NHÓM NGỮ VĂN THCS
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
Năm học 2020 – 2021
Môn: Ngữ văn 9
Thời gian làm bài: 120 phút
I. ĐỌC HIỂU ( 3,0 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn và trả lời các câu hỏi
"Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả
mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay
tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão văn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng.
Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô
tới. Cái lặng im lúc đó mới thật là dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì
giống như nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung. ”
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác tác
phẩm đó.
Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong đoạn văn.
Câu 3: Đoạn văn giúp em hiểu gì về hoàn cảnh sống và công việc của nhân vật.
II. LÀM VĂN ( 7,0 ĐIỂM)
Câu 1: ( 2,0 điểm)
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lòng dũng cảm.
Câu 2 ( 5,0 điểm)
Cảm nhận của em về bức tranh mùa xuân thiên nhiên và đất nước qua ba khổ thơ
đầu bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.
HƯỚNG DẪN CHẤM
YÊU CẦU CHUNG
- Hướng dẫn chấm chỉ mang tính chất định tính, vì vậy giám khảo phải nắm được nội
dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt
hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức độ điểm một cách hợp lí, khuyến khích những
bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản
của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm
- Điểm bài thi có thể cho lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn số.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu
Câu 1.
Câu 2
Câu 3
Nội dung
Đọc hiểu
- Tác phẩm: Lặng lẽ Sa Pa ( 0,25 điểm); tác giả Nguyễn Thành
Long( 0,25 điểm)
- Hoàn cảnh sáng tác: 1970, trong chuyến đi thực tế lên Lào Cai
của nhà văn.
+ Đây cũng là thời kì miền Bắc vừa xây dựng CNXH vừa chống
chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. ( 0,5 điểm)
- BPNT: so sánh và nhân hóa ”gió tuyết...chỉ chực đợi mình ra là
ào ào xô tới; gió thì giống như nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả,
ném vứt lung tung. ”
- Tác dụng: miêu tả các hình ảnh ”gió” và ”tuyết” Sa Pa khiến
chúng hiện ra cụ thể, sinh động qua đó người đọc cảm nhận được
sự khắc nghiệt của thời tiết nơi đây...
Qua đoạn văn giúp ta hiểu công việc và hoàn cảnh sống của
anh thanh niên làm công tác khí tượng rất gian khổ, cô đơn, quanh
năm suốt tháng anh chỉ làm bạn với cỏ cây mây mù…; công việc
đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác, tận tụy và có tinh thần trách nhiệm.
LÀM VĂN
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
1. Các tiêu chí về hình thức và sáng tạo (0,5 điểm)
a. Hình thức, lập luận (0,25 điểm)
+ Học sinh viết được một đoạn văn theo yêu cầu, các ý được
sắp xếp trong đoạn văn hợp lí, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi
chính tả.
Điểm
3.0
1.0
1.0
1.0
7.0
2.0
Câu 1
+ Dẫn chứng và lí lẽ thuyết phục, văn viết mạch lạc, sáng
tạo, không mắc những lỗi diễn đạt thông thường.
+ HS biết cách lập luận chặt chẽ, phát triển ý tưởng đầy đủ
theo trật tự lô gic, thực hiện tốt việc liên kết câu trong đoạn văn.
- Mức tối đa (0,25 điểm): Đảm bảo các yêu cầu nêu trên.
- Mức không đạt (0 điểm): nội dung đoạn còn thiếu nhiều
ý, mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt, không biết cách lập luận, không
biết phát triển ý, các ý trùng lặp, lộn xộn.
b. Sáng tạo (0,25 điểm)
+ Bài văn nghị luận cần hay, hấp dẫn bởi các yếu tố tự sự,
biểu cảm được sử dụng hợp lí, văn viết giàu hình ảnh, bày tỏ suy
nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. Có những cách viết hoặc kiến
giải riêng về vấn đề trong bài.
- Mức tối đa (0,25 điểm): Đảm bảo các yêu cầu nêu trên.
- Mức không đạt (0 điểm): Bài không có sáng tạo.
2. Tiêu chí về nội dung (1.5 điểm): đoạn văn cần bám sát các yêu
cầu về nội dung sau:
- Nêu vấn đề nghị luận: Lòng dũng cảm
- Nêu vấn đề nghị luận: Lòng dũng cảm
- Giải thích: Dũng cảm là không sợ nguy hiểm, khó khăn.
Người có lòng dũng cảm là người không run sợ, không hèn
nhát, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái các, các thế lực
tàn bạo... để bảo vệ công lí, chính nghĩa.
->Dũng cảm là phẩm chất tốt đẹp của con người ở mọi thời đại.
- Phân tích, chứng minh:
+ Vai trò và sức mạnh của lòng dũng cảm trong lịch sử đấu tranh
chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.
+ Vai trò và sức mạnh của lòng dũng cảm trong thời đại ngày nay:
trên mặt trận lao động sản xuất, trong đấu tranh phòng chống tội
phạm...
