Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI SỰ TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.25 KB, 15 trang )

CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI SỰ TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1-Vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế
thị trường.
1.1.1- Khái niệm :
Ngân hàng thương mại (NHTM) là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ mà
nhiệm vụ chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cho
vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán.
Qua định nghĩa trên, NHTM đã thể hiện như là một doanh nghiệp thực
sự. Song đó là loại hình doanh nghiệp dịch vụ tài chính, dịch vụ được thể hiện ở
chỗ NHTM đi vay tiền của xã hội rồi lại cho chính xã hội vay lại, qua đó thu lời.
1.1.2-Chức năng của Ngân hàng thương mại :
Ngân hàng thương mại có các chức năng sau:
1.1.2.1- Trung gian tín dụng :
NHTM một mặt thu hút các khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội, bao gồm
tiền của các doanh nghiệp, các hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan nhà nước.
Mặt khác nó dùng chính số tiền đã huy động để cho vay đối với các thành phần
kinh tế trong xã hội, khi chúng có nhu cầu bổ sung vốn.
Nói cách khác NHTM là một trung gian tài chính quan trọng, điều chuyển
vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu. Các trung gian tài chính sẽ góp phần giảm thiểu
những chi phí thông tin và chi phí giao dịch trong nền kinh tế. Như vậy, NHTM
có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng thêm việc
làm, cải thiện mức sống của dân cư, ổn định thu chi của chính phủ. Thực hiện
chức năng này, NHTM góp phần quan trọng vào việc điều hoà lưu thông tiền
tệ, ổn định sức mua đồng tiền, kiềm chế lạm phát. Có thể nói đây là chức năng
cơ bản nhất của NHTM.
1.1.2.2- Trung gian thanh toán :
Các khoản chi trả tiền hàng, dịch vụ và các khoản khác trong nền kinh tế
quốc dân rất lớn. Nếu thực hiện bên ngoài Ngân hàng thì chi phí sẽ rất lớn, các
chi phí đó bao gồm: Chi phí in đúc, bảo quản, vận chuyển,... Ngoài ra Ngân hàng
sẽ không kiểm soát được các hoạt động kinh tế, nhất là các hoạt động kinh tế


ngầm như buôn lậu, trốn thuế .., gây thất thoát tài sản của nhà nước.
Với sự ra đời của NHTM, phần lớn các khoản chi trả được thực hiện qua
Ngân hàng dưới những hình thức thanh toán thích hợp, thủ tục đơn giản như:
Séc, UNC, UNT, ...
Do thực hiện chức năng trung gian thanh toán NHTM có điều kiện huy
động tiền gửi của xã hội, trước hết là của các doanh nghiệp tới mức tối đa, tạo
nguồn vốn cho vay và đầu tư, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
1.1.2.3- Nguồn tạo tiền .
Khi đã hoạt động trong một hệ thống Ngân hàng, NHTM có khả năng
“tạo tiền” bằng cách chuyển khoản hay bút tệ để thay thế cho tiền mặt.
Quá trình tạo tiền của hệ thống Ngân hàng thương mại dựa trên cơ sở
tiền gửi của xã hội. Song số tiền gửi được nhân lên gấp bội khi Ngân hàng cho
vay thông qua cơ chế thanh toán chuyển khoản giữa các Ngân hàng.
Vai trò của Ngân hàng thương mại :
Có thể khẳng định Ngân hàng là “mạch máu” quan trọng của nền kinh tế,
không thể nói một nền kinh tế mạnh mà trong đó hệ thống Ngân hàng lại yếu
kém. Ngược lại, trong một nền kinh tế trì trệ và chậm phát triển thì khó có thể
tồn tại một hệ thống Ngân hàng vững mạnh.
Vai trò của Ngân hàng được thể hiện cụ thể như sau:
 Thứ nhất : NHTM là công cụ quan trọng thúc đẩy sự phát triển của
lực lượng sản xuất.
Chuyển sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp hoạt động trong
một môi trường rất năng động và có sự cạnh tranh rất gay gắt. Do vậy doanh
nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải không ngừng đổi mới trang thiết bị,
phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nâng cao trình độ công nhân và trình độ
quản lý doanh nghiệp.
NHTM với chức năng là huy động vốn để thực hiện cho vay đối với mọi
đối tượng, mọi thành phần kinh tế nên đã đáp ứng yêu cầu về vốn của các
doanh nghiệp.
Ngân hàng thương mại không những cung ứng tín dụng cho các doanh

