Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Lí luận chung về thanh toán điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.01 KB, 30 trang )

Lí luận chung về thanh toán điện tử
I.MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THANH TOÁN
1.Dịch vụ thanh toán.
Lịch sử ra đời và phát triển của sản xuất lưu
thông hàng hoá gắn liền với sự ra đời và phát triển
của tiền tệ và lưu thông tiền tệ.Tiền tệ ra đời với
vai trò trung gian trao đổi giữa các loại hàng hoá
khác nhau làm cho việc lưu thông và trao đổi hàng
hoá ngày càng phát triển.
Gắn liền với quá trình phát sinh và phát triển
của các hình thức tiền tệ là quá trình phát sinh
phát triển các quan hệ thanh toán tiền tệ phục vụ
cho các giao dịch dân sự và thương mại.Hiện nay
các quan hệ thanh toán được thực hiện dưới hai
hình thức là thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt và
thanh toán qua các trung gian thanh toán (sau đây
gọi chung là ngân hàng)
- Thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt là hình thc
thanh toán mà người có nghĩa vụ chi trả (người
mua hàng hoá,người nhận cung ứng dịch vụ...) sử
dụng tiền mặt để chi trả cho người thụ hưởng
(người bán hàng hoá,người cung ứng dịch
vụ...)Hình thức thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt
ra đời gắn liền với sự xuất hiện của tiền tệ trong
đời sống xã hội.
- Thanh toán qua ngân hàng là việc chi trả không
thực hiện trực tiếp giữa người chi trả với người
thụ hưởng mà thông qua việc uỷ nhiệm cho ngân
hàng thực hiện.Trong thanh toán qua ngân hàng
,các ngân hàng theo yêu cầu của người chi trả thực
hiện việc chi trả hộ hoặc yêu cầu của người thụ


hưởng thu hộ số tiền mà người thụ hưởng được
hưởng.Việc chi trả hộ hoặc thu hộ tiền như vậy
mang tính chất là một loại dịch vụ,người ta gọi là
dịch vụ thanh toán.
Việc thực hiện dịch vụ thanh toán của ngân
hàng có thể sử dụng tiền mặt hoặc không sử dụng
tiền mặt Trong đó thanh toán không sử dụng tiền
mặt thực chất là nghiệp vụ chi trả được thực hiện
bằng cách trích chuyển tài khoản trong hệ thống
tín dụng hoặc bù trừ công nợ mà không sử dụng
đến tiền mặt.Trong nền kinh tế thị trường, thanh
toán qua ngân hàng chủ yếu là thanh toán không
dùng tiền mặt. Hình thức thanh toán này một mặt
tạo điều kiện cho các ngân hàng thực hiện được các
dịch vụ trả tiền với khối lượng lớn một cách nhanh
chóng và chính xác, mặt khác tạo điều kiện cho việc
tập trung được lượng vốn nhàn rỗi trong nền kinh
tế làm nguồn vốn tín dụng ngắn hạn.
2.Tổ chức thanh toán vốn giữa các ngân hàng.
2.1.Sự cần thiết và ý nghĩa của thanh toán vốn
giữa các ngân hàng .
2.1.1 Sự cần thiết của thanh toán vốn giữa các
ngân hàng .
- Đối với các chi nhánh ngân hàng cùng hệ thống:
+ Trong thanh toán không dùng tiền mặt được chia
thành thanh toán cùng ngân hàng và thanh toán
khác ngân hàng .Thanh toán cùng ngân hàng thì
không liên quan đến thanh toán vốn giữa các ngân
hàng còn trường hợp thanh toán khác ngân hàng
nhưng trong cùng hệ thống thì phải có sự chuyển

