Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

[Tiểu luận] Phát ngôn có tính chất gây thù hận (Hate speech) và Tin giả (Fake News) Tổng quan, Nguyên Nhân và Giải Pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.35 KB, 12 trang )

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MÔN HỌC: NHẬP MÔN NĂNG LỰC THÔNG TIN

Thực hiện: Nguyễn Hương Ly
Ngày sinh: 16/08/1998
MSSV:

1603 1058

Lớp:

QH – 2016 – X – QT

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOAMỤC
QUỐC
TẾ HỌC
LỤC
------------

2
Hà Nội - 2018


PHẦN MỞ ĐẦU
Ngày nay với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại, số lượng
người truy cập internet ngày càng tăng đặc biệt là việc sử dụng mạng xã hội. Thế
nhưng làm thế nào để người dùng tiếp cận thông tin trên mạng hiệu quả và chính


xác giữa những nguồn thông tin đa chiều trên mạng? Đó là một câu hỏi mở cho các
nhà quản lý, các công ty tập đoàn lớn và chính những người đang sử dụng mạng xã
hội. Các phát ngôn có tính chất gây thù hận (hate speech) và tin giả (fake news) là
hai vấn đề nhức nhối hiện đang tồn tại trên các trang mạng xã hội. Vậy chúng ta sẽ
đối mặt thế nào với hai vấn đề trên? Trong khuôn khổ bài luận này em sẽ trình bày
những khái quát chung về hai vấn đề, phân tích ảnh hưởng và tìm ra nguyên nhân
cũng như những giải pháp khắc phục hai vấn đề trên.

3


CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ PHÁT NGÔN CÓ TÍNH CHẤT GÂY THÙ
HẬN VÀ TIN GIẢ
1.1.

Phát ngôn có tính chất gây thù hận (hate speech)
Phát ngôn có tính chất gây thù hận (hate speech) được hiểu là những phát

ngôn gây hại, làm ảnh hưởng đến danh dự nhân phẩm của nạn nhân thông qua sự
thù ghét cá nhân của người gây ra. Hiện tượng này xuất hiện chủ yếu trên mạng xã
hội, theo thống kê của chương trình Internet và Xã hội Việt Nam có tới 35 triệu
người thường xuyên truy cập Internet kết nối với các mạng xã hội với tỉ lệ tăng
trưởng lên tới 25% hàng năm.(“thống kê người truy cập internet,” 2017)
Ủy ban châu Âu (EC) cũng cho rằng “hate speech” bao gồm tất cả các hình
thức phát ngôn gieo rắc hoặc ủng hộ sự thù hận sắc tộc, bài ngoại, cũng như tất cả
các phát ngôn sỉ nhục, kỳ thị do thiếu lòng dung thứ đối với sự khác biệt (Lê Thị
Thiên Hương, 2017). Đó là những phát ngôn tấn công, sỉ nhục một cá nhân hoặc
một nhóm cá nhân cụ thể với mục đích gieo rắc sự căm ghét hay kêu gọi bạo lực
đối với người hoặc nhóm người này vì lý do tôn giáo, sắc tộc, giới tính...
Ở Việt Nam, hate speech là một vấn dề nhức nhối trên mạng xã hội. Đôi khi,

không có lý do gì cụ thể như phân biệt chủng tộc, tôn giáo, giới tính, mà đơn giản
chỉ là thích thì chửi, không đồng quan điểm là lăng nhục. Ví dụ như trong chương
trình Ai là triệu phú, người chơi Phạm Thị Quyên không biết trả lời hai câu hỏi: El
Nino là hiện tượng gì hay Canh cua nấu với rau gì. Sau đó, đoạn video chỉ cắt hai
câu hỏi đầu của Quyên được lan truyền trên mạng với tốc độ chóng mặt và hầu hết
cộng đồng mạng đều có những phản ứng miệt thị gay gắt. Cũng phải nói rõ là
nhiều chi tiết trong phần chơi của Quyên không được lan truyền trên mạng chả hạn
như từ đầu chương trình Quyên đã tự nhận mình nấu ăn vụng. Câu hỏi đặt ra là tại
sao cộng đồng mạng lại có những phản ứng gây thù hận như vậy với một hiện
4


