Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Ứng dụng rơle siemens siprotec 5 7SS85 để cải tạo hệ thống bảo vệ thanh cái trạm biến áp 220kv bảo lộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.23 MB, 135 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN HỮU KÍNH

ỨNG DỤNG RƠLE SIEMENS SIPROTEC 5 - 7SS85 ĐỂ
CẢI TẠO HỆ THỐNG BẢO VỆ THANH CÁI
TRẠM BIẾN ÁP 220KV BẢO LỘC

Chuyên ngành: Kỹ Thuật Điện
Mã số: 60.52.02.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. LÊ KIM HÙNG

Đà Nẵng - Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Trong luận văn
có sử dụng một số bản vẽ mạch nhị thứ của các đồng nghiệp tại Trạm 220 kV
Bảo Lộc; trích dẫn một số bài viết, tài liệu chuyên ngành bảo vệ so lệch thanh
cái của Việt Nam và của một số tác giả thuộc các hãng rơle trên thế giới, bao
gồm việc sử dụng một số hình ảnh minh họa trong các tài liệu này.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Hữu Kính



TRANG TÓM TẮT TIẾNG VIỆT, TIẾNG ANH
ỨNG DỤNG RƠLE SIEMENS SIPROTEC 5 - 7SS85
ĐỂ CẢI TẠO HỆ THỐNG BẢO VỆ THANH CÁI 220KV
TRẠM BIẾN ÁP 220KV BẢO LỘC
Học viên: Nguyễn Hữu Kính

Chuyên ngành: Kỹ thuật điện

Mã số:

Trường đại học Bách khoa - ĐHĐN

Khóa: K34

Tóm tắt: Mục tiêu của bài luận văn là nghiên cứu rơle bảo vệ so lệch thanh cái
thế hệ mới, từ đó lựa chọn loại rơle phù hợp để ứng dụng vào việc cải tạo hệ thống
bảo vệ thanh cái 220 kV cũ của trạm 220 kV Bảo Lộc. Việc ứng dụng dựa trên cơ
sở nghiên cứu tổng quan về các phương pháp bảo vệ so lệch thanh cái và bảo vệ
thanh cái kiểu tập trung SIPROTEC 7SS85 thuộc dòng SIPROTEC 5 có thiết kế
dạng mô đun của hãng Siemens, qua đó đưa ra giải pháp để thực hiện việc cải tạo.
Kết quả thực hiện được kiểm chứng bằng cách sử dụng phần mềm Matlab để mô
phỏng rơle và hệ thống bảo vệ thanh cái mới. Kết quả nghiên cứu của luận văn là
một cơ sở định hướng giúp cho người sử dụng trong quá trình tìm hiểu công nghệ
rơle mới, tìm kiếm giải pháp cải tạo và ứng dụng vào thực tiễn.
Từ khóa: 7SS85, Bảo vệ so lệch, Hệ thống bảo vệ, Mô phỏng, Phần mềm,
Rơle, Siemens, SIPROTEC 5, Thanh cái.
THE APPLICATION OF SIEMENS - SIPROTEC 5 7SS85 RELAY
TO IMPROVE 220KV BUSBAR PROTECTION SYSTEM OF
BAO LOC 220KV SUBSTATION

Abstract: The objective of the thesis is to research the modern busbar
differential protection relays so as to select the right type of relay to apply to the
renovation of the old 220 kV busbar protection system of Bao Loc 220 kV Station.
The application is based on the general researches of the busbar protection
techniques and the centralized busbar differential protection SIPROTEC 7SS85
belonging to the modular SIPROTEC 5 series of Siemens, thereby offering a
solution for the improvement. Performance results are verified using Matlab
software to simulate the relay and the new busbar protection system. The research
results of the dissertation are a guiding basis for the user in the process of studying
new relay technology, seeking improvement solutions and applying them in
practice.
Keywords: 7SS85, Busbar, Differential protection, Protection system, Relay,
Siemens, Simulation, SIPROTEC 5, Software.


MỤC LỤC
TRANG BÌA
LỜI CAM ĐOAN
TRANG TÓM TẮT TIẾNG VIỆT, TIẾNG ANH
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................3
6. Cấu trúc của luận văn ......................................................................................4

CHƯƠNG 1: KỸ THUẬT BẢO VỆ SO LỆCH THANH CÁI .............................5
1.1. TỔNG QUAN VỀ BẢO VỆ SO LỆCH THANH CÁI.......................................5
1.1.1. Giới thiệu ..................................................................................................5
1.1.2. Các yêu cầu đối với bảo vệ so lệch thanh cái ...........................................7
1.2. CÁC KỸ THUẬT BẢO VỆ SO LỆCH THANH CÁI .......................................9
1.2.1. Bảo vệ so lệch dòng..................................................................................9
1.2.2. Bảo vệ thanh cái sử dụng các Bộ ghép (Coupler) tuyến tính ...................9
1.2.3. Bảo vệ so lệch tổng trở cao ....................................................................10
1.2.4. Bảo vệ so lệch phần trăm (Bảo vệ so lệch có hãm)................................11
1.2.5. Các rơle vi xử lý và các giải pháp đa tiêu chuẩn ....................................11
1.3. LỰA CHỌN LOẠI RƠLE BẢO VỆ SO LỆCH THANH CÁI ........................13
1.3.1. So sánh và kết luận .................................................................................13
1.3.2. Lựa chọn rơle để cải tạo hệ thống bảo vệ thanh cái 220kV của trạm biến
áp 220kV Bảo Lộc ..................................................................................15
1.4. KẾT LUẬN .......................................................................................................16
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG RƠLE BẢO VỆ THANH CÁI
SIPROTEC 5 - 7SS85 CỦA HÃNG SIEMENS ....................................................17


