MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI
HẠN TẠI CHI NHÁNH NHCT KV CHƯƠNG DƯƠNG
1. ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ , PHÁT TRIỂN CỦA HUYỆN GIA LÂM.
Huyện Gia Lâm nằm ở phía Đông Bắc Hà Nội, có vị trí địa lý thuận lợi
là đầu mối giao thông đi các tỉnh miền núi và trung du phía Bắc, các tỉnh
đồng bằng sông Hồng bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và
đường hàng không và là cửa ngõ quan trọng của thủ đô nối liền tam giác
kinh tế lớn miền Bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Đó là nền tảng mở
rộng do việc giao lưu kinh tế, tạo điều kiện cho việc phát triển công nghiệp,
thương mại, dịch vụ du lịch huyện.
Trong 5 năm qua (từ 1997 - 2001) huyện Gia Lâm đã hoàn thành cơ bản
các chỉ tiêu quan trọng về phát triển kinh tế do đại hội Đảng bộ đề ra, đồng
thời cững góp phần to lớn vào việc đổi mới bộ mặt kinh tế - xã hội trên địa bàn
huyện với những kết quả đáng kể như:
-Tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tăng bình quân18,5%( chỉ tiêu
đề ra 17-18% ).
-Tốc độ tăng trưởng kinh tế do huyện quản lý tăng bình quân 12,7% ( chỉ
tiêu đề ra 13-14% ).
Trong đó:
+ Công nghệp tăng bình quân: 14,%% ( chỉ tiêu 16-17% ).
+ Nông nghiệp tăng bình quân: 5% ( chỉ tiêu 4-4,5% ).
+ Dịch vụ tăng bình quân: 18,3% ( chỉ tiêu 17-18% ).
- Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH tăng tỷ
trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, tỷ trọng thương mại - dịch vụ và
giảm tỷ trọng nông nghiệp.Ngành du lịch chưa phát triển nhưng có cơ sở hình
thành phát triển trong tương lai.
- Triển khai thực hiện CPH các doanh nghiệp Nhà nước huyện đã có 7
doanh nghiệp tiến hành CPH, trong đó có một doanh nghiệp thuộc huyện. Nhìn
chung sau khi CPH các doanh nghiệp này đều nâng cao trách nhiệm quản lý, sử
dụng vốn có hiệu quả phát huy tính tự chủ trong đơn vị.
- Thực hiện luật ngân sách Nhà nước và các luật thuế mới, chủ động xây
dựng kế hoạch thu chi ngân sách tăng cường phối hợp liên ngành, quản lý chặt
chẽ các cơ sở sản xuất kinh doanh, tích cực chống thất thu thuế, tăng nguồn
thu cho ngân sách huyện.
- Hoạt động của cơ quan kho bạc: Ngân hàng có nhiều cố gắng trong
công tác quản lý tiền tệ, quản lý vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh kịp thời
theo tiến độ sản xuất kinh doanh, góp phần tích cực đẩy mạnh kinh tế trên địa
bàn phát triển.
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đúng hướng, có hiệu quả: nâng cấp cải
tạo cơ bản hệ thống đường liên thôn liên xã, hệ thống cấp điện, đê điều, xây
dựng nhà thể thao văn hóa huyện...
- Công tác quản lý xây dựng đô thị có những mặt chuyển biến từng bước
thực hiện cải tạo nâng cấp hệ thống cấp thoát nước, chỉnh trang hè phố, lắp
đèn chiếu sáng ở trục đường chính... Công tác giữ gìn vệ sinh môi trường bảo
đảm xanh sạch hơn.
Do sản xuất phát triển đời sống nhân dân từng bước cải thiện. Năm
2001 số hộ nghèo giảm xuống còn dưới 1% số hộ giàu tăng lên 365 hộ (theo
tiêu chí cũ) toàn huyện đã có 28/31 xã được công nhận đạt tiêu chuẩn “nông
thôn mới”.