( HS nêu một vài tấm gương dũng cảm : Các chiến sĩ cảnh sát, các
anh bộ đội...)
+ Lòng dũng cảm trong cuộc sống hằng ngày: cứu người bị hại,
cứu người gặp nạn...đó là hình ảnh những hiệp sĩ bắt cướp trên
đường phố, họ không màng đến sự an nguy của bản thân, không do
dự, sợ hãi trước nguy nan, sẵn sáng cứu giúp người gặp khó khăn
hoạn nạn…còn rất nhiều tấm gương dũng cảm khác mà chúng ta
không thể kể hết...
- Phê phán: những người nhầm tưởng sự dũng cảm với hành động
liều lĩnh, mù quáng bất chấp công lí. Điều đó sẽ để lại hậu quả
khôn lường...
- Phê phán sự hèn nhát, bạc nhược không dám đấu tranh, không
Câu 2
dám đương đầu với khó khăn, thử thách, hiểm nguy để vươn lên
trong cuộc sống...
- Bài học nhận thức và hành động của bản thân:
Rèn luyện tinh thần dũng cảm từ những việc làm nhỏ nhất
trong cuộc sống hằng ngày nơi gia đình, trường lớp... ( VD: dám
nhận lỗi khi mắc lỗi, dũng cảm chỉ ra khuyết điểm của bạn để bạn
sửa chữa...)
- Trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc rèn luyện lòng dũng cảm;
phát huy truyền thống quý báu của dân tộc...
* Mức tối đa (1,5 điểm): Học sinh làm bài đảm bảo đầy đủ các
yêu cầu trên.
* Mức chưa tối đa (0,25 – 1,25 điểm): Học sinh trả lời tương
đối đầy đủ yêu cầu trên. (Tùy mức độ giám khảo cho điểm phù
hợp)
* Mức không đạt (0 điểm): Học sinh trả lời sai hoặc không có
câu trả lời.
NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
II. Các tiêu chí về hình thức, sáng tạo, lập luận(1,0 điểm)
1. Hình thức (0,5 điểm)
- Học sinh viết được một bài văn nghị luận văn học với đủ 3
phần (mở bài, thân bài, kết bài); ý được sắp xếp trong thân bài hợp
lí, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả.
- Luận điểm rõ ràng, phù hợp với luận đề, dẫn chứng và lí lẽ
thuyết phục, văn viết mạch lạc, không mắc những lỗi diễn đạt
thông thường.
+ Mức tối đa (0,5 điểm):Đảm bảo các yêu cầu nêu trên.
+ Mức chưa tối đa (0,25 điểm):Học sinh chưa đảm bảo các
yêu cầu nêu trên.
+ Mức không đạt (0 điểm): Học sinh chưa hoàn thiện bố cục
bài viết, thiếu nhiều ý, mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt, các ý lộn
xộn.
2. Sáng tạo (0,25 điểm)
- Bài văn viết giàu hình ảnh, bày tỏ suy nghĩ riêng, kiến giải
riêng, sâu sắc về vấn đề nghị luận.
+ Mức tối đa (0,25 điểm):Đảm bảo các yêu cầu nêu trên.
+ Mức không đạt (0 điểm): Bài viết không có tính sáng tạo.
3. Lập luận(0,25 điểm)
- Học sinh lập luận chặt chẽ, phát triển ý tưởng đầy đủ theo
trật tự lô gic giữa các phần trong bài; thực hiện tốt việc liên kết
câu, liên kết đoạn trong bài viết.
+ Mức tối đa (0,25 điểm):Đảm bảo các yêu cầu nêu trên.
+ Mức không đạt (0 điểm): Học sinh không biết cách lập
5.0
luận, hầu hết các ý trong bài viết rời rạc, các ý trùng lặp, lộn xộn.
II. Tiêu chí về nội dung (4,0 điểm): Bài viết cần bám sát các yêu 4.0
cầu về nội dung sau:
1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, bài thơ
- GT 3 khổ thơ và nêu vấn đề nghị luận: 2 khổ thơ đã thể hiện đầy
xúc động lời ước nguyện chân thành của nhà thơ Thanh Hải.
( trích thơ)
+ Mức tối đa (0,5 điểm): Học sinh biết cách dẫn dắt, giới
thiệu vấn đề hay, ấn tượng, sáng tạo.
+ Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Học sinh biết dẫn dắt, giới
thiệu vấn đề phù hợp nhưng chưa hay, còn mắc lỗi diễn đạt, dùng
từ.
+ Mức không đạt (0 điểm): Lạc đề, mở bài không đạt yêu
cầu, sai cơ bản, hoặc không có mở bài.
