là triết học của
Hegel và Marx thì Jean F. Lyotard đưa ra định nghĩa về chủ nghĩa kỳ Hậu
hiện đại như “một sự hoài nghi đối với các đại tự sự”. Ông cho rằng Hậu hiện
đại là thời kỳ của sự phân mảnh và đa nguyên luận. Đa nguyên luận đòi hỏi
nắm rõ từng tình huống cụ thể và tạo ra những chuẩn mực cụ thể. Do đó sẽ có
được những phong phú về chuẩn mực và phán quyết. Jean F. Lyotard chủ
trương sự cần thiết của một quan niệm công bằng về truyền thông, trong đó
không chỉ cho phép tồn tại mà còn bảo vệ sự đa dạng, có thể liên tục phá vỡ
sự đồng thuận tạm thời. Đặc trưng của Hậu hiện đại là sự đa dạng của nhiều
thái độ và cách tiếp cận khác nhau cho các vấn đề xã hội.
Để làm rõ thêm về chủ nghĩa Hậu hiện đại, tác giả Trần Quang Thái với
ấn phẩm: Chủ nghĩa hậu hiện đại - Các vấn đề nhận thức luận [60] (xuất bản
năm 2011) cho thấy một cái nhìn toàn cảnh về các nhận thức luận của các triết


13

gia chủ nghĩa Hậu hiện đại. Đáng chú ý là những thành tựu khoa học công
nghệ, truyền thông đa phương tiện, công nghệ thực tại ảo xâm nhập ngày càng
gia tăng vào các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật [60, tr.11]. Tác giả đi đến nhận
định rằng: tính đồng nhất, cứng nhắc, hàn lâm, đơn điệu trước đây của những
hoạt động văn hóa nghệ thuật đang nhường chỗ cho sự ra đời của những loại
hình văn hóa nghệ thuật đề cao sự sáng tạo cá nhân, tính giải trí và tính quần
chúng [60, tr.11]. Có thể thấy trong quan điểm mỹ học Hậu hiện đại của hai
triết gia tiêu biểu là Jean F. Lyotard (1924-1998) và Jacques Derrida (19302004) được biểu hiện thông qua các yếu tố như: Yếu tố hiện sinh, Yếu tố thực
chứng, Yếu tố duy lý, Yếu tố chiết trung.
Qua tập hợp các tư liệu trên, NCS kế thừa thành tựu về Hình thái học
của nghệ thuật của M.Cagan về nghệ thuật triển lãm dựa trên quan điểm duy
vật biện chứng lịch sử. Bên cạnh đó, bổ sung các yếu tố mới của chủ nghĩa

Hậu hiện đại nhằm làm rõ nội dung và hình thức biểu hiện nghệ thuật của đối
tượng nghiên cứu trong bối cảnh hiện nay và xu hướng phát triển.
1.1.2. Mỹ thuật học, mỹ thuật ứng dụng, phương pháp luận design và
hệ giá trị thẩm mỹ
1.1.2.1. Mỹ thuật học
Ấn phẩm Nghệ thuật học [42] (xuất bản năm 2011) của Đỗ Văn Khang
(chủ biên) trình bày khái quát nguồn gốc của nghệ thuật, các thành tựu cơ bản
của nghệ thuật phương Tây, phương Đông, nghệ thuật hiện đại và các phương
pháp sáng tác nghệ thuật. Tác phẩm và hình tượng nghệ thuật chính là cơ sở
để khám phá, sáng tạo và thưởng thức các loại hình nghệ thuật như: kiến trúc,
điêu khắc, hội hoạ,... Ấn phẩm cho NCS cái nhìn tổng quan các loại hình nghệ
thuật thị giác, có tác dụng bổ trợ đối chiếu trong quá trình nghiên cứu luận án.
Cuốn Một đề dẫn về lý thuyết nghệ thuật [12] (Nguyễn Như Huy dịch
năm 2010) của Cynthia Freeland khái quát những nét chính của đặc điểm lịch