Mặc dù đạt được một số kết quả, kinh tế huyện Gia Lâm vẫn còn có nhiều
mặt hạn chế cần phải giải quyết, kết quả đánh giá cho thấy kinh tế tuy có bước
phát triển khá nhanh nhưng chưa vững chắc, chưa tương xứng với tiềm năng
thế mạnh của huyện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế có xu hướng chậm lại, hoạt
động một số doanh nghiệp Nhà nước còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả chưa
cao. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thực hiện quá trình CPH doanh nghiệp Nhà
nước còn chậm. Hoạt động của các HTX sau chuyển đổi còn lúng túng. Phát
huy nguồn lực hạn chế.
Trên quan điểm nhận định, đánh giá những kết quả đạt được, những
mặt còn hạn chế, Đảng bộ huyện Gia Lâm đã đề ra mục tiêu tích cực phát huy
mọi nguồn lực mới, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh CNH-HĐH đồng thời đề ra một
số chỉ tiêu, và những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu về phát triển kinh tế của
huyện trong thời gian tới 2001-2005 theo báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu
Đảng bộ huyện Gia Lâm lần thứ XVIII:
* Các chỉ tiêu:
-Tốc độ phát triển kinh tế trên phạm vi lãnh thổ huyện: 14-16%
Trong đó: + công nghiệp: 16%
+ Dịch vụ: 14%
+ Nông nghiệp: 5%
-Tốc độ phát triển kinh tế thuộc huyện quản lý: 10-12%
Trong đó: + Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp-xây dựng cơ bản: 12-13%
+ Dịch vụ: 16-18%
+ Nông nghiệp: 4-5%
* Nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế:
Một là: Đẩy mạnh phát triển kinh tế, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng CNH, HĐH: coi trọng phát huy nội lực, thu hút đầu tư nước
ngoài, khuyến khích đầu tư vào các ngành chế biến nông sản, các ngành công
nghiệp vừa có hiệu quả kinh tế vừa giải quyết được việc làm cho nhiều lao
động.
- Đối với phát triển công nghiệp: coi trọng sản xuất các sản phẩm điện
tử, kim khí, tiêu dùng, hoá chất, dệt may, sản xuất vật liệu xây dựng, xây dựng
cơ sở hạ tầng.Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp tăng hàng năm 16%.
Phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp thuộc huyện: mở rộng quy
mô, tập trung cho các ngành nghề truyền thống.Tiếp tục đầu tư mở rộng sản
xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, chú trọng các sản phẩm
như rượu vang, giầy thể thao xuất khẩu..
- Đối với phát triển kinh tế nông nghiệp-nông thôn:Chuyển dịch cơ cấu
theo hướng đẩy mạnh sản xuất cây trồng có giá trị kinh tế cao, phục vụ thị
trường thủ đô và các khu công nghiệp trên địa bàn huyện. Xây dựng mô hình
kinh tế hộ phát triển, kinh tế trang trại, đồng thời nâng cao năng lực dịch vụ
sản xuất của các HTX. Hoàn thành cải tạo lưới điện nông thôn, xây dựng kênh
mương tưới cấp 2, cấp 3 để chủ động phòng chống thiên tai, hạn chế mức thiệt
hại thấp nhất.
- Đối với phát triển dịch vụ: Tích cực khai thác thị trường, chủ động nắm
nhu cầu công nghiệp đô thị để xây dựng quy hoạch kế hoạch phát triển thương
mại dịch vụ.Từng bước xây dựng các trung tâm thương mại tại trung tâm thị
trấn.Tập trung nâng cấp cải tạo các khu di tích lịch sử, và một số chợ đã có
theo quy hoạch.
Hai là: Tiếp tục củng cố, tăng cường quan hệ sản xuất nhằm khai thác
tối đa lực lượng sản xuất để mọi thành phần kinh tế mỏ rộng và phát triển
- Đối với doanh nghiệp Nhà nước:Tiếp tục thực hiện vững chắc chủ
trương cổ phần hoá trên cơ sở thực hiện công khai dân chủ, gắn với lợi ích của
doanh nghiệp và người lao động chân chính, đảm bảo đoàn kết, không gây mất
ổn định.
