Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Nghiên cứu chuyển đổi bước sóng dựa vào hiệu ứng trộn bốn bước sóng trên sợi quang phi tuyến cao.PDF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

TỪ THANH TÙNG

NGHIÊN CỨU CHUYỂN ĐỔI BƯỚC SÓNG
DỰA VÀO HIỆU ỨNG TRỘN BỐN BƯỚC SÓNG
TRÊN SỢI QUANG PHI TUYẾN CAO

Chuyên ngành : Kỹ thuật Điện tử
Mã số: 852.02.03

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ

Đà Nẵng – Năm 2019


Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN QUANG NHƯ QUỲNH

Phản biện 1: PGS. TS. Nguyễn Văn Tuấn

Phản biện 2: TS. Trần Thế Sơn

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn
tốt nghiệp thạc sỹ Kỹ thuật Điện tử họp tại Trường Đại học
Bách khoa vào ngày 12 tháng 5 năm 2019


Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng tại Trường Đại học
Bách khoa
- Thư viện Khoa Điện tử - Viễn thông, Trường Đại học Bách
khoa – Đại học Đà Nẵng


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Truyền thông quang hỗ trợ mạnh mẽ các mạng truyền thông
hiện đại và rộng lớn, đặc biệt là mạng internet toàn cầu. Thật vậy, sẽ
không có mạng internet tốc độ cao toàn cầu nếu không có mạng
quang đường trục.
Theo thống kê chỉ trên Youtube, cứ mỗi 1 phút trôi qua trên
10 năm video được theo dõi, và trên 72h các nội dung mới được cập
nhật, trong số đó ¼ lưu lượng đến từ các thiết bị di động. Từ năm
2005 đến 2020, giá trị số toàn cầu ước tính tăng 307 lần lên đến 40
nghìn tỷ gigabytes, từ năm 2015 đến 2020 ước tính sẽ tăng gấp đôi
mỗi 2 năm [7].
Từ khi bắt đầu các liên kết truyền thông quang trong những
năm cuối của thập niên 1970 cho đến nay, dung lượng tăng trưởng
theo cấp số nhân cho phép rất nhiều dịch vụ viễn thông được triển
khai thông qua mạng internet. Để đáp ứng nhu cầu liên tục về dung
lượng lớn, các công nghệ quang đóng vai trò chính trong những thách
thức gia tăng các kênh truyền tốc độ cao. Trong tương lai, các mạng
quang khả năng sẽ sử dụng các lợi thế của kỹ thuật chuyển đổi. Về cơ
bản, chuyển đổi tín hiệu quang sẽ được thực hiện với một bước sóng
cố định bởi các bộ chia tín hiệu. Có hai giải pháp phổ biến để gia
tăng dung lượng của mạng quang là ghép các tín hiệu: ghép phân

chia theo bước sóng (WDM) và ghép phân chia theo thời gian quang
(OTDM). Sử dụng kỹ thuật chuyển đổi bước sóng để chuyển đổi từ
một bước sóng thành bước sóng khác nhau cùng mang thông tin
giống nhau là rất cần thiết để định tuyến và chuyển mạch trong mạng
quang định tuyến bước sóng, tăng sự linh hoạt và hiệu quả của mạng
WDM. Vì vậy luận văn tập trung nghiên cứu kỹ thuật chuyển đổi


2
bước sóng sử dụng hiệu ứng trộn bốn bước sóng trên sợi quang có hệ
số phi tuyến cao Highly nonlinear fiber (HNLF).
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu kỹ thuật chuyển đổi
bước sóng sử dụng hiệu ứng trộn bốn bước sóng trên sợi quang
HNLF trên phần mềm mô phỏng optisystem 7.0.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung
nghiên cứu mạng WDM, kỹ thuật chuyển đổi bước sóng sử dụng
hiệu ứng FWM trên sợi quang HNLF và phần mềm Optisystem.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của luận văn là kết hợp nghiên cứu
lý thuyết và mô phỏng để làm rõ nội dung đề tài. Cụ thể như sau:
- Thu thập, phân tích các tài liệu và thông tin liên quan đến
đề tài.
- Khảo sát, phân tích các thành phần của hệ thống sử dụng kỹ
thuật chuyển đổi bước sóng sử dụng hiệu ứng trộn bốn bước sóng
trên sợi quang có hệ số phi tuyến cao.
- Sử dụng phần mềm Optisystem để thực hiện mô phỏng hệ
thống.
- Đánh giá kết quả thực hiện dựa trên tính toán mô phỏng.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Sử dụng kỹ thuật chuyển đổi bước sóng để chuyển đổi từ một
bước sóng thành các bước sóng khác nhau cùng mang thông tin
giống nhau là rất cần thiết để tăng sự linh hoạt và hiệu quả của mạng
WDM, đặc biệt là trong mạng quang định tuyến bước sóng.
6. Kết quả
Xây dựng và đánh giá được mô hình hệ thống thông tin
quang dúng kỹ thuật chuyển đổi bước sóng trên sợi quang HNLF


