Tải bản đầy đủ (.pdf) (221 trang)

Giáo trình Lắp ráp và cài đặt máy tính CĐ Nghề Công Nghiệp Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.69 MB, 221 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
Chủ biên: Lê Văn Hùng
Đồng tác giả: Phạm Chu Quốc

GIÁO TRÌNH
LẮP RÁP V À CÀI ĐẶT MÁY TÍNH
(Lưu hành nội bộ)

Hà Nội năm 2012


Tuyên bố bản quyền
Giáo trình này sử dụng làm tài liệu giảng dạy nội bộ trong
trường cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội
Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội không sử
dụng và không cho phép bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào sử dụng
giáo trình này với mục đích kinh doanh.
Mọi trích dẫn, sử dụng giáo trình này với mục đích khác
hay ở nơi khác đều phải được sự đồng ý bằng văn bản của
trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội

1


Bài 1: Các thành phần cơ bản của máy tính
1. Giới thiệu
Máy vi tính đầu tiên ra đời vào 1981 do IBM đưa ra. Nó nhanh chóng chiếm
được thị trường. Máy vi tính bao gồm các phần sau:
- CPU
- Thiết bị vào
- Thiết bị ra


- Bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài.
Xét theo góc độ lắp ráp, các bộ phần trên được lắp nối thành khối xử lý trong
case máy tính và khối các thiết bị ngoại vi của một máy vi tính.

Các bộ phận nằm trong case máy tính
1. Bo mạch chủ (mainboard) gồm: CPU,

Các thiết bị ngoại vi
Bàn phím

RAM, bộ nhớ cache, ROM có chứa chương

Chuột

trình BIOS, các chip sets là các bộ điều

Máy in

khiển, các cổng nối I/O, bus, và các slot mở

Máy quét

rộng

Loa

2. Các loại ổ đĩa: Ổ đĩa mềm, Ổ đĩa cứng, Ổ
CD, DVD

Ổ đĩa cắm ngoài

Joy stick

3. Các mạch mở rộng: video card, network
card, card âm thanh, card modem ...

Modem
Máy vẽ
...

4. Nguồn và vỏ máy

Trong máy vi tính có thể chia gồm 2 phần:
Phần cứng: là chỉ phần thiết bị vật lý mà ta có thể sờ mó được.

2


Phần mềm: là chỉ phần chương trình chạy trong máy, thường gồm hai phần:
phần mềm hệ thống để chỉ hệ điều hành DOS, Windows; phần mềm ứng dụng để
chỉ các chương trình Word, Excel, Vietkey.
Khi lắp ráp hoặc sửa chữa máy vi tính ta phải tìm hiểu các bộ phận phần cứng, cài
đặt hệ thống qua BIOS và cài đặt máy: cài hệ điều hành và các ứng dụng.
2. Các thiết bị nội vi
2.1. Vỏ máy (case)
2.1.1. Form factor?
Là những chỉ dẫn mô tả một cách chính xác nhất và cơ bản về kích thước và
hình dạng của các thiết bị máy tính theo các tiêu chuẩn công nghiệp (tất nhiên chỉ
nói về máy tính, vì mỗi ngành lại có form factor riêng của mình). Đặc biệt áp dụng
cho các loại motherboard và các expansion card. Chính vì vậy các nhà sản khi đưa
ra các sản phẩm của mình đều tuân thủ một cách chặt chẽ và chính xác tuyệt đối

các tiêu chuẩn mô tả này. Vì vậy khi bạn độ case, modcase,… cũng nên dành chút
ít thời gian tìm hiểu về vấn đề này (đề phòng trường hợp làm xong không lắp được
thiết bị nào thì mất công).
2.1.2. Các chuẩn cho Motherboard và chuẩn mô tả vỏ máy
Tại sao lại dính dáng đến mainboard? Đơn giản vì các mô tả và chuẩn của vỏ
máy tính chủ yếu dựa trên các chuẩn kích thước của mainboard để sản xuất.Phần
này sẽ giới thiệu nhanh với bạn đọc các chuẩn phổ biến nhưng bạn đọc nên quan
tâm và chú ý nhất là 2 chuẩn ATX (hiện được sử dụng rộng rãi) và BTX (chuẩn
mới có thể sẽ phổ biến hơn ATX).
Một số loại case đã từng xuất hiện như:
- AT và Baby AT: Trước đây các loại mainboard được sử dụng trong các PC
chủ yếu là các loại có kích thước tương đối lớn (từ năm 1984 - theo chuẩn từ năm
IBM PC/XT chuẩn này quá cũ kỹ rôi` nên kô đề cập đến ở đây). Sau đó chuẩn AT
(Advance Technology) ra đời được sử dụng phổ biến cho thế hệ máy 386, 486. Tuy
nhiên sau một thời gian chuẩn AT cũng gặp một số vần đề về kích thước liên quan
3


