Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

KHẢO SÁT DIỄN BIẾN HÀM LƯỢNG ĐẠM AMMONIA (TAN)THEO CHU KỲ NGÀY ĐÊM VÀ THEO THỜI GIAN NUÔI Ở CÁCAO CÁ TRA (Pangasianodon hypopthalmus) THÂM CANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (882.27 KB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

KHẢO SÁT DIỄN BIẾN HÀM LƯỢNG ĐẠM AMMONIA (TAN)
THEO CHU KỲ NGÀY ĐÊM VÀ THEO THỜI GIAN NUÔI Ở CÁC
AO CÁ TRA (Pangasianodon hypopthalmus) THÂM CANH

Mã số: : TNCS2011-34

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Phạm Quốc Nguyên


Cần Thơ, 12/2011

ii


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

KHẢO SÁT DIỄN BIẾN HÀM LƯỢNG ĐẠM AMMONIA (TAN)
THEO CHU KỲ NGÀY ĐÊM VÀ THEO THỜI GIAN NUÔI Ở CÁC
AO CÁ TRA (Pangasianodon hypopthalmus) THÂM CANH



Mã số: : TNCS2011-34

Xác nhận của trường Đại học Cần Thơ
(ký, họ tên, đóng dấu)

Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ tên)

Phạm Quốc Nguyên

iii


Cần Thơ, 12/2011

iv


Danh sách những thành viên tham gia nghiên cứu đề tài và đơn vị phối hợp chính

Danh sách những thành viên tham gia nghiên cứu đề tài
Họ và tên
Phạm Quốc Nguyên
Lê Hồng Y
TS. Nguyễn văn Công

Đơn vị công tác và lĩnh vực
chuyên môn
Nghiên cứu sinh ngành môi

trường đất và nước
Học viên cao học
Khoa Môi trường và TNTN

Nội dung nghiên cứu cụ thể
được giao
Quản lý chung
Thu mẫu phân tích, xử lý số liệu và
viết bài
Thu mẫu phân tích
Cố vấn

Đơn vị phối hợp chính
Tên đơn vị
trong và ngoài nước

Nội dung phối hợp nghiên cứu

v

Họ và tên người
đại diện đơn vị


MỤC LỤC
DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU Đề TÀI ................iii
MỤC LỤC...............................................................................................................................iv
DANH SÁCH HÌNH................................................................................................................v
DANH SÁCH BẢNG..............................................................................................................vi
TÓM LƯỢC..........................................................................................................................viii

ABSTRACT.............................................................................................................................ix
LỜI CẢM TẠ.........................................................................................................................xii
PHẦN I. MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
1.1 Tổng quan về cá Tra....................................................................................................................1
1.1.1 Phân loại.................................................................................................................................1
1.1.2 Đặc điểm hình thái..................................................................................................................1
1.1.3 Đặc điểm sinh trưởng và sinh sản..........................................................................................2
1.1.4 Đặc điểm phân bố...................................................................................................................2
1.2 Sơ lược tình hình nuôi cá Tra ở ĐBSCL...................................................................................2
1.2.1 Tình hình nuôi cá Tra ở ĐBSCL trong những năm gần đây...................................................2
1.2.2 Quy trình nuôi và quản lý nước, bùn đáy ao..........................................................................3
1.3 Các thông số môi trường trong ao nuôi cá Tra thâm canh....................................................7
1.4. Độc tính và các yếu tố ảnh hưởng độc tính TAN ở cá.........................................................15
1.4.1 Nguồn phát sinh....................................................................................................................15
1.4.2 Độc tính của TAN..................................................................................................................15
1.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến độc tính TAN..............................................................................16
1.4.4 Tiêu chuẩn của nồng độ Ammonia theo pH..........................................................................18
1.5 Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................................19
1.6 Mục tiêu.......................................................................................................................................19
1.7 Nội dung nghiên cứu..................................................................................................................20
1.8 Phương tiện và phương pháp nghiên cứu..............................................................................20
1.8.1 Địa điểm, thời gian nghiên cứu............................................................................................20
1.8.2 Phương tiện nghiên cứu........................................................................................................20
1.8.3 Phương pháp thu và phân tích mẫu tại các ao nuôi cá Tra thâm canh................................20
1.8.4 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu.....................................................................................22
1.8.5 Phương pháp xử lý số liệu....................................................................................................22
1.9 Đối tượng nghiên cứu................................................................................................................22
1.10 Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................................22
PHẦN II. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................................................23
2.1 Biến động các thông số môi trường trong ao nuôi cá Tra thâm canh................................23

2.1.1 Nhiệt độ.................................................................................................................................23
vi


