Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

GiẢi pháp nâng cao chẤt lưỢng hoẠt đỘng tư vẤn cỔ phẦn hóa doanh nghiỆp nhà nưỚc cỦa Công ty ChỨng khoán Thăng Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.46 KB, 11 trang )

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TƯ
VẤN CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CỦA
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN THĂNG LONG
Tư vấn cổ phần hoá của công ty chứng khoán là dịch vụ mới hình thành
những năm gần đây ở Việt Nam. Hoạt động tư vấn của Công ty Chứng khoán
Thăng Long đang trong quá trình dần hoàn thiện và phát triển. Do đó, việc nâng
cao chất lượng hoạt động tư vấn là rất cần thiết đối với Công ty, khách hàng và
quá trình cổ phần hoá ở Việt Nam. Chất lượng tư vấn cổ phần hoá là sự đóng
góp vào hiệu quả quá trình cổ phần hoá của khách hàng. Đóng góp càng lớn thì
chất lượng tư vấn càng cao. Chất lượng này phần nào được biểu hiện qua số
lượng khách hàng và nội dung tư vấn, kết quả hoạt động của khách hàng. Trong
thời gian tới, công tác tư vấn cổ phần hoá của Công ty Chứng khoán Thăng
Long có những thuận lợi và khó khăn để nâng cao chất lượng công tác.
1. Những thuận lợi
1.1 Quá trình cổ phần hoá diễn ra mạnh mẽ
Chính phủ thúc đẩy quá trình cổ phần hoá trong những năm tới. Thủ tướng
đã ban hành Chỉ thị 04/2005/CP-TTg ngày 17/3/2005 về Đẩy nhanh vững chắc
cổ phần hoá công ty nhà nước. Theo đó các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các
Tổng công ty nhà nước phải đẩy nhanh việc thực hiện quá trình cổ phần hoá, bổ
sung hàng năm các đơn vị vào phương án hoàn thiện, sắp xếp trình Thủ tướng
đổng thời tổ chức tập huấn, phổ biến và tuyên truyền sâu, rộng Nghị định số
187/2004/NĐ-CP và chỉ đạo kiên quyết cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước
theo phương án tổng thể đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Cổ phần hoá gắn với niêm yết được khuyến khích mạnh mẽ bằng nhiều
chính sách ưu đãi về thuế. Công ty tiến hành niêm yết được miễn 100% thuế thu
nhập doanh nghiệp trong 2 năm sau đó và miễn 50% thuế thu nhập doanh
nghiệp trong năm thứ 3. Mặt khác, trước sức ép cạnh tranh, các doanh nghiệp
nhà nước cũng đẩy nhanh kế hoạch cổ phần hoá của mình. Từ năm 2007 đến
năm 2010, nhiều công ty lớn của nhà nước thực hiện cổ phần hoá: Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam, Tập đoàn Bảo Việt, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển


Việt Nam,…
1.2 Uy tín đã có của Công ty và các lợi thế xuất phát từ Ngân hàng TMCP
Quân Đội
với những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, Công ty Chứng khoán Thăng
Long ngày càng được khách hàng biết đến là một trong những công ty chứng
khoán hàng đầu ở Việt Nam. Sự phát triển về quy mô của Công ty trong các
năm qua là căn cứ để khách hàng tìm đến. Bên cạnh đó, Ngân hàng TMCP
Quân Đội kinh doanh hiệu quả, đang dần tiến tới mục tiêu là ngân hàng TMCP
lớn nhất Việt Nam, là lợi thế lớn trong quá trình tìm kiếm khách hàng của Công
ty.
1.3 Sự phát triển nhanh chóng của thị trường chứng khoán Việt Nam
thị trường chứng khoán đang trở thành kênh thu hút vốn quan trọng của các
doanh nghiệp. Nhu cầu niêm yết giao dịch của các công ty ngày càng tăng cao.
Đây là thuận lợi lớn để Công ty tìm kiếm khách hàng, thông qua đó hoàn thiện
công tác tư vấn.
2. Những khó khăn
2.1 Hệ thống văn bản pháp luật hướng dẫn cổ phần hoá còn nhiều bất cập, quy
trình, thủ tục thực hiện phức tạp. Bên cạnh đó, Uỷ ban Chứng khoàn Nhà nước
chưa cấp phép cho Công ty chức năng định giá nên hạn chế nội dung tư vấn của
Công ty. Nhiều nội dung của cổ phần hoá chưa có văn bản pháp luật hướng dẫn
thực hiện cũng ảnh hưởng đến nội dung tư vấn.
2.2 Sự canh tranh ngày càng quyết liệt giữa các công ty chứng khoán về khách
hàng, chất lượng dịch vụ tư vấn. Trong thời gian vừa qua, các công ty chứng
khoán đã không ngừng giảm mức phí tư vấn để thu hút khách hàng. Thêm vào
đó, hàng loạt các công ty chứng khoán mới đi vào hoạt động sẽ khiến sự cạnh
tranh về thị phần và nguồn nhân lực trở nên gay gẳt hơn. Sự thiếu hụt trầm
trọng nhân lực sẽ khiến các công ty thu hút, lôi kéo nhân viên của các công ty
đối thủ.
2.3 Công ty Chứng khoán Thăng Long thiếu nhiều chuyên viên tư vấn có trình
độ chuyên môn cao, kinh nghiệm trong công tác tư vấn cổ phần hoá. Hoạt động

