Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ học sinh thi trắc nghiệm bậc THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1018.65 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

HOÀNG THỊ TÌNH

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ
HỌC SINH THI TRẮC NGHIỆM BẬC THPT

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Chuyên ngành: KHOA HỌC MÁY TÍNH
Mã số: 8480101

ĐÀ NẴNG - 2019


Công trình được hoàn thành tại

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Võ Trung Hùng

Phản biện 1: TS. Lê Thị Mỹ Hạnh
Phản biện 2: TS. Đậu Mạnh Hoàn

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Kỹ thuật họp tại Trường Đại học Đà Nẵng vào ngày 25
tháng 8 năm 2019

* Có thể tìm hiểu luận văn tại:
 Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng tại Trường Đại học Bách khoa


 Thư viện Khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Bách khoa ĐHĐN


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại hiện nay, sự bùng nổ công nghệ thông tin (CNTT)
đã và đang tác động lớn đến công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, làm
thay đổi toàn bộ thế giới. Hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực dần dần
được tin học hóa, giáo dục và đào tạo cũng không ngoại lệ. Việc tin
học hóa một mặt góp phần nâng cao chất lượng, đổi mới phương pháp
dạy và học; mặt khác nó giúp đổi mới công tác quản lý, kiểm tra đánh
giá trong trường học.
Chính vì vậy, từ năm học 2008 – 2009 Bộ Giáo dục và Đào tạo
đã có chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 với chủ đề “Năm
học đẩy mạnh ứng dụng CNTT”. Công văn số 4095/ BGDĐT-CNTT
hướng dẫn nhiệm vụ CNTT năm học 2018-2019 chỉ rõ: “Đẩy mạnh
ứng dụng CNTT hỗ trợ đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học,
kiểm tra đánh giá trong tất cả các môn học. Phát động, khuyến khích
giáo viên (GV) xây dựng ngân hàng câu hỏi trực tuyến, triển khai hệ
thống thi trực tuyến các môn phục vụ học sinh (HS) và GV.”
Do đó, việc đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới hình thức
thi, kiểm tra đánh giá là một việc làm cấp thiết. Từ trước đến nay, hầu
hết GV chúng ta thường sử dụng chủ yếu hình thức kiểm tra tự luận,
vấn đáp để đánh giá, xếp loại HS. Vì vậy, đề thi thường mắc phải một
số khuyết điểm như: nội dung kiến thức không bao trùm khối lượng
kiến thức được học, kết quả còn phụ thuộc chủ quan người chấm, mất
thời gian cho việc chấm thi… Để khắc phục những nhược điểm này,
đã có nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam thực hiện phương pháp

kiểm tra đánh giá mới – phương pháp trắc nghiệm khách quan
(TNKQ).


2
Từ năm 2007, nước ta đã bắt đầu áp dụng hình thức thi trắc
nghiệm (TN) cho các kỳ thi tuyển sinh Cao đẳng và Đại học. Từ năm
học 2017-2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức kỳ thi THPT Quốc
gia với 5 bài thi trong đó có 4 bài thi theo hình thức trắc nghiệm (Toán,
Ngoại Ngữ, Tổ hợp các môn Khoa Học Tự Nhiên và Tổ hợp các môn
Khoa Học Xã Hội). Trường THPT Trần Hưng Đạo, Lệ Thủy, Quảng
Bình đã và đang thực hiện theo đúng hình thức thi trắc nghiệm cho các
môn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia theo qui định của Bộ Giáo dục và
Đào tạo.
Thực tế cho thấy, bên cạnh những thuận lợi, ưu điểm thì việc áp
dụng hình thức thi trắc nghiệm còn gặp nhiều khó khăn. Theo quy định
của Bộ Giáo dục và Đào tạo về các môn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia
thì số lượng các câu hỏi trong mỗi đề thi khá nhiều (Toán, Ngoại Ngữ
là 50 câu; Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa, GDCD là 40 câu). Do đó, khi HS
thực hiện ôn tập hoặc làm các bài thi TN, bên cạnh kết quả điểm thi
đạt được thì HS rất khó xác định được mình tiến bộ đến đâu, biết mình
làm chủ được kiến thức, kỹ năng nào và phần nào mình còn yếu kém,
thiếu sót… qua đó điều chỉnh lại quá trình học. Ngoài ra, GV cũng rất
khó đánh giá các câu hỏi trong ngân hàng đề thi đã phù hợp với đối
tượng HS hay chưa. Việc loại bỏ các câu hỏi quá dễ hoặc quá khó sẽ
giúp cho việc đánh giá HS một cách chính xác hơn. Do đó, cần có một
công cụ hỗ trợ, phân tích kết quả thi giúp cho GV và HS điều chỉnh
phương pháp, nâng cao chất lượng dạy và học.
Nhằm tạo cho HS của trường THPT Trần Hưng Đạo, Lệ Thủy,
Quảng Bình - nơi tôi giảng dạy - có điều kiện học tập và ôn thi đạt hiệu