2.1.2 pH.........................................................................................................................................28
2.2.3 DO.........................................................................................................................................32
2.1.4 TAN.......................................................................................................................................37
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................41
3.1 Kết luận.......................................................................................................................................41
3.2 Kiến nghị.....................................................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................42
PHỤ LỤC.................................................................................................................................50

vii


DANH SÁCH HÌNH
Hình 1.1 Cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus)..................................................................16
Hình 1.2 Năng suất cá Tra ở ĐBSCL từ 2003 – 2008.............................................................18
Hình 1.3 Quy trình nuôi cá Tra thâm canh..............................................................................20
Hình 1.4 Vị trí thu mẫu nước trên ao.......................................................................................37
Hình 2.1 Biến động Nhiệt độ theo chu kỳ ngày đêm ở đầu vụ................................................39
Hình 2.2 Biến động Nhiệt độ theo chu kỳ ngày đêm ở giữa vụ..............................................40
Hình 2.3 Biến động Nhiệt độ theo chu kỳ ngày đêm ở cuối vụ...............................................41
Hình 2.4 Biến động giá trị Nhiệt độ (0C) giữa tầng và vụ nuôi..............................................42
Hình 2.5 Biến động pH theo chu kỳ ngày đêm ở đầu vụ.........................................................44
Hình 2.6 Biến động pH theo chu kỳ ngày đêm ở giữa vụ.......................................................44
Hình 2.7 Biến động pH theo chu kỳ ngày đêm ở cuối vụ........................................................45
Hình 2.8 Biến động giá trị pH giữa tầng và vụ nuôi................................................................46
Hình 2.9 Biến động hàm lượng DO theo chu kỳ ngày đêm ở đầu vụ......................................48

Hình 2.10 Biến động hàm lượng DO theo chu kỳ ngày đêm ở giữa vụ..................................49
Hình 2.11 Biến động hàm lượng DO theo chu kỳ ngày đêm ở cuối vụ...................................50
Hình 2.12 Biến động giá trị DO (mg/L) giữa tầng và vụ nuôi................................................51

viii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1.1 Tỷ lệ NH3 theo pH và nhiệt độ................................................................................31
Bảng 1.2 Nồng độ tiêu chuẩn ammonia theo pH.....................................................................33
Bảng 1.3 Đặc điểm các ao khảo sát.........................................................................................35
Bảng 2.1 Kết quả phân tích phương sai các chỉ tiêu khảo sát theo tầng và thời gian nuôi......38

ix


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BNNPTNN

Bộ Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn

DO

Oxy hòa tan

ĐBSCL

Đồng Bằng Sông Cửu Long


ĐVT

Đơn vị tính

et al

Cộng tác viên

ha

Héc ta

LC50

Nồng độ gây chết 50% sinh vật thí nghiệm

NH3

Ammonia

NH4+

Ammonium

NO2-

Nitrite

NO3-


Nitrate

TAN

Tổng đạm amon

TCN

Tiêu Chuẩn Ngành

TD

Tầng Đáy

TG

Tầng Giữa

TM

Tầng Mặt

x


TÓM LƯỢC
Khảo sát diễn biến hàm lượng đạm Ammonia (TAN) theo chu kỳ ngày đêm và theo thời gian
nuôi ở các ao cá tra (Pangasianodon hypopthalmus) thâm canh. Được thực hiện ở 4 ao nuôi

cá Tra thâm canh, mẫu nước được thu ở 4 ao theo chu kỳ ngày đêm (3 giờ/lần) ở tầng

mặt, tầng giữa và tầng đáy vào đầu vụ, giữa vụ và cuối vụ . Nhiệt độ, pH, DO, TAN
trong ao nuôi đều khác biệt có ý nghĩa (P<0,05) theo thời gian nuôi. Riêng TAN không
khác biệt (P>0,05) theo độ sâu và chu kỳ ngày đêm. pH có xu hướng giảm dần theo thời
gian nuôi. DO trong ao (0,01 – 7,55mg/L) biến động lớn theo ngày đêm, độ sâu và thời
gian nuôi. Mặc dù TAN trong ao (0,3 – 9,19mg/L) cao hơn khuyến cáo nhiều lần. Nhìn
chung, chất lượng nước ao nuôi diễn biến theo chiều hướng xấu ở cuối vụ.
Từ khóa: Ao nuôi cá Tra thâm canh, TAN, diễn biến hàm lượng đạm vô cơ, chu
kỳ ngày đêm

xi


ABSTRACT
Dynamics

of

ammonia

nitrogen

in

intensive

catfish

ponds

(Pangasianodon


hypophthalmus). Water samples were collected following day-night cycle (3hrs/times) at
surface, middle and bottom on beginning, middle and end of culturing period. Water
temperature, pH, DO, TAN in ponds were significant difference (p<0.05) during
culturing period. TAN was not-significant difference (p>0.05) through water column and
day-night cycle. pH relatively decreased during the culturing period. DO fluctuation was
large (0.01 – 7.55mg/L) and significant difference with depth, day-night cycle and
culturing period. In addition, TAN in ponds water (0.3 – 9.19mg/L) was higher than the
recommended level. In general, water quality in the intensive catfish ponds tended to
deteriorate during culturing period.
Key words: Intensive catfish ponds, TAN, inorganic nitrogen dynamic, day – night
cycle.

