Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.31 KB, 7 trang )

TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
1.1. KHÁI QUÁT VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
1.1.1. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất là một hiện tượng kinh tế xã hội đặc thù. Đây là
một hoạt động khoa học vừa mang tính khoa học vừa mang tính pháp lý của
một hệ thống các biện pháp kỹ thuật, kinh tế, xã hội được xử lý bằng các phân
tích tổng hợp về sự phân bố địa lý và các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có
tính chất đặc trương, từ đó đưa ra giải pháp định vị cụ thể của việc tổ chức
phát triển kinh tế xã hội của một vùng lãnh thổ nhất định. Cụ thể là đáp ứng
nhu cầu mặt bằng sử dụng đất hiện tại và tương lai của các ngành, các lĩnh
vực cũng như nhu cầu sinh hoạt của mọi thành viên xã hội một cách tiết kiệm,
khoa học, hợp lý và có hiệu quả cao.
Về bản chất cần được xác định dựa trên quan điểm nhận thức: Đất đai là
đối tượng của các mối quan hệ sản xuất, quy hoạch sử dụng đất không chỉ nằm
ở khía cạnh kỹ thuật, cũng không chỉ thuộc về hình thức pháp lý mà nó nằm
bên trong việc tổ chức sử dụng đất đai như một tư liệu sản xuất đặc biệt gắn
chặt với phát triển kinh tế – xã hội. Như vậy quy hoạch sử dụng đất đai là một
hiện tượng kinh tế – xã hội thể hiện đồng thời ba tính chất:
- Pháp chế: Xác định tính pháp chế về mục đích và quyền sử dụng đất nhằm
đảm bảo sử dụng và quản lý đất đai theo pháp luật.
- Kỹ thuật: Các tác nghiệp chuyên môn kỹ thuật như điều tra, khảo sát xây
dựng bản đồ, khoanh định, xử lý số liệu trên cơ sở khoa học kỹ thuật.
- Kinh tế: Nhằm khai thác triệt để và có hiệu quả cao tiềm năng của đất
Như vậy: “ Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ
thuật và phấp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng đất đày đủ, hợp lý, có hiệu
quả cao thông qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất Nhà nước, tổ chức
sử dụng đất như một tư liệu sản xuất cùng với các tư liệu sản xuất khác gắn
liền với đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất
và bảo vệ môi trường”
1.1.2. Đối tượng nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất
Đối tượng nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất là những phần lãnh thổ


cụ thể với đầy đủ các đặc tính vốn có của nó, bao gồm các yếu tố sau:
- Đặc điểm khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng.
- Hình dạng và mật độ khoanh thửa
- Đặc điểm thuỷ văn, địa chất.
- Đặc điểm thảm thực vật tự nhiên.
- Các yếu tố sinh thái.
- Mật độ, cơ cấu và đặc điểm phân bố dân cư.
- Tình trạng và sự phân bố cơ sở hạ tầng.
- Trình độ phát triển của các ngành sản xuất.
Do tác động đồng thời của nhiều yếu tố cho nên để tổ chức sử dụng đất
đầy đủ, hợp lý có hiệu quả cao kết hợp với bảo vệ đất và môi trường, cần đề ra
những quy tắc chung và riêng về chế độ sử dụng đất, căn cứ vào những quy
luật đã được phát hiện, tuỳ theo từng điều kiện cụ thể và từng mục đích cần
đạt.
Như vậy đối tượng nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất chính là:
- Nghiên cứu các quy luật về chức năng của đất như một tư liệu sản xuất
chủ yếu.
- Đề xuất các biện pháp tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả cao
kết hợp với bảo vệ đất và môi trường trong tất cả các ngành căn cứ vào
điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cụ thể của từng vùng lãnh thổ.
1.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội với quá trình công nghiệp hoá hiện
đại hoá của đất nước thì nhu cầu sử dụng đất của xã hội ngày càng gia tăng,
trong khi đó đất đai thì có hạn. Do đó công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất
cần phải được thực hiện một cách hợp lý, đồng bộ giữa các cấp các ngành.
Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn coi đây là vấn đề được quan tâm hàng
đầu.
Nhà nước ta đã ban hành một hệ thống các văn bản pháp luật về đất đai
như: Hiến pháp, Luật và các văn bản dưới luật. Nó tạo ra cơ sở pháp lý vững
chắc đảm bảo cho công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai.