quả tốt hơn; đồng thời giúp cho GV - các đồng nghiệp của tôi có thể
thuận tiện hơn trong quá trình tạo đề thi, tôi quyết định chọn đề tài:


3
“Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ học sinh thi trắc nghiệm
bậc THPT” làm đề tài tốt nghiệp luận văn cao học của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Mục tiêu của đề tài là xây dựng hệ thống hỗ trợ học sinh thi
TNKQ tại trường THPT Trần Hưng Đạo, Lệ Thủy, Quảng Bình. Sử
dụng công cụ hỗ trợ, phân tích kết quả thi sẽ giúp cho học sinh và giáo
viên điều chỉnh phương pháp, nâng cao chất lượng dạy và học.
2.2.Nhiệm vụ
Để hoàn thành mục tiêu đề ra, tôi đã tập trung nghiên cứu những
nội dung sau:
Về lý thuyết: tìm hiểu tổng quan cơ sở lý thuyết về TNKQ, phân
tích thực trạng về việc thi và tổ chức thi TNKQ của trường và nghiên
cứu tài liệu về các công nghệ, ngôn ngữ lập trình, mã nguồn mở…liên
quan đến hệ thống hỗ trợ HS thi trắc nghiệm (TN).
Về thực tiễn: nghiên cứu các công cụ hỗ trợ xây dựng website
và tổ chức lưu trữ kho đề thi bằng ngôn ngữ PHP và MySQL
WorkBench, cài đặt triển khai trên hệ thống mạng LAN hiện có tại
trường, kiểm thử và hoàn thiện các tính năng theo yêu cầu của đề tài.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi tập trung nghiên cứu phương
pháp ra đề thi TNKQ và phương pháp đánh giá kết quả HS. Các tính
năng của phần mềm thi TN và một số bài báo và luận văn tốt nghiệp
cao học khóa trước.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của một luận văn cao học, tôi giới hạn việc
nghiên cứu ở các lĩnh vực sau: phương pháp ra đề thi trắc nghiệm phổ


4
biến (thi trắc nghiệm với nhiều lựa chọn), cách tạo đề thi (bao gồm
các câu hỏi với nhiều nội dung và mức độ khác nhau), phân tích kết
quả thi để hỗ trợ HS tiến bộ, giúp GV tạo ngân hàng đề thi TN hiệu
quả hơn.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu, tôi đã sử dụng hai phương pháp chính
là nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm.
4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Với phương pháp này, tôi tập trung nghiên cứu các tài liệu liên
quan đến lý thuyết về trắc nghiệm và hình thức tổ chức thi trắc nghiệm;
các tài liệu liên quan đến lập trình .Net, ngôn ngữ lập trình PHP phiên
bản 7.3 và MySQL WorkBench.
4.2. Phương pháp thực nghiệm
Xây dựng ứng dụng Hệ thống hỗ trợ học sinh thi trắc nghiệm,
đưa vào thử nghiệm tại trường THPT Trần Hưng Đạo, Lệ Thủy, Quảng
Bình và đánh giá tính hiệu quả đạt được.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về khoa học: Trong giáo dục, đánh giá kết quả học tập bằng các
kỳ thi, kiểm tra là công việc tiến hành thường xuyên, không kém phần
nặng nhọc cho người quản lý và khó đảm bảo độ chính xác tính công
bằng khách quan đối với người học. Do đó, việc cải tiến hệ thống thi,
kiểm tra đã và đang được nhiều người quan tâm. Vì vậy, để đáp ứng
những thay đổi trên trong môi trường giáo dục cần phải tổ chức hệ
thống đào tạo điện tử, trong đó hệ thống thi TN là một phần quan trọng.

