Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI TIÊU THỤ SẢN PHẨM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.04 KB, 28 trang )

THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG
ĐỐI VỚI TIÊU THỤ SẢN PHẨM
I . Thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
1. Khái niêm về thị trường
Thị trường hình thành , tồn tại và phát triển gắn liền với sự phát triẻn
của nền sản xuất hàng hoá . Sản xuất hàng hoá là một kiểu tổ chức kinh tế mà
ở đó sản phẩm được sản xuất ra để bán , để trao đổi . Trong kiểu tổ chức kinh
tế này , toàn bộ quá trình sản xuất – phân phối – trao đổi – tiêu dùng , sản xuất
cái gì sản xuất cho ai và sản xuất như thế nào đều thông qua việc bán , mua ,
thông qua hệ thông thị trường và do thị trường quyết định .
Cơ sở của sự ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hoá là phân công lao
động xã hội và sự tách biệt về kinh tế giữa người sản xuất này và người sản
xuất khác , do các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất quy định .
Phân công lao động xã hội khiến mỗi người chỉ sản xuất một hay một vài sản
phẩm nhất định Song nhu cầu sản xuất và tiêu dùng đòi hỏi họ phải có mối liên
hệ trao đổi sản phẩm với nhau , phụ thuộc vào nhau đồng thời , quan hệ sở
hữu khác nhau về tư liệu sản xuất , đã tách biệt những người sản xuất về kinh
tế , người sản xuất này muốn sử dụng sản phẩm của người sản xuất khác thì
phải trao đổi sản phẩm lao động cho nhau . Sản phẩm lao động trở thành hàng
hóa và được đem bán hay trao đổi tại thị trường.
Có thể nói rằng thị trường là một phạm trù kinh tế của sản xuất hàng hoá .
Lúc đầu người ta hiểu rằng thị trường là nơi mà người mua và người bán gặp
nhau để trao đổi hàng hoá theo quan điểm cũ về thị trường thì thị trường là
nơi diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán hàng hoá , đặc trưng ở đây là cả 3
yếu tố người mua , người bán , hàng hoá phải cùng được xuất hiện tại một
không gian và địa điểm cụ thể , tại một địa điểm xác định . Nhưng khi sản xuất
hàng hoá ngày càng trở nên phát triển , nền kinh tế hiện đại có sự phân công
lao động ngày càng sâu sắc , trong đó mỗi người chuyên sản xuất một thứ gì
đó , nhận tiền thanh toán và mua hàng hóa cần thiết từ số tiền đó . Như vậy
trong nền kinh tế hiện đại có rất nhiều thị trường các nhà sản xuất tìm đến .
Thị trường tiêu thụ hàng hóa của một doanh nghiệp là thị trường đầu ra


của doanh nghiệp , như ta đã biết thị trường của doanh nghiệp bao gồm thị
trường đầu vào và thị trường đầu ra ( thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh
nghiệp ) , một doanh nghiệp muốn tồn tại thì việc làm tốt 2 công tác đầu vào và
đầu ra giữ v ai trò vô cùng quan trọng
Thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp là nơi diễn ra hoạt động
mua bán hàng hóa giữa doanh nghiệp và người mua hàng hóa ở đó doanh
nghiệp đóng vai trò là người bán
Như vậy ta có thể định nghĩa thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh
nghiệp như sau :
Thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp là một quá trình , trong đó
người bán là doanh nghiệp và người mua là khách hàng của doanh nghiệp tác
động qua lại với nhau để xác định giá cả và số lượng sản phẩm , là nơi diễn ra
các hoạt động mua bán bằng tiền giữa doanh nghiệp và người mua sản phẩm
của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định.
2 . Các bộ phận cấu thành nên thị trường tiêu thụ sản phẩm của
doanh nghiệp
2.1. Cầu của thị trường
Cầu phản ánh số lượng mà người tiêu dùng muốn mua và có khả năng thanh
toán với một giá cả nhất định , ở một thời điểm nhất định , hay nói cách khác ,
cầu là nhu cầu có khả năng thanh toán .
Ta nhận thấy giữa cầu và nhu cầu có mối liên hệ với nhau , song chúng không
đồng nhất với nhau . Có thể có nhu cầu vể hàng hóa , song không có tiền đảm
bảo giá cả nhất định của hàng hóa đó thì sẽ không xuất hiện cầu .
Giữa cầu và số lượng hàng hóa đưa ra thị trường để thoả mãn nhu cầu có tỷ
lệ nghịch . Nếu số lượng sản phẩm đưa ra thị trường ngày càng tăng thì mức
độ cấp thiết của sản phẩm đưa ra thị trường ngày càng giảm . Do vậy , trong
nền kinh tế thị trường phạm trù cầu luôn có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng ,
nó là cơ sở cho mọi chiến lược kinh doanh và kế hoạch sản xuất của doanh
nghiệp .
2.2.Cung hàng hoá