3
7. Kết cấu luận văn
Luận văn dài khoảng 60 trang, gồm những phần chính:
Chương 1 : Tổng quan hệ thống thông tin quang
Chương 2 : Các hiệu ứng quang phi tuyến
Chương 3 : Four-Wave Mixing và các ứng dụng
Chương 4 : Mô phỏng hệ thống thông tin quang dùng kỹ
thuật chuyển đổi bước sóng dựa trên sợi quang HNLF
Kết luận và hướng phát triển đề tài
Danh mục tài liệu tham khảo


4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN HỆ THỐNG THÔNG TIN QUANG
1.1. Giới thiệu
1.2. Tầm quan trọng của hệ thống thông tin quang trong
mạng viễn thông:
Truyền thông quang hỗ trợ mạnh mẽ các mạng truyền thông
hiện đại và rộng lớn, đặc biệt là mạng internet toàn cầu. Thật vậy, sẽ

không có mạng internet tốc độ cao toàn cầu nếu không có mạng
quang đường trục backbone. Từ năm 2005 đến 2020, giá trị số toàn
cầu ước tính tăng 307 lần lên đến 40 nghìn tỷ gigabytes. Từ năm
2015 đến 2020 ước tính sẽ tăng gấp đôi mỗi 2 năm [7].

Hình 1.1. Gia tăng tích BL suốt chu kỳ 1840-2015
Ngày nay, với cuộc cách mạng của truyền thông sợi quang,
cung cấp các dịch vụ Fiber-to-the-X (FTTX) đã nổi lên như một
phương tiện truyền dẫn chính để cung cấp các dịch vụ như truyền


5
hình độ nét cao (HDTV) bằng truyền hình cáp hoặc truyền hình
internet (IPTV).
Tất cả các mạng truy nhập từ các đầu cuối users khác nhau ở
khu dân cư, thương mại hay di động đều được truyền trên mạng
Metro. Liên quan đến tác động cấu trúc viễn thông công nghiệp, các
hệ thống truyền thông quang là phương tiện truyền dẫn tiềm năng
lớn nhất về dung lượng khổng lồ trên khoảng cách xa như mạng
Metro và mạng Core.
1.3. Các thành phần cơ bản của hệ thống thông tin sợi
quang
Các hệ thống thông tin quang có thể được phân thành hai
loại: có môi trường dẫn (guided) và không dẫn (unguided). Trong
trường hợp hệ thống quang có môi trường dẫn, chùm quang từ bộ
phát bị giam hãm về không gian khi lan truyền và được thực hiện
qua việc sử dụng sợi quang trong thực tế.

Hình 1.2. Sơ đồ khối tổng quát hệ thống thông tin quang
1.3.1. Sợi quang

Sợi quang được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Nếu
dựa vào đặc tính truyền dẫn các sợi quang có thể có thêm các loại
sợi dịch tán sắc (DSF) có đặc tính tán sắc thay đổi so với sợi chuẩn,
sợi bù tán sắc (DCF) sử dụng để bù ảnh hưởng của tán sắc, sợi duy
trì phân cực cho phép duy trì trạng thái phân cực của tín hiệu khi lan
truyền, sợi phi tuyến có hệ số phi tuyến cao (HNLF) dùng trong các
ứng dụng xử lý tín hiệu quang. Dựa vào cấu trúc đặc biệt hiện nay
có các loại sợi tinh thể photonic (PCF) hay còn gọi là sợi vi cấu trúc
có lớp vỏ và cả vùng lõi trong vài trường hợp chứa các lỗ không khí


6
chạy dọc theo sợi. Sự sắp xếp cấu trúc trong một PCF sẽ xác định
đặc tính dẫn ánh sáng của sợi.
1.3.2. Bộ phát quang

