Tải bản đầy đủ (.pdf) (286 trang)

Giáo trình Kỹ năng thi hành án dân sự (Phần nghiệp vụ): Phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.85 MB, 286 trang )

HỌC VIỆN T ư PHÁP
TS. LÊ THU HÀ (Chủ biên)
HVTP

IIIII
IIII

H i III

1

II

PM37511

r

GIÁO TRÌNH

KỸ NÂNG
THI HÀNH ÂN
DÂN Sự
(PHẦN NGHIỆP VỤ)
TÁI BẢN có SỬA CHỮA, Bổ SUNG

NHÀ XUẤT BẢN Tư PHÁP


MÃ SÒ: TPG/K - 12 - 10

638-2012/CXB/06-210/TP




HỌC VIỆN Tư PHÁP


«

TS. LẺ THU HÀ (C hủ b iê n )

GIÁO TRÌNH

KỸ NĂNG
THI HÀNH ÁN
DÂN Sự
(PHẨN NGHIỆP VỤ)
TÁI BẢN CÓ SỬA CHỮA, Bổ SUNG

NHÀ XUẤT BẢN T ư PHÁP
HÀ NỘI -2012


I. CHỦ BIÊN:
TS. Lê Thu Hà
II. TẬP THỂ TÁC GIÀ:
CN. Phạm Quang Dũng
ThS. Lê Thị Kim Dung
ThS. Lê Thị Hương Giang
ThS. Nguyễn Thị Hương Giang
CN. Trần V iết Hải
CN. Nguyễn Bích Hạnh

TS. Bùi Thị Huyền
CN. Nguyễn Văn Lạng
ThS. Bùi Nguyễn Phương Lê
ThS. Lại Thị Bích Ngà
ThS. Cao Thị Kim T rinh
TS. Trần Thanh Phương
ThS. Nguyễn Thị Phíp
ThS. Bùi Công Quang
ThS. Lê Anh Tuấn

4


LỜI GIỚI THIỆU
Sau hai năm phát hành, cuốn Giáo trìn h Kỹ năng th i hành án
dân sự được xuất bản vào tháng 5/2010 đã nhận được những phản
hồi tích cực từ học viên các lớp đào tạo nghiệp vụ th i hành án, các
giảng viên tham gia giảng dạy và đặc biệt là các Chấp hành viên
từ các cơ quan th i hành án ở các địa phương và những người làm
công tác nghiên cứu. Tuy nhiên, do được biên soạn vào thời điểm
Luật Thi hành án dân sự năm 2008 mối có hiệu lực pháp luật, hệ
thống văn bản hướng dẫn th i hành chưa đầy đủ nên nhiều nội
dung trong cuốn Giáo trình vẫn còn sử dụng một sô văn bản hướng
dẫn th i hành theo Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004. Để
đảm bảo châ't lượng của cuốn Giáo trình, trong lần tá i bản này,
Học viện Tư pháp đã tiến hành chỉnh sửa một số chương có liên
quan trực tiếp đến sự thay đổi của văn bản hướng dẫn th i hành
Luật Thi hành án dân sự.
Giáo trìn h Kỹ năng th i hành án dân sự tá i bản tiếp tục được
in làm hai tập. Tập I là phần chung và tập II là phần nghiệp vụ.

Học viện Tư pháp xin trân trong giới thiệu cùng bạn đọc.