Ở Việt Nam, nhiều năm nay đã áp dụng hình thức thi TN và kết quả
thu được rất khả quan do những ưu điểm của nó như: chấm điểm, đưa
ra kết quả nhanh và chính xác, lượng kiến thức kiểm tra lớn, bao quát


5
nhiều vấn đề, tránh được việc học tủ... Do đó, TN đang là khuynh
hướng của hầu hết các kỳ thi hiện nay.
Về thực tiễn: Giải quyết tốt các phương pháp để GV có thể linh
động trong quá trình tạo, cập nhật kho dữ liệu đề thi, xác định mức độ
khó của từng câu hỏi, tạo đề thi tự động (bao gồm các câu hỏi khác
nhau với mức độ khác nhau); phân tích dữ liệu thi để hỗ trợ HS tiến
bộ, giúp GV tạo ngân hàng đề thi TN hiệu quả hơn đồng thời có thể tổ
chức thuận tiện cho HS tự ôn luyện thi và tham gia thi.
Đề tài sẽ góp phần xây dựng hệ thống hỗ trợ học sinh thi trắc
nghiệm bậc THPT.
6. Bố cục luận văn
Luận văn được tổ chức thành 3 chương chính:
Chương 1. Tổng quan về trắc nghiệm
Chương 2. Phân tích và thiết kế hệ thống
Chương 3. Cài đặt và thử nghiệm


6

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TRẮC NGHIỆM
Trong chương này, tôi trình bày tổng quan về TNKQ, một số hệ
thống thi TN trực tuyến, một số công cụ tạo đề thi TN. Sau đó đưa ra
một số nhận xét, đánh giá cho các trang Web trắc nghiệm trực tuyến,

cũng như một vài phần mềm TN đã có hiện nay tại Việt Nam.
1.1

TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

1.1.1. Giới thiệu
a. Khái niệm
TNKQ (tiếng Anh: Objective test) là một phương tiện kiểm tra,
đánh giá về kiến thức hoặc để thu thập thông tin.
b. Cách phân loại trắc nghiệm trong giáo dục
TN theo nghĩa rộng là một hoạt động để đo lường năng lực của
các đối tượng nào đó nhằm những mục đích xác định. Trong giáo dục
trắc nghiệm được tiến hành thường xuyên ở các kỳ thi, kiểm tra để
đánh giá kết quả học tập, giảng dạy đối với một phần của môn học,
toàn bộ môn học, đối với cả một cấp học; hoặc để tuyển chọn một số
người có năng lực nhất vào học một khoá học.
Có thể phân chia các phương pháp trắc nghiệm ra làm 3 loại:
loại quan sát, loại vấn đáp và loại viết.
c. Các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan
1.1.2. Câu hỏi và đề thi trắc nghiệm
a. Những nguyên tắc ra đề thi TN loại nhiều lựa chọn
b. Các tham số đặc trưng cho một câu hỏi và đề thi TN
c. Phân biệt các câu hỏi TN theo các mức độ nhận thức
Đề kiểm tra bao gồm các câu hỏi, bài tập theo 4 mức độ yêu cầu:
Nhận biết; Thông hiểu; Vận dụng; Vận dụng cao.
d. Chất lượng của các câu hỏi và đề thi trắc nghiệm


7
1.1.3 Xây dựng đề thi và đánh giá

a. Quy trình xây dựng bộ đề thi trắc nghiệm
b. Phân tích và đánh giá một bài trắc nghiệm
c. So sánh kiểm tra TNKQ và tự luận
Bảng 1.2. So sánh kiểm tra TNKQ và tự luận
Trắc nghiệm khách quan

Tự luận

Chấm bài nhanh, chính xác và khách
quan

Chấm bài mất nhiều thời gian,
khó chính xác và khách quan

Có thể sử dụng máy móc để chấm bài
và phân tích kết quả kiểm tra.

GV phải đọc bài mới chấm điểm
cho HS được.

Có thể tiến hành kiểm tra đánh giá
trên diện rộng trong thời gian ngắn.