Cung hàng hoá là số lượng hàng hóa mà doanh nghiệp mang ra bán trên
thị trường theo một mức giá nhất định . Giữa cung hàng hoá và sản xuất có
mối quan hệ với nhau , nhưng chúng không phải là một . Cụ thể là có nhập
khẩu mà cung trên thị trường lớn hơn sản xuất .
Cung hàng hóa của doanh nghiệp là một loại cung vĩ mô do doanh nghiệp
tự dự trữ hoặc mua từ bên ngoài .
2.3. Giá cả thị trường
Giá cả thị trường là mức giá cả thực tế mà người ta dùng để mua và bán
hàng hoá trên thị trường , hình thành ngay trên thị trường . Giá cả thị trường
là biểu hiện bằng tiền của hàng hoá trên thị trường .
Cung cầu về số lượng hàng hoá trên thị trường có mối liên hệ chặt chẽ với
nhau .Trong cơ chế thị trường người mua muốn giá cả của hàng hoá thấp , còn
người bán muốn giá cả của hàng hóa cao . Vì vậy , giá của thị trường là giao
điểm của giá cả của người mua và người bán , giữa cung và cầu luôn có sự
tương tác lẫn nhau , nhằm xác định được giá cả thị trường , do đó gía cả thị
trường là một đại lượng luông biến đổi
2.4. Cạnh tranh
Trước hết , chúng ta hiểu cạnh tranh là sự ghanh đua , kình địch giữa các
doanh nghiệp nhằm mục đích thu được lợi nhuận . Trong cơ chế thị trường
động lực của các thành viên là lợi nhuận vậy nói đến cơ chế thị trường là nói
đến môi trường cạnh tranh , ở đây diễn ra sự ghanh đua cạnh tranh giữa các
thành viên tham gia trên thị trường để đem lại lợi nhuận cho mình sự mâu
thuẫn giữa lợi ích của các bên tạo nên sự cạch tranh khốc liệt giữa người bán
và người mua , cạnh tranh trong kinh tế là một cuộc chạy đua không có đích
cuối cùng và để tồn tại trong môi trường này mỗi chủ thể kinh tế cần tạo cho
mình một vũ khí cạnh tranh hữu hiệu .
Cạnh tranh trong cơ chế thị trường thiết lập nên một môi trường kinh doanh
cho các doanh nghiệp và nó phải thực hiện 4 chức năng quan trọng sau .
- Cạnh tranh làm cho giá cả hàng hóa và dịch vụ giảm xuống
- Cạnh tranh làm cho các doanh nghiệp phải tối ưu hóa các yếu tố đầu vào

