Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CHÈ Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.51 KB, 29 trang )

THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CHÈ Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM
QUA
I. TRỒNG CHÈ
1. Địa bàn phân bố cây chè
Hiện nay, cả nước có 33 tỉnh trồng chè với diện tích năm 2002 là 100.061
ha chia thành 4 vùng trồng chè lớn theo bảng sau đây:
Bảng 1: Các vùng trồng chè ở Việt Nam (số liệu năm 2002)
Vùng
Số tỉnh trồng
chè
Diện tích (ha)
% so với cả
nước
Cả nước 33 100.061 100
Vùng Trung du
Miền núi Bắc Bộ
14 63.964 63,9
Vùng Đồng bằng
sông Hồng
6 3.778 3,8
Vùng Duyên hải
Miền Trung
9 8.997 9,0
Vùng Tây Nguyên 4 23.322 23,3
*Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê
Từ bảng trên cho thấy, chè được trồng chủ yếu ở vùng Trung du Miền núi
Bắc Bộ. Đây là vùng chiếm ưu thế về diện tích, sản lượng và chất lượng so với
các vùng chè khác trong cả nước. Tại đây đã hình thành nhiều sản phẩm chè
đặc sản truyền thống nổi tiếng như chè Tà Sùa, chè Shan Tuyết, chè Suối Giàng,
chè Tân Cương... Hiện đang trồng thử nghiệm nhiều giống chè nhập của Đài
Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ có chất lượng cao. Đây là vùng có nhiều lợi


thế sản xuất chè so với các vùng khác về điều kiện khí hậu, địa hình, đất đai,
kinh nghiệm trồng và chế biến chè.
Đứng thứ hai về diện tích là vùng Tây Nguyên bao gồm các tỉnh: Kon Tum,
Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng. Năm 1995 diện tích chè cả vùng là 15.217 ha
nhưng đến năm 2002 tổng diện tích là 23.332 ha chiếm 23,3% so với cả nước
sau một thời gian dài trồng thử nghiệm chè ở tỉnh Lâm Đồng mà trung tâm là
hai huyện Bảo Lộc và Di Linh.
Trong 33 tỉnh trồng chè, có 9 tỉnh được ngành chè xếp vào các tỉnh trọng
điểm trồng chè về diện tích, sản lượng, chất lượng, khả năng áp dụng khoa học
kỹ thuật cũng như công nghệ chế biến chè. Tổng diện tích chè của 9 tỉnh này
đạt 80.754 ha, chiếm 80,7% diện tích chè toàn quốc. Dưới đây là diện tích
trồng chè năm 2002 của 9 tỉnh trọng điểm:
Tỉnh Lai Châu: 2.342 ha.
Tỉnh Sơn La: 3.205 ha.
Tỉnh Thái Nguyên: 13.358 ha.
Tỉnh Hà Giang: 12.356 ha.
Tỉnh Tuyên Quang : 4.177 ha.
Tỉnh Lào Cai: 3.545 ha.
Tỉnh Yên Bái: 11.4.7 ha.
Tỉnh Phú Thọ: 8.437 ha.
Tỉnh Lâm Đồng: 22.018 ha.
Trong 9 tỉnh trên thì có 8 tỉnh thuộc vùng Trung du Miền núi Bắc Bộ và 1
tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên. Trong đó 5/9 tỉnh có diện tích trên 10.000 ha,
Lâm Đồng là tỉnh có diện tích chè lớn nhất nước (22.018 ha), chiếm 22% tổng
diện tích chè năm 2002.
2. Diện tích, năng suất, sản lượng chè cả nước.
Chè là cây công nghiệp lâu năm phát triển không bột phát như những cây
công nghiệp lâu năm khác như cây cà phê, cao su, hồ tiêu, cây chè phát triển ổn
định và vững chắc. Điều này được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2: Quá trình phát triển cây chè thời kỳ 1995-2002

