Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

De Thi TS vao 10 De Xuat 20 21 (8)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.62 KB, 6 trang )

NHÓM NGỮ VĂN THCS

ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
Năm học 2020 – 2021
Môn: Ngữ văn 9
Thời gian làm bài: 120 phút

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi
Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe.
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.
(Trích Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.140)
Câu 1( 0.5 điểm): Khổ thơ trên được trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai?
Câu 2( 0.5 điểm): Nêu hoàn cảnh sáng của bài thơ?
Câu 3( 1,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của các phép tu từ trong hai câu thơ sau:
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe.
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.
Câu 4( 1,0 điểm): Bức thông điệp mà tác giả gửi gắm qua khổ thơ trên là gì?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1( 2,0 điểm): Từ nội dung khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn trình bày suy
nghĩ của em về biển đảo quê hương.
Câu 2( 5,0 điểm): Trình bày cảm nhận của em vẻ đẹp và số phận của Vũ Nương
trong đoạn trích sau:
“ Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi
quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có
đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiện.
Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào:
- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình
chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.


Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhật dần mà biến đi mất.”
( Chuyện người con gái Nam Xương_ Nguyễn Dữ, Ngữ văn 9, trang 48)


HƯỚNG DẪN CHẤM
A. HƯỚNG DẪN CHUNG
- Trên cơ sở các mức điểm đã định, giám khảo căn cứ vào nội dung trình bày
và kĩ năng diễn đạt của học sinh để cho điểm tối đa hoặc thấp hơn.
- Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đáp ứng tốt các yêu cầu về kĩ năng và kiến
thức.
- Điểm toàn bài tính đến 0,25.
B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
Phần Câu
Yêu cầu
Điểm
1
- Khổ thơ trên trích trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh 0.5
cá” của Huy Cận.
2

- Bài thơ viết năm 1958, trong một chuyến đi thực tế dài
ngày ở vùng mỏ Hồng Gai, Quảng Ninh; khi nhân dân
miền Bắc đang bắt tay vào công cuộc lao động khôi
phục kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội. In trong tập
“Trời mỗi ngày lại sáng”.

0,5

3


- Hai câu thơ đã sử dụng biện pháp nhân hóa: Cái đuôi
em quẫy, đêm thở, sao lùa.
- Tác dụng: nhấn mạnh biển Việt Nam không chỉ giàu
mà biển còn rất đẹp. Biển có một vẻ đẹp lung linh,
huyền ảo, kì diệu về đêm. Qua đó thể hiện sự thán phục
vẻ đẹp sự giàu có của biển và tình yêu biển sâu nặng.
-Bức thông điệp mà tác giả gửi đến chúng ta hãy yêu
thiên nhiên, yêu vũ trụ, yêu biển cả rộng lớn và giàu đẹp;
yêu con người hăng say lao động. Hãy bảo vệ vẻ đẹp của
thiên nhiên, bảo vệ biển. Khai thác đánh bắt hải sản có
kế hoạch, hợp lí để đảm bảo sự phát triển bền vững của
quốc gia.
Suy nghĩ về biển dảo quê hương
a. Đảm bảo hình thức đoạn văn
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Suy nghĩ về biển
dảo quê hương