của sản xuất kinh doanh
- Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải luông áp dụng công nghệ và máy
móc hiện đại vào trong sản xuất kinh doanh .
- Cạnh tranh là công cụ tước quyền thống trị về mặt kinh tế trong lịch sử.
II. Vai trò của thị trường đối với tiêu thụ sản phẩm của doanh
nghiệp
1 .Chức năng của thị trường
Khi ta nói đến thị trường , tức là nói đến lĩnh vực trạo đổi mà ở đó người
mua và người bán cạnh tranh với nhau để xác định giá cả hàng hóa và số
lượng hàng hoá Tại thị trường diễn ra các giao dịch giữa các chủ thể kinh tế ,
mối quan hệ giữa họ là bình đẳng , thuận mua vừa bán , ở đây luông tồn tại sự
tự do kinh tế , tự do trao đổi , tự do xác định giá cả . Với nét đặc trưng của
mình , thị trường đảm nhiệm những chức năng cơ bản sau :
1.1. Chức năng thừa nhận
Một doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp thương mại có bán được
hàng hoá và dịch vụ của mình hay không phải được kách hàng vầ thị trường
chấp nhận. Điều này thể hiện chức năng thừa nhận của thị trường. Nếu hàng
hoá và dịch vụ bán được , tức là đã được thị trường thừa nhận, doanh nghiệp
mới có khả năng thu hồi vốn , trang trải các khoản chi phí và có lợi nhuận.
Ngược lại , nếu hàng hoá và dịch vụ không được thừa nhận nghĩa là không bán
được không có người mua. Như vậy , doanh nghiệp muốn được thị trường thỉ
phải nắm bắt được nhu cầu của thị trường thông qua nắm bắt nhu cầu khách
hàng. Chỉ có những hàng hóa - dịch vụ thỏa mãn những nhu cầu của khách
hàng mới được người tiêu dùng chấp nhận và đem lại lợi nhuận cho các doanh
nghiệp .
1.2.Chức năng thực hiện
Chức năng thực hiện của thị trường đòi hỏi có sự trao đổi giá trị giữa
người mua và người bán hàng hóa - dịch vụ cần được thực hiện giá trị trao đổi
hoặc bằng hàng , hoặc bằng tiền , hay bằng các chứng chỉ có giá trị khác.
Người bán hàng cần tiền , còn người mua cần hàng , sự thoả thuận giữa hai

chủ thể được xác định bằng giá cả hàng hoá. Và sự mua bán được thực hiện
khi có sự dịch chuyển quyền sở hữu hàng hóa từ người mua sang người bán và
có sự hứa hẹn thanh toán cho người bán của người mua .
1.3.Chữc năng điều tiết và kích thích
Chức năng điều tiết và kích thích của thị trường luôn đi liền nhau, tồn tại
song song với nhau. Thị trường điều tiết và kích thích tiêu thụ thông qua hành
vi mua bán trao đổi giữa doanh nghiệp với người mua hàng hóa
1.4. Chức năng thông tin
Thị trường không chỉ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi hàng hoá mà
còn là nơi cung cấp thông tin. Thông tin thị trường là những thông tin về
nguồn cung ứng hàng hoá - dịch vụ , nhu cầu hàng hoá - dịch vụ đó là những
thông tin kinh tế quan trọng đối với doanh nghiệp giúp doanh nghiệp nắm bắt
tốt những gì kách hàng cần và đưa ra chính sách tiêu thụ hàng hoá hợp lý.
Thông tin luôn là sự quan tâm của xã hội. Thiếu thông tin , mỗi chủ thể kinh tế
không thể có được quyết định đúng đắn về kinh doanh nếu không có thông tin
về thị trường .
2. Vai trò của thị trường đối với tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp
Thị trường luôn là điều kiện và môi trường của tiêu thụ sản phẩm của
doanh nghiệp. Không có thị trường thì hoạt động tiêu thụ sản phẩm không thể
tiến hành được , cụ thể thị trường có những vai trò sau :
Thứ nhất, thị trường là sống còn đối với hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Trong
sản xuất kinh doanh hàng hoá mục đích của nhà sản xuất kinh doanh của
người bán là bán được hàng hóa và thu lợi nhuận. Vì vậy nền sản xuất càng
phát triển thì việc bán hàng càng khó khăn hơn , khối lượng hàng hoá cần trao
đổi ngày càng nhiều hơn và càng cần thiế một thị trường mở rộng cả về không
gian và thời gian. Vì vậy còn tồn tại thị trường thì còn sản xuất kinh doanh và
mới có tiêu thụ sản phẩm.
Thứ hai, thị trường phá vỡ ranh giới sản xuất tự nhiên , tự cấp tự túc để tạo
thành thể thống nhất trong nền kinh tế quốc dân. Việc mua bán trao đồi hàng
hoá trao đổi hàng hoá giữa doanh nghiệp với khách hàng trên toàn bộ lãnh

