Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Vận dụng quy luật giá trị vào phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.61 KB, 4 trang )

Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 2-2015

42

VẬN DỤNG QUY LUẬT GIÁ TRỊ VÀO PHÁT TRIỂN
NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG ĐỊNH HƢỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
ThS. Võ Xuân Hội
Khoa Lý luận Chính trị, Trường Đại học Xây dựng Miền Trung
Tóm tắt: Quy luật giá trị ra đời, tồn tại và phát triển gắn với sự ra đời, tồn tại
và phát triển nền sản xuất hàng hóa. Ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa
thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tác dụng của quy luật giá trị. Nội dung bài
viết, tác giả giới thiệu về quy luật giá trị, nội dung, yêu cầu và tác dụng của
quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hóa, sự cần thiết phải vận dụng quy
luật giá trị vào phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Từ khóa: Học thuyết giá trị, quy luật giá trị, nội dung, yêu cầu và tác động của
quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hóa (SXHH), vận dụng quy luật giá trị.

1. Đặt vấn đề
Trong nền kinh tế hàng hóa, hàng
hóa và dịch vụ do nhiều chủ thể sản xuất
ra. Những chủ thể này cạnh tranh với
nhau, tìm cách giữ vững và mở rộng
thêm vị thế của mình trên thị trường.
Mỗi người sản xuất đều tự chủ quyết
định các hoạt động sản xuất kinh doanh
của mình. Nhưng trên thực tế, quyết
định của những chủ thể sản xuất trong
nền kinh tế chịu sự tác động của thị
trường. SXHH càng phát triển thì quyền


lực của thị trường đối với người SXHH
càng mạnh. Quyền lực này tồn tại như
một lực lượng khách quan chi phối hoạt
động và độc lập đối với ý chí của họ; lực
lượng khách quan đó chính là những quy
luật kinh tế của SXHH, mà trước hết là
quy luật giá trị.
2. Nội dung và yêu cầu của quy luật
giá trị trong nền sản xuất hàng hóa
Nội dung của quy luật giá trị:
sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa
trên cơ sở giá trị của nó, tức là hao phí
lao động xã hội cần thiết.
Quy luật giá trị có hai yêu cầu,

yêu cầu đối với lĩnh vực sản xuất và
lĩnh vực lưu thông (trao đổi) hàng hóadịch vụ.
Yêu cầu của quy luật giá trị
trong lĩnh vực SX:
Hao phí lao động cá biệt của chủ thể
sản xuất ≤ Hao phí lao động xã hội
cần thiết.
Trong kinh tế hàng hoá, mỗi người
sản xuất tự quyết định hao phí lao động
cá biệt của mình, nhưng giá trị của
hàng hoá không phải được quyết định
bởi hao phí lao động cá biệt của từng
người SXHH, mà bởi hao phí lao động
xã hội cần thiết. Vì vậy, muốn bán được
hàng hoá, bù đắp được chi phí và có lãi

để tái sản xuất mở rộng, người sản xuất
phải điều chỉnh làm cho hao phí lao
động cá biệt của mình phù hợp (nhỏ
hơn hoặc bằng) với mức chi phí mà
xã hội chấp nhận được.
Yêu cầu của quy luật giá trị
trong lĩnh vực lƣu thông (trao đổi):
trao đổi hàng hóa phải theo nguyên tắc
ngang giá.
Hai hàng hóa trao đổi được với


Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 2-2015

nhau khi cùng kết tinh một lượng lao
động như nhau, hoặc trao đổi, mua bán
thì giá cả hàng hóa phải dựa trên cơ sở
giá trị của nó.
Nguyên tắc ngang giá không có
nghĩa là giá cả cụ thể của từng hàng hóa
phải luôn luôn ngang bằng với giá trị
của nó. Ngang giá không phải là ngang
bằng. Trao đổi theo nguyên tắc ngang
giá là làm sao bù đắp được chi phí sản
xuất (chi phí đó phải dựa trên cơ sở
thời gian lao động xã hội cần thiết, chứ
không phải chi phí cá biệt của từng
người sản xuất) và có lãi để tái sản xuất
mở rộng. Theo nghĩa rộng, ngang giá
được hiểu là tổng giá cả của hàng hóa

bằng tổng giá trị của hàng hóa.
Biểu hiện sự hoạt động của quy
luật giá trị:
Sự vận động của quy luật giá trị
được thể hiện ở sự biến động của
giá cả thông qua sự biến đổi của
quan hệ cung-cầu về hàng hoá trên
thị trường. Vì giá trị là cơ sở của giá cả,
nên trước hết giá cả phụ thuộc vào giá
trị. Hàng hoá nào nhiều giá trị thì giá cả
của nó sẽ cao và ngược lại.
Trên thị trường, ngoài giá trị, giá
cả hàng hóa còn phụ thuộc vào các
nhân tố: cạnh tranh, cung cầu, sức mua
của đồng tiền. Sự tác động của các
nhân tố này làm cho giá cả hàng hoá
trên thị trường tách rời với giá trị và lên
xuống xoay quanh trục giá trị của nó.
Sự vận động giá cả thị trường của
hàng hoá xoay quanh trục giá trị của
nó chính là cơ chế hoạt động của quy
luật giá trị. Thông qua sự vận động của
giá cả thị trường mà quy luật giá trị phát
huy tác dụng.
3. Tác dụng của quy luật giá trị trong