0,5

I.
ĐỌC
HIỂU

4

0,5

1,0

0.25



II.
TẬP
LÀM
VĂN
1

c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn. : vận dụng tốt 1.25
các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn
chứng. Có thể viết theo các ý sau:
* Giới thiệu về biển đảo quê hương, dẫn dắt sang bài
thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy cận. Bài thơ đã ca
ngợi biển đảo quê hương giàu đẹp, ca ngợi người ngư
dân hăng say lao động. Qua đó gửi đến người đọc tình
yêu với biển đảo.
* Giải thích: Biển đảo là một phần lãnh thổ thiêng liêng
không thể tách rời của Tổ quốc. Biển đảo luôn gắn chặt
với đời sống của người ngư dân cả vật chất lẫn tinh thần.
* Ý nghĩa của biển đảo quê hương: Biển đảo không chỉ
chứa tiềm năng kinh tế to lớn cửa ngõ mở rộng quan hệ
giao thông, ngoại thương với quốc tế mà còn đóng vai
trò quan trọng đảm bảo an ninh, quốc phòng đồng thời là
địa bàn chiến lược trọng yếu trong công cuộc xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.
- Biển đảo Việt Nam có giá trị về kinh tế: tài nguyên,
khoáng sản
- Biển đảo Việt Nam có giá trị tâm linh và lịch sử:
truyenf thuyets Âu Cơ và Lạc Long Quân, chiến thắng
Bạch Đằng, Vân Đồn

- Biển đảo Việt Nam là những địa điểm du lịch lý tưởng:
Đảo Lý Sơn, Phú Quốc, Cô Tô...
- Biển đảo Việt Nam có hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam.
* Phê phán những hành động không nhận thức đầy đủ về
vị trí, vai trò của biển; Trung Quốc có những hành động
phá hoại, vi phạm luật biển với Việt Nam
* Bài học nhận thức: Có nhận thức sâu sắc về ý nghĩa
thiêng liêng của chủ quyền biển đảo. Hiểu các chính
sách, luật biển, công ước Quốc tế về luật biển đảo, Đấu
tranh ngăn chặn các hành vi xâm phạm chủ quyền biển
đảo. Viết thư thăm hỏi, động viên các chiến sĩ có thêm
nghị lực để canh giữ biển đảo quê hương
- Không ngừng học tập tri thức, rèn luyện tu dưỡng
phẩm chất đạo đức để tham gia xây dựng đất nước. Sẵn
sàng tham gia vào công cuộc giữ gìn biển đảo quê
hương.
* Khẳng định lại ý nghĩa của biển đảo quê hương, liên
hệ bản thân.
d. Có sự sáng tạo trong cách diễn đạt văn nghị luận
0.25


2

e. Chuẩn mực về chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa, đoạn
0.25
văn..,
I. Tiêu chí về nội dung (4,0 điểm): Bài viết cần bám sát
các yêu cầu về nội dung sau:

a. MB:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn trích
0,5
- Nhận định khái quát về nhân vật: vẻ đẹp, số phận
b. TB
3,0
* Khái quát về văn bản truyện và đoạn trích:
- Văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” là
truyện thứ 16/20 truyện của tập “TKML” được viết trên
cơ sở khai thác cốt truyện cổ tích “ Vợ chàng Trương”.
- Đoạn trích nằm ở phần cuối truyện, kể lại sự trở về của
Vũ Nương trong lễ giải oan, nhưng nàng chỉ trở về trong
chốc lát, sau đó bóng nàng mờ dần rồi biến mất. Nàng
mãi mãi gửi hình ẩn bóng ở chốn làng mây cung nước.
* Luận điểm 1: Đoạn trích cho thấy vẻ đẹp của Vũ
Nương.
- Nàng là người tự trọng, luôn khao khát phục hồi
danh dự, nhân phẩm: Vũ Nương muốn Trương Sinh lập
đàn giải oan cho mình vì không muốn phải suốt đời sống
với nỗi oan là người phụ nữ không chung thủy. Nàng trở
về trong lễ giải oan là minh chứng cho niềm khao khát
cháy bỏng muốn phục hồi danh dự. Trương Sinh nghi
oan cho nàng, đẩy nàng đến cái chết thì chính chàng
phải lập đàn để minh oan cho VN.
- Vũ Nương rất bao dung với Trương Sinh: Ban đầu
khi ở động của Linh Phi, nàng vô cùng giận TS hồ đồ,
phũ phàng đối xử bất công vô lí với mình và không
muốn trở về trần thể. Nhưng ở phần cuối truyện nàng đã
trở về trong lễ giải oan. Điều đó chứng tỏ nàng đã bỏ
qua, sẵn sàng tha thứ cho những lỗi lầm của Trương

