Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Giải đáp 1001 câu hỏi vì sao về thiên nhiên, đột vật,...?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.22 KB, 25 trang )

Tuyển tập các câu hỏi về thiên nhiên, động vật...
Tại sao phụ nữ luôn ẵm con bằng tay trái?
Văn hoá phục hưng ở châu Âu được bắt nguồn như thế nào?
Tại sao khuy áo của người đàn ông thì ở bên phải còn của đàn bà thì ở bên trái?
Tại sao khi tàu bè hạ thuỷ phải làm lễ đập chai rượu?
Tại sao người Trung Quốc thường dùng số 5 và số 10 để nói lên sự viên mãn?
Tại sao trên lá cờ Olympic lại có năm vòng tròn?
Chỉ số Đao Giônx do đâu mà có?
Thế giới có bao nhiêu dân tộc?
Dế có kêu bằng miệng không?
Âm thanh trong phích nước từ đâu ra?
Tại sao không nên uống nước đun đi đun lại nhiều lần?
Hiệu ứng nhà kính là gì?
Vì sao vận động viên leo núi không được gào to?
Vì sao thỏ màu trắng có mắt đỏ?
Vì sao thềm miệng của ếch lúc phồng lúc bẹp?
Thuốc nổ được phát minh như thế nào?
Làm thế nào để xác định được niên đại của đồ gốm đã được khai quật?
Tại sao mặt tiền các kiến trúc cổ Trung Quốc thường có một đôi sư tử đá?
Người nhảy dù rơi như thế nào?
Tại sao trong không trung lại có hiện tượng bị mất trọng lực?
Tại sao tàu ngầm có thể lặn xuống, nổi lên?
Với nhiệt độ cao bao nhiêu thì gây bỏng?
Mắt thú ăn thịt khác mắt thú ăn cỏ như thế nào?
Vì sao băng ở Nam Cực nhiều hơn ở Bắc Cực?
Tại sao khi uống rượu người ta thích chạm cốc?
Người ta đã bắt đầu dùng vết ngón tay để phá án từ bao giờ?
Ông già Noel trong truyền thuyết là ai?
Tại sao Australia có tám thủ tướng?
Tại sao xe tăng có thể xông vào hàng rào điện cao thế?
Tại sao trong lễ sinh nhật người ta phải thổi tắt nến?


Ai là thần bảo hộ cho các di tích cổ?
Tại sao lại xuất hiện virut máy tính?
Tại sao khi có gió lại thấy lạnh hơn?
Đảo hình thành như thế nào?
Tổng thống Mỹ có phải do nhân dân Mỹ trực tiếp bầu ra hay không?
Có phải trẻ con ăn cá sẽ trở nên ngốc nghếch?
Băng phẳng và băng mấp mô, thứ nào trơn hơn?
Tại sao Hitler sử dụng hình chữ “Vạn” làm biểu tượng cho đảng Quốc Xã?
1- Tại sao phụ nữ luôn ẵm con bằng tay trái?
Các nhà tâm lý học đã có được lời giải cho hiện tượng kỳ lạ này. Một nghiên cứu mới cho
thấy, não phải của phữ (quyết định hoạt động của nửa người bên trái) kiểm soát thông tin
về khuôn mặt. Vì thế, khi bế con bên trái, họ sẽ theo dõi được tình trạng của trẻ tốt hơn.
Brenda Todd và Victoria Bourne, hai nhà tâm lý học tại Đại học Sussex (Anh), đã tìm hiểu
thói quen ẵm trẻ của 32 người thuận tay phải (12 người trong số đó là đàn ông). Những
người này cũng được kiểm tra xem họéd vùng não nào trong việc đánh giá các khuôn mặt.
Khi được yêu cầu giữ một đứa trẻ hay một con búp bê, trong hai phần ba số trường hợp,
người phụ nữ đều ẵm nó ở bên trái. Ở số đàn ông thì lại không cho thấy sự chênh lệch này.
Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy, những người phụ nữ ẵm trẻ bằng tay trái đã sử dụng
não phải trong việc xử lý thông tin về khuôn mặt. Trong khi đó ở nam giới không hề tồn tại
mối liên hệ này.
Các nhà khoa học cho rằng não phải của phụ nữ đã chuyên hoá để nhận biết chỉ những thay
đổi trên khuôn mặt và tình cảm với trẻ nhỏ. Điều đó có nghĩa là, thông tin trong tầm nhìn
bên trái của họ (chẳng hạn như khi phụ nữ ẵm trẻ ở bên trái) sẽ đi thẳng vào bán cầu não
phải. Như vậy, bế trẻ bên tay trái là vị trí tối ưu giúp người mẹ đánh giá được tình trạng của
con mình.
2- Văn hoá phục hưng ở châu Âu được bắt nguồn như thế nào?
Thế kỷ XIV và XV, châu Âu vẫn nằm dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của Giáo hội Thiên chúa
La Mã. Bất kể ai, chỉ cần hoài nghi Thượng đế, chỉ trích Giáo hoàng hoặc trong tác phẩm có
ý trái với “Kinh Thánh”, đều bị coi là “dị đoan”, và bị bắt và chịu sự tra khảo nhục hình và bị
đưa ra toà phán xử bị giam, trục xuất, bị thiêu. Một số người chống lại chế độ chuyên chế