vốn từ ngân hàng phục vụ người mua sang ngân
hàng phục vụ người bán.Nền kinh tế càng phát
triển thì việc trao đổi hàng hoá không bó hẹp ở một
địa phương mà được mở rộng ra khắp các miền
của đất nước nên việc thanh toán tiền hàng
hoá,dịch vụ giữa người mua và người bán qua hai
ngân hàng khác nhau trở nên cần thiết.
+ Trong nền kinh tế ,việc chuyển cấp vốn,cấp kinh
phí,chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ ngân sách...diễn
ra thường xuyên,liên tục.Điều đó đòi hỏi phải có
nghiệp vụ chuyển tiền từ ngân hàng này đến ngân
hàng kia để đáp ứng yêu cầu của việc chuyển vốn
trong nền kinh tế.
+ Trong phạm vi nội bộ của hệ thống ngân hàng, tổ
chức tín dụng có nghiệp vụ điều chuyển vốn,cấp
vốn,chuyển nhượng tài sản,nộp khấu hao lên cấp
trên,chuyển lãi,lỗ...Điều đó cũng đòi hỏi phải có
thanh toán vốn giữa các ngân hàng với nhau.Chẳng
hạn điều chuyển vốn trong hệ thống NHN
o

PTVN,trong hệ thống NHCTVN,hệ thống NHĐT và
PTVN...
- Đối với các chi nhánh ngân hàng khác hệ thống:
Xét về quản lí vốn thì mỗi hệ thống NHTM là một
doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập nên việc
quản lí,sử dụng vốn được khép kín trong từng hệ
thống NHTM.Chính vì vậy mà việc thanh toán vốn
giữa hai chi nhánh ngân hàng khác hệ thống không
thể do một NHTM cấp chủ quản đứng lên thanh

toán cho hai chi nhánh khác hệ thống mà phải do
các ngân hàng tự tiến hành thanh toán vốn với
nhau một cách sòng phẳng.
Để phục vụ hoạt động đa dạng của nền kinh tế,hiện
nay có nhiều hệ thống NHTM và TCTD khác
nhau.Mặt khác khách hàng được quyền lựa chọn
ngân hàng để mở tài khoản.Do vậy mối quan hệ
thanh toán vốn giữa các ngân hàng ngày càng phát
triển.Chính vì vậy việc nghiên cứu và xác lập
phương thức quan hệ thanh toán giữa các ngân
hàng là hết sức cần thiết trong hoạt động ngân
hàng .
2.1.2 Ý nghĩa
Thanh toán giữa các ngân hàng là nghiệp vụ
thanh toán qua lại giữa các ngân hàng nhằm tiếp
tục hoàn thành quá trình thanh toán tiền giữa các
xí nghiệp, tổ chức kinh tế cá nhân với nhau mà họ
không cùng mở tài khoản tại một ngân hàng hoặc
thanh toán vốn trong nội bộ các hệ thống ngân
hàng .
Thanh toán giữa các ngân hàng có ý nghĩa
rất to lớn:
+ Thể hiện chức năng tập trung thanh toán của
ngân hàng đối với nền kinh tế quốc dân và điều hòa
vốn trong nội bộ ngân hàng
+ Thực hiện tốt nghiệp vụ thanh toán giữa các
ngân hàng chính là thực hiện được yêu cầu của
công tác thanh toán không dùng tiền mặt.Nhanh
chóng,kịp thời,chính xác,an toàn tài sản,tăng nhanh
vòng quay của vốn.

+ Giảm chi phí lưu thông do không phải vận chuyển
tiền mặt từ nơi này đến nơi khác,giảm chi phí kiểm
đếm giao nhận tiền.
+ Góp phần tiết kiệm lượng tiền mặt trong lưu
thông từ đó có tác động tới lượng tiền cung ứng
trong quá trình điều hành chính sách tiền tệ quốc
gia.
Để làm tốt nghiệp vụ thanh toán giữa các ngân
hàng thì đòi hỏi ngân hàng phải cải tiến thể lệ,chế
độ thanh toán không dùng tiền mặt cho phù hợp
với yêu cầu của việc trao đổi thanh toán tiền hàng
hóa , dịch vụ của toàn xã hội.Tăng cường trang
thiết bị,kĩ thuật phục vụ thanh toán nhanh chóng ,
chính xác,cải tiến việc điều hành và quản lí vốn
trong ngân hàng .Chính vì vậy mà làm cho hoạt
động ngân hàng phát triển phong phú về trình độ
và cơ sở vật chất kĩ thuật.
2.2 Các phương thức thanh toán
Phương thức thanh toán phản ánh mối quan
hệ thanh toán giữa hai đơn vị ngân hàng với
nhau.Căn cứ vào việc các ngân hàng tham gia
thanh toán vốn là cùng hệ thống hoặc khác hệ
thống có các phương thức thanh toán sau:
-Để thanh toán trong cùng hệ thống ngân hàng có
các phương thức :
+ thanh toán liên hàng
+ thanh toán bù trừ
+ thanh toán qua tài khoản tiền gửi mở tại chi
nhánh ngân hàng khác trong cùng hệ thống
+ thanh toán ủy nhiệm thu hộ,chi hộ.

