THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Ở CÔNG TY
TRUYỀN TẢI ĐIỆN 1
I.Giới thiệu khái quát về công ty truyền tải điện 1
1.Quá trình hình thành và phát triển .
Công ty Truyền tải điện 1(TTĐI) là một doanh nghiệp Nhà nước, trực
thuộc Tổng Công ty điện lực Việt Nam-Bộ công nghiệp có trụ sở đóng tại 15
Cửa Bắc –Ba Đình-Hà Nội. Từ khi hình thành đến nay, tải qua hơn 20 năm hình
thành và phát triển Công ty đã từng bước trưởng thành, đáp ứng nhiệm vụ
ngày càng nặng nề mà cấp trên giao cho.
Công ty chính thức được thành lập từ năm 1981 :
-Từ năm 1981 đến 1995: Tên gọi của công ty là Sở truyền tải điện lực
thuộc công ty Điện lực 1 - Bộ Năng Lượng.
- Sau 14 năm hoạt động, Sở truyền tải điện chính thức đổi thành Công ty
truyền tải điện 1 theo quyết định số 112NL/TCCB-LĐ ngày 04/03/1995 của Bộ
Năng lượng nay là Bộ công nghiệp cùng với Công ty Điện lực 1 trực thuộc Tổng
công ty Điện lực Việt nam.
Sự thay đổi trên là do yêu cầu tổ chức lại sản xuất của chính phủ theo hướng
giao quyền tự chủ trong quản lý, hạch toán sản xuất kinh doanh cho các doanh
nghiệp nhà nước .
Theo “Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty Truyền tải điện 1” ban
hành theo quyết định số 182QĐ/HĐQL ngày 25/03/1995 của Hội đồng quản lý
Tổng công ty Điện lực Việt nam .
Nhiệm vụ chủ yếu của công ty là :
-Quản lý vận hành lưới truyền tải điện , phục vụ cho việc sản xuất sản
phẩm điện
-Sửa chữa các thiết bị điện , phục hồi cải tạo xây lắp các công trình điện.
-Thí nghiệm hiệu chỉnh thiết bị điện , xác định chất lượng thiết bị điện
trong quá trình sửa chữa xây lắp của công trình điện .
-Kinh doanh các loại vật tư , thiết bị phục vụ ngành điện.
-Nhận thầu các công trình điện .
Công ty có 15 đơn vị trực thuộc (8TTĐ khu vực, 4 trạm biến áp ,
2xưởng, 1 đội) đóng trên địa bàn của 12 tỉnh, thành phố, trong đó có các thành
phố lớn quan trọng như Thủ đô Hà Nội, TP Hải Phòng…
Biểu 1:Một số chỉ tiêu tài chính của công ty trong những năm gần đây.
Đơn vị tính:VNĐ
Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm2000
Tổng vốn kinh doanh 1.390.157.574.0 1.172.725.772,5 1.464.227.641,
68
Vốn lưu động 3.524.095.194 4.083.952.046 4.083.952.046
Vốn cố định 1.386.633.478.8
63
1.168.641.820.5
30
1.146.143.689.
638
Nguyên giá TSCĐHH 2.113.271.277.3
41
2.121.586.438.4
74
2.237.008.841.
959
Hao mòn TSCĐHH (726.637.798.47
8)
(952.944.617.94
4)
(1.176.865.152
.321)
Tổng doanh thu 952.363.000 1.255.139.000 1.584.440.000
Lợi tức thực hiện 97.643000 101.456.000 152.289.000
Tổng nộp ngân sách 339.989.893 410.089.000 454.009.000
Thu nhập bình quân 1.495.000 1.536.000 1.542.000
( Nguồn:phòng tài chính kế toán)
Biểu 2:Một số chỉ tiêu phản ánh lực lượng lao động
Đơn vị tính:Người
Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000
Tổng số CBCNV 1.309 1.410 1.500
+ Công nhân sản xuất 1.103 1.125 1.150
+ Cán bộ và nhân viên quản lý 206 295 350
(Nguồn:phòng tổ chưc lao động tiền
lương)
Các chỉ tiêu trên cho thấy tại Công ty vốn cố định chiếm đến 99% tổng
số vốn kinh doanh. Tổng doanh thu và lợi nhuận (của các công trình lắp đặt,
hiệu chỉnh cho khách hàng ) ngày càng tăng, do đó góp phần nâng cao mức thu
nhập bình quân của cán bộ công nhân viên.
Theo báo cáo kế hoạch sản xuất- tài chính năm 2000 của Công ty:
Sản lượng điện truyền tải 220KV: 9,8 tỉ KWh
Tỷ lệ điện tổn thất : 2,3%
Chi phí sản xuất : 420,530 tỷ đồng.
Ban giám đốc
PHÒNG HÀNH CHÍNH
PHÒNG KẾ HOẠCH
PHÒNG TỔ CHỨC
PHÒNG KỸ THUẬT
PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
PHÒNG VẬT TƯPHÒNG BẢO VỆ PHÒNG DỰTOÁN
PHÒNG TÀI VỤ
XƯỞNG SỬA CHỮA THIẾT BỊXƯỞNG THÍ NGHIỆM ĐỘIVẬNTẢI
TRẠMBA LA TRẠMMAI ĐỘNG
TRẠMThái nguyên
TRẠMCHÈM
Ttđ thanh hoá Ttđ vinh Ttđ ninh bìnhTtđ thái nguyên Ttđ quảng ninh Ttđ hoà bình Ttđ bắc giangTtđ hải phòng
2 . Tổ chức bộ máy quản lý .