Hình 1.3. Sơ đồ khối bộ phát quang điều chế ngoài.
1.3.3. Bộ thu quang

Hình 1.4. Sơ đồ khối bộ thu quang
1.4. Các tín hiệu điều chế RZ-OOK, NRZ-OOK
1.4.1. Các tín hiệu điều chế NRZ-OOK
NRZ là định dạng điều chế được ứng dụng chủ yếu trong các
hệ thống truyền dẫn quang ngày nay. Kỹ thuật phát xung NRZ là khá
nổi tiếng từ lý thuyết thông tin cổ điển. Nguồn thông tin phát ra một
dãy bit ký hiệu nhị phân tại một tốc độ bit R=1/TB, ở đây TB là
khoảng thời gian của mỗi bit (chu kỳ bit) được biết như là khe bit.
Dãy tín hiệu của các bit có thể được biểu diễn như sau:
( ) ∑
(

)
(1.1)


7
Chu kỳ làm việc được xác định là độ rộng xung toàn phần tại tối đa
1/2 (FHWM) so với khe bit. Trong trường hợp NRZ, chu kỳ làm việc
bằng 1.

a) Dạng xung của tín hiệu NRZ

b) Phát tín hiệu NRZ
Hình 1.5: Phát tín hiệu NRZ 10 Gbps. a) Dạng xung của tín hiệu
NRZ, b) Phát tín hiệu NRZ 10Gb/s.

Hình 1.6(b). Phổ quang của tín hiệu NRZ 10Gb/s.


8
1.4.2. Các tín hiệu điều chế RZ-OOK:
1.4.3. Một sô các thông số đánh giá chất lượng tín hiệu
thu:
a. Giản đồ mắt (Eye Diagram)
b. Tỷ số lỗi bit (BER), hệ số chất lượng tín hiệu (Q-factor)
BER =

(




)≈

⁄ )

(


(1.10)

1.5. Các hệ thống thông tin sợi quang cơ bản:
1.5.1. Tuyến điểm – điểm:
1.5.2. Hệ thống thông tin quang tương tự

Hình 1.14. Các phần tử cơ bản ở hệ thống thông tin quang
tương tự.
1.5.3. Hệ thống thông tin quang số:
1.5.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống
thông tin quang:
1.6. Kết luận chương


9
CHƯƠNG 2
CÁC HIỆU ỨNG QUANG PHI TUYẾN
2.1. Giới thiệu:
2.2. Các hiệu ứng quang phi tuyến:
Đáp ứng của bất kỳ môi trường điện môi như sợi quang trở
nên phi tuyến trong điều kiện cường độ trường điện từ mạnh. Khi đó
độ phân cực điện trường của vật liệu không còn quan hệ tuyến tính
mà được khai triển như sau [2]:

( )

( )

( )

(2.1)
Trong đó χ là độ cảm ứng điện bậc n tại tần số quang.
Trong các sợi thủy tinh, độ cảm ứng bậc hai bằng 0 vì tính đẳng
hướng quang. Do đó độ cảm ứng bậc ba χ(3) chịu trách nhiệm cho các
hiệu ứng phi tuyến xảy ra trong sợi quang.
Có hai loại hiệu ứng phi tuyến chính có thể xảy ra trong sợi quang:
- Tán xạ kích thích bao gồm tán xạ Brillouin kích thích và tán
xạ Raman kích thích liên quan đến phần ảo của độ cảm bậc ba χ(3) .
- Các hiệu ứng phi tuyến liên quan đến chiết suất phi tuyến
bao gồm hiệu ứng tự điều chế pha, điều chế pha chéo và trộn bốn
sóng. Chiết suất phi tuyến có thể được biểu thị theo phần thực của độ
cảm bậc ba χ(3) .
Diện tích hiệu dụng được định nghĩa như là diện tích của lõi
nếu cường độ quang được phân bố đều trên đó và bằng không ngoài
diện tích đó. Diện tích Aeff quan hệ với cường độ tín hiệu quang như
sau [2]:
(n)

{∫ | (

)|

∫ | (


)|

}
(2.2)

Độ dài hiệu dụng Leff được định nghĩa là độ dài mà tín hiệu
lan truyền với biên độ không đổi và bằng không sau đó. Độ dài Leff
được xác định bởi [2]:


