Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP TLH XÃ HỘI CƠ BẢN NÂNG CAO TÍNH TÍCH CỰC HOẠT ĐỘNG XÊMINA CỦA HỌC VIÊN ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN QUÂN SỰ CẤP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.7 KB, 21 trang )

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP TLH XÃ HỘI CƠ BẢN NÂNG
CAO TÍNH TÍCH CỰC HOẠT ĐỘNG XÊMINA CỦA HỌC VIÊN ĐÀO TẠO
GIÁO VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN QUÂN SỰ CẤP
PHÂN ĐỘI Ở HỆ SƯ PHẠM HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUÂN SỰ HIỆN NAY
2.1. Thực trạng tính tích cực hoạt động Xêmina của học viên đào tạo
giáo viên khoa học xã hội nhân văn quân sự cấp phân đội ở Hệ Sư phạm -
Học viện Chính trị quân sự hiện nay
Đánh giá tính tích cực hoạt động X của HV đào tạo giáo viên KHXHNV
quân sự cấp phân đội ở Hệ Sư phạm - HVCTQS là một quá trình lâu dài và khó
khăn. Qua quá trình, điều tra, nghiên cứu, chúng tôi dựa vào các tiêu chí đánh giá
tính tích cực hoạt động của HV đào tạo giáo viên KHXHNVQS cấp phân đội ở Hệ
Sư phạm - HVCTQS để đánh giá kết quả như sau:
* Thực trạng tính tích cực trong giai đoạn chuẩn bị X.
Tính tích cực trong giai đoạn chuẩn bị X, chúng tôi đánh giá dựa trên
hai tiêu chí đó là mức độ nhận thức về vai trò, chức năng của hoạt động X và
các hành động chuẩn bị cụ thể cho X.
- Kết quả nhận thức về vai trò, chức năng của X.
Xêmina là một hình thức học tập mà HV có chuẩn bị trước nội dung
sau đó tham gia tranh luận, thảo luận. Các vấn đề cần thảo luận được kết cấu
theo một chủ đề nhất định, dưới sự điều khiển của GV. X là một hình thức học
tập không thể thiếu đối với đối tượng đào tạo giáo viên KHXHNVQS cấp
phân đội, nó có tác dụng to lớn nhằm rèn luyện kỹ năng nghề nghiêp sư
phạm, khả năng tư duy khoa học, khả năng trình bày giải quyết vấn đề, thái
độ bình tĩnh trước đám đông. Vì vậy người học cần phải nhận thức rõ vai trò,
chức năng hoạt động X đó là cơ sở để nâng cao tính tích cực trong X của HV.
Kết quả điều tra vấn đề này được trình bày tại bảng 1.
Bảng 1: Mức độ nhận thức về vai trò, chức năng của X
STT Nội dung câu hỏi
Mức độ
Đúng
Bình


thường
Không
đúng
1 X có tác dụng rèn luyện khả năng tư duy,
thói quen làm việc khoa học.
95% 5%
2 Có tác dụng củng cố đào sâu, mở rộng
kiến thức.
90,5% 9,5%
3 Có tác dụng giải quyết mâu thuẫn trong
nhận thức.
91% 6,5% 2,5%
4 Có tác dụng rèn luyện khả năng trình
bày giải quyết vấn đề.
94,2% 5,8%
5 Có tác dụng hình thành kỹ năng nghề
nghiệp sư phạm.
93% 7%
6 Là việc giáo viên hướng dẫn ôn tập. 32% 10% 58%
7 Là hình thức ôn bài tập thể. 61% 9% 30%
Từ kết quả điều tra trên cho thấy, HV đào tạo giáo viên KHXHNVQS
cấp phân đội ở Hệ Sư phạm HVCTQS đã thường xuyên tiếp xúc với hình
thức dạy học này, đã thực hiện nhiều buổi X trong các môn học kể cả môn
chuyên ngành, không chuyên ngành. Do đó phần lớn HV đã nhận thức đúng
vai trò, chức năng của X, coi X là một hình thức học tập không thể thiếu đối
với HV đào tạo giáo viên KHXHNVQS cấp phân đội.
Thông qua điều tra cho thấy, HV còn có những nhận thức khác nhau về
vai trò, chức năng của X. Có 95% HV cho rằng X có tác dụng rèn luyện tư
duy, thói quen làm việc khoa học, có 90,5% HV cho rằng X có tác dụng đào
sâu, mở rộng kiến thức, 94,2% HV cho rằng X có tác dụng hình thành kỹ

