Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Đánh giá CT,SGK Tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.41 KB, 12 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TINH QUẢNG NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Tam Kỳ, ngày 18 tháng 6 năm 2007
Số : 1369 / SGD&ĐT
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ 5 NĂM TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA TIỂU HỌC
Chấp hành Nghị quyết số 40/2000/QH-10 của Quốc hội và theo kế
hoạch chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, từ năm học 2002-2003, trên phạm vi cả nước,
tiến hành triển khai dạy đại trà sách giáo khoa chương trình tiểu học mới bắt
đầu từ lớp1. Qua 5 năm thực hiện chương trình tiểu học mới từ lớp 1 đến lớp
5, toàn tỉnh đã đạt được rất nhiều thành tựu, đồng thời cũng còn những tồn tại,
hạn chế trên các mặt cụ thể như sau:
A. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP
I) Thuận lợi :
- Đổi mới chương trình và sách giáo khoa là một chủ trương lớn của
Đảng và Nhà nước đã được quán triệt sâu rộng trong toàn xã hội. Do vậy,
trong quá trình thực hiện luôn được sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ của các cấp
uỷ đảng và chính quyền; có sự phối hợp và hỗ trợ tích cực của các ban ngành
từ Trung ương đến các cơ sở.
- Đổi mới giáo dục phổ thông, đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng tích cực hoá vai trò người học là một xu thế phát triển của thế giới, là
đòi hỏi bức thiết của nền giáo dục nước ta nên được hầu hết cán bộ, giáo viên
tích cực thực hiện, nhân dân hưởng ứng nhiệt tình.
- Quảng Nam là một trong các tỉnh được Bộ GD&ĐT giao nhiệm vụ
thực hiện thử nghiệm sách giáo khoa - chương trình Tiểu học mới trước khi tổ
chức thực hiện đại trà nên việc tiếp cận với chương trình, nội dung và phương
pháp dạy học theo sách giáo khoa mới ở lớp 1, 2, 3, 4, 5 có nhiều thuận lợi,
nhất là kinh nghiệm về công tác bồi dưỡng giáo viên, thực hiện đổi mới
phương pháp dạy học...
- Nội dung chương trình, sách giáo khoa mới, đổi mới phương pháp
dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh đã tạo


ra động lực kích thích sự hưng phấn trong các hoạt động nâng cao chất lượng
dạy và học của giáo viên và học sinh.
II. Khó khăn :
- Trong những năm đầu thực hiện, một bộ phận giáo viên do nhận thức
chưa đầy đủ, năng lực hạn chế nên có nhiều lúng túng trước những vấn đề
mới (như nội dung chương trình, cách biên soạn sách giáo khoa mới, đổi mới
phương pháp dạy học, cách đánh giá hạnh kiểm và một số môn học bằng nhận
xét ...).
- Điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học chưa đáp ứng được yêu
cầu như thiếu phòng học, các phòng chức năng; phòng học không đúng qui
cách.... thiết bị dạy học không đủ số lượng, chủng loại,. Những tháng đầu năm
học thường cung cấp không kịp thời các thiết bị dạy học.
- Địa bàn tỉnh Quảng Nam có nhiều khó khăn. Toàn tỉnh có 8 huyện
miền núi. Trong đó có 6 huyện miền núi cao, học sinh chủ yếu là người dân
tộc thiểu số, hầu hết trẻ em không nói tiếng Việt phổ thông ở gia đình nên khi
vào học lớp1, các em mới bắt đầu giao tiếp và học tiếng Việt nên rất khó khăn
trong việc tiếp thu nội dung các môn học; chất lượng dạy học rất thấp.
- Địa bàn miền núi phức tạp, đi lại khó khăn; mức sống và trình độ dân
trí còn rất thấp; thể lực và trình độ phát triển của học sinh cũng hạn chế; điều
kiện học tập và sinh hoạt thiếu thốn nên chất lượng và hiệu quả dạy-học còn
nhiều bất cập.
Tất cả các yếu tố trên là những cản trở lớn đối với quá trình thực hiện
thay sách giáo khoa chương trình tiểu học mới suốt trong 5 năm qua.
III. Những giải pháp thực hiện
1. Ngành GD&ĐT đã tham mưu tích cực cho các cấp lãnh đạo Đảng và
chính quyền từ tỉnh đến cơ sở; phối hợp với các ngành có liên quan thực hiện
tốt công tác thông tin, tuyên truyền làm cho các cấp các ngành và nhân dân
hiểu rõ về nội dung, yêu cầu và tầm quan trọng của chủ trương đổi mới giáo
dục phổ thông. Trên cơ sở đó, huy động sự hỗ trợ và tạo điều kiện về tinh
thần, vật chất của các lực lượng xã hội góp phần thực hiện có hiệu quả ngay