phong kiến vạch trần những chuyện đen tối trong Giáo hội kể cả một số nhà khoa học tiến
bộ thời đó, đều bị toà án dị đoan kết tội, phải chịu những nhục hình tàn bạo. Rất nhiều cuốn
sách và những công trình tiến bộ đã bị thiêu huỷ, cấm đoán. Sự tiến bộ của xã hội bị trở
ngại nghiêm trọng.
Nhưng cũng thời kỳ này, phương thức sản xuất tư bản cũng đã bắt đầu hình thành và phát
triển, nhất là ở các thành phố Bắc Italia giáp Địa Trung Hải như Vơ-ni-dơ, Flo-ren-xơ, là
những thành phố công nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng phát triển.
Giai cấp tư sản mới nổi, để bảo vệ quyền lợi chính trị và kinh tế của họ, đã tiến hành đấu
tranh với Giáo hội. Các nhà tư tưởng tư sản chống thần học Thiên chúa giáo, giam cầm lòng
người hàng ngàn năm nay, họ phất cao ngọn cờ “Phục hưng” văn hoá cổ điển, nêu lên tư
tưởng “nhân văn” tư sản.
Đi tiên phong là phong trào văn nghệ “Phục hưng” được một số văn nghệ sỹ theo chủ nghĩa
nhân văn đề xướng ra. Tác phẩm của họ có đặc điểm dân tộc chống phong kiến, chống thần
học. Đan-tê, người được coi là “Đại thi hào đầu tiên của thời đại mới”. Trong thi phẩm nổi
tiếng “Thần khúc”, biểu hiện trào lưu tư tưởng nhân văn sớm nhất. Ông đã đề xướng rằng
“con người” là gốc của thế giới, lên án Giáo hoàng và các thầy tu. Đan-tê đã bị Giáo hội trục
xuất, sống cuộc đời lưu vong nơi đất khách. Nhưng ông vẫn kiên trì đấu tranh không mệt
mỏi đối với Giáo hội và Giáo hoàng. Sau Đan-tê còn có rất nhiều nhà thơ, nhà văn đã đứng
lên đả kích sự hủ bại của triều đình Giáo hội và sự sa đoạ của các thầy tu. Dưới sự nỗ lực
của nhiều nhà văn hoá, văn học nghệ thuật cận đại châu Âu đã có một nền tảng vững chắc.
Trong thời kỳ này, khoa học tự nhiên cận đại cũng ra đời, chủ yếu thể hiện trong thiên văn
học, toán học và cơ học, trong đó thiên văn học mang một ý nghĩa cạch thời đại.
Sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời và phát triển đã thúc đẩy sự tiến bộ cả khoa học tự nhiên.
Khoa học tự nhiên phát triển lại tăng thêm sức mạnh để tấn công vào hệ thống thần học của
đạo Thiên chúa.
Cô-pec-ních là nhà khoa học Ba Lan, khi còn trẻ chịu ảnh hưởng của tư tưởng nhân văn.
Trên cơ sở nghiên cứu nhiều năm về thiên văn học, quan sát các thiên thể, ông đã viết
“Thuyết vận hành các thiên thể”. Trong cuốn sách này, ông nêu ra “Thuyết mặt trời trung
tâm”, phủ định luận điệu trong “Kinh thánh” rằng: “Thượng Đế đã tạo ra Mặt trời, Mặt trăng,
bắt chúng chạy quanh Trái đất”, phủ định thuyết Trái đất là trung tâm, lay đổ tận gốc vũ trụ

quan thần học của Thiên chúa giáo. Từ đó bắt đầu cuộc cách mạng trong thiên văn học, thay
đổi về căn bản cách nhìn của loài người đối với vũ trụ.
Nửa thế kỷ sau, triết gia người Ý, Brunô vì bảo vệ học thuyết của Cô-pec-nich đã bị Giáo hội
giam vào ngục tối 7 năm trời. Brunô kiên định lòng tin vào học thuyết đó, từ chối thừa nhận
sai lầm, ngày 8-2-1600, ông đã bị toà án dị đoan tuyên án tử hình và thủ tiêu toàn bộ
những tác phẩm của ông.
Sau khi Bruno chết dược 30 năm, tháng 2 năm 1633, Ga-li-lê_nhà khoa học người Italia lại
bị Giáo hội giam vào ngục tối. Ông đã tạo ra kính thiên văn để quan sát vũ trụ và các thiên
thể, và một lần nữa lại phủ định vũ trụ quan thần học. Ông còn có những phát minh về toán
học, vật lý khiến cho nhân loại có nhận thức hoàn toàn mới về vũ trụ. Ông đã bị Giáo hội kết
tội, bắt giam và tra tấn.
Trải qua mấy thế hệ đấu tranh và phải trả giá nặng nề, cuối cùng khoa học tự nhiên đã thoát
ra khỏi thần học, mạnh bước trên con đường tiến bộ.
Từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVII đã xảy ra phong trào văn nghệ phục hưng ở nhiều nước Tây
Âu, đó là phong trào văn hoá của giai cấp tư sản, họ đã dùng sức mạnh không gì lay chuyển
nổi, phá vỡ những ràng buộc của sự chuyên chế về văn hoá thời kỳ Trung cổ, làm tan rã
nhanh chóng chế độ phong kiến đồi bại, mở ra một thời kỳ mới giải phóng tư tưởng, phát
triển văn nghệ và khoa học.
3- Tại sao khuy áo của người đàn ông thì ở bên phải còn của đàn bà thì ở bên trái?
Nếu có hai bộ quần áo với màu sắc và kiểu dáng giống hệt nhau đặt cùng chỗ, vậy làm sao
có thể phân biệt chiếc nào là của nam, chiếc nào là của nữ?
Có lẽ điều mà nhiều người đầu tiên nghĩ đến là cần phải xem quần áo to hay nhỏ (dài, ngắn,
rộng, hẹp) và nếu nghĩ như thế thì chiếc lớn sẽ là của nam, chiếc nhỏ sẽ là của nữ.
Tất nhiên các cách như thế để phân biệt phục trang của đàn ông và đàn bà thì cũng có lí lẽ
nhất định, song những người trong nghề sẽ dứt khoát chỉ xem vị trí các khuyết áo. Nếu là áo
của đàn ông thì khuyết áo sẽ ở tà áo bên trái, còn khuy áo ở tà áo bên phải. Còn áo của đàn
bà thì ngược lại, khuyết áo sẽ ở bên phải và khuy áo ở bên trái.
Ở các nước phương Tây các khuy áo đầu tiên đã xuất hiện như những vật trang sức. Đến
khoảng thế kỷ XIII, các chi tiết trang sức ấy mới trở thành những khuy áo thực sự và có mặt
trên trang phục của nam giới cũng như nữ giới.