H à N ộ i, th á n g 10 n ă m 2012
HỌC V IỆ N T Ư P H Á P

5



MỤC LỤC

L ờ i g iớ i th iệ u

Chương 1
PHÂN T ÍC H BẢN ÁN,
QƯYÊT Đ ỊN H CỦA TÒ A ÁN

17

I. Nhận thức chung về bản án, quyết định được th i hành

17

II. Kỹ năng phân tích bản án, quyết định của Tòa

án

26

III. Kết quả của việc phân tích bản án, quyết định của

Tòa án

32

Chương 2
NHẬN BẢN ÁN, QUYẾT Đ ỊN H ,
N H ẬN ĐƠN YÊU CẨư T H I H ANH ÁN,
RA QUYẾT Đ ỊN H T H I H ÀNH ÁN

36

I. Nhận bản án, quyết cạnh, nhận đơn yêu cảu th i
hành án
II. Ra quyết định th i hành án

58

Chương 3
THÔNG BÁO VỂ T H I H ÀNH ÁN
I. M ột sô vấn đề chung

85
35

7


II. Văn bản thông báo

89


III. Đối tượng được nhận thông báo

93

IV. Thòi hạn thực hiện thông báo

96

V. Hình thức thông báo

97

V I. Thực hiện thông báo về th i hành án trong một số
trường hợp cụ thể

108

V II. Nghĩa vụ, trách nhiệm và vấn đề xử lý vi phạm
thông báo về th i hành án

127

V III. Chi phí thông báo về th i hành án

128

Chương 4
XÁC M IN H Đ IỂ U K IỆ N T H I H ÀN H ÁN


132

I. Những vấn đề chung về xác minh tro rg th i hành án
dân sự

132

II. Kỹ năng chung về xác m inh điều kiện th i hành án

144

III. Kỹ năng xác m inh trong một số trường hợp cụ thể

150

Chương 5
T ự NGUYÊN V À TH Ỏ A TH U Ậ N T H I H ÀN H ÁN
#



#

167

I. Tự nguyện th i hành án

167

II. Thỏa thuận trong th i hành án


177

III. Những yêu cầu đối vói Chấp hành viên trong việc
áp dụng biện pháp tự nguyện th i hành án, thỏa thuận th i
hành án

185

Chương 6
CÁC B IỆ N PH ÁP BẢO Đ Ả M T H I H À N H ÁN
I. Một sô" vấn đề chung về biện pháp bảo đảm

8

191
291


II. Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp bảo đảm thi
hành án

200

Chương 7
B IỆ N PHÁP CƯỠNG CHẾ T H I H À N H ÁN

214

I. Một sô vấn đề chung về cưỡng chê th i hành án


214

II. Trình tự, thủ tục và thực hiện cưỡng chê th i hành án

220

Chương 8
G IAO NHẬN, BẢO QUẢN, x ử LÝ V Ậ T CHỨNG,
T À I SẢN TRONG T H I HÀNH Á N D ÂN s ự
I. Một ร(ว vấn đề chung

238
238

II. Giao nhận vật chứng, tà i sản trong th i hành án
dân sự

240

III. Bảo quản vật chứng, tà i sản trong th i hành án
dân sự

245

IV. Xử lý vật chứng, tài sản

254

Chương 9

UỶ THÁC T H I HÀNH ÁN DÂN s ự


268

I. Nguyên tắc ủy thác th i hành án dân sự

268

II. Ưỷ thác trong một số trường hợp đặc biệt

273

III. Phân loại uỷ thác th i hành án dân sự

275

IV. Thẩm quyền ra Quyết định uỷ thác th i hành án
dân sự
V. Trình tự, thủ tục uỷ thác th i hành án dân sự

278
279

9


Chương 10
HOÃN, TẠ M Đ ÌN H C H Ỉ, Đ ÌN H C H Ỉ,
TR Ả ĐƠN YÊU CẦU T H I HÀN H ÁN DÂN s ự


287

I. Hoãn th i hành án

287

II. Tạm đình chỉ th i hành án

298

III. Đình chỉ th i hành án

302

IV. Trả đơn yêu cầu th i hành án

310

Chương 11
SOẠN TH ẢO VĂN BẢN
TRONG T H I H ÀN H ÁN DÂN s ự
I. Một số vấn đề chung
II. Kỹ năng soạn thảo văn bản th i hành

316
3 16

ándân sự


328

Chương 12
K Ế T TH ÚC T H I HÀN H ÁN

348

I. Khái niệm, ý nghĩa của kết thúc th i hành án

348

II. Các trường hợp kết thúc th i hành án

350

III. Thủ tục kết thúc việc th i hành án

357

Chương 13
CƯỠNG CHẾ T H I H ÀN H N G H ỈA v ụ t r ả T IE N
BẰNG B IỆ N PHÁP K H Ấ U TR Ừ T IE N
TRONG T À I KH O ẢN ; TH Ư H ổ i, x ử LÝ T IE N ,
G IẤ Y TỜ CÓ G IÁ CỦA NGƯỜI P H Ả I T H I HÀNH Á N
I. M ột số vấn đề chung
II. Trình tự, thủ tục cưỡng chế th i hành án

