Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Giáo án phát triển năng lực Chủ đề đại cương polime

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.4 KB, 30 trang )

Giáo án Hóa học 12

GV: Đặng Thị Hương Giang

CHỦ ĐỀ: POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME
Tiết 1: Đại cương về polime (Phần I, II, III).
Tiết 2: Đại cương về polime (Phần V, VI).
Tiết 3: Vật liệu polime (Phần I)
Tiết 4: Vật liệu polime (Phần II, III)
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức:
a) HS nêu được:
- Định nghĩa polime, phân loại, cấu trúc và tính chất vật lí của polime
- Khái niệm, điều kiện monome trùng hợp, trùng ngưng và nhận dạng monome
có khả năng tổng hợp polime.
- Khái niệm về các vật liệu: Chất dẻo, cao su, tơ- sợi .
b) HS liệt kê được:
- Một số polime dùng làm chất dẻo, cao su, tơ sợi.
- Thành phần tính chất ,ứng dụng của chúng
2. Kĩ năng:
- Phân loại được các polime: tự nhiên, nhân tạo, tổng hợp.
- Viết ptpư điều chế một số polime: từ monome tương ứng, từ các nguồn trong
tự nhiên.
- Thực hành thí nghiệm, dự đoán kết quả thí nghiệm.
- Giải các bài tập định tính và định lượng.
- Kết hợp kiến thức hóa học với vật lý, toán học, sinh học và công nghệ … trong
khi tham gia các hoạt động học tập.
3. Phát triển năng lực:
-NL Sử dụng ngôn ngữ hóa học: viết công thức, gọi tên, viết phương trình hóa
học.
- NL thực hành hóa học: thông qua việc làm các thí nghiệm phân biệt các polime


- NL tính toán: thông qua việc giải các bài tập có liên quan đến: tính số mắt xích,
điều chế polime .. .
- NL giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học: dự đoán tính chất polime, giải
thích liên hệ giữa cấu trúc polime với vật liệu tương ứng..
- NL vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn: ứng dụng của polime, cách sử
dụng polime nói riêng và các chất hóa học nói chung sao cho thân thiện với môi
trường.
4. Về thái độ:
- Tạo cho HS niềm yêu thích, say mê học tập môn hóa học.
- HS thấy được vai trò rất quan trọng của polime đối với nền kinh tế quốc dân.
- HS có ý thức sử dụng các sản phẩm hóa học trong đời sống. Có ý thức bảo vệ
môi trường.
II. CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên:
a- Giáo án, sách giáo khoa, hệ thống câu hỏi- bài tập.


Giáo án Hóa học 12

GV: Đặng Thị Hương Giang

- Dụng cụ: Ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, giá để ống nghiệm, giá sắt, đũa thủy
tinh, diêm, đèn cồn…
- Hóa chất: dd H2SO4loãng, dd H2SO4 đặc, PE, PVC, bông, len, caosu..
b- Máy tính, máy chiếu.
- Tranh ảnh, mẫu vật, video minh họa: khai thác caosu, sx tơ tằm, …
- Các video thí nghiệm
2. Học sinh
- Sách giáo khoa, vở ghi, đồ dùng học tập.
- Học bài cũ và đọc trước chủ đề trong SGK.

- Tìm kiếm những kiến thức có liên quan đến chủ đề.
III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
Loại câu
hỏi/ bài

Vận dụng

Thông hiểu

HS nêu được:
- Định nghĩa
polime, phân
loại, cấu trúc
và tính chất vật
lí của polime
- Khái niệm,
điều
kiện
monome trùng
hợp,
trùng
ngưng và nhận
dạng monome
có khả năng
tổng
hợp
polime.
- Khái niệm về
các vật liệu:
Chất dẻo, cao

su, tơ- sợi

HS liệt kê
được:
- Một số
polime dùng
làm chất dẻo,
cao su, tơ sợi.
- Thành phần
tính chất ,ứng
dụng của
chúng

- Viết PTHH
điều chế các
polime từ
monomer
tương ứng.

- Viết PTHH
điều chế các
polime từ các
nguồn trong
tự nhiên.