Theo truyền thuyết thì cánh đàn ông trong các gia đình quý tộc ở thời kỳ Trung thế kỷ, bên
lưng họ phải đeo kiếm, khi khuy áo đính ở bên phải, còn tà áo ở bên trái không có gì, nếu
dùng tay phải thì có thể rút kiếm ra ở bên trái mà không vướng víu gì. Ngoài ra, ở châu Âu
mùa đông rất lạnh, muốn bảo vệ bàn tay phải cầm kiếm không bị lạnh giá, thì nếu khuyết
áo ở bên tay trái, lúc ấy tay phải sẽ có thể thọc vào trong tà áo để giữ được ấm áp.
Còn chuyện khuyết áo của phụ nữ ở bên phải, đó là do phụ nữ trong xã hội thượng lưu thời
bấy giờ, những khi mặc áo họ phải có đầy tớ gái giúp việc. Để thuận tiện cho người đầy tớ
gái có thể đứng đối diện với chủ mà dùng tay phải để cài khuy áo, khuy áo tất nhiên phải
đính trên tà áo bên trái, còn khuyết áo bên tà áo phải.
Ngoài ra khi phụ nữ cho con bú, nói chung họ thường dùng tay bên phải khoẻ và thuận hơn
để ôm con, nếu khuy áo ở tà áo bên trái thì dùng tay trái dễ cởi áo hơn.
Do các mục đích khác nhau trên đã hình thành kiểu bố trí khuy áo ở trên áo của đàn ông và
đàn bà có sự khác biệt một cách mặc định như vậy.
4- Tại sao khi tàu bè hạ thuỷ phải làm lễ đập chai rượu?
Khi có một chiếc tàu mới, người ta thường cử hành một nghi thức hạ thuỷ long trọng: người
chủ trì giơ cao một chai rượu sâm banh, cổ chai được buộc bằng một sợi dây, sau đó người
ấy dùng hết sức để đập chai rượu vào thành tàu cho vỡ để rượu bắn ra tung toé. Sau đó
chiếc tàu mới được từ từ trườn trên đòn trượt để xuống nước và bắt đầu chuyến đi biển đầu
tiên của nó.
Tương truyền nghi thức này có từ thời xa xưa ở phương Tây. Hồi ấy hàng hải là một nghề
cực kỳ nguy hiểm, thường xuyên xảy ra những vụ đắm tàu, người chết. Vì chưa có vô tuyến
điện, cho nên mỗi khi gặp tai nạn. người trên tàu chỉ còn có thể viết giấy báo nạn, rồi bỏ vào
một cái chai, đậy kín lại và ném xuống biển, để nó trôi đi đâu thì trôi, hy vọng rằng cái chai
sẽ trôi qua một chiếc tàu khác hay dạt vào bờ biển, được người ta nhìn thấy rồi nhờ đó mà
sẽ có tàu tới cứu.
Người phương Tây vốn thích uống rượu sâm bank, vì thế khi ném chai rượu xuống thường là
rượu sâm banh. Trong thời kỳ kỹ thuật hàng hải còn rất lạc hậu, mỗi khi gặp nạn trên biển
người ta rất khó cứu nhau, vì thế các thuyền viên ném chai rượu sâm banh xuống nước nói
rằng mình đã bị tai nạn và có thể tử vong. Tất nhiên gia đình của các thuyền viên cũng
muốn tìm thấy các chai rượu như thế, cho nên họ mong muốn giải trừ những điều bất hạnh

và nỗi lo sợ như vậy, mỗi khi hạ thuỷ một chiếc tàu mới, người ta đập chai sâm banh vào
mũi tàu với mong muốn con tàu ra đi sẽ được thuận buồm xuôi gió, vạn sự may mắn.
Nhưng vẫn còn một cách giải thích khác nữa. Tương truyền trong thời cổ xưa người ta cho
rằng công việc đi biển là cực kỳ nguy hiểm, cho nên để tiêu trừ các mối nguy hiểm này,
người ta thường trói một nô lệ vào bên dưới thân tàu mới, để khi con tàu trượt qua thân thể
người nô lệ và máu của người này sẽ thay lời cầu Thượng Đế bảo hộ. Nhưng về sau người Hy
Lạp đã không còn thực hiện tập tục dã man này nữa, vì thế người ta đã dùng rượu để thay
cho máu người nô lệ, như vậy nghi lễ hạ thuỷ con tàu mới vẫn còn giữ được cho đến ngày
nay với động tác đập chai rượu vào thành tàu.
__________________
5- Tại sao người Trung Quốc thường dùng số 5 và số 10 để nói lên sự viên mãn?
Trong tiếng Hán có nhiều từ ngữ được đặt với hai chữ “ngũ” (năm) và “thập” (mười). Các từ
ngữ này thường nói lên ý nghĩa “toàn bộ” hoặc “viên mãn” (trọn vẹn). Thí dụ:
- “Ngũ vị” (năm mùi vị)
- “Ngũ sắc” (năm màu sắc)
- “Ngũ cốc phong đãng” thì nói lên một cách khái quát việc thu hoạch phong phú tất cả các
thứ lương thực dùng cho con người.
- Các dãy núi nổi tiếng nhất trong thiên hạ thì được gọi là “ngũ nhạc”
- Còn năm loại vật chất: kim, mộc, thủy, hoả, thổ được gọi là “ngũ hành”, tức chỉ nguồn gốc
của vạn vật trên trời đất.
Còn các từ dùng chữ “thập” để nói lên sự trọn bộ, toàn vẹn thì gồm có:
- “Thập toàn” (hoàn toàn trọn vẹn”
- “Thập mỹ” (hoàn toàn tốt đẹp)
- “Thập phân mãn ý” (mười phân vừa ý)
- “Thập ác bất xá” (tất cả các điều ác đều không tha)…
Thật ra các sự vật mà các từ ngữ này biểu thị trên thực tế có số lượng vượt xa hơn “năm” và
“mười” nhiều, thế thì tại sao người Trung Quốc thích dùng hai chữ “ngũ” và “thập” để nói lên
sự trọn vẹn đầy đủ? Điều này không thể tách rời khỏi tập quán của người đời xưa dùng các
ngón tay trên hai bàn tay của mình để tính các con số.
Đời xưa con người sống trong các bộ lạc nguyên thuỷ, xã hội còn chưa có văn tự, càng chưa