2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lí của công ty
Công ty tổ chức quản lý theo mô hình trực tuyến, chức năng. Đứng đầu là ban
Giám đốc chỉ đạo trực tiếp từng bộ phận. Các đơn vị trong Công ty có mối quan
hệ chặt chẽ với nhau và chịu sự chỉ đạo của Giám đốc Công ty.
Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty được khái quát qua sơ đồ trên.
2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban :
+ Ban giám đốc gồm giám đốc và 2 phó giám đốc.
Hình: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý sản xuất công ty truyền tải điện I
Giám đốc là người đứng đầu bộ máy lãnh đạo của Công ty- đại diện
pháp nhân của Công tỷ trước pháp luật và cơ quan cấp trên. Giám đốc chịu
trách nhiệm chung về mọi hoạt động của Công ty.
Giúp việc cho gồm có các Phó Giám đốc kỹ thuật ( 1 PGĐ phụ trách các
trạm biến áp, 1 PGĐ phụ trách đường dây) và kế toán trưởng phụ trách công
việc được chuyên môn hoá cụ thể.
+ Phòng Hành chính: Có hniệm vụ thực hiện các thủ tục hành chính , văn
thư, điện nước, chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên toàn Công ty.
+Phòng Kế hoạch: Xây dựng và trình lên Tổng công ty kế hoạch dài
hạn và trung hạn của công ty căn cứ vào kế hoạch 5 năm được duyệt và dự
kiến năm được phân bổ, lập kế hoạch toàn diện và trình Tổng công ty duyệt ,
chỉ đạo và hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện . Sau khi được Tổng công
ty chấp thuận, công ty được quyền trực tiếp tìm hiểu giao dịch với các nhà đầu
tư trong nước hoặc nước ngoài , tiếp thị, lập phương án luận cứ kinh doanh,
liên kết tìm nguồn vốn . Trình Tổng công ty đồng thời cũng phải chịu trách
nhiệm về mọi kết quả kinh doanh và bảo toàn vốn.
+Phòng Tổ chức Lao động tiền lương: Quản lý việc thành lập, giải thể
các đơn vị trực thuộc. Xây dựng phương án quy hoạch cán bộ, chức danh, tiêu
chuẩn kỹ thuật nghiệp vụ…, quản lý tiền lương, thưởng và các vấn đề kỷ luật,
đề bạt CBCNV trong công ty. Ký kết các hợp đồng lao động.
+ Phòng Kỹ thuật: Chỉ đạo công tác kỹ thuật và vận hành lưới điện an
toàn, liên tục, đảm bảo chất lượng điện năng. Chủ trì tham gia xét duyệt
nghiệm thu các công trình xây dựng, lắp đặt vad các thiết bị mua mới.
+ Phòng Tài chính kế toán: Quản lý khai thác hiệu quả nguồn vốn được
giao, được phép huy động vốn, liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế.
Xây dựng các kế hoạch giá thành, tài chính, kế hoạch chi phí hành chính
sự nghiệp hàng quý (năm), trình Tổng công ty duyệt.
Thực hiện chế độ hạch toán kế toán, thống kê theo quy định của nhà
nước và hướng dẫn của Tổng công ty.
+ Phòng Vật tư:
- Cung cấp đầy đủ, kịp thời vật tư, thiết bị phục vụ cho sản xuất và vận hành
điện
- Được tổ chức mua bán vật tư thiết bị với các tổ chức kinh tế trong và ngoài
nước, phục vụ cho sự phân cấp trong công ty .
+ Phòng Thanh tra Bảo vệ: Có nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho sản xuất và
theo dõi đôn đốc kiễm tra định kỳ và bất thường về công tác an toàn lao động
+ Phòng Dự toán :
- Trên cơ sở các kế hoạch đầu tư đã dược duyệt, công ty được uỷ quyền
trực tiếp thực hiện dự án với các nguồn lực được giao.
- Lập trình kế hoạch đầu tư các công trình đầu tư theo phân cấp và trực
tiếp tổ chức chọn đấu thầu để thực hiện dự án đã được phê chuẩn .
- Tổ chức thiết kế xây đựng tổng dự toán và tiến hành thực hiện đúng yêu
cầu về chất lượng, yêu cầu kỹ thuật đảm bảo đúng tiến độ công trình .
Công ty có 15 đơn vị thành viên trong đó có 8 truyền tải điện khu vực
được mở tài khoản chuyên chi tại các ngân hàng địa phương nơi có trụ sở đơn
vị làm việc. Các đơn vị còn lại được Công ty cấp vốn bằng tiền mặt và vật tư
kinh doanh. Các đơn vị phụ thuộc phải thực hiện chế độ quản lý và hạch toán
tài chính theo đúng quy chế phân cấp của Công ty.
