Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Lý luận chung về công tác huy động vốn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109 KB, 21 trang )

Lý luận chung về công tác huy động vốn
của Ngân hàng thương mại
I. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CÁC NGHIỆP VỤ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI:
1. Vị trí của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế:
Ngân hàng được xem là một ngành dịch vụ có từ lâu đời trên thế giới,
Ngân hàng ra đời khi sản xuất hàng hoá đã phát triển tới mức nhất định.
Trong xã hội chiếm hữu nô lệ chưa có sản xuất hàng hoá, nền kinh tế mang
nặng tính tự cấp, do đó Ngân hàng chưa xuất hiện. Tuy nhiên đã có những
mầm mống sơ khai của hoạt động Ngân hàng, đó là cho vay nặng lãi.
Khi nền sản xuất phát triển, chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản
xuất hàng hoá đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ của nền kinh tế, theo đó hệ
thống Ngân hàng được hình thành. Hoạt động của hệ thống Ngân hàng trong
nền kinh tế hàng hoá một mặt phục vụ cho yêu cầu phát triển của nền kinh tế,
song mặt khác cũng chính là do mục đích sinh lời của Ngân hàng không ngừng
hoàn thiện và phát triển.
Lúc đầu, hoạt động Ngân hàng chỉ đơn giả là các dịch vụ đổi tiền, các
dịch vụ này rất đơn giản, nó chỉ phù hợp với buổi bình minh của nền sản xuất
hàng hoá.
Khi nền sản xuất hàng hoá phát triển đến trình độ cao nó đòi hỏi các
hình thức dịch vụ Ngân hàng càng phải phong phú, đa dạng, do vậy các hình
thức tín dụng và dịch vụ Ngân hàng được phát triển để đáp ứng yêu cầu ngày
càng cao của nền sxhd.
Ngày nay kinh tế thị trường là sự phát triển đến trình độ cao của kinh tế
hàng hoá. Do đó Ngân hàng càng có vị trí quan trọng. Ngoài chức năng kinh
doanh thông thường của mình, Ngân hàng còn là công cụ trong tay Nhà nước
để thực thi việc quản lý điều hành nền kinh tế có hiệu quả.
2. Vai trò của Ngân hàng thương mại trong việc phục vụ kinh
tế phát triển:
Trong nền kinh tế thị trường với một đặc trưng nổi bật là mức độ tiền tệ
hoá ngày càng cao, các mối quan hệ kinh tế, trong đó vốn là yếu tố quyết định
phần lớn thành công các mục tiêu phát triển của quốc gia.


Trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông, doanh nghiệp có mối quan hệ giao
dịch, thông qua hệ thống thị trường, môi trường pháp lý, trình độ dân trí, lao
động, lĩnh vực đầu tư, công nghệ thiết bị thông tin, thị trường các sản phẩm,
thị trường tiền tệ - tài chính.
Vậy vấn đề quản trị tài chính, huy động vốn và phát triển vốn được đặt
ra với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Bên cạnh sản xuất diễn
ra và phát triển không ngừng còn có các mối quan hệ phức tạp đa dạng khác
nảy sinh ra trong sự gặp gỡ trực tiếp giữa chủ dư thừa và vốn và thiếu hút vốn
đang gặp khó khăn trở ngại.
Để giải quyết mối quan hệ ấy đã hình thành một định chế trung gian
quan trọng nhất là Ngân hàng thương mại. Như vậy Ngân hàng thương mại là
chủ thể kinh doanh thị trường vốn tiền tệ - tín dụng. Đó là yêu cầu khách quan
của nền kinh tế sản xuất hàng hoá.
Ngân hàng thương mại ra đời ra đời là một khâu quan trọng nhất của
sự phát triển kinh tế vì nó cung ứng vốn để thực hiện sự nghiệp hiện đại hoá
đất nước.
Trong thế giới hiện đại Ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng
nhất trong các định chế tài chính của mỗi nước. Hoạt động của Ngân hàng
thương mại đa dạng, phong phú, phạm vi rộng lớn nên có vai trò quan trọng
đối với sự phát triển nền kinh tế thị trường.
Ngân hàng thương mại là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế, vốn được
tạo ra từ quá trình tích luỹ, tiết kiệm của mỗi cá nhân, doanh nghiệp và Nhà
nước trong nền kinh tế. Vậy muốn có nhiều vốn phải tăng thu nhập quốc dân,
giảm nhịp độ tiêu dùng. Để tăng thu nhập quốc dân, tức là mở rộng quy mô
chiều rộng lẫn chiều sâu của sản xuất và lưu thông hàng hoá, đẩy mạnh sự
phát triển của các ngành trong nền kinh tế cần thiết phải có vốn. Ngân hàng
thương mại là chủ thế đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh. Ngân
hàng thương mại đứng ra huy động các nguồn vốn nhàn rỗi tạm thời được
giải pháp ra từ quá trình sản xuất và lưu thông, vốn từ nguồn tiết kiệm của các
cá nhân trong xã hội. Bằng nguồn vốn huy động được, các Ngân hàng thương