có sự hiểu biết về các con số. Muốn tính số, người ta chỉ có thể dùng các ngón tay trên hai
bàn tay để so sánh, sau khi lần lượt so sánh hết các ngón tay của mình rồi thì không có cách
nào đếm thêm được nữa, một bàn tay chỉ có năm ngón tay, hai bàn tay có tất cả mười ngón,
vì thế sau khi đã đếm đến năm và đến mười rồi thì coi là đã trọn vẹn và đầy đủ nhất. Thí dụ
sau khi đi săn trở về người ta giơ hai bàn tay ra để nói với những người khác rằng mình đã
săn được và mang về bao nhiêu vật săn, mọi người trông thấy thế rất vui mừng và phấn
khởi. Trên thực tế các con vật mà những người đi săn mang về thường có thể nhiều hơn
mười, nhưng họ vẫn chỉ có thể dùng hai bàn tay để biểu thị vì đó là con số lớn nhất mà
người ta có thể biểu đạt.
Như vậy năm và mười tự nhiên trở thành những con số trọn vẹn và đầy đủ.
Về sau văn hoá dần dần phát triển, người ta đã có văn tự và kiến thức về số học, nhưng tập
quán dùng năm và mười để biểu đạt sự trọn vẹn thì vẫn cứ được lưu truyền từ đời này qua
đời khác.
__________________
6- Tại sao trên lá cờ Olympic lại có năm vòng tròn?
Đại hội thể dục thể thao long trọng và có quy mô lớn nhất trên thế giới là Thế vận hội
Olympic. Mỗi khi khai mạc Thế vận hội Olympic, trên hội trường bao giờ cũng phải kéo lên lá
cờ Thế vận hội. Vì trên lá cờ này có in năm cái vòng, cho nên nó cũng được gọi là cờ “năm
vòng tròn”.
Lá cờ năm vòng tròn đã được thiết kế năm 1913, theo ý kiến của Chủ tịch Uỷ ban Olympic
Quốc tế, ông Cubectanh. Năm 1914, nó đã được sử dụng lần đầu tiên tại Đại hội Đại biểu
Olympic cử hành ở Paris, nước Pháp. Lá cờ Olympic làm bằng vải màu trắng không viền,
thêu năm vòng tròn với ba vòng bên trên màu xanh, đen, đỏ, còn hai vòng bên dưới màu
vàng và màu lục, lần lượt xếp từ trái sang phải.
Ông Cubectanh đã chọn năm màu này vì đây là màu quốc kỳ của các nước tham gia cuộc
vận động Olympic thời bấy giờ.
Về sau ngời ta lại có một cách giải thích khác về màu sắc của năm cái vòng, cho rằng năm
cái vòng này tượng trưng cho năm lục địa trên thế giới: màu xanh tượng trưng cho châu Âu,
màu vàng tượng trưng cho châu Á, màu đen tượng trưng cho châu Phi, màu lục tượng trưng
cho châu Đại Dương, còn màu đỏ tượng trưng cho châu Mỹ.

Vì tính rằng người ta có thể có những cách giải thích khác nhau về lá cờ năm cái vòng, cho
nên năm 1979 tờ tạp chí Olympic, Uỷ ban Olympic Quốc tế đã chính thức nêu rõ rằng dựa
theo hiến chương Olympic, ý nghĩa của năm cái vòng này là tượng trưng cho sự đoàn kết
giữa năm lục địa, đồng thời tượng trưng cho tinh thần thi đua công bằng thẳng thắn và hữu
nghị giữa các vận động viên toàn thể thế giới đến tập trung tại Thế vận hội Olympic.
Bắt đầu Thế vận hội Olympic lần thứ 7, khi khai mạc Thế vận hội Olympic, bao giờ cũng cử
hành nghi thức đại biểu thành phố chủ nhà của Thế vận hội lần này đem lá cờ Olympic trao
cho thị trưởng thành phố tổ chức Thế vận hội Olympic lần sau. Tiếp đó thành phố này sẽ giữ
lá cờ tại phòng chính của toà thị chính, rồi bốn năm sau sẽ lại cử hành một nghi thức như
thế.
__________________
7- Chỉ số Đao Giônx do đâu mà có?
Những người quan tâm đến thị trường cổ phiếu đều biết tới chỉ số Đao Giônx, gọi một cách
đầy đủ là chỉ số bình quân cổ phiếu công nghiệp Đao Giônx. Nội dung được công bố là chỉ số
bình quân hơn 30 cổ phiếu công nghiệp của thị trường cổ phiếu New York. Vì các cổ phiếu
này là những cổ phiếu nóng được mua bán sôi nổi nhất trong thị trường cổ phiếu, phản ảnh
được xu thế hiện hành trên thị trường cổ phiếu của nước Mỹ, cho nên chỉ số Đao Giônx đã
trở thành tin tức thị trường mà người ta không thể nào không quan tâm.
Chỉ số Đao Giônx là do Công ty Đao Giônx nhà xuất bản báo chí tài chính của nước Mỹ, hàng
ngày tính toán ra và công bố trên tờ Nhật báo phố Wall. Đao Giônx là hai họ của hai người
Mỹ gộp lại
Một người là Tracđơ Đao, sinh năm 1851, đã từng là phóng viên biên tập của tờ Nhật báo
Phố Wall, ông này vốn có hứng thú đối với các tin tức kinh tế và tài chính. Trên cơ sở chuyên
tâm nghiên cứu, ông dã phát biểu rất nhiều bài về vấn đề này và trở thành một phóng viên
nổi tiếng của ngành tài chính.
Về sau ông ta làm quen với một người cũng làm về báo là Etuốt Giônx, rồi sau đó hai người
rất ý hợp tâm đầu. Năm 1882, hai người hợp tác thành lập công ty chuyên công bố các tin
tức kinh tế, tức là công ty Đao Giônx, chuyên môn sưu tầm các tin tức về mặt tài chính và
mậu dịch để công bố định kỳ.
Tracdơ Đao về sau trở thành tổng biên tập và người phát hành của tờ Nhật báo Phố Wall.

Ông đã nghiên cứu và dự toán các tin tức kinh tế một cách sâu sắc, trở thành người đầu tiên
dùng các con số thống kê để dự đoán về thị trường cổ phiếu New York.
Năm 1897, công ty Đao Giônx lựa chọn 30 công ty công nghiệp có tính chất đại biểu ở cơ sở
giao dịch cổ phiếu New York, tính toán chỉ số bình quân trị giá của các cổ phiếu ấy và đem
công bố trên tờ Nhật báo phố Wall. Đó tức là nguồn gốc chỉ số Đao Giônx, cho đến nay đã
tồn tại được hơn 100 năm rồi.
__________________
8- Thế giới có bao nhiêu dân tộc?
Trung Quốc có 56 dân tộc. Có người cho rằng Trung Quốc có thể là quốc gia có nhiều dân
tộc nhất thế giới, kỳ thực không phải như thế. Ở châu Á, nếu tính các quốc gia có hơn 50
dân tộc thì còn có Ấn Độ, Philippin, Indonesia. Nghe nói Indonesia có 150 dân tộc. Quốc gia
có nhiều dân tộc nhất thế giới là Nijenia, có tới 250 dân tộc lớn nhỏ với hơn 80 triệu người,
chiếm 1/8 tổng số dân tộc trên thế giới.
Nói tóm lại trên thế giới có bao nhiêu dân tộc? Theo những thống kê chưa đầy đủ, con số
chừng 2000.
Số lượng nhân khẩu của các dân tộc trên thế giới khác nhau rất xa. Dân tộc lớn nhất lên tới
nghìn triệu, dân tộc nhỏ nhất chỉ có vài chục người. Bảy dân tộc có tổng số nhân khẩu lên tới
quá 100 triệu người là người Hán, người Inđuxtan, người Mỹ người Bănggan, người Nga,
người Nhật, người Braxin, 60 dân tộc có nhân khẩu từ 10 triệu, 92 dân tộc có nhân khẩu từ
mười vạn đến một triệu. Nhân khẩu các dân tộc khác không có đủ mười vạn.
Tổng số các dân tộc ở châu Á là trên một nghìn, đại khái chiếm nửa tổng dân số trên thế
giới, châu Á là đại lục có nhiều dân tộc nhất trên thế giới, châu Âu ước tính có 170 dân tộc,
khoảng 20 quốc gia cơ bản chỉ có một dân tộc.
__________________
9- Dế có kêu bằng miệng không?
Buổi tối mùa thu, trong lùm cỏ, dưới góc tường thường phát ra tiếng tuýt tuýt của con dế.
Điều thú vị là tiếng kêu này không phải được phát ra từ miệng của nó, mà thông qua sự ma
sát lẫn nhau của đôi cánh của chúng.
Dế trưởng thành đều có hai đôi cánh. Cánh trước tương đối cứng, có tác dụng phát ra tiếng
kêu và bảo vệ cơ thể chúng. Cánh sau mềm có tác dụng bay lượn. Cánh trước của dế đực

thông thường có các loại gân cánh đan xen ngang dọc hoặc song song, giữa gân cánh hình
thành cửa sổ cánh trong suốt. Một đường gân của hai cánh trước rất to, trở thành cơ quan
phát âm của loài dế. Còn phía dưới gân ngang của cánh phải trước có một loạt mấu răng cưa
nổi lên, hình thành âm răng.
Khi dế đực kêu, âm răng của cánh phải trước và gân ngang của cánh trái trước không ngừng
cọ sát vào nhau, lôi kéo sự cộng hưởng của cửa sổ cánh trong suốt, làm phát ra âm thanh
(giống như chiếc cung của đàn violon không ngừng ma sát vào dây đàn). Khi dế sống ở
trong hang, khe gạch, kẽ đá, nhờ tác dụng phóng thanh của nơi ở, tiếng kêu sẽ càng vang
hơn.
__________________
10- Âm thanh trong phích nước từ đâu ra?
Ghé sát tai vào phích nước rỗng, bạn sẽ thấy âm thanh o o như là tiếng gió lùa. Phích kín
như vậy thì gió ở đâu ra nhỉ. Thực tế, đây chỉ là hiện tượng cộng hưởng âm thanh bình
thường, xảy ra với tất cả các dụng cụ chứa mà thôi.
Trước hết, ta hãy tìm hiểu hiện tượng cộng hưởng âm:
Sóng âm là sự thay đổi mật độ lúc đặc lúc loãng của không khí, được truyền đi từ nguồn âm
tới mọi hướng với tốc độ nhất định. Số lần biến đổi loãng - đặc trong một giây gọi là tần số.
Khoảng cách giữa hai phần đặc hoặc hai phần loãng kề nhau gọi là bước sóng. Tần số của
âm thanh càng cao, hoặc là bước sóng càng ngắn thì âm thanh nghe được càng cao.
Nói chung, âm thanh là do vật dao động gây ra. Ví như khi đánh trống, do mặt trống dao
động lên xuống nên phát ra âm thanh trong không khí. Những vật thể khác nhau khi dao
động sẽ phát ra những âm thanh không cùng tần số.
Nếu hai vật thể phát ra âm thanh có cùng tần số và nằm ở gần nhau, thì khi để cho một vật
phát âm, vật kia cũng có thể phát âm theo. Hiện tượng này gọi là cộng hưởng.
Điều thú vị là hầu như không khí (hay cột không khí) trong bất kì vật chứa nào cũng đều có
thể cộng hưởng với các vật phát âm. Đưa một vật phát âm tới gần miệng một dụng cụ chứa,
nếu tần số hoặc bước sóng của nguồn âm phù hợp với tần số hoặc bước sóng riêng của cột
không khí, thì cột không khí sẽ cộng hưởng ngay (tức là nó dao động) và làm âm thanh lớn
lên rất nhiều.
Theo các nhà nghiên cứu, chỉ cần bước sóng bằng bốn lần, hoặc ¾, 4/5 … độ dài cột không