2.1. GIỚI THIỆU DÒNG RƠLE BẢO VỆ THANH CÁI SIPROTEC 5 – 7SS85
CỦA HÃNG SIEMENS ....................................................................................17
2.1.1. Khái quát ................................................................................................17
2.1.2. Cấu hình .................................................................................................17
2.1.3. Các tính năng quan trọng tiêu biểu của SIPROTEC 7SS85 ...................18
2.2. CHỨC NĂNG BẢO VỆ SO LỆCH THANH CÁI ...........................................18
2.2.1. Tổng quan về chức năng ........................................................................18
2.2.2. Mô tả chức năng .....................................................................................19
2.2.3. Phương pháp đo lường và các đường đặc tuyến ....................................19
2.2.4. Các đại lượng đo ....................................................................................23
2.2.5. Logic cắt của bảo vệ so lệch thanh cái ...................................................26

2.2.6. Thông tin trạng thái của dao cách ly ......................................................28
2.2.7. Check Zone (Vùng kiểm tra) ..................................................................29
2.3. CÁC CHỨC NĂNG BẢO VỆ PHỤ .................................................................30
2.3.1. Các chức năng bảo vệ luôn đi kèm.........................................................30
2.3.2. Các chức năng bảo vệ tùy chọn ..............................................................30
2.4. TỔNG QUAN VỀ CÁC CHỨC NĂNG TÍCH HỢP .......................................31
2.4.1. Chức năng tự động hóa...........................................................................31
2.4.2. Chức năng giám sát ................................................................................31
2.4.3. Thử nghiệm chức năng ...........................................................................32
2.5. PHẦN MỀM CẤU HÌNH DIGSI 5 CỦA HÃNG SIEMENS ..........................32
2.5.1. Giới thiệu ................................................................................................32
2.5.2. Các chức năng ........................................................................................33
2.6. KẾT LUẬN .......................................................................................................34
CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG HỆ THỐNG RƠLE BẢO VỆ THANH CÁI
SIPROTEC 5 - 7SS85 CỦA HÃNG SIEMENS ĐỂ CẢI TẠO MỚI BẢO VỆ
THANH CÁI 220 KV CỦA TRẠM 220 KV BẢO LỘC .....................................35
3.1. GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG BẢO VỆ THANH CÁI HIỆN TẠI CỦA
TRẠM 220 KV BẢO LỘC ...............................................................................35
3.1.1. Hệ thống bảo vệ thanh cái hiện hữu của trạm 220kV Bảo Lộc .............35
3.1.2. Các hạn chế của hệ thống bảo vệ thanh cái hiện hữu
trạm 220kV Bảo Lộc ..............................................................................36
3.2. CẤU HÌNH HỆ THỐNG BẢO VỆ THANH CÁI MỚI...................................37
3.2.1. Khái quát về các bước thực hiện ............................................................37


3.2.2. Chọn cấu hình rơle phù hợp với cấu trúc thanh cái hiện hữu ................39
3.2.3. Khởi tạo Dự án (Project) ........................................................................44
3.2.4. Tạo cấu hình một sợi ..............................................................................45
3.2.5. Thêm thiết bị SIPROTEC 5 7SS85 vào Project .....................................47
3.2.6. Điều chỉnh các Phạm vi chức năng (Functional Scope) .........................58

3.2.7. Tạo đường truyền thông tin ....................................................................58
3.2.8. Tạo trang hiển thị ...................................................................................58
3.2.9. Tính toán chỉnh định trị đặt của các chức năng bảo vệ chính ................59
3.2.10.

Cấu hình liên lạc ................................................................................67

3.3. CẢI TẠO HỆ THỐNG BẢO VỆ THANH CÁI 220KV TẠI HIỆN TRƯỜNG
...........................................................................................................................68
3.3.1. Phần tháo gỡ ...........................................................................................68
3.3.2. Phần bổ sung ..........................................................................................69
3.3.3. Phần đấu nối ...........................................................................................69
3.4. KẾT LUẬN .......................................................................................................69
CHƯƠNG 4: MÔ PHỎNG VÀ PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG RƠLE
BẢO VỆ THANH CÁI 220 KV TRẠM 220 KV BẢO LỘC SAU KHI CẢI
TẠO MỚI .................................................................................................................70
4.1. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH MÔ PHỎNG HỆ THỐNG BẢO VỆ SO
LỆCH THANH CÁI VỚI CÔNG CỤ MATLAB/SIMULINK ........................71
4.1.1. Mô phỏng rơle bảo vệ so lệch thanh cái .................................................71
4.1.2. Xây dựng mô hình cấu trúc hệ thống thanh cái ......................................77
4.1.3. Mô phỏng và phân tích hoạt động của rơle ở các chế độ .......................79
4.1.4. Nhận xét .................................................................................................84
4.2. KẾT LUẬN .......................................................................................................84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)
BẢN SAO KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG, BẢN SAO NHẬN XÉT CỦA CÁC
PHẢN BIỆN.



DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CÁC KÍ HIỆU
F87B

Bảo vệ so lệch thanh cái (Busbar Differential Protection)

50BF

Bảo vệ lỗi máy cắt (Breaker Failure Protection)

CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BF

Lỗi máy cắt (Breaker Failure)

BU

Thiết bị mức ngăn (Bay Unit)

CFC

Biểu đồ chức năng liên tục (Continuous Function Chart)

CT (TI) Máy biến dòng điện (Current Transformer)
VT (TU) Máy biến điện áp (Voltage Transfomer)
CU

Thiết bị trung tâm (Central Unit)


DAU

Thiết bị thu thập dữ liệu (Data Acquisition Unit)

MBA

Máy biến áp

MOV

Biến trở phụ thuộc điện áp loại ôxit kim loại (Metal-Oxide
Varistor)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số
hiệu

Tên bảng

Trang

1.1

So sánh giữa rơle vi xử lý bảo vệ so lệch thanh cái
loại tổng trở cao và loại tổng trở thấp

14

3.1


Các điểm đo lường gán cho thiết bị nhất thứ

55

3.2

Dòng ngắn mạch lớn nhất tại thanh cái 220 kV của trạm Bảo
Lộc

59

3.3

Thông số Vk và Rdc(75°C) cuộn CLX, 2000/1 của các biến
dòng điện

60

3.4

Điện trở dây đấu mạch dòng CT cấp cho bảo vệ

60

3.5

Kết quả tính toán Isat min và Kb max

65


3.6

Kết nối rơle 7SS85 với thiết bị đồng bộ thời gian SEL-2488

68

4.1

Thông số vận hành mô phỏng

80


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số
hiệu
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
1.6
1.7
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6

2.7
2.8
2.9
2.10
2.11
2.12
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9
3.10

Tên hình
Sơ đồ so lệch dòng đơn giản với các CT đấu song song
Sơ đồ thanh cái có thể thay đổi cấu hình đấu nối
Bảo vệ so lệch quá dòng
Bảo vệ thanh cái có các bộ ghép nối tiếp.
Bảo vệ so lệch thanh cái tổng trở cao
Bảo vệ so lệch kiểu phân tán
Bảo vệ so lệch kiểu tập trung
Bảo vệ thanh cái SIPROTEC 7SS85
Thanh cái có n phát tuyến
Ngắn mạch gần trên một phát tuyến
Định dạng của dòng hãm Irest,mod
Đường đặc tuyến chuẩn

Đường đặc tuyến nhạy
Biểu diễn định tính dòng sơ cấp và thứ cấp của một biến dòng
điện trong trường hợp có sự cố (thành phần dòng DC có hằng số
thời gian khoảng 50 ms)
Dòng so lệch và dòng hãm trong trường hợp ngắn mạch ngoài
và biến dòng điện bị bão hòa
Dòng so lệch và dòng hãm trong trường hợp ngắn mạch ngoài –
Dòng hãm được xử lý mịn
Dòng so lệch và dòng hãm được xử lý mịn trong trường hợp
ngắn mạch nội bộ
Logic cắt của bảo vệ so lệch thanh cái 7SS85
Xử lý dòng hãm của Check Zone
Mô đun IO203 – Các kẹp đấu dây
Mô đun IO211 – Các kẹp đấu dây
Các biến thể của bảng thao tác tại chỗ
Một số mô đun ghép truyền thông
Cửa sổ chương trình DIGSI 5
Hộp thoại tạo một dự án mới
Cửa sổ chức năng cấu hình 1 sợi
Sử dụng mẫu có sẵn cho cấu hình một sợi
Chỉnh sửa chỉ danh thiết bị
Thẻ Topology

Trang
5
8
9
10
10
12

12
17
19
20
21
22
22
24
24
25
25
27
30
40
41
41
42
45
45
46
46
47
47


Số
hiệu
3.11
3.12
3.13

3.14
3.15
3.16
3.17
3.18
3.19
3.20
3.21
3.22
3.23
3.24
3.25
3.26
3.27
3.28
4.1
4.2
4.3
4.4
4.5
4.6
4.7
4.8
4.9
4.10
4.11

Tên hình

Trang


Cửa sổ Devices and Networks
Các bước chọn thuộc tính của thiết bị 7SS85
Hộp thoại nhập thiết bị
Biểu tượng của 7SS85
7SS85 cơ bản
Quá trình cấu hình phần cứng thiết bị 7SS85
Mã sản phẩm trong mục thông tin thiết bị
Cửa sổ Trình cấu hình rơle trực tuyến của Siemens
SIPROTEC 7SS85-Phương thức đấu nối hai hàng mô đun
Mẫu ứng dụng cơ bản của thiết bị 7SS85
Mẫu ứng dụng hoàn thiện của thiết bị 7SS85
Thêm các điểm đo
Ma trận Nối các điểm đo lường với nhóm chức năng
Gán các điểm đo lường cho các nhóm chức năng trong cấu hình
một sợi
Ma trận định hướng vị trí đo lường - Gán các điểm đo lường
cho khối kẹp nhận dòng trên mô đun của thiết bị 7SS85
Kết quả gán trong ma trận định hướng vị trí đo lường
Ma trận Định hướng thông tin
Trang màn hình
Khối AI&BI và mạch nội bộ
Mạch phân tích dòng ngăn máy cắt nối thanh cái
Khối Zone 1 và mạch nội bộ
Khối BO và mạch nội bộ
Mô hình rơle 7SS85 và mạch nội bộ
Mô hình hệ thống bảo vệ thanh cái 220kV
Đặc tính của bảo vệ
Sự cố nội bộ trên thanh cái C21, rơle cắt có chọn lọc
Điểm sự cố trong vùng bảo vệ

Sự cố nội bộ trên thanh cái C22, rơle cắt có chọn lọc
Trường hợp có sự cố nội bộ khi hai thanh cái đang được kết nối
cứng qua các dao cách ly 272-1 và 272-2

48
49
49
50
50
51
52
52
53
53
54
54
56
56
57
57
58
58
73
74
75
77
78
80
81
81

82
82
83


1

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong hệ thống điện, hệ thống bảo vệ rơle nói chung, bảo vệ thanh cái
của các trạm biến áp truyền tải nói riêng, đặc biệt là các trạm nút, có vai trò
hết sức quan trọng trong hệ thống điện.
So với các thiết bị khác trong trạm biến áp, thanh cái là phần tử rất ít khi
xảy ra sự cố. Tuy nhiên do vị trí và vai trò đặc biệt của thanh cái là đầu mối
kết nối của nhiều phần tử khác trong hệ thống như các nhà máy/máy phát, các
đường dây truyền tải-liên kết lưới và/hoặc các phụ tải nên bảo vệ thanh cái
cần thỏa mãn những đòi hỏi rất cao về tính chọn lọc, khả năng tác động nhanh
và độ tin cậy. Khi xảy ra ngắn mạch trên thanh góp, nếu sự cố không được
loại trừ một cách nhanh chóng, chọn lọc và tin cậy thì có thể gây ra
những hậu quả nghiêm trọng, có thể làm mất điện toàn trạm, làm mất ổn
định thậm chí làm tan rã hệ thống [3].
Trong điều kiện như vậy, các hệ thống bảo vệ thanh cái thế hệ cũ có
những hạn chế, chưa đáp ứng hoàn toàn được yêu cầu về khả năng tác động
nhanh, tính chọn lọc và độ tin cậy. Luận văn sẽ xem xét điển hình hệ thống
thanh cái của trạm 220kV Bảo Lộc. Trạm 220kV Bảo Lộc đóng vai trò rất
quan trọng trong lưới điện truyền tải khu vực nam Tây Nguyên do vị trí đặc
thù của trạm này là trạm trung gian liên kết, truyền tải điện giữa cụm nhà máy
thủy điện Hàm Thuận-Đa Mi với các trạm 500kV Di Linh, trạm 500kV Sông
Mây và trạm 220kV Phan Thiết. Do vậy, khi mất điện thanh cái 220kV sẽ gây
mất ổn định hệ thống nghiêm trọng và ảnh hưởng lớn đến việc cung cấp điện

cho phụ tải.
Hệ thống bảo vệ thanh cái 220kV của trạm 220kV Bảo Lộc được lắp đặt
từ năm 2000, thuộc loại bảo vệ tổng trở cao giản đơn gồm các mạch cộng
dòng, các điện trở nối tiếp với phần tử tác động sử dụng các rơle quá dòng


2
MiCOM P121. Hệ thống bảo vệ này có rất nhiều khuyết điểm không đáp ứng
được yêu cầu hiện tại nên đã có kế hoạch sẽ thay thế hệ thống bảo vệ cũ bằng
loại rơle phù hợp hơn với yêu cầu về an toàn, độ tin cậy, độ nhạy và có cấu
hình linh hoạt đáp ứng được yêu cầu hiện tại và mở rộng thêm các ngăn lộ
mới trong tương lai; phải tiếp tục sử dụng được khi trạm 220kV Bảo Lộc
được chuyển thành trạm tích hợp theo lộ trình và đáp ứng được yêu cầu về
lưới điện thông minh.
Trên lưới điện hiện nay, các dòng rơle của hãng Siemens hiện đang được
sử dụng rộng rãi do đáp ứng được các yêu cầu về an toàn, độ chính xác và độ
tin cậy cao. Sau dòng rơle Siprotec 4, dòng rơle thế hệ mới Siprotec 5 đang
dần được đưa vào sử dụng thay thế, dòng rơle mới này có cấu trúc hoàn toàn
mới và tích hợp mạnh cả ba tính năng bảo vệ, tự động hóa và giám sát, theo
đó việc nghiên cứu để làm chủ trong các khâu lựa chọn, cấu hình và tính toán
thông số là rất cần thiết.
Vì những lý do trên nên học viên chọn nghiên cứu đề tài “Ứng dụng
rơle SIPROTEC 5 7SS85 của hãng SIEMENS để cải tạo hệ thống bảo vệ
thanh cái 220kV của trạm biến áp 220kV Bảo Lộc”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tổng quan về các phương pháp bảo vệ thanh cái và thực
trạng áp dụng công nghệ rơle bảo vệ thanh cái hiện nay trên lưới điện truyền
tải. So sánh ưu, khuyết điểm của các phương pháp bảo vệ thanh cái, cập nhật
công nghệ mới.
Nghiên cứu rơle bảo vệ so lệch thanh cái dòng SIPROTEC 5 - 7SS85

của hãng Siemens và khả năng áp dụng để cải tạo các hệ thống bảo vệ so lệch
thanh cái cũ.


3
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Công nghệ bảo vệ so lệch thanh cái đang được áp dụng hiện nay và hệ
thống bảo vệ so lệch thanh cái 220kV hiện hữu của trạm 220kV Bảo Lộc.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu áp dụng hệ thống rơle bảo vệ so lệch thanh cái thế hệ
mới Siprotec 5 - 7SS85 của hãng SIEMENS để cải tạo hệ thống rơle bảo vệ so
lệch thanh cái 220kV cũ của trạm 220kV Bảo Lộc.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Dựa vào lý thuyết về nguyên lý bảo
vệ so lệch thanh cái, các công nghệ rơle số hiện đại bảo vệ so lệch thanh cái
dựa trên nền tảng vi xử lý đang được áp dụng hiện nay.
Phương pháp nghiên cứu thực tế: Tiến hành khảo sát thực tế các quy
chuẩn, quy định có liên quan của các cơ quan chủ quản ngành điện và việc áp
dụng các công nghệ bảo vệ so lệch thanh cái hiện nay tại các trạm biến áp.
Khảo sát thực tế hiện trạng hệ thống rơle bảo vệ so lệch thanh cái 220kV cũ
của trạm 220kV Bảo Lộc. Thực nghiệm cấu hình phần mềm rơle bảo vệ so
lệch thanh cái 7SS85 của hãng SIEMENS bằng phần mềm DIGSI 5.
Phương pháp tổng hợp: dựa vào kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực
tiễn, từ đó mô phỏng bảo vệ để phân tích đánh giá, kết luận và đưa ra đề xuất
áp dụng hợp lý.
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài thuộc dạng nghiên cứu ứng dụng rơle công nghệ mới trong bảo vệ
thanh cái trạm biến áp. Trên lưới điện hiện nay dòng rơle thế hệ mới Siprotec
5 của hãng Siemens đang dần được đưa vào sử dụng thay thế cho thế hệ trước

đó là dòng Siprotec 4 do có nhiều ưu điểm vượt trội, phù hợp với hệ thống
bảo vệ điều khiển tích hợp theo tiêu chuẩn IEC 61850. Tuy nhiên dòng rơle


4
mới này chủ yếu chỉ mới được sử dụng trong bảo vệ khoảng cách, bảo vệ quá
dòng, bảo vệ so lệch MBA hoặc kháng điện…còn đối với bảo vệ so lệch
thanh cái, rơle Siprotec 5 – 7SS85 cũng chỉ mới được hãng Siemens đưa ra
trong những năm gần đây và chưa được sử dụng ở Việt Nam. Với ý nghĩa
thực tiễn, đề tài đã đề xuất và giải quyết được về mặt kỹ thuật trong việc áp
dụng một dòng rơle mới để cải tạo bảo vệ hệ thống hai thanh cái có thanh cái
vòng của trạm biến áp.

6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Nội dung luận văn gồm các phần chính sau:
Mở đầu.
Chương 1: Kỹ thuật bảo vệ so lệch thanh cái.
Chương 2: Giới thiệu về hệ thống rơle bảo vệ thanh cái SIPROTEC 5 7SS85 của hãng SIEMENS.
Chương 3: Ứng dụng hệ thống rơle bảo vệ thanh cái SIPROTEC 5 7SS85 của hãng SIEMENS để cải tạo mới bảo vệ thanh cái 220kV của trạm
220kV Bảo Lộc.
Chương 4: Mô phỏng và phân tích đánh giá hệ thống rơle mới bảo vệ
thanh cái 220kV của trạm 220kV Bảo Lộc sau khi cải tạo mới.
Kết luận và kiến nghị.
Danh mục tài liệu tham khảo.
Bản sao Quyết định giao đề tài luận văn.
Phụ lục.


5


CHƯƠNG 1
KỸ THUẬT BẢO VỆ SO LỆCH THANH CÁI
1.1. TỔNG QUAN VỀ BẢO VỆ SO LỆCH THANH CÁI
1.1.1. Giới thiệu
Bảo vệ thanh cái của hệ thống điện là một trong những ứng dụng bảo vệ
rơle quan trọng nhất. Các thanh cái là những khu vực trong hệ thống điện mà
mức dòng sự cố có thể rất cao, có thể gây nguy hiểm cho toàn bộ thanh cái do
lực điện động và cả hiệu ứng nhiệt nếu không được xử lý kịp thời. Việc cắt sai
thanh cái phân phối có thể gây sự cố mất điện cho một số lượng lớn khách
hàng. Việc cắt sai thanh cái truyền tải có thể làm hệ thống điện thay đổi
nghiêm trọng cấu trúc của hệ thống và gây nguy hiểm cho độ ổn định của hệ
thống điện. Do đó yêu cầu phải đảm bảo an toàn tối đa cho bảo vệ thanh cái
[5].
Về nguyên tắc, sơ đồ bảo vệ so lệch thanh cái thường so sánh dòng điện
đi vào thanh cái với dòng điện đi ra khỏi thanh cái. Bất kỳ sai khác nào giữa
dòng điện đi vào và đi ra khỏi thanh
cái, cao hơn một ngưỡng đã định nào
đó, là dấu hiệu cho biết có sự cố thanh
cái cần phải cách ly ngay. Các rơle so
lệch thanh cái thực hiện chức năng
này bằng cách phát hiện dòng so lệch
và cắt tất cả các máy cắt nối trực tiếp
với thanh cái để cô lập sự cố [6].
Có thể thực hiện một sơ đồ so
lệch thanh cái đơn giản bằng cách đấu

I87

I1 I2


I3

I4

0

Hình 1.1: Sơ đồ so lệch dòng đơn
giản với các CT đấu song song

song song các biến dòng điện của tất cả các máy cắt thuộc thanh cái, trong
trường hợp đó tổng dòng điện thuộc mỗi pha ứng với tất cả trường hợp tải


6
bình thường và sự cố ngoài sẽ bằng 0, như thể hiện ở Hình 1.1. Các CT đấu
song song phải có cùng tỷ số biến để đảm bảo là tất cả các dòng điện thứ cấp
đều được so sánh trên cùng một cơ sở như các dòng sơ cấp.

I1 I2

I3

I4

0

Rơle trong sơ đồ so lệch thanh cái đơn giản này có thể sử dụng một rơle
quá dòng tức thời loại thông thường có ngưỡng tác động rất nhạy, bởi vì về lý
thuyết không có dòng chạy vào rơle này trong điều kiện mang tải bình thường
và sự cố ngoài.

Tất cả các CT đấu song song không chỉ có cùng tỷ số biến mà còn vận
hành giống như nhau trong mọi điều kiện, kể cả trong trường hợp sự cố ngoài
có dòng đi qua lớn và các dạng sóng bất đối xứng có chứa thành phần DC do
tỷ số X/R phía nguồn cao.
Trên thực tế thì tất cả các biến dòng điện loại thông thường có lõi sắt từ,
nên trong khoảng thời gian bị bão hòa dòng thứ cấp của CT không thể hiện
chính xác dòng sơ cấp chạy trong thanh cái. Điều này gây ra dòng so lệch
khiến rơle so lệch có thể ghi nhận là sự cố nội bộ. Các rơle so lệch thanh cái,
bất kể có thiết kế như thế nào, phải phân biệt được giữa các sự cố nội bộ thực
sự và các dòng so lệch giả (dòng không cân bằng) do bão hòa CT gây ra khi
có sự cố ngoài vùng bảo vệ so lệch thanh cái.
Một kỹ thuật được áp dụng cho các sơ đồ so lệch thanh cái đơn giản là
sử dụng thời gian trì hoãn đủ dài để qua hết khoảng thời gian CT bị bão hòa.
Việc trì hoãn cắt nói chung là điều không mong muốn, vì vậy có các kỹ thuật
khác phức tạp hơn để đảm bảo vận hành an toàn trong những trường hợp sự
cố ngoài gây bão hòa CT nhưng vẫn đảm bảo tác động nhanh đối với sự cố
nội bộ [6]. Tuy có nhiều kỹ thuật khác nhau nhưng chung quy về nguyên lý
chỉ có hai kỹ thuật bảo vệ so lệch thanh cái phổ biến nhất: bảo vệ so lệch
thanh cái tổng trở cao và bảo vệ so lệch thanh cái tổng trở thấp.


7
1.1.2. Các yêu cầu đối với bảo vệ so lệch thanh cái
Cùng với yêu cầu ngày càng cao về độ an toàn, độ ổn định và yêu cầu
cung cấp điện liên tục của lưới điện cao áp/siêu cao áp, các rơle bảo vệ thanh
cái hiện đại phải đảm bảo sự vận hành liên tục và nhất quán, bất kể các thay
đổi của thông số mạng điện:
a) Bảo đảm an toàn đối với các sự cố ngoài gây bão hòa nặng CT
Bão hòa CT là một mối bận tâm trong các mạng điện có dòng sự cố cao.
Các thanh cái và khu vực lân cận là những khu vực trong hệ thống điện mà

mức dòng sự cố có thể rất cao. Điều này có nguy cơ làm bão hòa đáng kể CT
và gây nguy hiểm cho sự an toàn của hệ thống bảo vệ thanh cái.
Trong các mạng điện nối đất qua tổng trở, tất cả các sự cố chạm đất đều
là các sự cố tổng trở cao. Mặc dù là có thể các rơle đã được lựa chọn đúng khi
thiết kế mạng điện ban đầu, những thay đổi của mạng điện có thể ảnh hưởng
bất lợi đến các thông số của hệ thống. Ví dụ, sự mở rộng mạng điện hoặc tổng
trở nguồn giảm xuống dẫn đến dòng sự cố cao hơn, và sự xuống cấp của hệ
thống nối đất của trạm biến áp có thể dẫn đến tổng trở sự cố cao đối với các
sự cố chạm đất.
b) Đảm bảo tính chọn lọc (phân biệt vùng tác động)
Đảm bảo tính chọn lọc cũng là một yêu cầu rất quan trọng nhằm hạn chế
tối thiểu số phân đoạn thanh cái/thanh cái và các ngăn lộ có đấu nối bị mất
điện.
Cùng với sự phát triển của hệ thống điện nói chung, sơ đồ hệ thống
thanh cái của trạm biến áp cũng ngày càng phức tạp và có thể bao gồm nhiều
phân đoạn thanh cái hoặc thanh cái thuộc loại có thể thay đổi cấu hình đấu
nối (Re-Configurable Busbar). Do vậy các giải pháp về sơ đồ và kỹ thuật bảo
vệ thanh cái cũng phải không ngừng được nâng cao và hoàn thiện để đáp ứng
yêu cầu về tính chọn lọc.


8
Hình 1.2 là một ví dụ về sơ đồ hệ thống thanh cái có thể thay đổi cấu
hình đấu nối.
PHÁT
TUYẾN-5

PHÁT
TUYẾN-3


DCL-7

DCL-5

DCL-3

DCL-1

MC-1

THANH CÁI 1

MC-5

CT-1

CT-5

CT-4

CT-3

CT-2

CT-7
MC-7

MC-2

MC-3


MC-4

CT-6
CT-8

DCL-2

DCL-4

DCL-6

MC-6
DCL-8

THANH CÁI 2
PHÁT
TUYẾN-1

PHÁT
TUYẾN-2

PHÁT
TUYẾN-4

Hình 1.2: Sơ đồ thanh cái có thể thay đổi cấu hình đấu nối
c) Đảm bảo tác động nhanh
Các sự cố thanh cái thường gây ra dòng sự cố lớn. Nếu không được xóa
kịp thời, các dòng sự cố này sẽ gây nguy hiểm cho toàn bộ thanh cái do lực
điện động và cả hiệu ứng nhiệt. Do vậy yêu cầu đối với bảo vệ thanh cái là

phải tác động nhanh.
d) Có chức năng tự giám sát và phát hiện các bất thường và hư hỏng
trong nội bộ rơle bảo vệ và các đường truyền thông cũng như mạch điện
liên quan (chẳng hạn tình trạng hở mạch CT) để kịp thời đưa ra tín hiệu
cảnh báo hoặc khóa chức năng bảo vệ, tránh tác động sai.
Dòng sự cố lớn đòi hỏi bảo vệ thanh cái phải tác động với tốc độ cao để
hạn chế thiệt hại. Tuy nhiên, xóa sự cố tốc độ cao phải cân bằng với yêu cầu
về độ an toàn. Việc cắt sai khi có sự cố ngoài có thể gây mất điện diện rộng
và gây nguy hiểm cho sự ổn định của hệ thống điện. Do vậy cần có sự tìm
hiểu rộng và sâu hơn về các nguyên lý và kỹ thuật bảo vệ thanh cái.


9
1.2. CÁC KỸ THUẬT BẢO VỆ SO LỆCH THANH CÁI
Các thanh cái của hệ thống điện khác nhau đáng kể về quy mô (số mạch
được đấu vào), độ phức tạp (số phân đoạn, máy cắt kết giàn (tie-breaker), dao
cách ly…và cấp điện áp (truyền tải, phân phối).
Các khía cạnh kỹ thuật nói trên kết hợp với các yếu tố về kinh tế mang
lại một số giải pháp cho bảo vệ so lệch thanh cái [5].
1.2.1. Bảo vệ so lệch dòng
Dòng so lệch được đo lường bằng
cách lấy tổng đại số dòng điện của tất cả
các mạch (Hình 1.3). Tốt nhất là các CT
nên có cùng tỷ số biến. Nếu không, cần
phải có CT (hoặc vài CT) hiệu chỉnh.
Điều này dẫn đến khả năng làm tăng tải
đối với các CT chính và khiến cho vấn
đề bão hòa CT càng thêm nghiêm trọng.

Hình 1.3: Bảo vệ so lệch quá dòng


Trước đây, biện pháp xử lý vấn đề bão hòa CT bao gồm việc sử dụng
đặc tuyến quá dòng thời gian xác định hoặc đặc tuyến quá dòng thời gian phụ
thuộc.
Mặc dù kinh kế và thích hợp cho các thanh cái phân phối, giải pháp này
không phù hợp với yêu cầu vận hành cho các thanh cái cấp truyền tải.
1.2.2. Bảo vệ thanh cái sử dụng các Bộ ghép (Coupler) tuyến tính
Một bộ ghép tuyến tính (kháng điện hỗ cảm lõi không khí) tạo điện áp ở
ngõ ra tỷ lệ thuận với đạo hàm của dòng điện ngõ vào. Do sử dụng lõi không
khí nên các bộ ghép tuyến tính không bị bão hòa.
Khi có sự cố nội bộ, tổng các dòng điện của thanh cái, và do đó tổng đạo
hàm của các dòng này, sẽ bằng không. Do vậy theo đó có thể đạt được một
bảo vệ thanh cái đơn giản bằng cách đấu nối tiếp dây quấn thứ cấp của các bộ


10
ghép tuyến tính (để tương ứng với tổng
các dòng sơ cấp) rồi đấu với một bộ cảm
biến điện áp công suất thấp (Hình 1.4).
Phương pháp này có các nhược
điểm giống như bảo vệ so lệch tổng trở
cao.
1.2.3. Bảo vệ so lệch tổng trở cao
Bảo vệ tổng trở cao có sơ đồ đấu Hình 1.4: Bảo vệ thanh cái có các
bộ ghép nối tiếp.

nối CT giống như bảo vệ so lệch dòng

nhưng phần tử bảo vệ (59) có tổng trở rất cao ở ngõ nhận dòng (Hình 1.5).
Các CT đấu song song phải có cùng tỷ số biến và đấu đúng cực tính để đảm

bảo là tổng dòng thứ cấp phải bằng không trong điều kiện mang tải bình
thường. Bất kỳ dòng so lệch nào chạy
qua tổng trở cao của phần tử bảo vệ
cũng sẽ gây ra một điện áp rơi trên ngõ
tổng trở cao này. Nguyên lý này đã được
sử dụng trong hơn nữa thế kỷ nay vì đơn
giản, an toàn và tác động nhanh.
Tuy nhiên kỹ thuật này không phải
không có nhược điểm. Các nhược điểm

Hình 1.5: Bảo vệ so lệch thanh

quan trọng nhất là:

cái tổng trở cao

Phương pháp tổng trở cao yêu cầu các CT chuyên dụng có cấp chính
xác phù hợp (kèm theo chi phí đáng kể).
Không thể áp dụng dễ dàng cho các thanh cái có thể thay đổi cấu
hình (chuyển mạch dòng bằng cách sử dụng các rơle phụ hai vị trí
gây nguy hiểm cho các CT và sự an toàn, phát sinh thêm chi phí).
Cần phải có biến trở giới hạn áp có khả năng hấp thụ năng lượng


11
đáng kể trong các sự cố thanh cái.
1.2.4. Bảo vệ so lệch phần trăm (Bảo vệ so lệch có hãm)
Ngoài tín hiệu so lệch, các rơle so lệch phần trăm còn tạo thêm một tín
hiệu hãm và áp dụng một đặc tuyến (hãm) phần trăm. Các lựa chọn tín hiệu
hãm gồm có “tính tổng”, “tính giá trị trung bình” và “lấy giá trị lớn nhất” của

các dòng điện [5]. Các lựa chọn đặc tuyến thường gồm có đặc tuyến một độ
dốc và đặc tuyến hai độ dốc.
Phương pháp tổng trở thấp này không cần phải có các CT chuyên dụng,
có thể chịu được tình trạng bão hòa CT nặng và có tác động cắt nhanh.
Nhiều rơle tích hợp thực hiện bù tỷ số biến để khỏi phải dùng các CT
giống nhau.
Cùng với sự ra đời của các rơle vi xử lý, nguyên lý bảo vệ này trở nên
hấp dẫn thực sự vì những lý do sau:
Các thuật toán nâng cao bổ sung thêm chức năng bảo vệ so lệch phần
trăm giúp cho rơle rất an toàn.
Việc bảo vệ các hệ thống thanh cái có thể thay đổi cấu hình đấu nối
(re-configurable busbar) trở nên dễ dàng hơn vì rơle có thể mô phỏng
lại cấu hình thực tế của hệ thống thanh cái (hình ảnh thanh cái) mà
không cần phải chuyển mạch dòng thứ cấp của CT bằng rơle phụ.
Chức năng bảo vệ hư hỏng máy cắt (BF) tích hợp có thể cung cấp kế
hoạch cắt tối ưu tùy thuộc vào cấu hình thực tế của thanh cái.
Cấu trúc kiểu phân tán được đưa ra là đặt các khối thu thập dữ liệu
DAU (Data Acquisition Unit) hay còn gọi là BU (Bay Unit) ở các
ngăn lộ và thay các dây dẫn dòng bằng cáp quang truyền thông.
1.2.5. Các rơle vi xử lý và các giải pháp đa tiêu chuẩn
Phương pháp tổng trở thấp vốn dĩ được xem là ít an toàn hơn so với bảo
vệ tổng trở cao. Điều này không còn đúng nữa vì các rơ le vi xử lý áp dụng


12
các thuật toán phức tạp để đáp ứng các đặc tính như của các sơ đồ tổng trở
cao. Phương pháp tổng trở thấp đặc biệt thích hợp với các thanh cái lớn và
phức tạp mà các sơ đồ tổng trở cao không thể xử lý tốt được.
Các rơle vi xử lý bảo vệ thanh cái tổng trở thấp được phát triển theo một
trong hai cấu trúc sau:

Bảo vệ thanh cái kiểu phân tán: sử dụng các khối Thu thập dữ liệu
(DAU) hay còn gọi là khối Mức ngăn
(BU) được lắp đặt ở mỗi ngăn lộ để
lấy mẫu và xử lý trước các tín hiệu
đầu vào và đưa lệnh cắt đến các tiếp
điểm ở đầu ra (Hình 1.6). Hệ thống
bảo vệ sử dụng một khối Trung tâm
(CU) riêng để thu thập và xử lý tất cả
thông tin và cáp quang liên lạc giữa
CU và DAUs để truyền dữ liệu. Yêu Hình 1.6: Bảo vệ so lệch kiểu phân tán
cầu phải có các cơ chế đồng bộ hóa việc lấy mẫu và/hoặc gán nhãn thời gian.
Giải pháp này mang lại các ưu điểm như giảm bớt dây đấu và tăng khả năng
tính toán, cho phép bổ sung thêm các chức năng như bảo vệ quá dòng (OC)
dự phòng hoặc bảo vệ hư hỏng máy
cắt (BF) cho các ngăn lộ.
Bảo vệ thanh cái kiểu tập
trung: đòi hỏi phải đấu dây tất cả
các tín hiệu với vị trí trung tâm, nơi
có một rơle thực hiện xử lý toàn bộ
(Hình 1.7). Do không thể giảm dây
đấu và phân phối việc tính toán giữa
một số DAU nên đòi hỏi khối trung Hình 1.7: Bảo vệ so lệch kiểu tập trung