14

sử nghệ thuật tạo hình. Tác giả lập luận rằng, lịch sử nghệ thuật chính là lịch
sử của những khái niệm nghệ thuật. Khái niệm “nghệ thuật là sự mô phỏng”
(Art as Imitation) khởi nguồn từ Platon (427-347 TCN) và Aristote (384-322
TCN). Khái niệm này có ảnh hưởng lớn đến các quan niệm nghệ thuật ở
phương Tây đến đầu thế kỷ 19 và bị suy chuyển bởi sự ra đời của nhiếp ảnh.
Tuy nhiên, khái niệm này đã thực sự trở nên bế tắc khi bắt đầu có sự xuất hiện
của hội họa trừu tượng. Tác phẩm của các nghệ sĩ trường phái trừu tượng đã
triệt tiêu toàn bộ tính chất mô phỏng của nghệ thuật, thay vào đó là những
đường nét và màu sắc thuần túy. Tiến trình lịch sử nghệ thuật tiếp tục gây
tranh cãi với các tác phẩm nghệ thuật khởi xướng cho trào lưu nghệ thuật Hậu
hiện đại với tên tuổi của Christo, Jeanne-Claude và Duchamp. Điều này phải
nhắc tới quan điểm của Kant. Theo Kant, một điều đẹp đẽ luôn sở hữu cái gọi

là “tính hợp mục đích không có mục đích”. Với Kant, bất kể một vật thể nào,
dù có sở hữu sự mô phỏng hay không, nếu như nó mang những đặc trưng nào
đó, về đường nét, màu sắc, lối kiểu đan dệt, bố cục, gây ra được cho người
thưởng ngoạn một xúc động về mặt thẩm mỹ - thúc đẩy một trò chơi tương
tác tự do giữa các quan năng nhận thức, là trí tuệ, tri giác, và sự tưởng tượng
của họ - vật thể ấy đã sở hữu một tính chất quan trọng nhất - đó là cái Đẹp.
Cái Đẹp của Kant ảnh hưởng tới lý thuyết hình thức của Clive Bell (18811964). Bell cho rằng trong mỗi tác phẩm nghệ thuật thị giác, đường nét, màu
sắc liên gộp theo một cách nào đó cùng với các mô dạng và mối liên hệ của
nó tạo nên cảm xúc thẩm mỹ. Đó là chất lượng chung cho mọi tác phẩm nghệ
thuật thị giác. Công trình trên giúp cho NCS cái nhìn tổng quan biến chuyển
quan niệm về cái Đẹp và cấu trúc tác phẩm nghệ thuật thị giác.
Cuốn Tiếp xúc với nghệ thuật - In Touch With Art [74] (xuất bản năm
2009) của Thái Bá Vân là ấn phẩm tập hợp các bài viết và nghiên cứu về các
cuộc trưng bày lĩnh vực nghệ thuật tạo hình thông qua lối viết tinh tế giàu


15

thông tin, giàu trí tuệ. Trong ấn phẩm thấy rõ một quan niệm đúng đắn về
hiện thực trong tác phẩm nghệ thuật mới, phân biệt mạch lạc đời sống vật
thể và đời sống hình tượng của tác phẩm. Theo quan điểm của tác giả, mục
đích của một tác phẩm nghệ thuật là vươn tới cái đẹp của hình tượng như một
giá trị tinh thần. Trong ấn phẩm này, tiểu luận “Sử học mỹ thuật như một hệ
thống” cho đến thời điểm này vẫn còn nguyên giá trị, đó là vấn đề: sử học mỹ
thuật Việt Nam không thể đứng ngoài hệ thống mỹ thuật thế giới. Trong hoàn
cảnh nghiên cứu của đề tài, NCS thấy rằng phải tiếp thu thành tựu học thuật
phê bình mỹ thuật của những người đi trước, nhìn nhận vấn đề NTTB tại các
TLTM VMS là một bộ phận của NTTB tại các TLTM “Motor Show” trên thế
giới thông qua quá trình tiếp biến văn hóa.
Trong lĩnh vực mỹ thuật học, đáng chú ý là khái niệm cái Đẹp mô