3.Đặc điểm tổ chức bộ máy và công tác kế toán của Công ty
3.1.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Để trợ giúp và cũng để phù hợp với sự hoạt động của bộ máy quản lý
của
Công ty, việc tổ chức công tác kế toán được tiến hành theo hình thức tổ chức
công tác kế toán tập trung, hình thức này rất phù hợp do Công ty hoạt động
chuyên ngành truyền tải điện có nhiều khác biệt và phức tạp so với các ngành
khác. Với một cơ cấu tổ chức quản lý gồm rất nhiều các đơn vị trực thuộc, mặc
dù đã phân cấp quản lý nhưng chưa triệt để thống nhất trong chỉ đạo và quản
lý vĩ mô (Tổng công ty ). Do đó , để phù hợp với đặc điểm của Công ty, bộ máy
kế toán của Công ty được tổ chức như sau:
KẾ TOÁN TRƯỞNG
PHÓ PHÒNG QUẢN LÝ VÀ TẬP HỢP CHI PHÍ TRUYỀN TẢI ĐIỆN
PHÓ PHÒNG PHỤ TRÁCH ĐẦU TƯ VÀ CHI PHÍ ĐẠI TU
KẾ TOÁN NGÂN HÀNGKẾ TOÁN TIỀN MẶTKẾ TOÁN VẬT TƯKẾ TOÁN TSCĐ, TẬP HỢP CHI PHÍ ĐẠI TUKẾ TOÁN TỔNG HỢP CHI PHÍ, GIÁ THÀNHKẾ TOÁN QUYẾT TOÁN CTÌNH ĐẠI TUKẾ TOÁN CÔNG NỢ,VATTHỦ QUỶ
NHÂN VIÊN KẾ TOÁN ĐƠN VỊ PHỤ THUỘC
Cơ cấu bộ máy kế toán của Công ty truyền tải điện 1
Ghi chú: Mối quan hệ trực tuyến
Mối quan hệ tham mưu
Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến, Kế toán
trưởng trực tiếp điều hành các nhân viên kế toán phần hành, đồng thời lại có
quan hệ có tính chất tham mưu gữa Kế toán trưởng và kế toán phần hành.
Phòng Tài chính –Kế toán gồm có 12 người:
+Kế toán trưởng: Là người đứng đầu phòng TC-KT, có trách nhiệm :
- Thực hiện toàn bộ công tác kế toán thống kê thông tin kinh tế, tham gia các
bộ phận liên quan, lập quyết toán tài chính cho các công trình được duyệt
quyết toán, tham gia ký kết các hợp đồng kinh tế .
- Đảm bảo thực hiện đúng chế độ, chính sách qui định, tổ chức đào tạo chỉ
đạo hướng dẫn kiểm tra công tác kế toán do nhân viên kế toán thực hiện
thông qua phó phòng kế toán.
- Hàng kỳ tiến hành tổng kết và báo cáo kế toán tài chính liên quan lên giám
đốc và phải chịu mọi trách nhiệm trước giám đốc công ty và nhà nước về các
thông tin kế toán cung cấp .
+Phó phòng quản lý và tập hợp chi phí truyền tải:Tham mưu giúp việc
cho KTT kiểm tra hoạt động tài chính của các đơn vị phụ thuộc.
+Phó phòng phụ trách lĩnh vực đầu tư ,xây dựng cơ bản: Thanh quyết
toán các công trình đại tu.
+Kế toán ngân hàng:
- Ghi chép các khoản thu, chi liên quan đến tiền gửi ngân hàng.
- Cuối thánh đối chiếu số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng với bản sao kê do
ngân hàng gửi.
- Lập báo cáo chi tiết tài khoản tiền gửi ngân hàng nộp cho kế toán tổng
hợp.
+Kế toán tiền mặt, lương:
- Theo dõi các khoản thu, chi liên quan đến tiền mặt, việc thanh toán lương,
tiền thưởng, BHXH, các khoản thuộc về thu nhập và các khoản trích theo
lương của cán bộ công nhân viên.
+Kế toán vật tư:
- Hạch toán chính xác, đầy đủ tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư, hàng hoá
tại công ty và tại kho của các đơn vị phụ thuộc .
- Tiến hành đối chiếu, kiểm tra sổ sách với tình hình thực tế cùng vời thủ kho
-Lập bảng phân bổ phục vụ cho kế toán tổng hợp chi phí và tính giá
thành .
+Kế toán TSCĐ, tập hợp chi phí đầu tư:
- Hạch toán tình hình tăng giảm TSCĐ tại công ty; xác định đúng đối tượng
cần phân bổ, mức trích khấu haoTSCĐ.
- Cuối tháng lập bảng phân bổ khấu hao, báo cáo tăng, giảm TSCĐ.
- Hàng tháng tập hợp toàn bộ chi phí đại tu phát sinh căn cứ số liệu trong
báo cáo kế toán của các đơn vị trực thuộc.
+Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành:
- Phụ trách khâu tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất, liên kết các kế toán bộ phận,
phát hiện sai sót, chênh lệch của báo cáo chi tiết.
- Cuối kỳ hạch toán lập các báo cáo tài chính thông qua thông qua kế toán
trưởng và Giám đốc sau đó trình duyệt qua Ban Tài chính kế toán Tổng Công ty
điện lực Việt Nam.
