Chọn CASE, MUA "NHÀ" CHO MÁY TÍNH CÁ NHÂN
_Khi đi mua máy tính cá nhân (PC), mọi người thường quan tâm đến chọn CPU nào, main gì, card
màn hình chipset gì, bao nhiêu RAM, màn hình phẳng mấy inch, v.v... Nhưng ít người chú ý đến cái
case (thùng máy) vốn chiếm phần quan trọng không kém. Ngoài việc đóng vai trò như ngôi nhà cho
các thành phần kể trên “trú ngụ”, case còn là “anh nuôi” tận tụy, cung cấp nguồn năng lượng cho tất cả
hoạt động của máy tính.
_Để chọn được case tốt, có nhiều yếu tố cần được xem xét nên tôi sẽ không hướng dẫn một cách cứng
nhắc rằng bạn phải chọn thế này hay thế kia. Bạn nên tự hiểu và chọn cho vừa ý mình...
Bộ nguồn
Bộ nguồn (Power Supply Unit - PSU) rất quan trọng, thậm chí còn quan trọng hơn cả cái ổn áp mà bạn
dùng cho PC “yêu dấu” của mình. PSU cung cấp năng lượng cho toàn bộ các hoạt động của hệ thống.
Bạn nên chú ý: Nếu điện vào bộ nguồn ổn định song điện một chiều (DC) ra từ PSU, cung cấp trực
tiếp cho hoạt động của máy mà “cà giựt” lên xuống thất thường thì cũng chẳng ích gì. Công dụng
chính của PSU là chuyển điện AC ra thành DC, được phân thành nhiều đường nhưng ba đường +12v,
+5v, +3,3v là quan trọng nhất. Với một bộ nguồn “ốm yếu” thì khi bạn chạy nhiều ứng dụng hoặc CPU
chạy hết công suất sẽ dẫn tới tình trạng tự khởi động lại thất thường. Nếu dùng lâu dài, nó chính là một
trong những nguyên nhân làm giảm tuổi thọ của các linh kiện bên trong thùng máy.
Vậy đơn giản quá, ta cứ chọn bộ nguồn nào có công suất lớn là “OK”? Không sai, nhưng cũng... chưa
phải là đúng! Bộ nguồn 350W chưa chắc là ngon hơn 250W, vì công suất chưa phải là yếu tố quyết
định. Vậy cái gì quyết định đây? PSU tốt phải đảm bảo các điện thế ra đúng như thiết kế, hoặc trong
phạm vi sai số cho phép khi sử dụng hết công suất của bộ nguồn. Muốn vậy, bộ nguồn phải có thiết kế
mạch chính xác, kỹ lưỡng và linh kiện lắp ráp phải có chất lượng cao. Trên thực tế, một số bộ nguồn
có ampe cao vẫn bị sụt áp, trong khi một số PSU có ampe không cao nhưng lại duy trì ổn định dòng ra.
Bạn nên "dzuyệt" những loại thiết kế nào?
1. Cứng cáp:
Case phải được làm từ thép tốt, không... “ọp ẹp”. Những case tốt thường sử dụng thép dày nên... nặng.
Được phủ sơn tĩnh điện tốt để không bị rò rỉ điện ra bên ngoài (vì lý do này, nhiều case được phủ bên
ngoài một lớp nhựa, nhưng điều này chưa hẳn tốt vì có thể làm hạn chế khả năng tỏa nhiệt của case).
Trước khi mua, bạn nên đề nghị tháo hai tấm kim loại bên hông case để xem khung được chế tạo kiểu
nào. Đa số được liên kết theo kiểu tán rivet, mà như vậy thì không được chắc chắn lắm. Hãy thử “vặn
vẹo” cái khung một tí xem, loại nào quá “ọp ẹp” thì đừng chọn, và nhớ kiểm tra cả khoang gắn ổ đĩa
cứng (HDD) nữa, vì nó thường được làm rất chi là... ẩu.
Nên kiểm tra nhất là vách kim loại nơi bạn sẽ gắn mainboard vào: Vách phải chắc chắn, không rung
như... răng bà lão khi quạt giải nhiệt (fan) CPU chạy! Có một số mainboard chỉ gắn một đầu vào khung
theo kiểu nẹp cài mà không bắt ốc, như vậy khó giảm được độ rung khi bạn dùng fan CPU có tốc độ
cao (4.800 vòng/phút); ngoài ra bạn sẽ bị tra tấn vì tiếng ồn của máy (không phải do tốc độ quạt, mà
do... máy rung!).
2. Hợp lý và tiện nghi:
Case phải được sơn tĩnh điện, song những loại sơn dỏm thường rất dễ tróc ra. Bạn thử gõ vài cái vào
case xem nào. Chưa hết, hãy còn lớp xi trước mặt case sau một thời gian rất dễ bị tróc ra, vì vậy nên
mua loại có mặt nạ bằng nhựa, đỡ bị “phai tàn nhan sắc” theo thời gian!