nghiệp, mà còn thông qua các nghiệp vụ tiền gửi thanh toán, tư vấn hỗ trợ cho
hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp.
 Thứ hai : NHTM góp phần quản lý doanh nghiệp có hiệu quả.
Khi tham gia vào quan hệ tín dụng, doanh nghiệp vay vốn và Ngân hàng
đều phải quán triệt các nguyên tắc tín dụng. Việc cho vay vốn của Ngân hàng
được thực hiện với 3 nguyên tắc sau:
- Tiền vay được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả.
- Tiền vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi, đúng hạn.
- Việc đảm bảo tiền vay được thực hiện theo qui định của Chính phủ và
của Ngân hàng trung ương.
Việc tuân thủ các nguyên tắc trên đòi hỏi doanh nghiệp phải hạch toán
kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí và tăng khả năng sinh
lời... Đó chính là Ngân hàng đã góp phần quản lý doanh nghiệp có hiệu quả.
 Thứ ba: NHTM đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chính
sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương.
Phần lớn các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung
ương chỉ được thực thi có hiệu quả khi có sự hợp tác tích cực của các NHTM,
từ việc chấp hành qui chế dự trữ bắt buộc, qui chế thanh toán không dùng tiền
mặt, đến việc nâng cao hiệu quả đầu tư.
Ngân hàng thương mại góp phần ổn định giá cả khi có hiện tượng lạm
phát xảy ra. Để kiềm chế lạm phát Ngân hàng sẽ thực hiện những biện pháp
cấp bách bằng cách ngừng phát hành tiền vào lưu thông và tăng lãi suất tiền
gửi đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm. Ngân hàng ngừng phát hành tiền vào lưu
thông nhằm mục đích không cho tiền tăng lên trong lưu thông, còn tăng lãi
suất tiền gửi có tác dụng thu hút tiền mặt của dân cư và doanh nghiệp vào
Ngân hàng, giảm “sức ép” đối với hàng hoá trên thị trường. Biện pháp này đã
thu hút được một lượng tiền mặt khá lớn từ lưu thông vào Ngân hàng, góp
phần làm giảm cơn sốt lạm phát.
1.2- Chất lượng tín dụng đối với sự tồn tại và phát triển
của NHTM.

1.2.1- Tín dụng, vai trò và chức năng của tín dụng trong nền kinh
tế thị trường.
*Khái niệm tín dụng:
Tín dụng là mối quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người đi vay, là
nhượng quyền sử dụng một lượng giá trị hay hiện vật với những điều kiện mà
hai bên thoả thuận.
*Chức năng của tín dụng:
- Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ nhàn rỗi trên nguyên tắc hoàn
trả.
- Kiểm soát các hoạt động kinh tế thông qua tiền tệ.
*Vai trò của tín dụng:
- Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất, kinh doanh được
liên tục đồng thời đầu tư phát triển kinh tế.
- Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất.
- Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và
ngành mũi nhọn.
- Tín dụng góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh
tế của các doanh nghiệp.
-Tín dụng tạo điều kiện phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài.

1.2.2- Khái niệm về chất lượng hoạt động tín dụng.
Chất lượng tín dụng có thể hiểu một cách đơn giản là hiệu quả của việc
cho vay (hay đầu tư, bảo lãnh) mang lại, là khả năng thu hồi đầy đủ đúng hạn
cả vốn gốc và lãi.
Chất lượng hoạt động tín dụng xét từ 3 góc độ: Khách hàng, kinh tế – xã
hội và Ngân hàng thương mại.
*Chất lượng hoạt động tín dụng xét từ góc độ khách hàng:
Thông qua quan hệ lâu dài với khách hàng, sự am hiểu khách hàng sẽ
làm cho Ngân hàng hiểu rõ nhu cầu tín dụng của khách hàng. Chất lượng tín
dụng được nâng cao, thoả mãn cho khách hàng, đáp ứng được yêu cầu hợp lý