Mất nhiều thời gian để tiến hành
kiểm tra trên diện rộng.

Biên soạn đề khó, tốn nhiều thời
gian, thậm chí sử dụng các phần mềm
để trộn đề.


Biên soạn đề không khó khăn và
tốn ít thời gian.

Bài kiểm tra có thể kiểm tra được
một cách hệ thống và toàn diện kiến
thức và kĩ năng của HS, tránh được
tình trạng học tủ, học vẹt.

Bài kiểm tra chỉ có thể kiểm tra
được một phần nhỏ kiến thức và
kĩ năng của HS, dễ gây ra tình
trạng học tủ, dạy tủ.

Tạo điều kiện để HS tự đánh giá kết
quả học tập của mình một cách chính
xác.

HS khó có thể tự đánh giá chính
xác bài kiểm tra của mình.

Không hoặc rất khó đánh giá được
khả năng diễn đạt, sử dụng ngôn ngữ
và quá trình tư duy của HS.

Có thể đánh giá được khả năng
diễn đạt, sử dụng ngôn ngữ và
quá trình tư duy của HS.

Không rèn luyện cho HS khả năng
trình bày, diễn đạt ý kiến của mình.

HS chỉ chọn câu trả lời đúng có sẵn.

Góp phần rèn luyện cho HS khả
năng trình bày, diễn đạt ý kiến
của mình.


8
Trắc nghiệm khách quan

Tự luận

Sự phân phối điểm trải trên một phổ
rất rộng nên có thể phân biệt được rõ
ràng các trình độ của HS.

Sự phân phối điểm trải trên một
phổ hẹp nên khó phân biệt được
rõ ràng trình độ của HS.

Chỉ giới hạn sự suy nghĩ của HS
trong một phạm vi xác định, do đó
hạn chế việc đánh giá khả năng sáng
tạo, diễn đạt của HS.

HS có điều kiện bộc lộ khả năng
sáng tạo của mình một cách
không hạn chế, do đó có thể
đánh giá đầy đủ khả năng sáng
tạo của HS.


1.1.4. Ứng dụng thi trắc nghiệm ở Việt Nam
Năm học 2017-2018, Bộ GD&ĐT đã tổ chức kỳ thi THPT Quốc
gia với 5 bài thi trong đó có 4 bài thi theo hình thức TN (Toán, Ngoại
Ngữ, tổ hợp môn Khoa Học Tự Nhiên, tổ hợp môn Khoa Học Xã Hội).
Thực tế tại trường, nơi tôi công tác số lượng môn thi trắc nghiệm
cũng dần tăng. Hiện tại có 100% các môn học thi với hình thức thi 30%
trắc nghiệm và 70% tự luận. Riêng với lớp cuối cấp 12 thi các môn
Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa, Ngoại Ngữ, GDCD thì 100% là trắc
nghiệm.
1.2. MỘT SỐ HỆ THỐNG THI TRẮC NGHIỆM TRỰC
TUYẾN
1.2.1. Kho thư viện trực tuyến Violet.vn
1.2.2. Kho dữ liệu đề thi trắc nghiệm vật lý
1.2.3. Website học trực tuyến Hocmai.vn
1.2.4 Nhận xét chung