tư vấn là hoạt động được quyết định bởi trình độ và hiểu biết của chuyên viên.
Trong khi đó, hầu hết nhân viên tư vấn của Công ty có tuổi đời còn trẻ và chưa
có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn cổ phần hoá. Việc đào tạo cũng gặp
nhiều khó khăn khi mà nhu cầu đạo tạo nhân viên của các công ty chứng khoán
tăng cao khiến cho các lớp bồi dưỡng, đào tạo của Uỷ ban Chứng khoán Nhà
nước bị quá tải, không đủ đáp ứng.
3. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác tư vấn cổ phần hoá của Công ty
Chứng khoán Thăng Long
3.1 Tăng số lượng chuyên viên và nâng cao chất lượng đội ngũ chuyên viên
tư vấn
Hoạt động tư vấn cổ phần hoá là một trong những hoạt động đòi hỏi phải có
các chuyên gia tư vấn có trình độ và khả năng tốt để đáp ứng yêu cầu công việc
và nhu cầu đa dạng của khách hàng về nội dung, chất lượng dịch vụ, giá dịch
vụ, thời gian tiến hành hoạt động tư vấn cổ phần hoá. Thông thường các doanh
nghiệp nhà nước muốn hoàn thành tiến trình cổ phần hoá nhanh nhất để tiếp tục
kế hoạch kinh doanh trong quý tiếp theo, sự chậm trễ trong tiến trình cổ phần
hoá sẽ gây ra những thiệt hại đáng kể đối với doanh nghiệp. Với những hạn chế
hiện tại, trước hết Phòng Tư vấn tài chính doanh nghiệp cần bổ sung thêm số
lượng chuyên viên trong thời gian tới. Điều này không chỉ cho phép giải quyết
tình trạng quá tải về công việc hiện nay của Phòng mà còn tạo khả năng đáp ứng
nhiều hơn nhu cầu của khách hàng mới đồng thời là điều kiện để thực hiện tư
vấn toàn diện và sâu sắc hơn cho các khách hàng. Bên cạnh đó, khách hàng luôn
mong muốn tổ chức tư vấn hiểu rõ các vấn đề của họ và có nhiều phương án
giải quyết để lựa chọn. Muốn vậy, Phòng Tư vấn phải xây dựng đội ngũ chuyên
viên có kiến thức, kinh nghiệm, hiểu biết sâu về khách hàng. Để khắc phục hạn
chế này, Công ty phải bồi dưỡng, đào tạo cho đội ngũ nhân viên đang có và thu
hút các chuyên viên nhiều kinh nghiệm về với Công ty.
Để bổ sung số lượng chuyên viên, Công ty có thể tuyển từ các nguồn:
- Tuyển chọn những nhân viên ở các bộ phận khác trong công ty có hiểu biết và
kiến thức thực tế về tư vấn cổ phần hoá. Trong điều kiện hiện tại, đây là nguồn