- Đối với kinh tế hợp tác: Tập trung chỉ đạo theo hướng chuyên môn hoá,
thực hiện các đề án, phương án có hiệu quả, tăng cường công tác quản lý theo
pháp luật, theo luật HTX.
- Đối với các thành phần kinh tế khác: Tăng cường quản lý đồng thời
khuyến khích các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, kinh tế hộ gia đình đầu tư
mở rộng sản xuất , đa dạng hoá các ngành nghề thủ công, toạ thêm việc làm,
tăng thu nhập kinh tế hộ, nâng cao đời sống nhân dân.
2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NHCT VN 2002 – 2005.
Yêu cầu:
Phải xây dựng NHCT thành một ngân hàng hiện đại, lành mạnh về tài
chính có công nghệ cao để có thể hoà nhập với các ngân hàng trong nước, khu
vực và quốc tế.
Mục tiêu chiến lược:
Tập trung giải quyết xong vấn đề cơ cấu lại nợ, đưa các khoản nợ xấu
nói chung đến năm 2003 còn dưới 5%, tài chính lành mạnh, phải đạt chỉ số
cook 8% theo thông lệ quốc tế và khu vực.
Phương châm:
Tiếp tục thực hiện phương châm chiến lược “Phát triển -An toàn và
hiệu quả” để tiến tới mục tiêu hội nhập với ngân hàng quốc tế.
3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN CỦA CHI NHÁNH
NHCT KHU VỰC CHƯƠNG DƯƠNG
Căn cứ vào phương hướng chỉ đạo cụ thể của NHCT VN chi nhánh
NHCT KV Chương Dương đã đề ra định hướng phát triển tín dụng trung dài
hạn nói riêng và hoạt động tín dụng nói chung cho mình từ năm 2002 –
2005.
- Hoàn thành các chỉ tiêu sau: so với năm 2001.
+ Tổng vốn huy động tăng 20%
+ Dư nợ cho vay nền kinh tế tăng 60%, trong đó tỷ lệ cho vay trung
dài hạn chiếm 50% dự nợ cho vay nền kinh tế.
+ Xử lý tài sản Có không sinh lời 15 - 20%, tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư
nợ xuống dưới 3%.
+ Lợi nhuận và thu nhập người lao động tăng 10%.
* Biện pháp cụ thể được thực hiện kế hoạch đối với tín dụng
TDH.
+ Hướng tập trung đầu tư vào các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả,
các DNNN trên địa bàn, các DNNN và các HTX đã được sắp xếp lại có đủ điều
kiện vay vốn đảm bảo dư nợ tăng trưởng lành mạnh.
+ Tập trung vào các dự án công nghiệp hóa nền kinh tế huyện, chủ yếu
vào các ngành công nghiệp chế biến, nhựa, giầy da, gốm sứ mỹ nghệ, sản
xuất vật liệu xây dựng, các ngành nghề truyền thống.
+ Đẩy mạnh công tác hoạt động vốn có thời hạn trên một năm, đặc
biệt là nguồn vốn huy động ngoại tệ để phục vụ nhu cầu vay ngoại tệ dài
hạn.
4. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG
DÀI HẠN CỦA CHI NHÁNH NHCT KHU VỰC CHƯƠNG DƯƠNG.
Xuất phát từ thực trạng chất lượng tín dụng trung dài hạn tại chi
nhánh NHCT KV Chương Dương trong những năm vừa qua, cùng với định
hướng phát triển kinh tế cuả NHCT Việt Nam và huyện Gia Lâm trong giai
đoạn 2002-2005, bài viết xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn
nữa chất lượng tín dụng trung dài hạn tại chi nhánh NHCT KV Chương
Dương, trong đó tập trung vào công tác thẩm định cho vay trung dài hạn mà
đặc biệt là công tác thẩm định dự án đầu tư.Những giải pháp cụ thể là:
4.1. Giải pháp huy động tốt nhất nguồn tiền gửi đặc biệt là tiền gửi
TDH.