Năm
Diện tích Sản lượng
Nghìn ha
Chỉ số phát
triển so với
năm trước
Nghìn tấn
búp khô
Chỉ số phát
triển so với
năm trước
1995 66,7 99,1 40,2 95,7
1996 74,8 112,1 46,8 116,4
1997 78,6 105,1 52,2 115,5
1998 77,4 98,5 56,6 108,4
1999 84,8 109,6 70,3 124,2
2000 89,9 106,0 78,9 112,2
2001 92,3 102,7 80,0 101,1
2002 100,1 108,5 85,6 107,5
*Nguồn: Tổng cục thống kê, Tổng công ty Chè Việt Nam
Đặc biệt từ khi có quyết định số 43/1999/QĐ-TTg ngày 10/3/1999 của
Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch sản xuất chè năm 1999-2000 và định hướng
phát triển chè đến năm 2005-2010 thì ngành chè Việt Nam đã có buớc phát
triển quan trọng.
Trong 3 năm 2000-2002, diện tích và sản lượng chè đều tăng nhanh. Năm
2002 diện tích chè cả nước đạt 100.061 ha, trong đó diện tích chè kinh doanh
là 77.541 ha. Trong năm này cả nước trồng mới được hơn 10 nghìn ha chè,
trong đó các tỉnh có diện tích trồng mới lớn là Lâm Đồng 1.500ha, Hà Giang
1.448 ha, Lào Cai 1.045 ha, Yên Bái 1.028 ha, Thái Nguyên 833 ha, Nghệ An 750
ha, Sơn La 600 ha, Phú Thọ 544 ha. Dưới đây là số liệu sản xuất chè trong 2

năm 2000 và 2002
Bảng 3: Diện tích, năng suất, sản lượng chè Việt Nam
qua 2 năm 2000, 2002
Đơn vị:Diện tích: ha, năng suất: tấn/ha, sản lượng: nghìn tấn
Năm 2000 Năm 2002
Vùng
Diện
tích
Diện
tích
trồng
mới
Diện
tích
kinh
doanh
Năng
suất
Sản
lượng
Diện
tích
Diện
tích
trồng
mới
Diện
tích
kinh
doan

h
Năng
suất
Sản
lượng
Cả
nước
89.94
2
5.699 71.58
7
4,96 355.08
0
100.06
1
10.11
9
77.54
1
4,97 385.25
1
Tr. đó:
9 tỉnh
trọng
điểm
72.66
6
4.646 58.121 5,33 309.860 90.660 8.266 62.89
0
5,34 355.561

Trung
du
Miền
núi Bắc
Bộ
56.56
6
4.692 43.608 4,72 205.719 63.964 7.398 46.58
0
4,85 225.732
Đồng
bằng
sông
Hồng
3.588 50 3.198 3,11 9.934 3.778 190 3.536 3,13 11.080
Duyên
hải
Miền
Trung
8.067 897 5.466 3,75 20.517 8.997 930 5.768 3,77 21.771
Tây
Nguyên 21.72
1
78 19.315 6,16 118.910 23.322 1.061 21.65
7
5,85 126.668
*Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê
Qua bảng số liệu trên ta thấy :
Vùng Trung du Miền núi Bắc Bộ : Đây là vùng có quy mô lớn nhất cả
nước, năm 1995 diện tích của cả vùng là 42.270 ha chiếm 63,4% diện tích cả

nước, trong đó chè kinh doanh là 32.614 ha chiếm 61,5% tổng diện tích chè
kinh doanh của cả nước, năng suất bình quân đạt 3,4 tấn/ha. Tính đến năm
2000 cả vùng có diện tích trồng chè là 56.566 ha chiếm 62,89% diện tích cả
nước (trong đó chè kinh doanh là 43.608 ha). Năng suất bình quân cả vùng
năm 2000 đạt 4,72 tấn/ha, các tỉnh có năng suất bình quân cao như Tuyên
Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình đều đạt trên
5 tấn/ ha. Nói chung năng suất vùng này rất cao và đồng đều. Theo kết quả
điều tra năm 1995, số diện tích đạt trên 5 tấn/ha chiếm 30,2% và dưới 2
tấn/ha chiếm khoảng 21,3% toàn vùng.
Vùng Đồng bằng sông Hồng: Do điều kiện địa hình, đất đai, thiên nhiên
đây không phải là vùng có thế mạnh về chè. Vì vậy chè được trồng trên một số
địa hình bán sơn địa: Hà Tây, Hà Nội, Ninh Bình và một số nơi khác nhưng diện
tích không đáng kể. Tính đến năm 1995, tổng diện tích chè toàn vùng là 1.862
ha (chiếm 2,4% tổng diện tích cả nước), tổng sản lượng chè búp tươi là 7.034
tấn (chiếm 3,9% cả nước). Đến năm 2000, tổng diện tích chè trong vùng đã
tăng lên 3.588 ha chiếm 3.8% tổng diện tích cả nước, sản lượng chè búp tươi
là 9.934 tấn, năng suất bình quân đạt 3,2 tấn/ha, trong đó chủ yếu là Hà Tây
chiếm 70% diện tích trồng chè toàn vùng.
Riêng Hải Dương có 8 ha chè thuộc nông trường Chí Linh, có năng suất
đạt trên 4,5 tấn/ha . Còn ở Hà Tây chè được trồng nhiều nhất ở Ba Vì nhưng co
tới 39,7% diện tích có năng suất dưới 2 tấn/ha.
Vùng Duyên hải Miền Trung: Đây là một trong những vùng có lịch sử sản
xuất chè sớm nhất ở nước ta. Đến đầu thế kỷ XX, nhiều vùng sản xuất chè được
hình thành ở Quảng Nam, các trung tâm chính như: Đà Nẵng khoảng 500 ha,
Duy Xuyên 400 ha, Tam Kỳ 100 ha. Dần dần mở rộng ra các vùng khác như
Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Trị.
Tính đến năm 1995, diện tích chè toàn vùng là 7.381 ha, đến năm 2000
diện tích đã tăng lên 8.067 ha chiếm 9% diện tích chè cả nước, năng suất trung
bình đạt 3,75 tấn/ha. Toàn vùng có 4 nông trường quốc doanh: Bình Định có 2
nông trường là Hoài Ân và Vĩnh Thanh, Quảng Ngãi có nông trường Bình

