Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Đối tượng cần lập hồ sơ xả thải vào nguồn nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.47 KB, 35 trang )

Đối tượng cần lập hồ sơ xả thải vào nguồn nước
– Các doanh nghiệp sản xuất, thương mại dịch vụ nằm ngoài và trong các khu công
nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế, nhà máy, nhà xưởng, các nhà máy, bệnh
viện, khách sạn,… bắt buộc phải lập hồ sơ xả nước thải vào nguồn nước trước khi
thực hiện xả thải ra ngoài.
– Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xả nước thải với quy mô dưới 5 m3/ngày đêm
nhưng phải có giấy phép xả nước thải vào nguồn nước là cơ sở hoạt động trong các
lĩnh vực sau đây:
a) Dệt nhuộm; may mặc có công đoạn nhuộm, in hoa; giặt là có công đoạn giặt tẩy;
b) Luyện kim, tái chế kim loại, mạ kim loại; sản xuất linh kiện điện tử;
c) Xử lý, tái chế chất thải công nghiệp; thuộc da, tái chế da;
d) Chế biến khoáng sản có sử dụng hóa chất; lọc hóa dầu, chế biến sản phẩm dầu
mỏ;
e) Sản xuất giấy và bột giấy; nhựa, cao su, chất tẩy rửa, phụ gia, phân bón, hoá chất,
dược phẩm, đông dược, hoá mỹ phẩm, thuốc bảo vệ thực vật; pin, ắc quy; mây tre
đan, chế biến gỗ có ngâm tẩm hóa chất; chế biến tinh bột sắn, bột ngọt;
f) Khám chữa bệnh có phát sinh nước thải y tế;
g) Thực hiện thí nghiệm có sử dụng hóa chất, chất phóng xạ.

Các công việc chính khi lập hồ sơ xả thải vào nguồn nước
– Thực hiện khảo sát chi tiết, thu thập số liệu về quy mô hoạt động, các công nghệ
sản xuất, khối lượng sử dụng nước, nguyên liệu, nhiên liệu của doanh nghiệp trong
quá trình hoạt động
– Xác định đặc trưng hóa lý của nguồn nước thải, hệ thống xử lý nước thải hiện hữu
của doanh nghiệp.
– Lấy mẫu nước thải của doanh nghiệp gửi phân tích tại phòng thí nghiệm có đủ
chức năng về phân tích.


– Mô tả chi tiết công trình xử lý nước thải đang áp dụng tại công ty: chế độ xả thải,
các phương thức xả thải, lưu lượng xả thải, quy trình xử lý nước thải…


– Tiếp cận, thu thập, thống kê, mô tả chi tiết các doanh nghiệp lân cận thải cùng ra 1
nguồn tiếp nhận.
– Xác định đặc trưng của nguồn tiếp nhận nước thải của doanh nghiệp (sông, suối,
kênh, rạch ), chế độ thủy văn, chế độ thủy triều (nếu có).
– Đánh giá chi tiết về tất cả các hoạt động liên quan đến nguồn tiếp nhận: đặc điểm
tự nhiên, kinh tế xã hội, môi trường xung quanh nguồn tiếp nhận.
– Lấy mẫu nước tại kênh, rạch dẫn nước thải (nguồn tiếp nhận trực tiếp) tại nhiều
địa điểm khác nhau và phân tích tại phòng thí nghiệm có chức năng về phân tích
môi trường
– Lấy mẫu nước tại sông (nguồn tiếp nhận cuối cùng) tại các vị trí khác nhau và
theo chế độ thủy văn của dòng nước, sau đó phân tích tại phòng thí nghiệm
– Đánh giá chất lượng,tác động và khả năng tiếp nhận của nguồn tiếp nhận nước
thải trực tiếp khi nhận nước thải từ doanh nghiệp.
– Lập bản đồ tất cả các vị trí xả nước thải vào nguồn nước.
– Lập các sơ đồ khảo sát, vị trí tất cả các điểm lấy mẫu: bao gồm cả nước thải doanh
nghiệp và nước tại nguồn tiếp nhận.
III. Nơi nộp báo cáo
Báo cáo lập hồ sơ xả thải vào nguồn nước được nộp tại Sở Tài Nguyên và Môi
Trường tỉnh..


Thời hạn của giấy phép
Thời hạn của giấy phép không quá 10 năm được xem xét và gia hạn thêm không
quá 5 năm. Tại thời điểm xin gia hạn giấy phép xả thải cũ còn hiệu lực không ít hơn
3 tháng.
Một số giấy tờ cần chuẩn bị khi xin giấy phép xả thải vào nguồn nước
– Đơn đề nghị cấp giấy phép (mẫu số 09của Thông tư 27/2014/TT-BTNMT);
– Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải theo quy định
của Nhà nước tại thời điểm xin cấp phép;
– Quy định vùng bảo hộ vệ sinh (nếu có) do cơ quan có thẩm quyền quy định tại nơi

dự kiến xả nước thải;
– Đề án xả nước thải vào nguồn nước, kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý
nước thải đối với trường hợp chưa có công trình hoặc đã có công trình xả nước thải
nhưng chưa có hoạt động xả nước thải (mẫu số 35của Thông tư 27/2014/TTBTNMT);
– Hoặc Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước (mẫu số 36của Thông tư 27/2014/TTBTNMT), kèm theo kết quả phân tích thành phần nước thải và giấy xác nhận đã nộp
phí bảo vệ môi trường đối với nước thải (bản phô tô có công chứng) trong trường
hợp đang xả nước thải và đã có công trình xử lý nước thải;
– Bản đồ vị trí khu vực xin giấy phép xả nước thải vào nguồn nước tỷ lệ 1/10.000
theo hệ tọa độ VN 2000;
– Báo cáo đánh giá tác động môi trườngđã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ
môi trường;
– Bản sao có công chứng giấy chứng nhận, hoặc giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng
đất theo quy định của pháp luật về đất đai tại nơi đặt công trình xả nước thải;
– Trường hợp đất tại nơi đặt công trình xả nước thải không thuộc quyền sử dụng đất
của tổ chức, cá nhân xin phép thì phải có văn bản thỏa thuận cho sử dụng đất giữa
tổ chức, cá nhân xả nước thải với tổ chức, cá nhân đang có quyền sử dụng đất, được
Ủy ban nhân dân xã, phường nơi đặt công trình xác nhận;
– Số lượng bộ hồ sơ xin giấy phép xả thải vào nguồn nước là: 04 (bộ).
1. Trường hợp khai thác nước dưới đất không phải xin phép khai thác