đến các drive bay do kích thước còn tương đối lớn của mình và các nhà sản xuất
cho ra đời Baby AT kích thước giảm từ 12” xuống còn 8,5”. Và chuẩn Baby AT
nhanh chóng phổ biến do kích thước rất hợp lý của mình. Chuẩn AT và Baby AT
được sử dụng rộng rãi cho 2 thể loại vỏ máy Desktop và Tower. Ngoài ra cũng có
một vài biến thể của vỏ máy là LPX và mini LPX được sản xuất.
- Các loại chuẩn ATX: Trước khi ATX xuất hiện ông lớn Intel còn đưa ra
một chuẩn NPX thay thế cho chuẩn LPX. Thế nhưng thay đổi thực sự quan trọng
nhất đó là sự ra đời của tiêu chuẩn ATX cũng của Intel vào năm 1995 (được sử
dụng rộng rãi phổ biến cho đến nay và được nâng cấp liên tục) nó làm thay đổi
hoàn toàn các thiết kế các loại mainboard, vỏ máy tính ATX trở thành chuẩn công
nghiệp thay thế cho AT và AT Baby. Có được sự thành công như vậy là nhờ ATX
kế thừa được các ưu điểm nổi trội của chuẩn AT và bổ sung rất nhiều tính năng

nâng cấp mở rộng. ATX cũng là chuẩn có nhiều phiên bản thay đổi và nâng cấp
nhất đặc biệt ở phần I/O panel...
Dưới đây là môt số cỡ mainboard lớn nhất theo chuẩn ATX phổ biến:
+ Full ATX: có kích thước 19”x 9.6” (48.26 x 24.4cm)
+ Mini ATX: có kích thước 11.2”x 8.2” (28.45cm x 20.83cm)
+ Extended ATX: có kích thước 12”x 13” (30.48cm x 33.02cm)
+ WTX: chuẩn Workstation có kích thước 14”x 16.75” (35.56cm x 42.54cm)
+ microATX: có kích thước 9.6”x 9.6” (24.4cm x 24.4cm)
+ FlexATX: có kích thước 9”x 7.5” (22.86cm x 19.05cm)
Cũng có 2 chuẩn khác do Via Technology phát triển dựa trên nền tảng ATX:
+ Mini-ITX: do Via phát triển có kích thước 6.7”x6.7” ( 17cm x17cm)
+ Nano-ITX: do Via phát triển có kích thước 4.7”x4.7” ( 12cm x12cm)
- Chuẩn BTX - Balanced Technology Extended: Chuẩn mới này của Intel
đem lại 1 bộ mặt mới cho các mainboard và vỏ máy tính. Thiết kế mới giúp cho hệ
thống giải nhiệt tốt hơn rất nhiều bằng cách bố trí lại thành phần và vị trí các cụm
4


linh liện nhằm tối ưu các luồng khí giải nhiệt lan truyền trong thùng máy. Chuẩn
này ra đời giải quyết vấn đề lớn về nhiệt độ mà các bộ vi xử lý Pentium 4 của Intel
gặp phải. Ngoài ra đây cũng là chuẩn mới ra đời nhằm đáp ứng các chuẩn thiết bị
khác như USB2.0, SATA, PCI Express..
Hiện mới có 4 loại kích cỡ theo chuẩn mới BTX đều cùng dài 26.67cm
+ BTX: có kích thước 12.8”x 10.5” (32.512cm x 26.67cm)
+ microBTX: có kích thước 10.4”x 10.5” (26.416 x 26.67cm)
+ nanoBTX: có kích thước 8.8”x 10.5” (22.352cm x 26.67cm)
+ picoBTX: có kích thước 8”x 10.5” (20.32cm x 26.67cm)
CẤU TRÚC CƠ BẢN VÀ THÔNG SỐ KỸ THUẬT CHUẨN CASE ATX
Do hiện nay nhiều chuẩn thiết kế ko còn đc sử dụng hoặc ít sử dụng nên
phần bài viết này chỉ tập trung vào chuẩn ATX 2.x hiện nay đang được sử dụng

rộng rãi:
Có rất nhiều hãng chế tạo và sản xuất vỏ thùng máy dựa trên ATX Form
Factor để thiết kế nhưng mỗi hãng đều có những thay đổi nhỏ đặc thù riêng cho
phong cách thiết kế và tiện ích của mình. Nhưng tất cả các thông số kỹ thuật về
kích cỡ đều phải tuân thủ một cách chặt chẽ theo các mô tả trong ATX-FF. Khi chế
tạo các loại thùng máy này nhà sản xuất thường cho phép người dùng có thể gắn rất
nhiều loại kích cỡ mainboard. Nhìn vào sơ đồ khối bạn có thể thấy cơ bản cấu tạo
đơn giản của 1 thùng máy theo chuẩn ATX chia làm 4 phần:
+ Khu vực lắp nguồn: tất cả các bộ nguồn khi được thiết kế cũng phải tuân
thủ các tiêu chuẩn về kích thước của ATX. (khi chế tạo, hoặc modcase bạn hết sức
lưu ý đến vấn đề kích thước)
+ Các khe 5.25”: khe tiêu chuẩn dành để lắp các thiết bị có kích thước 5,25”
phổ thông như: CD, DVD, Function Panel..Nếu các khe này không được lắp các
thiết bị thì thông thường với các loại vỏ máy cao cấp sẽ được lắp đặt các hệ thống
quạt thông khí cho thùng máy. Tùy theo kích thước của vỏ case thông thường phải
5