9
Bảng 1.3. Tiêu chí đánh giá các kho dữ liệu đề mở
Kho thư viện trực
tuyến Violet.vn

Thư viện trắc
nghiệm Vật lý

Website học trực
tuyến Hocmai.vn

Độ tin cậy của kho


Tốt

Tốt

Tốt

Hỗ trợ cấp học

Cấp 1, 2, 3 và
tuyển sinh

Cấp 3 và tuyển
sinh

Cấp 1, 2, 3

Môn học có đề trắc
nghiệm

Toán, Lý, Hoá,
Sinh, Tiếng Anh,
Sử, Địa, GDCD

Vật lý

Toán,Văn, Lý,
Hoá, Sinh, Tiếng
Anh


Số lượng đề hoặc số
lượng câu hỏi

Phong phú

Phong phú

Rất phong phú

Tổ chức thi trực tuyến







Tiêu chí

Đăng nhập vào kho

Cần Tài khoản và Cần Tài khoản
Có nội dung
mật khẩu
và mật khẩu miễn phí và mua

Người cập nhật đề lên
kho dữ liệu

Admin


Admin

Admin

Hỗ trợ HS tiến bộ

Không

Không



Không

Không



Mỗi câu hỏi có hiển
thị theo nội dung/ chủ
đề với các mức độ khác
nhau

Qua việc tìm hiểu 3 trang Web trên, tôi nhận thấy mỗi trang Web
đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng về cách thức tạo kho đề thi
trắc nghiệm và tổ chức kiểm tra. Từ đó, chúng ta có thể học hỏi những
kinh nghiệm hay, những tính năng ưu việt để hoàn thiện chương trình
thử nghiệm một cách tối ưu nhất.



10
1.3. MỘT SỐ CÔNG CỤ TẠO ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM
1.3.1 Phần mềm TN Test Professional Version 7.0 - 2016
1.3.2 Phần mềm ExamGen
1.3.3. Phần mềm trắc nghiệm KENTEST
1.3.4. Phần mềm trắc nghiệm ECOEXAM
1.3.5. Phần mềm McMIX
1.3.6. Đánh giá các công cụ phần mềm
1.4 KẾT LUẬN
Qua nội dung chương 1, tôi đã tìm hiểu lý thuyết về TNKQ, đề
thi TN, tìm hiểu một số kho dữ liệu đề và một số công cụ hỗ trợ việc
ra đề thi TN. Từ đó, làm cơ sở giúp cho chúng ta xác định những công
đoạn và tiêu chí nhằm đưa ra các giải pháp về kho dữ liệu đề thi mà
chúng ta sẽ nghiên cứu ở chương tiếp theo.


11

CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG
Những kho dữ liệu đề thi TNKQ hiện có rất đa dạng và phong
phú. Điều quan trọng là làm thế nào chúng ta có thể khai thác và tận
dụng được những kết quả thi của HS, phân tích dữ liệu thi để hỗ trợ
HS tiến bộ, giúp GV tạo ngân hàng đề thi TN hiệu quả hơn. Để rõ hơn
trong chương này tôi tập trung nghiên cứu cách tổ chức và phân tích
thiết kế hệ thống sao cho hợp lí và hiệu quả.
2.1. MÔ TẢ BÀI TOÁN
2.1.1. Tổ chức thi tại trường THPT Trần Hưng Đạo
Sau khi khảo sát yêu cầu thực tế tại trường, xét trên đối tượng

người dùng chương trình gồm các chức năng sau:
Đối với quản trị hệ thống (Actor quản trị hệ thống)

-

Đăng nhập, đăng xuất hệ thống.
Tạo người dùng mới và phân quyền cho người dùng là chức năng

của admin. Tạo người dùng mới và cấp mật khẩu cho người dùng đó.
Sau khi người dùng được phân quyền họ sẽ được thực hiện các chức
năng tương ứng sau khi đăng nhập.

-

Quản lý User: thêm, xóa, sửa và ấn định quyền cho các user.
Đối với người phụ trách chuyên môn (Actor phụ trách chuyên

môn)

-

Đăng nhập, đăng xuất hệ thống.
Quản lý môn học.
Quản lý đợt thi.
Quản lý học sinh.
Đối với người dạy (Actor giáo viên)
Đăng nhập, đăng xuất hệ thống.


12


-

Quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm : thêm, sửa, xóa câu hỏi

trong ngân hàng đề thi trắc nghiệm theo môn học của GV đó.

-

Quản lý các đề thi: là chức năng dành cho GV theo từng môn học.

GV có thể tạo, xem, xóa và sửa đề thi do chính GV đảm nhận lớp đó
thực hiện.
Đối với người học (Actor Học sinh)

-

Đăng nhập, đăng xuất hệ thống.
Tham gia thi.
Xem kết quả thi và đáp án bài thi.

2.1.2. Yêu cầu phi chức năng

-

Hệ thống thân thiện với người sử dụng, đơn giản hóa công tác tổ

chức thi trắc nghiệm.

-


Triển khai ứng dụng trên môi trường Internet.