- Xác định hệ
số polime hóa
của polime.
-Xác định
được khối


- Xác định tỉ lệ
mắt xích trong
phân tử polime
có 1 monome
tương ứng.

- tính toán đ/c
polime phức
tạp.

tập

Câu hỏi/
bài tập
định tính

Bài tập
định
lượng

Vận dụng

Nhận biết

cao


Giáo án Hóa học 12


Bài tập
thực hành/
thí nghiệm

Mô tả và nhận
biết được các
hiện tượng thí
nghiệm đơn
giản.

GV: Đặng Thị Hương Giang

lượng polime
thu được
trong phản
ứng đ/c dùng
1 pt
Giải thích
được các hiện
tượng thí
nghiệm khi sử
dụng polime.
- Nhận thức
được ý nghĩa
to lớn của
polime trong
đời sống

- tính toán đ/c
polime nhiều

phản ứng.

Giải thích một
số hiện tượng
thí nghiệm
thực tiễn: sử
dụng polime
khó phân hủy
gây ảnh hưởng
đến môi
trường.

Giải pháp hợp
lý cho việc sử
dụng polime
nói riêng và
các chất hóa
học nói chung
trong đời
sống.

IV. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
IV.1. Mức độ nhận biết:
Câu 1: Polime thu được từ trùng hợp propen là:
A. (CH2CH2)n
B. (CH2CH2CH2)n
C. (-CH2-CHCH3)n
D. (-CH2-CH(CH3))n
Câu 2: Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là
A. stiren.

B. isopren.
C. propen.
D. toluen.
Câu 3: Chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là
A. propan.
B. propen.
C. etan.
D. toluen.
Câu 4: Quá trình nhiều phân tử nhỏ (monome) kết hợp với nhau thành phân tử
lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác được gọi là phản ứng
A. trao đổi.
B. nhiệt phân.
C. trùng hợp.
D. trùng ngưng.
Câu 5: Monome được dùng để điều chế polietilen là
A. CH2=CH-CH3. B. CH2=CH2.
C. CH≡CH. D. CH2=CH-CH=CH2.
Câu 6: Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là:
A. CH2=C(CH3)-CH=CH2, C6H5CH=CH2.
B. CH2=CH-CH=CH2, C6H5CH=CH2.
C. CH2=CH-CH=CH2, lưu huỳnh.
D. CH2=CH-CH=CH2, CH3-CH=CH2.
Câu 7: Poli(vinyl axetat) là polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp
A. C2H5COO-CH=CH2.
B. CH2=CH-COO-C2H5.
C. CH3COO-CH=CH2.
D. CH2=CH-COO-CH3.
Câu 8: Poli(vinylclorua) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp:
A. CH3-CH2Cl
B. CH2=CHCl.

C. CH≡CCl.
D. CH2Cl-CH2Cl
Câu 9: Nilon–6,6 là một loại
A. tơ axetat.
B. tơ poliamit.
C. polieste.
D. tơ visco.


Giáo án Hóa học 12

GV: Đặng Thị Hương Giang

Câu 10: Polime dùng để điều chế thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) là
A. CH2=C(CH3)COOCH3.
B. CH2 =CHCOOCH3.
C. C6H5CH=CH2.
D. CH3COOCH=CH2.
Câu 11: Tơ được sản xuất từ xenlulozơ là
A. tơ tằm.
B. tơ capron.
C. tơ nilon-6,6.
D. tơ visco.
Câu 12: Monome được dùng để điều chế polipropilen (PP) là
A. CH2=CH-CH3.
B. CH2=CH2.
C. CH≡CH.
D. CH2=CH-CH=CH2.
Câu 13: Tơ lapsan thuộc loại
A. tơ poliamit. B. tơ visco.