có ít nhất là 4 khe 5,25”. Với một số nhà sản xuất có thể có đến 6 hoặc 10 khe 5,25
mới đáp ứng đủ nhu cầu lắp thêm các thiết bị của người sử dụng (nhất là mấy anh
em thích độ case rất khoái thể loại nhiều bay 5,25”)
+ Các khe 3.5”: khe tiêu chuẩn dành cho các thiết bị cỡ 35” phổ thông như:
HDD, FDD, ZIP..thông thường có từ 2 đến 6 khe trong 1 vỏ máy. Các khe cắm này
trong một số loại vỏ máy có thể chuyển đổi sang các khe 5,25”
+ Khu lắp đặt cho mainboard: là phần lắp đặt chính trong hệ thống máy tính
với tùy theo thiết kế có thùng vỏ máy sẽ sử dụng ốc vít hoặc các bộ gá đặc biệt để
gắn mainboard vào thùng máy.. Khu vực này bắt buộc các nhà sản xuất phải chế
tạo các điểm gá hoặc bắt vít tuyệt đối chính xác nếu không sẽ khó có thể lắp đặt
được mainboard.
Với những người thiết kế, làm hay độ vỏ máy tính bạn cần nắm rõ các lỗ bố

trí trên các loại mainboard cùng với kích thước chính xác tuyệt đối

PHÂN LOẠI KÍCH THƯỚC, KIỂU DÁNG, HÌNH THỨC VỎ MÁY
Nếu căn cứ vào hình dáng và kích thước bên ngoài thì có thể chia các loại
thùng máy tính thành 6 loại cơ bản. Với mỗi loại đều có những đặc điểm và phân
khúc thì trường phân chia tương đối rõ rệt.
+ Desktop:
Kiểu vỏ máy nằm thông thường có kích thước tầm trung trở xuống thích hợp
cho người dùng có không gian hẹp hoặc đơn giản là người dùng không thích kiểu
vỏ máy đứng. Tuy nhiên thị trường hiện nay của thể loại vỏ máy nằm ngang hiện
có tiềm năng rất lớn với sự xuất hiện một khái niệm mới là Multimedia Home PC
(máy tính tích hợp nhiều tính năng giải trí dựa trên các nền tảng Intel Viiv, Amd
Live!, Home Theater PC - HTPC). Những người chơi âm thanh hoặc chơi
multimedia cũng rất thích các mẫu case dạng này vì họ có thể dễ dàng phối ghép rất
phù hợp với các hệ thống giải trí hoặc các hệ thống âm thanh đang sẵn có. Với kích
6


thước nhỏ và gọn nên các desktop chủ yếu sử dụng phù hợp cho các hệ thống
mainboard tích hợp có diện tích nhỏ: microATX, flex ATX, miniATX... Một số
loại destop cỡ trung vẫn lắp được các loại mainboard ATX cỡ lớn hơn, nhưng đổi
lại người sử dụng thông thường sẽ bị hạn chế việc nâng cấp và bó hẹp không gian
trong thùng máy. Ngoài ra kiểu dáng vỏ desktop siêu nhỏ cũng là một thị trường rất
hứa hẹn với những mẫu vỏ được thiết kế hết sức tinh xảo với kích thước chỉ bằng
quyển sách học sinh chuyên sử dụng các loại mainboard all in one của Via:
miniITX và nanoITX. Tại Việt Nam để kiếm được những hệ thống như vậy là khá
khó khăn.
Thị trường hiện cũng có nhiều nhà sản xuất các loại vỏ máy desktop cao cấp
với rất nhiều tên tuổi khét tiếng với các mẫu thiết kế được đánh giá là có hi-end
trong đó có thể nêu vài cái tên tiêu biểu: SilverStone, Lian Li, CoolerMaster,

Thermaltake. Ngoài ra các nhà sản xuất tầm trung hoặc đại trà cũng có rất nhiều
các mẫu desktop để lựa chọn nhưng thông thường thì giá cả của các mẫu desktop
thường cao hơn so với các loại vỏ máy đứng.
+ Mini Tower & Barbone pc:
Thuộc phân khúc thị trường pc cỡ nhỏ các mẫu thùng máy mini tower với
những kích thước nhỏ gọn rất phù hợp với các công việc văn phòng hoặc với những
người dùng bình thường ko có nhiều diện tích bố trí máy. Nhóm vỏ máy này thông
thường chia làm 2 loại tương đối phổ biến dạng mini case có hình dáng như đại đa
số các mẫu tower khác nhưng kích thước không gian được thu gọn tối đa chủ yếu
lắp được các loại mainboard: microATX, miniATX, flexATX. Với loại vỏ case này
người dùng cũng có một số không gian vừa phải để tùy biến sắp xếp lắp đặt phần
cứng.
Ngoài ra 1 nhóm dạng thùng máy khác thuộc nhóm này rất phổ biến trên thị
trường thường đc các nhà sản xuất gọi là barbone (bán kém mainboard và một số