2.2. THIẾT KẾ HỆ THỐNG
2.2.1. Thiết kế hệ thống
Mô hình tổng thể của ứng dụng được chia thành các phần sau:


13
2.2.2. Mô tả Actor và đặc tả Use Case của hệ thống
Hệ thống hỗ trợ HS thi trắc nghiệm
Quản lý
học sinh

Đóng/
Mở ca thi

Quản lý
người dùng

<<include>
>

Quản lý
ca thi

<<include>
>

Thông tin

điểm thi

Phân
quyền
người

Đăng
xuất

Phụ trách chuyên môn

Xem kết
quả ca thi

Quản lý
môn học

Đăng
nhập

Admin

Tạo đề
thi
<>>
Quản lý
đề thi

Giáo viên


Quản lý
ngân
hàng CH

<>>

Xem danh
sách ca thi
Xóa đề
thi
Chọn ca
<<include>>
thi

<>>
câu hỏi
<>>
Sửa câu
hỏi
<>>
Xóa câu
hỏi

Tham gia
<<include>> ca thi

Nhập mã
ca thi

Học sinh

<<include>
>

- Tính điểm ca
thi, hiển thị
thông tin hỗ trợ

Hình 2.2. Use case tổng quát của hệ thống

2.2.3. Biểu đồ hoạt động
2.2.4. Cơ sở dữ liệu
Kho dữ liệu lưu trữ ngân hàng đề thi bao gồm tập các câu hỏi,
trong đó mỗi câu hỏi tương ứng nhiều phương án trả lời và một phương
án trả lời đúng duy nhất. Với mỗi câu hỏi sẽ nằm trong một nội
dung/chủ đề nào đó và với một mức độ tương ứng (vận dụng cao, vận


14
dụng, thông hiểu, nhận biết). Từ ngân hàng câu hỏi trong kho dữ liệu,
chúng ta sẽ tạo ra ngân hàng đề thi tương ứng với số lượng câu hỏi và
thời gian làm bài.
Từ các phân tích ở trên, cơ sở dữ liệu của hệ thống được đề xuất
sẽ bao gồm các bảng có mối quan hệ với nhau được thể hiện qua hình
dưới đây:


Hình 2.6. Sơ đồ cơ sở dữ liệu của hệ thống

2.3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI
Hệ thống hỗ trợ thi TN nghiên cứu được sử dụng với nhiều đối
tượng khác nhau, trên các môi trường hoàn toàn khác nhau. Vì vậy,
ứng dụng được cài đặt trên máy chủ Web, máy khách truy cập ứng
dụng bằng trình duyệt để sử dụng.


15
2.4. KẾT LUẬN
Chương 2, tôi đã tập trung giải quyết bài toán đặt ra của đề tài:
đi từ phần mô tả bài toán đến phân tích thiết kế hệ thống, thiết kế cơ
sở dữ liệu. Những nội dung đó sẽ là nền tảng hữu ích giúp cho quá
trình phát triển ứng dụng sẽ được trình bày ở chương 3.


16

CHƯƠNG 3
CÀI ĐẶT VÀ THỬ NGHIỆM
Trong chương này, tôi sẽ trình bày một số chức năng và hình
ảnh demo minh họa chính của chương trình. Thử nghiệm và so sánh
kết quả thu được của HS sau khi tiến hành kiểm tra HS bằng phương
pháp thi TNKQ thông thường và phương pháp sử dụng hệ thống.
3.1

CÀI ĐẶT HỆ THỐNG

3.1.1. Môi trường cài đặt

3.1.2. Phát triển mô - đun quản lý ngân hàng câu hỏi
3.1.3. Phát triển mô - đun quản lý đề thi
3.1.4. Phát triển mô - đun quản lý ca thi
3.1.5. Phát triển mô - đun quản lý thi của HS
3.2. THỬ NGHIỆM CHO MÔN TIN HỌC 12
3.2.1. Quy trình thử nghiệm
Bước 1: Quản trị hệ thống phân quyền cho người dùng.
Bước 2: Giáo viên đăng nhập vào hệ thống.
Nhập các câu hỏi vào ngân hàng đề thi và tiến hành tạo đề thi.
Các đề thi được tạo một cách tự động với chủ đề, mức độ khác nhau.
Cụ thể như sau:
Với mỗi đề thi mặc định có 50 câu hỏi được tạo tự động, lấy từ
ngân hàng đề thi. Với đặc thù bộ môn Tin học 12 thì số lượng câu hỏi
ở các mức độ được lấy như sau: mức độ nhận biết 20%, mức độ thông
hiểu 30%, mức độ vận dụng 40% và mức độ vận dụng cao 10% trên
tổng số câu hỏi đề thi.


