Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Luận văn thạc sĩ: Đánh Giá Mối Tương Quan Giữa Kết Quả Thi Tốt Nghiệp Trung Học Phổ Thông, Kết Quả Bài Thi Tổng Hợp Đánh Giá Năng Lực Chung Và Kết Quả Học Tập Các Học Phần Chuyên Ngành​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.66 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

HOÀNG THỊ HUỆ

ĐÁNH GIÁ MỐI TƯƠNG QUAN
GIỮA KẾT QUẢ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG,
KẾT QUẢ BÀI THI TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CHUNG
VÀ KẾT QUẢ HỌC TẬP CÁC HỌC PHẦN CHUYÊN NGÀNH
(Nghiên cứu trường hợp sinh viên khóa QH – 2015 tại Đại học Quốc gia Hà Nội)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH GIÁO DỤC HỌC

HÀ NỘI - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

HOÀNG THỊ HUỆ

ĐÁNH GIÁ MỐI TƯƠNG QUAN
GIỮA KẾT QUẢ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG,
KẾT QUẢ BÀI THI TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CHUNG
VÀ KẾT QUẢ HỌC TẬP CÁC HỌC PHẦN CHUYÊN NGÀNH
(Nghiên cứu trường hợp sinh viên khóa QH – 2015 tại Đại học Quốc gia Hà Nội)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục
Mã số: 60140120
Người hướng dẫn khoa học: TS. Sái Công Hồng



HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Sái Công
Hồng. Thầy đã nhiệt tình, tận tâm hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn các đơn vị, đồng nghiệp đã tạo điều kiện
thuận lợi, giúp đỡ cho tôi trong quá trình thu thập dữ liệu, cung cấp tài
liệu tham khảo và những ý kiến đóng góp quý báu, xin chân thành cảm
ơn TS. Sái Công Hồng, chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu mối tương quan
giữa kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông, kết quả bài thi tổng hợp
đánh giá năng lực chung và kết quả học tập năm thứ I” (Mã số đề tài:
QG.15.42) đã cho phép tôi được sử dụng số liệu và một số kết quả trong
quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan danh dự luận văn với tiêu đề “Đánh giá mối
tương quan giữa kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông, kết quả
bài thi tổng hợp đánh giá năng lực chung và kết quả học tập các học
phần chuyên ngành (Nghiên cứu trường hợp sinh viên khóa QH –
2015 tại Đại học quốc gia Hà Nội)” là kết quả nghiên cứu của chính bản
thân tôi và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu
nào của người khác.
Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã thực hiện nghiêm túc
các quy tắc đạo đức nghiên cứu; các kết quả trình bày trong luận văn là
sản phẩm nghiên cứu, khảo sát của riêng cá nhân tôi; tất cả các tài liệu

tham khảo sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn tường minh, theo
đúng quy định.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu
và các nội dung khác trong luận văn của mình.
Hà Nội, ngày …… tháng 11 năm 2017
Tác giả luận văn

Hoàng Thị Huệ


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Bộ GD&ĐT

Bộ Giáo dục và Đào tạo

ĐHQGHN

Đại học Quốc gia Hà Nội

ĐGNL

Đánh giá năng lực

KQHT

Kết quả học tập

HĐHT

Hoạt động học tập


ĐTB

Điểm trung bình

GV

Giảng viên

SV

Sinh viên

KHTN

Khoa học Tự nhiên

KHXH

Khoa học Xã hội


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Quy mô nghiên cứu của luận văn .................................................. 29
Bảng 2.2: Kết quả thử nghiệm phiếu khảo sát SV khối ngành KHTN
………………………………………………………………............................................32

Bảng 2.3: Kết quả thử nghiệm phiếu khảo sát SV khối ngành
KHXH…………………………………………………………………………………33
Bảng 3.1: Kết quả tương quan giữa điểm thi đầu vào với ĐTB các học

phần Khối kiến thức chung ................................................................................... 35
Bảng 3.2: Kết quả tương quan giữa điểm thi đầu vào với ĐTB các học
phần khối kiến thức theo lĩnh vực ...................................................................... 36
Bảng 3.3: Kết quả tương quan giữa điểm thi đầu vào với ĐTB các
học phần khối kiến thức chuyên ngành ........................................................ 37
Bảng 3.4: Kết quả tương quan giữa điểm các học phần cơ sở ngành
với điểm bài thi ĐGNL chung (Khối ngành KHTN).................................. 40
Bảng 3.5: Kết quả tương quan giữa điểm các học phần cơ sở ngành
với điểm thi tốt nghiệp THPTQG (Khối ngành TN) .................................. 41
Bảng 3.6: Kết quả tương quan giữa điểm các học phần cơ sở ngành
với điểm bài thi ĐGNL chung (Khối ngành XH) ........................................ 42
Bảng 3.7: Kết quả tương quan giữa điểm các học phần cơ sở ngành
với điểm thi tốt nghiệp THPTQG (Khối ngành XH) .................................. 44
Bảng 3.8: Kết quả tương quan giữa điểm các học phần chuyên ngành
với điểm ĐGNL (Chuyên ngành Hóa học) ..................................................... 46
Bảng 3.9: Kết quả tương quan giữa điểm các học phần chuyên ngành
với điểm thi tốt nghiệp THPTQG (Chuyên ngành Hóa học)................... 48
Bảng 3.10: Kết quả tương quan giữa điểm các học phần chuyên ngành
với điểm thi ĐGNL chung (Chuyên ngành Sinh học)................................ 49