Để thanh toán khác hệ thống ngân hàng có các
phương thức sau:
+ thanh toán bù trừ
+ thanh toán qua tài khoản tiền gửi mở tại NHNN
+ thanh toán qua tài khoản tiền gửi mở tại ngân
hàng khác hệ thống
+ thanh toán ủy nhiệm thu hộ,chi hộ.
Ở Việt Nam,tổ chức hệ thống thanh toán giữa
các ngân hàng gắn liền với việc hoàn thiện mô hình
tổ chức của các hệ thống ngân hàng Việt Nam qua
các thời kì
-Thời kì năm 1989:Thời kì này ngân hàng Việt
Nam tổ chức thành ngân hàng 1 cấp(không tách
biệt NHNN và các TCTD nên hệ thống thanh toán
vốn giữa các chi nhánh ngân hàng cũng chỉ cùng 1
hệ thống. Phương thức thanh toán vốn giữa các
ngân hàng được sử dụng là phương thức thanh
toán liên hàng trong đó các chi nhánh trong hệ
thống trực tiếp thanh toán vốn với nhau,NHTW
làm nhiệm vụ kiểm soát đối chiếu liên hàng cho
toàn hệ thống.
-Thời kì 1989 đến nay:Thời kì này nền kinh tế
nước ta đã chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập
trung sang cơ chế thị trường theo đó hệ thống
ngân hàng 1 cấp cũng được chuyển thành ngân
hàng 2 cấp với nhiều hệ thống khác nhau như hệ
thống NHNN và các hệ thống NHTM.Việc cân
đối,điều hòa vốn được tổ chức theo từng hệ
thống,do vậy mỗi hệ thống ngân hàng đă tổ chức 1
hệ thống thanh toán dể giải quyết quan hệ thanh

toán trong nội bộ hệ thống.Ngoài hệ thống thanh
toán nội bộ của từng hệ thống ngân hàng còn có hệ
thống thanh toán liên ngân hàng để giải quyết
quan hệ thanh toán vốn giữa các đơn vị ngân hàng
khác hệ thống.
Trong thời kì kinh tế mở,mối quan hệ kinh tế giữa
các vùng,miền khu vực không ngừng tăng lên .Khoa
học tính toán,kĩ thuật điện tử không ngừng phát
triển nên xu hướng chung là phải mở rộng hệ
thống thanh toán liên ngân hàng với các trung tâm
thanh toán hiện đại để đảm bảo thanh toán liên
ngân hàng trong phạm vi khu vực và toàn quốc đạt
hiệu quả cao.
Các phương thức thanh toán vốn giữa các ngân
hàng thời kì này tương đối phong phú,gồm:
+Thanh toán liên hàng(TTLH) :Thanh toán liên
hàng là phương thức thanh toán vốn giữa các chi
nhánh trong cùng hệ thống như hệ thống ngân
hàng Công Thương ,hệ thống ngân hàng Đầu Tư và
Phát Triển,... Nội dung chủ yếu của phương thức
này là viêc thực hiện thu hộ,chi hộ giữa hai ngân
hàng trong cùng hệ thống ở địa phương khác nhau
hoặc để chuyển cấp vốn điều hoà trong cùng hệ
thống ngân hàng. Để thực hiện thanh toán liên
hàng mỗi hệ thống quy định số hiệu riêng cho hệ
thống mình.Các đơn vị thành viên tham gia thanh
toán liên hàng theo sự uỷ nhiệm của ngân hàng cấp
trên (NH Công Thương VN,NH Đầu Tư và Phát
Triển VN...).Để tham gia thanh toán liên hàng,các
ngân hàng phải đăng kí mẫu dấu, chữ kí của giám