thổ , sẽ biến kiểu tổ chức khép kín thành các vùng chuyên môn hoá sản xuất
hàng hoá liên kết với nhau chuyển kinh tế tự nhiên thành kinh tế hàng hóa .
Thứ ba , thị trường hướng dẫn tiêu thụ sản phẩm. Các nhà sản xuất kinh
doanh căn cứ và nhu cầu hàng hoá trên thị trường để quyết định sản xuất ra
hàng hóa để có thể tiêu thụ được nhiều hàng hoá
Thứ tư , thị trường phản chiếu hoạt độn tiêu thụ sản phẩm. Hiện trạng tình
hình sản xuất suất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm thể hiện rõ trên thị trường
, qua thị trường sẽ thấy tốc độ , trình độ và quy mô của san xuất kinh doanh,
tiêu thụ sản phẩm .
Thứ năm, thị trường là nơi quan trọng để đánh giá , kiểm nghiệm, chứng
minh tính đúng đắn của các chủ trương chính sách, biện pháp của các cơ quan
nhà nước , của các nhà sản xuất kinh doanh. Thị trường còn phản ánh các
quan hệ xã hội , hành vi giao tiếp của con người , đào tạo và bồi dưỡng cán bộ
quản lý , nhà kinh doanh .
3. Mối quan hệ giữa thị trường và tiêu thụ sản phẩm
Nói đến sản xuất hàng hóa là nói đến thị trường tiêu thụ sản phẩm , bởi vì
gữa thị trường và tiêu thụ có mối quan hệ hữu cơ với nhau , gắn mật thiết và
tác động qua lại lẫn nhau. Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua bán
sản phẩm hàng hoá. Nếu không có thị trường thì doanh nghiệp không thể tiến
hành hàng loạt các hoạt động mua bán .
Chúng ta ai cũng biết thị trường được hình thành trên cơ sở ba yếu tố :
-phải có khách hàng
-Khách hàng có nhu cầu cần được thoả mãn
-Khách hàng phải có khả năng thanh toán
Doanh nghiệp dựa vào thị trường để giải quyết những vấn đề mấu chốt như :
- Sản xuất cái gì ?
- Sản xuất như thế nào ?
- sản xuất cho ai ?
Muốn vậy họ luôn bám sát nhu cầu thị trường trên cơ sở điều tra nghiên cưú
thị trường

Trước đây , doanh nghiệp không phải quan tâm đến vấn để thị trường
hàng hoá mà họ sản xuất theo kế hoạch Nhà nước giao , vấn đề nhu cầu thị
trường được nhà nước quan tâm đến. Ngày nay , khi nền kinh tế chuyển sang
cơ chế kinh tế thị trường thì vấn để làm sao để tiêu thụ hàng hoá được đặt lên
hàng đầu .
Doanh nghiệp chỉ có thể thành công nếu như họ sản xuất ra sản phẩm phù
hợp với nhu cầu thị trường , được thị trường chấp nhận. Sản phẩm của doanh
nghiệp
được coi là tiêu thụ khi hành vi bán (tiêu thụ ) sản phẩm diễn ra trên thị
trường. Nếu không có thị trường thì sản phẩm của doanh nghiệp sẽ tiêu thụ ở
đâu? Vì vậy tiêu thụ là yếu tố cơ bản để hình thành thị trường. Thị trường của
doanh nghiệp lớn hay nhỏ tuỷ thuộc vào khối lượng hàng hóa tiêu thụ trên thị
trường. Thị trường luông biến động. Bên trong nó có nhiều yếu tố ảnh hưởng
trực tiếp hoặc gián tiếp đến tiêu thụ sản phẩm hàng hớa của doanh nghiệp.
Chính vì vậy , nghiên cứu thị trường đưa ra phương thức tiêu thụ phù hợp sao
cho đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất được doanh nghiệp quan tâm hàng đầu.
Đó chính là cơ sở để doanh nghiệp đạt hiệu quả cao trong kinh doanh .

III. Nội dung phát triển thị trường cho tiêu thụ sản phẩm
của doanh nghiệp .
Chúng ta hiểu rằng không tồn tại một công thức thần kỳ nào cho sự phàt
triển mãi mãi , sự phát triển không tự dưng mà có , nó là một qúa trình và là
một công việc kế tiếp nhau một cách liên tục. Công tác phát triển thị trường
nhằm mục tiêu giữ vững và phát triển thị phần của doanh nghiệp trên thị
trường , do vậy nội dung của nó phải bám sát thị trường và được thực hiện
theo sự vận động của thị trường. Nội dung của công tác phát triển thị trường
bao gồm : xác định những nhu cầu của thị truờng phân tích thị truờng hiện tại
và tương lai, xây dựng và thực hiện chiến lược thị truờng , đánh giá và kiểm
tra việc phát triển thị truờng .
1. Xác đinh những nhu cầu của thị trường.

