Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Khái niệm, nội dung của tài chính doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.09 KB, 3 trang )

KHÁI NIỆM, NỘI DUNG CỦA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn
của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường.
Hoạt động của doanh nghiệp cũng là quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính
hợp thành hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Trong quá trình đó làm phát sinh dòng tiền
vào, dòng tiền ra liên quan tới quá trình tạo lập, phân phối và chuyển hóa các quỹ tiền tệ của
doanh nghiệp.
Do vậy có thể khái niệm tài chính doanh nghiệp:
Về bản chất: Tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị nảy sinh gắn
liền với việc tạo lập, sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động của
doanh nghiệp.
Về mặt hình thức: Tài chính doanh nghiệp là các quỹ tiền tệ trong quá trình tạo lập, phân phối,
sử dụng và vận động gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp.
Nội dung tài chính doanh nghiệp có thể khái quát qua một số mặt hoạt động chính:
– Tham gia đánh giá lựa chọn các dự án đầu tư và kế hoạch kinh doanh dài hạn của doanh
nghiệp.
Các dự án đầu tư và kế hoạch kinh doanh dài hạn của doanh nghiệp được xây dựng trên cơ sở
các giả định của các yếu tố đầu vào, kết quả kinh doanh, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
… tuy nhiên, trên thực tế những yếu tố này hoàn toàn có thể thay đổi do tác động của các biến
cố chủ quan, khách quan của nền kinh tế do vậy kết quả thẩm định của dự án, kế hoạch kinh
doanh dài hạn của doanh nghiệp có thể sẽ không chính xác như dự kiến ban đầu.
Thời gian dự án càng dài, kế hoạch kinh doanh càng dài thì khả năng biến động của các yếu tố,
sự chính xác trong các giả định càng hạn chế dẫn tới khả năng biến động trong kết quả thẩm
định càng cao.


– Xác định nhu cầu vốn và tổ chức huy động vốn đáp ứng kịp thời, đầy đủ vốn cho các hoạt
động của doanh nghiệp.
Huy động vốn là một trong những quyết định tài chính chiến lược đảm bảo cho hoạt động của
doanh nghiệp được diễn ra một cách liên tục hơn thế góp phần tác động trực tiếp tới hiệu quả
kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận vốn chủ cũng rủi ro của doanh nghiệp.


Việc doanh nghiệp không huy động đủ vốn sẽ khiến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị
ngưng trệ, cơ cấu nguồn vốn không hợp lý như hệ số nợ quá cao khiến chi phí lãi vay tăng cao,
nhu cầu thanh toán gốc và lãi lớn tạo áp lực dòng tiền chi trả lớn … do các yếu tố như lãi suất,
cam kết đầu tư, dòng tiền của doanh nghiệp có sự biến động so với kế hoạch nên việc xác định
nhu cầu vốn cũng như tổ chức huy động vốn đáp ứng cho các hoạt động của doanh nghiệp luôn
tồn tại rủi ro.
– Sử dụng hiệu quả số vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu chi và đảm bảo khả năng
thanh toán của doanh nghiệp.
Hoạt động tài chính cần đảm bảo đồng vốn doang nghiệp huy động về sẽ được sử dụng hiệu
quả, tuy nhiên các hạn chế trong công tác nhập xuất hàng tồn kho, dữ trữ lượng tiền mặt quá
nhiều hay đề ra chính sách tín dụng thương mại không phù hợp … không những chỉ làm việc sử
dụng vốn của doanh nghiệp trở lên kém hiệu quả mà còn làm sụt giảm dòng tiền, tác động tới
khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
– Thực hiện phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp.
Phân phối lợi nhuận là một quyết định tài chính quan trọng không những liên quan tới lợi ích
của cổ đông mà còn liên quan tới tình hình tài chính của doanh nghiệp bởi quy mô và hình thức
phân phối lợi nhuận sẽ ảnh hưởng tới dòng tiền ra khỏi doanh nghiệp, quy mô lợi nhuận để lại
tái đầu tư. Việc trích lập các quỹ liên quan tới việc phân bổ nguồn lực của doanh nghiệp trong kế
hoạch dự phòng, triển khai các hoạt động kinh doanh.
– Kiểm soát thường xuyên tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Thông qua tình hình thu, chi tiền tệ hàng ngày, các báo cáo tài chính, tình hình thực hiện các chỉ
tiêu tài chính cho phép kiểm soát được tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Mặt khác, thông


qua việc thường xuyên đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp cho phép doanh nghiêp
nhận diện những điểm mạnh, điểm hạn chế trong hoạt động kinh doanh tác động tới hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp quá đó có sự điều chỉnh phù hợp trong hoạt động kinh doanh.
– Thực hiện kế hoạch hóa tài chính.
Hoạt động tài chính của doanh nghiệp cần được lên kế hoạch trước như kế hoạch kinh doanh
năm. Việc lập kế hoạch kinh doanh giúp doanh nghiệp chủ động trong các phương án huy động

vốn, đầu tư, phân phối lợi nhuận và cụ thể các phương án kinh doanh bằng các số liệu tài chính
qua đó có cơ sở để điều hành hoạt động kinh doanh một cách chủ động.



×