Sinh. Vũ Nương là người có tấm lòng thật bao dung,
rộng lượng.
- Nàng luôn là người phụ nữ đoan trang, thùy mị: Dù
trong hoàn cảnh nào thì nàng cũng ân cần, dịu dàng tha
thiết. Nàng bày tỏ nỗi lòng với T.S qua những lời lẽ
thật dịu dàng “ Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi....được
nữa.”
- Nàng còn là người sống tình nghĩa: Linh Phi là ân
nhân cứu nàng, hồi sinh cho nàng một cuộc sống mới.
Nơi thủy cung, nàng có cuộc sống bình yên, công bằng,


giàu tình người. Nàng không quên ân đức đó, luôn ghi
lòng tạc dạ “đã thề sống chết không bỏ”. Nàng dành
phần đời còn lại để báo đền ân nghĩa của Linh Phi. Qua
đó cho thấy Vũ Nương thật là một người sống có tình
có nghĩa.
=> Đó là vẻ đẹp chung của người phụ nữ trong XH cũ
* Luận điểm 2: Đoạn trích cũng tô đậm số phận bi
kich của nàng.
- Sau ba ngày đêm TS lập đàn tràng ở bến Hoàng Giang,
VN đã trở lại dương thế, rực rỡ, uy nghi " VN ngồi trên
một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến
năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông".
- Nhưng nàng chỉ thấp thoáng ở giữa dòng sông, lúc ẩn
lúc hiện với lời từ tạ ngậm ngùi: “ Đa tạ tình chàng,
thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”, rồi “trong
chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến
mất”-> Mong ước trở về mà chẳng trở về, Nàng mãi mãi
ẩn hình nơi cung nước. Trần thế không có chỗ cho nàng

dung thân
- Đó là số phận chung của người phụ nữ trong xh cũ: hs
phân tích dẫn chứng thêm các nhân vật
* Đánh giá
- Khái quát nội dung và nghệ thuật của đoạn trích truyện
- Đánh giá sức sống lâu bền của văn bản, tên cuổi của
tác giả
c. KB
- Khẳng định lại vấn đề
- Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Vũ Nương. Liên hệ
II. Các tiêu chí khác (1,0 điểm)
1. Hình thức
- Học sinh viết được một bài văn với đủ 3 phần
(mở bài, thân bài, kết bài); ý được sắp xếp trong thân bài
hợp lí, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả.
- Luận điểm rõ ràng, phù hợp với luận đề, dẫn
chứng và lí lẽ thuyết phục, văn viết mạch lạc, không mắc
những lỗi diễn đạt thông thường.
2. Sáng tạo
- Bài văn viết giàu hình ảnh, bày tỏ suy nghĩ
riêng, kiến giải riêng, sâu sắc về vấn đề nghị luận.
3. Lập luận
- Học sinh lập luận chặt chẽ, phát triển ý tưởng
đầy đủ theo trật tự lô gic giữa các phần trong bài; thực

0,5

0,5

0,25


0,25


hiện tốt việc liên kết câu, liên kết đoạn trong bài viết.
+ Mức tối đa (5 điểm): Đảm bảo các yêu cầu nêu
trên.
+ Mức chưa tối đa: Học sinh chưa đảm bảo các
yêu cầu nêu trên.
+ Mức không đạt: : Điểm 0: Khi học sinh không
làm bài hoặc không đạt dược 1 ý nào
* Lưu ý:
- Trên đây chỉ là những gợi ý mang tính định hướng, học sinh có thế xây
dựng một hệ thống luận điểm phù hợp làm rõ vấn đề cần nghị luận.
- Khuyến khích những bài viết sáng tạo.
- Điểm toàn bài là tổng điểm đã chấm, không làm tròn.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×