xii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Đơn vị: KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TNTN

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: KHẢO SÁT DIỄN BIẾN HÀM LƯỢNG ĐẠM AMMONIA (TAN)
THEO CHU KỲ NGÀY ĐÊM VÀ THEO THỜI GIAN NUÔI Ở CÁC AO
CÁ TRA (Pangasianodon hypopthalmus) THÂM CANH
- Mã số:

TNCS2011-34

- Chủ nhiệm:


Phạm Quốc Nguyên

- Cơ quan:

Khoa Môi trường và TNTN-Trường Đại Học Cần Thơ

- Thời gian thực hiện: Từ tháng 05 /2011 đến tháng 12/2011
2. Mục tiêu: Xác định được diễn biến hàm lượng các dạng dạm trong nước ao nuôi cá tra thâm
canh theo chu kỳ ngày đêm, theo thời gian nuôi và theo các độ sâu ao nhằm làm
cơ sở cho quản lý ao nuôi và xử lý nước thải.

3. Tính mới và sáng tạo:
-

Động thái đạm (NH4+/NH3) trong ao nuôi cá tra thâm canh theo chu kỳ ngày đêm, theo
các độ sâu ao khác nhau và các giai đoạn nuôi

4. Kết quả nghiên cứu:
-

Động thái đạm (NH4+/NH3) trong ao nuôi cá tra thâm canh theo chu kỳ ngày đêm, theo
các độ sâu ao khác nhau và các giai đoạn nuôi

5. Sản phẩm:
- Báo cáo khoa học
+ Động thái đạm (NH4+/NH3) trong ao nuôi cá tra thâm canh theo thời gian;
+ Động thái đạm (NH4+/NH3) trong ao nuôi cá tra thâm canh theo chu kỳ ngày đêm;
+ Nồng độ đạm (TAN) và các yếu tố môi trường trong ao nuôi cá tra thâm canh theo
các độ sâu ao khác nhau.
6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng:

Tài liệu dự báo và tham khảo cho người nuôi cá tra nói chung và người dân nuôi cá tra ở
ĐBSCL nói riêng.
Ngày 15 tháng 12 năm 2011
Xác nhận của Trường Đại học Cần Thơ
Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ và tên, đóng dấu)
(ký, họ và tên)

Phạm Quốc Nguyên

xiii


INFORMATION ON RESEARCH RESULTS
1. General information:
Project title: Dynamics of ammonia nitrogen in intensive catfish ponds Pangasianodon
hypophthalmus

Code number: TNCS2011-34
Coordinator:

Phạm Quốc Nguyên

Implementing institution:

College of Enviroment & NR

Duration: from 05/2011 to 12/2011
2. Objective(s): Observing nutrients dynmanic in intensive catfish ponds during day-night
cycle, culturing period and through water columns in order to control and manage the water

quality and wastewater treatment of the ponds.

3. Creativeness and innovativeness:
Nutrients dynmanic in intensive catfish ponds during day-night cycle, culturing period and
through water columns

4. Research results:
Nutrients dynmanic in intensive catfish ponds during day-night cycle, culturing period and
through water columns

5. Products: scientific paper
+ Dynamics of NH4+/NH3 during the culturing period
+ Dynamics of NH4+/NH3 during day-night cycle
+ Dynamics of nitrogen (TAN) through the water columns
6. Effects, technology transfer means and applicability:
Useful knowledge for water quality control and wastewater management of the intensive
catfish culturing in the Mekong delta.

xiv


LỜI CẢM TẠ
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại Học Cần Thơ, thầy cô khoa Môi
Trường & TNTN đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu.
Xin kính gửi đến Tiến sĩ Nguyễn Văn Công và PGS.TS. Trương Quốc Phú lời cảm
ơn chân thành và sâu sắc nhất.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các các em lớp Cao học Khoa học Môi trường
K16, các em lớp môi trường K31 và các hộ nuôi cá Tra thâm canh thuộc hợp tác xã Thới
An, phường Phước Thới, quận Ô Môn, Thành phố Cần Thơ đã nhiệt tình hỗ trợ và giúp

đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Một lần nữa, tôi chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp luôn luôn
động viên chia sẽ giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi có thể hoàn thành đề tài
này.