+Kế toán qyết toán các công trình đại tu, sửa chữa lớn và nhận thầu xây
lắp
cho khách hàng:
- Lập kế hoạch, theo dõi việc thanh quyết toán các công trình đại tu tại các
đơn vị trực thuộc.
- Trình duyệt, quyết toán các công trình đại tu, nhận thầu xây lắp theo sự
phân cấp.
+Kế toán đầu tư, công trình qúa tải:
- Tập hợp toàn bộ các chi phí mua sắm trang thiết bị, xây dựng các trạm biến
áp và đường dây; chi phí thực công trình chống quá tảiđiện áp thuộc nguồn
vốn đàu tư của nghành điện trình kho bạc Nhà nước.
+Kế toán công nợ,VAT:
- Theo dõi, xác nhận các khoản tạm ứng nội bộ và công nợ với khách hàng
- Cuối tháng lập bảng kê chi tiết theo dõi tài khoản tạm ứng và bảng kê chi
tiết
theo dõi tài khoản thanh toán với nhà cung cấp.
+Thủ quỹ:
- Quản lý tiền mặt tại Công ty. Trên cơ sở chứng từ thu, chi kiểm tra tính hợp
lệ, hợp pháp để tiến hành thanh toán và vào sổ quỹ.
- Cuối ngày đối chiếu số tồn quỹ thực tế với kế toán tiền mặt.
Mỗi kế toán thực hiện một phần việc cụ thể dưới sự phân công của Kế
toán
trưởng. Trong quá trình thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình thì giữa
các nhân viên trong bộ máy kế toán luôn có mối quan hệ chặt chẽvới nhau và
với tất cả các phòng ban, bộ phận sản xuất trong Công ty.
Hiện nay tại phòng Tài chính – kế toán chỉ có kế toán tổng hợp kế toán
ngân hàng sử dụng phần mềm và kế toán TSCĐ sử dụng phần mềm chương
trình quản lý TSCĐriêng viết trên ngôn ngữ FOXPRO, hai chương trình này
chưa có sự liên kết, chia quyền truy cập. Còn lại các kế toán phần hành khácvà
các kế toán tại đơn vị trực thuộc khác chỉ lập bảng, biểu trên phần mềm EXCEL
do đó công tác kế toán tại Công ty còn bị trùng lặp và kế toán máy chưa phát
huy được tác dụng.
Công ty TTĐ1 hạch toán phụ thuộc, do đó tất cả các chi phí,doanh
thu đều được chuyển lên Tổng Công ty để hạch toán tập trung toàn
ngành điện. Tại Công ty sẽ không xác định được chi phí và doanh thu
của sản xuất chính ( vận hành truyền tải điện ) mà chỉ có thể xác định
được chi phí, doanh thu và lợi nhuận của sản xuất kinh doanh phụ ( lắp
đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh cho khách hàng ). Đây cũng chính là một dặc
thù của Công ty bởi tất cả từ sản xuất điện đến phân phối tiêu dùng là
một dây chuyền khép kín toàn ngành.
Tổ chức vận dụng hình thức kế toán tại Công ty :
Việc lựa chọn hình thức sổ kế toán nào là tuỳ thuộc vào đặc điểm tổ chức
quản lý và sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Hình thức kế toán là hệ thống sổ kế toán sử dụng để ghi chép, hệ thống
hoá và tổng hợp số liệu chứng từ gốc theo một trình tự và phương pháp ghi
chép nhất định.
Căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán, chế độ thể lệ kế toán, qui mô đặc
điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, yêu cầu quản lý cũng như để
Chứng từ gốc ( bảng tổng hợp chứng từ ) Sổ (thể ) chi tiết
Nhật ký chungNhật kýchuyên dùng
Sổ cái Bảng tổng hợpchi tiết
Bảng cân đốitài khoản
Các báo cáokế toán
dễ dàng cho việc đối chiếu, kiểm tra giữa kế toán của công ty với kế toán của
các đơn vị phụ thuộc, Công ty đã áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung.
Công ty sử dụng hệ thống tài khoản theo quy định của Tổng Công ty trên
cơ sở theo quyết định 1141-TC/CĐkế toán ra ngày 1/11/1995 của Bộ Tài chính.
Việc ghi chép sổ sách kế toán dựa trên các chứng từ hợp lý, hợp lệ. Các kế toán
viên thực hiện công tác kế toán trên máy vi tính đều phải in ra sổ sách hàng
tháng . những sổ sách. Những sổ sách này phải có đầy đủ chữ ký của kế toán
phần hành và được kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị xem xét,ký duyệt.
Hiện nay để phục vụ nhu cầu quản lý, Công ty quy định cho các đơn vị
thành viên đều phải mở sổ , ghi chép, quản lý, lưu trữvà bảo quản theo đúng
chế độ. Sổ sách kế toán bao gồm sổ nhật ký, sổ chi tiết và sổ tổng hợp.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán “ Nhật ký chung “ áp dụng
tại Công ty truyền tải điện 1 .
