Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Một số kinh nghiệm chế biến món ăn cho trẻ mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 20 trang )

UBND QUẬN HOÀN KIẾM
TRƢỜNG MẦM NON LÝ THƢỜNG KIỆT

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Một số kinh nghiệm
Chế biến món ăn cho trẻ Mầm non
Lĩnh vực/ Môn: Chăm sóc nuôi dưỡng
Cấp học: Mầm non
Họ và tên: Hoàng Thị Tiến
Chức vụ: Nhân viên nuôi dưỡng
ĐT: 0943 85 89 85
Email:
Đơn vị công tác: Trường mầm non Lý Thường Kiệt
Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội

Hoàn Kiếm, tháng 4 năm 2018
1


MỤC LỤC
Mục lục

Trang

Mục lục

1

I. ĐẶT VẤN ĐỀ


2

1. Lý do chọn đề tài

2

2. Mục đích nghiên cứu

2

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

3

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

3

1. Cơ sở lý luận

3

2. Thực trạng

4

3. Các biện pháp

6


4. Kết quả thực hiện

15

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

16

2. Kết luận

16

3. Kiến nghị

16

PHỤ LỤC

17

1


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp
kế tục sự nghiệp của cha anh
Nói đến quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường mầm non chung và trẻ
mẫu giáo nói riêng thì các cô phải chăm sóc như thế nào để trẻ có được một cơ thể
tốt, một sức khỏe tốt đó mới là điều quan tâm của ban giám hiệu nhà trường, các cô

giáo. Và đối với kế toán phụ trách công việc lên thực đơn cho trẻ phải có trình độ
chuyên môn về nuôi dưỡng và có tinh thần yêu nghề mến trẻ, luôn tìm tòi học hỏi
những kinh nghiệm để có các món ăn ngon đủ dinh dưỡng chất và calo phục vụ cho
công tác chăm sóc nuôi dưỡng tại trường
Để trẻ phát triển tốt về thể chất chúng ta phải cân đối hài hòa hợp lý giữa các
chất dinh dưỡng với nhau để chế biến những món ăn ngon, giúp trẻ ăn ngon miện
và hết suất của mình, nhằm giúp tăng cường sức k hỏe làm cơ sở cho sự phát triển
của nhiều hoạt động mà trẻ tham gia ở gia đình cũng như ở nhà trường một cách tốt
nhất, quan trọng hơn là sự phát triển về nhân cách cho trẻ
Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường tôi cùng các nhân viên nuôi
dưỡng đã thường xuyên thay đổi thực đơn theo mùa để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ
giúp trẻ ăn ngon miệng hết suất, song bên cạnh đó tôi vẫn thấy còn một số trẻ chưa
ăn ngon miệng, ăn chưa hết suất, một số trẻ không ăn thịt, không ăn rau
Bản thân tôi là một nhân viên nuôi dưỡng trong trường mầm non, tôi thấy rằng
mình phải có trách nhiệm góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trong nhà
trường, đem đến cho trẻ những bữa ăn ngon, hợp lý giúp trẻ phát triển cân đối, hài
hòa cả thể chất lẫn trí tuệ. Tôi luôn trăn trở: Làm thế nào để đảm bảo dinh dưỡng
cho trẻ giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất, và chấp nhận tất cả các mòn ăn trong
trường
Từ những suy nghĩ trăn trở đó, tôi đã nghiên cứu tìm tòi và áp dụng một số
giải pháp đơn giản nhưng có hiệu quả và trình bày trong đề tài; Chính điều đó đã
thúc đẩy tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm chế biến món ăn cho trẻ mẫu giáo” ở
Trường mầm non
2. Mục đích nghiên cứu
Nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ. Trên cơ sở đề xuất 1 số biện pháp giúp trẻ
ăn ngon miệng, ăn hết suất, và chấp nhận tất cả các món ăn trong trường