43

nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã
hội chủ nghĩa của nƣớc ta hiện nay

Thứ nhất, điều tiết sản xuất và điều
tiết lưu thông hàng hoá:
Điều tiết sản xuất tức là điều hoà,
phân bổ các yếu tố nguồn lực sản xuất
giữa các ngành, các lĩnh vực của nền
kinh tế. Tác dụng này của quy luật giá
trị thông qua sự biến động của giá cả
hàng hoá trên thị trường dưới tác động
của quy luật cung cầu. Nếu ở ngành
hàng nào đó khi cung nhỏ hơn cầu, giá
cả hàng hoá sẽ lên cao hơn giá trị, hàng
hoá bán chạy, lãi cao, thì người sản
xuất sẽ đổ xô vào ngành ấy. Do đó, tư
liệu sản xuất và sức lao động (các yếu
tố nguồn lực cho tăng trưởng như vốn,
lao động, khoa học công nghệ, tài
nguyên thiên nhiên,…) được chuyển
dịch vào ngành ấy tăng lên. Ngược lại,
khi cung ở ngành đó vượt quá cầu, giá
cả hàng hoá giảm xuống, hàng hoá bán
không chạy và có thể lỗ vốn. Tình
hình ấy buộc người sản xuất phải thu
hẹp quy mô sản xuất lại hoặc chuyển
sang đầu tư vào những ngành có giá cả
hàng hoá cao hơn.
Điều tiết lưu thông của quy luật
giá trị cũng thông qua giá cả hàng hóa
trên thị trường. Sự biến động của giá
cả thị trường cũng có tác dụng thu hút
luồng hàng từ nơi có giá cả thấp đến

nơi giá cả cao hơn, do đó làm cho lưu
thông, trao đổi hàng hoá được thông
suốt giữa các địa phương, vùng miền,
giữa các quốc gia,…
Như vậy, sự biến động của giá cả
trên thị trường không những chỉ rõ sự
biến động về kinh tế, mà còn có tác
động điều tiết nền kinh tế hàng hoá.
Thứ hai, kích thích cải tiến kỹ


Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 2-2015

thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng
suất lao động xã hội, thúc đẩy lực lượng
sản xuất xã hội phát triển nhanh:
Trong nền kinh tế hàng hoá, mỗi
người SXHH là một chủ thể kinh tế
độc lập, tự quyết định hoạt động sản
xuất, kinh doanh của mình. Nhưng do
điều kiện sản xuất khác nhau nên hao
phí lao động cá biệt của họ cũng khác
nhau, người sản xuất nào có hao phí
lao động cá biệt nhỏ hơn hao phí lao
động xã hội của hàng hoá ở thế có lợi,
sẽ thu được lãi cao. Người sản xuất nào
có hao phí lao động cá biệt lớn hơn
hao phí lao động xã hội cần thiết sẽ ở
thế bất lợi, lỗ vốn.
Để giành lợi thế trong cạnh tranh

và tránh nguy cơ vỡ nợ, phá sản, các
chủ thể trong nền kinh tế phải tìm mọi
cách để hạ thấp hao phí lao động cá biệt
của mình, sao cho nhỏ hơn hao phí lao
động xã hội cần thiết. Muốn vậy, họ
phải luôn luôn suy nghĩ, nghiên cứu,
tìm hiểu thị trường, tìm cách cải tiến kỹ
thuật, ứng dụng những công nghệ hiện
đại vào các hoạt động sản xuất kinh
doanh, hợp lý hóa các khâu của quá
trình sản xuất, cải tiến tổ chức quản lý,
áp dụng phương pháp quản lý mới, thực
hiện tiết kiệm chặt chẽ,… để tăng năng
suất lao động. Sự cạnh tranh giữa các
chủ thể trong nền kinh tế ngày càng
quyết liệt, càng thúc đẩy quá trình này
diễn ra mạnh mẽ hơn, mang tính xã hội.
Kết quả là lực lượng sản xuất xã hội
được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ.
Thứ ba, thực hiện sự lựa chọn tự
nhiên và phân hoá giàu-nghèo giữa
những người SXHH:
Trong quá trình cạnh tranh theo
đuổi giá trị tất yếu dẫn đến kết quả là:

44

những người có điều kiện sản xuất
thuận lợi, có trình độ chuyên môn, kiến
thức cao, trang bị kỹ thuật tốt, có tiềm

lực tài chính mạnh, biết nắm bắt cơ
hội, nghiên cứu thị trường kỹ càng,
có được bí quyết công nghệ, tài năng
kinh doanh,… nên có hao phí lao động
cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội
cần thiết, nhờ đó phát tài, giàu lên nhanh
chóng. Họ mua sắm thêm tư liệu sản
xuất, mở rộng hoạt động sản xuất, kinh
doanh. Ngược lại, những người không
có điều kiện sản xuất thuận lợi, làm ăn
kém cỏi, hoặc gặp rủi ro trong kinh
doanh,… nên bị thua lỗ dẫn tới phá sản
trở thành nghèo khó. Ngoài ra, sự đầu
cơ, lừa đảo, khủng hoảng kinh tế làm
tăng thêm sự phân hóa này.
Trong nền SXHH, tác dụng của
quy luật giá trị có ý nghĩa hết sức to lớn:
một mặt, quy luật giá trị chi phối sự lựa
chọn tự nhiên, đào thải các yếu kém,
kích thích các nhân tố tích cực phát
triển; mặt khác, phân hoá xã hội thành
kẻ giàu người nghèo, tạo ra sự bất bình
đẳng trong xã hội.
4. Vận dụng quy luật giá trị để phát
triển nền kinh tế thị trƣờng định
hƣớng xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta
trong giai đoạn hiện nay
Để tồn tại và phát triển trong môi
trường cạnh tranh rất khốc kiệt như hiện
nay, yêu cầu đặt ra đối với các chủ thể

trong nền kinh tế là cần nắm được, hiểu
được và vận dụng một cách linh hoạt các
quy luật kinh tế khách quan vào điều
kiện thực tiễn của mình, đặc biệt là quy
luật giá trị.
Theo tôi, việc vận dụng quy luật
giá trị trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong


Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 2-2015

thời gian tới, các chủ thể kinh tế, các
doanh nghiệp, các công ty xây dựng,
cầu đường, các đơn vị sự nghiệp
công,… cần:
Một là, tích cực, chủ động nghiên
cứu và dự báo thị trường, các biến động
sắp tới của thị trường để có kế hoạch sản
xuất kinh doanh cho phù hợp.
Hai là, sản xuất theo chuỗi giá trị,
xây dựng chuỗi liên kết sản xuất - cung
ứng - tiêu thụ, tạo ra giá trị gia tăng cho
hàng hóa-dịch vụ cao hơn và ổn định hơn.
Ba là, nguồn nhân lực chất lượng
cao và tiến bộ khoa học-công nghệ có
tính chất quyết định đến sự sống còn của
doanh nghiệp.
Bốn là, hội nhập quốc tế ngày
càng sâu rộng như hiện nay, cơ hội và

thách thức đều chia cho các doanh
nghiệp. Vấn đề đặt ra hiện nay là đòi
hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải

45

nắm bắt thời cơ, tranh thủ, tận dụng cơ
hội và biến các cơ hội này thành những
thuận lợi cho mình; và ngược lại,
những cơ hội thuộc về tay các doanh
nghiệp khác thì đó chính là thách thức,
bất lợi của chúng ta.
Năm là, Nhà nước cần có cơ chế,
chính sách và biện pháp đủ mạnh nhằm
hạn chế tối đa những mặt trái của kinh tế
thị trường. Nhà nước chỉ nên can thiệp
vào thị trường đối với những vấn đề mà
chính bản thân thị trường không thể giải
quyết được. Đồng thời, phải tạo điều
kiện thuận lợi về môi trường kinh doanh,
pháp lý cho bốn thành phần kinh tế ở
nước ta hiện (kinh tế nhà nước , kinh tế
tập thể, kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài) phát triển bình đẳng
trước pháp luật; cần xác định rõ hơn vai
trò của kinh tế tư nhân, là động lực phát
triển kinh tế đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hội đồng TW chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các bộ môn khoa học MácLênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo trình Kinh tế học Chính trị Mác-Lênin, NXB CTQG, Hà Nội -2008.

[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2012. Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa
Mác-Lênin, NXB CT-QG Sự thật, Hà Nội.
[3] PGS.TS Lê Danh Tốn, GS-TS Đỗ Thế Tùng. 2008. Một số chuyên đề về Những
nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội.
[4] PGS.TS Hoàng Bích Loan, TS Vũ Thị Thoa. 2009. Hỏi đáp Kinh tế Chính trị MácLênin, NXB CT-HC, Hà Nội.
[5] Đảng cộng sản Việt Nam. 2011. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,
NXB CT-QG, Hà Nội.
[6] Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2006. Giáo trình Kinh tế Chính trị học Mác-Lênin, NXB
CT-QG, Hà Nội.



×