Chương II, điều 17 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
năm 1992 nêu rõ: “ Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất
quản lý”. Điều 18 quy định : “ Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai
theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả”.
Để phù hợp với thực tiễn khách quan về tình hình quản lý sử dụng đất
hiện tại và trong tương lai. Ngày 01/07/2004 Luật đất đai 2003 chính thức có
hiệu lực, trong đó đã quy định rõ việc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.
Tại điều 6 quy định: “ Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất là 1 trong 13 nội
dung quản lý Nhà nước về đất đai”, điều 21 đến điều 30 quy định chi tiết về
công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất.
Ngoài các văn bản có tính pháp lý cao còn có các văn bản dưới luật. các
văn bản của các ban ngành trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến vai trò, ý nghĩa,
căn cứ, nội dung và phương pháp lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ
về việc hướng dẫn thi hành Luật đất đai
- Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 của bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Quyết định số 04/2005/QĐ - BTNMT của Bộ tài nguyên môi trường ngày
30/06/2005 về việc ban hành Quy trình lập, điều chỉnh và thẩm định quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Chỉ thị số 15/2001/TC-UB ngày 02/07/2001 của Chủ tịch UBND tỉnh Hà
Tây về việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT HIỆN NAY TRÊN
THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.3.1. Tình hình nghiên cứu quy hoạch trên thế giới
Trên thế giới, công tác quy hoạch sử dụng đất được tiến hành từ nhiều
năm trước đây. Hiện nay nó vẫn được chú trọng phát triển, nó có vị trí quan
trọng trong quá trình phát triển sản xuất. Mỗi nước lại có những phương pháp
quy hoạch khác nhau.

* An-giê-ri: Dựa trên nguyên tắc nhất thể hoá, liên hợp hoá và kỷ luật đa phía.
Chính phủ thừa nhận trong toàn bộ quá trình quy hoạch được tiến hành với sự
tham gia đầy đủ của các địa phương có liên quuan, các tổ chức ở cấp chính
phủ, tổ chức Nhà nước, các cộng đồng và tỏ chức nông gia.
* Canada: Sự can thiệp của Chính phủ liên bang vào quy hoạch cấp trung gian
(cấp bang) đang giảm bớt. Điều còn là ở chỗ Chính phủ đưa ra mục tiêu chung
ở cấp quốc gia, giống như là người tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các
hoạt động lập quy hoạch ở cấp trung gian. Đồng thời Chính phủ liên bang
dường như chỉ còn đóng góp về mặt khoa học và sự ủng hộ.
* Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu trước đây: Tiến hành quy
hoạch nông nghiệp là nền tảng, sau đó làm quy hoạch cơ bản, lập sơ đồ phát
triển và phân bố lực lượng sản xuất theo yêu cầu của cơ chế kế hoạch hoá tập
trung, lao động và đất đai là yếu tố cơ bản của vấn đề nghiên cứu
* Pháp: Quy hoạch đất đai được xây dựng theo hình thức mô hình hoá nhằm
đạt hiệu quả kinh tế cao trong việc sử dụng tài nguyên môi trường và lao động,
áp dụng bài toán quy hoạch tuyến tính có cấu trúc hợp lý, tăng hiệu quả sản
xuất xã hội.
* Thái Lan: Quy hoạch đất đai được phân theo ba cấp: Cấp quốc gia, cấp vùng,
và cấp địa phương. Quy hoạch nhằm thể hiện cụ thể các thành phần kinh tế xã
hội của Hoàng gia Thái Lan gắn liền với tổ chức hành chính và quản lý nhà
nước phối hợp với Chính phủ và chính quyền địa phương. Dự án phát triển của
Hoàng gia đã xác định vùng nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng về kinh
tế, chính trị, xã hội ở Thái Lan
1.3.2. Tình hình nghiên cứu quy hoạch ở Việt Nam
Ở miền Bắc, quy hoạch sử dụng đất đai được đặt ra và xúc tiến từ năm
1962 do ngành của tỉnh, huyện tiến hành và được lồng vào công tác phân vùng
quy hoạch nông – lâm nghiệp, nhưng thiếu sự phối hợp đồng bộ của các ngành
liên quan. Tính pháp lý của công tác quy hoạch đất đai trong các văn bản hầu
như không có và cũng không được đặt ra.
Vấn đề quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ngày càng được Đảng và Nhà

nước quan tâm và chỉ đạo một cách sát sao bằng các văn bản pháp luật và
được xem như một luận chứng cho sự phát triển nền kinh tế đất nước. Điều
này được thể hiện rõ qua từng giai đoạn cụ thể sau:
* Thời kỳ 1975 - 1980
Thời kỳ này nước ta mới thống nhất đất nước, Hội đồng Chính phủ đã
thành lập Ban chỉ đạo phân vùng quy hoạch nông nghiệp, lâm nghiệp Trung
ương để triển khai công tác này trên phạm vi cả nước. Đến cuối năm 1978 các
phương án phân vùng nông – lâm nghiệp và chế biến nông sản của 7 vùng kinh
tế và tất cả các tỉnh đã lập kế hoạch và được Chính phủ phê duyệt. Trong các
phương án đó đều đề cập đến quy hoạch sử dụng đất nông – lâm nghiệp và coi
đó là luận chứng quan trọng để phát triển ngành. Hạn chế của thời kỳ này là
thiếu số liệu điều tra cơ bản về đất đai, tính khả thi của các phương án chưa
cao vì chưa tính đến khả năng đầu tư.
* Thời kỳ 1981 - 1986
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 5 ra quyết định xúc tiến công tác điều
tra cơ bản lập tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất, nghiên cứu

×