mại cung cấp vốn cho mọi hoạt động kinh tế đáp ứng nhu cầu vốn một cách kịp
thời cho quá trình tái sản xuất. Như vậy nhờ có hoạt động của hệ thống Ngân
hàng thương mại, các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng phạm vi sản xuất,
công nghệ, tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả kinh tế.
Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa các doanh nghiệp với thị trường.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hoạt động của các doanh nghiệp chịu
sự tác động mạnh mẽ của các quy luật kinh tế như quy luật giá trị, quy luật
cung cầu, quy luật cạnh tranh... Để đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của thị
trường, các doanh nghiệp không ngừng nâng cao chất lượng lao động, mở
rộng quy mô sản xuất một cách thích hợp. Thông qua hoạt động tín dụng,
Ngân hàng đáp ứng vốn cho doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng mọi
mặt của quá trình sản xuất kinh doanh, tạo cho doanh nghiệp có chỗ đứng
vững chắc trong cạnh tranh.
Ngân hàng thương mại đóng vai trò trung gian thanh toán cho các tổ
chức kinh tế, cá nhân trong xã hội. Tổ chức công tác thanh toán trong nền kinh
tế quốc dân, sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt góp
phần tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn trong nền kinh tế.
Ngân hàng thương mại là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh
tế. Ngân hàng thương mại hoạt động hiệu quả thông qua các nghiệp vụ kinh
doanh của mình sưc thực sự là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh
tế. Bằng hoạt động tín dụng và thanh toán, các Ngân hàng thương mại đã góp
phần mở rộng khối lượng tiền cung ứng trong lưu thông, thông qua việc cấp
các khoản tín dụng cho các ngành trong nền kinh tế. Ngân hàng thương mại
thực hiện việc điều hoà các luồng tiền, tích tụ và phân phối cho các ngành. Với
những nội dung hoạt động như vậy, Nhà nước đã sử dụng Ngân hàng thương
mại như là một công cụ hữu hiệu để điều tiết nền kinh tế.
Ngân hàng thương mại là cầu nối nền tài chính quốc gia với hệ thống tài
chính quốc tế. Trong nền kinh tế thị trường khi các mối quan hệ hàng hoá tiền
tệ ngày càng được mở rộng thì nhu cầu giao lưu kinh tế - xã hội giữa các nước
trên thế giới ngày càng trở nên cần thiết và cấp bách. Việc phát triển kinh tế