7


linh kiện phần cứng theo vỏ máy). Nhóm vỏ máy dạng này có kích thước cũng rất
nhỏ thông thường khả năng tùy biến là bị hạn chế tối đa.
Tower:
Là cỡ vỏ máy phổ thông và đại trà với kích cỡ vừa phải có thể lắp được các
loại mainboard: microATX, fullATX, eATX.. Đây là cỡ vỏ máy tính phổ thông nên
có rất nhiều kiểu dáng mẫu mã cũng như giá cả phù hợp đáp ứng tất cả mọi nhu cầu
của người tiêu dùng. Tuy nhiên với những hệ thống phần cứng cao cấp hiện nay và
với những linh kiện phần cứng tỏa nhiều nhiệt cỡ thùng máy này đã ko còn đáp ứng
được những yêu cầu giải nhiệt. Với những cỡ main fullATX và eATX khi lắp đặt
cho cỡ thùng máy này cũng rất khó khăn trong vì một số không gian bị vướng
không lắp đặt được.. Tuy nhiên vẫn còn nhiều mẫu vẫn được duy trì bán ra cho các
hệ thống máy tính bình dân

+ Mid Tower: Các mẫu cây mid tower có kích thước đủ rộng cho các hệ
thống phần cứng mới nhất: bạn có thể thoải mái chơi các hệ thống đồ họa kép hay
có thể lắp đặt những hệ thống làm mát đồ sộ một cách thoải mái mà không sợ thiếu
không gian. Mẫu kích thước này hiện nay là chuẩn mực kích thước cho thị trường
vỏ máy tính đại trà và tầm trung đáp ứng đầy đủ các yếu tố kỹ thuật về không gian
giải nhiệt cho các loại phần cứng mới. Tầm kích cỡ này của thùng máy hiện nay
được nhiều nhà sản xuất thiết kế đầu tư rất nhiều cho việc thiết kế về kiểu dáng từ
nội thất đến ngoại thất với mẫu mã và hình dạng rất phong phú. Ngay cả những sản
phẩm cho thị trường đại trà bình dân cũng có những mẫu mã được thiết kế rất tốt
đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của người tiêu dùng. Đây cũng là mẫu thùng máy
có kích thước lý tưởng với giá thành dễ dàng được chấp nhận mà những người mod
case thông thường sẽ lựa chọn.
+ Full Tower – Super Tower: Với kích thước thùng máy ngoại cỡ tất nhiên là
sẽ có cả một không gian cực lớn và thoải mái cho người có thể thoải mái muốn lắp
thêm hay mở rộng các thành phần phần cứng trong thùng máy. Thể loại thùng máy
8


cỡ này chủ yếu sản xuất cho thị trường cao cấp với giá thành rất cao ngay cả đối
với những hãng kô có tên tuổi. Giá thành cao luôn đi kèm với chất lượng hoàn hảo
của các sản phẩm ngoại cỡ này với những tính năng và tiện ích mà các thùng máy
cỡ nhỏ không thể cung cấp. Những thùng máy kiểu này luôn giành cho những
khách hàng có điều kiện lắp những dàn máy có cấu hình rất mạnh như workstation,
server, hay máy tính cực mạnh cho game thủ.. Đây cũng là thùng máy mà dân mod
case luôn muốn sở hữu, với những thiết kế thông minh và không gian rộng rãi là
mảnh đất mầu mỡ cho những nghệ sĩ mod case có thể dễ dàng tạo nên những tác
phẩm kinh điển mang cá tính riêng của họ.
CHẤT LIỆU CHẾ TẠO VỎ MÁY TÍNH
Chất liệu chế tạo vỏ máy là một yếu tố rất quan trọng, yếu tố này đóng góp
đáng kể ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và giá thành cơ bản của sản phẩm. Trong

ngành công nghiệp chế tạo vỏ máy tính thường thấy có 3 loại vật liệu hay được sử
dụng là: nhựa tổng hợp, thép, nhôm. Mỗi loại vật liệu kể trên đều có những ưu,
nhược điểm riêng thép thì cứng, rắn chắn giá thành thấp ( tùy theo độ dầy mỏng và
cách gia công – nhưng ở đây là nói chung..^_^) vì vậy vỏ máy chế tạo thừ thép có
giá cả rất cạnh tranh, thân máy cứng cáp, và độ ồn của các thùng máy chế tạo từ
thép thường là rất thấp. Nhưng nhược điểm của thép là nặng, dẫn nhiệt kém..và
chất liệu này nếu không được gia công cẩn thận thì khó lòng đem lại cho bạn một
sản phẩm ưng ý. Nhôm là chất là chất liệu rất phù hợp trong chế tạo vỏ máy tính
với những đặc tính nhẹ, mềm dẻo dẫn nhiệt tốt thế nhưng nhược điểm của nhôm là
giá thành cao và không được cứng cáp. Nhưng thông thường trong việc chế tạo vỏ
máy các nhà sản xuất thông thường đều sử dụng hợp kim của nhôm nhằm khắc
phục các yếu điểm dễ bị oxy hóa và làm cho chất liệu trở lên cứng cáp hơn. Hầu hết
khung thân chính của vỏ máy ( thợ Việt nam gọi là “Xát si”..) đều được làm từ thép
hoặc nhôm và sau đó các chi tiết khác được gia công bằng nhựa tổng hợp sự kết

