Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Tài liệu hướng dẫn dạy học môn tin học lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.21 MB, 132 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM


Chịu trách nhiệm xuất bản :
Chủ tịch Hội đồng thành viên NGUYỄN ĐỨC THÁI
Tổng Giám đốc HOÀNG LÊ BÁCH
Chịu trách nhiệm nội dung :
Tổng biên tập PHAN XUÂN THÀNH
Tổ chức và chịu trách nhiệm bản thảo :
Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học VŨ ĐÌNH CHUẨN
Phó Tổng biên tập NGUYỄN HIỀN TRANG
Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Hà Nội VŨ BÁ KHÁNH
Biên tập nội dung và sửa bản in :
PHẠM THỊ THANH NAM
Trình bày bìa :
ĐINH THANH LIÊM
Thiết kế sách :
TẠ XUÂN PHƯƠNG
Chế bản :
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC HÀ NỘI

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY HỌC
MÔN TIN HỌC LỚP 9
Mã số : ...............-ĐTH
In ................... bản, (QĐ............), khổ 19 x 27 cm, tại .......
In tại...................................................... Địa chỉ .................................................................
Cơ sở in ............................................... Địa chỉ ..................................................................
Số ĐKXB : ........................................................
Số QĐXB : ....../QĐ-GD ngày .... tháng..... năm 2017


In xong và nộp lưu chiểu tháng năm 2017.
Mã ISBN: 978-604-0-...........-.........


LỜI NÓI ĐẦU
Từ năm học 2012-2013 đến cuối năm 2016, được sự tài trợ của Quỹ hỗ trợ
giáo dục toàn cầu (GPE), uỷ thác qua Ngân hàng Thế giới (WB), Bộ Giáo dục và
Đào tạo đã nghiên cứu, thí điểm và triển khai Dự án "Mô hình Trường học mới
Việt Nam", viết tắt là GPE-VNEN. Sau triển khai thành công ở giáo dục tiểu học,
nhiều nơi đã nhân rộng mô hình lên cấp Trung học cơ sở. Từ 1447 trường tiểu
học (chủ yếu ở các vùng khó khăn) được Dự án hỗ trợ áp dụng, sau đó được
nhiều trường tiểu học và trung học cơ sở (chủ yếu ở các vùng có điều kiện kinh tế
- xã hội thuận lợi) tự nguyện áp dụng, số trường áp dụng tăng lên hằng năm. Đến
năm học 2016-2017 đã có 4437 trường tiểu học (tăng hơn năm học trước 822
trường) và 1180 trường trung học cơ sở (tăng hơn năm học trước 145 trường)
áp dụng Mô hình Trường học mới. Hiện nay nhiều địa phương đang xây dựng kế
hoạch triển khai mở rộng trong năm học 2017-2018.
Để thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, bắt buộc phải đổi
mới toàn diện nhà trường về tổ chức, hoạt động và cơ sở vật chất. Riêng về hoạt
động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng chương trình giáo dục phổ thông
mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo tiếp tục thực nghiệm các giải pháp đổi mới
đã và đang triển khai có hiệu quả trong những năm qua, trong đó có việc đổi mới
phương pháp dạy học theo yêu cầu tối thiểu đảm bảo các mục tiêu về kiến thức,
kĩ năng, thái độ theo chương trình giáo dục hiện hành, đồng thời chú trọng định
hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh (HS), tiệm cận dần chương
trình giáo dục phổ thông mới.
Mô hình Trường học mới của Dự án GPE-VNEN đã thử nghiệm thành công
trên một số thành tố cần thiết cho đổi mới nhà trường phổ thông trong những
năm tiếp theo. Báo cáo tổng kết Dự án (chỉ xét trong 1447 trường tiểu học) của
Bộ Giáo dục và Đào tạo, có tham khảo kết quả đánh giá độc lập của Viện Nghiên

cứu phát triển Mekong (MDRI), đã khẳng định Mô hình Trường học mới của Dự
án đã đáp ứng đúng theo yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
theo yêu cầu Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng,
thể hiện ở chất lượng học các môn văn hoá của HS tốt hơn do giảm tỉ lệ điểm số

3


thấp, tăng tỉ lệ điểm trung bình, HS phát triển hơn các kĩ năng cần thiết của công
dân thế kỉ XXI: làm việc nhóm, lãnh đạo, giao tiếp, tự học, tự chủ… Một số tỉnh
ở Đồng bằng Bắc Bộ và Đông Nam Bộ cũng đã khảo sát cả ở Tiểu học và Trung
học cơ sở cho thấy chất lượng các môn văn hoá của HS học theo mô hình dự án
đạt cao hơn HS các lớp học truyền thống.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã gửi tới Uỷ ban nhân dân các tỉnh,
thành phố công văn số 4068/BGDĐT-GDTrH ngày 18/8/2016 Hướng dẫn việc
áp dụng tự nguyện từng phần hoặc toàn bộ Mô hình Trường học mới Việt Nam.
Theo đó, xét riêng về phương pháp dạy học, có thể áp dụng với sách giáo khoa
hiện hành nhưng có gia công của giáo viên (GV) hoặc từ sách giáo khoa hiện
hành có thể viết thành phiên bản mới.
Tài liệu này Hướng dẫn cách thức gia công sách giáo khoa hiện hành để dạy
theo phương pháp Mô hình Trường học mới đối với loại bài học kiến thức mới:
chuyển các bài học hiện nay (mỗi bài dạy học trong 1 tiết - 45 phút - thành bài
học theo chủ đề và quy trình hoạt động học thống nhất). GV cũng có thể sử dụng
trực tiếp các bài minh hoạ trong tài liệu này.

4


Phần thứ nhất


GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC
1. Cấu trúc nội dung Sách hướng dẫn học Tin học 9
Sách Hướng dẫn học (HDH) Tin học 9 gồm bốn phần:
- Phần 1- Tìm kiếm thông tin: Tiếp theo nội dung tìm kiếm thông tin trên Internet
mức đơn giản ở lớp 6, phần này được dạy vào đầu lớp 9 nhằm tiếp tục hoàn
thiện các khái niệm cơ bản (như từ khoá, máy tìm kiếm) và nâng cao thêm kĩ
năng tìm kiếm thông tin cho các em. Điều đáng lưu ý là cần làm cho HS nhận
thức được tầm quan trọng, tính thiết yếu của năng lực tìm kiếm thông tin đối với
mỗi công dân trong một xã hội hiện đại.
- Phần 2- Một số vấn đề xã hội của tin học: Hiện nay ở Việt Nam số lượng
người sử dụng Facebook rất nhiều (thống kê vào 7/2017: 64 triệu người), trong
đó có rất nhiều HS độ tuổi còn nhỏ (12 đến 15 tuổi). Bởi vậy, lập tức cần phải
giáo dục HS về đạo đức và văn hoá, tránh những ảnh hưởng không lành mạnh
khi tham gia mạng xã hội. So với sách giáo khoa (SGK) hiện hành, sách HDH
Tin học 9 bổ sung hai tiết có nội dung nói về mạng xã hội Facebook. Nội dung
này không nhằm để HS sử dụng thành thạo chức năng chính của Facebook mà
trọng tâm là giáo dục đạo đức, văn hoá khi giao tiếp trên mạng (cụ thể ở đây là
giao tiếp thông qua mạng xã hội).
- Phần 3- Phần mềm trình chiếu và kĩ năng trình bày: Trọng tâm của phần này
là hướng dẫn HS sử dụng phần mềm trình chiếu để soạn thảo một tệp dùng cho
trình bày, một số kĩ năng trình bày cũng được tích hợp vào đây. Thông thường,
vấn đề trình bày là kết quả của một nhóm làm việc. HS thường làm bài tập (dự
án) theo nhóm và báo cáo kết quả qua một bài trình bày. Bởi vậy sách HDH đã
tích hợp một số nguyên tắc cơ bản khi làm việc nhóm trong nội dung này. Điều
GV cần lưu ý cho HS là không nên sử dụng quá nhiều hiệu ứng động và màu sắc
sặc sỡ trong trang chiếu, phải sử dụng hợp lí mới đạt hiệu quả cao.
Phần 4- Một số phần mềm ứng dụng: Về bản chất, phần này nhằm giới thiệu
cho HS một số phần mềm đa phương tiện. Bước đầu HS được làm quen, khám
phá, sử dụng những phần mềm đó để tạo được một vài sản phẩm thiết thực.


5


Có hai phần mềm được giới thiệu, đó là phần mềm Movie Maker để tạo đoạn
video từ tập các ảnh có sẵn và phần mềm xử lí ảnh GIMP. Ở phần này, GV cần
khuyến khích sự tìm tòi, sáng tạo của HS, khuyến khích thiết kế, thi công và trình
bày sản phẩm theo nhóm (Cho HS một không gian rộng hơn, tự do hơn). Sản
phẩm nên phục vụ thiết thực cho đời sống, học tập. GV cũng có thể đóng vai
trò đồng tìm hiểu, đồng học với HS (ở những lúc nào đó và không coi điều này
là điểm yếu của GV). Chú ý không nên chê sản phẩm của HS, chỉ nên khéo léo
phân tích, bình luận góp ý để các em rút kinh nghiệm, có động lực làm ra sản
phẩm tốt hơn.
Như vậy, so với chương trình và SGK hiện hành, sách HDH có một số điểm
khác chính như sau về nội dung: Thứ nhất, phần Mạng máy tính và Internet
không dạy ở lớp 9 vì đã được đưa vào sớm hơn, dạy ở lớp 6. Thứ hai, mạng
xã hội Facebook được giới thiệu trong phần Một số vấn đề xã hội của Tin học ở
lớp 9 nhằm kịp thời giáo dục HS có thái độ đúng đắn, văn hoá lành mạnh trong
giao tiếp qua kênh thông tin này. Thứ 3, nội dung sử dụng phần mềm trình chiếu
đã được tích hợp với một số kĩ năng trình bày cơ bản và phương pháp làm việc
nhóm. Cuối cùng, có hai phần mềm đa phương tiện được giới thiệu cho HS:
phần mềm Movie Maker tạo đoạn video (từ tập hợp ảnh tĩnh) và phần mềm xử lí
ảnh GIMP. Với những thao tác cơ bản và đơn giản, sử dụng hai phần mềm này,
bước đầu HS có thể làm ra những sản phẩm thiết thực.
Trên thực tế, các nhà trường có quyền chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục
của nhà trường, đảm bảo sự phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của địa phương,
nhà trường và năng lực của GV, HS. Chẳng hạn, để phù hợp với một điều kiện
cụ thể, nhà trường có thể giảm bớt một vài chủ đề cuối của một phần để dành
thời gian cho HS thực hành, hoặc có thể thay thế phần mềm học tập mà GV và
nhà trường đã cân nhắc lựa chọn.
Sách HDH chỉ là một tài liệu làm chỗ dựa cho GV, HS và phụ huynh (PH) về

một khung nội dung được hướng dẫn triển khai trong một chuỗi hoạt động theo
mô hình của VNEN. GV không nên hiểu rằng cần máy móc lặp lại trên lớp đúng
mọi chi tiết trong sách HDH, GV có quyền và có trách nhiệm sử dụng một cách
linh hoạt sao cho phù hợp với điều kiện thực tế, để đạt hiệu quả trong dạy học
theo đúng tinh thần VNEN. Thông qua việc dạy học, sử dụng tài liệu VNEN,
chúng tôi mong GV có những ý kiến đóng góp để giúp nhóm tác giả chỉnh sửa
sách HDH ngày càng tốt hơn.

6


2. Chương trình chi tiết
Cấu trúc chương trình và dự kiến thời lượng tương ứng như trong bảng sau:
PHẦN 1 – TÌM KIẾM THÔNG TIN

Số tiết

Bài 1 – Tìm kiếm thông tin trên Internet

2

Bài 2 – Thực hành tìm kiếm thông tin trên Internet

2

PHẦN 2 – MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA TIN HỌC
Bài 1 – Bảo vệ thông tin máy tính

2


Bài 2 – Thực hành sao lưu dự phòng và quét virus

2

Bài 3 – Mạng xã hội Facebook

2

Bài 4 – Ngôn ngữ giao tiếp và văn hoá ứng xử trên mạng

2

Bài 5 – Những ảnh hưởng và tác động xấu của Internet

2

PHẦN 3 – PHẦN MỀM TRÌNH CHIẾU VÀ KĨ NĂNG TRÌNH BÀY
Bài 1 – Giới thiệu phần mềm trình chiếu

2

Bài 2 – Bài trình chiếu

2

Bài 3 – Thực hành tạo bài trình chiếu đầu tiên của em

2

Bài 4 – Màu sắc trên trang chiếu


2

Bài 5 – Thực hành thêm màu sắc cho bài trình chiếu

2

Bài 6 – Thêm hình ảnh vào trang chiếu

2

Bài 7 – Thực hành trình bày thông tin bằng hình ảnh

2

Bài 8 – Tạo các hiệu ứng động

2

Bài 9 – Hoàn thiện bài trình chiếu với hiệu ứng động

2

Bài 10 – Thực hành tổng hợp về soạn bài trình chiếu

4

Bài 11 – Làm việc nhóm với bài trình chiếu

2


Bài 12 – Thực hành trình bày và làm việc nhóm với bài trình chiếu

4

7


PHẦN 4 – MỘT SỐ PHẦN MỀM ỨNG DỤNG

8

Bài 1 – Làm việc với phần mềm biên tập phim

2

Bài 2 – Các công cụ biên tập phim

2

Bài 3 – Thực hành làm việc với phần mềm biên tập phim

4

Bài 4 – Giới thiệu phần mềm xử lí ảnh GIMP

2

Bài 5 – Thực hành xử lí ảnh với GIMP


4

Bài 6 – Hiệu chỉnh màu sắc và ghép ảnh trong GIMP

2

Bài 7 – Thực hành ghép ảnh và hiệu chỉnh màu sắc trong GIMP

4

Tổng số tiết = 62 tiết bài học và thực hành
+ 8 tiết ôn tập, kiểm tra đánh giá

70


Phần thứ hai

HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC
PHẦN 1. TÌM KIẾM THÔNG TIN
1. GIỚI THIỆU CHUNG
Phần này cung cấp cho HS một số kiến thức cơ bản về máy tìm kiếm và vai
trò của máy tìm kiếm trong việc tìm kiếm thông tin trên Internet. HS sử dụng sách
HDH để thực hiện các hoạt động học tập dưới sự tổ chức, theo dõi, hỗ trợ và
đánh giá của GV nhằm đạt được những mục đích sau đây:
Kiến thức
 Biết vai trò của tìm kiếm thông tin trong việc nâng cao nhận thức, học hỏi hay
giải quyết vấn đề. Biết tìm kiếm thông tin là nhu cầu rất cần thiết đối với con người.
 Hiểu những lợi ích của tìm kiếm thông tin trên Internet.
 Biết vai trò của máy tìm kiếm là công cụ hỗ trợ đắc lực trong tìm kiếm

thông tin trên Internet.
 Biết cách sử dụng máy tìm kiếm trong việc tìm kiếm thông tin.
 Biết cách sử dụng tính năng tìm kiếm cơ bản và một số tính năng tìm kiếm
nâng cao trên Google để tăng hiệu quả tìm kiếm.
Kĩ năng
 Sử dụng được tính năng tìm kiếm cơ bản và một số tính năng tìm kiếm
nâng cao trên máy tìm kiếm Google.
Thái độ
 Rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề.
 Rèn luyện khả năng tự học, khả năng tìm kiếm thông tin mình mong muốn.
2. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI TỔ CHỨC DẠY HỌC
Nội dung phần Tìm kiếm thông tin cung cấp cho HS một số kiến thức cơ bản
về máy tìm kiếm và kĩ năng thực hiện tìm kiếm thông tin nhằm nâng cao tinh thần

9


tự học, tìm tòi, nâng cao nhận thức và hiểu biết trong mọi lĩnh vực học tập và
đời sống.
a) Máy tìm kiếm
Hiện nay có nhiều máy tìm kiếm hỗ trợ tìm kiếm hiệu quả trên Internet như
Google, Yahoo, Bing, AOL, Cốc cốc,... Các máy tìm kiếm đều có các đặc thù
riêng, tuy nhiên chúng đều có những tính năng cơ bản chung. Kể từ khi ra đời
năm 1997, Google search đã dần dần vươn lên và chiếm lĩnh gần như tuyệt đối
thị phần tìm kiếm tại hầu hết các quốc gia trên thế giới nhờ có lượng máy chủ
khổng lồ, công nghệ tốt. Cho đến nay, Google là một trong các máy tìm kiếm
được ưa chuộng và phổ biến nhất.
Trong phần này, HS sẽ tìm hiểu về máy tìm kiếm Google. Google cung cấp rất
nhiều tính năng tìm kiếm từ cơ bản đến nâng cao, nhằm tuỳ chỉnh các yêu cầu
tìm kiếm để đưa ra những kết quả gần nhất với yêu cầu của người dùng. Mục

đích của nội dung học tập này là trình bày một số kiến thức cơ bản về máy tìm
kiếm và kĩ năng tìm kiếm trên Google. Trên cơ sở kiến thức chung được cung
cấp, HS có khả năng thực hiện tìm kiếm thông tin một cách hiệu quả. Các em có
kĩ năng điều chỉnh yêu cầu tìm kiếm, sử dụng các phép toán, các kí hiệu đặc biệt
để thu hẹp kết quả tìm kiếm bằng từ khoá, tìm kiếm qua hình ảnh,...
b) Nội dung
Chủ đề tìm kiếm thông tin trên Internet hướng HS đến nhu cầu của tìm kiếm
thông tin xuất hiện trong nhiều hoạt động của đời sống xã hội và ở khắp mọi
nơi, cách thức để có thể tìm kiếm thông tin nhanh chóng và hiệu quả. Hoạt động
“Khởi động” được thiết kế theo hướng đặt HS vào ngữ cảnh mà trong đó nảy sinh
tình huống tìm kiếm thông tin mà HS cần học kiến thức mới về máy tìm kiếm để
giải quyết vấn đề. Hoạt động “Hình thành kiến thức” và “Luyện tập” giúp HS giải
quyết trọn vẹn vấn đề tìm kiếm thông tin đã đặt ra trong hoạt động “Khởi động”.
Hoạt động "Vận dụng" và "Tìm tòi, mở rộng" là các hoạt động giao cho HS thực
hiện ở nhà, GV không tổ chức dạy học hoàn toàn trên lớp. Nội dung của hai
hoạt động này trong sách HDH chỉ gồm những yêu cầu định hướng và gợi ý về
phương pháp thực hiện, mô tả sản phẩm HS phải hoàn thành,... để HS vận dụng
kiến thức, kĩ năng đã học được trong bài học và tìm tòi mở rộng thêm theo nhu
cầu và sở thích của mình.

10


Bài học giới thiệu các tình huống cần đến tìm kiếm thông tin trên Internet, thấy
được lợi ích rõ ràng của tìm kiếm thông tin trên Internet. Giới thiệu các tính năng
chung của máy tìm kiếm và cụ thể là máy tìm kiếm Google với các chức năng tìm
kiếm thông tin cơ bản và một số chức năng tìm kiếm nâng cao. Bên cạnh đó, các
ví dụ và bài tập đưa ra chú trọng các tình huống trong đời sống mà các em HS
thường gặp (giới thiệu về bản thân, trường lớp, du lịch,...), các yêu cầu tìm kiếm
đến từ các môn học khác. HS có thể sử dụng nhiều cách để thu hẹp kết quả tìm

kiếm, tăng chất lượng của kết quả tìm kiếm và áp dụng trong học tập cũng như
các lĩnh vực của đời sống. Trong bài học, GV cần nhấn mạnh việc lựa chọn các
từ khoá tìm kiếm để có thể thu được kết quả mong muốn và lựa chọn các kết quả
tìm kiếm phù hợp với yêu cầu tìm kiếm. Ngoài ra, phải có các điều chỉnh yêu cầu
tìm kiếm một cách hợp lí, hỏi ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực tìm kiếm hoặc
tìm các thông tin liên quan đến thông tin cần tìm.
c) Yêu cầu chuẩn bị
HS đã được học về mạng máy tính và Internet, soạn thảo văn bản đơn giản,
cách lưu trữ tài liệu. Tuy nhiên, để hỗ trợ HS khởi động được máy tìm kiếm một
cách dễ dàng, GV cần chuẩn bị một số công việc như sau:
 Cài đặt sẵn trình duyệt, phần mềm gõ chữ Việt (chẳng hạn VietKey,
UniKey) và tạo biểu tượng của chúng trên màn hình.
 Kết nối Internet.
d) Một số tài liệu tham khảo về chủ đề
Tài liệu tham khảo chính của phần Tìm kiếm thông tin là SGK và sách GV Tin
học dành cho THCS, cụ thể là Chương I. Mạng máy tính và Internet của sách Tin
học dành cho THCS, quyển 4.
Một số trang web tham khảo:
/> /> /> />-hieu-qua.html

11


BÀI 1. TÌM KIẾM THÔNG TIN
(2 tiết)
1. Mục tiêu
-

Biết vai trò và lợi ích của máy tìm kiếm trong tìm kiếm thông tin trên Internet.


-

Nhận biết được các máy tìm kiếm khác nhau.

- Thực hiện được các chức năng tìm kiếm cơ bản và một số chức năng tìm
kiếm nâng cao trên Google.
2. Những kiến thức có liên quan đã biết
-

Kiến thức về mạng máy tính và Internet.

3. Yêu cầu về phương tiện dạy học
-

Tài liệu hướng dẫn GV (HDGV) Tin học 9.

-

Sách HDH Tin học 9.

-

Mỗi HS (hoặc mỗi nhóm) có một máy tính kết nối Internet để thực hành.

-

Phòng máy có trang bị máy tính cho GV, mạng Internet và máy chiếu.

4. Định hướng tổ chức, đánh giá hoạt động học tập của HS
Định hướng hoạt động của GV

Hoạt động học của HS
Khi HS học với tài liệu

Khi HS kết thúc hoạt động

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Ý tưởng sư phạm: Đây là hoạt động mở đầu với mục đích làm HS hiểu được vai trò
và lợi ích của việc tìm kiếm thông tin trên Internet. HS đã được làm quen với tìm kiếm
thông tin trên Internet trong bài mạng máy tính ở lớp 6 và tìm kiếm thông tin là nhu cầu
hằng ngày. Do vậy, HS có thể dễ dàng nêu ra những tình huống trong học tập cũng
như đời sống cần sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin.
Kết quả mong đợi: HS nhận thức được nhu cầu tìm kiếm thông tin là rất cần thiết và
lợi ích của tìm kiếm thông tin trên Internet, thực hiện được những kĩ năng tìm kiếm cơ
bản trên Google.

12


HS thảo luận nhóm để trả GV gợi ý cho HS nói về các
cách tìm kiếm thông tin.
lời các câu hỏi:
Trong đó, tìm kiếm thông
- Tại sao chúng ta cần tìm
tin trên Internet có những
kiếm thông tin trên Internet? ưu điểm gì nổi bật? Khuyến
- Hãy kể ra những tình khích các bạn trong nhóm
huống phải tìm kiếm thông kể ra những tình huống
phải tìm kiếm thông tin trên
tin trên Internet.
Internet, nói về những hiểu

- Em có luôn hài lòng về kết biết đã có của mình về việc
quả tìm kiếm trên Internet sử dụng Internet để tìm
kiếm thông tin và nhận xét
không?
về kết quả nhận được.

Tổ chức cho 1 đến 2 nhóm
chia sẻ câu trả lời của nhóm
mình.
Khái quát câu trả lời của
các nhóm và dẫn dắt sang
hoạt động hình thành kiến
thức.

GV đến từng nhóm để quan
sát, lắng nghe và góp ý khi
HS trả lời câu hỏi.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Ý tưởng sư phạm: HS đọc thông tin và giải quyết bài tập bằng cách sử dụng kiến thức
để thực hiện tìm kiếm trên Google.
Kết quả mong đợi: HS biết được khái niệm máy tìm kiếm, lợi ích của máy tìm kiếm
trong tìm kiếm thông tin trên Internet. HS hiểu quy trình tìm kiếm thông tin, thực hiện
được các tính năng tìm kiếm cơ bản và một số tính năng tìm kiếm nâng cao trên
Google và làm đúng các bài tập.
HS hoạt động theo nhóm GV nên cho hai HS sử dụng Tổ chức cho 1 đến 2 nhóm
và hoàn thành bài tập.
chung một máy tính để thực chia sẻ kết quả bài tập của
hiện theo các thao tác tìm nhóm mình.
kiếm trong các tình huống Nhận xét về kết quả tìm

đưa ra và được hướng dẫn kiếm của các nhóm, gợi ý
trong hoạt động này. HS sẽ các thông tin liên quan đến
thảo luận theo nhóm về kết kết quả tìm kiếm để HS thực
quả tìm được của các ví dụ hiện tìm kiếm thêm. Khái
và bài tập.

quát các câu trả lời về lợi

GV đến từng cặp HS để ích và khó khăn khi sử dụng
quan sát và hướng dẫn khi máy tìm kiếm trong tìm kiếm
HS gặp khó khăn.

thông tin, nhấn mạnh việc sử
dụng các kí hiệu đặc biệt của

Google trong tìm kiếm thông
tin và dẫn dắt sang hoạt
động luyện tập.

13


C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Ý tưởng sư phạm: HS dựa vào kiến thức học được để nhận biết các máy tìm kiếm và
các hoạt động sử dụng máy tìm kiếm, thực hành rèn luyện các kĩ năng tìm kiếm thông
tin bằng máy tìm kiếm.
Kết quả mong đợi: HS thực hiện được các bài tập.
HS hoạt động cá nhân, sử GV hướng dẫn HS tìm các GV có thể cho hai HS ngồi
dụng Google để hoàn thành trang web trong yêu cầu cạnh nhau kiểm tra chéo kết
các bài tập.


mà bài tập đưa ra và tìm quả bài làm của nhau.
kiếm thông tin trên các
trang web này. HS phân
biệt được tìm kiếm thông
tin trên các trang web với
tìm kiếm thông tin sử dụng
máy tìm kiếm.

GV tổng kết nội dung học
trên lớp, kết quả các bài tập
và định hướng cho HS tự
học với hoạt động Vận dụng
và Tìm tòi, mở rộng.

Trong quá trình thực hành
lưu ý khuyến khích HS trao
đổi giúp đỡ lẫn nhau.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Ý tưởng sư phạm: Từ những hiểu biết chung về máy tìm kiếm và tìm kiếm thông tin
bằng việc sử dụng máy tìm kiếm, HS thực hiện tìm kiếm với các tình huống trong học
tập và đời sống.
Kết quả mong đợi: HS sử dụng máy tìm kiếm và các chức năng tìm kiếm trong tìm
kiếm thông tin một cách hiệu quả.
HS thực hiện tìm kiếm Dặn dò và hướng dẫn HS
thông tin bằng việc sử dụng thực hiện các yêu cầu tìm
máy tìm kiếm dựa trên các kiếm này, lưu kết quả vào
gợi ý sau:
máy tính và chia sẻ với

Yêu cầu của thông tin thầy/cô giáo và các bạn.
tìm kiếm là gì?




Các từ khoá nào được
sử dụng để tìm kiếm?



Cần kết hợp sử dụng
các phép toán hay kí hiệu
đặc biệt nào trong câu lệnh
tìm kiếm?

14

GV cần lưu ý tạo cơ hội cho
HS chia sẻ kết quả của mình
với GV và các HS khác qua
email. Khen ngợi những HS
tích cực và ghi nhận thành
tích học tập của HS.


□ Cần điều chỉnh câu lệnh
tìm kiếm như thế nào?

□ Kết quả tìm kiếm có phải là

kết quả mong muốn không?



Em sử dụng máy tìm
kiếm nào để thực hiện tìm
kiếm?

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Ý tưởng sư phạm: HS tìm hiểu về chức năng tìm kiếm thông tin của các website và
so sánh được với tìm kiếm thông tin trên các máy tìm kiếm. HS tìm hiểu thêm về tính
năng tìm kiếm thông tin bằng hình ảnh, từ đó có nhận thức rằng các máy tìm kiếm đều
có nhiều tính năng tìm kiếm nâng cao nhằm đáp ứng tốt nhu cầu tìm kiếm thông tin
của người dùng.
Kết quả mong đợi: HS tìm hiểu thêm được về vai trò của máy tìm kiếm trong tìm kiếm
thông tin trên Internet và chức năng tìm kiếm thông tin qua hình ảnh trên Google.
HS phải thực hiện tìm Dặn dò và hướng dẫn HS GV cần lưu ý tạo cơ hội cho
kiếm trên các website như tìm kiếm thông tin trên một HS chia sẻ kết quả của mình
vnexpress.net, dantri.com. số website phổ biến.

với GV và các HS khác.

vn,... và so sánh được sự

Khen ngợi những HS tích

khác nhau giữa tìm kiếm
trên các website này và tìm
kiếm trên máy tìm kiếm.


GV gợi ý cho HS cách tìm
kiếm thông tin dựa vào
hình ảnh hoặc tìm kiếm trên

cực và ghi nhận thành tích
học tập của HS.

Google về hướng dẫn cách

HS thực hiện tìm kiếm tìm kiếm này.
thông tin trên Google dựa
vào ảnh đã được lưu sẵn
trên máy tính.

5. Một số gợi ý
Gợi ý đáp án một số bài tập:
Bài tập phần hình thành kiến thức
- Các bước tìm kiếm thông tin: e→c→b→a→d.
- Bài tập số 5: 1-d; 2-a; 3-e; 4-b; 5-c.
Bài tập phần luyện tập
- Bài tập số 6: A, C, D.

15


BÀI 2. THỰC HÀNH TÌM KIẾM THÔNG TIN
TRÊN INTERNET
(2 tiết)
1. Mục tiêu
-


Thực hiện tìm kiếm thông tin trên Internet bằng cách sử dụng các chức

năng tìm kiếm đơn giản và một số chức năng tìm kiếm nâng cao trên Google.
2. Những kiến thức có liên quan đã biết
-

Kiến thức về mạng máy tính, Internet ở sách HDH Tin học 6.

3. Yêu cầu về phương tiện dạy học
-

Tài liệu HDGV Tin học 9.

-

Sách HDH Tin học 9.

-

Mỗi HS (hoặc mỗi nhóm) có một máy tính kết nối Internet để thực hành.

-

Phòng máy có trang bị máy tính cho GV và máy chiếu.

4. Định hướng tổ chức, đánh giá hoạt động học tập của HS
Định hướng hoạt động của GV
Hoạt động học của HS
Khi HS học với tài liệu


Khi HS kết thúc hoạt động

B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
Ý tưởng sư phạm: Trong bài học này, HS vận dụng tất cả các kiến thức đã học để tìm
kiếm thông tin trên Internet một cách hiệu quả. Các ví dụ được lựa chọn nhằm thể
hiện việc ứng dụng tìm kiếm thông tin rất phong phú và đa dạng trong học tập các
môn học, sinh hoạt và đời sống. HS có thể tự đưa ra các tình huống để luyện tập và
vận dụng.
Kết quả mong đợi: HS thực hiện tìm kiếm được các thông tin theo yêu cầu đặt ra.

16


HS hoạt động cá nhân để

Các tình huống sử dụng GV có thể cho hai HS ngồi

thực hành trên máy tính

trong hoạt động này chỉ cạnh nhau kiểm tra chéo

và hoạt động nhóm để

có tính chất minh hoạ, GV kết quả bài làm của nhau.

chia sẻ sản phẩm.

cần chuẩn bị thêm một số Sau khi HS hoàn thành
tình huống thực tế hoặc các bài thực hành, GV có

yêu cầu HS nêu các tình thể tổ chức lớp thành các
huống cần sử dụng máy nhóm và HS chia sẻ kết
tìm kiếm và thực hiện tìm quả tìm kiếm của mình
kiếm thông tin, lựa chọn từ trong nhóm theo yêu cầu
khoá tìm kiếm và đánh giá trong sách HDH.
kết quả tìm kiếm.

GV có thể yêu cầu các em
nhận xét về kết quả tìm
kiếm, nêu các tính năng của
máy tìm kiếm đã sử dụng,
gợi ý để HS tìm kiếm thêm
các thông tin liên quan đến
kết quả đã tìm kiếm được.

C. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Ý tưởng sư phạm: Trong nội dung của phần này, gợi ý cho HS thực hiện tìm kiếm
thông tin với một số kí hiệu đặc biệt như: dấu -, mốc thời gian, từ khoá site:tên miền,
và thực hiện cùng một yêu cầu tìm kiếm trên hai máy tính khác nhau và nhận xét về
kết quả nhận được.
Kết quả mong đợi: HS tìm hiểu và sử dụng được thêm một số chức năng tìm kiếm
nâng cao và đánh giá được các kết quả tìm kiếm trên các máy tính khác nhau.
HS đọc gợi ý hướng dẫn Nếu thực tế cho phép, GV Tạo cơ hội cho HS chia sẻ
và thực hành tìm kiếm có thể cho HS tiến hành nội kết quả của mình với GV.
thông tin trên Google sử dung này trên lớp. Trong Khen ngợi những HS tích
dụng dấu -, mốc thời gian, trường hợp không có điều cực và ghi nhận thành tích
từ khoá site:tên miền.

kiện như vậy, GV có thể học tập của HS.


HS thực hiện yêu cầu tìm yêu cầu HS thực hiện tìm
kiếm trên các máy tính kiếm thông tin ở nhà.
khác nhau.

17


PHẦN 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA TIN HỌC
1. GIỚI THIỆU CHUNG
Phần này cung cấp cho HS kiến thức cơ bản về một số vấn đề xã hội của Tin
học bao gồm: bảo vệ thông tin trong máy tính; mạng xã hội Facebook; ngôn ngữ
giao tiếp và văn hoá ứng xử trên mạng; các ảnh hưởng và tác động xấu của
Internet. HS sử dụng sách HDH để thực hiện các hoạt động học tập dưới sự
tổ chức, theo dõi, hỗ trợ và đánh giá của GV nhằm đạt được những mục đích
sau đây:
Kiến thức
 Hiểu ý nghĩa của việc phải bảo vệ thông tin máy tính.
 Biết virus máy tính là gì, tại sao virus là mối nguy hại cho an toàn thông tin
máy tính.
 Biết những việc cần làm để phòng tránh virus máy tính.
 Biết mạng xã hội là một kênh giao lưu thông tin trên mạng, cho phép
người dùng kết nối bạn bè để chia sẻ thông tin.
 Biết cấu trúc một bức thư điện tử và nắm được những quy tắc giao tiếp
cơ bản qua thư điện tử.
 Hiểu được rằng nên sử dụng ngôn ngữ trong sáng và có văn hoá khi giao
tiếp qua mạng, phân biệt và chỉ ra được tác hại của những ngôn từ lệch lạc thiếu
văn hoá xuất hiện trên mạng.
 Biết giao tiếp ứng xử trên mạng một cách hợp pháp và có văn hoá, biết
cách nêu ý kiến hoặc tiếp thu ý kiến một cách lịch sự văn minh, tôn trọng quyền
riêng tư và nhân cách của người khác đồng thời tuân thủ pháp luật.

 Biết khái niệm và tác hại của bệnh nghiện Internet, từ đó có ý thức
phòng tránh.
 Phân biệt và nhận ra được những triệu chứng của bệnh nghiện Internet.
 Biết một số thủ đoạn lừa đảo phổ biến trên mạng, nhận ra được những
dấu hiệu của sự lừa đảo, qua đó rút ra kinh nghiệm và biết cách đề phòng.

18


Kĩ năng
 Thực hiện được các thao tác sao lưu dự phòng bằng cách sao chép dữ
liệu thông thường.
 Thực hiện được việc quét virus bằng phần mềm diệt virus.
 Sử dụng được một số chức năng cơ bản của mạng xã hội Facebook.
Thái độ
 Rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề.
 Rèn luyện khả năng tự học, khả năng tìm kiếm thông tin mình mong muốn.
2. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI TỔ CHỨC DẠY HỌC
Yêu cầu chuẩn bị
 Cài đặt sẵn phần mềm diệt virus BKAV. GV có thể tải về và cài đặt bản
miễn phí BkavHome từ địa chỉ: /> Tạo nhóm học tập cho lớp trên Facebook để làm phương tiện giới thiệu về
nhóm và có thể sử dụng như một kênh thông tin thêm cho các hoạt động nhóm
sau này.
 Thiết đặt sẵn kiểu gõ và bảng mã trong phần mềm gõ chữ Việt (VietKey
hoặc Unikey). Thiết đặt phông chữ ngầm định phù hợp với bảng mã.

BÀI 1. BẢO VỆ THÔNG TIN MÁY TÍNH
(2 tiết)
1. Mục tiêu
-


Hiểu ý nghĩa của việc phải bảo vệ thông tin máy tính.

- Biết virus máy tính là gì. Tại sao virus là mối nguy hại cho an toàn thông tin
máy tính.
-

Biết những việc cần làm để phòng tránh virus máy tính.

2. Những kiến thức có liên quan đã biết
- HS đã có kiến thức và kĩ năng cơ bản về hệ điều hành, các thao tác với
tệp tin và thư mục.

19


- HS có kĩ năng sử dụng một số phần mềm ứng dụng đã được học trong
chương trình.
3. Yêu cầu về phương tiện dạy học
-

Tài liệu HDGV Tin học 9.

-

Sách HDH Tin học 9.

4. Định hướng tổ chức, đánh giá hoạt động học tập của HS
Hoạt động học của HS


Định hướng hoạt động của GV
Khi HS học với tài liệu

Khi HS kết thúc hoạt động

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Ý tưởng sư phạm: Hoạt động này huy động kinh nghiệm sử dụng máy tính của HS
trong việc nhận ra một số tình huống máy tính trục trặc và dự đoán nguyên nhân, từ
đó dẫn tới hoạt động hình thành kiến thức và luyện tập.
Kết quả mong đợi: HS đưa ra được lựa chọn của mình và trả lời được câu hỏi.
Trong quá trình sử dụng,
có thể máy tính bị trục trặc.
HS nhớ lại đã gặp những
tình huống nào khi sử dụng
máy tính.

Khuyến khích HS đưa ra ý Tổ chức cho HS chia sẻ câu
kiến cá nhân và dự đoán trả lời của mình với cả lớp.
nguyên nhân.
Khái quát câu trả lời của
Một số khả năng trong câu các HS và dẫn dắt sang
trả lời dự đoán nguyên hoạt động hình thành kiến
nhân của việc máy tính thức và luyện tập.
bị trục trặc: do sử dụng
không đúng cách, do virus,
do chất lượng máy tính
kém,...

B&C. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC VÀ LUYỆN TẬP
1. Hoạt động 1

Ý tưởng sư phạm: Thông qua việc cá nhân đã từng gặp tình huống máy tính bị trục
trặc và tìm hiểu thông tin về một cuộc tấn công hệ thống mạng máy tính, HS nhận biết
được tầm quan trọng của việc bảo vệ thông tin máy tính.
Kết quả mong đợi: HS trả lời được câu hỏi.

20


HS hoạt động độc lập để GV quan sát, lắng nghe và

Tổ chức cho HS chia sẻ

đọc thông tin, sau đó có góp ý khi HS thảo luận để

câu trả lời của nhóm mình.

thể hoạt động cặp đôi hoặc tìm câu trả lời.

Gợi ý đáp án bài tập số 1:

theo nhóm để cùng thảo
luận trả lời câu hỏi “Tại sao
phải bảo vệ thông tin máy
tính?”.

a) Vì thông tin máy tính là
tư liệu quan trọng của mỗi
cá nhân và tổ chức.
b) Thông tin máy tính bị
mất, hỏng gây hậu quả

nghiêm trọng.

2. Hoạt động 2
Ý tưởng sư phạm: Trong hoạt động này, HS tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến sự
an toàn thông tin máy tính. HS chủ động tìm hiểu kiến thức về virus máy tính và thực
hiện bài tập. Nội dung bài tập rõ ràng, cơ bản, HS trung bình đọc bài cẩn thận có thể
hoàn thành mà không gặp khó khăn.
Kết quả mong đợi: HS trả lời chính xác bài tập.
Có nhiều lí do khác nhau GV có thể tổ chức cho HS Tổ chức cho HS chia sẻ
làm cho thông tin máy tính hoạt động độc lập hoặc kết quả bài tập của nhóm
bị mất hoặc bị hỏng. Có cặp đôi để thảo luận thực mình. Kết luận câu trả lời
thể chia các yếu tố ảnh hiện bài tập.

đúng cho bài tập và chuyển

hưởng đến sự an toàn của GV đến từng cặp HS để sang hoạt động tiếp theo.
thông tin máy tính thành quan sát và hướng dẫn khi Đáp án bài tập số 2:
ba nhóm chính: 1. Yếu tố HS gặp khó khăn.
1, 1, 2, 2, 2, 3.
công nghệ - vật lí, 2. Yếu
tố bảo quản - sử dụng và
3. Virus máy tính.
3. Hoạt động 3
Ý tưởng sư phạm: Trong hoạt động này, HS tìm hiểu một số tác hại của virus máy tính
và các biện pháp phòng tránh. HS chủ động tìm hiểu kiến thức thông qua việc thực
hiện hai bài tập trắc nghiệm. Các phương án của câu hỏi trắc nghiệm là rõ ràng và
thuận lợi cho HS tiếp thu kiến thức mới thông qua bài tập.
Kết quả mong đợi: HS hoàn thành bài tập.

21



HS làm bài tập số 3 và 4.

GV có thể tổ chức cho HS Tổ chức cho HS chia sẻ
hoạt động độc lập hoặc kết quả bài tập của nhóm
cặp đôi để thảo luận thực mình. Kết luận câu trả lời
hiện bài tập.

