Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

QUY HOẠCH môi TRƯỜNG TỈNH và các PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TRONG QUY HOẠCH môi TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.41 KB, 40 trang )

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG TỈNH VÀ CÁC
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TRONG QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG
I.1.

Khái niệm quy hoạch môi trường

Quy hoạch môi trường là quá trình sáng tạo và thực hiện các chương trình
chính sách và các tiêu chuẩn có tính đến tác động của phát triển con người ở thời
điểm hiện tại và tương lai đến môi trường tự nhiên.
I.2.

Mục đích của quy hoạch môi trường.

Mục đích của quy hoạch môi trường là điều hòa mối quan hệ giữa phát triển
kinh tế xã hội và môi trường tài nguyên. Loại điều hòa này có 2 mặt: đảm bảo cho
việc phát triển kinh tế xã hỗi không vượt quá khả năng chịu đựng của môi trường
tài nguyên, làm cho sự phát triển của tài nguyên môi trường có thể thích ứng với sự
phát triển của kinh tế xã hội.
Mục tiêu môi trường
 Bảo vệ nguồn tài nguyên nước
 Giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện môi trường không khí,bụi
 Giảm tiếng ồn
 Bảo vệ tài nguyên đất
 Bảo vệ hệ sinh thái
 Ngăn chặn rủi ro bão lũ,hạn hán
 Kiểm soát và quản lý chất thải rắn và nguy hại
 Phòng tránh nguy cơ chất phóng xạ phát tán
I.3.

Đặc điểm quy hoạch môi trường của một tỉnh


Trong quy hoạch một tỉnh thường được đặt ra là cần phát triển một số nghành
nghề mũi nhọn,những tiềm năng có thể đạt được trong tương lai,ví dụ: có thể xây
dựng con đường cao tốc đi qua tỉnh tạo tiềm năng kinh tế cho tỉnh trong tương
lai,hay xây dựng các khu sinh thái ,nghỉ dưỡng cao cấp,quy hoạch một khu công
nghiệp sản xuất than,xi măng … Thêm nữa,các trung tâm hội nghị quốc gia,các
khu dành riêng cho cán bộ cao cấp và khách quốc tế tới Việt Nam.
Ngoài ra ,cũng có thể thấy các khu đô thị dân cư ở chật hẹp thường có những khu
đô thị chức năng nhằm tăng kinh tế mà cũng nâng cao đời sống con người,đảm bảo
tăng tuổi thọ con người và tránh sự quá tải của môi trường không khí.
1|Page


Các khu vành đai xanh của đô thị,bổ sung cây xanh,quy hoạch ao ,hồ,công viên
cây xanh,nhằm giảm năng lượng mặt trời vào mùa nóng,và mang nhiệt đi lên khi
nước bốc hơi đối với ao,hồ, các con sông …
Hạn chế sử dụng quỹ đất còn lại,nên thường xây dựng khu dân cư tập trung:đặc
điểm là các nhà cao tầng,các khu đô thị loại nhỏ đảm bảo phát triển môi trường
bền vững .
I.4.

Quy trình quy hoạch

Những hoạt động tiêu biểu ở địa phương mang tính quy hoạch tiêu biểu đang
được thực hiện ở địa phương là:
 Hiện trạng môi trường tỉnh: mặc dù chất lượng báo cáo môi trường còn hạn
chế nhưng báo cáo cũng đã đóng góp vào việc xây dựng kế hoạch phát triển
kinh tế xã hỗi của tĩnh.
 Đánh giá tác động môi trường các dự án phát triển( dự án mới đầu tư và các
cơ sở đang hoạt động): cho đến nay DTM đối với các dự án đã được áp dụng
như một công cụ nhằm liên kết các khía cạnh môi trường với phát triển.Tuy

nhiên vấn đề môi trường vẫn chưa được quan tâm một cách đúng mức.
 Xây dựng nhóm thực hiện quy hoạch môi trường.
Với việc xác định mục tiêu của quá trình quy hoạch chúng ta cần xây dựng
một nhóm thực hiện công việc này. Cần có những người có liên quan đến lĩnh vực,
có những hiểu biết nhất định về ngành đo và những người nắm giư các chức vụ
trong các lĩnh vực liên quan.
Để quy hoạch môi trường cho một tỉnh chúng ta cần có các thành phần liên
quan sau:
 Thành phần lãnh đạo của tỉnh như: chủ tịch tỉnh, những người đứng đầu các
cơ quan:sở tài nguyên môi trường,sở lao động ,sở xây dựng,sở công
thương,sở nông nghiệp và phát triển nông thôn,trưởng ban giải phóng mặt
bằng…
 Các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường của nhà nước và những người trực
tiếp quản lý môi trường cấp tỉnh.
 Công ty tư vấn và thiết kế hệ thống xử lý nước thải.

2|Page


 Sở y tế,đại diện các bộ phận chuyên trách sơ cấp cứu kịp thời cho công
nhân,kĩ sư và những người có mặt tại công trường xây dựng nếu có sự cố
xảy ra.
 Đại diện bộ phận cứu hỏa khi xảy ra các vụ hỏa hoạn.
 Doanh nghiệp và nhà đầu tư.
 Đại diện người dân khu vực có liên quan đến các dự án của tỉnh để bày tỏ
nguyện vọng và yêu cầu.
I.4.2. Phát triển những nét tổng thể cho tương lai.
Đối với một mục tiêu cụ thể cho quy hoạch thì chúng ta cần xác định nhu cầu
của chúng trong những năm tiếp theo để có thể đưa ra các quyết định. Các hướng
phát triển cho tương lai đối với một mục tiêu rõ ràng.

Dựa trên cơ sở thực tế và lý thuyết để có những lựa chọn đúng đắn giữa việc
bảo vệ môi trường và phát triển của tỉnhh. Xác định vấn đề gì là quan trọng hơn.
Chúng ta không thể vì lợi ích của việc phát triển mà có thể lờ đi việc ảnh hưởng tới
môi trường, hiện tại ở Việt Nam việc chỉ chú trọng đến phát triển kinh tế mà quên
đi vấn đề môi trường vẫn còn tồn tại. ví dụ như tại một số tỉnh thành việc cho phép
các doanh nghiệp tư nhân xây dựng các nông trường phát triên cây cao su, hay các
dự án trồng cây keo họ đã chặt phá rừng một cách bừa bãi làm ảnh hưởng rất nhiều
đến môi trường.
 Định hướng nhu cầu phát triển cho những năm tiếp theo.
 Phân tích hướng phát triển của tĩnh trong những năm tiếp theo, phát triển
theo hướng chú trọng công nghiệp, nông nghiệp hay phát triển du lịch dịch
vụ.
 Phân tích thế mạnh của tĩnh về các ngành nghề có thể phát triển từ đó xây
dựng các phương án phát triển ngành nghề.
I.4.3. Định nghĩa làm rõ các nhu cầu.
Cần làm rõ ranh giới của khu vực cần quy hoạch. Trong quy hoạch môi
trường của tỉnh chúng ta cần làm rõ khu ranh giới của tỉnh,làm rõ ranh giới của các
dự án cần quy hoạch.