2



3. Nhiệm vụ nhiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề “Một số kinh nghiệm chế biến món ăn
cho trẻ mẫu giáo ở trƣờng mầm non”
- Tìm hiểu thực trạng nuôi dưỡng trong nhà trường
- Đề xuất 1 số biện pháp chế biến món ăn cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non
Lý Thường Kiệt
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận
Dinh dưỡng là nhu cầu sống hàng ngày của con người, đặc biệt là trẻ em cần
dinh dưỡng để phát triển thể lực và trí tuệ. Còn người lớn cần dinh dưỡng để duy trì
sự sống và làm việc, hay nói cách khác dinh dưỡng quyết định sự tồn tại và phát
triển của cơ thể mà đặc trưng cơ bản của sự sống là sinh trưởng và phát triển, sinh
sản, cảm ứng, vận động, trao đổi chất và năng lượng.
Như chúng ta đã biết con người là một thực thể sống nhưng sự sống không thể
tồn tại được nếu con người không ăn và uống. Từ đó chúng ta thấy được tầm quan
trọng của việc văn và uống, đây là nhu cầu hang ngày, một nhu cầu cấp bách, bức
thiết không thể thiếu được đối với mỗi con người, đặc biệt là trẻ em vì trẻ em lúc
này đang trong thời kỳ phát triển mạnh. Vì vậy nhu cầu dinh dưỡng rất lớn. Nếu
thiếu ăn trẻ sẽ là đối tượng đầu tiên chịu hậu quả của các bệnh về dinh dưỡng như:
Suy dinh dưỡng, còi xương
Bên cạnh đó căn bệnh béo phì ở trẻ em có xu hướng gia tăng ở một số đô thị
lớn như Hà Nội, TPHCM và đang xảy ra ở khu vực quận Hoàn Kiếm chúng ta, đây
cũng là mối quan tâm của nhiều gia đình và nhà trường nhất là ở độ tuổi mẫu giáo.
Vì trẻ mẫu giáo lúc này nhu cầu dinh dưỡng của trẻ rất lớn, nếu chúng ta không có
khẩu phần dinh dưỡng thịch hợp thì dẫn đến bệnh béo phì ở trẻ. Hiện nay trong thời
kỳ của nền kinh tế thị trường công nghiệp hóa và hiện đại hóa của nước ta thì các
vấn đề nảy sinh do chế độ dinh dưỡng không đầy đủ và không hợp lý vẫn là vấn đề
mà chúng ta cần phải quan tâm và xem xét.
Chúng ta biết rằng tình trạng dinh dưỡng tốt của mọi người phụ thuộc vào
khẩu phần dinh dưỡng thích hợp thì mới cho chúng ta một cơ thể khỏe mạnh,

ngoài ra còn phụ thuộc vào các kiến thức ăn uống khoa học của mỗi người. vì vậy
chúng ta phải có khẩu phần dinh dưỡng phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với quá trình
lao động…sẽ giúp cho con người phát triển khỏe mạnh và phòng tránh được các
bệnh.
3


Trong cuộc sống chúng ta muốn được thành đạt trong công viejc của mình thì
đầu tiên chúng ta phải có sức khỏe tốt, tinh thần thoải mái… diều đó đối với trẻ
mầm non là rất quan trọng, đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo, vì trẻ thơ là “tương lai
của đất nước” là “nền tảng” là “nòng cốt” cho tất cả quá trình phát triển của trẻ có
thể tham gia vào học tập, vui chơi và tham gia vào các hoạt động khác một cách
tích cực và hứng thú
Để làm được điểu đó thì nền giáo dục mầm non không những quan tâm đến
vấn đề dạy kiến thức sơ đẳng để hình thành phát triển nhân cách đầu tiên cho trẻ
mà bên cạnh đó chúng ta những người làm giáo dục vần quan tâm hơn nữa về công
tác chăm lo cho trẻ một cách phù hợp để giúp trẻ có được một cơ thể khỏe mạnh
“Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người”
2 Thực trạng
a) Thuận lợi
Phía nhà trường
- Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường cùng bậc cha mẹ, phụ
huynh học sinh, đặc biệt là các con là nguồn động viên lớn nhất cho tôi và các nhân
viên. Đây là động lực để tôi hoàn thành tốt công việc của mình trong năm 2017 –
2018
- UBND Quận và ban giám hiệu nhà trường đã trang bị đầy đủ trang thiết bị
hiện đại như tủ cơm, tủ sấy bát, tủ hấp khăn, máy xay thịt… để phục vụ cho công
tác chăm sóc nuôi dưỡng.
- Ngay từ đầu năm học ban giám hiệu nhà trường đã ký kết hợp đồng với các

nhà cung ứng thực phẩm sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ rang, có sự kiểm định an
toàn về chất lượng:
+ Hàng năm nhà trường thường xuyên tổ chức các hội thi nuôi dưỡng giỏi
giúp nhân viên nâng cao tay nghề tại trường như: Ngày 20/11, ngày 08/03
+ Về phía nhân viên
Tất cả các nhân viên đều được đào tạo hệ chính quy trung cấp nấu ăn
Bản thân tôi nhân viên nuôi dưỡng mầm non yêu nghề, mến trẻ và luôn tìm tòi
học hỏi những kinh nghiệm về chế biến các món ăn theo mùa, phù hợp với trẻ
+ Về phía trẻ
- Trẻ ngoan ngoãn biết nghe lời cô
- 100% Trẻ ăn bán trú tại trường
4