tượng được đưa lên mạng xã hội? Về chương trình Ai là triệu phú, họ cho rằng
người đó là thước đo của tri thức. Những ai không trả lời được những câu hỏi cơ
bản đương nhiên có tri thức kém. Song thực tế không phải vậy, trường hợp của
Phạm Thị Quyên là một điển hình. Quyên đã trả lời được những câu hỏi khác, khó
hơn nhiều của chương trình. Và, ngay trong chương trình, nhiều người cũng đã trả
lời sai trong câu hỏi El Nino. Còn sau chương trình, nhiều người cũng hỏi: Rau đay
là rau gì? Vậy nên, kiến thức là vô bờ, ai trong chúng ta cũng có những vùng tối
tưởng chừng cơ bản của tri thức. Thay vì trách cứ, chúng ta thông cảm với những
khoảng trống của người khác, và tự hoàn thiện mình. Điều này có lẽ cũng là cái
đích cuối cùng của việc trau dồi tri thức.
1.2.

Tin giả (Fake news)
Theo định nghĩa của từ điển Collins, tin tức giả là “những thông tin sai,

thường là giật gân, được phát tán dưới vỏ bọc tin tức (Hoàng Phương, 2017).
Trong khi đó một số hãng tin tức định nghĩa, tin tức giả là những tin tức hoặc câu
chuyện trên internet không đúng sự thật.

Ta có thể phân chia tin giả làm hai loại. Loại thứ nhất là những thông tin
hoàn toàn không chính xác được cố tình đăng tải, lan truyền vì một mục đích nào
đó; Loại thứ hai là những thông tin có thể có một phần sự thật nhưng không hoàn
toàn chính xác do người viết không kiểm chứng toàn bộ sự thật trước khi đăng tải
hoặc có thể họ phóng đại một phần của câu chuyện đó.
Với loại tin giả thứ nhất, trường hợp điển hình là trong cuộc bầu cử Tổng
thống Mỹ năm 2016. Đó là môi trường hoàn hảo cho tin giả. Khi con người chưa
biết điều gì xảy ra tiếp theo thì họ sẽ dễ tiếp nhận những điều được cường điệu hóa
hay xuyên tạc. “Giáo hoàng ủng hộ Trump”(Minh Anh, 2016), “Hillary bán vũ khí
cho IS”(Trần Minh, 2016), “Mật vụ FBI tình nghi trong vụ rò rỉ thư điện tử của bà
5


Hillary Clinton được tìm thấy đã chết (Trí Dũng, 2017)” – những tin giả này đã
được lan truyền ngay trước khi bầu cử, thu hút sự chú ý lớn của mọi người, vượt
qua cả những tin tức chính xác được chia sẻ trên mạng xã hội Facebook.
Loại tin giả thứ hai là những thông tin có thể có một phần sự thật nhưng
không hoàn toàn chính xác do người viết không kiểm chứng thông tin. Tại Việt
Nam, một trong những sự cố lớn vào cuối năm 2016 liên quan đến vụ nước mắm
nhiễm Arsen, khi nhiều cơ quan báo chí đồng loạt dẫn khảo sát mập mờ của báo
Thanh niên và Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas)
đăng tải thông tin sai sự thật. Hay vụ “Cậu bé 11 tuổi tự tử vì không có áo mới đến
trường”, tại tỉnh Gia Lai. Tuy nhiên, sau khi các cơ quan chức năng tại Gia Lai làm
rõ vụ việc, nguyên nhân vụ việc tự tử không phải do không có áo mới đến trường
như một số báo đã nêu.
Những tin giả được phát tán từ cá nhân hay nhóm chuyên làm giả tin đều để
lại hệ quả là ảnh hưởng đến nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Đối với các tin giả
nhắm tới các cá nhân, tổ chức tập thể, chúng làm ảnh hưởng xấu đến uy tín, danh
dự của cá nhân, tổ chức và có thể gây ảnh hưởng kinh tế nếu họ hoạt động trong
lĩnh vực kinh doanh. Nhiều trường hợp còn ảnh hưởng đến tinh thần và gây nguy

hiểm đến tính mạng nạn nhân. Ví dụ như vụ đăng tin “Hai nữ sinh hiếp dâm một
nam thanh niên dẫn đến tử vong”(Xuân Hoàng, 2017) được chia sẻ “chóng mặt”
trên mạng xã hội hồi đầu tháng 7-2017. Thông tin thất thiệt này đã khiến hai nữ
sinh bị vu khống suy sụp tinh thần nghiêm trọng, làm xáo trộn đến cuộc sống sinh
hoạt thường ngày của họ.
Tiếp đến, những tin giả còn tạo dư luận xấu như tin cấm công chức mua
xăng, bán chó hoang cho Thảo Cầm Viên làm mồi cho sư tử; các thông tin xuyên
tạc, bịa đặt về các lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các chính trị gia... Trong khi đó,
6