đốc ngân hàng và người được uỷ quyền;chữ kí của
kế toán trưởng và người được uỷ quyền.
+Thanh toán bù trừ(TTBT) : Thanh toán bù trừ
là phương thức thanh toán vốn giữa 2 ngân hàng
được thực hiện bằng cách bù trừ tổng số phải
thu,phải trả để thanh toán số chênh lệch (kết quả
bù trừ) TTBT được áp dụng giữa các ngân hàng
khác hệ thống với nhau hoặc giữa các đơn vị ngân
hàng cùng 1 hệ thống ngân hàng .Trong TTBT phải
có một ngân hàng chủ trì (ngân hàng chủ trì có thể
là NHNN hoặc một ngân hàng thương mại nào
đó),các ngân hàng thành viên phải mở tài khoản tại
ngân hàng chủ trì và ngân hàng thành viên có sự
thoả thuận với nhau,có sự cam kết về các điều kiện
thanh toán Tuỳ thuộc vào phương pháp trao đổi
chứng từ,chuyển số liệu mà có cơ chế TTBT trên cơ
sở chứng từ giấy (TTBT giấy)và TTBT điện tử.
+Thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại NHNN:
Theo phương thức này,việc thanh toán giữa các
ngân hàng với nhau được thực hiện từng lần theo
số tiền ghi trên bảng kê các chứng từ thanh
toán.Ngân hàng bên trả tiền lập bảng kê kèm
chứng từ gốc cho từng ngân hàng,gửi đến NHNN
nơi mở tài khoản,yêu cầu NHNN trích tài khoản
tiền gửi để trả cho ngân hàng thụ hưởng.Phương
thức này thường áp dụng đối với những chuyển
tiền nhanhvới số tiền lớn và trong việc điều chuyển
vốn của các ngân hàng thương mại.
+Thanh toán theo phương thức uỷ nhiệm lẫn
nhau giữa hai ngân hàng: Phương thức thanh

toán này được áp dụng giữa các ngân hàng cùng
hoặc khác hệ thốngvà giữa 2 ngân hàng đã có sự
thoả thuận và cam kết với nhau rằng ngân hàng
này sẽ thực hiện thu hộ hoặc chi hộ cho ngân hàng
kia trên cơ sở các chứng từ thanh toán của khách
hàng có mở tài khoản tại ngân hàng kia.Việc thu hộ
,chi hộ giữa hai ngân hàng chỉ được tiến hành
trong phạm vi những khoản thanh toán đã thoả
thuận và quy định trong hợp đồng.Mỗi khi phát
sinh những khoản thu hộ,chi hộ ngân hàng nơi phát
sinh phải gứi các chứng từ thanh toán cho NH có
quan hệ để hạch toán sổ sách.Kết thúc từng định kì
thanh toán,các ngân hàng phải đối chiếu số liệu với
nhau,quyết toán số tiền đã thu hộ,chi hộ và thanh
toán cho nhau số chênh lệch phải thu,phải trả.
+Mở tài khoản tiền gửi lẫn nhau để thanh
toán:Phương thức thanh toán này được sử dụng
cho các ngân hàng cùng hoặc khác hệ thống để
thanh toán cho nhau với điều kiện các ngân hàng
tham gia thanh toán phải làm thủ tục đăng kí mẫu
dấu,chữ kí của người có thẩm quyền giữa hai ngân
hàng .Trong phương thức này,một trong hai ngân
hàng mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng kia để
hạch toán các khoản thanh toán có liên quan đến
hai ngân hàng .Việc thanh toán giữa hai ngân hàng
được thực hiện trên cơ sở các bảng kê chứng từ do
ngân hàng phát sinh nghiệp vụ lập và các chứng từ
của khách hàng.
II.TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC THANH
TOÁN LIÊN HÀNG