3|Page


Các khu vực có vấn đề môi trường bị ảnh hưởng: xung quanh các dự án
được đề xuất ví dụ như các khu công nghiệp, các công trình thủy điện đặt trên địa
bàn của tỉnh, các làng nghề thủ công
Các nguồn tài nguyên cần được bảo vệ.ví dụ như các nguồn nước, hệ thống
rừng phòng hộ.
Xác định được nhu cầu của tỉnh về mặt kinh tế cũng như về mặt môi trường
để từ đó định hướng cho việc phát triển bền vững.
Xác định rõ mức độ cần thiết của dự án: ví dụ như các dự án xây dựng các

sân golf, các dự án này chiếm một diện tích lớn đất nông nghiệp mà chỉ phục vụ
một lượng nhỏ nhu cầu của tầng lớp thượng lưu bên cạnh đó là các ảnh hưởng của
nó tới môi trường khi ta tiến hành trồng các loại cỏ trên mặt sân.
I.4.4. Tìm kiếm các giải pháp khả thi.
Với mỗi một lĩnh vực chúng ta có rất nhiều phương án để lựa chọn. chúng ta
cần lựa chọn các phương án tối ưu nhất: vừa phù hợp với điều kiện cho phép của
tĩnh về mặt tài chính , về mặt xã hội hay điều kiện tự nhiên vừa phải đảm bảo được
tính hiệu quả cao nhất cho dự án.
Trong điều kiện nước ta hiện nay, điều kiện ở các tĩnh là kinh tế còn nghèo,
mặt bằng chung về đời sống của người dân chỉ đạt mức trung bình một số nơi còn
ở mức nghèo do vậy khi phát triển các tĩnh thường chú trọng việc phát triển kinh tế
còn về mặt môi trường chưa được quan tâm đúng mức và sau này khi dự án đi vào
hoạt động thì các người ta mới bắt đầu quan tâm đến các ảnh hưởng của nó tới môi
trường. Do vậy trước khi tiến hành thực hiện một dự án chúng ta cần lựa chọn các
phương án phù hợp với hoàn cảnh của từng vùng về mặt kinh tế cũng như về mặt
môi trường.
I.4.5. Lựa chọn các ưu tiên hành động
 Lựa chọn giữa lợi ích kinh tế và môi trường.
 Lựa chọn công việc quan trọng nhất.
 Xác định rõ hậu quả hay là những ảnh hưởng của dự án đến môi trường của
khu vực liên quan từ đó ưu tiên bảo vệ các nguồn tài nguyên bị ảnh hưởng.
I.4.6. Thực hiện kế hoạch
4|Page


Song song với viêc phát triển về mặt kinh tế, xây dựng các dự án cần quan tâm đến
môi trường xung quanh và những yêu cầu cấp thiếp của người dân quanh khu vực
và người dân thuộc diện giải tỏa.Trong quá trình xây dựng cần tiến hành kiểm tra
thường xuyên các tác động của dự án đến môi trường xung quanh.
I.5.


Các phương pháp đánh giá trong quy hoạch môi trường

I.5.1. Phương pháp chỉ số môi trường
Chỉ số môi trường là một thông số hoặc một giá trị được biến đổi từ các thông
số mô tả trạng thái môi trường và các tác động của nó đến sự tồn tại của con người:
hệ sinh thái và vật liệu, các áp lực môi trường, các lực hướng dẫn và các đáp ứng
điều khiển hệ thống đó.
Tiêu chí chỉ số môi trường và các khung hướng dẫn có thể được sử dụng để
chọn lọc và trình bày các vấn đề môi trường. Ví dụ:
 xu hướng biến đổi nhiệt độ toàn cầu, nồng độ ozon của tầng ozon trong 100
năm trở lại đây trong biến đổi khí hậu.
 Tập hợp các chỉ số về chất lượng môi trường: khí, nước, đất.
 Nhóm chỉ sô liên quan đến phát triển bền vững
Xây dựng các chỉ số môi trường
- Cần xác định rõ tiêu chí: để phát triển bền vững chỉ cần chất lượng môi
trường khí, đất, nước để trình bày, cải thiện một số vấn đề môi trường.
- Đo đạc hoặc tính toán ra các con số, dữ liệu và thông tin cần thiết
- Vấn đề: cần tính toán hoặc đo đạc các chỉ tiêu, đưa ra các con số có ý nghĩa
- Cần có phương pháp luận và kinh nghiệm để có được các chỉ số môi trường
có ý nghĩa
- Một số hệ thống chỉ số: tập hợp chỉ số, bộ tuyển chọn ngắn các chỉ số.
- Chia thành các tầng: các chỉ số quan trọng, các tầng chỉ số thấp hơn.
I.5.2. Phương pháp phân tích chi phí lợi ích
Tính toán được các chi phí môi trường:
- Hạch toán quản lý môi trường: làm rõ các chi phí ẩn, có đủ cơ sở pháp lý để
tính toán chi phí
- Tính toán các chi phí hệ thống thiết bị xử lý chất thải
- Tính toán được các chi phí khác
5|Page



I.5.2. Phương pháp mô hình hóa
I.5.2.1. Mô hình hóa một số bài toán trong quy hoạch môi trường
-

Đánh giá chất lượng môi trường: khí, nước mặt, nước ngầm, tiếng ồn
Đánh giá hệ sinh thái
Đánh giá sức khỏe
Quy hoạch sử dụng đất
Các bài toán quản lý: quản lý chất lượng môi trường nước, quản lý lưu vực,

I.5.2.2. Phương pháp tiếp cận

- Bài toán quy hoạch môi trường luôn xem xét trong quy hoạch tổng thể: kinh
tế, xã hội, môi trường,…
- Mô hình tổng thể quá lớn để có thể đưa ra một mô hình đúng trong khi vẫn
cần thiết phải có mô hình để điều khiển
- Để giảm số biến số nhưng mô hình vẫn đúng, sử dụng nguyên tắc: biến số
chính là các biến quan trọng trong một vấn đề cụ thể, các biến khác có thể
đóng vai trò các tham số hoặc dữ liệu vào
- Dữ liệu điều khiển được chia thành kịch bản phát triển để dễ dàng phân tích
và đưa ra các quyết định khi có được kết quả tính toán
I.5.2.3.Đặt được bài toán đúng
- Trước hết cần xác định số biến số chính phù hợp: theo nguyên tắc chỉ giữ lại
những biến số chính trong đó biến điều khiển đóng vai trò điều chỉnh kết quả
của mô hình tính toán
- Xác định lai các thông số phù hợp với điều kiện của bài toán
- Biến số vào: cần được xác định chính xác trên cơ sở tinh luyện các kịch bản
quản lý

I.5.2.4. Sử dụng các phần mềm trong quản lý quy hoạch môi trường
- Việc sử dụng phần mềm cho phép rút ngắn được thời gian, công sức và tiền
của
- Lựa chọn các phần mềm phù hợp với bài toán đã đặt ra
6|Page