17
Thuật toán tạo đề thi tự động được mô phỏng đơn giản như sau:

Bắt đầu

Lấy bảng danh sách CH theo mức độ đưa vào
đề thi

Đủ số lượng các
CH theo mức độ?

NO


YES
Tạo đề thi

Kết thúc

Hình 3.9. Thuật toán tạo đề thi tự động

Bước 3: Phụ trách chuyên môn đăng nhập hệ thống.
Thực hiện Mở ca thi cho phép các HS có thể tham gia thi, ấn
định thời gian cho ca thi. Nếu quá thời gian thi hệ thống tự động Đóng
ca thi.
Bước 4: Học sinh đăng nhập vào hệ thống.
Thực hiện thi sau khi nhập đúng mật khẩu ca thi. Quá trình thi
kết thúc nếu học sinh chọn chức năng Nộp bài và kết thúc hoặc hết thời
gian quy định làm bài. Xem kết quả thi (bao gồm điểm thi và thông tin
hỗ trợ cho học sinh).


18
Thuật toán hiển thị kết quả thi và thông tin hỗ trợ cho HS được
mô phỏng đơn giản như sau:
Bắt đầu thi

Nộp bài hoặc
hết thời gian
làm bài?

YES


Tính điểm bài thi. Cập nhật các câu
hỏi Sai thuộc các Nội dung, mức độ
nào. Tính toán, phân tích dựa trên
cấu hình cho trước.

NO

Lựa chọn câu hỏi và đáp án
trả lời

Hiển thị điểm và
thông tin hỗ trợ

Lưu đáp án câu hỏi, nội
dung và mức độ CH

Hình 3.10. Thuật toán hiển thị kết quả thi và thông tin hỗ trợ HS

Hệ thống tính điểm bài thi ứng với mỗi câu trả lời đúng được
0,2 điểm. Bên cạnh hiển thị thông tin về điểm thì hệ thống phân tích
kết quả thi và thông báo thông tin hỗ trợ. Cụ thể:
Với mỗi nội dung/chủ đề nếu HS chọn đáp án sai với số lượng
câu trên 35% tổng số câu hỏi của nội dung/chủ đề đó thì hệ thống sẽ
hiển thị thông tin hỗ trợ.
Ngoài ra, sau khi kết thúc ca thi thì GV có thể đánh giá các câu
hỏi trong ngân hàng đề thi. Hệ thống sẽ thống kê tỉ lệ các câu hỏi được
trả lời đúng/sai trên tổng số lượng các câu hỏi được chọn. GV dựa vào
bảng tỉ lệ đó để có thể xem xét có nên loại bỏ câu hỏi đó không (câu
hỏi khó nếu 100% câu trả lời là sai và ngược lại câu hỏi dễ nếu 100%
câu trả lời là đúng).



19
3.2.2 Xây dựng ứng dụng
Chương trình được phát triển trên nền .Net, với ngôn ngữ PHP
và MySql Workbench.
Một số giao diện chính của hệ thống:

Hình 3.11. Giao diện đăng nhập hệ thống.

Hình 3.12. Giao diện lựa chọn quản lý ngân hàng câu hỏi.

Hình 3.13. Giao diện sau khi GV lựa chọn xóa câu hỏi.


20

Hình 3.14. Giao diện sau khi HS lựa chọn thi.

Hình 3.15. Giao diện sau khi HS lựa chọn nộp bài và kết thúc.