Xin chân thành cảm ơn!

xv


PHẦN I. MỞ ĐẦU
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan về cá Tra
1.1.1 Phân loại
Cá Tra thuộc nhóm cá da trơn, được phân loại như sau (Tyson Robert & Vidthayanon,
1991)
Ngành: Chordata
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Siluriformes
Họ: Pangasiidae
Giống: Pangasius
Loài: Pangasianodon hypophthalmus
1.1.2 Đặc điểm hình thái
Cá Tra là cá da trơn không có vẩy,
có thân dài, dẹp ngang, đầu nhỏ vừa
phải, mắt tương đối to, miệng rộng,
có 2 đôi râu dài, vây lưng và vây
ngực có gai cứng, mang răng cưa
mặt sau. Lưng màu xám đen, thân


Hình 1.1 Cá Tra (Pangasianodon)
ypophthalmus)
lưng và vây bụng xám đen, cuối vây đuôi hơi đỏ.
có màu xám nhạt, bụng hơi bạc, vây

Cá Tra có miệng rộng, hàm có nhiều răng mọc thành dãy, cơ quan tiêu hóa có dạ dày
to, ruột ngắn nên cá có tính ăn tạp.

1


Các chỉ tiêu phân biệt họ Pangasidae với các họ khác gồm những cá thể có kích thước
lớn, con trưởng thành dài từ 20cm đến 3m tuỳ thuộc loài, đa số các loài đều đạt kích
thước từ 50cm trở lên (Robert & Vidthayanon, 1991).
1.1.3 Đặc điểm sinh trưởng và sinh sản
Cá Tra sống ở những vùng nước ấm nhiệt độ thích hợp là 26 – 32 0C, cá sống ở tầng
nước mặt và hoạt động mạnh ở cả tầng nước mặt, tầng giữa và tầng đáy trong ao. Cá
Tra có tốc độ sinh trưởng rất nhanh, còn nhỏ cá tăng nhanh về chiều dài. Cá ương
trong ao sau 2 tháng đã đạt chiều dài 10 – 12cm (14 – 15g). Từ khoảng 2,5 kg trở đi,
tăng trọng lượng nhanh hơn so với tăng chiều dài cơ thể.
Cá Tra đực thành thục ở tuổi thứ 2 và ở tuổi thứ 3 trở lên ở con cái. Cá Tra không có
cơ quan sinh dục phụ nên khó phân biệt giới tính. Mùa vụ thành thục của cá trong tự
nhiên bắt đầu từ tháng 5 – 6 (Dương lịch). Trong sinh sản nhân tạo thì người ta có thể
nuôi thành thục sớm và cho đẻ sớm hơn trong tự nhiên (tháng 3) (Phạm Văn Khánh,
2003).
1.1.4 Đặc điểm phân bố
Cá Tra là một loài cá nuôi truyền thống trong ao của người dân các tỉnh ĐBSCL.
Ngoài tự nhiên, cá sống ở lưu vực sông Mêkông (Thái lan, Lào, Campuchia và Việt
Nam). Cá sống chủ yếu trong nước ngọt, có thể sống được ở vùng nước lợ (7 - 10‰),
có thể chịu đựng được nước phèn (pH >5), dễ chết ở nhiệt độ dưới 15 0C và chịu nóng

tới 390C. Cá Tra có số lượng hồng cầu trong máu nhiều hơn các loài cá khác. Cá có cơ
quan hô hấp khí trời nên chịu đựng được môi trường nước thiếu oxy hoà tan, nhiều
chất hữu cơ, ao tù nước đọng và có thể nuôi với mật độ rất cao là 50 con/m 2 ở điều
kiện ao và 90 – 120 con/m2 trong điều kiện nuôi bè (Nguyễn Thanh Phương et al.,
2004).

2


1.2 Sơ lược tình hình nuôi cá Tra ở ĐBSCL
1.2.1 Tình hình nuôi cá Tra ở ĐBSCL trong những năm gần đây
Trong vài thập niên trở lại đây, nghề nuôi cá Tra được ưu tiên và đặc biệt là nuôi cá
trong ao đang chiếm ưu thế vì liên quan đến tốc độ tăng trưởng nhanh, chất lượng thịt
tốt nên có thể xuất khẩu sang nhiều thị trường trên thế giới (Phuong & Oanh, 2009).
Đến giữa tháng 8 năm 2009, diện tích nuôi cá Tra của 9 tỉnh ĐBSCL là 5.154ha, tăng
597ha so với cùng kỳ năm 2008; tập trung nhiều nhất ở 3 tỉnh thành là: Đồng Tháp, An
Giang và Cần Thơ, chiếm khoảng 70,3% diện tích thả nuôi toàn vùng, sản lượng cá
Tra thu hoạch toàn vùng là 457.000 tấn, gấp 8,2 lần so với đầu năm, sản lượng cá thu
hoạch trong 8 tháng đầu năm tăng liên tục với mức tăng bình quân là 13,5%/tháng.
Sản phẩm cá Tra (cá thịt trắng) ở Việt Nam đã trở thành những sản phẩm có giá phù
hợp với các quốc gia phương tây. Nghề nuôi cá Tra ở Việt Nam nói chung và ĐBSCL
nói riêng được xem là hệ thống nuôi thủy sản phổ biến và hiệu quả so với các hệ thống
nuôi thủy sản khác. Hơn 90% sản phẩm từ cá Tra được chế biến và xuất khẩu trên 100
quốc gia (Nguyen, 2007; Wilkinson, 2008; Phuong & Oanh, 2009).