khí, thì sau khi truyền vào dụng cụ chứa, nó sẽ gây ra cộng hưởng. Chiều cao bên trong của
phích thường khoảng 30 cm. Từ đó có thể tính được rằng, khi những âm thanh có bước sóng
là 120 cm, hoặc 40, 24 cm, …. truyền vào phích thì đều có thể gây ra cộng hưởng.
Xung quanh chung ta có đủ loại âm thanh to nhỏ. Chúng có thể đồng thời cộng hưởng với
cột khong khí trong phích tạo thành tiếng o o mà khi ghé tai vào ta sẽ nghe thấy. Do cột
không khí ngắn, nên bước sóng những âm thanh được cộng hưởng cũng ngắn. Vì vậy, những
âm o o phát ra từ một chai nhỏ sẽ nhọn và sắc hơn từ phích phát ra.
Nếu bình chứa có chỗ hư hỏng khiến cho cột không khí không hoàn chỉnh thì âm thanh cộng
hưởng cũng bị thay đổi. Chính vì thế mà người ta thường thông qua việc nghe các tiếng o o
để kiểm tra xem phích nước có bị hỏng hay không.
__________________
11- Tại sao không nên uống nước đun đi đun lại nhiều lần?
Đó là do trong nước thông thường có chứa các hàm lượng nhỏ nitrat và một số kim loại nặng
như chì, cadimium… Sau khi nước đun nóng trong thời gian dài, do quá trình thuỷ phân
không ngừng bốc hơi, nồng độ nitrat và các kim loại nặng trong nước sẽ tăng lên. Nước đun
sôi có chứa nhiều nitrat khi uống vào trong cơ thể sẽ bị khử trở lại là muối nitric. Mà muối
nitric sẽ làm hỏng công năng vận chuyển dưỡng khí trong máu, làm cho tim đập nhanh, hô
hấp khó khăn, nặng hơn có thể ảnh hưởng, nguy hiểm đến tính mạng. Đồng thời, các kim
loại có trong nước đó cũng có hại đối với sức khoẻ con người.
Không nên uống nước lã, cũng không nên uống nước nước đun lại nhiều lần, vậy uống nước
tinh khiết hoặc nước cất liệu có vệ sinh không? Thực ra, trong nước bình thường có chứa các
nguyên tố như canxi, magiê… đều là những nguyên tố mà cơ thể chúng ta cần, canxi chiếm
khoảng 1,38% trọng lượng của cơ thể chúng ta, nó là thành phần chủ yếu cấu tạo nên
xương và răng, ngoài ra nó còn có tác dụng duy trì sự co bóp của cơ tim và thúc đẩy quá
trình đông máu… Magiê chiếm khoảng 0,04% trọng lượng cơ thể, trong đó 70% có trong
xương, mỗi người một ngày cần khoảng 0,3 – 0,5 gram magiê. Hai loại nguyên tố này một
phần được hấp thụ khi ta uống nước. Có thể thấy, chỉ uống nước tinh khiết và nước cất chưa
chắc đã tốt nhất.
Như vậy, uống nước như thế nào là thích hợp? Khi đun nước, khi nước trong ấm đun bắt đầu
sôi, như vậy nhiệt độ nước trong ấm đã đạt tới 100 độ C, các loại vi khuẩn trong nước đã bị

tiêu diệt. Nếu như mùi clo trong nước máy hơi nặng có thể đun thêm 1 - 2 phút nữa. Nước
được đun theo cách như vậy dùng để pha trà hay nấu cơm có thể coi là thích hợp.
__________________
12- Hiệu ứng nhà kính là gì?
Mùa đông ở phía Bắc trời buốt giá, cây cỏ khô cằn. Nhưng trong nhà kính lại ấm áp như mùa
xuân, khắp nơi cây cỏ xanh tươi cảnh sắc rất sinh động. Đây là nguyên nhân gì vậy? Thì ra
kính có một đặc điểm đặc thù, nó có thể cho bức xạ Mặt trời chiếu vào trong phòng kính, lại
có thể ngăn ngừa bức xạ nóng trong nhà kính lọt ra ngoài tạo ra bầu không khí trong nhà
kính càng ngày càng ấm áp.
Trên thực tế, Trái đất ngày nay cũng đang trở thành “một nhà kính lớn”.
Trong không khí bao quanh Trái đất ngoài khí Nitơ, Oxi còn có rất nhiều khí khác như
Cacbonic, Mêtan, Clorua, Florua, hyđrocacbon, v.v… Những khí này có tác dụng tương tự
như kính, nó có thể làm cho bức xạ sóng ngắn của Mặt trời chiếu qua. Như vậy ánh Mặt trời
sẽ trực tiếp chiếu xuống mặt đất làm cho nhiệt độ Trái đất tăng cao. Đồng thời những khí
này lại có thể hút bức xạ nóng toả ra từ mặt đất. Điều này nói lên năng lượng bức xạ vào thì
dễ mà toả ra thì khó. Hiện tượng này rất giống hiện tượng trong nhà kính. Con người đã gọi
hiện tượng này là hiệu ứng nhà kính, khí CO2 đóng vai trò chủ yếu, vai trò của các khí khác
chỉ chiếm khoảng 1/8.
Hiệu ứng nhà kính dẫn đến nhiệt độ Trái đất tăng cao. Tring thời gian từ năm 1850 đến năm
1988, nồng độ Cacbonic trong không khí đã tăng 25%. Thập kỷ 80 của thế kỷ XX, nhiệt độ
bình quân của Trái đất cao hơn 0,6 độ C so với thế kỷ trước. Nếu nhiệt độ Trái đất tiếp tục
tăng cao như hiện nay thì hệ sinh thái của Trái đất sẽ mất thăng bằng và gây ra thiên tai.
__________________
13- Vì sao vận động viên leo núi không được gào to?
Khi chinh phục các đỉnh núi thấp, bạn có thể hò reo hay thậm chí la ó, cái đó chẳng ảnh
hưởng gì. Nhưng đối với những ngọn núi cao phủ tuyết, hãy coi chừng vì điều này cực kỳ
nguy hiểm. Và nếu chịu khó quan sát, bạn sẽ thấy nói chung các vận động viên đều chỉ im
lặng, cắm cúi leo lên…
Trên núi cao, quanh năm tuyết không ngừng rơi và phủ trắng đỉnh núi. Cứ sau mỗi lần tuyết
rơi, tầng tuyết ở đây lại dày thêm một chút. Tầng tuyết càng dày, áp lực mà tầng dưới phải

chịu càng lớn, tuyết ở tầng dưới do vậy bị nén chặt lại thành những tảng băng dạng tuyết.
Đồng thời tầng tuyết này cũng giống như một cái chăn phủ lên núi làm cho nhiệt lượng ở
tầng đáy không thoát đi được, vì thế nhiệt độ ở tầng đáy thường cao hơn nhiệt độ ở tầng
trên cùng từ 10 – 20 độ C. Do vậy, một phần băng tuyết ở tầng đáy đã biến thành nước.
Lớp nước này có tính chất như lớp dầu nhờn, và tầng tuyết dày trở thành “một đống sắt thép
được bôi trơn” nằm nghiêng trên sườn núi, lúc nào cũng có thể trượt xuống. Nếu một tảng
đá lớn lăn qua hoặc một loại chấn động từ đâu truyền tới, tầng tuyết này sẽ đùng đùng sụt
lở toàn bộ xuống và vùi sâu tất cả các vật mà nó gặp trên đường. Hiện tượng này gọi là
tuyết lở.
Khi người ta gào to sẽ phát ra âm thanh có nhiều loại tần số khác nhau, rồi thông qua không
gian truyền tới tầng tuyết làm cho tầng tuyết bị chấn động. Nếu như có tần số nào đó của
âm thanh gần bằng với tần số dao động riêng của tầng tuyết thì sẽ hình thành cộng hưởng,
tầng tuyết có thể vì thế sẽ dao động dữ dội mà sụt lở xuống. Điều này rất nguy hiểm đối với
các vận động viên leo núi. Vì vậy cấm gào thét to đã trở thành luật của các đội leo núi.
14- Vì sao thỏ màu trắng có mắt đỏ?
Lông của loại thỏ nhà có nhiều màu sắc. Mắt của chúng cũng vậy, cũng sặc sỡ đủ kiểu và
thường là giống với màu lông, như đỏ, xanh da trời, nâu chè, xám, đen,… Sở dĩ mắt loài thỏ
có các loại màu như vậy là do trong cơ thể chúng chứa các loại sắc tố. Nhưng, thỏ trắng lại
là một ngoại lệ.
Thỏ trắng có màu mắt đỏ rực. Vậy phải chăng cơ thể chúng chứa sắc tố màu đỏ?
Thì ra, giống thỏ trắng không có sắc tố, cho nên lông của nó có màu trắng. Ngay chính nhãn
cầu của mắt thỏ cũng không có màu. Cái màu đỏ trong mắt thỏ mà ta nhìn thấy là màu máu
trong nhãn cầu phản ánh ra ngoài, chứ không phải là màu sắc của nhãn cầu.
__________________
15- Vì sao thềm miệng của ếch lúc phồng lúc bẹp?
Chú ý quan sát những động vật lưỡng cư này, bạn sẽ thấy ngay thềm miệng của nó phình ra
co vào, giống như thể nó vừa chạy một đoạn đường rất dài rồi dừng lại để thở.
Miệng ếch tuy rất rộng, nhưng ngoài việc đớp mồi ra thì rất ít khi nó mở miệng. Lỗ mũi của
ếch thông với xoang miệng. Khi ếch hít không khí từ mũi vào thì miệng nó mím chặt, thềm
miệng hạ xuống, miệng phình to chứa đầy không khí. Sau khi khép lỗ mũi bằng van, thềm