Khương và Quảng Nam có nông trường Quyết Thắng.
Vùng Tây Nguyên: Năm 1995 diện tích chè cả vùng đạt 15.217 ha nhưng
đến năm 2000 lên tới 21.721 ha chiếm 24,2% diện tích chè cả nước, năng suất
bình quân 6,16 tấn/ha. Đến năm 2002 diện tích chè vùng đạt 23.322 ha, năng
suất 5,85 tấn/ha, sản lượng cả năm đạt 126.168 tấn.
Như vậy, so với những mục tiêu mà ngành chè đặt ra năm 1995 thì diện
tích chè cả nước đạt 108,6% (số liệu dự kiến diện tích chè năm 2000 là 82,9
nghìn ha, số liệu thực tế đạt 90,0 ha). Về sản lượng năm 2000 thực tế đạt
355.080 tấn chè búp tươi, so với dự kiến của phương án quy hoạch chè năm
1995 là 103,5% (mục tiêu dự kiến là 342.960 tấn). Riêng vùng Trung du Miền
núi Bắc Bộ so với mục tiêu đặt ra thì năm 2000 đạt 113% về diện tích và 95%
về sản lượng. Về năng suất , năm 2000, bình quân chung cả nước đạt 49,6
tạ/ha bằng 95% năng suất dự kiến trong phương án quy hoạch năm 1995.
Nhịp độ tăng năng suất chè bình quân giai đoạn 1997-2002 đạt 8,8%/năm.
Nhìn chung chúng ta đã thực hiện được hầu hết các mục tiêu đề ra năm 1995
cho giai đoạn 1995-2000 và cho 2 năm 2002, 2002, mức độ sai khác chỉ khoảng
5%. Đến năm 2002, cả nước trồng mới trên 10.000 ha chè nên đã đưa tổng
diện tích chè lên 100.061 ha bằng 103,8% diện tích dự kiến vào năm 2010 của
quy hoạch chè năm 1995. Một số tỉnh có diện tích năm 2002 vượt con số dự
kiến vào năm 2010 do Tổng công ty chè Việt Nam xây dựng vào năm 1999 như
Hà Giang có 12 nghìn ha (so với dự kiến là 9 nghìn ha), Yên Bái có 11 nghìn ha
(dự kiến 8,5 nghìn), Thái Nguyên có 13,3 nghìn ha (dự kiến là 12 nghìn ha).
Năm 2002, tổng sản lượng chè búp tươi đạt trên 385 nghìn tấn tương
đương 85,6 nghìn tấn búp khô trong đó xuất khẩu 53 nghìn tấn đạt 54 triệu
USD, hầu hết được thục hiện bởi các thành viên của hiệp hội chè Việt Nam.
Nhịp độ tăng năng suất giai đoạn 1998-2002 bình quân đạt 12,2%/năm. Công
ty Chè Mộc Châu có năng suất bình quân cao nhất nước đạt 14,5 triệu tấn vào
năm 2001. Năm 2002, năng suất bình quân đạt 16 tấn/ha, đặc biệt có vườn
chè đạt năng suất 20-25 tấn/ha. Tổng sản lượng của các công ty thuộc Tổng
công ty Chè đạt trên 45 nghìn tấn, tương đương 10 nghìn tấn búp khô.