phù hợp với yêu cầu của Công ty. Các nhân viên từ các phòng khác trong công
ty là những người đã có kiến thức về chứng khoán và các công ty niêm yết trên
trung tâm giao dịch chứng khoán, đồng thời có kinh nghiệm về lĩnh vực này.
Kiến thức này cần thiết trong quá trình tư vấn cổ phần hoá gắn với niêm yết trên
thị trường chứng khoán của doanh nghiệp nhà nước. Trong điều kiện hiện tại,
lực lượng này có thể hỗ trợ cho các bộ phận khác nếu cần. Mặt khác, chi phí
cho quá trình tuyển chọn và đào tạo cho các nhân viên này là thấp nhất, đồng
thời lực lượng này đã thiết lập được mối quan hệ công việc, đã có sự thích nghi
với văn hoá của Công ty Chứng khoán Thăng Long.
- Tổ chức thi tuyển, phỏng vấn, lựa chọn ứng viên vào vị trí nhân viên tư vấn.
Đây là hình thức được thực hiện thường xuyên. Hình thức này đòi hỏi Công ty
tốn nhiều chi phí cho việc tổ chức thi tuyển cũng như đào tạo cho nhân viên
mới. Mặt khác, nhân viên mới cần có thời gian nhất định để có thể thích ứng với
môi trường làm việc và nắm bắt công việc. Trong những năm qua, bài thi để lựa
chọn các ứng viên được đưa ra thường là các bài kiểm tra IQ và tiếng anh.
Trong thời gian tới, Công ty nên đưa vào bài thi các nội dung liên quan đến quá
trình cổ phần hoá như: các văn bản luật hướng dẫn, quy trình, thủ tục tiến hành
cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Việc này không chỉ cho phép sàng lọc kỹ
lưỡng hơn các ứng viên phù hợp mà còn giúp TSC giảm thời gian và chi phí đào
tạo đối với nhân viên mới.
- Thu hút nhân viên từ các công ty chứng khoán khác về làm việc cho công ty.
Đây là hình thức không mất nhiều thời gian để Công ty Chứng khoán Thăng
Long có những chuyên viên có chuyên môn, kinh nghiệm thực tế về cổ phần
hoá. Trong bối cảnh nhân lực cho các công ty chứng khoán, “cung không đủ
đáp ứng cầu” hiện nay, Công ty nên áp dụng trong ngắn hạn để nhanh chóng
nâng cao chất lượng đội ngũ chuyên viên, nâng cao chất lượng tư vấn. Để thực
hiện điều này, chính sách lương, chính sách đãi ngộ đối với các chuyên viên tư
vấn cần cải thiện đáng kể so với hiện tại, đảm bảo hấp dẫn hơn các công ty
chứng khoán và tổ chức tư vấn khác trên thị trường. Việc cải thiện chính sách
cho lao động không chỉ có tác dụng thu hút nhân lực chất lượng từ các đối thủ

mà còn cho phép TSC tạo được sự gắn bó lâu dài với các chuyên viên đang có
trong bối cảnh nhiều công ty mới gia nhập ngành đang cố gắng thu hút nhân
lực.
- Thu nhận các sinh viên của các trường đại học đến thực tập từ đó lựa chọn và
tuyển dụng. Hiện nay, nhu cầu sinh viên muốn làm việc cho Công ty Chứng
khoán Thăng Long rất cao, dẫn đến lượng lớn sinh viên xin thực tập tại Công ty
trong những năm qua. Hầu hết các sinh viên này đều theo học chuyên ngành
chứng khoán, tài chính ngân hàng, kế toán của các trường đại học, có kiến thức
cơ bản về phân tích, đánh gía tài chính doanh nghiệp. Công ty nên thu nhận và
sắp xếp sinh viên thực tập tại phòng Tư vấn tài chính doanh nghiệp và phải xác
định đây là nguồn cung nhân lực quan trọng. Trong quá trình thực tập, các
chuyên viên cần phải hướng dẫn, hỗ trợ các sinh viên tìm hiểu về cổ phần hoá
thông qua các văn bản pháp luật, tạo điều kiện tiệm cận thực tế hoạt động tư vấn
cổ phần hoá của Công ty. Hoạt động này cho phép sinh viên nắm bắt kiến thức
và kinh nghiệm thực tế. Tuỳ theo lượng nhân viên cần bổ sung mà phòng Tư
vấn tài chính doanh nghiệp tiến hành lựa chọn những sinh viên thực tập tốt và
đào tạo nâng cao trên cơ sở kiến thức cơ bản vững chắc về cổ phần hoá đã có
trong quá trình thực tập.
- Đặt hàng với các trường đại học, trung tâm đào tạo chứng khoán đủ tiêu chuẩn
về số lượng và yêu cầu được tuyển dụng. Đây là hình thức hiệu quả mà Công ty
Chứng khoán Thăng Long cần áp dụng trong điều kiện hiện tại của TSC chưa
thể thu hút các chuyên gia về cổ phần hoá đến làm việc cho Công ty. Biện pháp
này cho phép Công ty xây dựng nguồn nhân lực đầu vào có mặt bằng tư duy tốt
trước các đối thủ cạnh tranh, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình đào tạo sau
này. Công ty có thể thực hiện việc trao học bổng cho các sinh viên có quá trình
học tập-rèn luyện tốt, có đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến cổ phần hoá
doanh nghiệp nhà nước. Công ty cũng có thể phối hợp với các trường tổ chức
các cuộc thi tìm hiểu về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước để lựa chọn, thu
hút được những sinh viên có kiến thức tốt về cổ phần hoá sau khi ra trường về
làm việc tại Công ty. Mặt khác, với hình thức này, Công ty Chứng khoán Thăng