10
Leff = ∫

(1 -

)

(2.3)

2.3. Hiệu ứng tán xạ kích thích:
2.3.1. Tán xạ Brillouin kích thích:
2.3.2. Tán xạ Raman kích thích
2.4. Hiệu ứng điều chế pha phi tuyến:
2.4.1. Quá trình tự điều chế pha
2.4.2. Quá trình điều chế pha chéo
2.5. Hiệu ứng trộn bốn bước sóng Four-Wave Mixing:
Hiệu ứng trộn bốn sóng FWM là một quá trình trong đó
nhiều sóng quang ở các tần số khác nhau tương tác với nhau và tạo ra
các bản sao của tín hiệu dữ liệu đầu vào ở tần số mới tại đầu ra
(chuyển đổi bước sóng). Trộn bốn bước sóng (FWM) có nguồn gốc

từ χ(3). Nếu ba tín hiệu quang có tần số ƒ1, ƒ2 và ƒ3 kết hợp đồng thời
trong sợi quang, χ(3 sẽ sinh ra trường thứ tư có tần số ƒ4 liên hệ với
các tần số khác qua hệ thức [1]:
f4 = f1 ± f 2 ± f3
(2.14)
Trong thực tế các tổ hợp này còn đòi hỏi sự phối hợp pha.
Thường tổ hợp:
f4 = f1 + f2 - f3
(2.15)
được quan tâm vì ảnh hưởng đến hệ thống đa kênh và dễ phối hợp
pha khi các kênh hoạt động ở sát bước sóng tán sắc không. Khi ƒ 1 =
ƒ2 ta có quá trình FWM suy biến (Degenerate FWM).
2.6. Kết luận


11
CHƯƠNG 3
HIỆU ỨNG TRỘN BỐN BƯỚC SÓNG FOUR-WAVE MIXING
VÀ CÁC ỨNG DỤNG
3.1. Giới thiệu chương:
3.2. Lý thuyết của hiệu ứng Trộn bốn bước sóng:
3.2.1. Hiệu ứng trộn bốn sóng FWM sử dụng một tín hiệu
bơm (Single Pump):
Phổ của các tín hiệu chuyển đổi sau quá trình xảy ra hiệu ứng
trộn bốn sóng FWM, trường hợp sử dụng chỉ một tín hiệu bơm.

(a) Mô hình một tín hiệu bơm, một tín hiệu mẫu thử probe.

(b) Mô hình một tín hiệu bơm, nhiều tín hiệu mẫu thử probe.
Hình 3.1. Hiệu ứng trộn bốn sóng trong trường hợp có một tín

hiệu mẫu thử (a) và nhiều tín hiệu mẫu thử (b).


12
(3.1)
Điện trường của bản sao tín hiệu (FWM idler) theo biểu thức [8]:
( )
Ở đây

( )

(3.2)

( ) là điện trường của tín hiệu bơm



và tín hiệu mẫu thử probe; Dấu (*) là liên hợp phức của điện trường.
Công suất

của bản sao tín hiệu FWM idler được cho bởi [4]:

( )
(
)[

(
Trong đó

(


))

]

(3.3)

tương ứng là hiệu suất, hệ số phi tuyến của sợi



quang và hệ số suy hao của sợi quang.
hiệu bơm và

là công suất của tín

là công suất của tín hiệu mẫu thử probe. Hiệu

suất phụ thuộc vào sự không phối hợp pha của các tín hiệu được
cho bởi biểu thức [4]:
(

(

(

)
(

(


)
)

))

(3.4)

được gọi là sự không so khớp pha do tán sắc, là sự khác
nhau của các hằng số truyền của các tín hiệu khác nhau. Khi các
bước sóng của tín hiệu bơm và tín hiệu mẫu thử probe gần bước sóng
tán sắc không của sợi quang và ảnh hưởng điều chế pha chéo (XPM)
và tán sắc bậc 4 có thể bỏ qua,
(
Trong đó,



được tính bởi công thức [4]:
) (

)

(3.5)

tương ứng là bước sóng tán sắc bằng 0 và

bước sóng của tín hiệu bơm; c là tốc độ ánh sáng trong chân không;
dD/dλ là độ dốc tán sắc. Hiệu suất chuyển đổi được định nghĩa là tỉ



13
số công suất bản sao tín hiệu FWM idler (
tín hiệu mẫu thử probe (

( )) và công suất của

).