Vốn huy động luôn là yếu tố quyết định đối với hoạt động kinh doanh
của các NHTM bởi lẽ đặc điểm quan trọng trong kinh doanh ngân hàng là đi
vay để cho vay. Nếu không có vốn ngân hàng sẽ không thể thực hiện tín dụng
cũng như các nghiệp vụ ngân hàng khác.Vì vậy, để nâng cao chất lượng tín
dụng trung dài hạn thì đầu tiên ta cần phải quan tâm đến việc tạo lập nguồn
vốn để cho vay trung dài hạn.
Ở Việt Nam các NHTM thực hiện cho vay trung dài hạn chủ yếu thông
qua nguồn vốn ngắn hạn (đây là biểu hiện thiếu vốn trung dài hạn cho CHN,
HĐH ở Việt Nam hiện nay), vì vậy việc huy động vốn tập trung vào các
nguồn gửi ngắn hạn.
Là chi nhánh ngân hàng năm trên một địa bàn có số dân có tới 70-
80% dân cư sống ở vùng nông thôn, chi nhánh NHCT KV Chương Dương đã
đang thực hiện nghiệp vụ huy động vốn với cơ cấu chủ yếu là tiền gửi không
kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn nhỏ hơn 12 tháng. Vì vậy, những giải pháp tốt
nhất để huy động nguồn tiền gửi, đặc biệt là tiền gửi trung dài hạn tại chi
nhánh xin đề xuất như sau:
- Mạng lưới ngân hàng đặc biệt là các quỹ tiết kiệm cần tiếp tục được
mở rộng ra hơn nữa, vừa tạo sự tiện ích,vừa gần gũi với dân chúng. Nên
chọn địa điểm gần khu dân cư đông đúc, giao thông thuận tiện để tiết kiệm
thời gian đi lại cho người gửi tiền.
- Đa dạng hóa các hình thức tiền gửi, đồng thời tăng khả năng chuyển
đổi giữa các hình thức này đặc biệt là khả năng chuyển đổi giữa các kỳ hạn
của tiền gửi, giữa đồng nội tệ và đồng Đôla. Khuyến khích tăng kỳ hạn đối
với chuyển đổi kéo dài kỳ hạn đồng thời cũng vẫn đảm bảo hình thức gửi
tiền đối với chuyển đổi thu hẹp kỳ hạn. Đặc biệt chú trọng các hình thức huy
động vốn dài hạn có mục đích.
+ Khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức hành chính sự nghiệp
mở tài khoản cho công nhân viên tại chi nhánh để thực hiện việc chi trả
lương, phụ cấp... Điều này cũng có thể áp dụng cho cán bộ nhân viên của chi
nhánh.
+ Mở tài khoản tiết kiệm dành cho nông dân, khuyến khích nông
dân gửi tiền vào chi nhánh ngay sau khi thu hoạch vụ mùa, đồng thời đến
khi có dự án sản xuất vào mùa sau, người nông dân có thể vay vốn gấp 2-3
lần số tiền gửi vào chi nhánh. khuyến khích nông dân gửi một phần lợi
nhuận vào tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, đặc biệt là tiền gửi dài hạn để có cơ
hội vay nhiều hơn vào vụ mùa năm sau
+ Đối với huy động bằng ngoại tệ trung dài hạn, có thể cho khách
hàng rút ra bằng ngoại tệ khi đáo hạn nhưng nếu khách hàng rút vốn trong
hạn thì chỉ được rút ra bằng nội tệ. Điều này sẽ giúp chi nhánh chủ động hơn
trong việc cho vay dài hạn bằng ngoại tệ mà không bị rút vốn.