- Phần mềm thường chấp nhận dạng công thức đúng, cần hiệu chỉnh thông số
phù hợp với mỗi bài toán
- Sử dụng phần mềm cần rất nhiều công sức để hiểu rõ bản chất, hiệu chỉnh
thông số, sử dụng dữ liệu vào, chạy cụ thể để có kết quả, biểu diễn kết quả
và đánh giá
I.5.2.5. Lựa chọn mô hình và phần mềm trong quản lý quy hoạch môi
trường
Chất lượng môi trường khí:
- Mô hình phát tán tổng quát: khi cần quy hoạch trong một không gian rộng
lớn như một tỉnh, một vùng, quốc gia, châu lục: phức tạp hơn và ít dùng hơn
- Mô hình phát tán dạng Gauss: cơ sở là nguồn điểm, phần mềm phát tán
trong giao thông, xen kẽ khu công nghiệp, khu dân cư, hệ thống giao thông
- Một số phần mềm tính toán sự cố
- Biến điều khiển: các kịch bản quản lý
Chất lượng môi trường nước mặt:
- Mô hình phát tán một chiều: dùng để tính toán chất lượng nước thải tại các
song nhỏ, dài trong một lưu vực
- Mô hình phát tán hai chiều hoặc ba chiều: sử dụng khi song rộng, vịnh hoặc
biển, yêu cầu tính toán chính xác chất lượng nước để có quyết định hợp lý
- Biến điều khiển: các kịch bản quản lý
Chất lượng môi trường nước ngầm:
- Mô hình phát tán ba chiều: dùng để tính toán mực nước, chất lượng nước
ngầm trong một khu vực

- Phần hiệu chỉnh thông số và chuẩn bị dữ liệu khó khăn hơn
- Biến điều khiển: các kịch bản quản lý
I.5.2.6. Phương pháp hệ thông tin địa lý
Sử dụng thường xuyên trong quản lý, quy hoạch môi trường:
- Để biểu diễn trực quan kết quả, gắn kết quả tính toán với một dự kiến quy
hoạch
7|Page


- Luôn sử dụng lồng ghép với mô hình hóa môi trường
- Luôn sử dụng phần mềm chuyên dụng
- Các phần mềm thường có cài sẵn chức năng GIS để chuẩn bị dữ liệu và biểu
diễn kết quả
- Biến điều khiển: các kịch bản quản lý
I.5.2.7. Các phương pháp khác
Sử dụng các phần mềm trợ giúp trong tính toán, thiết kế và biểu diễn kết quả
-

Các phần mềm thiết kế dạng CAD
Các phần mềm vẽ thiết kế phong cảnh
Luôn sử dung phần mềm chuyên dụng
Sử dụng các phần mềm đòi hỏi thời gian, kinh ngiệm và nhiều ý tưởng
Biến điều khiển: các kịch bản quản lý.

Các phương pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Để thực hiện một chương
trình quy hoạch môi trường cần phải kết hợp giữa các phương pháp một cách hợp
lý mới tìm được kết quả của bài toán. Ví dụ: Phương pháp mô hình hóa có sai số
lên đến 100% và không thể đưa ra được một kết quả cụ thể nào.
PHẦN II. QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG NINH
II.


Cơ sở quy hoạch môi trường tỉnh Quảng Ninh
II.1. Mục tiêu, phạm vi quy hoạch
II.1.1. Mục tiêu

Lập Quy hoạch Môi trưởng của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030 phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh
Quảng Ninh dụng và các quy hoạch ngành để đưa ra các giải pháp nhằm ngăn chặn
và giảm thiểu suy thoái tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, từng bước
nâng cao chất lượng môi trường, nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên và năng lực quản lý môi trường tỉnh.
II.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Toàn bộ tỉnh Quảng Ninh, bao gồm 4 thành phố, 1 thị xã và 9 huyện, trong
đó sẽ đề xuất những khu vựcưu tiên như sau: thành phố Hạ Long, thành phố Móng
Cái, thành phố Cẩm Phả, thành phố Uông Bí, và huyện Vân Đồn.
8|Page


II.1.3. Phương pháp tiếp cận của nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận nền kinh tế “tăng trưởng xanh”
Ở Việt Nam, chiến lược quốc gia về “Tăng trưởng xanh” đã được phê duyệt
theo Quyết định số 1393/QĐ-TTg, ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Tỉnh
Quảng Ninh cũng đang thúc đẩy việc áp dụng “Chiến lược Tăng trưởng xanh”
trong quy hoạch phát triển kinh tế và xã hội của tỉnh. Như vậy, theo định hướng
chính sách của cả cấp quốc gia lẫn cấp tỉnh, Quy hoạch bảo vệ môi trường này cần
phải có các chiến lược và cách tiếp cận phù hợp với "Chiến lược Tăng trưởng
xanh".
- Quan điểm và tiếp cận hệ thống tổng hợp.
 Quan điểm hệ thống
Quảng Ninh được xem xét trong hệ thống kinh tế phía bắc: “Vùng đồng

bằng Sông Hồng và Khu vực vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ”, “Hai hành lang, một
vành đai kinh tế” trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam- Trung Quốc (hai hành lang
Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, và Nam Ninh – Lạng
Sơn, Hà Nội - Hải Phòng và một “vành đai kinh tế Bắc Bộ” bao gồm 10 tỉnh ven
biên tử Quảng Trị đến Quảng Ninh ).
 Quan điểm tổng hợp
Các không gian quy hoạch được hoạch định dựa trên sự phân tích, đánh giá
tổng các chiến lược phát triển của Nhà nước, các quy hoạch KTXH và quy hoạch
ngành của tỉnh có liên quan.
- Áp dụng sáng kiến SATOYAMA Nhật Bản trong hoạch định không gian và
xây dựng 1 số dự án liên quan đến Quản lý Rừng, bảo tồn đa dạng sinh học
và vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu.
- Tiếp cận quản lý theo đối tượng dựa vào 4 nhóm chức năng môi trường
chính: Bảo tồn và bảo vệ, Cải tạo và phục hồi môi trường, Quản lý môi
trường tích cực, Phát triển thân thiện môi trường với việc kết hợp quản lý
môi trường theo vùng (lựa chọn một số vùng trọng điểm như Hạ Long,…)
và quản lý môi trường liên vùng (Quảng Ninh với các tỉnh lân cận, Quảng
Ninh với các vùng lãnh thổ giáp biên giới phía Trung Quốc).

9|Page


II.2. Điều kiện chung tỉnh Quảng Ninh
II.2.1. Điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lý
Tỉnh Quảng Ninh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam với diện tích đất liền trên
6.000 km2 và diện tích biển trên 6.000km2, có bờ biển dài 120 km và hơn 2.000
hòn đảo, với vị trí địa lý gần với hai trong ba thành phố lớn nhất nước là Hà Nội và
Hải Phòng, đồng thời có biên giới với miền Nam Trung Quốc, tỉnh Quảng Ninh
đóng vai trò quan trọng về kinh tế.