phỏng hiện thực kéo dài đến đầu thế kỷ 20 và biến chuyển với thành tựu nghệ
thuật Hiện đại thông qua hình thức biểu hiện nghệ thuật: đường nét, màu sắc
thuần túy. Tự thân các yếu tố này liên gộp với nhau tạo nên cảm xúc thẩm
mỹ. Bên cạnh đó vấn đề sử học mỹ thuật Việt Nam không thể đứng ngoài hệ
thống mỹ thuật thế giới.
1.1.2.2. Mỹ thuật ứng dụng và phương pháp luận design
Trong cuốn Con mắt nhìn cái đẹp [57] (xuất bản năm 2005) của tác giả
Nguyễn Quân, NCS đồng ý với quan điểm: “mỹ thuật - còn được gọi là nghệ
thuật tạo hình - là một khái niệm tổng hợp, là kết quả của sự nhìn và nó đào
luyện sự nhìn của mỗi người; là tổng hợp các yếu tố biểu đạt màu, đen - trắng,
khối, nét - điểm tạo nên hình” [57, tr.28]. NCS đặc biệt quan tâm đến các vấn
đề tác giả đặt ra, đó là yếu tố: hình - hình học - hình thị giác, khối - khối ảo,
màu - sắc và tư duy liên tưởng. Trí tưởng tượng là kết quả tổng hợp của hoạt
động tinh thần con người tạo nên cái Đẹp trong một chỉnh thể thống nhất.
Trong chỉnh thể đó mọi thành tố tham gia đều góp phần tạo nên những giá trị


16

Chân - Thiện - Mỹ trong tác phẩm mỹ thuật nói chung. Tác giả xuất phát từ
những đặc điểm sinh học và tâm lý thị giác, phân tích các yếu tố tạo hình:
hình khối, đường nét, màu sắc như là những cơ cấu của sáng tạo nghệ thuật.
Tác giả giới thiệu về design với vô số các ngành hẹp phát triển nhanh trong xã
hội công nghiệp hiện đại.
Từ những vấn đề đặt ra của đề tài luận án, NCS tâm đắc với những khái
niệm và cách phân loại nghệ thuật của tác giả Nguyễn Xuân Tiên với Giáo
trình mỹ thuật học đại cương [65] (xuất bản năm 2014). Bên cạnh việc khái
lược lịch sử mỹ thuật, cuốn sách cung cấp nhận thức phân biệt các loại hình
mỹ thuật đặc biệt là Mỹ thuật ứng dụng. Theo tác giả, đặc trưng của ngôn ngữ
Mỹ thuật ứng dụng: “là nghệ thuật làm đẹp được ứng dụng trong đời sống

hàng ngày của xã hội” [65, tr.207]. Sản phẩm của mỹ thuật ứng dụng (hay sản
phẩm design) trước hết phải thỏa mãn nhu cầu thực tế xã hội, sự hữu dụng,
hữu ích của nó đối với con người. Tác giả đề ra 5 yêu cầu cụ thể đối với sản
phẩm mỹ thuật ứng dụng thông qua biện chứng của các nguyên tắc: sự hợp lý
xã hội, ecgônômi, hiệu quả thẩm mỹ, hiệu quả kinh tế và thân thiện với môi
trường. Ấn phẩm là cơ sở cho NCS tham khảo về vấn đề giá trị thẩm mỹ của
loại hình Mỹ thuật ứng dụng.
Tác giả Nguyễn Luận với ấn phẩm Đi dai thị giác [45] (xuất bản năm
1990), nghiên cứu các yếu tố tạo hình design theo hướng nhận thức lý thuyết
và thực hành. Ấn phẩm đề cập tới những lý thuyết cơ bản của nhận thức tạo
hình thông qua yếu tố thị giác - đó là nền tảng của design ứng dụng. Tác giả
nhấn mạnh: “bất kỳ một tác phẩm Đidai công nghiệp hay kiến trúc đều được
xem xét dưới hai góc độ: nội dung hàm chứa và hình thức biểu hiện” [45,
tr.21]. Về vấn đề bố cục, ông cho rằng bố cục thực chất là công việc sắp đặt
các yếu tố với đa hình dạng khác nhau trong một tổng thể hài hòa. Lý thuyết
bố cục thông qua nhận thức thị giác và các yếu tố cơ bản của design khi các