Long có thể thiết lập được mối quan hệ với các giáo viên có nhiều kinh nghiệm
về quá trình cổ phần hoá, có thể hỗ trợ cho hoạt động tư vấn của Công ty.
Để nâng cao chất lượng đội ngũ chuyên viên:
- Tổ chức đào tạo chuyên sâu cho nhân viên bằng cách cử đi học tại các trung
tâm đào tạo chuyên sâu (về cả lý thuyết và thực tế) của Uỷ ban Chứng khoàn
Nhà Nước, Viện nghiên cứu chứng khoán, các trường đại học. Đây là giải pháp
dài hạn của Công ty để nâng cao chất lượng nhân viên. Xét trong điều kiện
nhiều hạn chế về tài chính, công việc hiện nay, hình thức này ảnh hưởng đến
tình hình kinh doanh và tài chính của Công ty. Nhưng thiết nghĩ, Công ty cần
mạnh dạn thực hiện để có thể đạt được các mục tiêu dài hạn trong tương lai.
Bản chất của hoạt động tư vấn là sử dụng kiến thức, kinh nghiệm và sự sáng tạo
để giúp khách hàng đạt mục đích một cách hiệu quả nhất. Trong thời gian tới,
nhiều doanh nghiệp nhà nước tiến hành cổ phần hoá trong đó có những doanh
nghiệp có quy mô lớn. Để có thể đấu thầu thành công các gói thầu tư vấn cho
các tổng công ty, Công ty phải có lực lượng chuyên viên có chất lượng cao.
Ngoài ra, trong thời gian tới nhu cầu tư vấn của các công ty cố phần chuyển đổi
từ doanh nghiệp nhà nước rất lớn. Các vấn đề về quản trị, tín dụng, niêm yết,
phát hành ra nước ngoài sẽ có nhu cầu rất lớn. Để có thể đón đầu các cơ hội
kinh doanh đó, Công ty cần đầu tư nâng cao trình độ cho nhân lực của mình
ngay từ bây giờ.
- Tổ chức thường xuyên các buổi trao đổi kinh nghiệm tại Công ty giữa các
chuyên viên có chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm với các nhân viên mới.
Biện pháp không tốn nhiều chi phí trong khi thu được nhiều lợi ích. Quá trình
trao đổi kinh nghiệm này là rất cần thiết để những nhân viên mới có thể trau dồi
kiến thức thực tế từ các chuyên viên đã công tác nhiều năm. Những kiến thức
này cho phép các nhân viên mới nắm bắt công việc nhanh hơn, thực hiện tư vấn
hiệu quả hơn, tránh được những sai lầm thường xuyên gặp phải. Các buổi trao
đổi cũng cho phép Công ty tháo gỡ những khó khăn trong quá trình tư vấn
khách hàng, đề xuất các giải pháp phù hợp nhất đồng thời củng cố quan hệ hợp
tác, hỗ trợ trong công việc giữa các nhân viên.

- Tổ chức các buổi hội thảo có mời các chuyên gia về tư vấn cổ phần hoá thuyết
trình, trao đổi kinh nghiệm với các chuyên viên của Công ty. Nhiều chuyên gia
đã tham gia vào quá trình cổ phần hoá hơn 10 năm nay. Đây là lực lượng có
kiến thức sâu, giàu kinh nghiệm về cổ phần hoá mà Công ty cần phải tận dụng
triệt để. Các buổi hội thảo giúp nhân viên của TSC bổ sung kiến thức, làm giàu
kinh nghiệm thực tế, qua đó nâng cao chất lượng của hoạt động tư vấn. Tuy
nhiên, đây là hình thức có chi phí khá cao, với điều kiện hiện tại, Công ty cần
thực hiện nhưng không thường xuyên.
- Cử nhân viên tham dự các buổi hội thảo về cổ phần hoá và tư vấn cổ phần hoá
diễn ra trong nước và ở nước ngoài. Các buổi hội thảo, tổng kết này được tổ
chức thường xuyên những năm qua, quy tụ những chuyên gia đầu ngành của cả
các cơ quan ban hành pháp luật, các tổ chức tư vấn và các doanh nghiệp nhà
nước. Tham dự hội thảo, Công ty có thể nắm bắt nhu cầu, yêu cầu của các
doanh nghiệp cổ phần hoá đối với các tổ chức tư vấn, đón đầu sự điều chỉnh của
pháp luật đối với quá trình cổ phần hoá cũng như các tổ chức tư vấn. Từ đó,
TSC có những điều chỉnh cần thiết để thu hút khách hàng và nâng cao chất
lượng hoạt động tư vấn.
- Thống nhất ban hành quy trình tư vấn, các nguyên tắc giao tiếp, gặp gỡ khách
hàng để tạo phong cách làm việc chuyên nghiệp. Trong hoạt động tư vấn, kỹ

×