- Phụ huynh học sinh rất quan tâm, nhiệt tình ủng hộ, tạo mọi điều kiện cho
công tác chăm sóc nuôi dưỡng của trường ngày càng tốt hơn
- Thường xuyên trao đổi với các cô về các món ăn của trường thong qua thực
đơn để điều chỉnh thực đơn ở nhà sao cho không bị trùng lặp nahu. Qua đó trẻ ăn sẽ
ngon miệng hơn
b) Khó khăn
* Về phía nhà trường:
- Trường có 2 điểm lẻ cách xa nhau, không tập trung nên còn nhiều khó khăn
trong việc tổ chức các hoạt động tập trung và chăm sóc nươi dưỡng cho trẻ.
- Nhân viên bếp hàng ngày phải cử người đi đem khăn mặt, bát thìa đã được
hấp sấy và thức ăn sang điểm lẻ cho trẻ.
* Về phía trẻ
Một số trẻ ăn chưa ngon miệng, chưa hết suất, một số trẻ không ăn thịt, không
ăn rau
c ) Khảo sát thực trạng
Tháng 10 năm 2017 tôi đã thực hiện khảo sát theo dõi 40 trẻ mẫu giáo lớn Lớp số 1 tại trường

Kết quả cụ thể
STT
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SỐ TRẺ ĐẠT
TỶ LỆ %
Số trẻ ăn ngon miệng, hết
1
26
65
suất
2
Số trẻ không ăn thịt
5
5
3
Số trẻ không ăn rau và hành
3
7.5
Số trẻ không thích ăn món
4
ăn có mùi thơm như nấm
2
5
hương…
5
Số trẻ không ăn hết suất
5
12.5
Số trẻ không thích chất tanh
6
3

7.5
như tôm cá
7
Số trẻ không thích ăn cháo
2
5

5


3. Một số biện pháp thực hiện
Thực phẩm không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cho
con người phát triển, duy trì sự sống và lao động, đồng thời nó cũng cho con người
sức khỏe tốt. nhưng nếu chúng ta không biết bổ sung dinh dưỡng cho con người
phát triển, duy trì sự sống và lao động, đồng thời nó cũng cho con người một sức
khỏe tốt. Nhưng nếu chúng ta không biết bổ sung dinh dưỡng một cách hợp lý thì
sẽ không có kết quả như mong đợi. Để làm tốt được công tác chăm sóc phù hợp ở
gia đình chúng ta và đặc biệt ở trường mầm non thì theo tôi chúng ta phải tuân thủ
theo các biên pháp sau:
3.1. Biện pháp 1: Tìm tòi học hỏi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng chế
biến món ăn cho trẻ mẫu giáo
“Đi một ngày đàng học mọt sàng khôn”
Với câu nói trên cho thấy chúng ta phải học, học mãi đến lúc nào đó chúng ta
có một kết quả mà mình mong đợi.
Đối với mỗi con người chúng ta dù có làm việc gì đi chăng nữa, chúng ta cũng
không chỉ làm việc mà phải luôn tìm tòi học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn
của mình được tốt hơn, đặc biệt tôi là người trực tiếp chế biến ra các món awnn,
thường xuyên thay đổi thực đơn cho trẻ và chế biến như nào để giúp trẻ ăn ngon
miệng, hết suất ăn. Vì thế chúng ta phải luôn có sự tâm niệm “Học, học nữa, học
mãi”

Câu nói đó của Lê Nin đã in đậm trong tôi làm tôi luôn không ngừng tìm tòi
học hỏi những người xung quanh, đồng nghiệp và trên mọi kênh thong tin lien quan
đến vấn đề chế biến món ăn, giúp tôi có nhiều kinh nghiệm chế biến các món ăn
trong gia đình cũng như ở trường.
Ngoài ra tôi thường xuyên thực nghiệm nấu các món ăn mà tôi học hỏi ở nhà
để mọi người cùng thưởng thức, góp ý kiến sau đó áp dụng vào trong trường. Điều
đó giúp tôi tự tin hơn trong công việc.
3.2 Biện pháp 2: Lựa chọn thực phẩm đảm bảo chất lượng vệ sinh phù hợp
lứa tuổi
trong quá trình chế biến món ăn, tôi không sử dụng các chấ phụ gia, phẩm
màu, đường hóa học. Đặc biệt không mua thực phẩm chế biến sẵn
Do đó việc lựa chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh, phù hợp lứa tuổi mẫu giáo là
rất quan trọng, vì nó quyết định đến chất lượng của bữa ăn, có đảm bảo vệ sinh,
6