3. Hiện trạng giống chè Việt Nam
3.1. Quá trình chuyển dịch cơ cấu giống chè
Hiện nay tổng diện tích chè cả nước ta hiện có hơn 100 nghìn ha, cơ cấu
giống chè bao gồm: giống chè Trung du chiếm 62,7%, giống chè Shan Tuyết
chiếm 31,1%, giống chè cành nhập nội là 5,5%, còn lại là giống khác chiếm
0,7%. Cơ cấu chè đã có sự thay đổi nếu ta so sánh với năm 1992: giống Trung
Du chiếm 70,9%, giống Shan Tuyết chiếm 27,3%, các giống khác là 1,8%. Nhìn
chung giống chè Trung Du vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, phân bố chủ yếu ở các
tỉnh trung du và vùng núi thấp như Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên
Bái, các tỉnh khu 4 cũ. Tiếp đến là giống chè Shan Tuyết phân bố ở các tỉnh
vùng cao trên 500 m so với mực nước biển như Hà Giang, Lai Châu, Sơn La,
Yên Bái, Lâm Đồng. Số còn lại là chè cành được trồng ở vùng thấp được tuyển
chọn nhập nội như PH1, TRI777, Bát Tiên, Kim Huyên, Vân Sương, Yabukita,
giống lai LD1, LD2.
Tuy nhiên, quá trình chuyển dịch cơ cấu chè nước ta vẫn diễn ra chậm.
Nguyên nhân là tâm lý người trồng chè vẫn giữ cách trồng chè bằng hạt, vì nếu
chuyển sang cách trồng chè mới bằng cành thì chi phí đầu tư cao gấp 4 lần so
với cách trồng cũ, trong khi trồng chè bằng cành đòi hỏi phải tuân theo một
quy trình nghiêm ngặt. Mặt khác, các giống chè mới đang trong giai đoạn thử
nghiệm nên chưa thể phổ biến đến các vùng trong cả nước.
3.2. Chất lượng các giống chè Việt Nam
Thực tế trồng chè cho thấy hai giống chè Trung du và Shan Tuyết là hai
nhóm giống chè chiếm tỷ trọng lớn nhất và đại diện cho hai mức địa hình, tuy
nhiên năng suất và chất lượng của hai giống chè này không cao. Giống Trung
du trồng bằng hạt lấy ngay từ nương chè để sản xuất đại trà, không được chọn
lọc từ giống đầu dòng nên sinh trưởng không đều, năng suất thấp, nguyên liệu
không đồng đều, chất lượng kém hương. Giống Shan Tuyết chưa được tuyển
chọn theo quy trình chuẩn, chất lượng kém.
Chất lượng chè ở Việt Nam đã làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm chè
Việt Nam trên thị trường thế giới. Đây là vấn đề bức xúc được nhiều người