3.2.2. Hiệu ứng trộn bốn sóng sử dụng nhiều tín hiệu bơm
(multi-pump)
Phổ tín hiệu FWM sử dụng nhiều tín hiệu bơm được trình
bày trên Hình 3.2.

Hình 3.2. Mô hình sử dụng nhiều tín hiệu bơm để tạo ra nhiều bản
sao tín hiệu idler
3.3. Kỹ thuật chuyển đổi bước sóng sử dụng hiệu ứng
FWM:

Hình 3.3. Sơ đồ nguyên tắc hoạt động của tín hiệu chuyển đổi
bước sóng [9]
Các đặc tính quan trọng được mong muốn nhất ở các bộ
chuyển đổi bước sóng toàn quang là hiệu suất chuyển đổi cao và


14
băng thông rộng. Để đạt được khả năng chuyển đổi bước sóng như
vậy, phải đáp ứng các điều kiện sau:
(a) bước sóng bơm phải trùng với bước sóng tán sắc bằng
không;

(b) biến thiên tán sắc màu theo hướng chiều dọc của sợi phải
là nhỏ nhất; và
(c) trạng thái phân cực của bơm và tín hiệu phải trùng khớp
nhau.
3.4. Vật liệu và thiết bị phi tuyến:
Các vật liệu như silica, lithium niobat, silicon, oxit bismuth,
chalcogenide, chất bán dẫn và giếng đa lượng tử được sử dụng để
tạo ra các thiết bị quang phi tuyến thích hợp cho việc xử lý tín hiệu.
3.5. Các ứng dụng của hiệu ứng trộn bốn sóng:
Chuyển đổi tín hiệu OTDM thành các tín hiệu WDM
(OTDM-to-WDM conversion)
Lấy mẫu dạng sóng waveform của tín hiệu: dựa trên hiện
tượng trộn bốn bước sóng FWM
Chuyển đổi bước sóng toàn quang: là kỹ thuật mà luận văn
đã tiến hành nghiên cứu và khảo sát
Kỹ thuật Multicast bước sóng toàn quang
Chuyển đổi định dạng tín hiệu NRZ-OOK sang RZ-OOK
toàn quang….
3.6. Kết luận


15
CHƯƠNG 4
MÔ PHỎNG HỆ THỐNG QUANG DÙNG KỸ THUẬT
CHUYỂN ĐỔI BƯỚC SÓNG
4.1. Giới thiệu
4.2. Xây dựng cấu hình mô phỏng

Hình 4.1. Cấu hình hệ thống mô phỏng sử dụng kỹ thuật chuyển
đổi bước sóng sử dụng hiệu ứng phi tuyến trộn bốn bước sóng

FWM
4.3. Giới thiệu phần mềm mô phỏng OPTISYSTEM 7.0
4.4. Thiết lập mô phỏng trên phần mềm Optisystem 7.0


Hình 4.2. Sơ đồ mô phỏng hệ thống quang dùng kỹ thuật chuyển đổi bước sóng

16


17
4.4.1. Mô tả và đặt các giá trị thiết bị mô phỏng
4.4.2. Mô tả hoạt động của sơ đồ mô phỏng
4.5. Kết quả mô phỏng và đánh giá
Phổ tín hiệu dữ liệu (bước sóng 1560.61nm) và tín hiệu Bơm
(bước sóng 1552.52 nm) tại đầu vào sợi quang có hệ số phi tuyến cao
HNLF được thể hiện trên hình 4.12.

Hình 4.12. Phổ của các sóng tại đầu vào cuộn dây HNLF
Phổ của tín hiệu chuyển đổi tại đầu ra sợi quang HNLF được
thể hiện trên Hình 4.13. Ta thực hiện mô phỏng và phân tích kênh
chuyển đổi tại bước sóng khảo sát. Theo tính toán đã trình bày ở
Chương 3, ví dụ ở trên ta đang sử dụng tín hiệu có bước sóng
1560.61 nm, tín hiệu chuyển đổi sinh ra nhờ hiệu ứng FWM trên sợi
quang HNLF sẽ có bước sóng tương ứng là 1544.43 nm.


18

Hình 4.13. Phổ của tín hiệu sau khi chuyển đổi bước sóng tại đầu

ra cuộn dây HNLF.
Sau khi qua bộ tách kênh WDM, ta thu được kênh tín hiệu
chuyển đổi 1544.43 nm.