của mỗi quốc gia luôn gắn với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và là một
bộ phận cấu thành nên sự phát triển đó. Vì vậy, nền tài chính mỗi nước phải
hoà nhập với nền tài chính quốc tế. Ngân hàng thương mại cùng các hoạt động
kinh doanh của mình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự hoà nhập này.
Với các nghiệp vụ kinh doanh như nhận tiền gửi cho vay, nghiệp vụ thanh toán,
nghiệp vụ hối đoái và các nghiệp vụ Ngân hàng khác. Ngân hàng thương mại
đã tạo điều kiện thúc đẩy ngoại thương không ngừng mở rộng thông qua các
hoạt động thanh toán kinh doanh ngoại hối, quan hệ tín dụng với các Ngân
hàng nước ngoài. Hệ thống Ngân hàng thương mại đã thực hiện vai trò điều
tiết nền tài chính trong nước phù hợp với sự vận động của hệ thống tài chính
thế giới.
3. Các nghiệp vụ của Ngân hàng thương mại:
3.1. Nghiệp vụ tài sản nợ và vốn của Ngân hàng:
Nghiệp vụ này phản ánh quá trình hình thành vốn cho hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng thương mại bao gồm các nghiệp vụ sau:
3.1.1. Nghiệp vụ tiền gửi:
Đây là nghiệp vụ phản ánh các khoản tiền gửi từ doanh nghiệp vào
Ngân hàng để thanh toán hoặc với mục đích bảo quản tài sản mà từ đó Ngân
hàng thương mại có thể huy động được. Ngoài ra các Ngân hàng còn huy động
các khoản tiền nhàn rỗi của cá nhân hay các hộ gia đình được gửi vào Ngân
hàng với mục đích hưởng lãi.
3.1.2. Nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá:
Các Ngân hàng thương mại sử dụng nghiệp vụ này để thu hút các khoản
vốn có tính dài hạn, nhằm đảm bảo khả năng đầu tư các khoản vốn dài hạn
của Ngân hàng vào nền kinh tế. Ngoài ra, các nghiệp vụ này còn giúp các Ngân
hàng thương mại tăng cường tính ổn định vốn trong hoạt động kinh doanh
của mình.
3.1.3. Nghiệp vụ đi vay:
Đối với nghiệp vụ này các Ngân hàng thương mại tiến hành tạo vốn cho
mình bằng việc vay các tổ chức tín dụng trên thị trường tiền tệ và vay Ngân

hàng trung ương dưới hình thức tái chiết khấu hay vay có đảm bảo... nhằm tạo
sự cân đối trong điều hành vốn của bản thân Ngân hàng thương mại khi mà họ
không tự cân đối được trên cơ sở khai thác tại chỗ.
3.1.4. Nghiệp vụ huy động vốn khác:
Ngân hàng thương mại có thể tiến hành tạo vốn thông qua việc nhận
làm đại lý hay uỷ thác vốn cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
3.1.5. Vốn tự có của Ngân hàng:
Đây là vốn thuộc sở hữu riêng có của các Ngân hàng. Trong thực tế
khoản vốn này không ngừng được tăng lên từ kết quả hoạt động kinh doanh
của bản thân Ngân hàng mang lại. Nó góp một phần đáng kể vào vốn trong
hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại.
3.2. Nghiệp vụ tài sản có:
Đây là nghiệp vụ phản ánh quá trình sử dụng vốn vào các mục đích đảm
bảo an toàn cũng như tìm kiếm lợi nhuận của các Ngân hàng thương mại. Nội
dung của nghiệp vụ bao gồm:
3.2.1. Nghiệp vụ ngân quỹ:
Nghiệp vụ này phản ánh các khoản vốn của Ngân hàng được dùng vào
với mục đích nhằm đảm bảo an toàn về khả năng thanh toán và thực hiện quy
định về dự trữ bắt buộc do Ngân hàng trung ương đề ra.
3.2.2. Nghiệp vụ cho vay:
Đây là nghiệp vụ tạo khả năng sinh lời chính trong hoạt động kinh
doanh của các Ngân hàng thương mại. Nghiệp vụ này bao gồm các khoản sinh
lời của các Ngân hàng thông qua việc cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối
với nền kinh tế.
3.2.3. Nghiệp vụ đầu tư tài chính:
Các Ngân hàng thương mại thực hiện quá trình đầu tư bằng vốn của
mình thông qua các hoạt động hùn vốn, góp vốn, kinh doanh chứng khoán trên
thị trường.
3.2.4. Nghiệp vụ khác:
Bằng các hoạt động khác trên thị trường như: Kinh doanh ngoại tệ, vàng