KHÁI QUÁT TRÌNH TỰ GHI SỔ THEO HÌNH THỨC
NHẬT KÝ CHUNG TẠI CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 1
I. Thực trạng tổ chức công tác kế toán TSCĐ tại Công ty TTĐ1
1.Đặc điểm của TSCĐ tại công ty truyền tải điện 1
Do đặc thù riêng của ngành điện nên TSCĐ tại Công ty chiếm tỷ trọng rất
lớn trong tổng tài sản. TSCĐ đóng vai trò quan trọng trong sản xuất kinh
doanh và thực hiện các nhiệm vụ nhà nước giao.
(Trong những năm vừa qua Công ty đã và đang không ngừng lớn mạnh,
khẳng định là một đơn vị kinh tế đóng vai trò quan trọng trong ngành điện
Việt Nam nói riêng và trong tổng thể nền kinh tế quốc dân nói chung, cơ sở vật
chất kỹ thuật của công ty không ngừng được đầu tư đổi mới và hiện đại hoá.
Trong công ty Truyền tải điện 1 cơ sở vật chất kỹ thuật chủ yếu là TSCĐ và
chiếm tỷ trọng lớn. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc phục vụ hoạt động
sản xuất kinh doanh và thực hiện các nhiệm vụ Nhà nước giao. )
Để đảm bảo chất lượng thông tin kế toán, nâng cao vai trò kiểm tra,
giám sát bằng đồng tiền trong quá trình hình thành, sử dụng và đổi mới TSCĐ
công ty đã tăng cường công tác quản lý, bảo vệ an toàn TSCĐ. Ngoài những yêu
cầu chung của kế toán về công tác quản lý và kế hoạch hoá TSCĐ, công ty còn
thực hiện theo qui định của Tổng công ty.
-Lập hồ sơ, tổ chức thanh xử lý TSCĐ và hạch toán kịp thời về kết quả
thanh lý TSCĐ theo qui định của Tổng công ty.
-Việc quản lý và tổ chức TSCĐ được thực hiện bằng phần mềm máy vi
tính do Tổng Công ty viết trên nền FOPRO nhằm phục vụ kịp thời và chính xác
những yêu cầu quản lý, hạch toán TSCĐ của các đơn vị và toàn Tổng Công ty.
Tình hình đầu tư, trang bị mới TSCĐ của công ty TTĐ1 tăng qua các
năm cùng với nó là vốn kinh doanh của công ty cũng không ngừng tăng, tỷ
trọng vốn cố định ở công ty rất cao trong tổng vốn kinh doanh, từ 1999-2001
đã tăng lên một cách rõ rệt điều này cũng phần nào nói lên việc đầu tư đổi mới
TSCĐ của công ty có hiệu quả và được thể hiện qua bảng sau (bảng1)
Bảng 1
Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu dưới đây cho thấy tình hình hoạt động của công
ty trong những năm 1999- 2001
Chỉ tiêu năm 1999 2000 2001
Nguyên giá TSCĐ
1.410.403.119.300 2.034.790.938.300 2.151.361.275.000
Giá trị hao mòn
1.142.724.014.000 1.372.513.034.000
Hệ số hao mòn
0.520 0.562 0.638
Mức trang bị TSCĐ
1.343.096.322 1.446.846.856
2.Phân loại và đánh giá TSCĐ của công ty TTĐ1
2.1.Phân loại
Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, để tạo điều kiện
thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán TSCĐ công ty đã căn cứ vào chế độ
kế toán hiện hành, căn cứ vào đặc điểm TSCĐ, căn cứ vào yêu câu quản lý để
tiến hành phân loại TSCĐ một cách hợp lý và phù hợp với đặc điểm tổ chức
kinh doanh của mình.
2.1.1.Phân loại TSCĐ theo nguồn vốn (tính đến ngày 01/12/) gồm có:
-TSCĐ đầu tư bằng vốn ngân sách: 1.550.310.750.000(đ)
-TSCĐ do vốn tự bổ sung: 148.812.305.000(đ)
-TSCĐ được hình thành từ NV khác: 452.238.220.000(đ)
Tổng cộng 2.151.361.275.000(đ)
2.1.2. TSCĐ phân loại theo tính chất sử dụng.
-TSCĐ đang dùng trong SXKD: 2.010.112.370.000(đ)
-TSCĐ vô hình: 0
-TSCĐ chưa,không cần dùng: 0
-TSCĐ hư hỏng chờ thanh lý: 103.020.321.000(đ)
-Đất đai - TSCĐ không KH: 38.228.584.000(đ)
Tổng cộng 2.151.361.275.000(đ)
2.1.3.TSCĐ phân theo đặc trưng kỹ thuật.
Thực tế từ cách phân loại trên, TSCĐ đang dùng trong sxkd lại được phân
loại theo đặc trưng kỹ thuật để phục vụ nhu cầu quản lý.