Bảng 3.11: Kết quả tương quan giữa điểm các học phần chuyên ngành
với điểm thi tốt nghiệp THPTQG (Chuyên ngành Sinh học).................. 50
Bảng 3.12: Kết quả tương quan giữa điểm các học phần chuyên ngành
với điểm bài thi ĐGNL chung (Chuyên ngành Địa lí – Môi trường) .. 51
Bảng 3.13: Kết quả tương quan giữa điểm các học phần chuyên ngành
với điểm THPTQG (Chuyên ngành Địa lí – Môi trường) ........................ 52
Bảng 3.15: Kết quả tương quan giữa điểm các học phần chuyên ngành
với điểm ĐGNL chung (Chuyên ngành Đông phương học) ................... 53
Bảng 3.16: Kết quả tương quan giữa điểm các học phần chuyên ngành

với điểm tốt nghiệp THPTQG (Chuyên ngành Đông phương học) ..... 53
Bảng 3.17: Kết quả tương quan giữa điểm các học phần chuyên ngành
với bài ĐGNL (Chuyên ngành Lịch sử) .......................................................... 54
Bảng 3.18: Kết quả tương quan giữa điểm các học phần chuyên ngành
với điểm tốt nghiệp THPTQG (Chuyên ngành Lịch sử) ........................... 54
Bảng 3.19: Tần suất sử dụng các phương pháp giảng dạy (%) .............. 55
Bảng 3.20: Tần suất sử dụng các phương pháp kiểm tra đánh giá (%)55
Bảng 3.21: Mức độ đồng ý cho câu hỏi “Kết quả học tập các học phần
chuyên ngành tốt hơn” ............................................................................................ 56
Bảng 3.22: Mức độ đồng ý cho câu hỏi “Tư duy, kiến thức, khả năng
phản biện tốt hơn”………………………………………………………………..... 57
Bảng 3.23: Mức độ đồng ý cho câu hỏi “Chủ động, năng động, sáng
tạo trong quá trình học tập hơn”.......................................................................... 57
Bảng 3.24: Mức độ đồng ý cho câu hỏi “Nắm bắt lý thuyết, vận dụng
thực hành tốt hơn”..................................................................................................... 57
Bảng 3.25: Mức độ đồng ý cho câu hỏi “Khả năng vận dụng công
nghệ thông tin trong học tập tốt hơn” ............................................................... 58


Bảng 3.26: Mức độ đồng ý cho câu hỏi “Tham gia các phong trào, hoạt
động ngoại khóa, câu lạc bộ sôi nổi hơn” ......................................................... 58
Bảng 3.27: Mức độ đồng ý về sự khác nhau trong năng lực học tập các
môn chuyên ngành của SV .................................................................................... 59
Bảng 3.28: Mức độ đồng ý về sự cần thiết thực hiện bài thi ĐGNL
chuyên biệt tuyển sinh đầu vào............................................................................ 59
Bảng 3.29: Mức độ đồng ý SV có năng lực phù hợp với ngành học ... 59
Bảng 3.30: Mức độ đồng ý SV có điểm đầu vào cao thì điển chuyên
ngành cao và ngược lại ........................................................................................... 60
Bảng 3.31: Bảng tổng hợp ý kiến phản hồi của SV về thuận lợi của
việc thi ĐGNL đối với việc học chuyên ngành............................................. 60

Bảng 3.32: Tổng hợp ý kiến phản hồi của SV về sự thuận lợi của phần
thi Toán đối với việc học chuyên ngành .......................................................... 61
Bảng 3.33: Tổng hợp ý kiến phản hồi của SV về sự thuận lợi của phần
thi Văn đối với việc học chuyên ngành ............................................................ 63
Bảng 3.34: Tổng hợp ý kiến phản hồi của SV về sự thuận lợi của phần
thi Tự chọn đối với việc học chuyên ngành ................................................... 64
Bảng 3.35: Tổng hợp ý kiến phản hồi của SV về sự thuận lợi của bài
thi Toán đối với việc học chuyên ngành .......................................................... 65
Bảng 3.36: Tổng hợp ý kiến phản hồi của SV về sự thuận lợi của môn
Văn đối với việc học chuyên ngành................................................................... 66
Bảng 3.37: Tổng hợp ý kiến phản hồi của SV về sự thuận lợi của môn
thi ngoại ngữ đối với việc học chuyên ngành ................................................ 67
Bảng 3.38: Tổng hợp ý kiến phản hồi của SV về sự thuận lợi môn Hóa
học đối với việc học chuyên ngành .................................................................... 68
Bảng 3.39: Tổng hợp ý kiến phản hồi của SV về sự thuận lợi của môn
Vật lí đối với việc học chuyên ngành................................................................ 68


Bảng 3.40: Tổng hợp ý kiến phản hồi của SV về sự thuận lợi của môn
Sinh học đối với việc học chuyên ngành ......................................................... 68
Bảng 3.41: Tổng hợp ý kiến phản hồi của SV về sự thuận lợi của môn
Địa lí đối với việc học chuyên ngành................................................................ 68
Bảng 3.42: Tổng hợp ý kiến phản hồi của SV về sự thuận lợi của môn
Lịch sử đối với việc học chuyên ngành ............................................................ 69
Bảng 3.43: Tổng hợp ý kiến phản hồi của SV về mức độ yêu thích ngành
học ………………………………………………………………………………………69
Bảng 3.44: Tổng hợp ý kiến phản hồi của SV về các môn học chuyên
ngành cung cấp những kiến thức cần thiết............................................................ 70
Bảng 3.45: Tổng hợp ý kiến phản hồi của SV về các học phần chuyên
ngành cung cấp những kĩ năng cần thiết ............................................................... 71