2. Địa chất và khoáng sản
Cấu trúc địa chất tỉnh Quảng Ninh được hình thành từ kỷ Ordovician, chủ yếu bao
gồm đá và trầm tích núi lửa. Tỉnh Quảng Ninh có rất nhiều nguồn khoáng sản khác
nhau, như than đá, đất sét, cát và đá vôi.
3. Khí hậu
Quảng Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nhiệt độ trung
bình năm là 22°C ở vùng đồng bằng, và lượng mưa trung bình từ 1.800 đến 2.000
mm. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 và lượng mưa trong mùa hè chiếm
đến 75 -85% lượng mưa của cả năm.
4. Tài nguyên nước
Tỉnh Quảng Ninh có mạng lưới sông suối khá dày đặc với mật độ trung bình
1,9 – 1,9km/km2, có nơi đến 2,4km/km2. Trên địa bàn tỉnh có 30 sông, suối có
chiều dài trên 10km, diện tích lưu vực thường không quá 300km2. Tài nguyên nước
mặt từ các sông khoảng 7,26 tỷ m3. Tỉnh Quảng Ninh cũng có 124 hồ với tổng
dung tích khoảng 340 triệu m3.
Trữ lượng nước ngầm tại tỉnh được khai thác như sau:
- Hạng A: 55.622 m3/ngày đêm
- Hạng B: 130.671 m3/ngày đêm
- Hạng C: 172.216 m3/ngày đêm.

10 | P a g e


II.2.2. Điều kiện xã hội
- Năm 2012, dân số tỉnh Quảng Ninh là 1.18 triệu người. Trong số 14 huyện,
thị xã, thành phố, thì thành phố Hạ Long có dân số lớn nhất, trên 200.000
người.
- Tỉnh có khoảng 80% diện tích là khu vực đồi núi trong đó 64% là rừng. Mặt
khác, Quảng Ninh có tốc độ đô thị hóa cao (55%), so với tỉ lệ bình quân cả
nước là 32%.

II.2.3. Điều kiện kinh tế
1. GDP và cơ cấu công nghiệp
GDP bình quân đầu người trong năm 2011 là 2.264 USD, cao gấp 1,65 lần
giá trị bình quân của cả nước (là 1.375 USD). Đến năm 2015, GDP bình quân đầu
ngườiước đạt 3.500 USD.
14

13

12.3

12
10

12.1

10.6

8

7.4

6

Column2

4
2
0
2008


2009

2010

2011

2012



nh 2.1. Biểu đồ tốc độ tăng trưởng GDP từ 2008-2012
Cơ cấu kinh tế (giá hiện hành) có sự chuyển dịch tích cực, đúng hướng:
Nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản chiếm 5,8%, Công nghiệp - xây dựng chiếm
50%, Dịch vụ chiếm 44,2% (năm 2014). [1]
2. Ngành công nghiệp
Các trung tâm công nghiệp quan trọng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh:
- Trung tâm nhiệt điện than (Nhiệt điện Quảng Ninh, Mông Dương, Cẩm
Phả, Mạo Khê, Uông Bí)

11 | P a g e


- Trung tâm sản xuất vật liệu xây dựng (các nhà máy xi măng Cẩm Phả,
Thăng Long, Hạ Long, các nhà máy sản xuất gạch ngói chất lượng cao)
- Trung tâm công nghiệp đóng tàu.
Hiện nay, sản xuất công nghiệp tỉnh Quảng Ninh phát triển theo hướng giảm tỷ
trọng công nghiệp khai khoáng, tăng dần tỷ trọng công nghiệp chế tạo, chế biến.
Hiện tại trên địa bàn tỉnh đã và đang hình thành các khu công nghiệp góp phần đẩy
nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá trên địa bàn tỉnh.

3. Ngành nông nghiệp
Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Quảng Ninh, đóng góp
3.476 tỷ đồng (6%) trong tổng GDP năm 2011 (giá thực tế 2011). Các hoạt động
nông nghiệp trải đều trên 14 huyện thị của tỉnh Quảng Ninh, nhưng chủ yếu tập
trung ở các huyện Hải Hà, Đông Triều, Hoành Bồ và Quảng Yên. Trong ngành
nông nghiệp, các hoạt động lớn nhất là trồng trọt, chăn nuôi, và thủy sản, lần lượt
chiếm 47% và 43% tổng GDP nông nghiệp.
4. Ngành du lịch
Quảng Ninh có hai danh thắng trọng điểm, nổi bật cả về giá trị thiên nhiên
và văn hóa cần được khai thác đúng tầm tiềm năng thực sự, đó là Vịnh Hạ Long
và vịnh Bái Tử Long. Vịnh Hạ Long sở hữu thương hiệu đặc biệt và đã được
công nhận là Di sản thế giới và là một trong bảy Kỳ quan thiên nhiên mới. Vịnh
Bái Tử Long vẫn chưa được phát triển nhưng có nhiều khu vực hoang sơ để phát
triển du lịch cao cấp. Các sản phẩm văn hóa nổi bật của tỉnh có thể kể đến là là
Yên Tử, kinh đô Phật giáo của Việt Nam, làng chài nổi trên Vịnh Hạ Long, cũng
như 626 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh.
5. Ngành khai thác than
Than khai thác đóng góp đến 1/4 GDP của tỉnh và hơn một nửa ngân sách
của tỉnh. Than Quảng Ninh chiếm ưu thế hơn so với than ở các tỉnh lân cận, chiếm
gần 3/4 trữ lượng than đá trên toàn quốc, chiếm 90% sản lượng than đá quốc gia,
và được coi là ngành trọng yếu trong phát triển kinh tế đất nước. Quảng Ninh có bể
than lớn cung cấp chủ yếu là anthraxit với hàm lượng các-bon cao. Tổng tài
nguyên trữ lượng ước đạt khoảng 8,8 tỷ tấn trên diện tích khoảng 1.000 km 2 (130
km chiều dài và 6 - 10 km chiều rộng) từ Đông Triều đến Cẩm Phả.

12 | P a g e


6. Ngành giao thông vận tải
Số lượng, chất lượng vận chuyển hàng hoá và hành khách trên các phương

tiện được nâng lên hàng năm. Khối lượng hàng hóa vận chuyển ước tính tăng trung
bình 13,4%/năm. Khối lượng hành khách vận chuyển đã tăng gấp đôi từ 12.3 triệu
hành khách lên 27,6 triệu hành khách trong giai đoạn 2006-2010 và đa số được vận
chuyển qua đường bộ. Kinh tế cảng biển, hoạt động cung ứng tàu biển, kho ngoại
quan, tạm nhập tái xuất... cũng phát triển mạnh.
7. Ngành thương mại
Tổng mức bán l hàng hóa, doanh thu dịch vụ toàn tỉnh Quảng Ninh tăng
bình quân 19,1%/năm với hai trung tâm thương mại chính là Hạ Long và Móng
Cái. Giá trị thương mại qua tỉnh năm 2011 là 12 tỷ USD, trong đó 3,4 tỷ USD là
kim ngạch nhâp khẩu (chiếm 28,2%), 3,3 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu (chiếm
27,1%) và 5,4 tỷ USD giao dịch quá cảnh.
II.3. Hiện trạng môi trường
II.3.1. Môi trường nước
1. Hệ thống cấp nước và Nhu cầu cấp nước
Hệ thống cấp nước tỉnh Quảng Ninh cơ bản đáp ứng được yêu cầu phát triển
hiện nay. Tỉnh Quảng Ninh có bốn khu vực cấp nước: Móng Cái – Trà Cổ, Hòn
Gai – Cẩm Phả, Uông Bí – Mạo Khê và Quảng Yên - khu vực phía Đông.
Quản lý phân phối nước đang được thực hiện bởi Công ty TNHH Một thành
viên Kinh doanh Nước sạch Quảng Ninh, và tỷ lệ khoảng 92% dân số đô thị của
tỉnh được tiếp cận với nước sạch. Nhưng chất lượng của nguồn nước chưa được
chú trọng, chỉ có 30% các hộ gia đình khu vực nông thôn được tiếp cận với nước
sạch đạt tiêu chuẩn nước sạch.
2. Nước thải trong khu vực đô thị
Tỉnh Quảng Ninh hiện chỉ có 5 trạm xử lý nước thải, đều nằm ở thành phố
Hạ Long.
Bảng 2.1. Các Nhà máy xử lý nước thải hiện có tại tỉnh Quảng Ninh
Địa điểm / Thành Phố