-TSCĐ đang dùng trong sxkd: 2.010.112.370.000(đ)
+ Nhà cửa (2112) 30.230.000.000(đ)
+ Vật kiến trúc (2112) 1.670.230.000(đ)
+ Máy móc thiết bị động lực (2113) 578.240.024.000(đ)
+ Máy móc thiết bị công tác (2113) 8.320.450.000(đ)
+ Máy móc thiết bị truyền dẫn (2114) 1.374.450.866.000(đ)
+ Công cụ dụng cụ đo lường, quản lý (2115) 4.300.200.000(đ)
+ Thiết bị và phương tiện vận tải (2115) 11.600.400.000(đ)
+ TSCĐ khác dùng trong sxkd 1.300.200.000(đ)
Từng cách phân loại TSCĐ như trên đều mang một ý nghĩa nhất định giúp
cho việc sử dụng và quản lý TSCĐ của công ty ngày một tốt hơn
Tỷ lệ % của từng loại TSCĐ trong công ty như sau:
+ Máy móc thiết bị truyền dẫn (2114): 68,38%
+ Thiết bị và phương tiện vận tải : 0,58%
+ Máy móc thiết bị động lực (2113) : 28,77%
+ Máy móc thiết bị công tác ( 2113) :0,41%
+ Công cụ - dụng cụ đo lường, dụng cụ quản lý: 0,21%
+ Nhà cửa (2112): 1,5%
+ Vật kiến trúc (2112) : 0,81%
+ TSCĐ khác dùng trong sản xuất kinh doanh: 0,065%
Cách phân loại này giúp công ty nắm được tình hình TSCĐ, để theo dõi và trích
khấu hao, quản lý, sử dụng sao cho có hiệu quả. Cách phân loại theo tính chất
sử dụng biết ngay được TSCĐ đang dùng trong sản xuất kinh doanh là bao
nhiêu, TSCĐ không cần dùng, TSCĐ hư hỏng chờ thanh lý là bao nhiêu. Cách
phân loại theo nguồn vốn giúp công ty nắm bắt được nguồn vốn ngân sách là
bao nhiêu, tự bổ sung là bao nhiêu, sử dụng nguồn vốn khác như thế nào từ đó
theo dõi quản lý, có phương hướng đầu tư đúng đắn , phù hợp và giúp cho việc
phân tích, đánh giá tình hình sử dụng TSCĐ mang lại lợi ích tối đa.
2.2.Đánh giá TSCĐ
Để biết được năng lực sản xuất của TSCĐ, tính toán khấu hao TSCĐ và
phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải
đánh giá TSCĐ. Tại công ty TTĐ1, nguyên nhân chủ yếu tăng TSCĐ là do mua
sắm, lắp mới, điều chỉnh... Nguồn vốn ở công ty một phần do Ngân sách nhà
nước cấp, một phần do tự bổ sung và một số nguồn khác. Việc đánh giá TSCĐ
của công ty được tuân theo nguyên tắc chế độ kế toán đã ban hành.
Trong quá trình sử dụng TSCĐ bị hao mòn, hư hỏng dần tạo ra giá trị hao
mòn. Do đó, trong quá trình quản lý và sử dụng TSCĐ bên cạnh việc đánh giá
TSCĐ theo nguyên giá, công ty còn xác định giá trị còn lại của TSCĐ. Để xác
định giá trị còn lại công ty đã sử dụng công thức:
Giá trị còn lại Nguyên giá Giá trị đã hao mòn
của TSCĐ của TSCĐ của TSCĐ
Công ty luôn đánh giá lại TSCĐ theo giá thị trường, công việc đánh giá lại
này giúp cho việc tính toán và trích khấu hao đúng và đủ, tạo nguồn vốn tái
đầu tư TSCĐ và bảo tồn cho công ty.
3. Kế toán tổng hợp TSCĐ
3.1.Tài khoản sử dụng.
Để theo dõi tình hình sử dụng TSCĐ của công ty, kế toán đã sử dụng chủ yếu
các tài khoản sau:
TK211(2112,2113,2114,2115)
TK214(2141)
TK241(2413) Trong đó 24131: tự làm
24132 : thuê ngoài
TK627 (6274) , 642 (6424)
TK 009
Các TK 111, 112, 113 , 1384 , 331, 3331 , 411…
Kế toán sử dụng sổ sau để theo dõi, tổng hợp TSCĐ của Công ty :
-Thẻ TSCĐ
-Sổ chi tiết TSCĐ theo dõi từng đơn vị sử dụng
-Sổ cái TK 211 và sổ cái TK 214
-Bảng tổng hợp tình hình tăng, giảm TSCĐ
3.2.Kế toán tình hình biến động của TSCĐ tại công ty TTĐ1
Việc hạch toán TSCĐ được hạch toán theo trình tự sau:
Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh ( kèm theo chứng từ gốc), kế toán tiến
hành phân loại các nghiệp vụ và nhập dữ liệu vào máy tính. Song song, kế toán
tiến hành ghi chép số liệu vào các sổ kế toán chi tiết. Đây là việc làm hết sức
cần thiết để giúp cho việc kiểm tra, đối chiếu số liệuđồng thời làm giảm rủi ro
khi máy có sự cố. Các công việc còn lại nhưlên các sổ tổng hợp: Nhật ký chung,
Sổ cái, Báo cáo tài chính…, thì được thực hiện trên máy tính, đối với những
phần hành chưa có phần mềm riêng thì được làm trên EXCEL để giảm bớt
khối lượn công việc.