- Ổ đĩa cứng (HDD): Với lượng dữ liệu khổng lồ hiện nay, sẽ có lúc bạn phải mua thêm cái đĩa cứng
thứ hai, thứ ba, hay thậm chí nếu bạn biên tập video thì bốn cái HDD cũng là chuyện thường. Bạn sẽ
gắn chúng vào đâu khi mà đa số các case hiện nay đều thiết kế để gắn tối đa chỉ có ba cái HDD? Do
đó, bạn nên tìm cho mình loại case nào có khoang gắn nhiều HDD, và có chỗ để gắn thêm quạt
nếu bạn thấy HDD chạy quá nóng. Những loại case này, tại Việt Nam cũng đã bắt đầu có bán
rồi.
- Ổ đĩa quang (Optical Drive): Thông thường, case có ít nhất ba khoang chứa. Tuy vậy, bạn nên chọn
loại case càng dài càng tốt. Vì sao vậy? Nếu bạn dùng mainboard có kích thước loại ATX lớn, khi bạn
gắn ổ đĩa quang vào khe thứ ba trở xuống, nó sẽ nhô ra phía trước mặt case một đoạn do mặt sau ổ đĩa
quang chạm vào mainboard (chính xác là tụ điện hoặc khe cắm RAM chẳng hạn). Tuy một số nhà sản
xuất ổ đĩa quang sản xuất ổ đĩa có kích thước ngắn lại một chút cho phù hợp (ví dụ ổ DVD-ROM của
hãng LiteOn), nhưng không phải nhà sản xuất nào cũng làm vậy.
3. Rộng rãi, lưu thông không khí tốt, thoáng mát:
Thông thường, case được đục lỗ hai bên hông và mặt sau để lưu thông không khí. Case càng to và càng
cao, sự lưu thông không khí càng tốt. Case to thường được thiết kế để bạn có thể gắn thêm hai quạt:
quạt phía trước hút không khí lạnh vào, và quạt phía sau để thổi không khí nóng ra. Do đó, mặt sau và
mặt trước case thường đục lỗ trong phạm vi 80x80mm để gắn quạt. Điều trớ trêu là quạt ở mặt trước
lại khó có gió để hút vào vì bị cái mặt nạ bằng nhựa che hết cả (!). Tốt nhất là bạn nên chọn loại có lỗ
thông gió ở mặt nạ đằng trước và vị trí lỗ ở hai bên hông, mặt sau phù hợp với việc đối lưu không khí
(không khí nóng đi từ dưới lên và không khí lạnh đi từ trên xuống).
4. Khả năng mở rộng:
Hiện nay, phổ biến là loại case có bốn đầu cấp điện (không kể đầu cấp điện cho FDD và hai đầu cấp
điện thiết kế riêng cho mainboard dùng CPU Intel P4). Nếu cần bạn có thể mua thêm loại đầu nối chia
một ra hai để bổ sung. Bạn nên cẩn thận khi gắn hay rút các đầu cắm vì đa số các bộ nguồn hiện nay
trên thị trường toàn là các đầu cắm chất lượng thấp, cắm vào HDD hoặc ổ đĩa quang thì được nhưng
khi muốn gỡ ra là phải... “đánh vật”(!) với nó, thậm chí còn làm mẻ nhựa trên HDD và ổ đĩa quang
(nhiều cửa hàng không nhận bảo hành chỉ vì cái HDD bị mẻ một góc nhựa!).
Cũng nên chọn case có các cổng USB ở mặt trước để tiện sử dụng, không phải lò dò ra đằng sau case
cắm vào, không khéo thành “người điện quang” thì nguy to! (các thiết bị dùng USB đã rất phổ biến
như chuột/bàn phím/ổ cứng USB di động/ d i g i c a m . . . ) Ngoài ra, nếu có thêm cổng cắm Loa/
Headphone/ Micro đằng trước cũng rất tiện lợi. Chú ý là có một số case chỉ có các lỗ cổng phía trước
mà không có cáp thật sự!
Các phụ kiện đi kèm
Đi kèm theo case luôn có các túi chứa ốc các loại, loa (speaker), dây nguồn, bộ dây tín hiệu (đèn led và
speaker). Một số case không dùng ốc bắt các thiết bị rời như ổ đĩa quang, card PCI mà dùng các thanh
kim loại (hoặc thanh nhựa) để cài vào card gắn trên mainboard hoặc kẹp hai bên hông ổ đĩa quang,
HDD... để bạn chỉ cần bắt hai thanh này vào ổ dĩa và đẩy vào khoang cần thiết trong case. Tính năng
này thường gặp trong các case ngoại nhập (rất tiện lợi), và một số case thấy bán tại Việt Nam cũng đã
được sản xuất tương tự. Bạn cần kiểm tra xem các phụ kiện kể trên có đủ không.
Với loại ốc đệm để gắn mainboard vào case, nên chọn ốc kim loại hình lục giác (thường có màu vàng).
Đừng chọn loại... ốc nhựa, hoặc các miếng kim loại hình lập phương gài vào case vì chúng không được
chắc lắm. Thường thì phải có đủ ba loại ốc: loại có mũ tròn, răng nhỏ, dùng cho ổ đĩa quang và FDD;
loại mũ lớn răng to hơn một chút, dùng cho mainboard và HDD; và loại ốc lớn dùng cho case.
Phần cuối cùng là... mẫu mã của case. Do ý thích riêng của mỗi người, nên phần này tùy vào ý định
của bạn.
Chúc bạn khéo chọn case và hài lòng vì sự chọn lựa ấy!