trong và ngoài nước quan tâm. Chúng ta đã đi quá chậm trong việc nghiên cứu
và triển khai.
Năm 1994, thông qua liên doanh, liên kết đã có du nhập một số giống chè
đặc sản của Đài Loan, Trung Quốc như Bát Tiên, Kim Huyên,Thuý Ngọc, Vân
Sương... qua theo dõi đặc điểm hình thái của một số giống chè nhập nội cho
thấy: các giống chè Trung Quốc, Đài Loan đều có tán bụi, kích thước lá trung
bình. Nhìn chung sau một năm trồng thử nghiệm có tỷ lệ sống không quá 80%.
Năng suất chè nhập nội chưa cao nhưng chất lượng tỏ ra nhiều triển vọng.
Trong tập đoàn giống chè Việt Nam phải nghiên cứu đến các giống chè
truyền thống như chè Tà Sùa, chè Suối Giàng, chè Tân Cương và các giống đặc
sản như chè đắng, chè dây. Tuy nhiên diện tích các loại chè này còn nhỏ lẻ,
chưa quản lý được chất lượng, thương hiệu chưa được khẳng định, còn bị lợi
dụng dẫn đến làm giảm uy tín những loại chè này trên thị trường. Năm 1999,
chúng ta đã có tập đoàn quỹ gen của trên 100 giống chè có nguồn trong và
ngoài nước tập trung tại vườn tiêu bản giống của Viện nghiên cứu chè. Tuy
nhiên việc khai thác tiềm năng này còn quá ít do nhiều nguyên nhân.
Trước thực trạng giống chè Việt Nam và những đòi hỏi gay gắt của thị
trường tiêu thụ, quyết định số 43/1999/QĐ-TTg của Chính phủ cho phép nhập
khẩu 2 triệu hom chè giống và sau đó là dự án phát triển giống chè đầu dòng
cao sản nhập từ Nhật Bản. Hiện nay dưới sự chỉ đạo của Tổng công ty Chè
Việt Nam, 2 triệu hom chè trên đã được triển khai và trồng khảo nghiệm ở
nhiều vùng trong cả nước. Tổng diện tích trồng được là 53,7 ha. Tổng công ty
chè đã giao cho Viện nghiên cứu chè tiến hành những nghiên cứu theo dõi sự
thích ứng của các giống. Phải nói ngành chè đã triển khai giống tích cực,
nghiêm túc và khoa học, bước đầu đã có những kết quả khả quan. Còn dự án
phát triển giống chè cao sản nhập từ Nhật Bản giao cho công ty chè Mộc Châu
với toàn bộ số hom chè giống về giâm ươm. Tại công ty chè Mộc Châu ươm 120
bầu giống chè hom, chủ yếu là Iatakamidori đạt tỷ lệ sống 50%, đủ trồng 50
ha. Giống Iatakamidori là giống chiếm 80% tại Nhật Bản nhưng không phù
hợp với điều kiện ở Việt Nam đến năm thứ ba thì lụi chết. Giống Yabukita phát

triển được nhưng năng suất chưa cao, búp nhỏ, chóng xòe, vị ngọt nhạt. Tuy
nhiên, giống chè này đòi hỏi chế độ chăm sóc rất khắt khe mà trong điều kiện
trồng đại trà ở nước ta khó có thể làm được. Nhìn chung các giống chè ngon
thường khó làm, hay bị sâu bệnh nhất là bệnh nhện đỏ.
Tóm lại việc trồng thử nghiệm các giống chè nhập nội tại các công ty chè
là một thuận lợi và hợp lí nhưng có một hạn chế là các công ty chè hầu như đã
hết quỹ đất. Vì vậy, việc trồng mới đều phải hợp tác với các đơn vị ở địa
phương nên việc quản lý các quy trình kỹ thuật gặp rất nhiều khó khăn.
3.3. Chất lượng các vườn chè
Hiện nay cả nước có 100.061 ha chè, trong đó chè kinh doanh là 77.541 ha
chiếm 77,5% tổng diện tích chè và chè kiến thiết cơ bản và phục hồi là 22.520
ha chiếm 22,5%.
Đối với chè kinh doanh năng suất không đồng đều, biên độ năng suất rất
lớn từ 1,6 tấn/ha đến 25 tấn/ha. Chè kiến thiết cơ bản có đến 60% diện tích do
nhân dân tự trồng, đầu tư ban đầu không đủ, làm đất không kỹ, giống tạp,
dùng hạt là chủ yếu, thiếu phân bón nên sinh trưởng kém, trong đó có diện tích
đáng kể của chương trình 327. Diện tích chè phục hồi thường là đã đến kỳ kinh
doanh nhưng do nguyên nhân giá thành cao, thiếu lao động, ít quan tâm chăm
sóc nên mật độ thấp, tỷ lệ mất khoảng lớn, để hoang hoá. Nếu muốn có kết quả
kinh doanh phải tập trung cải tạo một vài năm. Tuy nhiên, có một số diện tích
quá già cỗi, tàn kiệt, mất khoảng lớn, sâu bệnh phá hoại nặng, bị trâu bò dẫm
đạp, có đầu tư cũng không đạt hiệu quả nên cần thanh lý.
Qua điều tra điểm có thể chia vườn chè ở 4 cấp chất lượng sau đây:
- Vườn chè có chất lượng tốt chiếm 20%: Đây là những vườn chè đảm bảo
mật độ chuẩn (18.000 cây/ha), cây sinh trưởng tốt, năng suất bình quân đạt
trên 10 tấn búp tươi/ha.
-Vườn chè có chất lượng trung bình chiếm 50%: Vườn chè đảm bảo 90%
mật độ chuẩn, được chú ý đầu tư, năng suất bình quân trên 5 tấn/ha.
-Vườn chè chất lượng kém, cần được phục hồi chiếm 20-22%: Vườn chè
mất khoảng lớn, chỉ đạt 70% mật độ chuẩn, không được đầu tư, năng suất 2-3