Công tác kế toán tại Công ty được khái quát theo sơ đồ sau:
Sơ đồ xx: KHÁI QUÁT TRÌNG TỰ HẠCH TOÁN TSCĐ
CHỨNG TỪ GỐC
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
SỔ CÁI TK211,214
BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT TSCĐ
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
SỔ, THẺ KẾ TOÁN CHI TIẾT TSCĐ
Công tác kế toán tại Công ty được khái quát theo sơ đồ sau:
Sơ đồ xx: KHÁI QUÁT TRÌNG TỰ HẠCH TOÁN TSCĐ
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
Căn cứ vào trình tự chung đó, các nghiệp vụ về TSCĐ tại Công ty Truyền
tải điện 1được hạch toán cụ thể như sau:
III.2.1. Hạch toán tình hình tăng giảm TSCĐ
Hạch toán chi tiết TSCĐ tại Công ty
Tại Công ty kế toán TSCĐ sử dụng phần mềm do Tổng Công ty viết, công
tác kế toán được thực hiện như sau:
Khi tăng TSCĐ, kế toán lập hồ sơ cho TSCĐ gồm:
-Biên bản giao nhận TSCĐ
-Biên bản nghiệm thukỹ thuật TSCĐ
-Hoá đơn GTGT của bên bán
-Hợp đồng mua bán hàng hoá
-Biên bản thanh lý hợp đồng
Sau đó, TSCĐ sẽ được phân loại theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
Mỗi TSCĐ có một số hiệu và được vào sổ chi tiết TSCĐ trước khi vào các sổ
tổng hợp liên quan.
Khi giảm TSCĐ ( do nhượng bán, thanh lý , điều chuyển nội bộ,..)kế
toán lập hồ sơ giảm TSCĐ có đầy đủ chứng TSCĐừ cần thiết như:
-Quyết định của cấp có thẩm quyền (nếu có)
-Biên bản thanh lý TSCĐ
-Phiếu thu
Đồng thời kế toán ghi giảm TSCĐ ở sổ chi tiết TSCĐ và ghi vào các sổ
tổng hợp liên quan.
3.2.2. Kế toán tăng TSCĐ
Thực tế những năm gần đây, công ty đã không ngừng tăng cường đầu
tư theo chiều sâu, đổi mới máy móc, thiết bị hiện đại. Vào năm 2002, công ty
TTĐ1 đã đầu tư thêm do nhiều nguyên nhân như mua mới, lắp mới, điều chỉnh
giá, điều chuyển nội bộ .
3.2.2.1. Kế toán tăng TSCĐ do mua sắm :
Căn cứ vào nhu cầu sử dụng, Công ty lập kế hoạch mua sắm TSCĐ trình
Tổng Công ty duyệt. Nếu được chấp nhận, Công ty tổ chức đấu thầu hoặc xem
xét các bản chào giá cạnh tranh để chọn đơn vị cung cấp. Hồ sơ mua sắm phải
có đủ ít nhất là:
+Biên bản bàn giao và nghiệm thu TSCĐ
+Hóa đơn GTGTcủa bên bán
+Phiếu nhập kho TSCĐ
+Các chứng từ liên quan khác…
Khi đưa TSCĐ vào sử dụng, phải có văn bản bàn giao TSCĐ cho bộ phận
sử dụng đồng thời lập phiếu xuất kho TSCĐ . Căn cứ vào các chứng từ trên, kế
toán lập chứng từ tăng TSCĐ, lập thẻ TSCĐ và vào sổ chi tiết TSCĐ , sổ nhật ký
chung, sổ cái TK 211.
Trích số liệu ngày 31/01/2002: Công ty mua 02bộ hợp bộ máy ép nổ
thuỷ lực 100 tấn IZUMI/Nhật, 02 bộ hợp bộ máy ép nổ thuỷ lực 60 tấn
IZUMI/Nhật, 05 Plăng xích kéo tay Tractel/ Pháp. Hồ sơ tăng TSCĐ gồm có các
chứng từ
-Biên bản mở thầu mua sắm thiết bị
-Biên bản xét thầu mua sắm thiết bị
-Báo giá của công ty TNHH thương mại Tâm Thành
-Hợp đồng mua bán thiết bị với Công ty TNHH thương mại Tâm Thành
-Biên bản thanh lý hợp đồng
-Hoá đơn GTGT
-Biên bản bàn giao và nghiệm thu thiết bị
-Phiếu nhập kho
-Phiếu xuất kho
-Phiếu chi
Dưới đây là một số mẫu cụ thể
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
Ngày31 tháng 01 năm 2002
HỢP ĐỒNG MUA BÁN
Số :07/HĐBT?PTC1-TT
- Căn cứ vào pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/09/1989 của Hội đồng
Nhà
nước.
- Căn cứ vào nghị định 17/HĐBT ngày 16/01/1990 của Hội đồng bộ trưởng
- Căn cứ vào Bảng chào giá ngày 26/11/2001 của Giám đốc Công ty TNHH
TM Tâm Thành.
- Căn cứ vào quyết định số :273 EVN/TTĐ-KH ngày 11/12/2001 của Giám
đốc
Công ty Truyền tải điện 1 về việc phê duyệt kết quả xét thầu cung cấp dụng cụ
sữa chữa đường dâynăm 2001
- Căn cứ vaò thông báo trúng thầu ngày 13/12/2001 của Công ty Truyền tải
điện1.