9


hợp này nhằm cân bằng, khắc phục các nhược điểm của mỗi loại vật liệu và để đảm
bảo giá thành hạ nhất cho các sản phẩm..
Nhưng có thực sự là cứ thép thì cứng và nhôm thì yếu và mềm không.?.Và
vật liệu càng dầy thì càng chắc chắn.? Nhưng cũng không hoàn toàn là như vậy. Sự
chắc chắn, vững chãi và an toàn của sản phẩm còn phụ thuộc rất nhiều vào thiết kế
và các đường nét chi tiết gia công trong mỗi sản phẩm. Yếu tố và chất lượng thiết
kế đóng một vai trò quyết định trong vấn đề này, những yếu tố tinh tế này thường
thấy rõ trong các sản phẩm cao cấp với những cách xử lý cực kỳ đơn giản và thông
minh. Ví dụ: chi tiết đơn giản nhất và dễ nhận biết đó là các đường mép viền được
gấp cuộn vừa tránh được tổn thương đứt tay cho người dùng đồng thời tăng cường
được độ cứng cáp và chịu lực cho chi tiết lên gấp nhiều lần. Ngoài ra với các tính
toán kỹ lưỡng về kết cấu khi thiết kế các chi tiết của vỏ máy mỗi thành phần chi tiết

khi kết nối với nhau tạo nên khung chịu lực vững chãi cho toàn bộ khung máy
(những người modcase nên để ý để khi thay đổi các thành phẩn nếu không sẽ làm
ảnh hưởng xấu đến kết cấu vỏ máy nếu không cẩn thận xem xét). Vì vậy với những
thiết kế ổn định, được tính toán cẩn thận thì các sản phẩm vẫn đảm bảo được các
yêu cầu về độ an toàn, chắc chắn và có được lợi thế to lớn về giải quyết vấn đề
trọng lượng.
Ngoài những vật liệu phổ biến trên trong một số dòng sản phẩm đặc biệt cao
cấp nhiều nhà sản xuất còn đưa vào những loại vật liệu mới công nghệ cao và rất
đắt tiền: vật liệu từ sợi cácbon, Anodized Aluminum (vật liệu nhôm tổng hợp mới
với đặc tính cực nhẹ, bền sử dụng trong xây dựng và công nghệ chế tạo vỏ máy
bay, vỏ tầu vũ trụ). Và với những nghệ sỹ modcase họ còn sử dụng rất đa dạng các
loại vật liệu khác như: gỗ, thủy tinh, mica, inox...để chế tạo thùng máy
BÊN TRONG VỎ MÁY TÍNH

10


Nội thất bên trong của thùng máy tính, mỗi hãng sản xuất đều có những cách
bài trí và sắp đặt riêng nhưng tựu chung đều phải dựa trên những nguyên tắc hoặc
những tiêu chuẩn chung thỏa mãn các điều kiện cơ bản liệt kê dưới đây:
+ Đảm bảo tương thích tiêu chuẩn kích thước
+ Đảm bảo điều kiện giải nhiệt cho các thiết bị
+ Dễ dàng thuận tiện cho việc lắp đặt
+ Đảm bảo các tiêu chuẩn về độ ồn âm thanh
+ Thỏa mãn các điều kiện an toàn sử dụng và an toàn về điện
Với những loại thùng máy đặc biệt các nhà sản xuất luôn có những giải pháp
sáng tạo hay những giải pháp đắt tiền để tạo cho sản phẩm của mình những nét
riêng nhưng vẫn đảm bảo các yếu tố và nguyên tắc cơ bản nêu trên.
VẤN ĐỀ AIR COOLING VÀ THIẾT KẾ AIRFLOW CỦA CASE MÁY
TÍNH

Nếu bạn hiện đang sơ hữu 1 hệ thống phần cứng tương đối có cấu hình mạnh
thì chắc chắn hệ thống của bạn cũng sẽ có những vấn đề về nhiệt độ. Ngày nay
không chỉ có CPU là bộ phận chính tỏa nhiệt mà hầu hết các thiết bị phần cứng
máy tính đều tỏa nhiệt một cách mạnh mẽ: GPU, Mainboard, HDD, Memory,
Chipset, DVD.. với nhiều thiết bị công suất lớn như vậy được khiến thùng máy của
bạn chẳng khác gì một cái lò sấy. Bài toán giải nhiệt cho hệ thống máy tính luôn là
thách thức khó khăn nhưng không phải là không có lời giải đáp. Nhưng lời giải đáp
ấy hiệu quả đến đâu còn tùy thuộc vào sự lựa chọn và kinh nghiệm của bạn. Phần
bài viết dưới đây sẽ đem đến cho bạn một chút ít kinh nghiệm và những hiểu biết
cơ bản về làm hệ thống làm mát bằng không khí được thiết kế trong các thùng máy.
Hiểu một cách đơn giản nhất về làm mát bằng khí trong thùng máy là bằng
cách thiết kế hợp lý trong thùng máy tạo được các luồng khí di chuyển sao cho khối
không khí nóng được thay thế liên tục bằng khối khí mát hơn. Và cách hiệu quả
nhất là làm sao cho khối khí mát vào một chiều và đem khí nóng thoát ra chiều bên
11