tạ/ha.
-Vườn chè cần thanh lý chiếm 8-10%: Đây là vườn chè già cỗi hoặc sâu
bệnh, gia súc phá hoại, mất khoảng lớn không thể phục hồi được.
Nhìn chung, các vườn chè do Tổng công ty Chè Việt Nam quản lý hầu hết
chất lượng tốt. Các vườn chè kém chất lượng thường tập trung ở vùng sâu,
vùng xa nơi trình độ dân trí thấp và cuộc sống còn khó khăn.
3.4. Những biện pháp kỹ thuật thâm canh chủ yếu
Sử dụng phân bón: Hiện nay nhiều vườn chè xuống cấp do bón phân
không đúng cách, thiếu phân lót bón thúc vô cơ, chỉ có đạm thuần tuý. Hiệu quả
là độ màu mỡ của đất giảm nghiêm trọng, độ mùn kém, đất chai cứng, chua,
mất cấu tượng, các chỉ số dinh dưỡng đều dưới mức cho phép. Kết quả phân
tích 482 mẫu đất đại diện cho 1.500 ha ở các công ty chè Phú Sơn, Sông Cầu,
Nghĩa Lộ, Thanh Niên cho thấy PH < 4 có 358 mẫu (chiếm 74%), hàm lượng
mùn < 2% có 231 mẫu (chiếm 68,6%), đạm tổng số trung bình đến nghèo
chiếm 88,2% (trong đó nghèo 30%), P
2
O
5
tổng số nghèo là 417 mẫu (chiếm
86,5%), K
2
O tổng số nghèo 20%.
Chăm sóc vụ đông xuân: Đông xuân không phải là mùa thu hoạch chè
nhưng là thời gian phục hồi, tích luỹ năng lượng nuôi dưỡng cây. Các biện
pháp chăm sóc có ảnh hưởng quyết định đến sinh trưởng và phát triển của cây
chè, đồng thời ảnh hưởng tới năng suất và sản lượng cả năm. Các công việc
của chăm sóc vụ đông xuân bao gồm: tưới nước, bón phân, đốn và phun thuốc
cho chè. Biện pháp chăm sóc vụ đông xuân rất được chú trọng ở các công ty
thuộc Tổng công ty Chè Việt Nam .
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: Qua điều tra, sâu bệnh hại chè chủ yếu là

nhện đổ, rầy xanh, rầy nâu, sâu cuốn lá, rệp, bệnh thối đen, thối nâu. Các loại
thuốc trong danh mục được sử dụng cho chè gồm: Seleczon, Bassa, Cormite,
Padar, Fugura...
Biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) còn ít được áp dụng. Đa
phần khi phát hiện ra sâu bệnh là dùng thuốc. Thậm chí một số nơi còn dùng
thuốc cấm sử dụng trên cây chè. Thời gian cách ly cho đến khi thu hoạch chè
cũng không được đảm bảo (dưới 10 - 15 ngày). Kết quả việc sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật không đúng cách đã dẫn đến dư lượng thuốc trên chè, ảnh hưởng
đến tâm lý sử dụng chè trong nước và khó khăn khi xuất khẩu. Đây là báo động
đỏ cho vị thế và uy tín của chè Việt Nam trên thị trường thế giới.
Tuy vậy việc quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở các công ty chè thực
hiện khá tốt. Các số liệu phân tích mẫu từ năm 1998 đến năm 2002 cho thấy
dư lượng các chất Methylparathion, Tricholorphin, Cypermethrin, Fenvalerate..
đều giảm dưới mức cho phép của FAO và EU. Riêng năm 2001, mẫu OP của
Mộc Châu với dư lượng Fevalerate, mẫu FBOP của Long Phú với dư lượng
Fenpropathrin còn cao gấp 2,5- 3 lần mức cho phép của EU.
II. CHẾ BIẾN CHÈ
Chế biến chè là một khâu rất quan trọng trong quá trình sản xuất chè. Nó
vừa là một thị trường tiêu thụ chè búp tươi vừa làm tăng giá trị của sản phẩm,
tạo nhiều mặt hàng, tạo điều kiện cho việc mở rộng thị trường tiêu thụ.
Đến nay công nghiệp chế biến chè ở Việt Nam đã có những bước phát
triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Nước ta đã có những cơ sở chế biến chè

×