phù hợp với trẻ, trẻ có ăn ngon miệng không phụ thuộc vào quá trình chúng ta lựa
chọn và chế biến thực phẩm.
Sau dây là một số bí quyết của tôi trong việc lựa chọn thực phẩm
Thịt nguồn thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao được xếp vào thức ăn nhóm 1,
đồng thời là loại thức ăn chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau. Vì vậy được gia
đình và trường mầm non sử dụng thường xuyên hang ngày, trong chế biến các món
ăn.
Đối với thịt lợn: Ngoài việc ký kết với các nguồn thực phẩm sạch, khi nhận
thực phẩm tôi quan tân đến chất lượng, chọn thịt có mỡ màu trắng tinh và thịt nạc
có màu đỏ tươi, không có màu khác lạ, bề mặt của thịt phải khô, không nhớt, độ
đàn hồi cao, mùi thơm tự nhiên không hôi. Tránh mua phải những thực phẩm để
lâu, có mùi hôi…
- Đối với thịt gà: Tôi chọn thịt mềm dẻo, thớ thịt săn chắc, đầu sườn có màu
trắng hồng, da thịt mỏng có màu trắng vàng tự nhiên không có nốt thâm tím ngoài

da
- Đối với thịt bò: Chọn thịt có màu đỏ tươi, mỡ màu vàng nhạt, thớ thịt nhỏ
săn chắc, mềm dẻo có mùi đặc trưng
Trước khi chế biến thực phẩm cho trẻ thì phải rửa sạch sau đó thái nhỏ cho
vào cối xay nhỏ (Tùy theo độ tuổi), thực phẩm được sơ chế ở trên bàn hoặc bệ sạch
để đảm bảo vệ sinh.
- Đối với các loại hải sản như: Cá, tôm, cua..rất tốt cho con người và đặc biệt
cho trẻ nhỏ vì nó cung cấp canxi, đạm làm cho xương trẻ chắc khỏe hơn và không
bị còi xương
- Đối với tôm: Lựa chọn những con còn sống, mình tôm phải trắng, trong khi
sơ chế phải làm sạch, bóc vỏ, đầu, đầu và râu tôm giã lọc để nấu canh.
- Đối với cá: Chọn những con cá tươi bơi khỏe, còn nguyên vẩy không bị chầy
xước. Khi sơ chế nên đập chết và đem rửa sạch, đánh vẩy cho vào nồi luộc sau đó
gỡ bỏ xương, lấy phần đầu và xương giả nhỏ lấy nước nấu canh
Ngoài việc lựa chọn các loại thực phẩm cung cấp chất đạm chúng ta còn phải
lựa chọn những thực phẩm cung cấp vitamin và chất xơ như rau củ quả
- Đối với rau: Chúng ta nên chọn rau tươi ngon không bị dập nát hoặc vàng úa
- Lựa chọn thực phẩm

7


- Đối với loại hạt củ, quả khô: Khi mua không nên chọn những thực phẩm bị
mốc, mọt. Nhất là khi chọn gạo, bánh đa khô, lạc, vừng nên chọn những loại gạo
ngon không có trấu, không sạn, không mọt, không bị hôi và mốc…
- Đối với bún phở tươi: Nên chọn các cửa hang tin cậy, trước khi cho trẻ ăn ta
nên kiểm định mẫu rồi mới cho trẻ ăn vì trong thực phẩm này các nhà sản xuất
thường sử dụng hàn the và bánh phở không có mùi chua
- Đối với thực phẩm làm gia vị: Như nước mắm, dầu…khi mua chúng ta nên
chú ý đến hang sản xuất và thời hạn sử dụng để đảm bảo tính an toàn