Hình 4.14. Phổ của tín hiệu chuyển đổi tại đầu ra bộ tách kênh
WDM


19
Tín hiệu chuyển đổi sau bộ tách WDM được khuếch đại bởi
bộ khuếch đại EDFA2. Tiếp theo, các kênh quang được cho qua bộ
thu Photodetector PIN, qua bộ lọc thông thấp và đến máy phân tích
BER để phân tích chất lượng kênh đầu ra.
Để khảo sát chất lượng kênh được chuyển đổi trong quá
trình chuyển đổi bước sóng, ta có thể thay đổi các tham số đầu vào
phù hợp của bộ suy hao quang VOA (điều chỉnh công suất tín hiệu
đầu vào); và bộ khuếch đại quang EDFA2 (điều chỉnh tỷ số lỗi Bit
(BER) mong muốn khoảng 10-9). Ta đo được công suất thu của tín
hiệu chuyển đổi tại đầu ra bộ khuếch đại EDFA2 và tỉ số lỗi bit BER
của tín hiệu.
* Khảo sát trường hợp Bộ suy hao VOA: 18.7 dB, bộ
khuếch đại EDFA2 : 7.8 dB, ta đo được:
- Công suất thu tại đầu ra bộ khuếch đại EDFA: -20.307
dBm:

Hình 4.15. Công suất thu tại đầu ra bộ khuếch đại EDFA2
- Tỉ số lỗi bit BER: 2.04559 x 10-09.
(Giá trị Min.BER : 2.04559e-09 trong Hình 4.16)



20

Hình 4.16. Giản đồ mắt của kênh chuyển đổi 1544.43 nm.

Hình 4.17. Đồ thị đặc tính BER của kênh bước sóng ban đầu
1560.61 nm và kênh chuyển đổi 1544.43 nm.


21

Hình 4.18. Hệ số phẩm chất (Q-factor) theo công suất thu của
kênh bước sóng ban đầu 1560.61 nm và kênh chuyển đổi 1544.43
nm.
- Hiệu suất chuyển đổi (Conversion Efficiency) được gán
cho là khoảng cách công suất (tính theo dB) giữa kênh bước sóng
ban đầu cần chuyển đổi và kênh bước sóng chuyển đổi tại đầu ra sợi
HNLF, và được minh họa bằng hình vẽ dưới đây:


22

Hình 4.19. Hiệu suất chuyển đổi (CE)
Ứng với trường hợp bước sóng ban đầu λ = 1560.61 nm
trong cấu hình chuyển đổi ở trên, hiệu suất chuyển đổi dựa trên phân
tích phổ là CE = 8.0257 dB.
* Để xem xét khả năng chuyển đổi của cấu hình luận văn đề
xuất, luận văn tiến hành khảo sát thêm việc chuyển đổi các bước
sóng trong băng C.
Khảo sát các bước sóng từ 1553.33 nm đến 1567.95 nm
trong băng C, các bước sóng cách nhau 2,42 nm theo bảng ITU-T

G.694.1
Số liệu tổng hợp kết quả mô phỏng các kênh chuyển đổi
trong Bảng 4.2; và thể hiện trên đồ thị từ Hình 4.20 đến Hình 4.26.
Ta có đồ thị hiệu suất chuyển đổi của các kênh bước sóng đã
khảo sát ở trên:


23

Hình 4.26. Hiệu suất chuyển đổi các kênh bước sóng khảo sát.
Từ kết quả mô phỏng, ta nhận thấy rằng, tỷ số lỗi Bit và hệ
số phẩm chất Q thay đổi theo công suất thu, công suất thu càng cao
thì tỷ số lỗi Bit càng giảm và ngược lại, Q-Factor tốt hơn. Chất
lượng của các kênh chuyển đổi giảm so với kênh Back to Back
khoảng 1.2 dB đến 1.6 dB tại BER xấp xỉ 10-9 tương ứng với từng
bước sóng (đã thể hiện trong Bảng 4.2 ở trên).
Hiệu suất chuyển đổi (CE) của các kênh bước sóng khảo sát
nằm trong khoảng từ 7.7749 dB đến 8.0814 dB, sự khác biệt nhỏ,
không đáng kể.
4.6. Kết luận


×