13
tâm phải tính toán nhiều hơn. Mặt khác, kiểu cấu trúc này được xem là tin cậy
hơn và thích hợp với các ứng dụng cải tạo.
Các thuật toán dành cho rơle tổng trở thấp nhằm:
a) Cải tiến thuật toán so lệch chính bằng cách cung cấp tính năng lọc tốt
hơn, đáp ứng nhanh hơn, kỹ thuật hãm tốt hơn, khóa quá độ ngắt

mạch mạnh mẽ, v.v.
b) Có cơ chế phát hiện tình trạng bão hòa từ, có thể nhận biết CT bị bão
hòa khi có sự cố ngoài một cách nhanh chóng và tin cậy.
c) Áp dụng một nguyên lý bảo vệ thứ hai như định hướng pha (so sánh
pha) để đảm bảo an toàn hơn.
1.3. LỰA CHỌN LOẠI RƠLE BẢO VỆ SO LỆCH THANH CÁI
Hiện nay có thể sử dụng hai loại rơle so lệch khác biệt nhau, một loại có
bộ đầu vào trở kháng rất cao và một loại có nhiều bộ đầu vào trở kháng thấp,
để bảo vệ so lệch thanh cái. Hai loại rơle này tương ứng với hai kỹ thuật bảo
vệ thanh cái phổ biến nhất hiện nay là bảo vệ so lệch thanh cái tổng trở cao và
bảo vệ so lệch thanh cái tổng trở thấp. Vấn đề ở đây là chọn loại nào phù hợp
cho ứng dụng cải tạo bảo vệ so lệch thanh cái của trạm 220 kV Bảo Lộc.
Các khái niệm được sử dụng, ưu khuyết điểm và tầm quan trọng của việc
lựa chọn biến dòng điện vận hành trong các ứng dụng của từng loại rơle này
được nghiên cứu chi tiết [6] để so sánh và lựa chọn.
1.3.1. So sánh và kết luận
Bảng 1.1 trình bày một so sánh mang tính chủ quan giữa rơle so lệch
thanh cái tổng trở cao và tổng trở thấp. Các dấu kiểm () cho thấy ý kiến tác
giả về sự vượt trội của loại rơle này so với loại rơle kia về một tính năng cụ
thể đang được xem xét. Việc lựa chọn loại nào tùy thuộc vào đánh giá của
người dùng về các ưu điểm và khuyết điểm của mỗi loại rơle dựa trên ứng
dụng và hệ thống dự kiến.


14
Bảng 1.1: So sánh giữa rơle vi xử lý bảo vệ so lệch thanh cái
loại tổng trở cao và loại tổng trở thấp
Điểm so sánh
I. Cấu hình
Yêu cầu CT chuyên dụng có

cấp chính xác phù hợp
Các tỷ số biến CT có thể khác
nhau
Bù cực tính CT
Cấu hình lại vùng thanh cái

Khả năng mở rộng
Mức độ phức tạp của cài đặt
Mức độ phức tạp của đấu dây
Không gian bảng điện cần có
II. Đo lường
Đo riêng từng mạch
Phát hiện ngắn mạch CT
Phát hiện hở mạch CT
III. Bảo vệ
Tốc độ
Độ nhạy
An toàn
Logic sự cố phát triển
Phát hiện bão hòa CT
Bảo vệ hư hỏng máy cắt chọn
lọc
Bảo vệ cuối vùng chọn lọc
Cắt trực tiếp máy cắt

Tổng trở cao

Tổng trở thấp




Không 

Không

Có 

Không
Được nhưng phức tạp,
cần nhiều rơle trung
gian hai trạng thái
Có 
Thấp 
Trung bình
Trung bình

Có 
Được 

Không
Không

Có 
Có, báo động
mất cân bằng 
Có, báo động
mất cân bằng 

Có (rơle tác động cắt)


Có 
Trung bình
Thấp 
Trung bình

~1.5 chu kỳ
Phụ thuộc vào trị đặt
an toàn
Tốt (tốt hơn với trị đặt
hai mức)
Không yêu cầu 
Không
Không

< 1 chu kỳ 
Đặt được 

Không
Không (qua các rơle
khóa)

Có 
Có 

Rất tốt 
Có 
Có 
Có 



15

Tích hợp các chức năng bảo vệ
khác riêng từng ngăn lộ
IV. Điều khiển và giám sát
Tích hợp chức năng của các ứng
dụng khác nhau như bảo vệ,
điều khiển và ghi nhận sự cố
Giám sát thường trực các đối
tượng đo và trạng thái thiết bị
nhất thứ
Giám sát các điều kiện khởi
động của riêng từng chức năng
bảo vệ
V. Chi phí

Không

Có 

Không tích hợp điều
khiển được

Có 

Không

Có 

Hạn chế


Có 

Thấp 

Trung bình đến
cao

1.3.2. Lựa chọn rơle để cải tạo hệ thống bảo vệ thanh cái 220kV của
trạm biến áp 220kV Bảo Lộc
Phân tích ưu/khuyết điểm của hai loại rơle so lệch thanh cái đã trình bày
ở trên có thể thấy là loại rơle so lệch thanh cái tổng trở thấp phù hợp hơn với
yêu cầu cải tạo hệ thống bảo vệ thanh cái của trạm biến áp 220kV Bảo Lộc vì:
Đáp ứng yêu cầu về an toàn, độ chính xác và độ tin cậy cao;
Có cấu hình linh hoạt đáp ứng được yêu cầu hiện tại và mở rộng thêm
ngăn lộ mới trong tương lai;
Có thể tiếp tục sử dụng được khi trạm 220kV Bảo Lộc được chuyển
thành trạm tích hợp theo lộ trình.
Đối với loại rơle so lệch thanh cái tổng trở thấp, dạng bảo vệ thanh cái
kiểu tập trung được lựa chọn vì phù hợp với ứng dụng cải tạo hơn dạng bảo
vệ thanh cái kiểu phân tán:
Tận dụng lại được toàn bộ các mạch điện nhị thứ đã có sẵn của hệ
thống bảo vệ cũ;
Các tủ đấu dây trung gian ngoài trời hiện hữu tại trạm 220 kV Bảo


×