Bên mua: CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 1 (BÊN A)
Số 15-Cửa Bắc-Hà Nội -Việt Nam
Điện thoại:8293152 Fax:8293173
Có tài khoản số 710A-00038
Tại sở giao dịch Ngân hàng Công thương Việt Nam
Mã số thuế : 0100100079-017-1
Do ông Đậu Đức Khởi- Giám đốc Công ty làm đại diện
Bên bán: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TÂM THÀNH (BÊN B)
11 Hồ Biểu Chánh, phường 12 Quận Phú Nhuận, TP.HCM
Điện thoại: 08.8422994 fax: 08.8423005
Có tài khoản số:01.0000887
Tại Ngân hàng đầu tư & phát triển /TP.HCM
Mã số thuế:0301448980-1
Do ông Nguyễn Quang Vinh làm đại diện
Hai bên thống nhất ký kết hợp đông kinh tế về việc mua bán các thiết bị dụng
cụ sữa chữa đường dâyvới các nội dung sau:
Điều1: Phạm vi cấp hàng
1.1: Bên A đồng ý mua của bên B các thiết bị sữa chữa đường dây sau
Số
tt
Tên hàng Đơ
n vị
tính
Số
lượng
Đơn giá Thành tiền
1 Hợp bộ máy ép nổ thuỷ lực 100 tấn
IZUMI/Nhật gồm:
-Phần bơm Model HPE-3
-Phần ép Model EP-100W
-Dây dẫn thuỷ lực dài15m*2, có
khớp nối ở 2 đầu
Đai ép
a) Hàm ép thép
+Tròn (C) C21;1 bộ,
C22,C27,C33: 2bộ
+Lục lăng(N)N13.5: 1 bộ
Bộ
Bộ
02
10
105.000.00
0
30.000.000
210.000.000
Hợp bộ máy ép nổ thuỷ lực 60 tấn
IZUMI/Nhật gồm:
-Phần bơm Model HPE-3SA
-Phần ép Model EP-60S
-Phần đầu máy cắt Model SP-40A
-Dây dẫn thuỷ lực dài15m*2, có
khớp nối ở 2 đầu
Đai ép
b) Hàm ép thép
+Tròn (C) C21,C22,C27,C33;1 bộ,
+Lục lăng(N)N13.5, N15,N15: 1 bộ
Bộ
Bộ
02
10
122.000.00
0
1.900.000
244.000.000
19.000.000
Palăng xích kéo tay Tractle/Pháp
-Lực kéo max.10 tấn
-Xích kéo có chiều cao nặng 3 m
Cái 05 14.900.000 74.500.000
Tổng cộng 577.500.000
1.2 Giá trị hợp đồng là: 577.500.000
Thuế GTGT(5%): 28.875.000
Tổng giá trị thanh toán: 606.375.000
(Sáu trăm linh sáu triệu ba trăm bảy nhăm ngàn đồng chẵn)
Tổng giá trị này đã bao gồm thuế nhập khẩu, thuế VAT, đóng gói, thử
nghiệm xuất xưởng, vận chuyển đến kho ngường mua tại Hà Nội.
Điều 2: Chất lượng và thiêu chuẩn kỹ thuật hàng hoá
1. Hàng hoá cung cấo theo hợp đồng phải mới 100%, đáp ứng đúng các thông
số
kỹ thuật và tiêu chuẩn chất lượng của nhà sản xuất như đã nêu trong hồ sơ
mời thầuvà phê duyệt kết quả trúng thầu.
2. Kích thước hàm ép đúng theo phụ lục kèm theo của hợp đồng.
3. Hàng hoá cung cấp trong hợp đồng phải có chứng nhận đạt cất lượng các
thông số kỹ thuật xuất xưởng của nhà sản xuất
Điều 3: Điều kiện giao hàng
Thời gian giao hàng: Trong vòng 15 tuần kể từ ngày hợp đồng có hiêu lực
Địa điểm giao hàng: Kho Công ty truyền tải điện 1 tại Hà Nội.
Điều 4: Thanh toán
Tám mươi phần trăm (80%) giá trị hợp đồng sẽ được thanh toán cho
bênBkhi bên A nhận được đủ hàngvà các giấy tờ sau của bên B:
- Hoá đơn hợp lệ : 01bản chính
- Biên bản tiếp nhận và nghiệm thu hàng hoá giữa hai bên.
- Kèm theo 01 bộ chứng từ chứng minh xuất xứ của lô hàng.
- Giấy chứng nhận chất lượng và số lượng của nhà sản xuất: 01 bản chính
- Giấy chứng nhận xuất xứ do phòng thương mại nước sản xuất cấp
- Biên bản thử nghiệm xuất xưởng do nhà sản xuất phát hành: 01 bản chính
Hai mươi phần trăm (20%) còn lại sẽ được bên A thanh tóan cho bên B
ngay sau khi nhận đủ hàng và đảm bảo chất lượng tốt và đầy đủ của bên B.
Điều 5: Bảo hành
Thời gian bảo hành của thiết bị là 12 tháng kể từ ngày đưa vào sử dụng
nhưng không quá 18 tháng kể từ ngày ghi trên vận đơn.