13 | P a g e


Công suất xử lý
(m3/ ngày đêm)


Bãi Cháy / Thành phố Hạ Long

3.500

Hà Khánh / Thành phố Hạ Long

7.200

Khu đô thị Vựng Đâng

2.000

Khu đô thị Cọc 5 – Cọc 8/ Thành phố Hạ Long

2.400 (2x1.200)

Tổng cộng

15.100

Có khoảng 41% nước thải đô thị của thành phố Hạ Long được xử lý trước
khi xả thải, và khối lượng nước thải đô thị 21.540 m 3/ngày chưa được xử lý xả trực
tiếp vào các nguồn nước công cộng. Ngoài ra, tất cả các thành phố, thị xã và huyện
khác đều chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung, nước thải đô thị sau khi xử lý
sơ bộ bằng bể tự hoại được thải trực tiếp vào các nguồn nước công cộng.
- Hiện trạng nước thải sinh hoạt khu vực nông thôn

Ở khu vực nông thôn, nước thải sinh hoạt được thải vào nguồn nước công
cộng sau khi qua nhà tiêu hợp vệ sinh. Tuy nhiên, nước xám từ các hộ gia đình
nông thôn không được xử lý trước khi xả thải. Nguồn gây ô nhiễm nước lớn nhất là
nước thải chăn nuôi gia súc bao gồm chất thải hữu cơ và các hợp chất Nitơ nồng độ
cao.
- Hiện trạng nước thải khai thác than
Tính đến tháng 6 năm 2013, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt
Nam (VINACOMIN) có 35 trạm xử lý nước thải đã đưa vào hoạt động (triển khai
lập dự án tiếp 16 trạm xử lý nước thải) và 04 trạm rửa oto, toa xe tự động. Tuy
nhiên, các trạm xử lý nước thải của VINACOMIN và của các công ty than đó chưa
đáp ứng đủ công suất. Đặc tính của nước thải mỏ chưa xử lý có tính axit rất mạnh
(pH = 3,3-3,8), một số kim loại nặng và cặn lơ lửng.
- Hiện trạng nước thải từ các khu công nghiệp
Tổng lượng nước thải phát sinh từ các khu công nghiệp là 1.150m 3/ngđ và
khu công nghiệp Cái Lân, khu công nghiệp Hải Yên đã có trạm xử lý nước thải,
theo đó 95% nước thải của các khu công nghiệp này được xử lý trước khi xả thải
(năm 2014).
- Hiện trạng nước thải từ các nhà máy nhiệt điện
Quảng Ninh hiện có bốn nhà máy nhiệt điện hoạt động. Nước thải từ các nhà
máy nhiệt điện là vấn đề lớn cần được xem xét.
14 | P a g e


- Hiện trạng nước thải từ tàu thuyền du lịch
Nước thải từ tàu thuyền du lịch là một trong những nguồn gây ô nhiễm cho
Vịnh Hạ Long. Tải lượng ô nhiễm từ các tàu thuyền du lịch tương đương với 30%
tải lượng ô nhiễm từ dân cư trong khu vực.
- Hiện trạng chất lượng nước
Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, hoạt động quan trắc môi trường nước đối với
các chỉ tiêu COD, BOD, TSS, cadmium (Cd), chì (Pb), coliform, E.coli và dầu đã

được EMAC triển khai thực hiện từ năm 2009 ở 71 điểm quan trắc. EMAC đã thực
hiện quan trắc bốn lần trong năm tại tất cả các điểm quan trắc từ năm 2010.
3. Tài nguyên nước
- Nước mặt
Bảng 2.2. Tỷ lệ đạt chuẩn đối với nước mặt từ 2009 đến 2012
(theo QCVN 08:2008/BTNMT)
COD
Tỷ lệ đạt chuẩn
(Số lượng mẫu
57%
đạt chuẩn/ Số
(227/40
lượng mẫu quan
0)
trắc)

BOD5

TSS

31%
(125/40
0)

67%
(268/40
0)

Cd


Pb

Colifor
m

88%
86%
98%
(84/96 (96/111 (357/36
)
)
3)

Dầu
58%
(217/37
1)

- Nước biển ven bờ
Tỷ lệ đạt chuẩn của QCVN 10:2008/BTNMT 2009-2012 được tính theo số
mẫu đã lấy trong năm đó đạt mức cho phép trong tiêu chuẩn chất lượng nước.
Bảng 2.3. Tỉ lệ đạt chuẩn chất lượng nước biển ven bờ từ năm 2009 đến năm 2012
(theo QCVN 10:2008/BTNMT)
Tỷ lệ đạt chuẩn
(Số lượng mẫu đạt chuẩn / Số mẫu quan
trắc)
- Nước ngầm

15 | P a g e


TSS

Coliform

Dầu

97%
(280/288
)

96%
(258/270
)

67%
(166/248
)


Tỷ lệ đạt chuẩn theo QCVN 09:2008/TT-BTNMT 2009-2012 được tính theo
số mẫu đã lấy trong năm đó đạt mức cho phép trong tiêu chuẩn chất lượng nước.
Bảng 2.4. Tỷ lệ đạt chuẩn chất lượng nước của nước ngầm từ 2009-2012
(theo QCVN 09:2008/TT-BTNMT)
Coliform
Tỷ lệ đạt chuẩn
(Số lượng mẫu đạt chuẩn / Số mẫu quan
trắc)

40%
(22/55)


- Nước thải sinh hoạt
Tỷ lệ đạt chuẩn theo QCVN 09:2008/TT-BTNMT 2009-2012 được tính theo
số mẫu đã lấy trong năm đó đạt mức cho phép trong tiêu chuẩn chất lượng nước.
Bảng 2.5. Tỷ lệ đạt chuẩn của nước nước thải sinh hoạt từ 2009-2012
(theo QCVN 09:2008/TT-BTNMT)
BOD5
Tỷ lệ đạt chuẩn
(Số lượng mẫu đạt chuẩn / Số mẫu quan trắc)

30%
(25/84)