đúng cho bài tập và chuyển

GV quan sát, lắng nghe và sang hoạt động tiếp theo.
góp ý khi HS trả lời câu hỏi. Đáp án bài tập số 3:
GV đến từng cặp HS để 1b, 2c, 3d, 4e, 5a, 6f.
quan sát và hướng dẫn khi Đáp án bài tập số 4:
HS gặp khó khăn.
Đúng: 1, 3, 4, 5, 6, 7.
Sai: 2, 8.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Ý tưởng sư phạm: HS vận dụng kiến thức của bài học để giải quyết tình huống trong
thực tế cuộc sống ở gia đình và cộng đồng.
Kết quả mong đợi: HS báo cáo kết quả thực hiện bằng cách ghi lại công việc đã làm
vào tệp Word và chia sẻ với thầy cô và các bạn.
HS báo cáo kết quả thực

GV tạo cơ hội cho HS chia

hiện được bằng cách ghi

sẻ kết quả của mình với


lại công việc đã làm ra giấy

GV và các HS khác.

hoặc soạn thảo vào tệp
Word và chia sẻ với thầy
cô và các bạn.
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Ý tưởng sư phạm: Mục đích của nội dung học tập này là HS tìm hiểu về các chương
trình diệt virus hiệu quả hiện nay. Từ đó HS có hiểu biết thực tế để giải quyết các tình
huống máy tính bị trục trặc khi sử dụng.
Kết quả mong đợi: HS tìm hiểu được thông tin về một chương trình diệt virus.
GV hướng dẫn HS cách HS chia sẻ kết quả hoạt
tìm hiểu thêm về các phần động với GV và các bạn.
mềm diệt virus.
Một số từ khoá tìm kiếm:
BKAV, Avira, Kapersky,...

22


BÀI 2. THỰC HÀNH SAO LƯU DỰ PHÒNG
VÀ QUÉT VIRUS
(2 tiết)
1. Mục tiêu
- Biết thực hiện các thao tác sao lưu dự phòng bằng cách sao chép dữ liệu
thông thường.
-


Biết thực hiện quét virus bằng phần mềm diệt virus.

2. Những kiến thức có liên quan đã biết
-

HS đã có kĩ năng cơ bản thao tác với tệp tin và thư mục.

-

HS có kĩ năng cơ bản sử dụng một số phần mềm.

3. Yêu cầu về phương tiện dạy học
- Máy tính của HS được cài đặt phần mềm diệt virus BKAV. GV có thể tải về
và cài đặt bản miễn phí BkavHome từ địa chỉ:
/>-

Tài liệu HDGV Tin học 9.

-

Sách HDH Tin học 9.

4. Định hướng tổ chức, đánh giá hoạt động học tập của HS
Định hướng hoạt động của GV
Hoạt động học của HS
Khi HS học với tài liệu

Khi HS kết thúc hoạt động

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Ý tưởng sư phạm: Hoạt động khởi động đặt HS vào tình huống phải cân nhắc lựa chọn
ổ đĩa chứa thư mục sao lưu. Trong hoạt động này, HS trả lời theo ý kiến chủ quan của
mình, sau đó HS sẽ được củng cố kiến thức trong hoạt động thực hành tiếp theo.
Kết quả mong đợi: HS đưa ra được lựa chọn ổ đĩa chứa thư mục sao lưu và giải thích
được tại sao lại chọn như vậy.

23


HS hoạt động cá nhân Khuyến khích HS đưa ra ý Tổ chức HS chia sẻ câu trả
hoặc cặp đôi.

kiến cá nhân và giải thích.

lời của mình với cả lớp.

GV có thể gợi ý, giải thích Khái quát câu trả lời của HS
cho HS để HS có được sự và dẫn dắt sang hoạt động
lựa chọn đúng như sau:

hình thành kiến thức và

Hệ điều hành và các phần luyện tập.
mềm ứng dụng thường
được cài đặt trên ổ đĩa C.
Các kết quả làm việc của
em cũng thường lưu trong
thư mục My Document và
cũng trên ổ đĩa C. Trong
quá trình máy tính hoạt

động, có thể xảy ra trục
trặc với hệ điều hành và
phần mềm ứng dụng, từ
đó có thể dẫn đến các tệp
trên ổ đĩa này bị hỏng, làm
mất thông tin. Các tệp trên
ổ đĩa khác ít bị hỏng hơn.
Vì vậy, em nên đặt thư
mục chứa dữ liệu sao lưu
ở một ổ đĩa khác ổ C.
B&C. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC VÀ LUYỆN TẬP
1. Hoạt động 1
Ý tưởng sư phạm: HS thực hành sao lưu dự phòng bằng phương pháp thông thường.
Tiếp nối hoạt động khởi động, ở hoạt động này HS được tiếp tục lưu ý là thư mục
Sao_luu nên đặt ở ổ đĩa khác ổ đĩa cài hệ điều hành.
Kết quả mong đợi: HS thực hành được theo yêu cầu của bài tập.

24


HS làm bài tập số 1.

Ngoài việc HS thực hành Tổ chức kiểm tra kết quả
theo yêu cầu, nếu GV đã thực hành của HS trước khi
quy định mỗi HS có một sang hoạt động tiếp theo.
thư mục riêng lưu trữ bài
tập thực hành của các buổi
học thì có thể yêu cầu HS
sao lưu tất cả các tệp trong
thư mục đó.

GV giúp đỡ khi HS có khó
khăn.

2. Hoạt động 2
Ý tưởng sư phạm: Trong hoạt động này, HS thực hành quét virus bằng chương trình
BKAV. Sở dĩ tài liệu hướng dẫn học chọn BKAV do đây là phần mềm diệt virus rất tốt
của Việt Nam. GV và HS đều có thể truy cập và tải bản dùng thử miễn phí trên Internet.
Kết quả mong đợi: HS thực hiện được yêu cầu của bài tập.
HS làm bài tập số 2.

Sau khi HS thực hành theo Kiểm tra kết quả thực hành
bài tập, GV có thể yêu cầu của HS và tổng kết bài học.
HS thực hiện thêm việc
quét virus với các tuỳ chọn
khác.
GV quan sát, lắng nghe
và giúp đỡ HS khi có khó
khăn.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Ý tưởng sư phạm: HS vận dụng kiến thức của bài học để giải quyết tình huống trong
thực tế cuộc sống ở gia đình và cộng đồng.
Kết quả mong đợi: HS báo cáo được kết quả thực hiện bằng cách ghi lại công việc đã
làm vào tệp Word và chia sẻ với thầy cô và các bạn.

25


×