một số kiểu tin tức giả lại có nội dung gây hoang mang dư luận, chẳng hạn như
loan tin về các đối tượng bắt cóc trẻ em, dẫn lại tin bão Hải Yến từ năm 2013 khi
cơn bão số 12 năm nay vừa quét qua Việt Nam gây thiệt hại nặng nề, tung tin thất
thiệt về các vụ thảm án, rơi máy bay ở sân bay Nội Bài, phát trực tiếp lại những
thiên tai, hỏa hoạn đã xảy ra trong quá khứ,…
CHƯƠNG II: NGUYÊN NHÂN GÂY RA CÁC PHÁT NGÔN CÓ TÍNH
CHẤT GÂY THÙ HẬN VÀ TIN GIẢ
2.1.

Sự phát triển của khoa học công nghệ
Tin tức giả thường được phát tán rất nhanh, nhanh hơn gấp nhiều lần so với

khả năng ngăn chặn và xử lý chúng. Với sự phát triển của công nghệ, người ta có
thể dễ dàng tạo lập một website, một trang blog hay tài khoản hoặc fanpage trên
các mạng xã hội mà không cần phải trả phí. Đây chính là những công cụ hỗ trợ đắc
lực cho việc phát tán tin tức giả. Lực lượng tạo ra và phát tán tin tức giả có thể là
bất cứ thành phần nào trong xã hội: cá nhân, tổ chức và hơn nữa là có cả một
ngành công nghiệp sản xuất tin tức giả… Nhờ công nghệ tiên tiến, các đối tượng
sản xuất tin giả có thể tìm ra những cách phát tán tin giả một cách nhanh chóng đến

mức không kiểm soát được. Những cách này góp phần làm số lượng tin tức giả
được phát tán trên trực tuyến là vô cùng lớn so với khả năng phát hiện và ngăn
chặn của các lực lượng chức năng liên quan.
2.2.

Người dùng thiếu năng lực thông tin
Thói quen tiếp nhận và chia sẻ thông tin của người dùng thường không

cẩn trọng phán xét đúng đắn những tiêu đề, nội dung câu chuyện được chia sẻ trên
mạng, không kiểm chứng thông tin trước khi bình luận hay chia sẻ. Có những
người dùng chỉ đọc tiêu đề một tin tức nào đó được chia sẻ mà không cần xem nội
7


dung cụ thể tin tức đó nói về điều gì. Đây cũng chính là một nhân tố làm góp phần
gia tăng tốc độ phát tán tin tức giả trên trực tuyến. Ví dụ như tin giả “Cấm công
chức mua xăng ở cây xăng Nhật”(L.Bằng, 2017) xuất hiện đúng lúc dư luận đang
bàn luận ủng hộ về cách thức kinh doanh của cây xăng này thì tin giả này lại xuất
hiện, gây bất bình, tranh cãi trong dư luận và được chia sẻ trên mạng xã hội
Facebook với tốc độ chóng mặt.
2.3.

Các cơ quan tổ chức thẩm quyền thiếu giải pháp hiệu quả
Trong khi các tin tức giả được lan truyền từng giây thì các lực lượng tham

gia chống tin tức giả như các công ty công nghệ, các chính phủ, các tổ chức liên
quan dù đã và đang nỗ lực nghiên cứu thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn sự
lan truyền tin tức giả nhưng vẫn chưa tìm ra các giải pháp hiệu quả để ứng phó với
vấn nạn này. Do đó, dù tin giả là thứ ai cũng biết và các nỗ lực ngăn chặn đều đang
thực hiện nhưng chúng vẫn xuất hiện ở mọi nơi trên toàn cầu và gây nhiều hệ lụy,

phiền toái cho nhiều người.

8


CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ ĐẶT RA
3.1. Xây dựng luật quy định về hate speech và fake news

Trước nạn “hate speech” trên mạng xã hội, Việt Nam đã có biện pháp ngăn
chặn và xử lý kịp thời. Tại khoản 1, Điều 5, Nghị định 72/2013/NĐ-CP của Chính
phủ(Bộ Tư pháp, 2013) về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin
trên mạng các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm: “Lợi dụng việc cung cấp, sử dụng
dịch vụ internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích: a. Chống lại Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự
an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền chiến tranh, khủng
bố; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo; b. Tuyên truyền,
kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại
thuần phong, mỹ tục của dân tộc; c. Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an
ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp luật quy định; d. Đưa thông
tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của
cá nhân; đ. Quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm; truyền bá
tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm bị cấm; e. Giả mạo tổ chức,
cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và
lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.
Để ngăn chặn tình trạng phát ngôn gây thù hận trên mạng xã hội ngày càng
diễn biến phức tạp, bên cạnh các chế tài cứng rắn, đủ mạnh, xử lý kịp thời các hành
vi vi phạm, cần đề cao vai trò và trách nhiệm của các công ty cung cấp nền tảng
dịch vụ mạng xã hội trong việc đưa ra giải pháp hiệu quả để ngăn chặn những phát
ngôn gây thù hận. Mỗi người sử dụng mạng xã hội cần tự ý thức trách nhiệm trước
9



mọi hành xử, phát ngôn trên mạng xã hội để góp phần xây dựng một xã hội thông
tin lành mạnh, hữu ích cho cộng đồng.
3.2. Giải pháp đối với mỗi cá nhân

Mỗi cá nhân, nếu được trau dồi về kiến thức, năng lực thông tin thì sẽ góp
phần giảm thiểu những vấn nạn hate speech và fake news trên các trang mạng xã
hội. Họ sẽ có cái nhìn đúng đắn, tiếp cận vấn đề đa chiều và có tư duy phản biện
đối với mỗi vấn đề được đặt ra, từ đó tránh việc hiểu lầm về thông tin được đưa ra.
Có nhiều cách thức để nhận biết và giúp cá nhận tiếp cận thông tin một cách hiệu
quả và chính xác. Đầu tiên hãy kiểm chứng nguồn tin. Kiểm tra độ tin cậy của
thông tin bằng cách xem địa chỉ liên hệ của trang tin cũng như số điện thoại hoặc
dùng các công cụ chuyên đánh giá trang tin để kiểm tra. Tiếp theo là kiểm tra ngày
tháng đăng tin để biết tin có được cập nhật hay lỗi thời và kiểm tra tác giả của bài
viết đó. Hãy đọc và suy ngẫm thông tin xem có logic hay chưa, thông tin đưa ra có
phải là đùa cợt hay không. Và cuối cùng có thể kiểm định thông tin bằng cách
tham vấn chuyên gia về lĩnh vực tin đó.

KẾT LUẬN:

Tin tức giả và phát ngôn có tính chất gây thù hận là những vấn nạn trên
mạng xã hội do nhiều nguyên nhân chi phối. Sự phát triển của khoa học công nghệ
giúp chúng ta tiếp cận nhiều thông tin đa chiều nhưng bên cạnh đó mỗi người cũng
cần phải tự trau dồi năng lực thông tin để có phương pháp tiếp cận thông tin hiệu
quả và chính xác. Các cơ quan nhà nước và tổ chức cũng cần có những giải pháp
hiệu quả để loại bỏ những tin xấu và giúp người dùng nâng cao năng lực thông tin.

10



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Tư pháp. (2013). CSDLVBQPPL Bộ Tư pháp - Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch
vụ internet và thông tin trên mạng. Retrieved June 4, 2018, from
bn php lut/view_detail.aspx?itemid=28618
Hoàng Phương. (2017). Tin giả là từ của năm 2017. Retrieved June 4, 2018, from
/>L.Bằng. (2017). Bịa đặt tin cấm công chức Hà Nội đổ xăng tại trạm xăng Nhật.
Retrieved June 4, 2018, from />Lê Thị Thiên Hương. (2017). Hate speech trên mạng xã hội - Đâu là giới hạn?
VietNam Program For Internet & Society. Retrieved from
/>Minh Anh. (2016). Trump thắng nhờ thông tin giả mạo trên Facebook như thế nào Bầu cử Tổng thống Mỹ 2016 - Zing.vn. Retrieved June 4, 2018, from
/>thống kê người truy cập internet. (2017). Retrieved June 4, 2018, from
/>Trần Minh. (2016). 11 câu chuyện giả mạo về bầu cử hot nhất Facebook. Retrieved
June 4, 2018, from />Trí Dũng. (2017). 5 lý do thôi thúc Trump sa thải ông trùm FBI - VnExpress.
11


Retrieved June 4, 2018, from />Xuân Hoàng. (2017). Sự thật thông tin 2 nữ sinh hiếp dâm bạn nam đến chết.
Retrieved June 4, 2018, from />
12



×