C. tơ polieste.
D. tơ axetat.
Câu 14: Tơ nilon - 6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng
A. HOOC-(CH2)2-CH(NH2)-COOH.
B. HOOC-(CH2)4-COOH và HO-(CH2)2-OH.
C. HOOC-(CH2)4-COOH và H2N-(CH2)6-NH2.
D. H2N-(CH2)5-COOH.
Câu 15: Theo nguồn gốc, loại tơ cùng loại với len là
A. bông
B. capron
C. visco
D. xenlulozơ
axetat.
Câu 16: Loại tơ thường dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi
“len” đan áo rét là
A. tơ capron
B. tơ nilon -6,6
C. tơ capron
D. tơ nitron.
Câu 17: Bản chất của sự lưu hoá cao su là
A. tạo cầu nối đisunfua giúp cao su có cấu tạo mạng không gian.
B. tạo loại cao su nhẹ hơn.
C. giảm giá thành cao su.
D. làm cao su dễ ăn khuôn.
Câu 18: Cho các polime : polietilen, xenlulozơ, amilozơ, amilopectin,
poli(vnylclorua), tơ nilon-6,6; poli(vinyl axetat). Các polime thiên nhiên là
A. xenlulozơ, amilopectin, poli(vinyl clorua), poli(vinyl axetat)
B. amilopectin, PVC, tơ nilon - 6,6; poli(vinyl axetat)
C. amilopectin, poli(vinyl clorua), poli(vinyl axetat)
D. xenlulozơ, amilozơ, amilopectin

Câu 19:Polime của loại vật liệu nào sau đây có chứa nguyên tố nitơ?
A. Cao su buna.
C. Tơ nilon-6,6.

B. Nhựa poli(vinyl clorua).
D. Tơ visco.

IV.2 Mức độ thông hiểu:
Câu 1: Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ X Y Cao su Buna. Hai chất X, Y lần
lượt là
A. CH3CH2OH và CH3CHO.
B. CH3CH2OH và CH2=CH2.
C. CH2CH2OH và CH3-CH=CH-CH3. D. CH3CH2OH và CH2=CH-CH=CH2
Câu 2: Cho các polime: polietilen, xenlulozơ, polipeptit, tinh bột, nilon-6, nilon6,6, polibutađien. Dãy gồm các polime tổng hợp là
A. polietilen, xenlulozơ, nilon-6, nilon-6,6


Giáo án Hóa học 12

GV: Đặng Thị Hương Giang

B. polietilen, polibutađien, nilon-6, nilon-6,6
C. polietilen, tinh bột, nilon-6, nilon-6,6
D. polietilen, xenlulozơ, nilon-6,6
Câu 3: Tơ nào sau đây không bền trong môi trường kiềm :
A. Tơ nilon
D. Tơ nilon-7
C. Tơ capron
D. Cả 3 loại
Câu 4: Polime có công thức [(-CO-(CH2)4-CO-NH-(CH2)6-NH-]n thuộc loại

nào?
A. Chất dẻo
B. Tơ nilon
C. Keo dán
D. Cao su
Câu 5: Phân tử khối trung bình của PVC là 750000. Hệ số polime hoá của PVC

A. 12.000
B. 15.000
C. 24.000
D. 25.000
Câu 6: Phân tử khối trung bình của polietilen là 420000. Hệ số polime hoá của
PE là
A. 12.000
B. 13.000
C. 15.000
D. 17.000
Câu 7: Khối lượng của một đoạn mạch tơ nilon-6,6 là 27346 đvC và của một
đoạn mạch tơ capron là 17176 đvC. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch nilon6,6 và capron nêu trên lần lượt là
A. 113 và 152. B. 121 và 114.
C. 121 và 152.
D. 113 và 114.
Câu 8: Hệ số trùng hợp của loại polietilen có khối lượng phân tử là 4984 đvC và
của polisaccarit (C6H10O5)n có khối lượng phân tử 162000 đvC lần lượt là:
A. 178 và 1000
B. 187 và 100
C. 278 và 1000
D. 178 và 2000
Câu 9: Cho các chất sau: polibutađien ; poliacrilonitrin ; PVC, tơ tằm ; nilon-6,6
; poli(etylen–terephtalat); thủy tinh hữu cơ, tơ visco. Phát biểu nào dưới đây

không đúng :
A. Có 4 chất thuộc loại tơ tổng hợp.
B. Có 2 chất thuộc loại chất dẻo
C. Có 4 chất là polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
D. Có 1 chất thuộc loại polime thiên nhiên.
Câu 10 : Sản phẩm hữu cơ của phản ứng nào sau đây không dùng để chế tạo tơ
tổng hợp?
A. Trùng hợp vinyl xianua.
B. Trùng ngưng axit α-aminocaproic.
C. Trùng hợp metyl metacrylat.
D. Trùng ngưng hexametylenđiamin với axit ađipic.
IV.3 Mức độ vận dụng:
Câu 1: Từ 4 tấn C2H4 có chứa 30% tạp chất có thể điều chế bao nhiêu tấn PE ?
(Biết hiệu suất phản ứng là 90%)
A. 2,55
B. 2,8
C. 2,52
D.3,6