10

364

2(54


III. Một sô" lưu ý khi áp dụng biện pháp cưỡng chế

378

Chương 14
CƯỠNG CHẾ T H I HÀNH ÁN
BẰNG B IỆ N PHÁP TRỪ VÀO TH Ư N H ẬP
CỦA NGƯỜI P H Ả I T H I H À N H ÁN

381

I. Điều kiện áp dụng biện pháp cưỡng chê trừ vào thu
nhập của người phải th i hành án

381

II. Nguyên tắc áp dụng biện pháp trừ vào thu nhập của
người phải th i hành án

382

III. Các loại thu nhập của ngươi phải th i hành án

384

IV. Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp trừ vào thu
nhập của người phải th i hành án


387

Chương 15
CƯỠNG CHẾ BẰNG B IỆ N PH ÁP KÊ B IÊ N ,
X Ử LÝ T À I SẢN CỦA NGƯỜI P H Ả I T H I HÀNH ÁN,
KÊ CẢ T À I SẢN ĐANG DO NG ƯỜI TH Ứ BA G IỬ

396

I. Kê biên

396

II. Định giá tài sản kê biên

434

III. Xử lý tà i sản kê biên

447

Chương 16
CƯỠNG CHẺ T H I HÀNH N G H ĨA v ụ
BUỘC CHUYỂN G IAO VẬT,
CHUYỂN GIAO QUYỂN T À I SẢN, G IÂ Y TỜ

475

I. Cưỡng chê th i hành nghĩa vụ giao trả vật


476

II. Cưỡng chê th i hành nghĩa vụ trả nhà, giao nhà

490

III. Cưỡng chê trả giấy tò

501

11


IV. Cưỡng chê th i hành nghĩa vụ chuyển giao quyền sử
dụng đất

502

Chương 17
CƯỠNG CHÊ T H I H ÀN H N G H ĨA v u•
BUÔC
• THƯC
# H IÊ• N HOĂC
• KHÔNG Đươc
THƯC
• H IÊ«N CÔNG V IẺ•C N H Ấ T Đ IN H





513

I. Một sô" vấn đề chung

513

II. Trình tự, thủ tục cưỡng chê th i hành án

518

III. Một sô điểm cần chú ý

528

Chương 18
KỸ NẢNG T H I HÀNH QUYẾT Đ ỊN H
ÁP DƯNG B IÊ N PHÁP K H Ẩ N CẤP TA M T H Ờ I
CỦA TÒ A ÁN

531

I. M ột số vấn đề chung về th i hành quyết định áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thòi của Tòa án

532

II. Trình tự, thủ tục th i hành quyết định áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thòi của Tòa án


537

III. Thủ tục th i hành quyết định thay đổi, áp dụng bổ
sung biện pháp khẩn cấp tạm thòi

546

IV. Thủ tục đình chỉ th i hành quyết định áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời

548

V. Chi phí th i hành quyết định áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời

550

#

12






Chương 19
T H I H ÀNH ÁN PHÁ SẢN

554


I. Một sô" vấn đề chung liên quan đến th i hành các
quyết định về phá sản

554

II. Kỹ năng thực hiện các công việc kh i tham gia việc
phá sản

561

Chương 20
T H I HÀNH PHẦN T À I SẢN TRONG BẢN ÁN,
QUYẾT Đ ỊN H H À N H C H ÍN H CỦA TÒ A ÁN

581

I. Một sô" đặc điểm của th i hành phần tà i sản trong bản
án, quyết định hành chính

581

II. Kỹ năng th i hành cụ thể

586

Chương 21
T H I H ÀN H ÁN LAO ĐỘNG

595


I. Một số vấn đề chung về th i hành án lao động

595

II. Kỹ năng th i hành cụ thể

603

Chương 22
T H I HÀNH ÁN K IN H DOANH, THƯƠNG M Ạ I

616

I. Đặc thù của th i hành án kinh doanh, thương mại

616

II. Kỹ năng th i hành cụ thể

618

Chương 23
T H I HÀNH ÁN HÔN N H ÂN V À G IA Đ ÌN H
I.
gia đình

634

Đặc điểm chung của việc th i hành án hôn nhân và

634

13


II. Kỹ năng thi hành cụ thể

636

Chương 24
T H I H ÀNH ÁN TH Ừ A K Ế

646

I. Những vấn đề chung

646

II. Kỹ năng th i hành cụ thể

658

Chương 25
T H I HÀNH ÁN PHẦN T IE N , t à i s ả n
TRONG BẢN ÁN , QUYẾT đ ịn h h ì n h s ự

668

I. Một sô vấn đế chung về th i hành án phần tiền, tài
sản trong bản án, quyết định hình sự


669

II. Kỹ năng th i hành án phần tiền, tà i sản trong bản
án, quyết định hình sự

679

Chương 26
T H I HÀNH ÁN L IÊ N QUAN Đ ẾN T À I SẢN
ĐANG CẦM CỐ, TH Ể CHẤP, BẢO LÃ N H

689

I. Trường hợp bản án, quyết định tuyên việc xử lý tài
sản cầm ๙), thê chấp, bảo lãnh để bảo đảm nghĩa vụ th i
hành án

689

II. Trường hợp trong quá trìn h th i hành án phát hiện
tà i sản phải th i hành án đang bị cầm cô", thế chấp, bảo lãnh

694

Chương 27
T H I HÀNH ÁN L IÊ N QUAN Đ Ế N T À I SẢN
L À QUYỂN SỞ HỮU T R Í TU Ệ

701


I.
Một sô" vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ trong th i hành
án dân sự
701

14


II. Kỹ năng thi hành cụ thể

704

Chương 28
T H I H ÀN H BẢN ÁN, QUYẾT Đ ỊN H
CÓ YỂU TỐ NƯỚC NG O ÀI

723

I. Một sô" vấn đề chung

723

II. Kỹ năng th i hành cụ thể

725

III. Thực hiện uỷ thác tư pháp về th i hành án

733


IV. Xử lý một sô" trường hợp th i hành bản án, quyết
định có yếu tô nước ngoài

739

15


BÀNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
THA

Thi hành án

ƯBND

ủ y ban nhân dân

BTP

Bộ Tư pháp

MTTQ

M ặt trận Tổ quốc

THADS

Thi hành án dân sự


XHCN

Xã hội chủ nghĩa

VKS

Viện kiểm sát

TNHH

Trách nhiêm hữu han



Nghị định

CP

Chính phủ

BLTTHS

Bộ lu ậ t Tô' tụng hình sự



Quyết định

CMND


Chứng minh nhân dân

ƯBTVQH

ủ y ban thường vụ Quỗc hội





V

รเ

16


Chương 1
PHÂN TÍCH BẢN ÁN,
QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

I. NHẬN THỨC CHUNG VỂ BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH Được THI HÀNH
1. Khái niệm bản án, quyết định được thi hành
Quá trình bảo vệ quyển và lợi ích hợp pháp về dân sự của các
chủ thể được trả i qua hai giai đoạn, bao gồm xét xử, giải quyết
tranh chấp và th i hành án. Trong giai đoạn xét xử, giải quyết
tranh chấp, nhiệm vụ của Tòa án, Trọng tài, Hội đồng xử lý vụ việc
cạnh tranh là xác định sự thật khách quan của vụ việc, khôi phục
lạ i các quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Kết thúc giai đoạn xét xử, giải quyết tranh châp, Tòa án, Trọng tài,

Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh mới chỉ đưa ra những phán
quyết về nội dung vụ việc, xác định các quyền và nghĩa vụ của các
bên. Chỉ khi các phán quyết của Tòa án, Trọng tài, Hội đồng xử lý
vụ việc cạnh tranh được thực th i đầy đủ trong cuộc sống thì quyền
và lợi ích hợp pháp của các chủ thê mới được bảo vệ thực sự. Theo
quy định của pháp luật, các bản án, quyết định của Tòa án, Trọng
tài, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có thể được th i hành theo ba
thủ tục th i hành án khác nhau. Đó là th i hành án hình sự, th i
hành án dân sự và th i hành án hành chính. Theo Điều 1 và Điều 2
Luật Thi hành án dân sự, những bản án, quyết định được th i hành
theo thủ tục th i hành án dân sự bao gồm:
Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nhân dân là những
bản án, quyết định của Tòa án được giải quyết theo thủ tục tô" tụng
dân sự, bao gồm:
HỌC VIỆN TƯ PHÁP

THƠVÍỆN
PHGNSJftftH..........’ ........

17


Giáo trình Kỹ nâng thi hành án dân sự - Phần Nghiệp vụ

+ Bản án, quyết định vê dân sự của Tòa án nhân dân là những
bản án, quyết định do Tòa án tuyên khi giải quyết các tranh chấp
dân sự và các vêu cầu dân sự quy định tạ i Điều 25, Điều 26 Bộ luật
Tô" tụng dân sự;
+ Bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nhân
dân là những bản án, quyết định do Tòa án tuyên khi giải quyết

các tranh chấp hôn nhân và gia đình, các yêu cầu hôn nhân và gia
đình quy định tại Điều 27, Điều 28 Bộ luật Tô" tụng dân sự;
+ Bản án, quyết định về kinh doanh, thương mại của Tòa án
nhân dân là những bản án, quyết định do Tòa án tuyên khi giải
quyết các tranh chấp về kinh doanh, thương mại và các yêu cầu về
kinh doanh, thương mại quy định tạ i Điều 29, Điều 30 Bộ lu ật Tô
tụng dân sự;
+ Bản án, quyết định về lao động của Tòa án nhân dân là
những bản án, quyết định do Tòa án tuyên khi giải quyết các tranh
chấp về lao động và các yêu cầu về lao động quy định tạ i Điều 31,
Điều 32 Bộ luật Tô' tụng dân sự;
- Các quyết định về dân sự, phạt tiền, tịch thu tà i sản, xử lý
vật chứng, tài sản, tru y thu tiền, tà i sản thu lợi bất chính, án phí
trong bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hình sự;
- Các quyết định về tà i sản, quyền tài sản trong bản ấĩ\, quyết
định của Tòa án về hành chính. Các quyết định đó có thể là quyết
định buộc tháo dỡ công trìn h xây dựng trá i phép đối với nhà ở, công
trình kiến trúc kiên cô", quyết định tịch thu tà i sản, nhận người lao
động trở lạ i làm việc, trưng dụng, trưng mua tài sản, án phí...;
- Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh là quyết định của Hội đồng
xử lý vụ việc cạnh tranh giải quyết các tranh chấp theo Điều 39 Luật
Cạnh tranh mà sau 30 ngày kể từ ngày có hiệu lực pháp luật đương
sự không tự nguyện thi hành, không khởi kiện tại Tòa án;
- Quyết định của Trọng tà i thương mại Việt Nam là quyết định
do trọng tà i Việt Nam tuyên về việc giải quyết tranh chấp phát

18


Chương 1. Phản tích bản án, quyết định của Tòa án


sinh từ các quan hệ pháp luật thương mại. Theo quy định của pháp
luật th i hành án Việt Nam, quyết định của trọng tài thương mại
V iệt Nam được bảo đảm th i hành giống như các bản án, quyết định
dân sự khác của Tòa án Việt Nam;
Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nưốc ngoài, quyết định
của trọng tài nước ngoài được Tòa án Việt Nam công nhận và cho
th i hành tạ i Việt Nam. Theo khoản 1 Điều 342 của Bộ luật Tô"tụng
dân sự V iệt Nam, thì:

Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài là bản án,
quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương
mại, lao động, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình
sự, hành chính của Tòa án nước ngoài và bản án, quyết định khác
của Tòa án nước ngoài mà theo pháp luật của Việt Nam được coi
là bản án, quyết định dân sự.
Không phải mọi bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước
ngoài đều có thể được công nhận và cho th i hành tại Việt Nam. Tòa
án có thẩm quyền của Việt Nam chỉ xem xét công nhận và cho th i
hành tạ i V iệt Nam các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước
ngoài trong các trường hợp sau:
+ Bản án, quyết định dân sự của Tòa án của nước mà Việt
Nam và nước đó đã ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế trong đó
có quv định việc công nhận và cho th i hành bản án, quyết định
dân sự của Tòa án mỗi nưóc đã ký kết. Như vậy, hiện nay Tòa án
V iệt Nam chỉ xem xét công nhận và cho th i hành tạ i V iệt Nam
bản án, quyết định dân sự của Tòa án các nưóc đã ký kết với Việt
Nam hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, hôn nhân
và gia đình, hình sự...;
+ Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài được pháp

luật Việt Nam quy định công nhận và cho th i hành. Cho đến nay,
Nhà nước V iệt Nam chưa có văn bản nào quy định cho phép công

19


Giáo trình Kỹ năng thi hành án dản sự - Phần Nghiệp vụ

nhận và cho th i hành tạ i V iệt Nam bản án, quyết định dân sự của
Tòa án nước ngoài mà nưốc đó và Việt Nam chưa ký kết hoặc tham
gia điểu ưóc quốc tê về vấn đề này. Trên thực tế, ngoài việc xét
công nhận và th i hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án của
những nước mà Việt Nam đã ký kết hiệp định tương trợ tư pháp
về vấn đề này, thì cho đến nay, Tòa án Việt Nam đã gặp những trở
ngại trước các trường hợp khác, điều đó đã làm ảnh hưởng đến
quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam ở nưóc ngoài. Để
khắc phục tình trạng này, khoản 3 Điều 343 Bộ lu ật Tô tụng dân
sự đã bổ sung thêm “nguyên tắc có đ i có lạ i” . Theo đó, bản án,
quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài cũng có thể được Tòa án
V iệt Nam xem xét công nhận và cho th i hành tạ i V iệt Nam trên cơ
sở có đi có lạ i mà không đòi hỏi điều kiện V iệt Nam và nước đó phải
ký kết hoặc gia nhập điều ưốc quốc tê về vấn đề đó. Đây chính là
cơ sở pháp lý cho việc công nhận bản án, quyết định dân sự của
những nước chưa ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp với V iệt Nam.
Còn quyết định của trọng tà i nước ngoài là quyết định được
tuyên ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc trong lãnh thổ V iệt Nam của
trọng tà i nước ngoài do các bên thoả thuận lựa chọn để giải quyết
tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp lu ật kinh doanh, thương
mại, lao động. Theo khoản 2, 3 Điều 343 Bộ lu ậ t Tô" tụng dân sự,
thì việc công nhận và cho th i hành tạ i V iệt Nam quyết định của

trọng tài nước ngoài được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc sau:
+ Tòa án có thẩm quyền của V iệt Nam chỉ xem xét công nhận
và cho th i hành tạ i V iệt Nam quyết định của trọng tà i nước ngoài,
trong trường hợp quyết định đó được tuyên tạ i nước hoặc của trọng
tà i của nước mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc
tế về vấn đề này. Xuất phát từ ý nghĩa của phương thức giải quyết
tranh chấp bằng con đưòng trọng tài, ngày 10/6/1958 tạ i New
York, Ưỷ ban lu ật thương mại quốc tế của Liên hợp quốc đã soạn
thảo Công ưóc vê' công nhận và cho th i hành quyết định của trọng
tà i nước ngoài (thường gọi tắ t là Công ước New York 1958). Công

20


Chương 1. Phân tích bản án, quyết định của Tòa án

ước này có hiệu lực từ ngày 07/6/1959 và cho đến nay đã có 134
nước là thành viên của Công ưốcl.
Ngày 28/7/1995, Chủ tịch nưóc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa V iệt
Nam đã ký Quyết định số 453/QĐ-CTN về việc tham gia Công ưóc
New York 1958.
+ Quyết định của trọng tài nước ngoài cũng có thể được Tòa án
V iệt Nam xem xét công nhận và cho th i hành tạ i V iệt Nam trên cơ
sở có đi có lạ i mà không đòi hỏi điều kiện V iệt Nam và nước đó phải
ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tê về vấn đề đó.
Khái niệm về quyết định trọng tà i nước ngoài là rấ t rộng,
nhưng chỉ những quyết định trọng tài nưóc ngoài của những nước
là thành viên Công ước New York năm 1958 và những nước áp
dụng nguyên tắc có đi có lạ i với Việt Nam, mới có thể được Tòa án
V iệt Nam xem xét công nhận và cho th i hành tại V iệt Nam.

- Bản án, quyết định khác do pháp lu ật quy định.
Như vậy, bản án, quyết định được th i hành theo quy định của
Luật Thi hành án dân sự là những bản án, quyết định của Tòa án
về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động,
quyết định về tà i sản, quyền tài sản trong bản án, quyết định về
hành chính, vụ án hình sự, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của
Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh mà sau 30 ngày kể từ ngày có
hiệu lực pháp luật dương sự không tự nguyện th i hành, không khởi
kiện tại Tòa án, quyết định của Irụng tài thương mại Việt Nam, bản
án, quyêt định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của trọng
tài nước ngoài được Tòa án Việt Nam công nhận và cho th i hành tạ i
Việt Nam và bản án, quyết định khác do pháp luật quy định.
Về cơ bản, những bản án được th i hành theo quy định của Luật

1Sô' liệu được lấy từ Website của uỷ ban luật thương mại quốc tế của Liên
hợp quốc (www.uncitral.org).

21


Giáo trình Kỹ nâng thi hành án dàn sự - Phần Nghiệp vụ

T hi hành án dân sự kê thừa những quy định của Pháp lệnh Thi
hành án dân sự năm 2004 nhưng có một số điểm mới như sau:

Thứ nhất, trong các bản án, quyết định được th i hành theo
Luật Thi hành án dân sự thì Cơ quan th i hành án không phải th i
hành quyết định về tuyên bố phá sản. Xuất phát từ quy định tạ i
Điều 139 của Luật T hi hành án dân sự, Cơ quan th i hành án dân
sự không phải ra quyết định th i hành án để th i hành quyết định

này và Chấp hành viên chỉ tham gia vào tổ quản lý tà i sản, tổ
thanh lý tài sản dưới sự chỉ đạo của Thẩm phán nên việc th i hành
quyết định về tuyên bô" phá sản doanh nghiệp được th i hành theo
Luật Phá sản chứ không th i hành theo trìn h tự, thủ tục của Luật
Thi hành án dân sự.
Thứ hai, mở rộng phạm v i th i hành đối với quyết định của
Trọng tà i thương mại. Theo quy định của Pháp lệnh Thi hành án
dân sự năm 2004 thì Cơ quan th i hành án có thẩm quyền th i hành
quyết định của Trọng tà i thương mại V iệt Nam. Theo quy định tạ i
Điều 1 và điểm e khoản 1 Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì Cơ
quan th i hành án có thẩm quyền th i hành quyết định của Trọng
tà i thương mại (Việt Nam và nưốc ngoài).
Thứ ba, bổ sung quy định th i hành đối với quyết định xử lý vụ
việc cạnh tranh của Hội đồng xử ỉý vụ việc cạnh tranh mà sau 30
ngày kể từ ngày có hiệu lực pháp lu ật đương sự không tự nguyện
th i hành, không khởi kiện tạ i Tòa án.
Tuy nhiên, những bản án, quyết định chỉ được đưa ra th i hành
nếu đó là những bản án, quyết định có hiệu lực th i hành. Căn cứ
vào hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài, Hội
đồng xử lý vụ việc cạnh tranh thì những bản án quyết định có hiệu
lực th i hành được chia thành hai loại: những bản án quyết định có
hiệu lực pháp luật và những bản án quyết định chưa có hiệu lực
pháp luật nhưng được th i hành ngay.

22


Chương 1. Phân tích bán án, quvết định ciia Tòa án

1.1. Những bản án, quyết đ ịn h có hiệu lực pháp lu ậ t

Trong hoạt động tư pháp, việc bảo đảm hiệu lực của các bản
án, quyết định của Tòa án là một tấ t yếu khách quan, là một
nguyên tắc hiến định chỉ đạo toàn bộ hoạt động th i hành án nói
chung và th i hành án dân sự nói riêng. Điều 136 Hiến pháp năm
1992 ghi nhận: “Các bản án và quyết định của Tòa án nhân dân đã
có hiệu lực pháp lu ật phải được các cơ quan nhà nưóc, tổ chức kinh
tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân
tôn trọng; những ngưòi và đơn vị hữu quan phải nghiêm chỉnh
chấp hành” . Như vậy, bản án, quyết định có hiệu lực pháp lu ật của
Tòa án là bản án, quyết định có tính chất bắt buộc thực hiện đối
với các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và cá nhân
có liên quan. Bên cạnh đó, những bản án, quyết định của Trọng tài,
Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh cũng là những bản án, quyết
định có hiệu lực pháp luật. Những bản án, quyết định này được
quy định tạ i khoản 1 Điều 2 Luật Thi hành án dân sự, bao gồm:
- Bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của Toà án
cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm;
- Bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm;
- Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Toà án;
- Bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định
của Trọng tài nước ngoài đã được Toà án V iệt Nam công nhận và
cho th i hành tạ i V iệt Nam;
- Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ
việc cạnh tranh mà sau 30 ngày kể từ ngày có hiệu lực pháp luật
đương sự không tự nguyện th i hành, không khỏi kiện tạ i Toà án;
- Quyết định của Trọng tài thương mại.

1.2. N hững bản án, quyết đ ịn h chưa có hiệu lực pháp lu ậ t
nhưng có hiêu lực th i hành ngay
Về nguvên tắc, bản án quyết định dân sự được th i hành phải