Nhu cầu của khách hàng là yếu tố lam nên thị trường , phát triển thị
truờng phụ thuộc vào khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng của doanh
nghiệp. Hiện nay cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị truờng ngày càng
trở nên mãnh liệt hơn trước , do vậy các nhà sản xuất phải nỗ lực tập trung
vào sản xuất kinh doanh nhằm thoả mãn những nhu câù cụ thể của thị truờng.
Phương châm “chỉ bán cái mà thị trường cần chứ không phải bán cái mà
mình có” đã trở thành kim chỉ nam cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi
doanh nghiệp, tuy nhiên vẫn có rất nhiêu doanh nghiệp vẫn sản xuất những cái
mà họ tin rằng thị trường cần chứ chưa quan tâm tới cái nhu cầu thực sự của
thị trường. Và tất nhiên kết quả là sự xâm nhập thị trường đã giảm xuống tối
thiểu.
Do đó , để giải qyết vấn đề này , người quản lý cần nghiên cứu kỹ lưỡng thị
trường để xem thị trường tồn tại những nhu cầu thực sự gì, quy mô và khu vực
có thể trở thành thị trường là như thế nào. luôn luôn tìm hiểu và đánh giá thị
trường là một điều cốt tử vì không có thị trường nào là tĩnh cả. sự hiểu biết thị
trường sâu sắc sẽ tạo điều kiện cho các nhà sản xuất nắm bắt , dự báo được
những nhu cầu đang và sẽ có trên thị trường , từ đó xác định những cơ hội
tiêu thụ tiềm tàng và những phương pháp phát triển thị trường có hiệu quả
nhất.
Để thực hiện được việc nắm bắt và dự báo các nhu cầu của thị trường
doanh nghiệp kinh doanh có thể tuỳ theo quy mô và mục đích nghiên cứu mà
có thể tự tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường để xác định chính xác
nhu cầu của thị trường hoặc có thể sử dụng các nhà cố vấn chuyên môn để tiến
hành nghiên cứu rộng , độc lập và kỹ lưỡng hơn. Thông qua các cơ quan
nghiên cứu thị trường chuyên nghiệp các doanh nghiệp sẽ thu được nhiều lợi
ích hơn vì họ có thể cung cấp dồi dào kiến thức và chuyên môn mà các nhà sản
xuất kinh doanh không thể có sẵn. kèm theo đó họ có thể đưa ra các dự đoán
chính xác về các thị trường tiềm năng. Tuy chi phí để thuê các chuyên gia là
không nhỏ nhưng hiệu quả đem lại là tương đối lớn. Vậy dù cách thức như thế
nào là tuỳ thuộc và khả năng kinh tế và mục tiêu của doanh nghiệp nhưng việc

nghiên cứu thị trường để xác định chính xác các nhu cầu của thị trường trước
khi thực hiện các nội dung tiếp theo của việc phát triển thị trường là vô cùng
quan trọng , nó là điểm khởi đầu không thể thay thế , làm tốt nội dung này cho
phép doanh nghiệp xây dựng các chiến lược chinh phục thị trường một cách
hữu hiệu .
Thị trường luôn vận động , thành công của doanh nghiệp ngày hôm qua
không thể là đảm bảo chắc chắn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp
theo. Sự thiếu hiểu biết về thị trường có thể làm cho doanh nghiệp chao đảo
trong tình trạng bất ổn định hoặc say sưa với niềm lạc quan chẳng bao giờ có
thể trở thành hiện thực. Phân tích thị hiện tại và tương lai là việc tối quan
trọng cần được tiến hành thường xuyên nó giúp doanh nghiệp tìm ra các
phương thức ứng sử linh hoạt , hạn chế những rủi ro trong kinh doanh. Vậy
bằng cách náo doanh ngiệp sẽ thu được hiệu quả cao nhất trong việc phân tích
thị trường ? Sau đây chúng ta sẽ xem xét những nội dung cụ thể
Việc phân tích quy mô thị trường rất quan trọng để doanh nghiệp xác định
tỷ trọng khu vực thị trường của mình và nhận biết các giai đoạn phát triển hay
suy tàn của thị trường. Quy mô của thị trường hiện tại được phân tích trên hai
khía cạnh : số lượng khách hàng và phạm vi khách hàng. Sở dĩ phải xác định số
lượng và phạm vi khách hàng hiện tại để doanh nghiệp có thể thiết lập nên
biểu đồ khu vực thị trường hiện có cũng như thị trường tương lai của mình
đồng thời kiểm soát các kế hoạch sản xuất kinh doanh nhằm điều tiễt sự trồi
sụt của thị trường .
Thiếu sự phân tích quy mô thị trường liện tục và chính xác có thể thường
xuyên dẫn đến việc sản xuất quá nhiều trong một quy mô hạn chế hoặc những
thị trường căng thẳng và theo đó là những phản ứng dây chuyền vô cùng phổ
biến. Tích trữ hàng hóa ngoài mong muốn keo theo việc tăng chi phí sản xuất,
mọi sức ép đè nặng lên mọi mặt của sản xuất kinh doanh và lợi nhuận của
doanh nghiệp sẽ bị “ăn mòn”. Thiếu sự phân tích thị trường là mối nguy ngập
trong hầu hết các trường hợp sản xuất quá nhiều. Để giải quyết hàng ứ đọng ,
doanh nghiệp nghiệp phải hạ giá và chào biếu đặc biệt.