+ Khuyến khích các doanh nghiệp mở tài khoản tiền gửi (bao gồm
cả ngoại tệ ) tại chi nhánh để thanh toán với nhau bằng thể thức không
dùng tiền mặt, tạo điều kiện cho chi nhánh sử dụng khối tiền mặt (bao gồm
cả ngoại tệ) tạm thời tài trợ cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
+ Áp dụng các hình thức huy động khác như: Tài khoản tiết kiệm
được đảm bảo bằng vàng, tiết kiệm hưu trí, phát hành trái phiếu dài hạn có
mục đích..
- Tăng cường tìm kiếm các nguồn tài trợ, uỷ thác của chính phủ, của
các tổ chức quốc tế.
- Áp dụng lãi suất ưu đãi đối với các khoản tiền gửi dài hạn: Đối với
loại gửi một lần dài hạn nhưng rút vốn nhiều kỳ cần ưu đãi theo cách tính
lãi với kỳ hạn tương đương. Ví dụ 20 triệu kỳ hạn cuối là 10 năm, nếu sau 2
năm rút 5triệu thì tính lãi kỳ hạn 2 năm, sau 3 năm rút 10 triệu thì tính lãi
theo thời hạn 3 năm.Do đó người gửi sẽ không lo bị thiệt khi rút một phần
mà ảnh hưởng đến phần còn lại do phải rút ra toàn bộ trước đây.
- Mở rộng dịch vụ phục vụ khách hàng đã đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu
của khách hàng như các hình thức dịch vụ tại nhà, dịch vụ chi lương, dịch vụ
khấu trừ tự động.
- Tham gia và trực tiếp thực hiện đảm bảo tiền gửi. Điều này vừa hạn
chề rủi ro cho chi nhánh vừa tạo cơ sở tin cậy đối với các khách hàng đang
và muốn đặt quan hệ với chi nhánh.
* Bên cạnh đó NH cần làm tốt những công tác sau:
- Thực hiện nghiêm ngặt quy định nghiệp vụ bảo đảm an toàn cho
khoán tiền gửi giữ bí mật về người gửi, số tiền, mục đích, người thụ hưởng
khi chuyển nhượng. Quy định rõ về đền bù thiệt hại đối với các khoản tiền
gửi khi có những tổn thất về trách nhiệm của chi nhánh.
- Thực hiện các biện pháp thông tin rủi ro cho các khách hàng, phân
loại theo số tiền và kỳ hạn về khả năng an toàn của tiền gửi hoặc những vấn
đề có liên quan đến khoản tiền gửi của khách hàng, tư vấn do khách hàng về
hướng giải quyết.
- Cần có chính sách khuyến mãi tốt đối với các khoản tiền gửi lớn như
sổ xố có thưởng, các chuyến du lịch trong nước, gửi quà tặng...
- Đảm bảo thanh toán thuận lợi, thủ tục nhanh gọn, chính xác đặc biệt
đối với các khoản tiền gửi thanh toán.
Tuy nhiên cho dù chi nhánh có làm tốt các chính sách, các giải pháp
đến đâu đi nữa công tác huy động vốn trung dài hạn của chi nhánh cũng
không thể có kết quả tốt nếu như không có những tác nhân sau: sự ổn định
tương đối lâu dài về kinh tế bao gồm cả sự ổn định về tỷ giá, về giá trị của
đồng nội tệ; Sự hiệu quả, ổn định và phát triển về quy mô cũng như chất
lượng trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh.Đó chính là những nhân tố
tạo sự an tâm cho khách hàng khi đặt mối quan hệ lâu dài với chi nhánh.
Thời gian qua, nguồn vốn huy động trung dài hạn tại chi nhánh đang
có nhiều mặt hạn chế, trong khi tiềm năng đối với loại tín dụng này còn rất
lớn, nhất là trong giai đoạn tới khi mà nền kinh tế huyện Gia Lâm cũng như
nền kinh tế cả nước đang phát triển với mục tiêu CNH, HĐH. Vì vậy vấn đề
cấp thiết hiện nay đối với chi nhánh là phải quan tâm đến những giải pháp
nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn.