23


Giáo trình Kỹ nâng thi hành án dàn sự - Phần Nghiệp vụ

là những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, nhưng theo
khoản 2 Điều 2 Luật Thi hành án dân sự th ì bản án, quyết định
dân sự được th i hành còn bao gồm cả những bản án, quyết định của
Tòa án chưa có hiệu lực pháp lu ật nhưng được th i hành ngay. Đó
là những bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm về cấp dưỡng,
trả lương, trả công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm,
trợ cấp mất sức lao động hoặc bồi thường th iệ t hại về tính mạng,
sức khoẻ, tổn thất tinh thần, nhận người lao động trở lạ i làm việc;
quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Đây là những
bản án, quyết định chưa có giá tr ị về mặt pháp lý, quyền và nghĩa
vụ của các đương sự xác định trong bản án, quyết định vẫn có thể
được quyết định lạ i theo bản án quyết định phúc thẩm khi đương
sự kháng cáo, Viện kiểm sát kháng nghị. Việc th i hành loại bản án,
quyết định này có ý nghĩa lón trong việc bảo đảm tính nhân đạo,
bảo vệ quyền và lợi ích cấp th iế t của đương sự cũng như bảo đảm
cho việc xét xử và th i hành án.
2. Cơ cấu của bản án, quyết định của Tòa án
Qua các mẫu bản án của Tòa án cho thấy, cơ cấu của bản án,
quyết định của Tòa án gồm ba phần: mở đầu, nội dung và quyết định.

2.1. Phần mở đầu ph ản ánh các thông tin sau;
Tòa án nào đảm nhiệm việc xét xử; thành phần của Hội đồng
xét xử; thư ký phiên toà; đại diện Viện kiểm sát (nếu có), xét xử
công khai hay xử kín; xử ngày nào, ỏ dâu; xử vụ án gì; tên, luổi,

nghề nghiệp, nơi cư trú của đương sự, bị cáo, người bị hại, người
đại diện của đương sự...; tên của lu ậ t sư, người bảo vệ quyền lợ i của
đương sự; việc xét xử được tiến hành vắng mặt hay có m ặt các
đương sự. Đối với bản án hình sự thì một sô" nét về lý lịch của bị
cáo như trình độ văn hoá, tiền án, tiền sự, hoàn cảnh gia đình...
cũng được phản ánh trong phần này.

24


Chương 1. Phản tích bản án, quyết định của Tòa án

2.2. Phần nội dung là bộ phận chủ yếu của bản án
Theo những mẫu bản án mới ban hành của Toà án nhân dân
tối cao thì phần nội dung của bản án bao gồm hai phần: nhận thấy
và xét thấy. Trong đó, phần nhận thấy trìn h bày về nội dung sự
việc, những tình tiết, sự kiện của vụ việc. Đối với bản án dân sự,
phần nhận thấy tái hiện lại quá trình xác lập, thực hiện quan hệ
pháp luật dân sự, diễn biến và nguyên nhân của mâu thuẫn, tranh
chấp, quá trình thương lượng, giải quyết tranh chấp ở u ỷ ban
nhân dân hoặc các cơ quan nhà nưóc khác, yêu cầu cụ thể của các
đương sự... Đốì với bản án hình sự, phần nhận thấy cho chúng ta
biết người bị kết án phạm tội gì, nguyên nhân, diễn biến của tội
phạm, tội phạm xảy ra ở đâu, công cụ, phương tiện phạm tội,
những ai là ngưòi có liên quan...
Phần xét thấy thể hiện quan điểm của Hội đồng xét xử về các
tình tiế t của nội dung sự việc trên cơ sở phân tích, đánh giá các
tình tiết, sự kiện đó dựa trên quy định của pháp luật để đưa ra
những kết luận, quan điểm của Hội đồng xét xử về những vấn đề
cần giải quyết của vụ việc.


2.3. Phần quyết đ ịn h phản ánh rõ quyết đ ịn h của Tòa án
về g iả i quyết yêu cầu của đương sự; các quyền và n g h ĩa vụ cụ
th ể của các dương sựỉ án phí, lệ p h í
Phần quyết định của bản án là những kết luận của Tòa án về
các vụ việc mà Tòa án đã xét xử. Sang chỉ những quyết định về nội
dung các quyền, nghĩa vụ dân sự cụ thể của các đương sự, bị cáo,
ngưòi bị hại, các quyết định về án phí, lệ phí mới chính là đối tượng
th i hành án dân sự của Cơ quan th i hành án dân sự.
Đối với bản án hình sự, phần quyết định của bản án còn cho
chúng ta biết hình phạt đôi với người bị kết án. Do đó, phần này
của bản án sẽ giúp Chấp hành viên xác định được người bị kết án
còn sống hay đã chết, đang chấp hành án trong trạ i giam hay được
hưởng án treo hay đang phải bắt buộc chữa bệnh. Tuy những phần

25


×