bạc và kim khí, đá quý; thực hiện các dịch vụ tư vấn, dịch vụ ngân quỹ, nghiệp
vụ uỷ thác và đại lý; kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm; các dịch vụ khác liên
quan đến hoạt động Ngân hàng như : dịch vụ bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có
giá, cho thuê két... và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, mà các
Ngân hàng thu được những khoản lợi nhuận đáng kể.
II. NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CÁC TÀI KHOẢN
PHẢN ÁNH NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN:
1. Nội dung các loại vốn huy động của Ngân hàng thương
mại.
1.1. Vốn huy động:
Là giá trị tiền tệ mà Ngân hàng huy động được từ các tổ chức kinh tế và
các cá nhân trong xã hội thông qua quá trình thực hiện các nghiệp vụ tín dụng,
thanh toán và các nghiệp vụ kinh doanh khác được dùng làm vốn kinh doanh.
Vốn huy động là công cụ chính đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
thương mại, là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số nguồn vốn
của Ngân hàng, giữ vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng. Đồng thời các Ngân hàng thương mại luôn luôn phải tôn trọng các giới
hạn về mức huy động vốn theo quy định của mỗi nước. Ví dụ tại Việt Nam tỷ lệ
này là 20 lần so với vốn tự có. Mặc dù phạm vi sử dụng vốn huy động của các
Ngân hàng thương mại bị hạn chế so với vốn tự có song nếu các Ngân hàng
thương mại sử dụng tốt số vốn này thì không những nguồn lợi của Ngân hàng
được tăng lên mà còn tạo cho Ngân hàng có được uy tín ngày càng cao. Qua đó
tạo cho Ngân hàng mở rộng được vốn góp phần mở rộng quy mô hoạt động
của bản thân Ngân hàng.
1.2. Vốn đi vay:
Là quan hệ vay mượn giữa Ngân hàng thương mại và Ngân hàng Nhà
nước trung ương hoặc vay các Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng
quốc tế. Các Ngân hàng thương mại sẽ đi vay vốn để bổ sung vào hốn hoạt
động của mình khi Ngân hàng đã sử dụng hết vốn khả dụng hiện có mà vẫn
không đủ vốn hoạt động.

1.3. Vốn khác:
Trong quá trình làm trung gian thanh toán, Ngân hàng thương mại
cũng tạo được một khoản vốn gọi là vốn trong thanh toán như vốn trên tài
khoản tiền gửi mở thư tín dụng, tài khoản tiền gửi bảo chi séc và các khoản
tiền phong toả do Ngân hàng chấp nhận các hối phiếu thương mại.
2. Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng thương mại:
Theo giác độ không gian, một Ngân hàng thương mại có thể huy động
vốn trong nước và ngoài nước.
Nguồn vốn từ nước ngoài là rất quan trọng. Bằng cách liên doanh, liên
kết, mở văn phòng đại diện ở nước ngoài, phát hành trái phiếu ra nước ngoài...
các Ngân hàng thương mại có tiềm lực có thể hút vốn từ các Ngân hàng khác,
các tổ chức kinh tế nước ngoài,... góp phần đẩy mạnh đầu tư nước ngoài vào
Việt Nam. Tuy nhiên, cũng cần thấy rõ nguồn vốn trong nước là chủ yếu, nguồn
vốn trong nước vừa phong phú, vừa chủ động, lại đang nằm trong tầm tay của
các Ngân hàng thương mại. Nguồn trong nước đồng thời cũng là tiền đề, là
điều kiện để “đón” các nguồn nước ngoài.
Theo đối tượng huy động, một Ngân hàng thương mại có thể huy động
vốn từ các đối tượng sau:
- Các tổ chức kinh tế.
- Các tầng lớp dân cư.
- Vay các Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác.
- Vay Ngân hàng trung ương.
Trong đó nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp, dân cư là quan
trọng nhất vì nó là nguồn vốn chủ yếu và mang tính lâu dài. Mọi Ngân hàng
đều phải biết dựa vào tiết kiệm và tích luỹ của các doanh nghiệp và dân cư.

×