Bảng 3.46: Tổng hợp ý kiến phản hồi của SV về thời lượng các môn học
chuyên ngành hợp lí .................................................................................................... 72
Bảng 3.47: Tổng hợp ý kiến phản hồi của SV về việc gặp khó khăn
trong tiếp thu những kiến thức chuyên ngành mới ...................................... 73
Bảng 3.48: Tổng hợp ý kiến phản hồi của SV về ảnh hưởng của phương
pháp học tập của người học đến kết quả học chuyên ngành............................ 74
Bảng 3.49: Tổng hợp ý kiến phản hồi của SV về phương pháp giảng
dạy của GV đến kết quả học tập chuyên ngành ............................................ 75
Bảng 3.51: Tổng hợp ý kiến phản hồi của SV về ảnh hưởng của việc
ôn luyện thi tuyển đầu vào đến kết quả học chuyên ngành ...................... 77
Bảng 3.52: Tổng hợp ý kiến phản hồi của SV về ảnh hưởng của mức
độ yêu thích ngành học đến kết quả học chuyên ngành ............................ 78


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Chiều hướng và mức độ của hệ số tương quan r ...................... 7
Hình 1.1: Khung lý thuyết đề tài nghiên cứu .................................................. 24
Hình 3.1: So sánh tương quan điểm đầu vào với kết quả học tập
(Khối ngành KHTN) ............................................................................................. 38
Hình 3.2: So sánh tương quan điểm đầu vào với kết quả học tập
(Khối ngành Xã hội) ............................................................................................. 38
Hình 3.3: Sự khác biệt giữa hai khối ngành về tác động của việc thi
ĐGNL……………………………………………………………………………………………61
Hình 3.4: Sự khác biệt giữa hai khối ngành về tác động của phần thi
Toán đến việc học chuyên ngành ...................................................................... 62
Hình 3.5: Sự khác biệt giữa hai khối ngành về tác động của phần thi
Văn đến việc học chuyên ngành ........................................................................ 63
Hình 3.6: Sự khác biệt giữa hai khối ngành về tác động của phần thi
Tự chọn đến việc học chuyên ngành................................................................ 64
Hình 3.7: Sự khác biệt giữa hai khối ngành về tác động của phần thi

Tự chọn đến việc học chuyên ngành................................................................ 65
Hình 3.8: Sự khác biệt giữa hai khối ngành về tác động của phần thi
Tự chọn đến việc học chuyên ngành................................................................ 66
Hình 3.9: Sự khác biệt giữa hai khối ngành về tác động của phần thi
Tự chọn đến việc học chuyên ngành................................................................ 67
Hình 3.10: Sự khác biệt giữa hai khối ngành về mức độ yêu thích ngành
học…………………………………………………………………………………………………70
Hình 3.11: Sự khác biệt giữa hai khối ngành về các môn học chuyên
ngành cung cấp những kiến thức cần thiết .................................................... 71
Hình 3.12: Sự khác biệt giữa hai khối ngành về các môn chuyên
ngành cung cấp những kĩ năng cần thiết ........................................................ 72
Hình 3.13: Sự khác biệt giữa hai khối ngành về mức đồng ý thời
lượng các môn chuyên ngành hợp lí ................................................................ 73
Hình 3.14: Sự khác biệt giữa hai khối ngành về việc gặp khó khăn
trong tiếp thu những kiến thức chuyên ngành mới .................................... 74
Hình 3.15: Sự khác biệt giữa hai khối ngành về ảnh hưởng của phương
pháp học tập của người học đến kết quả học chuyên ngành .......................... 75


Hình 3.16: Sự khác biệt giữa hai khối ngành về phương pháp giảng
dạy của GV đến kết quả học tập chuyên ngành........................................... 76
Hình 3.17: Sự khác biệt giữa hai khối ngành về ảnh hưởng của cơ sở
vật chất đến kết quả học chuyên ngành .......................................................... 77
Hình 3.18: Sự khác biệt giữa hai khối ngành về ảnh hưởng của bài thi
tuyển đầu vào đến kết quả học chuyên ngành .............................................. 78
Hình 3.19: Sự khác biệt giữa hai khối ngành về ảnh hưởng của mức
độ yêu thích ngành học đến kết quả học chuyên ngành ........................... 79


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... 1
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... 2
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................ 4
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. 7
MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 2
4. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 2
5. Giới hạn của đề tài ................................................................................... 3
6. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................ 3
7. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 3
8. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .......................................................... 3
9. Cấu trúc luận văn ........................................................................................ 4
CHƯƠNG 1.......................................................................................................... 5
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............. 5
1.1. Các khái niệm cơ bản ................................................................................ 5
1.1.1. Phương pháp phân tích tương quan ................................................ 5
1.1.2. Phương pháp kiểm định Khi bình phương......................................... 7
1.1.3. Đánh giá năng lực ............................................................................... 7
1.1.3.1. Đánh giá ....................................................................................... 7
1.1.3.2. Năng lực ....................................................................................... 8
1.1.4. Hoạt động học tập ............................................................................. 10
1.1.5. Kết quả học tập .................................................................................. 12
1.2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu ........................................................ 15
1.2.1. Những nghiên cứu nước ngoài ...................................................... 15
1.2.2. Những nghiên cứu trong nước ....................................................... 18
1.2.3. Khung lý thuyết của đề tài ................................................................ 24
CHƯƠNG 2........................................................................................................ 26