4.2. Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo
đức của cán bộ tín dụng và sử dụng cán bộ tín dụng một cách hợp lý.
Thực tiễn trong hoạt động tín dụng ngày nay cho thấy điều mà các
ngân hàng quan tâm không phải là việc nâng cao doanh số cho vay, điều này
hẳn không khó trong nền kinh tế hiện nay, mà cái quan trọng là chất lượng
của các khoản cho vay đó như thế nào đối với người cán bộ tín dụng, họ là
chủ thể có ảnh hưởng rất lớn đối với các khoản cho vay bởi lẽ mọi công việc
từ hoạch định chính sách đến thẩm định, xét duyệt, cho vay thu nợ đều do bộ
phận này đảm nhận.
Đối với chi nhánh NHCT KV Chương Dương do đội ngũ cán bộ còn hạn
chế về trình độ trong khi tiềm năng phát triển của chi nhánh đang được
phát huy trong những năm gần đây. Thiết nghĩ việc nâng cao trình độ
chuyên môn, phẩm chất đạo đức của cán bộ tín dụng và sử dụng cán bộ tín
dụng hợp lý cần phải được đặt lên hàng đầu. Chất lượng tín dụng có hiệu
quả hoạt động kinh doanh của NH có lãi, uy tín được mở rộng sẽ tạo điều
kiện để khai thác những tiềm năng vốn có.
- Trước hết cán bộ tín dụng phải là người giỏi chuyên môn nghiệp vụ,
phải nắm vững quy trình cho vay, hướng dẫn khách hàng từ việc làm hồ sơ
thủ tục đến thẩm định, quyết định tín dụng, quản lý tín dụng, thu hồi nợ
đúng hạn.
- Cán bộ tín dụng thường xuyên tìm hiểu, trau dồi, nắm chắc kiến thức
về kinh tế - xã hội phải am hiểu về lãi suất, về vốn, chính sách ngoại tệ, thị
trường tài chính, có kiến thức về thị trường đặc biệt là ngành hàng mà mình
vay vốn. Ngoài ra cán bộ tín dụng cần trang bị cho mình những kiến thức về
luật pháp, tin học, ngoại ngữ và không ngừng nâng cao chuyên môn.
- Cán bộ tín dụng phải là những người trung thực, khách quan, thẳng
thắn, kiên định, rõ ràng, có ý thức trách nhiệm cao trong công việc cũng như
bảo vệ tài sản của chi nhánh.
- Nâng cao trình độ phân tích và thẩm định dự án của cán bộ tín dụng
là vấn đề quan trọng. Điều này sẽ giúp cho chi nhánh phát hiện sớm những
khách hàng có hành vi lừa đảo, lập số liệu ma với hồ sơ giả mạo nhằm chiếm
đoạt vốn của chi nhánh đồng thời là cơ sở để chi nhánh có thể đầu tư vào
các dự án có hiệu quả khi mà công tác thẩm định diễn ra suôn sẻ và đạt chất
lượng cao.
- Riêng đối với các cán bộ hoạch định chính sách đòi hỏi còn phải có
trình độ lý luận, có phương pháp nghiên cứu khoa học đúng đắn, sáng tạo,
am hiểu sâu rộng và giàu kinh nghiệm trong công tác tín dụng ngân hàng
nói chungvà hoạt động tín dụng của chi nhánh nói riêng.
- Riêng đối với các cán bộ quản lý điều hành hoạt động tín dụng ngoài
những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ cần phải nắm chắc kiến thức pháp luật
về kinh tế nói chung và pháp luật về ngân hàng nói riêng. Phải thông hiểu
các quy định thể chế của ngành, biết phân tích những chỗ sai đúng trong chế
độ, thể lệ hoạt động của ngân hàng mình từ đó rút ra những gì cần phải làm
và tránh đi sâu vào sai lầm.