từ đầu nhiệm vụ đổi mới giáo dục theo yêu cầu NQ 40/2000/QH-10 của Quốc
hội đề ra.
2. Sắp xếp, bố trí một cách hợp lí đội ngũ giáo viên đảm bảo số lượng,
năng lực chuyên môn và các tiêu chí theo yêu cầu của Bộ về thực hiện dạy
sách giáo khoa mới. Tất cả giáo viên dạy sách giáo khoa mới đều phải được
bồi dưỡng đầy đủ về chuyên môn nghiệp vụ.
-Xây dựng đội ngũ giảng viên cốt cán bồi dưỡng thay sách gồm những
cán bộ, giáo viên có năng lực, nhiệt tình làm việc xuyên suốt quá trình thay
sách từ lớp 1 đến lớp 5. Tổ chức lớp bồi dưỡng đảm bảo thời lượng cần thiết
đối với từng môn học, số lượng học viên phù hợp (không quá 70 người/lớp);
cung cấp đủ tài liệu, phương tiện phục vụ cho công tác tập huấn giáo viên.
- Phương pháp tập huấn chủ yếu hướng vào người học, phát huy vai trò
chủ động, tích cực của giáo viên; hướng dẫn giáo viên nghiên cứu tài liệu,
sách giáo khoa, sách giáo viên, đối chiếu với tài liệu cũ, thảo luận tìm ra được
những vấn đề mới, những vấn đề cơ bản về nội dung chương trình, SGK,
SGV, phương pháp soạn bài, cách tiến hành các thao tác, qui trình thực hiện
phương pháp dạy học từng bài, từng môn học. Bố trí thời gian thực hành tiết
dạy và nghiên cứu rút kinh nghiệm tiết dạy mẫu trên băng hình. Tất cả giáo
viên đều nắm vững những vấn đề cơ bản để tiến hành thực hiện có hiệu quả
việc dạy sách giáo khoa mới.
2
- Ngoài thời gian tập trung bồi dưỡng trong hè, tất cả giáo viên đều tiếp
tục bồi dưỡng trong năm học, vừa dạy vừa rút kinh nghiệm đối với từng bài
dạy, từng môn học theo nhóm, tổ chuyên chuyên môn. Giữa kỳ và cuối mỗi
học kỳ đều có tổ chức hội thảo, trao đổi rút kinh nghiệm từ cấp trường đến
huyện và cấp tỉnh, kịp thời giải quyết những vướng mắc cho giáo viên trong
quá trình thực hiện.

3. Chỉ đạo thực hiện việc triển khai thay sách ở địa phương:
- Cung cấp đầy đủ các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT đến tất cả các

trường tiểu học; tổ chức hội nghị hướng dẫn cụ thể việc thực hiện chương
trình, sách giáo khoa, kế hoạch dạy học; giảng dạy các môn học cho các vùng
miền; dạy học 2 buổi/ngày; đánh giá xếp loại học sinh cho tất cả cán bộ phòng
GD&ĐT và trường tiểu học.
- Chỉ đạo cụ thể việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị
dạy học đạt yêu cầu theo qui định của Bộ; vận động phụ huynh đầu tư mua
sắm dụng cụ học tập cho con em...đảm bảo mức tối thiểu cho hoạt động dạy
và học.
- Mở rộng thêm số trường, lớp, học sinh học 2 buổi/ngày ở những nơi
có điều kiện.
- Tổ chức giao lưu, sinh hoạt chuyên môn giữa các trường và cụm
trường, dự giờ, thăm lớp; hội thảo rút kinh nghiệm suốt trong quá trình triển
khai thay sách giáo khoa chương trình tiểu học mới. Nhiều bài học kinh
nghiệm được vận dụng thực hiện có hiệu quả.
- Tích cực phát triển trường lớp mẫu giáo nhất là lớp mẫu giáo 5 tuổi.
Những nơi quá khó khăn, mở lớp mẫu giáo 36 buổi nhằm tạo điều kiện cho
các cháu được giao tiếp, chuẩn bị tiếng Việt trước khi vào học lớp 1. Thành
lập và chỉ đạo hoạt động tích cực của Ban đại diện CMHS và nhân viên hỗ trợ
giáo viên ở các điểm trường (trong khuôn khổ DATKK) nhằm giúp đỡ giáo
viên và học sinh DTTS ở vùng khó khăn học tập có hiệu quả.
4. Trong quá trình thực hiện, Sở và phòng GD&ĐT thường xuyên tổ
chức các đợt thanh tra, kiểm tra công tác quản lí và thanh tra chuyên môn; chỉ
đạo chặc chẽ công tác kiểm tra nội bộ trường học. Nội dung thanh tra, kiểm
tra tập trung chủ yếu đối với nhiệm vụ thay sách giáo khoa mới, kịp thời phát
hiện những ưu điểm để phát huy và uốn nắn những sai sót, lệch lạc trong quá
trình thực hiện.
B. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU SAU 5 NĂM THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA MỚI
I. Mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục tiểu học
- Nội dung chương trình sách giáo khoa mới của từng môn hoc, từng

khối lớp; biện pháp, qui trình đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết
quả học tập của học sinh thể hiện được mục tiêu của GD tiểu học là đào tạo
3
trẻ em thành người phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm
mĩ; chuẩn bị cho các em học tiếp lên cấp trên...
- Nội dung chương trình thể hiện được tính toàn diện, thiết thực giúp
học sinh có được những hiểu biết cơ bản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con
người. Học sinh có được những kĩ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính
toán; những thói quen về rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, những hiểu biết
sơ giản về chuẩn mực đạo đức, pháp luật, về nghệ thuật...
- Nội dung các bài học được chọn lọc đưa vào sách giáo khoa một cách
chính xác, vừa sức, gần gũi cuộc sống, phù hợp với tâm lí giao tiếp của lứa
tuổi học sinh tiểu học có tác dung giáo dục sâu sắc trong việc hình thành nhân
cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của GD tiểu học.
- Hình thức và phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập của
học sinh theo hướng tích cực hoá vai trò học, lấy học sinh làm trung tâm được
định hướng cụ thể trong cách biên soạn sách giáo khoa và sách giáo viên đã
định hướng và tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên thực hiện đổi mới phương
pháp dạy học giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức, hình thành kĩ năng và thái
độ một cách chủ động, tích cực.
II. Chất lượng giảng dạy của giáo viên
*Ưu điểm:
+ Giáo viên bước đầu đã cụ thể hóa được quan niệm về vai trò của dạy
học thể hiện bằng những việc làm cụ thể trong việc xây dựng kế hoạch bài
dạy, thiết kế các hoạt động, chuẩn bị đồ dùng dạy-học, tổ chức hướng dẫn học
sinh hoạt động học tập. Thông qua hoạt động, giáo viên dẫn dắt các em tự
phát hiện, tự chiếm lĩnh kiến thức, hình thành kĩ năng, thái độ theo mục tiêu
bài học đã đề ra một cách chủ động, tích cực. Bài dạy được thiết kế dưới dạng
các hoạt động học của học sinh.
+ Việc chuẩn bị phương tiện dạy-học, thiết kế các hoạt động học tập

đều xuất phát từ mục tiêu và nhằm đạt mục tiêu của bài học một cách cụ thể,
khắc phục cơ bản được những hạn chế của phương pháp dạy học thuyết giảng
theo chương trình cũ.
+ Hình thức dạy học tổ chức đa dạng theo yêu cầu cụ thể từng bài dạy
và đặc trưng từng bộ môn (trên lớp, ngoài lớp, học cá nhân, học theo nhóm...).
Khắc phục được cách dạy đồng loạt, đơn điệu trên lớp; bước đầu thực hiện cá
thể hoá việc học của học sinh; rèn luyện các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp
tác theo nhóm...
+ Không khí lớp học diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên và đạt hiệu quả. Có
thể nói phương pháp dạy-học tích cực trên cơ sở tổ chức hoạt động đã đem lại
kết quả như một luồng sinh khí tạo ra sức sống mới trong hoạt động dạy học ở
nhà trường tiểu học hiện nay.
+ Qui định về đánh giá, xếp loại học theo Quyết định số 30 của Bộ
GD&ĐT đã thể hiện sự đổi mới toàn diện trong việc đánh giá học sinh tiểu
học, là một trong những nội dung quan trọng của đổi mới giáo dục phổ thông,
có tác dụng tích cực trong việc định hướng đổi mới phương pháp dạy của giáo
4
viên, đổi mới cách học của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và
học trong các trường tiểu học.
Tuy nhiên, khi tiến hành đánh giá bằng nhận xét đòi hỏi giáo viên phải:
+ Nắm chắc yêu cầu, mục tiêu đạt được ở học sinh về kiến thức, kĩ
năng, thái độ từng môn học, bài học; nắm được sự phát triển từng học sinh
trong suốt quá trình học tập...
+ Phải tiến hành thường xuyên trong mỗi tiết học; mỗi học sinh có thể
phải đánh giá nhiều lần nếu chưa đạt được một chứng cứ của một nhận xét.
+ Việc đánh giá được tiến hành với từng học sinh hoặc nhóm nhỏ học
sinh chứ không thể đồng loạt cả lớp và cùng một thời gian.
Từng bước, đội ngũ giáo viên đã quen dần và thực hiện có hiệu quả
việc đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập của học sinh. Khẳng định những
ưu điểm của cách đánh giá mới trong việc dạy học và giáo dục học sinh:

* Dạy học hướng trọng tâm vào người học, dạy học sát đối tượng. Giáo
viên gần gũi, giúp đỡ học sinh thường xuyên, liên tục hơn. Học sinh tích cực
hoạt động và hứng thú hơn trong học tập; giảm sức ép cho giáo viên và học
sinh; tạo ra không khí thi đua lành mạnh trong học tập.
* Trách nhiệm của hiệu trưởng và giáo viên được nâng cao hơn. Sự cố
gắng và kết quả học tập của học sinh gắn chặt với quá trình dạy học của giáo
viên. Giáo viên phải liên tục điều chỉnh phương pháp trong quá trình dạy học
để học sinh bộc lộ được những chứng cứ của từng nhận xét. Giáo viên chăm
lo, quan tâm hơn đến học sinh (quan sát, ghi chép chứng cứ).
* Các nhận xét gắn chặt với mục tiêu tiết dạy, môn học, do đó khi đạt
được nhận xét là đạt yêu cầu chuẩn của tiết học, môn học. Cách đánh giá bằng
nhận xét thực sự góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
*Hạn chế:
+ Một số giáo viên còn lúng túng trong việc thiết kế các hoạt động và
tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động khi tiến hành tiết dạy trên lớp; nhiều
giáo viên còn dạy học rập khuôn theo sách giáo viên...
+ Môn Mỹ thuật và môn Âm nhạc, thiếu giáo viên dạy chuyên, nên
chất lượng dạy học thấp.
+ Việc thực hiện đánh giá học sinh theo qui định mới của Bộ GD&ĐT
bước đầu cũng có nhiều khó khăn, lúng túng. Cách đánh giá mới đòi hỏi giáo
viên phải làm việc nhiều hơn, quan sát, ghi chép, nhớ nhiều nhận xét. Do đặc
điểm học sinh lớp 1-2-3, các em chưa ổn định, thay đổi sự bộc lộ các chứng
cứ qua nhiều lần kiểm tra cũng gây khó khăn cho giáo viên.
III. Kết quả học tập của học sinh
* Ưu điểm
+ Đối với học sinh, vai trò các em được tôn trọng hơn, bình đẳng và
gần gũi hơn trong quan hệ với thầy, cô giáo, với bạn bè trong lớp học; ít bị
ràng buộc về tâm lí trong hoạt động giao tiếp. Nhờ đó mà động lực học tập
được phát sinh, kích thích các em hứng thú, ham thích, tự tin hơn trong học
tập và học tập có hiệu quả. Nội dung chương trình phù hợp, cách trình bày

5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×