về lãi suất, kỳ hạn nợ, thủ tục không phiền hà, thu hút được khách hàng nhưng
vẫn đảm bảo nguyên tắc, thể lệ và chế độ tín dụng.
*Chất lượng hoạt động tín dụng xét từ góc độ kinh tế- xã hội:
Tín dụng phục vụ sản xuất- kinh doanh tạo thêm công ăn việc làm, tăng
sản phẩm cho xã hội, giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tăng
trưởng tín dụng. CLTD nâng cao góp phần xoá bỏ hố ngăn cách giầu, nghèo
giữa các tầng lớp trong xã hội.
*Chất lượng hoạt động tín dụng xét từ góc độ Ngân hàng thương mại:
Tín dụng phải phù hợp với khả năng của NHTM, đảm bảo được sự cạnh
tranh trên thị trường, với nguyên tắc hoàn trả đúng hạn và có lãi.
Như vậy có thể rút ra nhận xét: Chất lượng tín dụng vừa cụ thể, vừa trừu
tượng, chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp, nó thể hiện năng lực của
một Ngân hàng trong quá trình cạnh tranh để tồn tại và phát triển trong nền
kinh tế thị trường. Chất lượng tín dụng là kết quả của một quy trình kết hợp
giữa những con người, giữa các tổ chức với nhau vì mục đích chung. Hiểu
đúng bản chất tín dụng, phân tích đánh giá đúng chất lượng tín dụng sẽ giúp
Ngân hàng có biện pháp quản lý thích hợp và hiệu quả.
1.2.3- Sự cần thiết nâng cao chất lượng tín dụng.
Trong những năm qua mặc dù hoạt động tín dụng đã góp phần đáng kể
trong việc đẩy lùi, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn dịnh giá
trị tiền tệ, nhưng những biện pháp tổ chức quản lý tín dụng theo cơ chế thị
trường ở nước ta chưa thật phù hợp với thời kỳ đổi mới. Thời kỳ công nghiệp
hoá hiện đại hoá đất nước, đòi hỏi hoạt động tín dụng phải là công cụ nhạy
bén của nhà nước trong việc quản lý và điều tiết các hoạt động kinh tế thị
trường trên mọi mặt, vì vậy việc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng là
một yêu cầu cấp thiết.
1.2.3.1- Chất lượng tín dụng đối với sự phát triển của nền kinh tế
-xã hội.
Khác với các doanh nghiệp khác, NHTM không trực tiếp tham gia vào
sản xuất và lưu thông hàng hoá nhưng nó góp phần phát triển kinh tế- xã hội

thông qua việc cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế, thực hiện chức năng
trung gian thanh toán và dịch vụ Ngân hàng.
Hoạt động tín dụng Ngân hàng là hoạt động “đi vay để cho vay”, do đó
chất lượng tín dụng chính là chất lượng của việc huy động vốn và sử dụng vốn.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá thì
nhu cầu về vốn, phương tiện giao dịch càng lớn. Do đó chất lượng tín dụng
Ngân hàng cần được quan tâm bởi một số lý do sau: Đảm bảo chất lượng tín
dụng là điều kiện để Ngân hàng làm tốt chức năng trung gian thanh toán, đẩy
nhanh tốc độ chu chuyển vốn trong nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu phát triển của
xã hội.
- Nâng cao chất lượng tín dụng thì việc cho vay phải thực hiện theo đúng
nguyên tắc: Ngân hàng phải kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. Thông
qua đó, Ngân hàng đã góp phần quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh
(SXKD) của đơn vị vay vốn và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, tăng thu nhập
cho nền kinh tế.
- Ở Việt Nam, nguồn vốn trong nước rất ổn định, thường xuyên và bền
vững, chi phí huy động thấp. Vì vậy, nâng cao CLTD sẽ đảm bảo huy động tối đa
nguồn vốn nhàn rỗi trong nước, đồng thời cung cấp lại cho nền kinh tế, góp
phần hạn chế việc vay nợ nước ngoài. Đây cũng là một trong những nguyên
nhân quan trọng giúp Việt Nam không rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế khu
vực năm 1999.
- Chất lượng tín dụng được nâng cao là cơ sở để Ngân hàng có thể cung
ứng cho nền kinh tế những nguồn vốn lớn với thời gian cung ứng dài. Đây là
yếu tố tối quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phục vụ cho
công cuộc CNH_HĐH đất nước.
- Đảm bảo CLTD thì việc đưa ra chính sách tín dụng phải phù hợp với sự
biến đổi của nền kinh tế trong từng thời kỳ.
Đặc biệt trong thời kỳ có lạm phát, bằng việc sử dụng công cụ lãi suất
linh hoạt, Ngân hàng đã góp phần tích cực trong quá trình ổn định tiền tệ,
kiềm chế lạm phát.