Khai thác nước dưới đất thuộc trường hợp không phải xin phép khai thác, bao
gồm:
Giếng có thể tiếp tục khai thác, nhưng chủ giếng không có nhu cầu tiếp tục
khai thác, sử dụng nước và không có kế hoạch sử dụng cho các mục đích khác
Giếng bị hỏng không khắc phục được, giếng không thể tiếp tục khai thác do
bị ô nhiễm, chất lượng nước không đáp ứng yêu cầu cho mục đích sử dụng hoặc do
nguyên nhân khác.
Giếng không sử dụng nằm trong phạm vi bị thu hồi đất, giải phóng mặt bằng
mà tổ chức, cá nhân nhận bàn giao mặt bằng không sử dụng, trong thời hạn không
quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành đền bù, giải phóng mặt bằng theo quy
định của pháp luật, tổ chức, cá nhân nhận bàn giao mặt bằng có trách nhiệm trám
lấp giếng theo quy định.
Giếng mà chủ giếng vi phạm pháp luật về tài nguyên nước, đã bị cơ quan nhà
nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp buộc phải trám lấp giếng, trong thời hạn 10
ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định xử phạt vi phạm hành chính, phải tiến hành
trám lấp giếng.
Trình tự và thủ tục tiến hành trám lấp đối với hoạt động khai thác nước dưới đất
thuộc trường hợp không phải xin phép khai thác

Chủ giếng của các trường hợp khai thác nước không phải xin phép, thông
báo bằng văn bản về thời gian, địa điểm trám lấp tới ủy ban nhân dân xã, phường,
thị trấn và tự tổ chức thi công.
Sau thời gian không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc thi
công trám lấp giếng không sử dụng, chủ giếng có trách nhiệm thông báo bằng văn
bản tới ủy ban nhân dân cấp xã về việc đã thực hiện trám lấp giếng không sử dụng
để theo dõi.
2. Khai thác nước dưới đất thuộc trường hợp phải xin phép khai thác
Khai thác nước dưới đất thuộc trường hợp phải xin phép khai thác, bao gồm:
Giếng thuộc công trình khai thác nước đã có giấy phép, nhưng chủ giấy phép
trả lại giấy phép hoặc điều chỉnh giấy phép, trong đó có việc điều chỉnh khai thác
hoặc giếng quan trắc hoặc giấy phép bị thu hồi vì lý do quốc phòng, an nình hoặc vì
lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng và đã được nhà nước bồi thường, hoàn trả tiền
cấp quyền khai thác tài nguyên nước
Giếng thuộc công trình khai thác nước dưới đất phải xin phép theo quy định
của pháp luật về tài nguyên nước mà không có giấy phép và bị cơ quan nhà nước có
thẩm quyền áp dụng biện pháp buộc phải trám lập giếng theo quy định
Giếng thuộc công trình khai thác nước dưới đất phải xin phép theo quy định
của pháp luật về tài nguyên nước mà không đủ điều kiện để được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền cấp, gia hạn giấy phép và có yêu cầu phải trám lấp giếng theo quy
định.
Trình tự và thủ tục tiến hành trám lấp đối với khai thác nước dưới đất thuộc
trường hợp phải xin phép khai thác
Chủ giếng thuộc các trường hợp trên đây, lập phương án trám lấp giếng theo
quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 72/2017/TT-BTNMT.
Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày có quyết định hoặc văn bản thông báo,
chủ giếng phải hoàn thành việc trám lấp giếng. Trường hợp trong các quyết định












hoặc văn bản thông báo có quy định cụ thể về thời gian hoàn thành việc trám lấp thì
thực hiện theo các quyết định, văn bản thông báo này.
Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định, văn
bản thông báo, chủ giếng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về thời gian, địa
điểm thực hiện việc thi công trám lấp giếng tới Sở Tài nguyên và Môi trường để
theo dõi, kiểm tra (nếu cần)
Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc thi
công trám lấp giếng không sử dụng, chủ giếng có trách nhiệm báo cáo Sở Tài
nguyên và Môi trường về kết quả thi công trám lấp giếng.
Nội dung chính của báo cáo kết quả thi công trám lấp giếng
Các thông tin chung về giếng phải trám lấp
Nội dung, khối lượng đã thực hiện trong quá trình thi công trám lấp
Đánh giá mức độ đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật trong việc trám lấp giếng
theo quy định
Những vấn đề phát sinh trong quá trình trám lấp giếng (nếu có)
I. Đánh giá tác động môi trường là gì?
(Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13)
Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường
của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án
đó.
II. Đối tượng phải thực hiện Đánh giá tác động môi trường
Theo Điều 18 của Luật bảo vệ môi trường Số: 55/2014/QH13

Đối tượng phải thực hiện Đánh giá tác động môi trường gồm:
a) Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ;
b) Dự án có sử dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu di tích lịch
sử – văn hóa, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, khu danh lam thắng cảnh
đã được xếp hạng;
c) Dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.
Chính phủ quy định danh mục dự án quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều
này.
III. Thực hiện đánh giá tác động môi trường


Chủ dự án thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này tự mình hoặc
thuê tổ chức tư vấn thực hiện đánh giá tác động môi trường và chịu trách nhiệm
trước pháp luật về kết quả thực hiện đánh giá tác động môi trường;
Việc đánh giá tác động môi trường phải thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án;
Kết quả thực hiện Đánh giá tác động môi trường thể hiện dưới hình thức báo cáo
đánh giá tác động môi trường;
Chi phí lập, thẩm định báo cáo Đánh giá tác động môi trường thuộc nguồn vốn đầu
tư dự án do chủ dự án chịu trách nhiệm.
IV. Lập lại Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Chủ dự án phải lập lại báo cáo Đánh giá tác động môi trường trong các trường hợp
sau:
a) Không triển khai dự án trong thời gian 24 tháng kể từ thời điểm quyết định phê
duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
b) Thay đổi địa điểm thực hiện dự án so với phương án trong báo cáo đánh giá tác
động môi trường đã được phê duyệt;
c) Tăng quy mô, công suất, thay đổi công nghệ làm tăng tác động xấu đến môi
trường so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê
duyệt.

V. Nội dung chính của báo cáo Đánh giá tác động môi trường
Xuất xứ của dự án, chủ dự án, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án; phương
pháp đánh giá tác động môi trường;
Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và các hoạt động của dự án
có nguy cơ tác động xấu đến môi trường;
Đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên, kinh tế – xã hội nơi thực hiện dự án, vùng
lân cận và thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án;
Đánh giá, dự báo các nguồn thải và tác động của dự án đến môi trường và sức khỏe
cộng đồng;
Đánh giá, dự báo, xác định biện pháp quản lý rủi ro của dự án đến môi trường và
sức khỏe cộng đồng;
Biện pháp xử lý chất thải;
Các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường và sức khỏe cộng đồng;
Kết quả tham vấn;


Chương trình quản lý và giám sát môi trường;
Dự toán kinh phí xây dựng công trình bảo vệ môi trường và thực hiện các biện pháp
giảm thiểu tác động môi trường;
Phương án tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường;
VI. Nơi nộp báo cáo Đánh giá tác động môi trượng
Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Ban quản lý Khu công nghiệp.
VII. Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo đánh giá tác động môi trường
đã được chỉnh sửa theo yêu cầu của cơ quan thẩm định, thủ trưởng hoặc người đứng
đầu cơ quan thẩm định có trách nhiệm phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi
trường; trường hợp không phê duyệt phải trả lời cho chủ dự án bằng văn bản và nêu
rõ lý do.
Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường là căn cứ để cấp có
thẩm quyền thực hiện các việc sau:

a) Quyết định chủ trương đầu tư dự án đối với các đối tượng quy định tại Điều 18
của Luật này trong trường hợp pháp luật quy định dự án phải quyết định chủ trương
đầu tư;
b) Cấp, điều chỉnh giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác khoáng sản đối với dự án
thăm dò, khai thác khoáng sản;
c) Phê duyệt kế hoạch thăm dò, kế hoạch phát triển mỏ đối với dự án thăm dò, khai
thác dầu khí;
d) Cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng đối với dự án có hạng mục xây dựng công
trình thuộc đối tượng phải có giấy phép xây dựng;
e) Cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án không thuộc đối tượng quy định tại
các điểm a, b, c và d khoản này


ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT
(Theo Thông tư 01/2012/TT-BTNMT)
Công ty Môi trường Việt Nam Xanh nhận làm đề án bảo vệ môi trường đơn giản,
chi tiết và các hồ sơ môi trường như: Báo cáo giám sát môi trường, ĐTM, Kế hoạch
bảo vệ môi trường, Sổ chủ nguồn thải CTNH, cho các đơn vị tại Hà Nội, Hưng Yên,
Hải dương, Bắc Ninh, Hà Nam, Bắc Giang…
I. Đối tượng phải lập Đề án bảo vệ môi trường chi tiết
Cơ sở phải lập Đề án bảo vệ môi trường chi tiết (sau đây gọi là Cơ sở) có quy mô,
tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường
quy định tại Phụ lục II của Nghị định số 18/2015/NĐ-CP, gồm:
a) Cơ sở không có một trong các văn bản sau: Quyết định phê duyệt báo cáo Đánh
giá tác động môi trường, quyết định phê duyệt báo cáo Đánh giá tác động môi
trường bổ sung, quyết định phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường;
b) Cơ sở đã có quyết định phê duyệt báo cáo Đánh giá tác động môi trường, khi cải
tạo, mở rộng, nâng công suất thuộc đối tượng phải lập báo cáo Đánh giá tác động
môi trường bổ sung (trước ngày Nghị định số 18/2015/NĐ-CP có hiệu lực thi hành)
hoặc thuộc đối tượng phải lập lại báo cáo Đánh giá tác động môi trường nhưng

không có quyết định phê duyệt báo cáo Đánh giá tác động môi trường bổ sung hoặc
quyết định phê duyệt báo cáo Đánh giá tác động môi trường mà hiện tại đã hoàn
thành việc cải tạo, mở rộng, nâng công suất;


c) Cơ sở đã có quyết định phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường, giấy xác nhận đăng
ký Đề án bảo vệ môi trường, khi cải tạo, mở rộng, nâng công suất thuộc đối tượng
phải lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường nhưng không có quyết định phê
duyệt báo cáo Đánh giá tác động môi trường mà hiện tại đã hoàn thành việc cải tạo,
mở rộng, nâng công suất;
d) Cơ sở đã có một trong các văn bản: Giấy chứng nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi
trường, giấy xác nhận đăng ký bản Cam kết bảo vệ môi trường, giấy xác nhận đăng
ký bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung, văn bản thông báo về việc chấp nhận
đăng ký bản Cam kết bảo vệ môi trường, khi cải tạo, mở rộng, nâng công suất thuộc
đối tượng phải lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường nhưng không có quyết
định phê duyệt báo cáo Đánh giá tác động môi trường mà hiện tại đã hoàn thành
việc cải tạo, mở rộng, nâng công suất;
đ) Cơ sở đã có quyết định phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường chi tiết, khi cải tạo,
mở rộng, nâng công suất thuộc đối tượng phải lập báo cáo Đánh giá tác động môi
trường nhưng không có quyết định phê duyệt báo cáo Đánh giá tác động môi trường
mà hiện tại đã hoàn thành việc cải tạo, mở rộng, nâng công suất;
e) Cơ sở đã khởi công và đang trong giai đoạn chuẩn bị (chuẩn bị mặt bằng), đã
hoàn thành giai đoạn chuẩn bị và đang trong giai đoạn thi công xây dựng nhưng
chưa có quyết định phê duyệt báo cáo Đánh giá tác động môi trường hoặc quyết
định phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường chi tiết.
II. Các bước lập Đề án bảo vệ môi trường chi tiết
– Khảo sát, thu thập số liệu về quy mô dự án;
– Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án: khí thải, nước thải, chất thải rắn, chất
thải nguy hại, tiếng ồn;…
– Xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án;

– Thu mẫu nước thải, mẫu không khí tại nguồn thải và mẫu khí xung quanh khuôn
viên dự án phân tích tại phòng thí nghiệm;
– Đánh giá mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm đến các yếu tố tài nguyên và
môi trường;
– Liệt kê và đánh giá các giải pháp tổng thể, các hạng mục công trình bảo vệ môi
trường được thực hiện;
– Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho các hạng mục còn
tồn tại;


– Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải
rắn từ hoạt động của dự án;
– Tham vấn ý kiến cộng đồng, UBND, UBMTTQ phường xã nơi thực hiện dự án;
(Trong vòng 15 ngày)
– Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường.
III. Quy trình lập, thẩm định và phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường chi tiết
Lập, thẩm định và phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường chi tiết được thực hiện theo
quy trình tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này, gồm các bước sau đây:
Chủ cơ sở quy định tại Điều 3 Thông tư này lập, gửi hồ sơ đề nghị thẩm định, phê
duyệt Đề án bảo vệ môi trường chi tiết đến cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê
duyệt quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này.
Cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt giao cơ quan thường trực thẩm định
quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này tiến hành xem xét hồ sơ. Trường hợp nội
dung hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này thì có
văn bản thông báo chủ cơ sở để hoàn thiện.
Trường hợp hồ sơ đầy đủ, đáp ứng yêu cầu thẩm định, cơ quan thường trực thẩm
định tiến hành kiểm tra thực tế tại hiện trường của cơ sở. Trường hợp cần thiết, tổ
chức lấy ý kiến cơ quan, chuyên gia.
Cơ quan thường trực thẩm định tổng hợp, xử lý kết quả kiểm tra thực tế, ý kiến của
cơ quan, chuyên gia và thông báo bằng văn bản cho chủ cơ sở về kết quả thẩm định

Đề án bảo vệ môi trường chi tiết.
Chủ cơ sở thực hiện đúng các yêu cầu của thông báo kết quả thẩm định.
Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt xem xét và phê duyệt Đề
án bảo vệ môi trường chi tiết.
Cơ quan thường trực thẩm định chứng thực và gửi Đề án bảo vệ môi trường chi tiết
đã phê duyệt.

IV. Hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường chi tiết
Hồ sơ bao gồm:
a) Một (01) văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường chi tiết
theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này;


b) Năm (05) bản đề án bảo vệ môi trường chi tiết được đóng thành quyển, có bìa và
trang phụ bìa theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này và một (01)
bản được ghi trên đĩa CD;
c) Một trong các văn bản sau: dự án đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi của cơ sở
hoặc văn bản tương đương theo quy định của pháp luật về đầu tư (chỉ yêu cầu đối
với cơ sở quy định tại điểm e khoản 1 Điều 3 Thông tư này).
V. Tham vấn ý kiến về Đề án bảo vệ môi trường chi tiết
Chủ cơ sở có trách nhiệm gửi văn bản kèm theo tóm tắt những nội dung chính của
Đề án bảo vệ môi trường chi tiết theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 kèm theo Thông
tư này đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của
cơ sở để xin ý kiến tham vấn.
Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của chủ
cơ sở, Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản trả lời theo mẫu quy định tại Phụ lục 6
kèm theo Thông tư này. Quá thời hạn này, Ủy ban nhân dân cấp xã được tham vấn
không có ý kiến bằng văn bản gửi chủ cơ sở thì được xem nhất trí với chủ cơ sở.
Trường hợp cần thiết, trước khi có văn bản trả lời, Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu
chủ cơ sở phối hợp tổ chức cuộc họp với đại diện cộng đồng dân cư trong xã để

trình bày, thảo luận, đối thoại về Đề án bảo vệ môi trường chi tiết; chủ cơ sở có
trách nhiệm đáp ứng theo yêu cầu.
Các trường hợp sau đây không phải xin ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã:
a) Cơ sở nằm trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung đã được cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt báo cáo Đánh giá tác động môi trường hoặc Đề án bảo vệ
môi trường giai đoạn xây dựng kết cấu hạ tầng và có hoạt động sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ phù hợp quy hoạch ngành nghề đã đề ra trong báo cáo Đánh giá tác
động môi trường hoặc Đề án bảo vệ môi trường của khu sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ tập trung đó;
b) Cơ sở nằm trên vùng biển chưa xác định cụ thể được trách nhiệm quản lý hành
chính của Ủy ban nhân dân cấp xã;
c) Cơ sở có yếu tố bí mật an ninh, quốc phòng.
VI. Thời hạn phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường chi tiết
– Tối đa 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Đề án bảo vệ môi trường chi tiết
đã hoàn chỉnh theo yêu cầu đối với cơ sở có quy mô, tính chất tương đương với đối
tượng lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường;


– Tối đa là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Đề án bảo vệ môi trường chi
tiết đã hoàn chỉnh của chủ cơ sở đối với cơ sở không thuộc đối tượng quy định tại
điểm a khoản 1 điều này;
– Thời hạn phê duyệt quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 điều này không bao
gồm thời hạn mà chủ cơ sở hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm
quyền thẩm định, phê duyệt hoặc cơ quan thường trực thẩm định trong quá trình
xem xét, phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường chi tiết.

GIẤY PHÉP KHAI THÁC NƯỚC NGẦM
(Thông tư 27/2014/TT – BTNMT; NĐ 149/2004/NĐ-CP)
Công ty Môi trường Việt Nam Xanh chuyên làm hồ sơ đăng ký Giấy phép khai
thác nước ngầm chuyên nghiệp, giá rẻ cho các đơn vị ở Hà Nội, Hưng Yên, Hải

dương, Bắc Ninh, Hà Nam, Bắc Giang…
I. Đối tượng áp dụng
Áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước
ngoài có hoạt động liên quan đến việc thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước,
xả nước thải vào nguồn nước thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
II. Các trường hợp không phải xin cấp giấy phép
a) Khai thác, sử dụng nước mặt, nước dưới đất với quy mô nhỏ phục vụ sinh hoạt
trong phạm vi gia đình.
b) Khai thác, sử dụng nước mặt, nước dưới đất với quy mô nhỏ để sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thuỷ điện và
cho các mục đích khác trong phạm vi gia đình;
c) Khai thác,sử dụng nguồn nước biển với quy mô nhỏ để sản xuất muối và nuôi
trồng hải sản trong phạm vi gia đình;


d) Khai thác,sử dụng nước mưa, nước mặt, nước biển trong phạm vi diện tích đất đã
được giao, được thuê theo quy định của Luật Đất đai, Luật Tài nguyên nước và các
quy định khác của pháp luật;
e) Khai thác, sử dụng tài nguyên nước không nhằm mục đích kinh doanh phục vụ
các hoạt động lâm nghiệp, giao thông thuỷ, nuôi trồng thuỷ sản, hải sản, sản xuất
muối, thể thao, giải trí, du lịch, y tế, an dưỡng, nghiên cứu khoa học;
f) Khai thác nước dưới đất từ các công trình thay thế có quy mô không lớn hơn và
mực nước hạ thấp nhỏ hơn giới hạn cho phép đã được xác định trong giấy phép,
nằm trong khu vực đã được cấp phép.

III. Khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất
a) Khu vực có mực nước dưới đất đã bị thấp hơn mực nước hạ thấp cho phép do Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh) quy định; khu vực có mực nước dưới đất bị suy giảm ba (03) năm liên

tục và có nguy cơ hạ thấp hơn mực nước hạ thấp cho phép;
b) Khu vực bị sụt lún đất, biến dạng công trình do khai thác nước dưới đất gây ra;
khu vực đô thị, khu dân cư nông thôn nằm trong vùng có đá vôi hoặc nằm trong
vùng có cấu trúc nền đất yếu
c) Khu vực bị xâm nhập mặn do khai thác nước dưới đất gây ra; khu vực đồng
bằng, ven biển có các tầng chứa nước mặn, nước nhạt nằm đan xen với nhau hoặc
khu vực liền kề với các vùng mà nước dưới đất bị mặn, lợ;
d) Khu vực đã bị ô nhiễm hoặc gia tăng ô nhiễm do khai thác nước dưới đất gây ra;
khu vực nằm trong phạm vi khoảng cách nhỏ hơn một (01) km tới các bãi rác thải
tập trung, bãi chôn lấp chất thải, nghĩa trang và các ngu ồn thải nguy hại khác;
e) Khu đô thị, khu dân cư tập trung ở nông thôn, khu chế xuất, khu, cụm công
nghiệp tập trung, làng nghề đã đư ợc đấu nối với hệ thống cấp nước tập trung và
bảo đảm cung cấp nước ổn định cả về số lượng và chất lượng.
f) Tổ chức, cá nhân có giếng khoan khai thác nước dưới đất cho hoạt động sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 10 m3/ngày đêm, giếng khoan khai
thác nước dưới đất cho sinh hoạt của hộ gia đình, cho các hoạt động văn hóa, tôn
giáo, nghiên cứu khoa học nằm trong các khu vực và có chiều sâu lớn hơn 20 m thì
phải thực hiện việc đăng ký khai thác nước dưới đất.
IV. Đăng ký khai thác nước dưới đất


Cơ quan đăng ký khai thác nước dưới đất là Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban
nhân dân cấp huyện do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Trình tự, thủ tục đăng ký:
a) Căn cứ Danh mục khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất được phê duyệt,
tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, ấp, phum, bản, sóc (sau đây gọi chung là tổ
trưởng dân phố) thực hiện rà soát, lập danh sách tổ chức, cá nhân có giếng khoan
khai thác nước dưới đất thuộc diện phải đăng ký trên địa bàn; thông báo và phát hai
(02) tờ khai quy định tại Mẫu số 38 của Phụ lục kèm theo Thông tư này cho tổ
chức, cá nhân để kê khai.

Trường hợp chưa có giếng khoan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện việc đăng ký khai
thác trước khi tiến hành khoan giếng.
b) Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ
khai, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm hoàn thành hai (02) tờ khai và nộp cho cơ
quan đăng ký hoặc nộp cho tổ trưởng tổ dân phố để nộp cho Ủy ban nhân dân cấp
xã. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm nộp tờ khai cho Ủy ban nhân dân cấp
huyện đối với trường hợp cơ quan đăng ký là Ủy ban nhân dân cấp huyện.
c) Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ khai
của tổ chức, cá nhân, cơ quan đăng ký có trách nhiệm kiểm tra nội dung thông tin,
xác nhận vào tờ khai và gửi một (01) bản cho tổ chức, cá nhân.
Trường hợp tổ chức, cá nhân đã đăng ký khai thác nước dưới đất, nếu không tiếp
tục khai thác, sử dụng thì phải thông báo và trả tờ khai cho cơ quan đăng ký hoặc tổ
trưởng dân phố để báo cho cơ quan đăng ký và thực hiện việc trám, lấp giếng không
sử dụng theo quy định.
Cơ quan đăng ký có trách nhiệm lập sổ theo dõi, cập nhật số liệu đăng ký khai thác
nước dưới đất trên địa bàn; hằng năm tổng hợp, báo cáo kết quả đăng ký tới Sở Tài
nguyên và Môi trường. Trường hợp cơ quan đăng ký là Ủy ban nhân dân cấp xã thì
gửi báo cáo kết quả đăng ký tới Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổng hợp báo cáo Sở
Tài nguyên và Môi trường.
V. Thời hạn, gia hạn giấy phép
Thời hạn của giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt không quá hai mươi (20) năm
và được xem xét gia hạn nhưng thời gian gia hạn không quá (10) năm.
Thời hạn của giấy phép thăm dò nước dưới đất không quá ba (3) năm và được xem
xét gia hạn nhưng thời gian gia hạn không quá hai (2) năm.


Thời hạn của giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất không quá mười lăm (15)
năm và được xem xét gia hạn nhưng thời gian gia hạn không quá mười (10) năm.
Việc gia hạn giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải căn cứ vào
các quy định tại Điều 5 của Nghị định 149/2014/NĐ-CP và các điều kiện sau đây:

a) Tại thời điểm xin gia hạn, chủ giấy phép đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quy định
tại Điều 18 của Nghị định này;
b) Giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước còn hiệu lực không ít hơn
ba (03) tháng tại thời điểm xin gia hạn.
VI. Thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép
Việc thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép được thực hiện trong các
trường hợp sau đây:
Đối với giấy phép thăm dò nước dưới đất:
a) Điều kiện mặt bằng không cho phép thi công một số hạng mục trong đề án thăm
dò đã được phê duyệt;
b) Có sự khác biệt giữa cấu trúc địa chất thuỷ văn thực tế và cấu trúc địa chất thuỷ
văn dự kiến trong đề án thăm dò đã được phê duyệt;
c) Khối lượng các hạng mục thăm dò thay đổi vượt quá 10% so với khối lượng
tương ứng đã được phê duyệt.
Đối với giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước:
a) Nguồn nước không bảo đảm việc cung cấp nước bình thường;
b) Nhu cầu khai thác, sử dụng nước tăng mà chưa có biện pháp xử lý, bổ sung
nguồn nước;
c)Xảy ra các tình huống đặc biệt cần phải hạn chế việc khai thác, sử dụng nước;
d) Khai thác nước gây sụt lún mặt đất, biến dạng công trình, xâm nhập mặn, cạn
kiệt, ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước dưới đất.
VII. Đình chỉ hiệu lực của giấy phép
Giấy phép bị đình chỉ hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép (gọi chung là Chủ giấy phép) vi phạm nội
dung quy định của giấy phép;
b) Chủ giấy phép tự ý chuyển nhượng giấy phép;
c) Chủ giấy phép lợi dụng giấy phép để tổ chức hoạt động không quy định trong nội
dung giấy phép.



Thời gian đình chỉ hiệu lực của giấy phép do cơ quan cấp giấy phép quy định.
Trong thời gian giấy phép bị đình chỉ hiệu lực, thì Chủ giấy phép không có các
quyền liên quan đến giấy phép.

VIII. Thu hồi giấy phép
Việc thu hồi giấy phép được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức là chủ giấy phép bị giải thể hoặc bị Toà án tuyên bố phá sản; cá nhân là
chủ giấy phép bị chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết hoặc bị mất năng lực hành
vi dân sự hoặc bị tuyên bố mất tích;
b) Giấy phép được cấp nhưng không sử dụng trong thời gian mười hai (12) tháng
liên tục mà không được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về tài nguyên
nước cho phép;
c) Chủ giấy phép vi phạm quyết định đình chỉ hiệu lực của giấy phép;
d) Chủ giấy phép vi phạm nội dung quy định của giấy phép, gây cạn kiệt, ô nhiễm
nghiêm trọng nguồn nước;
e) Giấy phép được cấp không đúng thẩm quyền;
f) Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi giấy phép vì lý do quốc
phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
Trong trường hợp giấy phép bị thu hồi do vi phạm quy định, Chủ giấy phép chỉ
được xem xét cấp giấy phép mới sau ba (03) năm, kể từ ngày thu hồi, nếu đã thực
hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến lý do Thu hồi giấy phép cũ.
Trong trường hợp giấy phép bị thu hồi theo quy định tại các điểm e và f, thì cơ quan
nhà nước có thẩm quyền về tài nguyên nước xem xét việc cấp giấy phép mới.
IX. Trả lại giấy phép
Trường hợp không sử dụng giấy phép, chủ giấy phép có quyền trả lại giấy phép cho
cơ quan cấp phép, đồng thời có văn bản giải trình lý do cho cơ quan cấp phép.
2.Tổ chức, cá nhân đã trả lại giấy phép chỉ được xem xét cấp giấy phép mới sau hai
(02) năm, kể từ ngày trả lại giấy phép.
X. Chấm dứt hiệu lực của giấy phép
Giấy phép bị chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau đây:

a) Giấy phép bị thu hồi;


b) Giấy phép đã hết hạn;
c) Giấy phép đã được trả lại.
Khi giấy phép bị chấm dứt hiệu lực thì các quyền liên quan đến giấy phép cũng
chấm dứt.
XI. Cơ quan tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép
1.Cục Quản lý tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách
nhiệm tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.
2.Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy
phép do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp.
XII. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất
1.Tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất nộp hai (2)
bộ hồ sơ tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điều 14 của Nghị định
149/2014/NĐ-CP.
Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép;
b) Đề án khai thác nước dưới đất;
c) Bản đồ khu vực và vị trí công trình khai thác nước dưới đất tỷlệ 1/50.000 đến
1/25.000;
d) Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất đối với công trình có
lưu lượng từ 200 m3/ngày đêm trở lên ; báo cáo kết quả thi công giếng khai thác đối
với công trình có lưu lượng nhỏ hơn 200 m3/ngày đêm ; báo cáo hiện trạng khai
thác đối với công trình khai thác nước dưới đất đang hoạt động;
e) Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước cho mục đích sử dụng theo quy định
của Nhà nước tại thời điểm xin cấp phép;
f) Bản sao có công chứng giấy chứng nhận, hoặc giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng
đất theo quy định của Luật Đất đai tại nơi đặt giếng khai thác. Trường hợp đất nơi
đặt giếng khai thác không thuộc quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân xin phép

thì phải có văn bản thoả thuận cho sử dụng đất giữa tổ chức, cá nhân khai thác với
tổ chức, cá nhân đang có quyền sử dụng đất, được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm
quyền xác nhận.


Trình tự cấp giấy phép được quy định như sau:
a) Trong thời hạn năm (5) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận
hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ
quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân xin phép để hoàn thiện hồ sơ
theo quy định;
b) Đối với trường hợp đã có giếng khai thác, trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm
việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 1 của Điều này, cơ
quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường
khi cần thiết, nếu đủ căn cứ cấp phép thì trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy
phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép, cơ quan tiếp nhận, thẩm định hồ
sơ trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân xin phép và thông báo lý do không cấp phép.
c) Đối với trường hợp chưa có giếng khai thác, trong thời hạn mười (10) ngày làm
việc, kểtừ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 1 của Điều này,cơ
quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm quyền cấp phép ra văn bản cho thi công
giếng khai thác. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ
tài liệu thi công giếng khai thác,cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định
hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết, nếu đủ căn cứ cấp phép thì trình cơ
quan có thẩm quyền cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép, cơ
quan tiếp nhận, thẩm định hồ sơ trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân xin phép và thông
báo lý do không cấp phép.
XIII. Trình tự, thủ tục gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép
thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước
Tổ chức, cá nhân xin gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép thăm
dò, khai thác,sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước nộp hai (2) bộ
hồ sơ tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điều 14 của Nghị định này.

Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị gia hạn, hoặc thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép (nêu
rõ lý do);
b) Giấy phép đã được cấp;
c) Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước theo quy định của Nhà nước tại thời
điểm xin gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép;
d) Báo cáo việc thực hiện các quy định trong giấy phép;
e) Đề án thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước
trong trường hợp đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép.


Trong thời hạn hai mươi (20) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo
quy định tại khoản 1 của Điều này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm
định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường cần thiết, nếu đủ điều kiện gia hạn, thay đổi
thời hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép thì trình cấp có thẩm quyền gia hạn, thay
đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép; trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện
để gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép thì cơ quan tiếp nhận
hồ sơ trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân xin gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh
nội dung giấy phép và nêu rõ lý do.

KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(thay cho CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG trước đây)
Công ty Môi trường Việt Nam Xanh chuyên tư vấn lập Kế hoạch bảo vệ môi
trường giá rẻ ( làm Cam kết bảo vệ môi trường ) tại Hà Nội, Hưng Yên, Hải dương,
Bắc Ninh, Hà Nam, Bắc Giang…
I. Lập Kế hoạch bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp (thay cho Cam kết bảo vệ
môi trường)
Ngày 14/02/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 18/2015/NĐ-CP quy định
về “quy hoạch bảo vệ môi trường (BVMT), đánh giá môi trường chiến lược, đánh
giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường”.

Trong đó, đáng chú ý là quy định mới về Đăng ký kế hoạch BVMT. Cụ thể, thay vì
lập, Đăng ký bản Cam kết BVMT như trước đây, từ ngày 01/04/2015, các dự án đầu
tư mới, đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ và các phương án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, không thuộc đối
tượng phải đánh giá tác động môi trường sẽ phải đăng ký kế hoạch BVMT tại cơ
quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Trường hợp dự án, phương án đầu tư sản xuất kinh doanh, dịch vụ nằm trên địa bàn
từ 02 tỉnh trở lên, việc đăng ký kế hoạch BVMT được thực hiện tại một trong các
UBND cấp tỉnh theo đề nghị của chủ dự án, chủ cơ sở.


Riêng đối với các dịch vụ ăn uống có quy mô diện tích nhà hàng phục vụ dưới
200m2; dịch vụ thương mại, buôn bán lưu động, không có địa điểm cố định; dịch vụ
thương mại, buôn bán các sản phẩm, hàng hóa tiêu dùng, đồ gia dụng; dịch vụ sửa
chữa, bảo dưỡng đồ gia đụng quy mô cá nhân, hộ gia đình; dịch vụ photocopy, truy
cập Internet, trò chơi điện tử; chăn nuôi gia súc, gia cầm, động vật hoang dã với quy
mô chuồng trại nhỏ hơn 50m2, nuôi trồng thủy hải sản trên quy mô diện tích nhỏ
hơn 5.000m2 mặt nước; xây dựng văn phòng làm việc, nhà nghỉ, khách sạn, lưu trú
du lịch quy mô nhỏ hơn 500m2 sàn…, không phải đăng ký kế hoạch BVMT.
II. Cấu trúc của kế hoạch bảo vệ môi trường
Địa điểm thực hiện;
Loại hình, công nghệ và quy mô sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
Nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng;
Dự báo các loại chất thải phát sinh, tác động khác đến môi trường;
Biện pháp xử lý chất thải và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường;
Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.
III. Thời điểm đăng ký, xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường
Chủ dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải lập kế hoạch bảo vệ môi
trường gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét, xác nhận trước khi triển khai dự án,
phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

IV. Trách nhiệm tổ chức thực hiện việc xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường
Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác
nhận kế hoạch bảo vệ môi trường của những dự án sau:
a) Dự án nằm trên địa bàn 02 huyện trở lên;
b) Dự án trên vùng biển có chất thải đưa vào địa bàn tỉnh xử lý;
c) Dự án có quy mô lớn và có nguy cơ tác động xấu tới môi trường trên địa bàn tỉnh
theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án,
phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn, trừ dự án quy định tại khoản
1 Điều này; Ủy ban nhân dân cấp huyện có thể ủy quyền cho Ủy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) xác nhận kế hoạch


bảo vệ môi trường đối với dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô
hộ gia đình nằm trên địa bàn một xã.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được kế hoạch bảo vệ môi trường, cơ quan
có thẩm quyền quy định tại các khoản 1 và khoản 2 Điều này phải xác nhận đăng ký
kế hoạch bảo vệ môi trường; trường hợp không xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ
môi trường, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
V. Trách nhiệm của chủ dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sau khi kế
hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận
Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo kế hoạch bảo vệ môi
trường đã được xác nhận.
Trường hợp xảy ra sự cố môi trường phải dừng hoạt động, thực hiện biện pháp khắc
phục và báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi
thực hiện dự án hoặc cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường thuộc Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh, cơ quan có liên quan.
Hợp tác và cung cấp mọi thông tin có liên quan cho cơ quan quản lý nhà nước về
bảo vệ môi trường kiểm tra, thanh tra.
Lập và đăng ký lại kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án đầu tư, phương án sản

xuất, kinh doanh, dịch vụ trong các trường hợp sau:
a) Thay đổi địa điểm;
b) Không triển khai thực hiện trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày kế hoạch bảo vệ
môi trường được xác nhận.
Trường hợp dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có thay đổi tính chất
hoặc quy mô đến mức thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi
trường thì chủ đầu tư dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải lập báo
cáo đánh giá tác động môi trường và gửi cho cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê
duyệt.


SỔ CHỦ NGUỒN THẢI CHẤT THẢI NGUY HẠI
Công ty Môi trường Việt Nam Xanh chuyên nhận làm hồ sơ đăng ký Sổ chủ nguồn
thải chất thải nguy hại chuyên nghiệp, giá rẻ cho các đơn vị ở Hà Nội, Hưng Yên,
Hải dương, Bắc Ninh, Hà Nam, Bắc Giang…
Chất thải nguy hại là gì?
Chất thải nguy hại (CTNH) là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm,
dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có độc tính nguy hại khác.
Sổ chủ nguồn thải CTNH là gì?
Sổ chủ nguồn thải CTNH nghĩa là các tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh CTNH phải đăng ký với cơ quan chức
năng để được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH theo Thông tư 12/2011/TTBTNMT.
Công ty Môi trường Việt Nam Xanh chuyên lập sổ chủ nguồn thải CTNH và hoàn
tất các thủ tục hồ sơ môi trường khác cho các công ty, xí nghiệp, các đơn vị hoạt
động kinh doanh trên địa bàn thành phố và các tỉnh thành cả nước.