Câu 2: Trùng ngưng axit –aminocaproic thu được m kg polime và 12,6 kg
H2O với hiệu suất phản ứng 90%. Giá trị của m là
A. 71,19.
B. 79,1.
C. 91,7.
D. 90,4.
Câu 3: Từ 100ml dd ancol etylic 33,34% (D = 0,69g/ml) có thể điều chế được
bao nhiêu g PE (hiệu suất 100%)


Giáo án Hóa học 12


GV: Đặng Thị Hương Giang

A. 23
B. 14
C. 18
D. Kết quả khác
Câu 4: Để điều chế cao su buna người ta có thể thực hiện theo các sơ đồ biến
hóa sau:
C2H5OH buta-1,3-đien cao su buna
Tính khối lượng ancol etylic cần lấy để có thể điều chế được 54 gam cao su
buna theo sơ đồ trên?
A. 92 gam
B. 184 gam
C. 115 gam
D. 230 gam.
Câu 5: Muốn tổng hợp 120kg poli(metyl metacrylat) thì khối lượng của axit và
ancol tương ứng cần dùng là bao nhiêu ? Biết hiệu suất quá trình este hoá và
trùng hợp lần lượt là 60% và 80%.
A. 215kg và 80kg.
B. 171kg và 82kg.
C. 65kg và 40kg.
D. 175kg và 70kg.
Câu 6: Khi đốt cháy một loại polime chỉ thu được khí CO2 và hơi H2O với tỉ lệ
n CO2 : n H2 O  1:1

. Vậy, polime trên thuộc loại nào trong số các polime sau ?
A. poli(vinyl clorua).
B. polietilen.
C. tinh bột.

D. protein.
Câu 7: Có thể điều chế được bao nhiêu tấn cao su Buna từ 2,9 tấn n-Butan. Hiệu
suất của cả quá trình là 60%?
A. 1,62
B. 5,4
C. 2,7
D. 3,24
Câu 8: Khối lượng của tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 5
lít rượu (ancol)
etylic 46º là (biết hiệu suất của cả quá trình là 72% và khối lượng riêng của rượu
etylic nguyên chất là 0,8 g/ml)
A. 4,5 kg.
B. 6,0 kg.
C. 5,0 kg.
D. 5,4 kg.
Câu 9: Người ta có thể điều chế cao su Buna từ gỗ theo sơ đồ sau:
XenlulozơglucozơC2H5OHButa-1,3-đien Cao su Buna
Khối lượng xenlulozơ cần để sản xuất 1,08 tấn cao su Buna là
A. 9,643 tấn.
B. 3,24 tấn.
C. 15,625 tấn.
D. 19,286 tấn.
Câu 10:Cho m gam tinh bột lên men để sản xuất ancol etylic, toàn bộ lượng
CO2 sinh ra cho qua dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 750 gam kết tủa. Biết hiệu
suất mỗi giai đoạn lên men là 80%. Giá trị của m là:
A. 950,8.
B. 949,2.
C. 960,4.
D. 952,6.
Câu 11: Cho sơ đồ biến hóa:

60 %
  C4H6 Cao su buna.
Gỗ (Xenlulozơ)C6H12O6C2H5OH  
Khối lượng (tấn) gỗ cần dùng để sản xuất 1 tấn cao su là:
A. 52,08.
B. 54,20.
C. 40,86.
D. 42,35.
Câu 12: Cho sơ đồ chuyển hóa: CH4  C2H2  C2H3Cl  PVC. Để tổng
3
hợp 250 kg PVC theo sơ đồ trên thì cần V m khí thiên nhiên (ở đktc). Giá trị
của V là (biết CH4 chiếm 80% thể tích khí thiên nhiên và hiệu suất của cả quá
trình là 50%)
A. 358,4.
B. 448,0.
C. 286,7.
D. 224,0.