*Để làm tốt giải pháp này đòi hỏi các nhà lãnh đạo và những người
làm công tác tổ chức cần tiến hành các công việc sau:
- Sắp xếp bố trí, chọn lọc những cán bộ đủ tiêu chuẩn đạo đức nhiệt
tình với công việc, có sức khoẻ, có ý thức và có khả năng tiếp thu những kiến
thức nghiệp vụ chuyên môn tốt, có trình độ đại học tương đương để bồi
dưỡng và đào tạo sang làm công tác kinh doanh mà mặt trận mũi nhọn là
tín dụng.
- Phải coi trọng công tác cán bộ, không nên mở rộng màng lưới tín
dụng vượt quá khả năng quản lý, điều hành cũng như khả năng nghiệp vụ
của cán bộ tín dụng
Tiêu chuẩn hóa cán bộ tín dụng là việc làm rất quan trọng đối với
công tác kinh doanh của chi nhánh và cần được khẩn trương tiến hành, đặc
biệt là đối với cán bộ tín dụng trung dài hạn. Trên cơ sở đó để chi nhánh có
hướng đào tạo, đào tạo lại, tuyển chọn và sử dụng hợp lý.
4.3.Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định đối với cho
vay TDH
Để có quyết định cho vay đúng, vừa bảo đảm an toàn vốn và lợi
nhuận, vừa hỗ trợ cho doanh nghiệp thì việc thẩm định cho vay là rất cần
thiết. Do đặc trưng tín dụng trung dài hạn có độ rủi ro rất cao nên công tác
thẩm định tín dụng càng phải được coi trọng.Trên cơ sở đó chi nhánh cần
quan tâm đến những vấn đề sau:
4.3.1.Thông tin trong công tác thẩm định.
- Đối với thông tin từ doanh nghiệp vay vốn: Đòi hỏi cán bộ thẩm định
phải chú trọng đến kiểm tra độ chính xác của các báo cáo tài chính kết hợp
giữa các kỹ năng phân tích với việc điều tra thực tế tại nơi lao động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đối với thông tin thu được qua phỏng vấn khách hàng vay vốn, công
nhân viên tại doanh nghiệp vay vốn: Cần tiến hành thu thập trong thời gian
ngắn nhất, tránh gây phiền nhiễu làm mất thời giờ của khách. Tập trung tìm
hiểu các nội dung như: lịch sử doanh nghiệp, các sổ sách kế toán, kinh
nghiệm và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, nguồn gốc gia tăng lợi
nhuận.Ngoài ra cần thu thập những thông tin về trình độ, phẩm chất đạo
đức của người quản lý doanh nghiệp, những thắc mắc, vướng mắc về thủ
tục vay vốn đặc biệt là khó khăn trong việc đáp ứng các điều kiện vay vốn
của doanh nghiệp.
Ngoài việc thu thập số liệu, cán bộ tín dụng cần phải thu thập thêm
những thông tin về trình độ, uy tín, phẩm chất đạo đức của người vay, đặc
biệt về các mối quan hệ tín dụng của doanh nghiệp với các ngân hàng khác
trong quá khứ. Đây là nhân tố rất quan trọng không thể bỏ qua.
Trong quá trình thu thập thông tin, cán bộ tín dụng cần phải kiểm tra
đối chứng độ chính xác của thông tin, loại bỏ ngay những thông tin còn nghi
ngờ.
4.3.2. Phân tích doanh nghiệp vay vốn.
Đây là vấn đề cần quan tâm hàng đầu trong quy trình thẩm định tín
dụng bởi lẽ qua việc phân tích doanh nghiệp, ngân hàng có thể đánh giá
tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai
những triển vọng của doanh nghiệp. Từ đó để đưa ra quyết định tài trợ hoặc
tiếp tục tài trợ cho dự án của doanh nghiệp. Việc phân tích tài chính tập
trung vào phân tích các báo cáo tài chính, trong đó chủ yếu là Bảng tổng kết
tài sản, Báo cáo thu- chi, Báo cáo kết quả kinh doanh.Bao gồm: