Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNN TẠI SỞ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.24 KB, 9 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI
VỚI DNNN TẠI SỞ.
Căn cứ vào các nghiên cứu ở chương 1, chương 2 và định hướng hoạt
động của Sở Giao Dịch, chương này đề cập một số giải pháp đối với Sở cũng
như một số kiến nghị đối với DNNN, Chính phủ nhằm nâng cao hiệu quả tín
dụng trong thời gian tới.
1. Phương hướng phát triển tín dụng trong thời gian
tới.
Cũng giống như các NHTM khác, Sở Giao Dịch NHNo VN cũng có những
nhiệm vụ, mục tiêu, định hướng cho hoạt động của nó, nhằm khai thác triệt để
tiềm năng vốn có , phát huy các kết quả đã đạt được đi đôi với khắc phục
những khó khăn, những hạn chế, hướng tới ổn định an toàn , hiệu quả và phát
triển.
Căn cứ vào mục tiêu và chiến lược kinh doanh năm 2001 của Hội đồng
quản trị, các nhiệm vụ và 12 giải pháp điều hành kinh doanh của Tổng Giám
Đốc, Sở Giao Dịch NHNo VN đã đề ra mục tiêu và các giải pháp kinh doanh
năm 2001 như sau:
 Tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ do NHNo VN giao như: Đầu mối thanh
toán quốc tế; mua bán ngoại tệ; tham gia giao dịch trên thị trường mở;
quản lý tài khoản nội , ngoại tệ ;hạch toán các loại vốn , quỹ,...
 Chỉ tiêu kinh doanh năm 2001:
- Dư nợ tăng 25-30% so với đầu năm
- Tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn đạt 40-45% tổng dư nợ
- Nợ quá hạn dưới 3,5%
- Nguồn vốn tăng 20-22%
- Tài chính phấn đấu thực hiện vượt kế hoạch đã giao từ 3-5%
 Phương hướng mở rộng kinh doanh năm 2001
Năm 2001 hoạt động kinh doanh của Sở tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu
sau:
- Hoạt động tín dụng: Sở Giao Dịch đặt ra nhiệm vụ là chú trọng đầu
tư vào các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả trong và ngoài quốc doanh, tập


trung đầu tư cho các DNNN, đặc biệt là các Tổng công ty và các thành viên
của nó như tổng công ty 90,91. Ngoài ra còn chú trọng đến doanh nghiệp
vừa và nhỏ có năng lực sản xuất kinh doanh và có năng lực tài chính
khá.Tiếp tục tăng trưởng dư nợ lành mạnh có hiệu quả, phù hợp với năng
lực quản lý của Sở cũng như của khách hàng. Thường xuyên đánh giá ,
phân loại, lựa chọn khách hàng tốt để áp dụng các chính sách, biện pháp
phù hợp. Tích cực tìm kiếm khách hàng mới làm ăn có hiệu quả đi đôi với
việc hạn chế, giảm dư nợ hoạc dừng đầu tư, tập chung thu hồi vốn đối với
khách hàng làm ăn kém hiệu quả. Quyết tâm thu hồi, giảm nợ quá hạn trên
nguyên tắc bám sát, kịp thời, kiên quyết trong thu nợ quá hạn, phối hợp
chặt chẽ với các ban nghành, cơ quan chức năng trong công tác này.
Bên cạnh hoạt động cho vay, Sở Giao Dịch nên chủ trương mở rộng và đa
dạng hoá các dịch vụ chiết khấu giấy tờ có giá , bảo lãnh...cùng với các dịch
vụ thanh toán khác nhằm nâng cao tỷ trọng thu từ dịch vụ lên ,góp phần
hoàn thành kế hoạch, đưa quỹ thu nhập của Sở tăng lên.
- Công tác huy động vốn: Trong thời gian tới, Sở sẽ tích cực chủ động
huy động các nguồn vốn bằng VND và ngoại tệ, nhất là ngoại tệ để đảm bảo
đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, đảm bảo cán cân thanh toán,
thanh toán quốc tế. Phấn đấu giảm lãi suất đầu vào, đa dạng hoá hình thức
huy động vốn để đạt được mục tiêu tăng trưởng ổn định và vững chắc. Đặc
biệt Sở tập trung vào khai thác các nguồn vốn có lãi suất thấp từ các doanh
nghiệp, tổ chức tài chính, tổ chức xã hội , trong đó quan tâm đến huy động
các nguồn vốn từ các trường dân lập.
2. Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với DNNN tại
Sở Giao Dịch
- Công tác huy động vốn: Tiến hành phân loại khách hàng, nguồn vốn
hiện có, có chính sách ưu đãi cụ thể đối với từng khách hàng để khơi tăng
nguồn vốn. Đa dạng các loại hình huy động nhất là tiếp kiệm dài hạn, áp dụng
lãi suất linh hoạt để tăng nguồn vốn trung, dài hạn và tính ổn định vững chắc.
- Công tác tín dụng: Giữ vững khách hàng hiện có, đồng thời thực hiện

công tác tiếp thị , chủ động tìm kiếm các khách hàng mới đối tượng là các
Tổng công ty 90,91 và các đơn vị thành viên thuộc tổng công ty. Đây là các đối
tượng có hoạt động sản xuất kinh doanh tốt, tình hình tài chính vững mạnh, sẽ
có khả năng cho vay lớn và thu hồi vốn đúng hạn ,sẽ nâng cao được hiệu quả
tín dụng cho Ngân hàng.
- Tập trung kiên quyết xử lý các khoản nợ quá hạn mới phát sinh tại địa
bàn Hà Nội. Cán bộ tín dụng phải xây dụng kế hoạch và đề ra biện pháp tích
cực thu lãi cho vay, đặc biệt là thu lãi tồn đọng nhằm nâng cao tỷ lệ thu lãi,
tăng cường năng lực tài chính của Sở, nâng cao hiệu quả tín dụng của Sở.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ nhằm kịp thời phát
hiện những tồn tại, thiếu sót để tìm biện pháp khắc phục hạn chế rủi ro trong
hoạt động tín dụng.Phải thường xuyên tổ chức đào tạo, đào tào lại cán bộ công
nhân viên, để nâng cao trình độ nghiệp vụ nhất là trong công tác tín dụng, khi
áp dụng vào công việc có thể làm tốt các công tác thẩm định khách hàng ,kiểm
tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động sử dụng vốn của khách hàng để nâng cao
hiệu quả tín dụng Ngân hàng.
3. Một số kiến nghị :
 Kiến nghị đối với NHNo Việt Nam.
- NHNo VN nên thành lập một cơ quan lưu trữ thông tin chung về
doanh nghiệp để cung cấp cho các Ngân hàng chi nhánh . Việc thành lập cơ
quan chung này sẽ tiết kiệm được chi phí hơn là mỗi chi nhánh tự thành lập
một phòng thông tin lấy cho mình, nhất là trong điều kiện hiện nay, nhiều chi
nhánh Ngân hàng không đủ khả năng làm việc đó. Để có việc thu thập , xử lý
và lưu trữ thông tin được tốt thì công tác này phải được ứng dụng tin học.
Phòng thông tin này được nối mạng với trung tâm tin học của Ngân hàng
nhà nước, các cán bộ nhân viên hàng ngày phải thu thập thông tin từ các chi
nhánh Ngân hàng khác, từ báo chí và các cơ quan pháp luật khác... rồi tập
hợp, phân loại ,xử lý, có những đánh giá sơ bộ về khách hàng.
- Đề nghị NHNo VN sớm có chiến lược và chính sách khách hàng làm
định hướng cho các chi nhánh xây dụng cơ chế tài chính trong tiếp thị và ưu

đãi đối với khách hàng vừa mang tính hệ thống vừa có khả năng cạnh tranh
cao, vừa tạo nguồn chủ động cho các đơn vị thành viên trong việc vận dụng
có hiệu quả cơ chế đó.
 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước: Ngân hàng Nhà nước nên áp dụng các
mức lãi suất khác nhau cho nợ quá hạn phân theo nguyên nhân khách quan
và nguyên nhân chủ quan. Sẽ thật là không công bằng cho các doanh nghiệp
phải chịu mức lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất trong hạn, nếu những
nguyên nhân gây ra nợ quá hạn của họ là do những nguyên nhân khách
quan như: hạn hán, lũ lụt,...hay do những thay đổi của cơ chế chính sách của
Nhà nước.
 Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước:
- Nếu các doanh nghiệp Nhà nước đang hoạt động công ích,thì Nhà
nước cần cấp đủ vốn đảm bảo doanh nghiệp hoạt động ổn định, thực hiện
nhiệm vụ công ích được giao. Nếu là DNNN hoạt động kinh doanh thì Nhà
nước có thể từng bước cấp đủ vốn điều lệ cho doanh nghiệp, đảm bảo từ 40-
50% nhu cầu về vốn của từng doanh nghiệp tuỳ theo từng nghành cụ thể.
- Nếu các DNNN mới thành lập, nhất thiết phải theo quy hoạch
phát triển kinh tế xã hội của từng vùng, từng nghành trên cơ sở tuân thủ chế
độ quản lý đầu tư xây dụng cơ bản do chính phủ ban hành.Cần phải có cơ
chế buộc người chủ đầu tư và người phê duyệt dự án phải đồng chịu trách
nhiệm về hiệu quả dự án đó.
- Đề nghị Chính Phủ phổ biến việc xếp loại, đánh giá hiệu quả hoạt
động của các doanh nghiệp, xúc tiến triển khai trương trính bình chọn
doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Ngân hàng có thể yên tâm hơn khi cho vay
đối với các doanh nghiệp này, sẽ nâng cao được hiệu quả tín dụng ngân
hàng. Mặc khác, các doanh nghiêp được bình chọn là doanh nghiệp làm ăn
có hiệu quả có nhiều thuận lợi hơn trong việc kinh doanh, nó sẽ khuyến khích
các doanh nghiệp luôn tìm mọi cách hoàn thiện hơn chu trình công nghệ sản
xuất của mình để làm ăn có hiệu quả hơn nữa, góp phần nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn Ngân hàng, đưa đất nước phát triển hơn nữa trong thời đại

ngày nay.
- Đề nghị Chính Phủ sửa đổi quy định gia hạn nợ , điều chỉnh kỳ
hạn nợ, giảm nợ của quy chế 324. Có thể nhận thấy rằng, một khách hàng đã
gặp khó khăn trong việc trả nợ gốc thì phần lãi càng khó có khả năng thanh
toán cho ngân hàng. Vì vậy, việc quy định chuyển nợ quá hạn phải chịu lãi
suất cao càng gây khó khăn cho khách hàng. Trong trường hợp này, Ngân
hàng nên tiến hành tìm hiểu nguyên nhân do đâu và thái độ của người vay
như thế nào, từ đó đưa ra cách giải thể hợp lý . Ngân hàng Nhà nước không
nhất thiết phải hạn chế thời gian gia hạn của NHTM và để quản lý tình trạng
nợ không hoạt động, NHTM thông báo theo định kỳ các khoản nợ đựơc gia
hạn nợ quá 12 tháng, khống chế tỷ lệ khoản nợ này trong một giới hạn phù
hợp với tổng tài sản và nguồn vốn.
- Đề nghị Chính Phủ xem sét điều chỉnh một số điều trong nghị định
178 . Nghị định 178/1999/NĐ-CP về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín
dụng . Theo như khoản 2 điều 20 của Nghị định này thì thực tế dư nợ của
các doanh nghiệp chiếm khoảng 50% tổng dư nợ cho vay đối với nền kinh tế
và phần lớn là cho vay không thế chấp. Vì các DNNN vay tại các NHTM quôc

×