- Đối với hoa quả tươi: Khi mua ta nên để ý màu sắc độ căng mọng của hoa
quả, chọn quả theo mùa chất lượng sẽ đảm bảo hơn.
Như chúng ta đã biết quá trình lựa chọn thực phẩm góp phần không nhỏ trong
quá trình chế biến các món ăn ngon trong gia đình cũng như nhà trường
Bên cạnh việc đảm bảo vệ sinh cho các loại thực phẩm thì vấn đề vệ sinh nhà
bếp cũng rất quan trọng trong việc chế biến thực phẩm vì vậy chúng ta nên thực
hiện theo quy trình bếp một chiều và sắp xếp bếp một cách hợp lý thường xuyên
quét dọn bếp sạch sẽ ngăn nắp. Thùng đựng rác phải có nắp đậyvà được xử lý hang
ngày. Ngoài ra các nhân viên nuôi dưỡng cũng phải đảm bảo vệ sinh trong quá
trình chế biến như: Đầu tóc, quần áo gọn gang, sạch sẽ, phải mặc quần áo chuyên
dụng khi sơ chế thức ăn (tạp rề, đeo khẩu trang, mũ…) không được để móng tay
dài vì như vậy các vi khuẩn trong móng tay sẽ xâm nhập vào thực phẩm làm mất vệ
sinh.
Từ đó chúng ta thấy được tầm quan trọng của việc lựa chọn thực phẩm đảm
bảo vệ sinh và phì hợp với trẻ mẫu giáo. Nếu chúng ta lựa chọn những thực phẩm
không đảm bảo vệ sin, tươi ngon thì bữa ăn của chúng ta sẽ không mang lại giá trị
dinh dưỡng cao.
Qua việc nghiên cứu đề tài tôi đã rút ra cho mình 1 số kinh nghiệm về lựa
chọn thực phẩm, tôi đã áp dụng cho gia đình và nhà trường để chế biến ra những
món ăn ngon, nhiều chất dinh dưỡng.
3.3 Biện pháp 3: Lưu ý cách chế biến món ăn cho trẻ mẫu giáo
Như chúng ta đã thấy quá trình phát triển của trả được phân chia thành nhiều
thời kỳ và giai đoạn khác nhau. Nên việc chế biến món ăn cũng phải tuân thủ theo
các giai đoạn đó cho phù hợp với độ tuổi của trẻ đảm bảo cho quá trình hấp thụ các
chất dinh dưỡng để nuôi sống cơ thế, việc chế biến món ăn cho trẻ đòi hỏi các cô

8


nuôi phải hiểu rõ nhu cầu dinh dưỡng của từng độ tuổi để đáp ứng cho trẻ một cách

phù hợp, giúp trẻ phát triển thết chất tốt nhất
Đối với trẻ mầm non nói chung, trẻ mẫu giáo nói riêng, các cô nhân viên nuôi
dưỡng chúng tôi xây dựng thực đơn phối hợp các loại thực phẩm với nhau để cung
cấp đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ, và kết hợp các thực phẩm còn gây hứng thú
cho trẻ, nhìn thấy hấp dẫn, trẻ sẽ thích ăn.
Với trách nhiệm là kế toàn tôi luôn nhắc nhở chị em trong tổ nuôi luôn phải
coi trọng công tác chế b iến món ăn cho trẻ sao cho phù hợp. Khi chế biến các thực
phẩm như rau, củ, quả, nhân viên nuôi phải thái như hình hạt lựu hoặc xay nhỏ để
trẻ dễ ăn.
Khi chế biến chúng ta phải chú ý thực phẩm gần chin thì mới được cho gia vị
vì nếu cho sớm thì mất tác dụng của muối I ốt, nếu thực phẩm chin quá cũng không
tốt, làm mất hết các vitamin có trong rau, củ, quả, thức ăn chin cũng có mùi nồng
làm trẻ khó ăn, dẫn đến ăn không ngon miệng. Các thực phẩm rau củ quả trước khi
nấu chúng ta nên xào sẽ làm rau củ mềm hơn giúp trẻ dễ ăn.
Với thực phẩm là thịt thì chúng ta có thể chế biến ra nhiều món ăn như thịt xào
ngũ sắc, thịt tôm tươi xốt cà chua, thịt kho tàu cốt dừa…
Dưới đây là cách chế biến 1 số món ăn mà tôi đã thực nghiệm tại trường:
Món 1: Thịt lợn, gà om nấm
 Nguyên liệu
Thịt nạc vai, thịt sấn vai, thịt gà, nấm hương, mắm, gia vị, dầu ăn, hành khô
* Cách làm:
- Nấm hương ngâm nở cắt rửa sạch, xay nhỏ
- Thịt lợn rửa sạch xay nhỏ
- Lạc rang, sát vỏ, xay nhỏ
- Thịt lợn đã xay cho vào xào săn cùng gia vị (mắm)
- Phi thơm hành khô cho thịt gà đã xay nhỏ vào xào săn cùng gia vị (mắm)
- Đổ thịt gà và thịt lợn đã xào săn vào nồi, cho nước sấp mặt thịt om nhỏ lửa
khoảng 20 phút
- Khi thịt đã chín mềm, cho nấm hương vào om them khoảng 5 phút
- Nêm lại gia vị cho vừa miệng, tắt bếp

* Yêu cầu thành phẩm:
- Thịt không bị dai, chín mềm, vị ngọt
- Thơm mùi nấm đặc trưng
9