kia. Nhìn hình minh họa dưới đây bạn có thể dễ dàng nhận thấy cơ chế và nguyên
lý làm việc hết sức đơn giản của cách làm mát này:
Theo một nguyên tắc vật lý rất đơn giản mà ai cũng biết không khí nóng bao
giờ cũng có xu hướng đi lên và các khối không khí lạnh thì luôn chìm xuống vì vậy
nhất thiết cách hiệu quả nhất là bạn nên lựa chọn luồng khí lạnh vào thùng máy
luôn là vị trí thấp nhất có thể (nếu như vị trí cao thì rất khó tạo được luồng khí).
Luồng khí này khi vào trong thùng máy sẽ được làm nóng khi tiếp xúc với các thiết
bị trong thùng máy và bay lên thoát ra ngoài tại vị trí thoát khí (lỗ thoát khí này vị
trí càng cao càng tốt)..
Để việc làm mát được hiệu quả và nhanh hơn các nhà sản xuất thường bố trí
thêm các hệ thống quạt làm mát đường kính lớn tạo luồng khí cưỡng bức luân
chuyển mạnh mẽ. Để hiệu quả nhất bạn cũng nên chú ý đến vị trí lắp đặt của các
quạt này và nhớ tìm phương án lọc bụi hiệu quả cho thùng máy vì khi làm mát

cưỡng bức ngoài khí mát thì quạt còn đem theo cả bụi vào máy của bạn..Ngoài ra
để đạt được lượng khí luôn chuyển tốt nhất bạn nên chú ý bó các loại cáp và dây
điện trong thùng máy một cách gọn nhất có thể..Nếu bạn có được luồng khí luân
chuyển tốt trong thùng máy ngoài các linh kiện được làm mát tốt, bạn cũng sẽ tránh
hoặc hạn chế được ảnh hưởng của hiện tượng giao thoa điện từ cho các thiết bị
phần cứng yếu
Với nhiều tiêu chuẩn như vậy, nhưng nhìn chung tất cả các loại vỏ máy dùng
để gá lắp các cấu kiện máy tính, bảo vệ máy và làm mát máy. Vỏ máy có dạng
đứng (tower) và nằm (desktop, thường có nguồn kèm theo nó phải phù hợp với yêu
cầu của mainboard, từ nguồn điện đến kích thước. Case có dáng vẻ công nghiệp
thích hợp.
Phía trước vỏ máy gồm: phím bật nguồn Power on, phím Reset, đèn power
và đèn HDD. Các khoang để lắp ổ đĩa mềm, đĩa cứng, CD …Phía sau case là ổ cắm
nguồn, quạt gió, các connector song song, nối tiếp, USB, các khe để cắm card mở
12


rộng, ổ cắm keyboard, chuột. Phía trong gồm khoang rộng để gá mainboard, các
khoang trên-sau để gá nguồn, các khoang trên-trước gá các ổ đĩa.

Hình 2.1.1- Mặt sau và mặt trước của Case dạng đứng.

Hình 2.1.2- Case nằm ngang.
2.2. Bộ Nguồn
Nguồn cung cấp cho máy vi tính là hộp kim loại, đầu vào là điện 220V hoặc
110V. Đầu ra là các nguồn khác nhau cung cấp cho MB và các ổ đĩa. Trong nguồn
có lắp quạt làm mát máy.

13



Nguồn máy PC hoạt động theo nguyên tắc switching nên gọn, nhẹ. Có hai
loại nguồn AT và ATX. Nguồn AT không điều khiển tắt được, không có điện
+3.3V cung cấp cho CPU. Nguồn ATX có thể tắt được bằng phần mềm và có
nguồn +3.3V cung cấp trực tiếp cho CPU. Nguồn ATX tiêu chuẩn có công suất
300W.

Hình2.2.1- Nguồn ATX quạt làm cánh bản rộng

14


Hình2.2.2- Nguồn ATX quạt làm cánh bản nhỏ
2.3. Bảng mạch chính (Mainboard)
Mainboard là bộ phận quan trọng nhất trong máy tính quyết định sự ổn định
và hiệu năng của hệ thống máy tính. Tất cả các thiết bị khác của máy tính được liên
lạc với nhau thông qua mainboard.
Trên mainboard có các khe cắm cho bộ xử lý, bộ nhớ RAM và các khe mở
rộng PCI, AGP, ISA.
Trên mainboard có chipset là các chip xử lý đặc biệt tích hợp rất nhiều chức
năng quan trọng của máy tính như bộ điều khiển bộ nhớ, bộ điều khiển các cổng
vào ra, bộ điều khiển giao tiếp với ổ cứng…
Một số chipset còn tích hợp cả các chức năng như bộ điều khiển đồ họa, bộ
xử lý âm thanh, bộ điều hợp mạng.v.v.