Hình 1.2 Năng suất cá Tra ở ĐBSCL từ 2003 – 2008
Sản phẩm từ cá Tra ở ĐBSCL cũng tăng liên tục trong những năm gần đây. Theo số
liệu của Dung (2008) và MARD (2009) cho thấy năng suất cá Tra ở ĐBSCL gia tăng
liên tục từ năm 2003 – 2008 (Hình 1.2). Đặc biệt là giai đoạn năm 2005 – 2006 năng
3



suất từ 375 ngàn tấn tăng đến 825 ngàn tấn ở năm 2006 và tiếp tục tăng ở những năm
tiếp theo.
1.2.2 Quy trình nuôi và quản lý nước, bùn đáy ao
 Quy trình nuôi
Theo kết quả khảo sát của Anh et al., 2010 thì quy trình nuôi cá Tra của các hộ dân
trong khu vực ĐBSCL bao gồm 3 giai đoạn chính (Hình 1.3). Ở giai đoạn chuẩn bị
(giai đoạn I), ao nuôi được tháo cạn nước, dọn sạch cỏ và rong tảo dưới đáy và xung
quanh bờ bao của ao, nạo vét bùn và rãi một lớp vôi dưới đáy ao với lượng 10 – 15kg
Ca(OH)2/100m2 để điều chỉnh pH và tiêu diệt mầm bệnh. Sau đó, ao được phơi từ 2 –
3 ngày nhằm để tiêu diệt hết các mầm bệnh còn sót lại nhờ tia tử ngoại trước khi bơm
nước trở lại từ kênh hoặc sông gần nhất.

4


Xây dựng ao
Giai đoạn
chuẩn bị (I)

Xử lý ao
Cho nước vào
Chuẩn bị và thả giống
Cho ăn và chăm sóc

Giai đoạn
nuôi (II)
Thay nước


Bơm bùn định kỳ

Thu hoạch
Giai đoạn thu
hoạch (III)
Ao trống

Hình 1.3 Quy trình nuôi cá Tra thâm canh
Trong giai đoạn nuôi (giai đoạn II), thông thường ao được thả nuôi với mật độ từ 20 –
40 con/m2 (Hao, 2007). Cá được cho ăn trong suốt giai đoạn nuôi (trung bình là 5
tháng), có 2 loại thức ăn chính được sử dụng là thức ăn công nghiệp và thức ăn tự chế.
Thức ăn tự chế là nguyên nhân gây ô nhiễm nước và phát sinh lượng bùn thải nhiều
hơn so với thức ăn viên do đòi hỏi số lượng sử dụng nhiều hơn so với thức ăn viên
trong cùng tỷ lệ tăng trưởng trên cá và do sự khác nhau về ẩm độ. Theo kết quả nghiên
cứu của Cao Van Phung & Bell (2009) thì các ao nuôi bằng thức ăn viên có trị số N
hữu dụng và tổng P cao hơn so với thức ăn tự chế do thức ăn viên có hàm lượng dinh
5


dưỡng đậm đặc hơn nhưng nồng độ nitrite và nitrate trong ao nuôi bằng thức ăn viên
có giá trị thấp hơn.
Người nuôi sử dụng kháng sinh khi cá có dấu hiệu nhiễm bệnh. Vitamin và kháng sinh
được sử dụng khá rộng rãi ở hầu hết các hộ nuôi cá bằng phương pháp trộn vào thức
ăn hoặc hòa trực tiếp vào nước ao. Các loại kháng sinh thường được sử dụng để điều
trị bệnh đường tiêu hóa cho cá Tra như Amoxyciline, Cotrin, Penicillin, Kanamycine,
Oxamet, Tetracyllin và hầu hết nông dân sử dụng kháng sinh theo đúng liều khuyến
cáo. Bên cạnh đó, để xử lý nước ao nuôi thì gần 50% các hộ nuôi khảo sát ở Cần Thơ
và An Giang sử dụng Vikong, BKC, Bioca, Yucca, Aquapure, Prawbac và một số chất
khác (Cao Van Phung & Bell R.W, 2009).
Theo kinh nghiệm của người nuôi thì ao nuôi thay nước thường xuyên sẽ làm tăng tốc

độ tăng trưởng và chất lượng thịt tốt hơn. Thịt cá trắng hơn và dễ dàng xuất khẩu sang
các thị trường khó tính. Lượng nước thay khoảng 20% lượng nước trong ao trong suốt
khoảng thời gian từ 3 – 4 tháng đầu và khoảng 40% ở giai đoạn 2 – 3 tháng cuối (Anh
& Mai, 2009). Bên cạnh đó, bùn đáy ao bao gồm thức ăn dư thừa, vật chất lơ lửng, tảo
và đất được bơm ra ngoài 2 tháng 1 lần khi chiều dày lớp bùn lên cao hơn 20cm (Anh
et al., 2010).
Giai đoạn thu hoạch (giai đoạn III) bắt đầu sau 6 tháng nuôi, khi đó trọng lượng cá đạt
khoảng 1,0 – 1,2kg/con. Sau khi thu hoạch cá thì một lượng lớn nước thải và bùn thải
từ ao nuôi được thải ra môi trường. Sau giai đoạn thu hoạch thì ao được tháo cạn nước
và chuẩn bị bước vào vụ nuôi tiếp theo (Anh et al., 2010).
 Quản lý nước, bùn thải ao nuôi
Nghề nuôi cá Tra ở ĐBSCL sử dụng một lượng nước rất lớn được cung cấp từ Sông
Mêkong, việc quản lý môi trường nước của mô hình nuôi cá Tra phụ thuộc rất lớn vào
nước sông. Theo kết quả nghiên cứu của Lam et al., (2009) thì 80% các hộ nuôi lấy
nước trực tiếp từ sông Hậu hoặc sông Tiền hay những nhánh sông phụ. Kết quả nghiên
cứu cho thấy nuôi cá da trơn thâm canh làm cho môi trường nước xung quanh giàu
6


chất dinh dưỡng và có nguy cơ bị ô nhiễm. Thức ăn dư thừa và phân cá làm cho hàm
lượng chất dinh dưỡng và vật chất hữu cơ lơ lửng trong nước tăng vì thế nhu cầu oxy
sinh học và ô nhiễm môi trường tăng (Muir, 1992).
Nuôi cá Tra sinh ra chất thải rất lớn, hằng ngày lượng nước thay khoảng 30% tổng
lượng nước trong ao. Lượng nước thải này chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao (Lê
Bảo Ngọc, 2004; Huỳnh Trường Giang et al, 2008).
Lượng bùn đáy ao phát sinh khá lớn trong quy trình nuôi cá Tra. Bùn đáy ao tích lũy
dưới đáy và được bơm thải ra bên ngoài cứ mỗi 2 tháng/lần trong suốt chu kỳ nuôi cá
và sau thu hoạch. Ước tính lượng bùn thải ra môi trường bên ngoài là 8.000 m 3/ha/vụ
(Anh et al., 2010). Độ dày lớp bùn đáy ao gia tăng theo thời gian nuôi. Sau 2 tháng
nuôi lớp bùn dày khoảng 7cm và những tháng tiếp theo bùn đáy tích tụ tăng bình quân

khoảng 10cm/tháng (Phạm Quốc Nguyên, 2008).
1.3 Các thông số môi trường trong ao nuôi cá Tra thâm canh
Hoạt động nuôi cá tra sinh ra chất thải khá lớn, hằng ngày lượng nước thay khoảng
30% tổng lượng nước trong ao. Lượng nước thải này chứa hàm lượng chất dinh dưỡng
cao (Lê Bảo Ngọc, 2004; Huỳnh Trường Giang và ctv, 2008). Các thông số ô nhiễm
đặc trưng trong ao nuôi cá Tra thâm canh bao gồm: pH, nhiệt độ, DO, TSS, COD,
BOD, TAN, TN, TP, N-NO2- và H2S. Đây cũng là những chỉ tiêu được theo dõi thường
xuyên diễn biến chất lượng nước trong ao nuôi theo thời gian. Lượng chất thải trong
ao nuôi phụ thuộc vào số lượng và chất lượng thức ăn sử dụng (Cowey and Cho, 1991
được trích dẫn bởi Nguyễn Hữu Lộc, 2009).
Nhiệt độ
Theo Lê Văn Khoa (1995) nhiệt độ nước tăng dẫn đến sự suy giảm hàm lượng
oxy hòa tan (DO) và gia tăng nhu cầu oxy của cá lên gấp 02 lần, nhiệt độ nước tăng
còn xúc tiến sự phát triển của các sinh vật phù du.
Đối với nhiệt độ trong môi trường ao nuôi cá Tra thâm canh dao động trong
khoảng 26,79 – 32,03 0C (Nguyễn Hữu Lộc, 2009). Nhưng theo kết quả khảo sát của
Bạch Thị Quỳnh Mai và ctv (2005) trên 3 ao nuôi cá tra thâm canh cho thấy nhiệt độ
7


trong ao 1 biến động không nhiều, khoảng 28,7 - 30,8 0C trong 6 tháng nuôi, ở ao 2 và
ao 3 biến động nhiệt độ lần lượt là 28,6 - 34,0 và 28,5 - 33,5 0C. Chênh lệch nhiệt độ
nước trung bình giữa sáng và chiều trong các ao trong khoảng 1,0 - 2,00C.
Nhiệt độ trung bình ở các ao nuôi vào các mùa biến động từ 30–31,10C. Kết quả
thống kê cho thấy vào mùa khô nhiệt độ thấp hơn mùa mưa và các thời điểm giao mùa
(P<0,05). Nhiệt độ trong các ao nuôi vào mùa mưa khác biệt không có ý nghĩa so với
các thời điểm giao mùa (P>0,05) nhưng khác biệt có ý nghĩa đối với mùa khô. Điều
này có thể thấy rằng vào mùa khô, do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ
ao nuôi thường giảm thấp (27,00C). Tuy nhiên, sự biến động nhiệt độ nước không chỉ
phụ thuộc vào thời tiết mà còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác như: độ sâu của

ao, cường độ trao đổi nước, thời điểm quan trắc trong ngày... (Huỳnh Trường Giang và
ctv , 2008)
Theo tiêu chuẩn ngành 28 TCN 213 – 2004 – Quy trình kỹ thuật nuôi cá tra
thâm canh thì giá trị nhiệt độ thích hợp cho ao nuôi thủy sản được quy định từ 26 –
300C.
pH
pH có ý nghĩa quan trọng về mặc môi sinh, và có ảnh hưởng đến các hoạt động
sinh học trong nước. Cá Tra có thể sống trong môi trường có pH rất thấp, khoảng 4.
Do đó, ảnh hưởng của pH, nhất là pH thấp lên cá tra nuôi rất ít xảy ra. (Dương Thúy
Yên, 2003)
Theo Bạch Thị Quỳnh Mai và ctv (2005) thì kết quả đo pH trên 3 ao nuôi cá tra
thâm canh tại Vĩnh Long nằm trong giới hạn thích hợp cho cá phát triển. Trong 6 tháng
nuôi pH ao 1 biến động trong khoảng 6,7-7,6. Giá trị pH đo được ở ao 2 và ao 3 lần
lượt là 6,9-7,3 và 6,7-7,4 trong 11 tháng nuôi. pH của nước trong ao vào buổi sáng và
buổi chiều chênh lệch khoảng 0,2.
Kết quả nghiên cứu của Cao Văn Thích (2008) trên các ao nuôi cá tra thâm
canh ở TP.Cần Thơ cho thấy giá trị pH trung bình là 7,9 phù hợp cho sự phát triển của
cá.

8


Theo nghiên cứu của Huỳnh Trường Giang và ctv (2008) trong ao nuôi cá tra
thâm canh ở An Giang thì pH dao động trong khoảng 6-9 (ao nước ngọt) và 8-9 (ao
nước lợ) và có sự biến động theo ngày đêm bởi quá trình quang hợp và hô hấp của
phiêu sinh thực vật. Trong các ao cá khỏe biến động khá lớn và cao hơn đáng kể
(P<0,05) so với các ao cá bệnh. Tại một số ao nuôi, pH tăng khá cao (>9,0). Ngoài ra ở
một số thời điểm khác pH đo được có giá trị <7,0 vì thế pH có thể sẽ rất thấp vào lúc
sáng sớm do vậy ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cá.
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Dung (2001) cho thấy pH