Hình 3.16. Giao diện sau khi phụ trách chuyên môn
lựa chọn xem sách HS


21
3.3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Sau khi thiết kế chương trình, đề tài đã được cài đặt, ứng dụng
để tổ chức thi học kỳ 2 môn Tin học lớp 12 tại trường THPT Trần
Hưng Đạo, Hưng Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình qua 2 lần thi thì đã cho

kết quả bước đầu rất khả quan. Tỉ lệ học sinh đạt khá giỏi tăng lên đáng
kể sau lần thi thử thứ nhất. Cụ thể:
Lần thứ nhất, thời gian thực hiện 14/05/2019
Lớp 12A9: Sử dụng kiểm tra TNKQ thông thường:
Đạt Khá, Giỏi

Đạt TB

Số lượng

45

Số lượng

Tỉ lệ (%)

Số lượng

24

53%

21

Tỉ lệ
(%)
46%

Lớp 12A10: Sử dụng hệ thống hỗ trợ HS thi trắc nghiệm:
Đạt Khá, Giỏi


Đạt TB

Số lượng

45

Số lượng

Tỉ lệ (%)

Số lượng

Tỉ lệ (%)

27

60%

18

40%

Lần thứ hai, thời gian thực hiện 16/05/2019
Lớp 12A9: Sử dụng kiểm tra TNKQ thông thường:
Đạt Khá, Giỏi

Đạt TB

Số lượng


45

Số lượng

Tỉ lệ (%)

Số lượng

28

62%

17

Tỉ lệ
(%)
38%


22

Lớp 12A10: Sử dụng hệ thống hỗ trợ HS thi trắc nghiệm:
Đạt Khá, Giỏi

Đạt TB

Số lượng

45


Số lượng

Tỉ lệ (%)

Số lượng

Tỉ lệ (%)

37

82%

8

18%

Trong thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục hoàn thiện chương trình, tiếp
tục áp dụng vào việc kiểm tra, đánh giá và từ đó có số liệu đánh giá
một cách chính xác hơn về hiệu quả của việc sử dụng hệ thống.
3.4. KẾT LUẬN
Ở chương này, tôi đã trình bày một số chức năng chính của hệ
thống hỗ trợ HS thi TN, đã giới thiệu một số hình ảnh Demo chính,
đồng thời cài đặt thành công hệ thống dựa trên nền .Net, với ngôn ngữ
PHP và MySql. Đã tổ chức triển khai thử nghiệm ứng dụng tại trường
THPT Trần Hưng Đạo, Hưng Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình.


23
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Sau một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích và xây dựng
chương trình cho đề tài: “Xây dựng hệ thống hỗ trợ học sinh thi trắc
nghiệm bậc THPT”, đề tài đã áp ứng được một số yêu cầu cơ bản với
kết quả đạt được như sau:

-

Tìm hiểu và phân tích các kho dữ liệu đề thi trắc nghiệm hiện

có trên Internet và các công cụ phần mềm tạo đề thi trắc nghiệm, nhằm
đưa ra bảng tổng hợp so sánh, đánh giá. Qua đó có thể chọn lựa một
số ưu điểm và ý tưởng tốt giúp cho việc xây dựng chương trình được
hiệu quả hơn.

-

Phân tích tổng quan bài toán chương trình: xây dựng kho và

tổ chức thi thông qua mô hình để từ đó xác định một số giải pháp tối
ưu khi xây dựng chương trình.

- Sau khi lựa chọn một số giải pháp, chúng ta lựa chọn công cụ
thích hợp để giải quyết giải pháp đó. Đi đôi với việc phân tích cơ sở
dữ liệu tối ưu đáp ứng yêu cầu đề tài đặt ra.

-

Với chức năng chính là Hỗ trợ học sinh thi trắc nghiệm nên

khi kết thúc bài thi HS dễ dàng nhận biết được lượng kiến thức/nội

dung còn thiếu sót, cần bổ sung.

-

Cuối cùng là vấn đề tận dụng kết quả thi của HS để có thể

phân tích hỗ trợ GV tạo ngân hàng đề thi TN hiệu quả hơn.
Phần mềm thử nghiệm viết trên nền trên nền .Net, với ngôn ngữ
PHP và MySQL WorkBench từ đó phát triển thành hệ thống, nhìn
chung đã đạt được một số kết quả nhất định. Có thể phát triển để đáp
ứng được nhu cầu thực tế hiện nay tại trường. Giúp HS có thể học tập
hiệu quả hơn, GV có thể đánh giá một cách khách quan được kết quả
dạy và học từ đó có phương hướng điều chỉnh. Bên cạnh đó đề tài còn
một số hạn chế sau:


×