BỐI CẢNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 26
2.1. Kỳ thi Đánh giá năng lực ........................................................................ 26
2.2. Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông quốc gia............................... 27
2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 27
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ..................................................... 27
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu số liệu thứ cấp ..................................... 28
2.3.3. Phương pháp khảo sát ý kiến phản hồi các đối tượng liên quan29
CHƯƠNG 3........................................................................................................ 35
CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................... 35
3.1. Phân tích các thông số thống kê chung về tương quan giữa kết
quả học tập với điểm thi đầu vào của SV ..................................................... 35
3.1.1. Tương quan giữa kết quả thi đầu vào với ĐTB các học phần thuộc
Khối kiến thức chung ...................................................................................... 35
3.1.2. Tương quan giữa kết quả thi đầu vào với ĐTB các học phần thuộc
khối kiến theo lĩnh vực .................................................................................... 36
3.1.3. Tương quan giữa kết quả thi đầu vào với ĐTB các học phần thuộc
khối kiến thức chuyên ngành .......................................................................... 37
3.2. Kết quả nghiên cứu về mối tương quan giữa điểm thi đầu vào
với từng học phần cơ sở ngành và chuyên ngành....................................... 39
3.2.1.Tương quan giữa điểm đầu vào với từng học phần cơ sở ngành ....... 39
3.2.1.1. Khối ngành Khoa học Tự nhiên ................................................. 40
3.2.1.2. Khối ngành Khoa học Xã hội ..................................................... 42
3.2.2.Tương quan giữa điểm đầu vào với từng học phần thuộc một số
chuyên ngành................................................................................................... 46
3.2.2.1. Nhóm chuyên ngành Hóa học – Hóa dược – Công nghệ kĩ thuật
hóa học....................................................................................................46
3.2.2.2. Nhóm chuyên ngành Sinh học – Công nghệ sinh học ................ 49
3.2.2.3. Nhóm chuyên ngành Địa lí – Môi trường – Đất đai .................. 50
3.2.2.4. Nhóm chuyên ngành Du lịch học ............................................... 53
3.2.2.5. Chuyên ngành Đông phương học............................................... 53



3.2.2.6. Chuyên ngành Lịch sử ................................................................ 54
3.3. Phân tích kết quả khảo sát ý kiến phản hồi của các đối tượng
liên quan .............................................................................................................. 55
3.3.1.Kết quả khảo sát ý kiến phản hồi của GV ............................................ 55
3.3.1.1. Tần suất sử dụng các phương pháp giảng dạy trên lớp ............ 55
3.3.1.2. Đánh giá về tần suất sử dụng các hình thức kiểm tra đánh giá 55
3.3.1.3. Đánh giá về năng lực học tập chuyên ngành của SV khóa QH –
2015 so với khóa trước đó ....................................................................... 56
3.3.1.4. Ý kiến của GV về phương thức tuyển sinh hiện nay ................... 58
3.3.2. Kết quả khảo sát ý kiến phản hồi của SV ......................................... 60
3.3.2.1. Đánh giá tác động của bài thi ĐGNL đến việc học tập chuyên
ngành....................... ................................................................................ 60
3.3.2.2. Đánh giá mức độ động ý của SV về việc thuận lợi của các môn
thi tốt nghiệp THPTQG đối với các môn chuyên ngành. ........................ 65
3.3.2.3. Đánh giá về cảm nhận chung về các môn học chuyên ngành của
SV ...........................................................................................................69
3.3.2.4. Đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập các môn
chuyên ngành........................................................................................... 74
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................ 80
1. Kết luận .................................................................................................... 80
2. Khuyến nghị ............................................................................................ 81
3. Hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................................. 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 82


MỞ ĐẦU
1.


Lý do chọn đề tài

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là chủ trương lớn
của Đảng và Nhà nước, đáp ứng yêu cầu quá trình đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Một trong những nội dung
quan trọng của chủ trương này là thay đổi phương thức tuyển sinh và
kiểm tra đánh giá, nâng cao chất lượng đào tạo nhằm thực hiện tốt mục
tiêu của giáo dục đại học “đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo
đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu
và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ
đào tạo; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp,
thích nghi với môi trường làm việc; có ý thức phục vụ nhân dân”.(Luật
Giáo dục Đại học Việt Nam 2012).
Năm 2015 là năm đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT)
tổ chức kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia (THPTQG) nhằm
hai mục đích: xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông và xét tuyển
sinh đại học cao đẳng. Thí sinh tham dự kỳ thi phải thi ít nhất 4 môn,
trong đó có 3 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ và ít nhất 1
môn tự chọn trong số các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa
lí. Trong đó, các môn Toán, Văn, Địa lí, Lịch sử thi theo hình thức tự
luận, các môn Ngoại ngữ, Vật lí, Hóa học, Sinh học thi theo hình thức
trắc nghiệm khách quan.
Đây cũng là năm Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) tổ chức kỳ
thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) chung nhằm mục đích tuyển chọn những
thí sinh vào học tập tại các trường đại học thành viên và một số trường
ngoài ĐHQGHN có nguyện vọng sử dụng kết quả bài thi. Bài thi gồm 3
phần: Phần 1 (Tư duy định lượng); Phần 2 (Tư duy định tính) và Phần 3
(Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội) theo hình thức trắc nghiệm
khách quan. Giữa các sinh viên trúng tuyển vào một chuyên ngành đào
tạo thuộc lĩnh vực Khoa học tự nhiên (KHTN) hoặc Khoa học xã hội

(KHXH) sẽ lấy điểm bài thi ĐGNL với phần tự chọn tương ứng, hoặc
cũng có những ngành đào tạo có thể xét tuyển dựa trên điểm của một
trong hai phần tự chọn.
1


Như vậy, hình thức tuyển sinh mới khác so với hình thức khối thi
truyền thống trước đó có tác động như thế nào tới kết quả học tập của
sinh viên (SV), đặc biệt là kết quả học tập các học phần chuyên ngành,
để làm rõ vấn đề này, tác giả lựa chọn đề tài “Đánh giá mối tương quan
giữa kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông, kết quả bài thi tổng
hợp đánh giá năng lực chung và kết quả học tập các học phần chuyên
ngành. (Nghiên cứu trường hợp sinh viên khóa QH – 2015 tại Đại học
Quốc gia Hà Nội)”.
2.

Mục đích nghiên cứu

Tìm ra mối quan hệ giữa kết quả học tập các học phần chuyên
ngành với điểm thi đầu vào qua hai bài thi ĐGNL chung và các môn thi
trong kỳ thi tốt nghiệp THPTQG.
Khảo sát ý kiến phản hồi của SV và GV về tác động của việc ôn
luyện các kiến thức chuẩn bị cho bài thi đầu vào với việc học tập các học
phần chuyên ngành, cảm nhận về các học phần chuyên ngành và mức độ
ảnh hưởng của một số yếu tố đến kết quả học tập chuyên ngành.
Thông qua mối quan hệ của các đại lượng trên, đề xuất những
khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng tuyển sinh đầu vào và kết quả
học tập của SV tại ĐHQGHN.
3.


Nhiệm vụ nghiên cứu

Thu thập dữ liệu thứ cấp kết quả thi THPTQG, kết quả bài thi
ĐGNL chung, kết quả học tập các học phần chuyên ngành, tiến hành
chạy dữ liệu, phân tích các kết quả và đưa ra kết luận về mối tương quan
giữa các cặp biến.
Xác định phạm vi, các đối tượng liên quan để tiến hành khảo sát,
xây dựng và thử nghiệm phiếu khảo sát trên một nhóm đối tượng nhỏ để
hoàn thiện phiếu khảo sát chính thức. Từ đó, tiến hành khảo sát chính
thức, nhập dữ liệu bằng phần mềm thống kê chuyên dụng, phân tích các
kết quả thu được và đưa ra kết luận.
4.

Câu hỏi nghiên cứu

Kết quả thi tuyển sinh đầu vào có mối quan hệ như thế nào với kết
quả học tập các học phần chuyên ngành?
Cách thức thi và kiến thức thuộc các phần thi/môn thi đầu vào giúp
SV và GV thuận lợi và khó khăn gì trong quá trình học tập chuyên
ngành?
2


5.

Giới hạn của đề tài

Về nội dung: Mối tương quan giữa kết quả thi tốt nghiệp THPTQG,
kết quả bài thi ĐGNL chung với kết quả học tập các học phần chuyên
ngành.

Về thời gian: Nghiên cứu kết quả học tập các học phần sau khi SV
khóa QH – 2015 kết thúc năm học 2016 – 2017.
6. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết H1: Các SV thuộc khối ngành KHTN hay KHXH có
điểm đầu vào các môn/ phần thi tương ứng cao thì kết quả học tập các
học phần chuyên ngành của những SV đó cũng cao và ngược lại.
Giả thuyết H2: Khảo sát ý kiến của GV và SV cho thấy tuyển sinh
theo bài thi ĐGNL giúp các SV và GV thuận lợi trong quá trình học tập
các môn chuyên ngành hơn so với hình thức khối thi truyền thống.
7. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý luận: Trên cơ sở các tài liệu, các công
trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước có liên quan đến đề tài, tiến
hành tổng hợp và khái quát hóa để xây dựng cơ sở lý luận của luận văn.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra khảo sát và thu thập
thông tin qua các phiếu khảo sát ý kiến của các đối tượng liên quan.
Phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp nghiên cứu định lượng:
- Nghiên cứu định tính: Nghiên cứu tài liệu làm cơ sở lý thuyết cho đề tài.
- Nghiên cứu định lượng: Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu, phiếu
khảo sát lấy ý kiến các đối tượng liên quan.
+ Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản để tiến hành
khảo sát và thu thập thông tin.
+ Xử lý các kết quả nghiên cứu bằng phần mềm phân tích thống kê
chuyên dụng SPSS.
8. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: mối tương quan giữa kết quả thi THPTQG,
kết quả bài thi ĐGNL chung với kết quả học tập các học phần chuyên
ngành, ý kiến phản hồi của GV và SV khóa QH – 2015 tại ĐHQGHN.
Khách thể nghiên cứu: SV khóa QH – 2015, GV giảng dạy khóa
QH – 2015 tại ĐHQGHN.
3



9. Cấu trúc luận văn
Mở đầu
Chương 1. Cơ sở lý luận và tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2. Phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Các kết quả nghiên cứu
Kết luận và khuyến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

4


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Phương pháp phân tích tương quan
Mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau giữa các biến, trong đó sự biến động
của một biến này là do tác động của nhiều biến khác được gọi là liên hệ
tương quan (Tăng Văn Khiêm, 2005)
Phân tích tương quan là tìm ra mối liên hệ giữa hai nhân tố xem
chúng tuân theo quy luật nào (có thể mô tả bằng mô hình toán học nào).
Các quy luật đó đều được biểu diễn bằng một hàm số.
Quá trình phân tích tương quan bao gồm:
- Phân tích định tính về bản chất của mối quan hệ, đồng thời dùng
phương pháp đồ thị hoặc phân tổ để xác định tính chất và xu thế của mối
quan hệ đó.
- Biểu hiện cụ thể mối liên hệ tương quan bằng phương trình hồi
quy tuyến tính hoặc phi tuyến tính và tính các tham số của các phương

trình.
- Đánh giá mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tương quan bằng các hệ
số tương quan hoặc tỷ số tương quan.
Có thể sử dụng nhiều công thức tính hệ số tương quan khác nhau
cho những tình huống khác nhau. Hệ số tương quan được biết đến nhiều
nhất là hệ số tương quan Pearson được đưa ra trước tiên bởi Francis
Galton tính bằng cách chia hiệp phương sai (covariance) của hai biến với
tích độ lệch chuẩn (standard deviation) của chúng.
Hệ số tương quan ρX, Y giữa hai biến ngẫu nhiên X và Y với kỳ
vọng tương ứng là μX; μY và độ lệch chuẩn σX; σY được định nghĩa:

trong đó E là toán tử tính kỳ vọng và cov là hiệp phương sai. Một
công thức khác cũng được sử dụng rộng rãi là:

5


Vì μX = E(X), σX2 = E[(X - E(X))2] = E(X2) − E2(X) và tương tự đối
với Y, và vì

nên ta có thể

viết lại:

Nếu các biến là độc lập thống kê thì hệ số tương quan bằng 0. Tuy
nhiên, phát biểu ngược lại không đúng, vì hệ số tương quan chỉ phát hiện
tương quan tuyến tính giữa hai biến. Như vậy, hệ số tương quan được
định nghĩa như vậy chỉ đúng nếu các độ lệch chuẩn là có giới hạn và
khác không. Hệ số tương quan bằng 1 trong trường hợp có tương quan
tuyến tính đồng biến và -1 trong trường hợp tương quan tuyến

tính nghịch biến (r = 1 và r = -1 đều là mức độ tương quan tuyệt đối).
Các giá trị khác trong khoảng (-1,1) cho biết mức độ phụ thuộc tuyến
tính giữa các biến. Hệ số tương quan càng gần với -1 thì tương quan giữa
các biến càng mạnh theo tiêu cực (tương quan nghịch) và càng gần 1 thì
tương quan giữa các biến càng mạnh theo hướng tích cực (tương quan
thuận).
Mức độ tương quan được đánh giá như sau:
0,1  r  0,3 :

mức tương quan yếu

0,3  r  0,5 :

mức tương quan trung bình

r  0,5 :

mức tương quan mạnh

Chiều và mức độ tương quan là hai đặc tính riêng biệt. Đồ thị dưới
đây biểu thị mối tương quan với các hệ số tương quan lần lượt là r = -0,9;
r = 0,0 và r = 0,9. Dựa vào hình vẽ có thể thấy mức độ tương quan
đều bằng 0,9, nhưng chiều của hai mối tương quan là hoàn toàn trái
ngược nhau: với hệ số r = -0,9, đây là mối tương quan theo chiều nghịch
và hệ số r = 0,9 tương ứng là mối tương quan theo chiều thuận. Hệ số
tương quan r = 0,0 cho thấy hai biến số không có liên quan tới nhau, hệ
số tương quan càng tiến về 0 thì mức độ tương quan càng giảm.

6



Hình 1.1. Chiều hướng và mức độ của hệ số tương quan r
1.1.2. Phương pháp kiểm định Khi bình phương
Trong toán học thống kê, Khi bình phương là một dạng phân phối
ngẫu nhiên dùng để xác định số liệu thu được trong thực tế có phù hợp
với giả thuyết H0 đã biết trước hay không.
Theo phân phối Khi bình phương, trị số χ2 được tính theo công
thức sau:

Trong đó:
+ χ2: Khi bình phương
+ O: số liệu thực tế trong từng phép thử
+ E: số liệu dự kiến theo giả thuyết Ho

1.1.3. Đánh giá năng lực
1.1.3.1. Đánh giá
Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết
quả công việc dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu
với những mục tiêu, tiêu chuẩn đề ra, nhằm đề xuất những quyết định
thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu
quả công việc. Theo Đại từ điển Tiếng Việt của Nguyễn Như Ý, đánh giá
là nhận xét bình phẩm về giá trị. Theo từ điển Tiếng Việt của Văn Tân
thì đánh giá là nhận thức cho rõ giá trị của một người hoặc một vật.

7


Đánh giá kết quả học tập là quá trình trình bày, thu thập, tích hợp và
cung cấp thông tin một cách có hệ thống giúp cho việc đưa ra nhận định,
phán xét hay gán giá trị theo một thang đo nhất định cho một SV, một

lớp học, một chương trình đào tạo.... để từ đó đưa ra những quyết định
có liên quan đến các đối tượng này. Ngoài ra, đánh giá luôn luôn bao
gồm sự phán đoán về mặt giá trị liên quan đến kết quả mong đợi. Như
vậy, đánh giá liên quan đến cả hai vấn đề: mô tả về mặt số lượng (đo
lường) và mô tả về mặt chất lượng (không phải đo lường), vì vậy khi
đánh giá được dựa trên đo lường thì nó đi vượt quá sự mô tả về mặt số
lượng.
Điều cần nhấn mạnh trong việc đánh giá ở lớp học là kết quả học
tập đạt đến phạm vi nào. Học sinh có thể làm các bài tập kiểm tra chính
xác và nhanh như thế nào? Việc hiểu hệ thống các con số của chúng khá
hơn bao nhiêu? Chúng có tiến bộ gì ở môn tập đọc? Nếu có thì bao
nhiêu? Chúng có tiến bộ trong việc thực hiện các kỹ năng học tập không
và chúng sử dụng thời gian có hiệu quả không? Nếu có thì bao nhiêu?
Chữ viết của chúng có rõ ràng hơn không? Chúng có biết áp dụng các
khái niệm vào khoa học và xã hội không? Đây là những câu hỏi tiêu biểu
mà người giáo viên phải chuẩn bị để tự hỏi mình và để trả lời cho học
sinh. Bởi vậy việc áp dụng đa dạng các phương pháp kiểm tra cần thiết
và các chương trình đánh giá đúng đắn sẽ bao gồm cả các kỹ thuật đo
lường và không đo lường.
1.1.3.2. Năng lực
Năng lực là một khái niệm nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà
nghiên cứu, nhà giáo dục. Bản thân thuật ngữ năng lực (competence)
trong tiếng Anh cũng có nhiều từ gần nghĩa trong ngôn ngữ này như
“năng lực hành vi” (competence behavior), “năng lực thành phần”
(aptitude), “khả năng đã được phát triển” (developed abilities), “sự thành
thạo” (proficiencies), “khả năng” (ability), “trình độ” (qualification), “kỹ
năng” (skill) v.v.
Đặc biệt, những năm gần đây, thuật ngữ này lại càng nhận được sự
quan tâm nhiều hơn. Các nghiên cứu còn ghi nhận rằng thuật ngữ này
đôi khi bị lạm dụng. Tuy nhiên, có một số định nghĩa năng lực được

công nhận và sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực chuyên môn khác
nhau.
8


Trong từ điển bách khoa toàn thư quốc tế về khoa học xã hội và khoa
học hành vi, năng lực được hiểu là một hệ thống các khả năng, sự thành
thạo, hay kỹ năng cần thiết hoặc đủ để giúp một cá nhân, một nhóm hay
một tổ chức hoàn thành được tốt một việc nhằm đạt được một mục đích
cụ thể nào đó. Như vậy, năng lực của một cá nhân là hệ thống các khả
năng và sự thành thạo giúp cho người đó hoàn thành một công việc hay
yêu cầu trong những tình huống học tập, công việc hoặc cuộc sống…
Mức độ và chất lượng hoàn thành công việc của cá nhân đó sẽ phản ánh
năng lực của người đó.
Trong một báo cáo về năng lực trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế
của Đức năm 1998, năng lực được định nghĩa là tích của kiến thức, kinh
nghiệm và khả năng phán đoán (power of judgment). Theo báo cáo này,
kiến thức là nền tảng của năng lực, kinh nghiệm là phương thức mang
tính thói quen để một cá nhân sử dụng kiến thức đã được trang bị cũng
như những kiến thức mới. Trong khi đó, khả năng phán đoán là một tiêu
chí thể hiện sự độc lập giữa kiến thức và việc sử dụng kiến thức. Báo cáo
này đề cập tới nhiều loại năng lực khác nhau trong bối cảnh cạnh tranh
toàn cầu như năng lực kinh tế, năng lực công nghệ, năng lực kỹ thuật và
năng lực về các phương thức; năng lực xã hội; kỹ năng sáng tạo và phát
kiến; sự linh hoạt và năng động kết hợp với sự kiên trì, sự tin tưởng và
sự chính xác.
Trong một báo cáo khác của Trung tâm nghiên cứu châu Âu về việc
làm và lao động năm 2005, các tác giả đã phân tích rõ mối liên quan giữa
các khái niệm năng lực (competence), kỹ năng (skills) và kiến thức
(knowledge). Báo cáo này đã tổng hợp các định nghĩa chính về kỹ năng

trong đó nêu rõ kỹ năng là tổ hợp những phẩm chất về thể chất và trí tuệ
giúp ích cho việc hoàn thành một công việc với mức độ chính xác nào
đó. Trong khi đó, các tác giả khẳng định rằng việc định nghĩa năng lực
có thể phụ thuộc vào từng nền văn hóa và mục đích định nghĩa do vậy có
rất nhiều các định nghĩa khác nhau cho thuật ngữ này. Tuy nhiên, các tác
giả lại đưa ra khái niệm “năng lực cốt lõi” (key competences) bao gồm
một số năng lực và các năng lực này không phụ thuộc vào các tình
huống cụ thể, và có thể được ứng dụng trong các tình huống và công
việc khác nhau. Các năng lực này bao gồm: những năng lực nền tảng
như năng lực đọc hiểu, năng lực làm việc với các con số, năng lực về các
9