- Nâng cao CLTD sẽ đáp ứng được nhu cầu vốn cho mọi thành phần
kinh tế, mọi đối tượng trong xã hội. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, tập
trung vào CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn, tín dụng Ngân hàng đã góp phần
tháo gỡ khó khăn về vốn cho bà con nông dân, đầu tư vào hoạt động sản xuất
nông nghiệp, tạo công ăn việc làm và giảm nạn nghèo đói. Đã có nhiều hình
thức tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, cụ thể: Tín dụng xoá đói
giảm nghèo, Tín dụng Ngân hàng với vấn đề phát triển kinh tế trang trại,...
- Không chỉ góp phần phát triển kinh tế, nâng cao CLTD còn có vai trò
quan trọng trong giải quyết các vấn đề xã hội.
Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần tạo ra một động lực lớn đẩy
nhanh tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân...nhưng
cũng nảy sinh nhiều vấn đề xã hội lớn, như phân hoá giàu nghèo rõ nét hơn,
thất nghiệp ở tỷ lệ cao,.. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này
là có sự bất công trong khả năng tiếp cận và sử dụng các nguồn lực nhằm đem
lại thu nhập giữa các tầng lớp dân cư khác nhau. Tín dụng được sử dụng như
một giải pháp khắc phục nguyên nhân này, thông qua cơ chế tín dụng ưu tiên
và ưu đãi, tạo rạ công bằng trong việc sử dụng các nguồn lực.
1.2.3.2- CLTD đối với sự tồn tại và phát triển của bản thân các
NHTM.
NHTM là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng vì
mục tiêu lợi nhuận. Cũng như các doanh nghiệp khác, NHTM cũng cần phải
quan tâm tới chất lượng “sản phẩm” của doanh nghiệp mình. Vậy vì sao phải
nâng cao CLTD?
- Trước hết tín dụng là một “sản phẩm” của Ngân hàng, hoạt động tín
dụng là lĩnh vực chủ đạo, chiếm tỉ trọng từ 85%_95% doanh thu, vì vậy việc
đảm bảo CLTD là vấn đề có tính quyết định đến hiệu quả kinh doanh của
NHTM.
- Chất lượng sản phẩm của các loại hình doanh nghiệp khác ảnh hưởng
chủ yếu tới doanh nghiệp đó nhưng chất lượng “sản phẩm” của Ngân hàng
không chỉ ảnh hưởng đến bản thân Ngân hàng mà còn ảnh hưởng tới các đơn

vị liên quan với Ngân hàng. Do vậy nâng cao CLTD một mặt tăng hiệu quả hoạt
động kinh doanh của Ngân hàng, mặt khác còn tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp, cá nhân có quan hệ tín dụng với Ngân hàng phát triển SXKD. Ngược lại
chỉ khi đồng vốn sử dụng đem lại hiệu quả kinh tế thì người đi vay mới có khả
năng thanh toán đầy đủ, đúng hạn và đảm bảo hoạt động của Ngân hàng.
- Hoạt động trong nền kinh tế thị trường, với mạng lưới NHTM rộng
khắp trong cả nước thì cạnh tranh ngày càng gay gắt. Chính vì thế buộc các
Ngân hàng không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm của mình về cả quy
mô và chất lượng “sản phẩm”. Nhưng phát triển về quy mô luôn bị giới hạn bởi
một số yếu tố nhất định và điều quan trọng vẫn là nâng cao chất lượng. Chẳng
hạn trong việc huy động vốn, muốn mở rộng thì cũng bị ràng buộc bởi Vốn tự
có, nhưng việc nâng cao chất lượng vốn huy động thì không bị ràng buộc bởi
yếu tố nào và việc sử dụng vốn cũng vậy.

×