- Màu sắc tự nhiên, hấp dẫn có độ sánh
Món 2: Cảnh rau cải xanh nầu cua đồng
Nguyên liệu: Cua đồng, Rau cải xanh, Hành khô, Dầu ăn, muối, bột nêm
*Cách làm:
- Cua đồng rửa sạch, bóc mai, bỏ yếm, rửa lại, để ráo nước
- Rau cải nhặt bỏ gốc, lá úa, rửa sạch rồi thái nhỏ
Hành khô lột vỏ, đập nhỏ, phi cùng gạch cua
- Đổ nước cua đã lọc vào nồi đun sôi, cho rau cải xanh vào nêm gia vị (mắm),
dầu ăn
- Đun sôi lại, khi rau cải xanh đã chin mềm, nêm lại gia vị cho vừa miệng
- Cho gạch cua đã trưng vào đun sôi trở lại rồi tắt bếp
* Yêu cầu thành phẩm:
Canh có vị ngọt, mát, thơm mùi cua
Nổi màu xanh của rau, màu vàng của gạch cua, rau chin tới không bị nát
Món 3: Cháo gà, đỗ xanh, hạt sen
Nguyên liệu:
Thịt gà
Thịt nạc vai
Hạt sen
Đỗ xanh
Cà rốt
Bột gạo tẻ
Gia vị, mắm, dầu ăn, hành khô
*Cách làm

- Thịt gà rửa sạch, xát muối, lọc xương, xay nhỏ
- Xương gà cho vào nồi ninh lấy nước dùng
- Thịt nạc vai rửa sạch xay nhỏ
- Hạt sen, đỗ xanh ngâm nước nóng rửa sạch, xay nhỏ
- Cà rốt rửa sạch, xay nhỏ
- Bột gạo tẻ ngâm nước cho nở
- Hành khô bóc vỏ, rửa sạch, băm nhỏ
- Thịt nạc vai xào săn với gia vị
- Chọ thịt gà, thịt nạc vai đã xào săn, hạt sen xay nhỏ, cà rốt xay nhỏ vào nồi,
đổ nước dùng, om khoảng 10 phút
- Cho bôt gạo tẻ ngâm nở từ từ vào nồi, khuấy đều tay để khỏi bị vón
10


- Nêm gia vị vừa ăn và om thêm khoảng 45 phút
- Khi cháo đã chín tắt bếp
* Yêu cầu thành phẩm
- Cháo dậy mùi thơm của gà, hạt sen, đỗ xanh
- Cháo có độ sánh vừa phải màu sắc hấp dẫn
Món 4: Thịt kho tàu cốt dừa
*Nguyên liệu: thịt nạc vai, thịt sẩn vai, nước cốt dừa, mắm, gia vị
* Cách làm:
Thịt lợn rửa sạch, xay nhỏ
- Đường chưng nước hang
- Thịt lợn đã xay cho vào xào săn cùng gia vị (mắm)
- Cho nước vào thịt, om nhỏ lửa để thịt chin mềm
- khi thịt đã chin, đổ nước hang để lấy màu vừa đủ
- Nêm lại gia vị cho vừa miệng
- Cho nước cốt dừa và cho lạc đã xay vào đảo đều rồi tắt bếp
* Yêu cầu thành phẩm:

- Thịt không bị dai, vị ngọt
- Thơm mùi kho tàu đặc trưng, dậy mùi nước cốt dừa và lạc
- Màu sắc tự nhiên, hấp dẫn có độ sánh
Món 5:
Nguyên liệu:
- Thịt nạc vai, đường, dầu ăn, dầu hào, ngũ vị hương, hạt điều, mắm, gia vị.
* Cách làm:
- Thịt lợn rửa sạch thái miếng rồi trần qua vớt để ráo nước
- Thịt tẩm ướp với đừng, ngũ vị hương, hạt điều, dầu hào, vị vừa ăn,
- Lạc chiên giòn và xay nhỏ
- Cho dầu vào chảo đun sôi và chiên thịt đã tẩm ướp chín vàng thì vớt ra để
ráo nước.
- Xay thịt nhỏ và trộn đều với lạc.
* Yêu cầu Thành phẩm;
- Thịt không bị dai, không bã
- Nổi màu vàng sẫm của thịt và vị vừa ăn
- Dậy mùi thơm của gia vị tẩm ướp.

11


Qua quá trình nghiên cứu đã cho tôi thấy rằng chế biến món ăn thì chúng ta
phải trải qua rất nhiều công đoạn và theo thôi chúng ta nên chế biến theo quy trình
bếp một chiều từ thực phẩm sống  làm sạch  rửa  thái nhỏ  nấu chin 
chia ăn…Đây là một quy trình rất phù hợp cho công tác đảm bảo an toàn vệ sinh.
Khi chế biến thực phẩm xong chúng ta nên đậy vung lại để đảm bảo không cho các
vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn.
Làm thế nào để trẻ thích thú với giờ ăn, ăn ngon miệng, hết suất? Muốn biết
điều đó thì các nhân viên nuôi dưỡng và kế toán phải thường xuyên đến lớp dự giờ
ăn, qua đó nắm bắt ý thích của trẻ, từ đó điều chỉnh cách chế biến món ăn sao cho