2. Thân bài: bài làm của HS đảm bảo các nội dung sau:
* Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác, mạch cảm xúc, ( có thể giải
thích nhan đề bài thơ)
* Bức tranh mùa xuân thiên nhiên qua khổ thơ 1 :
1.5
- Khung cảnh thiên nhiên mùa xuân:
+ Hình ảnh : dòng sông xanh, bông hoa tím biếc -> động từ “ mọc”
đưa lên đầu câu ( phép đảo ngữ) nhấn mạnh sức sống của bông hoa
mùa xuân. Các tính từ miêu tả vẻ đẹp tươi sáng của cảnh vật.
+ Âm thanh tiếng chim chiền chiện “ hót vang trời”-> tiếng hót thật
trong, thật tròn, bay cao, vang xa, rộn rã…
=> miêu tả chấm phá, sử dụng từ ngữ giàu chất họa gợi tả không
gian khoáng đạt, cao rộng của bầu trời, dòng sông. Đó là khung
cảnh mùa xuân tươi đẹp, tràn đầy sức sống…
- Cảm xúc của nhà thơ được diến tả qua biện pháp ẩn dụ chuyển
đổi cảm giác: (D/C)
từ thính giác sang thị giác và cuối cùng là xúc giác nhằm diễn tả
niềm say mê, ngấy ngất, rạo rực của nhà thơ khi đón mùa xuân về
trên quê hương xứ Huế…
- Liên hệ hoàn cảnh sáng tác bài thơ đề thấy được tình yêu thiên
nhiên, yêu sự sống mãnh liệt trong thơ ông.
* Bức tranh về mùa xuân đất nước qua khổ thơ 2,3 : ( d/c)
1.5
- Cảm hứng về mùa xuân đất nước gắn với bức tranh lao động
dựng xây và bảo vệ đất nước:
+ Hình ảnh hoán dụ: người cầm súng -> người chiến sĩ ; người ra
đồng-> người lao động . Họ hai lực lượng nòng cốt trong xã vừa
chắc tay súng bảo về biên cương vừa lao động dựng xây quê hương
đất nước.
+ “ Lộc” : tả thực chồi non, lá biếc . Đây còn là hình ảnh ẩn dụ cho
sức sống mùa xuân, thành quả hạnh phúc mà người chiến sĩ và
người lao động làm ra…
+ Điệp từ, từ láy ( d/c) kết hợp giọng thơ gợi tả bức tranh lao động
hối hả khẩn trương, tấp nập khi đất nước vào xuân…
- Cảm hứng về mùa xuân đất nước gắn với niềm tự hào về đất nước
có bề dày lịch sử bốn nghìn năm.
+ Hình ảnh nhân hoá đất nước là người mẹ hiền vất vả gian lao, tần
tảo hi sinh, trải qua bao thăng trầm lịch sử vẫn nhẫn nại hi sinh,
thuỷ chung gắn bó…
+ Hình ảnh so sánh “ Đất nước như…..trước" : gợi vẻ đẹp lung
ling, ngời sáng ,sự trường tồn bất diệt của dân tộc Việt Nam. Câu
thơ thể hiện niềm tin mạnh mẽ vào khí phách hiên ngang, sự phát
triển bền vững của dân tộc ta…
+ Liên hệ hoàn cảnh sáng tác: Đất nước ta những năm 1979, 1980
đang đứng trước muôn vàn khó khăn thử thách “ Lụt Bắc, lụt Nam
máu đầm biên giới” ( Tố Hữu) Câu thơ của Thanh Hải củng cố
trong ta niềm tin, niềm tự hào về bản lĩnh vững vàng vượt qua mọi
gian nan thử thách để khẳng định sự trường tồn bất diệt của dân tộc
mình….
- Đánh giá nghệ thuật
- Giới thiệu phần còn lại của bài thơ: thể hiện điều tâm niệm của
nhà thơ đó là khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống của đất
nước, cống hiến phần tốt đẹp - dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời
chung, cho đất nước…-> lí tưởng sống đẹp đáng trân trọng của nhà
thơ.
+ Mức tối đa (3,0 điểm): Đáp ứng các yêu cầu nêu trên.
+ Mức chưa tối đa (từ 0,25 -> 2,75 điểm): Còn thiếu ý, còn
mắc lỗi diễn đạt. (Giáo viên căn cứ vào bài làm của học sinh để
cho điểm phù hợp)
+ Mức không đạt (0 điểm): Làm lạc đề hoặc viết linh tinh,
không có kiến thức.
3. Kết bài (0,5 điểm)
0.5
- Khẳng định giá trị, ý nghĩa của ba khổ thơ, bài thơ nói
chug
- Liên hệ bản thân
+ Mức tối đa (0,5 điểm): Đảm bảo các yêu cầu nêu trên.
Văn viết sáng tạo, linh hoạt, dẫn chứng phù hợp, chính xác, có liên
hệ so sánh, bình giá hợp lí.
+ Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Học sinh biết viết kết bài
nhưng chưa hay, còn sơ sài.
+ Mức không đạt (0 điểm): Lạc đề, kết bài không đạt yêu
cầu, sai cơ bản, hoặc không có kết bài.