miệng của nó được nâng lên nhờ cơ gian hàm và cơ gian móng, đẩy khí qua khe họng vào
phổi, cũng giống như khi ta bơm hơi vào quả bóng. Không khí vào phổi có chứa O2 (ôxy) sẽ
tiến hành trao đổi với CO2 (cácboníc) trong máu trong vi huyết quản. Sau đó, sự co bóp của
cơ bụng và sự đàn hồi của thành phổi (làm cho phổi mở rộng trở lại trạng thái ban đầu) sẽ
đem lượng lớn khí CO2 trong phổi ép vào xoang miệng, rồi lại qua lỗ mũi. Như vậy, thềm
miệng cứ không ngừng lúc phồng lúc bẹp, giống như lồng ngực của chúng ta lúc nâng lên lúc
hạ xuống.
Ếch tuy giống người cũng thở bằng phổi, song phổi của ếch còn chưa phát triển, cấu tạo rất
đơn giản, chỉ là một đôi túi khí có vách ngăn ở trong thành nhiều lỗ tổ ong. Lượng khí trao
đổi ở đây cũng rất ít. Nếu ếch chỉ dựa vào lượng khí mà phổi có được thì không thể nào đáp
ứng đủ cho nhu cầu của cuộc sống, nên nó phải bù đắp bằng sự hô hấp qua da.
Da của ếch thường tiết ra dịch dính, để duy trì trạng thái ẩm ướt giúp cho oxy trong không
khí bên ngoài và cacbonic trong máu trong vi huyết quản ở da của ếch tiến hành trao đổi,
nhằm bổ sung lượng hô hấp. Oxy mà ếch hô hấp qua da chiếm khoảng trên dưới 40% tổng
lượng oxy hô hấp.
16- Thuốc nổ được phát minh như thế nào?
Thuốc nổ đen là loại thuốc nổ mà con người sử dụng sớm nhất, nó được người Trung Quốc
phát minh từ hơn 1000 năm trước. Tên của thuốc nổ đen có từ đâu ? Nếu căn cứ vào tên để
suy nghĩ thì thuốc nổ đen có lẽ là một loại nguyên liệu thuốc màu đen có thể nổ phát ra lửa.
Nhưng, thuốc nổ sao lại liên quan đến nguyên liệu thuốc. Điều này phải bắt đầu từ những
nhận thức ban đầu của con người đối với thuốc nổ.
Trong thời kỳ cổ đại, ngay từ rất sớm con người đã lấy quặng nitratkali (diêm tiêu) và lưu
huỳnh để làm những nguyên liệu thuốc quan trọng rồi. Ví dụ như trong “Thần nông bản thảo
kinh” thời Hán quặng nitoratkali được liệt vào vị trí số sáu trong các loại thuốc thương phẩm,
nghe nói nó có thể chữa được hơn 20 loại bệnh, lưu huỳnh được liệt vào vị trí số 3 trong số
các loại thuốc trung phẩm, cũng có thể trị được hơn 10 loại bệnh. Hai loại nguyên liệu thuốc
này chính là những loại nguyên liệu chính để chế tạo thuốc nổ đen. Theo khảo chứng thì loại
thuốc nổ sớm nhất được ra đời từ tay một nhà luyện đơn. Ở thời cổ đại , để thoả mãn ham
muốn trường thọ bất lão của mình, các bậc đế vương phong kiến đã chỉ định một nhóm
thuật sĩ đốt lò để nghiên cứu và điều chế đơn dược. Các thuật sĩ luyện đơn đã tiến hành các

thí nghiệm như phân li, hoà tan, chưng cất, thăng hoa, đốt… nhiều loại vật chất. Đây có lẽ là
hình thức thí nghiệm hoá học sớm nhất mà con người đã làm. Thuật luyện đơn tuy bắt
nguồn từ mơ ước của các bậc đế vương nhưng hoạt động thực tiến của nó lại có tác dụng
thúc đẩy đối với sự phát triển của khoa học. Một số tác phẩm nổi tiếng của các nhà luyện
đơn đựoc lưu truyền hậu thế đã thể hiện những nhận thức tạo nên vật chất của người xưa.
Thuốc nổ đen chính là một trong những ví dụ điển hình.
Những nhà luyện đơn Trung Quốc đã tiếp xúc với các vật chất như quặng nitơratkali, lưu
huỳnh và than gỗ từ rất sớm và nhận thức được rằng khi chúng trộn lẫn cọ xát hoặc va đập
với nhau thì thường sẽ xảy ra cháy có tính nổ. Nhà luyện đơn thời Hán là Ngụy Bá Dương đã
dùng lưu huỳnh để kiểm nghiệm quặng nitơratkali là thật hay giả. Qua cọ xát mạnh, nếu
đúng là quặng nitơratkali thì gặp lưu huỳnh nó sẽ cháy rất nhanh. Nhà luyện đơn thời Nam
Bắc triều Đào Hoằng Cảnh cũng chỉ ra chính xác rằng, quặng nitơratkali gặp than gỗ đỏ và
nóng sẽ xảy ra cháy mang tính nổ. Trong những năm đầu của triều Đường trong cuốn sách
“Đan kinh” nhà luyện đơn Tôn Tư Mạo đã viết về cách lấy ba thứ là quặng nitoratkali, lưu
huỳnh và bột than trộn theo tỷ lệ nhất định thành thuốc nổ đen.Từ đó có thể thấy rằng, lúc
đó mọi người đã nắm được đầy đủ về cách chế tạo và tính chất của thuốc nổ đen.
Trong những năm cuối triều Đường thuốc nổ đen bắt đầu được dùng vào lĩnh vực quân sự,
thành phần và tỷ lệ thuốc nổ cũng chính xác hơn, quặng nitoratkali 75%, bột than 15%, lưu
huỳnh 10%. Đến triều Tống, quy mô sản xuất thuốc nổ liên tục được mở rộng, đất nước còn
thành lập các “công thành tác” (xưởng công binh) trong đó có xưởng chuyên sản xuất thuốc
nổ đen – lò luyện thuốc nổ, quy mô từ mấy tấn đến mấy chục tấn một ngày. Năm thứ tư đời
Bắc Tống (Năm 1040 Công nguyên) trong “võ kinh tổng yếu” do Tăng Công Lượng biên soạn
đã viết về cái tên “thuốc nổ” và tỷ lệ điều chế có liên quan. Trong tỷ lệ điều chế, ngoài
quặng nitoratkali, lưu huỳnh , than ra còn có thêm các vật dễ cháy như axit sunfuric, nhựa
thông, sáp ong, sơn khô…
Khoảng đầu thời kỳ Nam Tống, việc chế tạo thuốc nổ đen được đưa vào trong dân gian . Khi
ăn Tết người dân đã dùng thuốc nổ đen để chế tạo pháo và pháo hoa để đốt. Phong tục này

×