15


Hình 2.3- Bo mạch chính (Mainboard)
2.4. Bộ xử lý (CPU)

CPU viết tắt của chữ Central Processing Unit (tiếng Anh), tạm dịch là đơn vị
xử lí trung tâm. CPU có thể được xem như não bộ, một trong những phần tử cốt lõi
nhất của máy vi tính. Nhiệm vụ chính của CPU là xử lý các chương trình vi tính và
dữ kiện. CPU có nhiều kiểu dáng khác nhau. Ở hình thức đơn giản nhất, CPU là
một con chip với vài chục chân. Phức tạp hơn, CPU được ráp sẵn trong các bộ
mạch với hàng trăm con chip khác. CPU là một mạch xử lý dữ liệu theo chương
trình được thiết lập trước. Nó là một mạch tích hợp phức tạp gồm hàng triệu
transitor trên một bảng mạch nhỏ. Bộ xử lý trung tâm bao gồm Bộ điều khiển và
Bộ làm tính.
16


Bộ xử lý (processor) có chức năng thực hiện các phép tính toán. Các máy
tính cá nhân thông dụng thường sử dụng bộ xử lý của Intel hay AMD. Các bộ xử lý
ngày nay có tốc độ xử lý cao từ 2-3 GHz. Tập lệnh phong phú hơn đặc biệt là tập
lệnh cho xử lý đồ họa 3 chiều.

Hình 2.4.1- Bộ xử lý (CPU) của hãng Intel

Hình 2.4.2- Bộ xử lý (CPU) của hãng AMD
2.5. Bộ nhớ (RAM, ROM)
2.5.1- Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (RAM)

17


Hình 2.5.1.1- Bộ nhớ trong qua các thời kỳ
RAM (viết tắt từ Random Access Memory trong tiếng Anh) là một loại bộ
nhớ chính của máy tính. RAM được gọi là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên vì nó có đặc
tính: thời gian thực hiện thao tác đọc hoặc ghi đối với mỗi ô nhớ là như nhau, cho

dù đang ở bất kỳ vị trí nào trong bộ nhớ. Mỗi ô nhớ của RAM đều có một địa chỉ.
18


Thông thường, mỗi ô nhớ là một byte (8 bit); tuy nhiên hệ thống lại có thể đọc ra
hay ghi vào nhiều byte (2, 4, 8 byte).
RAM khác biệt với các thiết bị bộ nhớ tuần tự (sequential memory device)
chẳng hạn như các băng từ, đĩa; mà các loại thiết bị này bắt buộc máy tính phải di
chuyển cơ học một cách tuần tự để truy cập dữ liệu.
Bởi vì các chip RAM có thể đọc hay ghi dữ liệu nên thuật ngữ RAM cũng
được hiểu như là một bộ nhớ đọc-ghi (read/write memory), trái ngược với bộ nhớ
chỉ đọc ROM (read-only memory).
RAM thông thường được sử dụng cho bộ nhớ chính (main memory) trong
máy tính để lưu trữ các thông tin thay đổi, và các thông tin được sử dụng hiện hành.
Cũng có những thiết bị sử dụng một vài loại RAM như là một thiết bị lưu trữ thứ
cấp (secondary storage).
Thông tin lưu trên RAM chỉ là tạm thời, chúng sẽ mất đi khi mất nguồn
điện cung cấp.
Hiện nay còn phổ biến 2 loại bộ nhớ RAM cho máy tính là SDRAM và
DDRAM

Hình 2.5.1.2- Bộ nhớ SDRAM

Hình 2.5.1.3- Bộ nhớ DDRAM
2.5.2- Bộ nhớ trong (ROM)
Bộ nhớ chỉ đọc (tiếng Anh: Read-Only Memory - ROM) là một loại thiết bị
lưu trữ dùng trong máy tính và các thiết bị khác. Nó có tên như vậy vì không dễ để
19



ghi thông tin lên nó. Không giống như RAM, thông tin trên ROM vẫn được duy trì
dù nguồn điện cấp không còn.
ROM, theo đúng nghĩa, chỉ cho phép đọc dữ liệu từ chúng tuy nhiên tất cả
các loại ROM đều cho phép ghi dữ liệu ít nhất một lần, hoặc khi sản xuất lần đầu
hoặc trong bước lập trình. Một số loại ROM cho phép xóa và lập trình lại nhiều lần.