17

yếu tố này tồn tại độc lập với giá trị tự thân của nó như: điểm, nét, hình
phẳng, khối, không gian, màu sắc, ánh sáng, chất liệu khi chúng tồn tại một
cách độc lập [45, tr.22]. Đối với lĩnh vực tạo hình, tác giả cho rằng sẽ không
thấy được vai trò từng loại yếu tố đó mà chỉ nhìn nhận ra chúng khi chúng bị
ràng buộc tiên đề “hài hòa” và “thống nhất” [45, tr.22]. Điều đó có ý nghĩa
với luận án rằng sự hài hòa và thống nhất của tạo hình nghệ thuật sẽ dễ dàng
nhận ra khi xem xét cùng lúc các phương tiện biểu hiện của nó.
Qua các tài liệu trên, có thể thấy cấu trúc tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
bao gồm nội dung hàm chứa và hình thức biểu hiện. Hình thức biểu hiện ở
đây có nhiều quan điểm, song tựu chung kết cấu bởi các yếu tố: điểm, nét,

hình phẳng, khối, màu sắc, ánh sáng, chất liệu thông qua đa dạng các thể loại
bố cục và tư duy liên tưởng. Vai trò tự thân của các yếu tố cấu thành trên chỉ
nhận ra giá trị khi chúng tương hỗ nhau trong sự hài hòa, thống nhất.
1.1.2.3. Hệ giá trị thẩm mỹ
Đối với nghiên cứu luận án, NCS đặc biệt quan tâm tới vấn đề lịch sử
nghiên cứu giá trị và các xu hướng định nghĩa giá trị. Cho đến nay cách hiểu
và quan niệm, định nghĩa về giá trị rất phong phú: Quan niệm đồng nhất giá
trị với khách thể, cho rằng giá trị thuộc về bản thân sự vật; Quan niệm giá trị
thuộc về chủ thể định giá, gắn liền với giá trị chủ thể; Quan niệm giá trị nằm
trong các mối quan hệ; Quan niệm tách giá trị thành một thế giới độc lập [63,
tr.30]. Quan niệm coi giá trị nằm trong mối quan hệ giữa các khách thể có thể
thấy ở Karl Marx (1818-1883) và nhà ngôn ngữ và ký hiệu học Thụy Sĩ
Ferdinand de Saussure (1857-1913). Saussure coi giá trị của một từ (ký hiệu)
xuất hiện trong quan hệ với các từ (ký hiệu) khác. Nhìn từ góc độ kinh tế học,
Karl Marx cho rằng tính có ích của một vật làm cho vật đó có giá trị sử dụng.
Khi những giá trị sử dụng này được hoán đổi với vật khác sẽ tạo nên giá trị
trao đổi. “Giá trị sử dụng thì mang tính cụ thể, còn giá trị trao đổi mang tính


18

khái quát. Cái chung biểu hiện trong quan hệ trao đổi của các hàng hóa chính
là giá trị của chúng” [63, tr.25].
Tiếp nối quan niệm về giá trị theo quan điểm triết học duy vật biện
chứng của Karl Marx, công trình: Về sự biến đổi của chuẩn mực đánh giá
thẩm mỹ trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam [18] (xuất bản năm 2003) của Vũ
Thị Kim Dung đề cập tới đặc điểm, nội dung và xu hướng biến đổi những
chuẩn mực trong thời kỳ đổi mới của Việt Nam, đồng thời đưa ra những biện
pháp nhằm hoàn thiện các chuẩn mực đánh giá thẩm mỹ hiện nay phù hợp
yêu cầu lý luận và thực tiễn. Tác giả khẳng định hình thức biểu hiện của giá