năng nghề nghiệp sư phạm.
Qua trao đổi với một số HV có kết quả học tập tương đối tốt như:
Lương Thanh Duy (GV3C), Lưu Trung Tình (GV2E), Trần Hậu Tân (GV1A),
Nguyễn Quốc Hùng (GV4D), Hà Văn Thiều (GV5A) các đồng chí đều cho
rằng: X là một hình thức dạy học có vai trò hết sức to lớn đối với HV đào tạo
giáo viên KHXHNVQS cấp phân đội. Nó có tác dụng rèn luyện tư duy, thói
quen làm việc khoa học, cũng như đào sâu, mở rộng kiến thức, đặc biệt là
hình thành kỹ năng nghề nghiệp sư phạm. X còn có tác dụng phát triển tư duy
khoa học như tìm tòi nghiên cứu, vận dụng tri thức đã tiếp thu, lĩnh hội vào
giải quyết các vấn đề thực tiễn. X sẽ không đạt được kết quả tốt nếu không
phát huy được tính tích cực của HV.
Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những HV nhận thức chưa đúng về vai
trò, chức năng của X: Có 32% HV cho rằng X là hình thức GV hướng
dẫn ôn tập, có 61% HV cho rằng X là hình thức ôn bài tập thể. Như vậy
một số HV đã không nhận thức đầy đủ vai trò, chức năng của X. Qua
trao đổi với một số HV có kết quả học tập trung bình khá, các HV này
cho rằng X có vai trò như là một hình thức ôn bài tập thể, không kích
thích được tư duy sáng tạo của HV. Tuy nhiên đây chỉ là một bộ phận
nhỏ HV, thực chất là họ chưa hiểu sâu sắc bản chất của hình thức học
tập này.
- Hành động chuẩn bị X.
Giai đoạn chuẩn bị X, thông qua các hành động cụ thể của HV có
ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả các buổi X. Thực trạng tính tích cực hoạt
động X của HV trong giai đoạn chuẩn bị được thể hiện qua kết quả điều
tra được trình bày tại bảng 2.
Bảng 2: Hành động thể hiện tính tích cực trong giai đoạn chuẩn bị X.
TT Nội dung câu hỏi
Trả lời
Có Không
1 Có chuẩn bị X trước 3-5 ngày 60% 40%

2 Có sưu tầm tài liệu khác nhau 70% 3%
3 Có cần chuẩn bị báo cáo trung tâm 85% 15%
4 Có chuẩn bị đề cương trước khi tiến hành X 100%
5 Có chuẩn bị các vấn đề tranh luận thảo luận 62% 38%
6 Có dự kiến trước các phương án trả lời trước
trong X
45% 55%
7 Thường chuẩn bị nội dung theo bài giảng 75% 25%
8 Tự mình xây dựng đề cương một cách hợp lý 80% 20%
Khi hết một cụm bài, hoặc hết một học phần thường có một buổi X.
Thời gian chuẩn bị là 3-5 ngày, GV phổ biến nội dung chủ đề X, các vấn đề
cần phải làm rõ, tài liệu nghiên cứu, mục đích yêu cầu của chủ đề X. Như vậy
là HV có thời gian chuẩn bị tương đối đảm bảo cho X.
Thông qua kết quả điều tra cho thấy: Có tới 60% HV cho rằng có
chuẩn bị X trước từ 3-5 ngày, đây là những HV có tính tích cực hoạt động
X, có 85% HV cho rằng cần phải chuẩn bị báo cáo trung tâm, 70% HV có
sưu tầm các tài liệu khác nhau để chuẩn bị cho X, 62% HV có chuẩn bị
các vấn đề tranh luận thảo luận trong X, có 100% HV chuẩn bị đề cương
trước khi tham gia X. Đặc biệt có 45% HV có dự kiến các phương án trả
lời cho các tình huống xảy ra trong X. Đây là kết quả khá tốt tạo điều kiện
khá tốt đảm bảo cho các X đạt kết quả cao. Như vậy phần lớn các HV ở
các khóa giáo viên (GV1, GV2, GV3, GV4, GV5) đã có tính tích cực
trong giai đoạn chuẩn bị X chính vì vậy mà kết quả các X thường là đạt
kết quả khá trở lên. Qua trao đổi với một số HV có kết quả học tập tương
đối tốt như: Lưu Trung Tình (GV2), Nguyễn Ngọc Dung (GV1), Nguyễn
Hoàng Điệp (GV3), Nguyễn Quốc Hùng (GV4)…Các đồng chí đều cho
rằng: Giai đoạn chuẩn bị X có vai trò hết sức to lớn nó dường như quyết
định chất lượng X. Trong giai đoạn này nếu người học chuẩn bị trước các
vấn đề tranh luận thảo luận sẽ tạo nên tâm lý thoải mái tự tin, bình tĩnh
khi phát biểu. Các đồng chí cũng cho rằng cần phải có khát vọng đó là