- Nước thải công nghiệp
Các tỷ lệ đạt chuẩn theo QCVN 40:2011/TT BTNMT 2009-2012 được tính
theo số mẫu đã lấy trong năm đó đạt mức cho phép trong tiêu chuẩn chất lượng
nước thải.
Bảng 2.6. Tỷ lệ đạt chuẩn của nước thải công nghiệp từ 2009-2012
(theo QCVN 40:2011/TT BTNMT)
COD
Tỷ lệ đạt chuẩn
(Số lượng mẫu đạt
chuẩn/ Số lượng mẫu
quan trắc)

82%
(98/120
)

BOD5


TSS

Cd

Pb

Dầu

66%
91%
98%
100%
86%
(79/120 (109/120 (115/117 (118/118 (19/22
)
)
)
)
)

II.3.2. Môi trường không khí
1. Các hoạt động quan trắc chất lượng không khí
Ở tỉnh Quảng Ninh, từ năm 2009, việc quan trắc chất lượng không khí về
SO2, CO, NOx O3 và TSP do EMAC thực hiện ở 51 điểm quan trắc.
16 | P a g e


2. So sánh với tiêu chuẩn chất lượng không khí (AQS)
Về cơ bản, kết quả quan trắc sẽ được mang ra so sánh với tiêu chuẩn chất

lượng không khí (AQS) đo theo giờ bởi việc đo/lấy mẫu được thực hiện theo các
quãng thời gian từ 10 phút đến 60 phút đo không khí tại hiện trường.
Bảng 2.7. Tỷ lệ phần trăm đạt chuẩn chất lượng không khí trong các năm từ
2009 đến 2012, so sánh với QCVN 05:(2009/BTNMT) đối với đo 1h
2009

2010

2011

2012

2009-2012

Phần trăm đạt (%)
SO2

100%
(102/102)

100%
(204/204)

100%
(204/204)

100%
(204/204)

100%

(714/714)

CO

100%
(102/102)

100%
(204/204)

100%
(204/204)

100%
(204/204)

100%
(714/714)

NOx

100%
(102/102)

100%
(204/204)

100%
(204/204)


100%
(204/204)

100%
(714/714)

O3

100%
(102/102)

100%
(204/204)

100%
(204/204)

100%
(204/204)

100%
(714/714)

TSP

96%
(98/102)

86%
(176/204)


74%
(150/204)

59%
(120/204)

76%
(544/714)

Trong số tất cả những thông số đã đo trong 4 năm, SO 2, NOx, O3 đáp ứng
100% AQS đối với tất cả các điểm và ở tất cả các năm, nên có thể đánh giá “Chất
lượng không khí tỉnh Quảng Ninh nói chung là tốt”, còn TSP thì vượt AQS (300
μg/m3) đối với đo trong 1h ở rất nhiều điểm quan trắc và rõ ràng tỷ lệ phần trăm
đạt chuẩn ngày càng giảm đi trong thời gian gần đây, có nghĩa là ô nhiễm môi
trường không khí do TSP ở Quảng Ninh ngày càng tăng.
II.3.3. Quản lý chất thải rắn
1. Hệ thống thu gom và vận chuyển chất thải rắn tỉnh Quảng Ninh
- Hiện trạng hoạt động
Tổng lượng chất thải trung bình thu được trong tỉnh khoảng 1.000 tấn /ngày
bao gồm chất thải sinh hoạt và rác quét đường.
Hệ thống thu gom rác thải hiện tại thực hiện thu gom hỗn hợp mà không có
tái chế hoặc tái sử dụng chính thức cũng như phân loại rác tại nguồn, không có cơ
17 | P a g e


sở tái chế và hầu như toàn bộ rác thải thu gom được đều vận chuyển đến bãi rác,
ngoại trừ việc đốt rác thực hiện tại tại nhà máy đốt rác.
- Đánh giá hệ thống thu gom và vận chuyển rác
Chất thải sinh hoạt được thu gom từ các hộ gia đình và được vận chuyển bởi

các xe đẩy tay tới các địa điểm trung chuyển, và cuối cùng được chuyển tới bãi rác
bằng xe tải và xe ép rác. Tuy nhiên, trong quá trình thu gom, chất thải đô thị không
được phân loại tại nguồn, kết quả là một lượng lớn chất thải nguy hại trộn lẫn với
chất thải không nguy hại tại bãi rác.
2. Hệ thống xử lý chất thải cuối cùng
- Các bãi chôn lấp chất thải
Trong năm 2010, tỉnh Quảng Ninh có 15 bãi chôn lấp chất thải. Hai trong số
những bãi chôn lấp này có có hệ thống thu gom nước rác và công trình xử lý với sự
hỗ trợ ODA của Đan Mạch (DANIDA). Những bãi rác khác đều không đảm bảo
chôn lấp hợp vệ sinh và đang gây ra các vấn đề môi trường.
- Hệ thống sản xuất phân vi sinh
Ở thành phố Hạ Long, cơ sở làm phân vi sinh quy mô lớn được xây dựng tại
khu vực Hà Khánh vào năm 2007 và bắt đầu vận hành vào năm 2009. Tuy nhiên cơ
sở này sẽ bị đóng cửa trong thời gian tới đây do có vướng mắc với luật môi trường
mới ban hành và nhượng bộ cho hoạt động khai thác than.
- Hệ thống tái chế
Chất thải hữu cơ chiếm một phần lớn trong chất thải rắn đô thị (MSW).
Giảm lượng chất thải hữu cơ bằng cách sử dụng nó cho mục đích khác có thể sẽ
góp phần vào việc kéo dài tuổi thọ của bãi chôn lấp, giảm khối lượng công việc
trong hoạt động MSW. Đối với loại chất thải này, có thể phân loại các chất hữu cơ
để dùng làm nguyên liệu sản xuất phân vi sinh thay cho phân hóa học hoặc chất cải
tạo đất.
- Nhà máy đốt chất thải
Hiện nay, chỉ có một nhà máy đốt chất thải đang được sử dụng để xử lý chất
thải đô thị trong tỉnh Quảng Ninh. Tại thành phố Uông Bí, toàn bộ chất thải thu
được từ các khu vực đô thị được đốt tại nhà máy, được xây dựng vào năm 2012.
Nhà máy có công suất 75 tấn/ngày. Điều kiện của khu vực làm việc của nhà máy là
18 | P a g e



cần phải có môi trường không khí sạch sẽ. Tuy nhiên, qua quan sát thấy rằng nhà
máy gây ra nhiều bụi ở sân vận hành trong nhà.
II.3.4. Tiếng ồn
Tỷ lệ đạt chuẩn theo QCVN 26: 2010/BTNMT trong năm 2012 được tính
theo số lần lấy mẫu trong năm.
Bảng 2.8. Tỷ lệ đạt đối với tiếng ồn trong năm 2012 (theo QCVN 26:
2010/BTNMT)

Tỷ lệ đạt
chuẩn

Mức độ tiếng ồn
(dBA)

Số mẫu đạt
chuẩn

Tổng số mẫu quan
trắc

65%

130

200

II.3.5. Rừng ven biển/trên đất liền
Nhờ những nỗ lực khác nhau của tỉnh Quảng Ninh, diện tích đất rừng đã tăng
nhanh chóng, từ tỷ lệ che phủ là 38% (năm 1998) đến trên 53,5% năm 2015.
100%

90%
80%
70%
60%
50%
0.38
40%

0.39

0.44

0.49

0.5

2009

2010

0.54

30%
20%
10%
0%
1998

2000


2006

2015

Hình 2.2. Tỷ lệ che phủ rừng tỉnh Quảng Ninh qua các năm [3] [4]
Mặc dù tổng diện tích rừng ngày càng tăng nhờ những nỗ lực khác nhau ở cả cấp
nhà nước và cấp tỉnh, chất lượng rừng vẫn đang bị giảm. Rừng trung bình và rừng
giàu thuộc chỉ tiêu rừng gỗ bị giảm nhưng phục hồi trở lại trong giai đoạn từ 2005
đến 2010.