Nắm bắt được sự thay đổi về số lượng và phạm vi khách hàng giúp doanh
nghiệp bên cạnh việc tránh phải những tình huống rủi ro khi thị trường đứng
trước nguy cơ bị tàn lụi , còn cho doanh nghiệp thấy trước được khả năng tiềm
tàng và điều khiển hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển theo những nhu
cầu thị trường đang tăng cao một cách hợp lý .
2. Phân tích các đối thủ cạnh tranh trên thị trường của doanh
nghiệp
Không thể có được một sự phát triển thị trường bền vững nếu không có sự
phân tích tỷ mỉ vể sự cạnh tranh cuả các doanh nghiệp. Cạnh tranh còn tồn tại
thì còn phải phân tích những cái mạnh và những cái yếu của các đối thủ chính
trong mỗi khu vực thị trường. Phân tích các đối thủ cạnh tranh còn giúp các
doanh nghiệp nhận ra được các điểm mạnh , điểm yếu của mình , từ đó đánh
giá lại những chiến lược và những đối sách của doanh nghiệp .
Để có được những nhận định chính xác về đối thủ cạnh tranh của doanh
nghiệp cần xây dựng lên hệ thống thông tin tình báo cạnh tranh từ lực lượng
bán hàng , các kênh phân phối , người cung ứng , các công ty nghiên cứu thị
trường , các hiệp hội thương mại và từ các số liệu đã được công bố như những
ấn phẩm của Nhà nước , những bài nói chuyện , những bài báo. các số liệu thu
thập được trải qua các bước kiểm tra về giá trị và độ tin cậy , giải thích ý nghĩa
và sắp xếp một cách hợp lý .
Doanh nghiệp chỉ có thể đánh giá được đối thủ cạnh tranh dựa trên những
thông tin về tình hình kinh doanh của họ , cụ thể là mức tiêu thụ, thị phần ,
mức lời , lợi nhuận trên vốn đầu tư , đầu tư mới và mức sử năng lực. Biết được
mục tiêu và các điểm mạnh , yếu của một đối thủ cạnh tranh góp phần chỉ rõ
những biện pháp và phản ứng của họ đối với những biên pháp của doanh
nghiệp trong công tác phát triển thị trường. Nếu doanh nghiệp hiểu được một
cách sâu sắc toàn bộ ý đồ của một đối thủ cạnh tranh thì có thể đoán được
hành động của họ và có kế sách vượt lên dành vị trí dẫn đầu trên thị trường.
cách đưa gia những sản phẩm mới có chất lượng ngang bằng với gía thấp
hơn. Tương tự , họ có thể phát triển những thị trường “ăn theo” kiểu đó với

quy mô hạn chế mà các doanh nghiệp lớn thực sự không tham gia vào được .
Nhưng mọi nhu cầu thị trường cũng thay đổi nhanh chóng và những sản
phẩm mới lại suất hiện , điều quan trọng là mỗi doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ

×