phù hợp với trẻ, tạo cảm giác ngon miệng khi ăn.
3.4 Biện pháp 4: Xây dựng thực đơn theo mùa
Thực đơn là khẩu phần tính thành lượng thực phẩm để chế biến dưới dạng các
món ăn, sau khi sắp xếp thành bảng món ăn, tùy từng bữa ăn hang ngày, hang tuần
cho trẻ. Ngoài ra xây dựng thực đơn nhằm chủ động cho việc thực hiện kế hoạch ăn
uống cho phù hợp đối với trẻ, đặc biệt là trẻ mẫu giáo. Khi xây dựng thực đơn cần
chọn những thực phẩm phù hợp theo mùa
Thường xuyên thay đổi thực đơn để chế biến món ăn được đa dạng phong phú
giúp trẻ ăn ngon miệng và hết suất của mình
Ngoài ra cần lưu ý đến sự phối hợp giữa các loại thực phẩm để tạo nên bữa ăn
ngon, phải tận dụng sự bổ sung lẫn nhau giữa các chất để nâng cao giá trị dinh
dưỡng của các món ăn
Chúng ta cần quan tâm đến mỗi bữa ăn của trẻ thì phải có đủ bao nhiêu thực
phẩm và bao nhiêu chất cho phù hợp và phải xây dựng thực đơn phù hợp theo độ
tuổi
Một ngày thì trẻ cần đủ các chất dinh dưỡng sau: đạm, chất béo, bột đường,
vitamin… từ đó mà có thể xây dựng thực đơn đầy đủ các chất trong 1 ngày cho trẻ
Đây là thực đơn mùa hè cho trẻ mẫu giáo trường tôi đã xây dựng và thực hiện
trong quá trình mà tôi nghiên cứu đề tài.
Mỗi ngày ở trường trẻ mẫu giáo được ăn 1 bữa chính và 1 bữa phụ, để đảm
bảo cân đối chất, khi xây dựng thực đơn chúng tôi lưu ý;
- Nếu bữa chính món mặn là chất tanh từ tôm, cá mực thì món canh sẽ là rau
nấu thịt theo mùa
- Nếu bữa chính món mặn là thịt lợn, thịt gà, thịt bò ..thì canh sẽ là rau nấu
tôm, cua….
12


- Chúng tôi xen kẽ các loại rau củ, ăn quả, ăn lá nấu kèm với các loại thực
phẩm không trùng lặp nhau. Có thể tên thực phẩm trùng lặp nhưng các món ăn tôi

chế biến sẽ khác nhau. Mỗi món ăn đều có mùi vị, màu sắc đặc trưng riêng
THỰC ĐƠN MÙA HÈ

Tráng miệng
Bữa chiều

CHẾ ĐỘ ĂN MẪU GIÁO

Bữa chính sáng

THỨ 2

-Thịt gà lợn
sốt nấm hoặc
hầm hạt sen
- Canh bí
nấu tôm

Thứ 3
- Trứng
đúc(trưng)
thịt
- Canh rau
cải nấu thịt

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6


- Đậu thịt
- Thịt
sốt cà chua
bò,lợn sốt
- Canh rau
vang
mồng tơi(
- Canh rau
hoặc bầu) nấu
củ tổng hợp
cua

-Chả tôm(
hoặc cá)thịt
viên sốt cà
chua
-Canh rau
muống nấu
thịt

Caramen

Chuối tiêu

Sữa chua

- Sữa IQ
Plus
- Bánh ga



- Bún,phở
bò,lợn,gà
- Sữa IQ
Plus

- Chè đậu
xanh sen
- Bánh

Dưa hấu

- Cháo tôm
gà , lươn,
- Sữa IQ Plus

Váng sữa

- Nước hoa
quả
- Bánh

13


THỰC ĐƠN MÙA ĐÔNG

Tráng miệng
Bữa chiều


CHẾ ĐỘ ĂN MẪU GIÁO

Bữa chính sáng

THỨ 2
-Thịt gà lợn
sốt cải(thịt
kho tầu rắc
lạc)
- Canh bí
nấu tôm

Caramen

Thứ 3
- Trứng
đúc(trưng)
thịt
- Canh rau
cảỉ bắp nấu
tôm

Chuối tiêu

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6


- Đậu thịt
sốt cà chua
- Canh rau
cải xanh nấu
cua

- Thịt
bò,lợn sốt
vang
- Canh
rau củ tổng
hợp

-Chả tôm(
hoặc cá)thịt
viên sốt cà
chua
-Canh rau
cải cúc nấu
thịt

Sữa chua

Thanh
long

Váng sữa

- Chè đậu

- Sữa IQ
- Bún,phở
xanh sen
- Cháo tôm - Súp gà
Plus
bò,lợn,gà
(xôi vò)
gà , lươn,
ngô non
- Bánh ga
- Sữa IQ
- Bánh
- Sữa IQ Plus - Bánh