trong các ao nuôi cá tra thâm canh tại An Giang chỉ dao động từ 6,5–7,0, trong khi đó
pH đo được từ nghiên cứu của Lê Bảo Ngọc (2004) biến động từ 8,06–8,12. Qua đây
cho thấy sự thâm canh hóa ngày tăng càng cao, mật độ thả nuôi ngày càng cao, thức ăn
cung cấp tăng dần theo năng suất thì sự tích tụ về dinh dưỡng đã làm cho tảo phát triển
mạnh trong ao và làm tăng pH (Huỳnh Trường Giang và ctv , 2008)
Trị số pH đo được ở các ao nghiên cứu cho thấy sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê giữa các mùa (P>0,05) dao động từ 7,54-7,74. Trong điều kiện ao nuôi, pH
sẽ biến động nhiều tùy vào sự phát triển của tảo được kích thích bởi lượng chất dinh
dưỡng từ quá trình cho ăn và quá trình thay nước (điều kiện chăm sóc) (Huỳnh Trường
Giang và ctv , 2008). Theo Nguyễn Hữu Lộc (2009) nghiên cứu trên các ao cá tra
thâm canh với những qui mô khác nhau cho thấy pH dao động 6,3-8,79 và không có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các hệ thống ao nuôi (p>0,05).
Theo kết quả khảo sát trên các ao nuôi cá trê lai thì sự biến động giá trị pH
không chênh lệch lớn giữa các thời điểm thu mẫu trong 24 giờ, pH dao động từ 6,49
đến 6,81 (Phan Trung Hiếu, 2009)
Oxy hoà tan (DO)
DO là chỉ tiêu cơ bản giữ vai trò quan trọng trong hệ sinh thái sông, hồ. Nồng
độ DO phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như quá trình khuếch tán oxy qua bề mặt, quá
trình hô hấp, quang hợp của thực vật, thực vật lơ lửng, thực vật đáy, quá trình phân
hủy chất hữu cơ của vi sinh vật. Theo kết quả khảo sát trên 3 ao nuôi cá tra thâm canh
tại Vĩnh Long cho thấy giá trị trung bình của DO đo tại ao 1 vào buổi sáng sớm biến
9


động trong khoảng1,1-2,5mg/L trong 6 tháng nuôi. Trong 11 tháng nuôi, ôxy hoà tan
trong ao 2 khoảng 1,9 -3,3mg/L; hàm lượng DO trong ao 3 là 1,3 - 2,5 mg/L. Sục khí
đáy liên tục ở mức 22 - 24 giờ/ngày trong những tháng cuối kỳ nuôi thì DO đo được
không thấp hơn 1,9 mg/L. (Bạch Thị Quỳnh Mai và ctv , 2005)
Cá Tra có cơ quan hô hấp phụ và còn có thể hô hấp bằng bóng khí và da nên
chịu đựng được môi trường nước thiếu oxy hoà tan, nhiều chất hữu cơ, ao tù nước

đọng và có thể nuôi với mật độ rất cao (50 con/m 2), nuôi bè thì lên tới 90 – 120 con/m 2
(Thái Mỹ Anh, 2006).
Kết quả phân tích của Huỳnh Trường Giang (2008) trên các ao nuôi cá tra thâm
canh ở An Giang thì hàm lượng BOD trong các ao nuôi cá tra dao động rất lớn từ 1,923 mg/L, DO dao động từ 0,44- 15,9 mg/L, kết quả nghiên cứu của Cao Văn Thích
(2008) ở các ao nuôi cá tra thâm canh ở TP.Cần Thơ cho thấy DO dao động 4,0-5,1
mg/L. Theo Dương Thúy Yên (2003) thì DO thích hợp cho nuôi cá tra ao là trên 2
mg/L.
Nhìn chung hàm lượng oxy hòa tan ở các ao nghiên cứu biến động rất lớn qua
các đợt thu mẫu. Hàm lượng oxy hòa tan trong các ao cá khỏe dao động từ 0,44–15,9
mg/L và trong các ao cá bệnh là 0,7–12,1 mg/L. Trong một số đợt thu mẫu hàm lượng
oxy giảm rất thấp (<1,0 mg/L). Kết quả nghiên cứu của Dương Thuý Yên (2003) thì cá
tra có khả năng sống được trong môi trường có hàm lượng oxy <2 mg/L. Kết quả
thống kê cho thấy hàm lượng oxy hòa tan trong các ao cá khỏe và ao cá bệnh khác biệt
không ý nghĩa (P>0,05). Hàm lượng oxy hòa tan trong các ao nuôi vào mùa mưa cao
hơn các mùa khác (P<0,05) (Huỳnh Trường Giang và ctv , 2008)
Kết quả khảo sát nguồn nước ở các ao nuôi cá tra thuộc các huyện Hồng Ngự,
Tam Nông, Thanh Bình, Lai Vung, Lấp Vò, Cao Lãnh của Sở Tài Nguyên- Môi
Trường Đồng Tháp cho thấy tất cả các chỉ tiêu đều vượt ngưỡng cho phép gấp nhiều
lần so với tiêu chuẩn nước nuôi thủy sản phụ lục 1, 2 của thông tư 45/2010/TTBNNPTNT. Cụ thể hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước (SS) tất cả đều vượt từ

20mg/L - hơn 200mg/L. Riêng lượng oxy hòa tan (DO) ở tất cả ao nuôi đều không đạt,
thậm chí ở nhiều ao lượng oxy hòa tan trong ao nhiều nơi chỉ đạt 1,6mg/L trong khi
10


×