phương thức như năng lực giải quyết vấn đề, kỹ năng công nghệ thông
tin, kỹ năng giao tiếp bao gồm kỹ năng viết và diễn giải; năng lực phán
quyết như là tư duy phản biện. Cũng theo các tác giả mà báo cáo này dẫn
chiếu, để có được kỹ năng, một người phải trải qua một quá trình rèn
luyện, đào tạo nhất định. Mức độ thành thục của kỹ năng phụ thuộc vào
thời gian và khối lượng được rèn luyện. Trong khi đó, năng lực có tính
phức hợp hơn với các thành phần khác nhau như kiến thức, năng lực
nhận thức và năng lực thực hành (actualized competence). Năng lực thực
hành lại bao gồm các năng lực thành phần và thái độ, động lực của từng
cá nhân. Do vậy, năng lực có tính phức hợp hơn kỹ năng và mức độ
thành thạo của một kỹ năng cũng quyết định một phần tới mức độ cao
thấp của năng lực.
Gần đây, một số khảo cứu về năng lực cũng đã được các nhà nghiên
cứu của Việt Nam quan tâm. Trong một báo cáo về năng lực và năng lực
nghề nghiệp, Trần Khánh Đức, sau khi khảo cứu các định nghĩa năng
lực, đã đưa ra một định nghĩa năng lực như là “khả năng tiếp nhận và
vận dụng tổng hợp, có hiệu quả mọi tiềm năng của con người (tri thức,

kỹ năng, thái độ, thể lực, niềm tin…) để thực hiện công việc hoặc đối
phó với một tình huống, trạng thái nào đó trong cuộc sống và lao động
nghề nghiệp”. Trong báo cáo này, tác giả cũng khẳng định rằng năng lực
được hình thành và phát triển trên cơ sở tích hợp ba thành tố là kiến
thức, kỹ năng và thái độ.
1.1.4. Hoạt động học tập
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về hoạt động học tập: Theo N.
V. Cudomina (1996), “Học tập được coi là nhận thức cơ bản của SV
được thực hiện dưới sự hướng dẫn của GV. Trong quá trình đó việc nắm
vững nội dung cơ bản các thông tin mà thiếu nó thì không thể tiến hành
được hoạt động nghề nghiệp tương lai” (Cudomina 1996 in Nguyễn Văn
Thạc & Phạm Thành Nghị 1992).
Theo Thuyết tâm lý học hoạt động do Lev Semenovich Vygotshy,
nhà tâm lý học người Nga tiên phong khởi xướng vào giữa những năm
20 của thế kỷ XX thì: Bất cứ hoạt động nào được gọi là học khi hiệu quả
của nó – những tri thức, kỹ năng và thái độ mới hay những tri thức, kỹ
năng và thái độ cũ có bản chất mới được hình thành ở người thực hiện
hoạt động này. Trong quá trình lên lớp, hoạt động học tập được chia
thành nhiều dạng khác nhau:
10


+ Hoạt động vào bài
+ Hoạt động giới thiệu bài mới
+ Hoạt động chiếm lĩnh bài mới
+ Hoạt động củng cố
+ Hoạt động hình thành kỹ năng
+ Hoạt động phản hồi
+ Hoạt động đánh giá
Theo các tác giả Diệp Thị Thanh và Đoàn Thanh Hà (2009), hoạt

động học tập tại các trường đại học là quá trình mỗi sinh viên tự mình
chiếm lĩnh hệ thống tri thức, kỹ năng đáp ứng các yêu cầu của nghề
nghiệp trong tương lai và tạo nền tảng để vươn lên thích ứng với những
yêu cầu trước mặt và lâu dài mà thực tiễn xã hội đặt ra.
Dưới góc độ tâm lý, theo PGS.TS. Phạm Viết Vượng (2000), hoạt
động học của người học không thể tách rời hoạt động dạy của giảng viên
trong quá trình học tập. “Hoạt động học tập là quá trình nhận thức tìm
tòi, thấu hiểu, nắm vững, ghi nhớ và vận dụng kiến thức vào cuộc sống”.
Theo Phạm Minh Hạc (1989) các vấn đề cơ bản nói lên bản chất
của hoạt động học tập của con người được thể hiện như sau:
- Bản chất của HĐHT là hoạt động chuyên hướng vào sự tái tạo lại
tri thức ở người học. Sự tái tạo ở đây được hiểu theo nghĩa là phát hiện
lại bằng cách huy động nội lực của bản thân (động cơ, ý chí…). Do đó,
hoạt động học làm thay đổi chính người học. HĐHT hướng vào việc tiếp
thu những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và cả những tri thức của chính bản
thân hoạt động học. Hoạt động học muốn đạt kết quả cao, người học phải
biết cách học, phương pháp học, nghĩa là phải có tri thức về chính bản
thân hoạt động học.
- Đối tượng của HĐHT hướng tới là tri thức được cụ thể ở những
đơn vị cấu thành như: khái niệm, kĩ năng, thái độ… Đối tượng của hoạt
động học có liên quan chặt chẽ với đối tượng của khoa học. Tuy vậy có
sự khá nhau về nguyên tắc giữa hoạt động học và hoạt động nghiên cứu
khoa học. Hoạt động học là hoạt động tái tạo lại tri thức đã có từ trước ở
người học, còn hoạt động nghiên cứu khoa học đó là phát hiện những
chân lý khoa học và loài người chưa biết đến.
11


×