1.Khái niệm
Thanh toán liên hàng là việc thanh toán nội bộ
giữa các chi nhánh ngân hàng tỉnh ,thành phố,sở
giao dịch trong hệ thống ngân hàng.Nó là một bộ
phận của thanh toán không dùng tiền mặt.
2.Các giai đoạn phát triển của phương thức
thanh toán liên hàng
Do yêu cầu thanh toán của xã hội ngày càng
cao,và cùng với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật mà
kĩ thuật thanh toán liên hàng được cải tiến và ngày
càng hoàn thiện hơn.Từ thủ công ,bán thủ công đến
thanh toán điện tử,thanh toán liên hàng đã không
ngừng góp phần vào công tác thúc đẩy thanh toán
không dùng tiền mặt.
2.1 Liên hàng truyền thống
Theo liên hàng truyền thống,các giấy báo liên
hàng được viết bằng tay,việc xử lí chứng từ và kĩ
thuật hạch toán theo phương pháp thủ công và
luân chuyển chứng từ thì thông qua cơ quan bưu
điện dưới hai hình thức là chuyển tiền thư và
chuyển tiền điện.Phương thức kiểm soát và đối
chiếu trong thanh toán liên hàng là phương thức
“kiểm soát tập trung ,đối chiếu phân tán”. Trong
phương thức này các chi nhánh trực tiếp gửi
chuyển tiền cho nhau,trung tâm thanh toán làm
nhiệm vụ kiểm soát tất cả các chuyển tiền sau đó
lập sổ đối chiếu gửi các chi nhánh nhận chuyển tiền
để các ngân hàng này đối chiếu(đối chiếu phân tán
ở các ngân hàng nhận chuyển tiền).
Chỉ thị số 98/NH-CT ngày 07/10/1976 của

NHNN Việt Nam về thanh toán liên hàng là văn bản
pháp lí đầu tiên quy định về việc áp dụng phương
thức thanh toán liên hàng trong thanh toán vốn
giữa các ngân hàng Việt Nam Theo đó,thanh toán
liên hàng truyền thống được thực hiện trong suốt
một thời gian dài từ năm 1976 đến năm 1992 và đã
góp phần đáng kể trong việc thực hiện chức năng
trung tâm thanh toán của ngân hàng .Hình thức
thanh toán này phù hợp với mô hình tổ chức hệ
thống ngân hàng Việt Nam cũng như trình độ công
nghệ lúc bấy giờ. Tuy nhiên do hạn chế của hình
thức thanh toán này là chứng từ thì luân chuyển
chậm,hay bị thất lạc,thanh toán không dùng tiền
mặt diễn ra chậm trễ,vốn nằm trong thanh toán lớn
gây lãng phí cho ngân hàng và cho xã hội,tốc độ
luân chuyển vốn chậm không tạo đà thúc đẩy cho
nền kinh tế phát triển nên nó đã dần được thay thế
bằng hình thức thanh toán tiến bộ hơn.Hiện nay
thanh toán liên hàng truyền thống chỉ còn là cơ sở
lí luận cho việc thực hiện các hình thức thanh toán
liên hàng sau này.
2.2 Liên hàng có ứng dụng máy vi tính
Ở hình thức liên hàng này,các kĩ thuật nghiệp
vụ đều được thực hiện trên cơ sở nghiệp vụ thanh
toán liên hàng truyền thống . Cụ thể là : Trên cơ sở
chứng từ thanh toán của khách hàng hay của nội
bộ ngân hàng ,bộ phận thanh toán liên hàng lập
giấy báo liên hàng.Khi thanh toán liên hàng qua
mạng máy vi tính,giấy báo liên hàng được lập 1
liên thay vì 3 liên như trước .Trên cơ sở giấy báo

liên hàng được lập bộ phận điện toán chuyển hoá

×