trị là đa dạng, song nó thống nhất ở tính hữu ích, là cái thật, cái đẹp, cái tốt,
cái tiên tiến và tính nhân đạo hóa. Tuy rằng mỗi thời đại, hoàn cảnh lịch sử
cụ thể có những quan niệm giá trị khác nhau, nhưng “thực chất và ý nghĩa
báo quát của giá trị là tính nhân văn” [18, tr.27]. Tác giả đưa ra những tiêu
chí cơ bản của chuẩn mực đánh giá thẩm mỹ hướng tới cái Đẹp theo tiêu
chuẩn của một nền văn hóa “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Lý thuyết giá
trị của Karl Marx và tiêu chí Về sự biến đổi của chuẩn mực đánh giá thẩm mỹ
trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam [18] là cơ sở để NCS đánh giá giá trị của
đối tượng nghiên cứu luận án thông qua các chuẩn mực cái Đẹp.
1.1.3. Nghệ thuật trưng bày triển lãm thương mại
Đây là lĩnh vực liên quan trực tiếp đến đề tài, có ý nghĩa to lớn trong
việc định hình nghiên cứu. NCS phân chia các ấn phẩm thành 2 nhóm: tài liệu
trong nước và tài liệu nước ngoài để thuận tiện cho việc nghiên cứu.
1.1.3.1. Tài liệu trong nước
Ấn phẩm Nghệ thuật trang trí triển lãm và bảo tàng [43] của Ngô Lao
được Trần Công Tả dịch năm 1963 với vị thế là một giáo trình của Học viện
mỹ thuật Trung Quốc. Nội dung ấn phẩm đề cập đến các vấn đề thực tiễn
công tác trưng bày nghệ thuật của triển lãm và bảo tàng thông qua trình tự các


19

vấn đề thiết kế, cách sử dụng ánh sáng, màu sắc và minh họa. Cuốn sách là
cẩm nang về vấn đề lý luận thực tiễn trang trí triển lãm đương thời. Đáng chú
ý là cấu trúc loại hình triển lãm thời điểm đó nhận thức gồm các hình thức
biểu hiện nghệ thuật thông qua nội dung gồm: bố cục, ánh sáng, màu sắc,
minh họa và các vấn đề kỹ thuật trang trí hiện vật. Ấn phẩm được Ngô Lao
nghiên cứu trên nền tảng lý luận mỹ thuật học chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Cuốn Triển lãm kiến trúc và trưng bày [82] (Đinh Trọng Nghĩa dịch
năm 1982) của V.I.Rêviakin là cẩm nang những kinh nghiệm lý luận thực tiễn

trong giải pháp quy hoạch tổng thể kiến trúc triển lãm. “Triển lãm với tư cách
là một loại hình tổng hợp nhiều bộ môn nghệ thuật” [82, tr.3] trong đó tạo
hình kiến trúc giữ vai trò quan trọng. V.I.Rêviakin nhận định đặc thù của loại
hình triển lãm là: “sử dụng mọi phương tiện thông tin và có tác dụng đến
đông đảo người xem. Các phương tiện trưng bày, ngoại cảnh, thông tin, báo
chí, kiến trúc, hội họa, điêu khắc, đồ họa, phim ảnh, âm nhạc ở đây đều được
kết hợp làm một” [82, tr.6]. Tác giả sử dụng cơ sở lý luận thẩm mỹ học và cơ
sở ecgônômi trong vấn đề lý luận và thực tiễn. Cho dù là ấn bản ra đời cách
đây gần 40 năm, nhưng những nghiên cứu của V.I.Rêviakin vẫn còn nguyên
giá trị qua số liệu khoa học về cơ sở ecgônômi, cơ sở cảm thụ học của con
người trong không gian triển lãm nói chung.
Các ấn phẩm khác: Triển lãm Việt Nam những chặng đường lịch sử [8],
Những mẩu chuyện kinh nghiệm về công tác triển lãm nói chuyện khoa học kỹ
thuật [86], Tổ chức triển lãm nhỏ [87] cung cấp toàn cảnh lịch sử thành tựu,
những thuận lợi, khó khăn và điều kiện tổ chức triển lãm Việt Nam từ những
năm 1960 đến năm 1998. Triển lãm là “loại hình nghệ thuật tổng hợp sử dụng
các thủ pháp đặc trưng của nhiều loại hình nghệ thuật khác như: kiến trúc, hội
họa, điêu khắc, đồ họa, điện ảnh, nhiếp ảnh, âm thanh, ánh sáng... nhằm làm
sáng tỏ một vấn đề, một sự kiện trước công chúng” [8, tr.9]. Các ấn phẩm trên


×