Plus

Tùy vào từng mùa tôi đã chọn các loại thực phẩm phù hợp, giúp cho trẻ cảm
giác ăn ngon miệng. Trong quá trình thực hiện chế biến các món ăn trên thực đơn
đã xây dựng tôi thấy các cháu hứng thú đến giờ ăn, ăn rất ngon và hết suất của
mình. Với thực đơn này tỉ lệ các chất dinh dưỡng trong khẩu phần của trẻ đạt kết
quả cao
Đầu năm lượng calo đạt từ 730 – 790 calo/trẻ
Cuối năm lượng Calo đạt từ 780 – 830 calo/trẻ
14


Từ đó tôi và các chị em trong tổ thường xuyên trao đổi với nhau về xây dựng
thực đơn như thế nào cho phù hợp với trẻ, chúng tôi luôn tìm tòi và học hỏi nhiều
hơn trong quá trình chế biến để giúp trẻ ăn ngon miệng và hết suất ăn, đồng thời
giúp quá trình chăm sóc nuôi dưỡng trẻ đạt kết quả cao

Khi xây dựng thực đơn chúng ta cần chú ý kết hợp thực phẩm với các chất cho
phù hợp, để trẻ thích thú khi đến giờ ăn, ăn ngon miệng và hết suất.
4. Kết quả thực hiện:
Qua quá trình nghiên cứu cải tiến bữa ăn giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất
và chấp nhận các món ăn trong trường, bản thân tôi đã nâng cao được chuyên môn
nghiệp vụ của mình và hiểu rõ hơn tầm quan trọng trong việc thực hiện nhu cầu
dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non.
Việc sử dụng biện pháp chế biến các món ăn trong trường mầm non đã góp
phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng giúp hứng thú đến giờ ăn, ăn rất ngon và hết
suất của mình, cụ thể:

STT

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

SỐ TRẺ
ĐẠT

TỶ LỆ %

1

Số trẻ ăn ngon miệng, hết suất

39

97,5

2


Số trẻ không ăn thịt

1

2,5

3

Số trẻ không ăn rau và hành

0

0

4

Số trẻ không thích ăn những món có
mùi thơm như: nấm hương…

0

0

5

Số trẻ không ăn hết suất ăn

0

0


6

Số trẻ không thích chất tanh như: Tôm,
cá..

0

0

7

Số trẻ không thích ăn cháo

0

0

Với sự nỗ lực của bản thân và các đồng nghiệp trong tổ, chúng tôi đã góp phần
nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trong nhà trường, giữ vững danh hiệu tổ nuôi đạt
tổ lao động giỏi

15


III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Từ kết quả đạt được tôi rút ra những bài học kinh nghiệm sau:
Là một nhân viên nuôi dưỡng trường mầm non phải hiểu rõ ý nghĩa và tầm
quan trọng của dinh dưỡng đối với sức khỏe của trẻ, thường xuyên nghiên cứu, tìm

tòi tài liệu hướng dẫn đi kèm sự sáng tạo về cách chế biến các món ăn cho trẻ để
nâng cao tay nghề.
Luôn kết hợp với các đồng nghiệp, nhân viên trong tổ để xây dựng thực đơn
chuẩn, để đảm bảo định lượng calo và tỉ lệ cân đối giữa các chất.
Thường xuyên phụ giờ ăn của trẻ trên lớp để nắm được tình hình, sở thích,
khẩu vị của trẻ. Từ đó cải tiến các món ăn cho phù hợp với trẻ
Bên cạnh đó, tôi học hỏi những kinh nghiệm của bạn bè đồng nghiệp, nghiên
cứu tài liệu chuyên sâu của ngành, chế biến món ăn cho trẻ với tất cả tấm lòng yêu
thương trẻ.
Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân tôi. Rất mong được các cấp lãnh
đạo, các bạn đồng nghiệp xây dựng và góp ý để tay nghề của tôi ngày càng hoàn
thiện, góp phần thực hiện nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm
non, tăng cường thể lực cho trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện.
2. Kiến nghị: Không có.

16


PHỤ LỤC
Hình ảnh minh họa

Ảnh cân chia định lượng thực phẩm chín

Ảnh sơ chế thực phẩm
17


Các loại trái cây phong phú

Cảnh rau cải xanh nầu cua đồng


18


Cháo gà, đỗ xanh, hạt sen

Thịt kho tàu cốt dừa
19



×