I. Thủ tục lập hồ sơ Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH


Chủ nguồn thải CTNH phải lập hai (02) bộ hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải CTNH để

nộp cho Cơ quan chức năng (Sở Tài nguyên và Môi trường) nơi có cơ sở hoạt động,
bao gồm:
– Đơn đăng ký chủ nguồn thải theo mẫu tại Phụ lục 1
– Bản sao Quyết định thành lập cơ sở hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
– Bản sao Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Quyết định
phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung, hoặc Giấy xác nhận đăng
ký Bản cam kết bảo vệ môi trường
Tất cả giấy tờ phải được chủ nguồn thải đóng dấu xác nhận.
Chủ nguồn thải CTNH không phải đóng phí hoặc lệ phí khi đăng ký chủ nguồn thải
CTNH.
II. Thời gian cấp Sổ chủ nguồn thải CTNH
a) Trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký, CQQLCNT xem
xét tính đầy đủ, hợp lệ và thông báo cho chủ nguồn thải CTNH để sửa đổi, bổ sung
nếu chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ. Số lần thông báo không quá 02 (hai) lần, trừ
những lần chủ nguồn thải không tiếp thu hoặc tiếp thu không đầy đủ yêu cầu của
CQQLCNT.
Khi xác định hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, CQQLCNT không cần thông báo cho chủ nguồn
thải CTNH và đương nhiên hồ sơ đăng ký được chấp nhận sau khi kết thúc thời hạn
xem xét.
b) Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày kể từ ngày kết thúc việc xem xét tính đầy đủ,
hợp lệ của hồ sơ đăng ký, CQQLCNT có trách nhiệm cấp Sổ đăng ký chủ nguồn
thải CTNH theo mẫu quy định tại Phụ lục 1.
c) Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH có giá trị sử dụng cho đến khi được cấp lại
hoặc khi cơ sở chấm dứt hoạt động.
III. Xử phạt vi phạm
Đối với các trường hợp doanh nghiệp thuộc đối tượng phải đăng ký Sổ nguồn thải
CTNH mà không tiến hành đăng ký hoặc khai báo phát sinh CTNH với cơ quan
chức năng sẽ bi phạt hành chính:
– Phạt tiền từ 30.000.000- 40.000.000 nếu không đăng ký sổ chủ nguồn thải CTNH



– Phạt tiền từ 5.000.000- 10.000.000 nếu không báo cáo quản lý CTNH định kỳ.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối nếu kê khai không đúng,
không đầy đủ CTNH trong chứng từ CTNH theo quy định.
IV. Chủ nguồn thải CTNH đăng ký cấp lại Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH khi có
một trong các trường hợp sau:
a) Thay đổi, bổ sung về loại hoặc tăng từ 15% trở lên đối với số lượng CTNH đã
đăng ký;
b) Thay đổi địa điểm cơ sở phát sinh CTNH trong phạm vi một tỉnh nhưng không
thay đổi chủ nguồn thải CTNH hoặc thay đổi chủ nguồn thải nhưng không thay đổi
địa điểm cơ sở;
c) Bổ sung thêm cơ sở phát sinh CTNH hoặc giảm các cơ sở đã đăng ký;
d) Thay đổi, bổ sung công trình bảo vệ môi trường để tự xử lý CTNH phát sinh nội
bộ;
e) Phát hiện việc kê khai không chính xác khi đăng ký chủ nguồn thải CTNH so với
thực tế hoạt động.
Số thứ tự các lần cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải được tính lần lượt kể từ cấp lần
đầu và các lần cấp lại tiếp theo.
V. Việc lập hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải CTNH không bắt buộc đối với các chủ
nguồn thải CTNH không tự xử lý CTNH phát sinh nội bộ thuộc một trong các
trường hợp sau:
a) Các chủ nguồn thải CTNH có thời gian hoạt động dưới 01 (một) năm;
b) Các chủ nguồn thải CTNH phát sinh thường xuyên hay định kỳ hàng năm với
tổng số lượng không quá 120 (một trăm hai mươi) kg/năm đối với các CTNH có
chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng CTNH theo quy định tại QCVN
07:2009/BTNMT hoặc 600 (sáu trăm) kg/năm đối với CTNH có chứa các thành
phần nguy hại khác, trừ trường hợp CTNH thuộc danh mục các chất ô nhiễm hữu cơ
khó phân huỷ (POP) theo quy định tại Công ước Stockholm về các



XÁC NHẬN HOÀN THÀNH HỒ SƠ
MÔI TRƯỜNG
Công ty Môi trường Việt Nam Xanh chuyên tư vấn Xác nhận hoàn thành hồ sơ môi
trường cho các đơn vị cần giấy xác nhận hoàn thành hồ sơ môi trường và các loại
hồ sơ môi trường khác như: Đánh giá tác động môi trường; Báo cáo giám sát môi
trường định kỳ; Đề án bảo vệ môi trường; …
Nhiều năm thực hiện hồ sơ môi trường, xử lý môi trường cho các đơn vị có quy mô
lớn nhỏ khác nhau tại Thành phố Hà Nội, Hưng Yên, Hải dương, Bắc Ninh, Hà
Nam, Bắc Giang…; … Chúng tôi cam kết làm hài lòng khách hàng về các thủ tục
môi trường mà đối tác đang có nhu cầu.

I. XÁC NHẬN HOÀN THÀNH ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT
(Thông tư 01/2012/TT-BTNMT)
Khi nào phải lập hồ sơ xác nhận hoàn thành đề án bảo vệ môi trường chi tiết?
Sau khi hoàn thành công trình, biện pháp bảo vệ môi trường, chủ cơ sở lập hồ sơ đề
nghị kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết và gửi đến
cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt đã phê duyệt đề án bảo vệ môi trường
chi tiết để kiểm tra, xác nhận việc thực hiện.


×