chứng tỏ khả năng nhận thức của mình, muốn bày tỏ những điều mình
nhận thức khám phá với đồng chí, đồng đội…Trao đổi với một số HV có
kết quả học tập trung bình khá như: Lê Thành Vinh (GV2), Trần Tuấn
Trung (GV2)… cho thấy trong quá trình chuẩn bị X các HV này thường
chuẩn bị một cách sơ sài, không tự xây dựng cho mình một đề cương hợp
lý, chủ yếu chép lại nội dung bài giảng trên lớp, chưa biết cách khai thác
nguồn thông tin và các tài liệu khác nhau. Chính vì thế, khi thực hành X
họ không dám phát biểu sợ người khác chê mình không nắm chắc vấn đề,
vì thế tạo nên tâm lý ngồi chờ, ỉ lại vào đồng đội đây là một thực trạng
còn tồn tại ở các lớp đào tạo giáo viên KHXHNVQS cấp phân đội.
Qua kết quả điều tra cho thấy trong giai đoạn chuẩn bị X của HV
đào tạo giáo viên KHXHNVQS cấp phân đội còn bộc lộ nhiều hạn chế:
Nhiều HV không biết khai thác những nguồn thông tin khác nhau để soạn
đề cương chi tiết, nếu có đọc, có ghi thì không biết sử dụng như thế nào
cho phù hợp với nội dung chủ đề X. Có 25% HV chuẩn bị nội dung theo
bài giảng mà chưa từng tham khảo bất kì một tài liệu nào ngoài giáo trình.
Vì vậy HV khi trình bày không đủ thông tin cần thiết để làm sáng tỏ vấn
đề, đánh giá các vấn đề theo các khía cạnh khác nhau dẫn đến các buổi X
tẻ nhạt, nhàm chán không gây được hứng thú cho HV. Còn tồn tại hiện
tượng HV hôm sau có buổi X thì tối hôm trước mới chuẩn bị đề cương
chính vì thế mà không kịp tham khảo tài liệu, có làm đề cương nhưng chỉ
mang tính chất đối phó. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng X.
Còn tồn tại thực trạng, một số HV gặp khó khăn trong chuẩn bị đề
cương chi tiết phù hợp với nội dung chủ đề X. Đề cương chi tiết của các HV
này chưa phản ánh được nội dung thông tin đã sưu tầm, chưa thể hiện được
tính cá nhân cao. Việc chuẩn bị đề cương mang tính chất văn xuôi, vì thế khi
phát biểu HV rất khó diễn đạt, chỉ mang tính chất đọc lại đề cương nên tính
thuyết phục không cao.
Qua trao đổi với một số HV về sự giúp đỡ của GV đối với công tác chuẩn
bị X của HV, chúng tôi thấy rằng: Một số giáo viên được giúp đỡ HV chuẩn bị X

ít quan tâm đến việc chuẩn bị đề cương của HV, khi phổ biến chủ đề X không
nói rõ mục đích, yêu cầu của từng chủ đề X, chưa cụ thể hoá nội dung và tài liệu
nghiên cứu. Vì vậy mà HV chưa phát hiện chính xác những vấn đề mâu thuẫn
trong nội dung X nên nhiều buổi X không giải quyết được các vấn đề trọng tâm
của nội dung X.
Một thực trạng nữa là GV có buổi X còn coi nhẹ công tác kiểm tra
việc chuẩn bị đề cương ở nhà, cũng như trên lớp của HV, cho nên không
phát hiện đươc những khó khăn trở ngại khi HV chuẩn bị X. Do không có
sự kiểm tra sâu sát nên một số HV chuẩn bị một cách sơ sài, mang tính
chất đối phó.
* Thực trạng tính tích cực trong giai đoạn thực hành X
Giai đoạn thực hành là khâu quyết định đến kết quả X, nếu như trong
quá trình chuẩn bị X mà HV có tính tính cực thì giai đoạn này sẽ thể hiện kết
quả ấy. Trong thực hành X, tính tích cực của HV được thể hiện ở mức độ khác
nhau, có HV chỉ tái hiện những tri thức đã lĩnh hội, có người do tích cực
nghiên cứu đã tìm tòi phát hiện ra vấn đề mới, hay các vấn đề mà HV cảm
thấy tâm huyết làm cho X đạt kết quả cao. Thực tế qua điều tra, kết quả được
trình bày tại bảng 3:
Bảng 3: Tính tích cực của HV trong giai đoạn thực hành X.
TT Nội dung câu hỏi
Trả lời
Cao
Trung
bình
Thấp
1 Chủ động phát biểu trước 45% 30% 25%
2 Chủ động tích cực tham gia tranh luận 60% 20% 20%
3 Thường nêu ra quan điểm của mình 35% 15% 60%
4 Chủ động suy nghĩ và giải quyết các vấn
đề mà GV, tập thể lớp đưa ra