19 | P a g e


II.3.6. Đa dạng sinh học
1. Đa dạng loài
- Thành phần loài: Các nhà khoa học đã ghi nhận cho thấy số loài sinh vật
được biết hiện nay là 4350 loài, 2236 chi, 721 họ thuộc 19 ngành, 3 giới
Động vật, Nấm và Thực vật
- Loài đặc hữu: 182 trong số 4350 loài (4,18%) được ghi nhận là đặc hữu của
tỉnh Quảng Ninh thuộc các bậc khác nhau.
2. Đa dạng của các hệ sinh thái
- Cảnh quan núi
Cảnh quan núi chủ yếu là núi thấp có độ dốc lớn với đỉnh cao nhất là 1.504m
(nằm trên đỉnh dãy nam Châu Lĩnh), xen giữa các đỉnh núi là các thung lũng sâu và
các dòng sông chảy qua. Hầu hết các khu vực có núi đều được phủ bởi rừng thứ
cấp.
- Cảnh quan đồi
Cảnh quan đồi ở Quảng Ninh chiếm phần lớn diện tích vùng nghiên cứu
nằm ở phía bắc đường 18A, kéo dài từ Đông Triều tới Móng Cái. Phần lớn diện
tích các đồi này có độ cao tuyệt đối nhỏ hơn 200m.

- Cảnh quan đồng bằng hẹp ven biển/ Cảnh quan bãi triều
Cảnh quan đồng bằng hẹp ven biển/ Cảnh quan bãi triều chiếm một diện tích
nhỏ dọc theo toàn bộ đường bờ biển. Những cảnh quan này đóng vai trò cực kỳ
quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
- Cảnh quan bãi bùn thủy triều
Cảnh quan bãi bùn thủy triều là nơi có các hệ sinh thái cửa sông ven biển
khá phong phú và đa dạng, trong đó có các hệ sinh thái đặc trưng như hệ sinh trái
rừng ngập mặn, hệ sinh thái cỏ biển. Ngoài các bãi biển tỉnh Quảng Ninh còn có
diện tích lớn các bãi triều kéo dài từ Yên Hưng đến tận Móng Cái (điểm Sa Vy).
- Cảnh quan biển và hải đảo
Vùng biển và hải đảo của Quảng Ninh có địa hình độc đáo bao gồm hơn hai
nghìn hòn đảo, nằm dọc trên hơn 250 km đường biển. Tỉnh có hai huyện đảo là
Vân Đồn và Cô Tô. Trên vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long có hàng nghìn ngọn
núi đá vôi các-tơ tạo ra do xói mòn của nước. Các núi đá vôi này có rất nhiều hang
20 | P a g e


động. Các đảo có hệ sinh thái đặc biệt và có rất nhiều loài đặc hữu. Trong hang có
rất nhiều loại đặc hữu như cá vây tia (Blind Cave Loach). Các hòn đảo cũng có địa
hình đa dạng phù hợp với môi trường tăng trưởng rạn san hô. Toàn tỉnh có 4 khu
vực chính có rạn san hô là vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, đảo Cô Tô và đảo Trần.
II.3.7. Xói lở và bồi tụ
1. Sự biến đổi đáy biển ven bờ
Mức độ bồi có xu hướng giảm dần từ bờ ra khơi, thấy rõ nhất ở khu vực
Cẩm Phả, cửa suối Lộ Phong (trung bình từ 2-3m). Luồng lớn từ vịnh Hạ Long về
cửa sông Bạch Đằng, nằm giữa Bãi Cháy và đảo Cát Bà, cũng bị xói trung bình từ
0-0,5m, có đoạn tới 1m.
Biến động địa hình bãi triều và bồi lắng: Nguyên nhân chính là do các hoạt
động phát triển như đắp đầm nuôi, san lấp mặt bằng… xâm lấn bãi triều cao và
rừng ngập mặn.

2. Thiên tai
- Cuối mùa khô, đầu mùa mưa dễ có điều kiện xuất hiện lốc xoáy, đặc biệt ở
vùng núi và vịnh Hạ Long – Bái Tử Long do tác dụng của địa hình.
- Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long đặc trưng hệ thống đảo đá vôi luôn tiềm ẩn
những tai biến do sạt lở karsto. Vùng lõi của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh
Hạ Long có 117 điểm đổ lở.
- Ở một số hang động hiện tượng sụt đáy hang có nguy cơ tiềm ẩn cao.
II.3.8. Tác động môi trường liên vùng
Tỉnh Quảng Ninh nằm tiếp giáp với một số tỉnh và thành phố, có thể bị ảnh hưởng
bởi tác động môi trường từ các tỉnh khác.
- Chất lượng nước Sông Bạch Đằng chảy giữa tỉnh Quảng Ninh và thành phố
Hải Phòng có thể bị ảnh hưởng bởi các chất ô nhiễm của cả hai tỉnh. Nói
chung, chất lượng nước sông Bạch Đằng và cửa sông thấp hơn vào mùa mưa
so với mùa khô.
- Hàm lượng TSS và dầu có xu hướng không đạt tiêu chuẩn chất lượng môi
trường. Liên quan đến chất lượng không khí tại khu vực biên giới giữa tỉnh
Hải Dương và tỉnh Quảng Ninh, nó có thể bị ảnh hưởng bởi nguồn ô nhiễm
không khí xung quanh khu vực ranh giới với tỉnh Hải Dương nhưng hiện
21 | P a g e


nay, tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng vẫn không được xác nhận,
căn cứ theo các kết quả giám sát chất lượng không khí.
II.4. Thuận lợi và thách thức
II.4.1. Thuận lợi
Tỉnh Quảng Ninh có tiềm năng to lớn, đặc biệt – cơ hội nổi bật – lợi thế cạnh
tranh:
- Tỉnh Quảng Ninh có vị trí đặc biệt mang tính chiến lược về địa lý và kinh tế,
với các nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, Di sản thiên nhiên thế giới
vịnh Hạ Long – Kỳ quan thiên nhiên thế giới mới, và cũng là vị trí trọng