Hình 2.5.2- Bộ nhớ trong ROM
Các loại ROM
- D23128C PROM trên bo mạch ZX Spectrum
- PROM (Programmable Read-Only Memory): Được chế tạo bằng các mối
nối (cầu chì - có thể làm đứt bằng mạch điện). Nó thuộc dạng WORM (WriteOnce-Read-Many). Chương trình nằm trong PROM có thể lập trình được bằng
những thiết bị đặc biệt. Loại ROM này chỉ có thể lập trình được một lần.
- EPROM được chế tạo bằng nguyên tắc phân cực tĩnh điện. Cửa sổ nhỏ
dùng để xóa bằng tia cực tím.
- EPROM (Erasable Programmable Read-Only Memory): Được chế tạo
bằng nguyên tắc phân cực tĩnh điện. Loại ROM này có thể bị xóa bằng tia cực tím
và ghi lại thông qua thiết bị ghi EPROM.
- EAROM (Electrically Alterable Read-Only Memory): Loại ROM này có
thể thay đổi từng bit một lần. Tuy nhiên quá trình viết khá chậm và sử dụng điện
thế không chuẩn. Việc viết lại EAROM không được thực hiện thường xuyên.
20


- EEPROM (Electrically Erasable Programmable Read-Only Memory):
Được chế tạo bằng công nghệ bán dẫn. Nội dung của ROM này có thể viết vào và
xóa (bằng điện).
2.6. Bộ nhớ
2.6.1- Ổ cứng ( Hard dish drive (HDD))
Ổ đĩa cứng, hay còn gọi là ổ cứng (tiếng Anh: Hard Disk Drive, viết tắt:
HDD) là thiết bị dùng để lưu trữ dữ liệu trên bề mặt các tấm đĩa hình tròn phủ vật

liệu từ tính.
Ổ đĩa cứng là loại bộ nhớ "không thay đổi" (non-volatile), có nghĩa là chúng
không bị mất dữ liệu khi ngừng cung cấp nguồn điện cho chúng.
Ổ đĩa cứng là một thiết bị rất quan trọng trong hệ thống bởi chúng chứa dữ
liệu thành quả của một quá trình làm việc của những người sử dụng máy tính.
Những sự hư hỏng của các thiết bị khác trong hệ thống máy tính có thể sửa chữa
hoặc thay thế được, nhưng dữ liệu bị mất do yếu tố hư hỏng phần cứng của ổ đĩa
cứng thường rất khó lấy lại được.
Ổ đĩa cứng là một khối duy nhất, các đĩa cứng được lắp ráp cố định trong ổ
ngay từ khi sản xuất nên không thể thay thế được các "đĩa cứng" như với cách hiểu
như đối với ổ đĩa mềm hoặc ổ đĩa quang.
Ổ cứng là thiết bị cực kỳ quan trọng trong máy tính cá nhân. Ổ cứng lưu trữ
hệ điều hành, các chương trình ứng dụng và dữ liệu của người sử dụng máy. Khi bộ
nhớ vật lý (RAM) hết dung lượng, hệ điều hành còn sử dụng tệp tin tráo đổi trên ổ
cứng như một bộ nhớ ảo. Vì vậy ổ cứng có vai trò quyết định rất lớn đến tốc độ, sự
ổn định và an toàn dữ liệu cho người sử dụng.
Ổ đĩa cứng có dung lượng nhớ rất lớn và tốc độ đọc/ghi rất nhanh

21


Hình 2.6.1.1- Ổ đĩa cứng chuẩn ATA

Hình 2.6.1.2- Ổ đĩa cứng chuẩn SATA

Hình 2.6.1.3- Ổ đĩa di động
2.6.2- Đĩa mềm (FDD)
22



Đĩa mềm là thiết bị lưu trữ có dung lượng nhỏ ( 1.44 MB).
Tốc độ truy cập rất chậm so với đĩa cứng. Đĩa mềm thuận tiện cho việc di
chuyển các tài liệu kích thước nhỏ như các văn bản.

Hình 2.6.2- Đĩa mềm
2.6.3- Đĩa quang (CD/DVD):
Được sử dụng bằng công nghệ ánh sáng laser.
Dung lượng CD khoảng 600 – 800MB; DVD khoảng 4GB

Hình 2.6.3- Đĩa CD/DVD
2.7. Ổ CDROM
CDROM là thiết bị lưu trữ ngoài được sử dụng phổ biến nhất hiện nay vì có
dung lượng lưu trữ cao với giá thành thấp. CDROM thuận tiện cho việc di chuyển,
sao lưu dữ liệu cung như chương trình. Do giá cả của ổ ghi CD, ổ đọc CD và đĩa

23


CD đã giảm rất nhiều nên ổ CDROM được trang bị trên hầu hết máy tính cá nhân
hiện nay.
Ổ CDROM thông thường có tốc độ từ 40X – 56X. sử dụng đĩa CD có kích
thước 5 inch, dung lượng từ 640 MB – 800 MB. ổ CDROM kết nối với mainboard
bằng giao diện IDE và SATA

Hình 2.7- Ổ đĩa CDROM
2.8. Bo mạch mở rộng (VGA card, Sound card...)
2.8.1-VGA card
VGA card hay bộ điều khiển đồ họa là thiết bị điều khiển hoạt động hiển thị
trên màn hình của máy tính. Các bộ điều khiển đồ họa ngày trước thường ở dạng
card mở rộng cắm trên khe cắm PCI. Ngày nay các bộ điều khiển đồ họa thường

cắm trên khe cắm tốc độ cao AGP. Để giảm chi phí sản xuất máy tính, các bộ điều
khiển đồ họa còn được tích hợp vào hệ thống chipset trên mainboard.

Hình 2.8.1- Card VGA rời
24


×