65% 35%
5 Tập trung chú ý theo dõi người khác
phát biểu
90% 10%
6 Dễ dàng chấp nhận các quan điểm GV
đưa ra
62% 15% 23%
7 Thể hiện công khai dân chủ khi tranh
luận thảo, thảo luận
100%
8 Để giáo viên gọi mới phát biểu 55% 15% 30%
9 Bầu không khí X của lớp 60% 35% 5%
10 Sự thống nhất về quan điểm sau X 90% 10%
Các HV đào tạo giáo viên KHXHNVQS cấp phân đội là những HV
được tuyển chọn kĩ càng, có trình độ nhận thức tốt và xu hướng nghề
nghiệp rõ ràng đây là cơ sở để hình thành tính tích cực trong các hình
thức học tập khác nhau. Qua tổng kết 30 buổi X diễn ra trong nội dung
chương trình đào tạo của học kì 1 năm học 2004 - 2005, 2005 - 2006 của
các khoá đào tạo giáo viên KHXHNVQS cấp phân đội GV1, GV2, GV3,
GV4, GV5 cho thấy: 20% đạt kết quả tốt, 40% đạt kết quả khá tốt, 40%
đạt kết quả khá. Đây là một kết quả tương đối khả quan cho hoạt động X.
Nhìn vào bảng 3 ta thấy: Nhờ có sự chuẩn bị tương đối tốt và ý thức trách
nhiệm cao trong X của tập thể HV. Sau khi có sự gợi mở của GV đã có
45% HV chủ động phát biểu trước làm cho bầu không khí X sôi nổi ngay
từ ban đầu. Những ý kiến phát biểu đầu tiên hết sức quan trọng hướng sự
chú ý của HV vào các vấn đề X, kích thích các HV khác ở trong lớp. Có
tới 65% HV chủ động suy nghĩ và giải quyết các vấn đề mà GV hoặc HV
trong lớp đưa ra. Có 60% HV chủ động tham gia các vấn đề tranh luận,
90% HV chú ý lắng nghe người khác phát biểu. Đây là dấu hiệu cho thấy
các HV đã có tính tích cực trong giai đoạn thực hành X là nguyên nhân

quan trọng dẫn đến kết quả X tương đối tốt.
Qua trao đổi với một số HV có kết quả học tập tương đối tốt tích cực
phát biểu trong các buổi X như: Nguyễn Ngọc Dung (GV1), Lê Văn Sang
(GV2), Lương Thanh Duy (GV3), Nguyễn Quốc Hùng (GV4)… các đồng
chí đều cho rằng: Các ý kiến chủ động phát biểu trước có tác dụng to lớn
đến kết quả X, nó kích thích HV tranh luận, cọ sát các quan điểm một cách
chủ động, linh hoạt, công khai, tạo nên bầu không khí “nóng” trong X, tác
động vào lòng tự trọng, nhu cầu tự khẳng định của các HV, nó xoá đi bầu
không khí lặng lẽ nhàm chán, thu hút niềm đam mê của tuổi trẻ vào nhận
thức các vấn đề khoa học…
Với đặc điểm X là một hoạt động vừa mang tính cá nhân vừa mang tính
tập thể cao, X chỉ đạt kết quả khi phát huy được tính tích cực của tập thể HV
qua điều tra chúng ta thấy có tới 90% HV chú ý lắng nghe các HV trong lớp
phát biểu ý kiến nó thể hiện sự cầu tiến, tôn trọng lẫn nhau trong học tập. Có
100% HV cho rằng các X đã phát huy được tính công khai, dân chủ đưa ra

×