điểm về an ninh quốc phòng. Quảng Ninh là nơi giao thoa của hai hành lang
và một vành đai kinh tế Việt Nam – Trung Quốc, tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ,
là cầu nối quan trọng trong khuôn khổ hợp tác kinh tế ASEAN – Trung
Quốc, hành lang kinh tế Nam Ninh – Singapore, vùng kinh tế trọng điểm
phía Bắc.
- Quảng Ninh có những tài sản du lịch đẳng cấp thế giới. Tỉnh Quảng Ninh
cũng có nhiều danh lam thắng cảnh nổi trội với 626 di tích lịch sử, văn hóa,
tín ngưỡng, có tiềm năng lớn về phát triển các loại hình du lịch và ngành
công nghiệp văn hóa, giải trí.
- Quảng Ninh có nguồn khoáng sản dồi dào, đặc biệt là than đá, đá vôi, đất
sét, là điều kiện và cơ hội tốt để phát triển một trung tâm khai thác khoáng
sản, trung tâm sản xuất vật liệu xây dựng, trung tâm sản xuất nhiệt điện.
- Xã hội và con người Quảng Ninh có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời.
Đây là nền tảng thuận lợi để xây dựng một tổng thể thống nhất, tạo nên sức
mạnh tổng hợp để vượt qua mọi khó khăn, thách thức.
- Tỉnh Quảng Ninh có nguồn tài nguyên biển rất có giá trị, như khu nuôi trồng
thủy sản rộng lớn, với hơn 6.100 km 2 diện tích đánh bắt cá và 60.000 ha
vùng ven biển với các loài hải sản quý giá. Điều này tạo điều kiện đặc biệt
thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản và đa dạng sinh học. Quảng Ninh là tỉnh có
diện tích rừng lớn nhất (khoảng 388.000 ha theo Niên giám thống kê tỉnh
Quảng Ninh năm 2011) so với các tỉnh khác trong cùng Vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ. Tỉnh nên khuyến khích duy trì diện tích rừng có giá trị, không
chỉ để bảo vệ môi trường vùng nội địa mà còn bảo vệ cả môi trường ven
biển.
22 | P a g e


II.4.2. Hạn chế và bất lợi
Ngoài những thuận lợi trên đây, tỉnh Quảng Ninh cũng có một số hạn chế và bất lợi
như sau:

- Quảng Ninh đã định hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ “nền kinh tế nâu”
sang “nền kinh tế xanh”. Tuy nhiên, ngành khai thác than vẫn chiếm 1/3 tỷ
trọng GDP, và một nửa ngân sách của tỉnh. Ngành than cũng là nhân tố quan
trọng trong định hướng phát triển quốc gia nói chung. Hạ tầng của ngành
công nghiệp than cần phải được nâng cấp trước khi tỉnh sẵn sàng chuyển đổi
sang nền kinh tế tập trung vào dịch vụ.
- Hiện nay, các cơ quan liên quan đến quản lý môi trường đều rất nỗ lực cải
thiện môi trường tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, để có thể thực hiện tốt việc
quản lý môi trường, năng lực chuyên môn của các cán bộ quản lý và các cơ
quan quản lý môi trường cần được củng cố.
- Để làm giảm tác động của ô nhiễm đến dân cư, các công tác như là quản lý
chất thải rắn đô thị, bảo tồn và sử dụng bền vững môi trường thiên nhiên của
vùng, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường phải được thực hiện. Đồng
thời, các hoạt động nâng cao nhận thức không chỉ cần triển khai đối với
người dân, mà còn cả các doanh nghiệp các tổ chức liên quan để kiểm soát
từng loại ô nhiễm cụ thể nào đó.
- Khai thác than đã có ở tỉnh Quảng Ninh hàng trăm năm nay, những tác động
môi trường do khai thác than nhiều năm để lại đòi hỏi phải đầu tư nguồn lực
rất lớn để cải tạo, khắc phục môi trường.
II.4.3. Những thách thức
Tỉnh Quảng Ninh đang phải đối mặt với 4 thách thức chính để cải thiện công tác
quản lý môi trường của tỉnh hiện nay như:
- Nâng cao năng lực của nguồn nhân lực và thể chế để hiện thực hóa khái
niệm “tăng trưởng xanh”.
- Hiện thực hóa mức phát triển kinh tế mong đợi bằng cách chuyển đổi cơ cấu
kinh tế từ “kinh tế nâu” sang “kinh tế xanh”.
- Phát triển kinh tế nhanh của tỉnh hài hòa với công tác bảo vệ môi trường và
sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên.
- Xác định những vấn đề phát sinh từ các tác động của biến đổi khí hậu đã
được dự báo (Tỉnh Quảng Ninh có 8 xã ở dưới mực nước biển thuộc thị xã

Quảng Yên).
23 | P a g e


Phần III: PHÁT TRIỂN NHỮNG NÉT TỔNG THỂ
III.1. Phát triển kinh tế.
III.1.1. Tăng trưởng dân số

1. Tăng trưởng GDP

24 | P a g e


Kế hoạch phát triển kinh tế lựa chọn “Kịch bản 2 – Tăng trưởng nhanh bằng
các sáng kiến “phải làm”. Theo kịch bản này, mức tăng trưởng GDP hàng năm dự
tính là 12,7 %/năm trong giai đoạn từ 2012 đến 2020, và 6,7 %/ năm trong
giai đoạn từ 2021 đến năm 2030. GDP bình quân đầu người dự đoán là 8.100
USD/người vào năm 2020 và 20.000 USD/đầu người vào năm 2030 với giá cố
định năm 2010.
2. Thay đổi cơ cấu kinh tế.
Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đề xuất mục tiêu thay đổi cơ cấu công
nghiệp.Cơ cấu kinh tế tổng thể cũng sẽ thay đổi, với ngành dịch vụ thay đổi theo
ngành du lịch, chiếm đến 51% GDP sau 2020. Công nghiệp khai thác than vẫn là
một ngành quan trọng, song tỉ trọng trong GDP sẽ giảm từ 25% xuống còn 1112%, mặc dù sản lượng tuyệt đối vẫn tăng như định hướng đã đề ra trong quy
hoạch ngành theo Quyết định 60/2012/QĐ-TTg ngày 9/1/2012 Quy hoạch phát
triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 của Thủ tướng
Chính phủ.... Những ý tưởng này dựa vào việc giới thiệu khái niệm chiến lược
phát triển xanh để chuyển đổi ngành công nghiệp từ “kinh tế nâu” sang “kinh tế
xanh”.Vốn đầu tư của tỉnh sẽ được phân theo độ quan trọng của từng ngành kinh tế
riêng.

III.1.2. Khu công nghiệp
Các trung tâm công nghiệp quan trọng:
- Trung tâm nhiệt điện than
- Trung tâm sản xuất vật liệu xây dựng
- Đặc biệt là trung tâm công nghiệp đóng tàu
Hiện nay, sản xuất công nghiệp tỉnh Quảng Ninh phát triển theo hướng giảm tỷ
trọng khai khoáng, tăng dần tỷ trọng công nghiệp chế tạo, chế biến.
Trong tương lai, tỉnh vẫn tận dụng các khu kinh tế làm bàn đạp để thúc đẩy phát
triển KTXH của tỉnh để đến năm 2020, tầm nhìn 2030, trong số 11 KCN và 4
KKT tại tỉnh chỉ có 4 KCN đang hoạt động, trong khi đó các KCN khác đang
trong giai đoạn xây dựng hoặc đang được quy hoạch.
III.1.3. Du lịch

25 | P a g e


×