Giáo án Hóa học 12

GV: Đặng Thị Hương Giang

Câu 13: Chất dẻo PVC được điều chế theo sơ đồ sau: CH4 A B PVC. Biết CH4
chiếm 95% thể tích khí thiên nhiên, vậy để điều chế một tấn PVC thì số m3 khí
thiên nhiên (đktc) cần là:
A. 5883 m3.
B. 4576 m3.
C. 6235 m3.
D. 7225 m3.

Câu 14: Thủy phân m gam tinh bột, sản phẩm thu được đem lên men để sản xuất
ancol etylic, toàn bộ khí CO2 sinh ra cho qua dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 850
gam kết tủa. Biết hiệu suất giai đoạn thủy phân và lên men đều là 85%. Giá trị của
m?
A. 952,9.
B. 810,0.
C. 688,5.
D. 476,5.
IV.4. Mức độ vận dụng cao:
Câu 1: Cao su lưu hóa có chứa 2,05% lưu huỳnh về khối lượng. Khoảng bao
nhiêu mắt xích isopren có một cầu nối đisunfua -S-S-, giả thiết rằng S đã thay
thế cho H ở cầu metylen trong mạch caosu?
A. 57
B. 47
C. 45
D. 55
Câu 2: Clo hoá PVC thu được một polime chứa 63,96% clo về khối lượng,
trung bình 1 phân tử clo phản ứng với k mắt xích trong mạch PVC. Giá trị của k
là (cho H = 1, C = 12, Cl = 35,5)
A. 3.
B. 6.
C. 4.
D. 5
Câu 3: Tiến hành clo hoá poli(vinyl clorua) thu được một loại polime X dùng để
điều chế tơ clorin. Trong X có chứa 66,18% clo theo khối lượng. Vậy, trung bình
có bao nhiêu mắt xích PVC phản ứng được với một phân tử clo ?
A. 1.

B. 2.


C. 3.

D. 4.

Câu 4: Tiến hành phản ứng đồng trùng hợp giữa stiren và buta – 1,3 – đien
(butađien), thu được polime X. Cứ 2,834 gam X phản ứng vừa hết với 1,731
gam Br2. Tỉ lệ số mắt xích (butađien : stiren) trong loại polime trên là
A. 1 : 1.
B. 1 : 2.
C. 2 : 3.
D. 1 : 3.
Câu 5: Đồng trùng hợp đimetyl buta–1,3–đien với acrilonitrin(CH2=CH–CN)
theo tỉ lệ tương ứng x : y, thu được một loại polime. Đốt cháy hoàn toàn một
lượng polime này, thu được hỗn hợp khí và hơi (CO2, H2O, N2) trong đó có
57,69% CO2 về thể tích. Tỉ lệ x : y khi tham gia trùng hợp là bao nhiêu ?
x 1

A. y 3 .

x 2

B. y 3 .

x 3

C. y 2 .

x 3

D. y 5 .


Câu 6: Cứ 45,75 gam cao su buna-S phản ứng vừa hết với 20 gam brom trong CCl 4.
Tỉ lệ mắt xích butađien và stiren trong cao su buna-S là
A. 1 : 3
B. 1 : 2
C. 2 : 3
D. 3 : 5

V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:


Giáo án Hóa học 12

GV: Đặng Thị Hương Giang

1. Phương pháp dạy học:
- Phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp dạy học hợp tác ( thảo luận nhóm,,)
- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan (thí nghiệm, xem video, ..)
- Phương pháp đàm thoại tìm tòi.
- Phương pháp sử dụng câu hỏi và bài tập.
2. Các hoạt động cụ thể:


Giáo án Hóa học 12

GV: Đặng Thị Hương Giang

Tuần 10 (Từ 28/10/2019 đến 2/11/2019)
Tiết 19

Ngày soạn: 24/10/2019
Ngày dạy tiết đầu: …./…../2019
CHỦ ĐỀ: POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME
ĐẠI CƯƠNG VỀ POLIME
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS nêu được khái niệm chung về polime: định nghĩa, phân loại, cấu
trúc, tính chất
- HS biết được tên và công thức một số polime thường gặp.
- HS phân biệt được chất nhiệt dẻo và chất nhiệt rắn
- HS hiểu được phản ứng trùng hợp, trùng ngưng và nhận dạng monome
có khả năng tổng hợp polime.
2. Kỹ năng
- Phân loại, gọi tên các polime
- So sánh phản ứng trùng hợp và phản ứng trùng ngưng
- Viết phương trình phản ứng tổng hợp các polime
- Tính được hệ số polime hóa của các polime
3. Thái độ, tư tưởng
- Có lòng yêu thích bộ môn
- Có thái độ tích cực, chủ động, sáng tạo, nghiêm túc trong học tập, nghiên
cứu và trong hoạt động nhóm.
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học về polime vào thực tiễn cuộc sống
4. Định hướng phát triển năng lực
- năng lực ngôn ngữ hóa học
- năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
- năng lực tư duy logic: vận dụng kiến thức đã học để suy luận đặc điểm,
quy luật chung về đặc điểm, tính chất, tên gọi của polime
- năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
- năng lực tính toán: thông qua các bài toán hóa học
II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên
- Dụng cụ: một số vật liệu polime: bông, vải, gạo, túi nilon, ống nhựa, cao
su… mô hình mạch polime.
- Giáo án, các câu hỏi, phiếu học tập và bài tập liên quan
2. Học sinh
Chuẩn bị phiếu học tập số 1 ở nhà


Giáo án Hóa học 12

GV: Đặng Thị Hương Giang

Xem trước bài mới
III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động trải nghiệm, kết nối (10 phút)
a) Mục tiêu hoạt động: Huy động các kiến thức đã học của HS và liên hệ thực
tiễn đời sống vào nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới.
b) Nội dung hoạt động: tìm hiểu các chất là polime trong đời sống.
c) Phương pháp tổ chức hoạt động:
HĐ cá nhân: GV phát phiếu học tập cho HS tìm hiểu (chuẩn bị trước ở
nhà)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1. Hãy tìm và mang đến lớp các vật sau: bông, vải, gạo, túi nilon, ống nhựa,
cao su.
2. Viết công thức các chất có trong thành phần chính của các vật liệu đó.
3. Trong các vật trên, vật nào có nguồn gốc tự nhiên, vật nào do con người
làm ra?
GV đưa ra một vật dụng: bông, vải, gạo, túi nilon, thước nhựa, cao su…
và yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học ở lớp 11 và 12, trả lời các câu
hỏi trong phiếu học tập số 1.

- HĐ nhóm: Các nhóm thảo luận để chia sẻ và bổ sung thông tin cho
nhau.
- HĐ cả lớp: GV cho HS hoạt động cả lớp bằng cách mời một số nhóm
báo cáo, các nhóm khác góp ý, bổ sung. Vì là hoạt động tạo tình huống/nhu cầu
học tập nên GV không chốt kiến thức mà chỉ liệt kê những câu hỏi/vấn đề chủ
yếu mà HS đã nêu ra, các vấn đề này sẽ được giải quyết ở hoạt động hình thành
kiến thức.
- Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: GV
gợi ý HS tìm kiếm lại thông tin trong chương Cacbohidrat lớp 12, bài anken
môn Hoá học lớp 11...
d) Sản phẩm hoạt động: HS hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập số 1
e) Đánh giá kết quả hoạt động
- Thông qua quan sát: GV quan sát tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những
khó khăn vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
- Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm, GV biết
được HS đã có những kiến thức nào, kiến thức cần điều chỉnh, bổ sung ở các
HĐ tiếp theo.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm polime (20 phút)


Giáo án Hóa học 12

GV: Đặng Thị Hương Giang

a) Mục tiêu hoạt động: HS nêu được định nghĩa, biết cách gọi tên polime, phân
loại polime dựa theo nguồn gốc
b) Nội dung hoạt động: Tìm hiểu về định nghĩa, cách gọi tên và phân loại
polime.
c) Phương thức tổ chức hoạt động:

HĐ cá nhân: HS làm phiếu học tập số 2:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Đọc các thông tin sau:
Xenlulozơ (thành phần chính của bông, vải may quần áo): (C6H10O5)n
Tinh bột (thành phần chính của hạt gạo): (C6H10O5)n
Polietilen (Thành phần chính của túi nilon): (-CH2-CH2-)n
Poli (vinyl clorua) (Thành phần chính của ống nhựa): (-CH2-CHCl-)n
Polibutađien (Thành phần chính của cao su): (-CH2-CH=CH-CH2-)n
Trả lời các câu hỏi sau:
1. Tìm đặc điểm cấu tạo giống nhau giữa các chất trên?
2. Các chất trên đều là polime. Vậy thế nào là polime?
3. Nhận xét về cách gọi tên các polime?
4. Phân loại các polime trên dựa theo nguồn gốc? Lấy ví dụ minh họa?
5. Polietilen –(CH2-CH2)- có phân tử khối 56000. Tính hệ số n của PE?
HĐ nhóm: HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm để chia sẻ và bổ sung cho nhau.
HĐ chung cả lớp: GV mời một số nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác bổ
sung góp ý.
d) Sản phẩm hoạt động:
HS ghi câu trả lời vào vở để hoàn thành phiếu học tập số 2.
I- Khái niệm
Polime là những hợp chất cao phân tử có khối lượng phân tử rất lớn do nhiều
đơn vị cơ bản (gọi là mắt xích) liên kết với nhau tạo nên
Polime: (mắt xích)n
n: hệ số polime hoặc độ polime hoá
=> Mpolime = n.Mmắt xích
=> hệ số polime hoá n =
Tên của polime xuất phát từ tên monome tương ứng hoặc tên của loại hợp chất +
tiền tố poli.
Vd: CH2=CH2  -(CH2-CH2)-n
Etilen

polietilen
Phân loại: dưa theo nguồn gốc: 3 loại


Giáo án Hóa học 12

GV: Đặng Thị Hương Giang

- Polime thiên nhiên: có sẵn trong thiên nhiên: VD: tinh bột, xenlulozơ,
protein…
- Polime tổng hợp: do con người tổng hợp nên: VD: PE, PVC
- Polime bán tổng hợp: có nguồn gốc từ tự nhiên, do con người chế biến hóa học
thêm: VD: tơ visco, tơ axetat…
e) Đánh giá kết quả hoạt động
- Thông qua quan sát: GV quan sát tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những
khó khăn vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
- Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm, GV biết
được HS đã có những kiến thức nào, kiến thức cần điều chỉnh, bổ sung. GV chốt
lại các kiến thức quan trọng
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu trúc polime (5 phút)
a) Mục tiêu hoạt động: HS biết các loại cấu trúc polime
b) Nội dung hoạt động: Tìm hiểu về cấu trúc polime.
c) Phương pháp tổ chức hoạt động:
HĐ chung cả lớp: GV cho HS quan sát một số mô hình mạch polime, từ
đó HS nêu nhận xét về các loại cấu trúc polime
d) Sản phẩm hoạt động:
HS ghi câu trả lời vào vở.
II. Đặc điểm cấu trúc
Có 3 dạng cấu trúc cơ bản:
- Mạch không nhánh: PE, PVC, xenlulozơ

- MẠch phân nhánh: amilopectin
- Mạng không gian: Cao su lưu hóa, nhựa bakelit…
e) Đánh giá kết quả hoạt động
- Thông qua quan sát: GV quan sát tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những
khó khăn vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
- Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm, GV biết
được HS đã có những kiến thức nào, kiến thức cần điều chỉnh, bổ sung. GV chốt
lại các kiến thức quan trọng
Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất vật lí polime (10 phút)
a) Mục tiêu hoạt động: HS nắm được một số tính chất vật lí cơ bản của polime.
Phân biệt khái niệm chất nhiệt dẻo và chất nhiệt rắn.
b) Nội dung hoạt động: tìm hiểu một số tính chất vật lí của polime.
c) Phương pháp tổ chức hoạt động:


Giáo án Hóa học 12

GV: Đặng Thị Hương Giang

HĐ cá nhân: GV yêu cầu HS quan sát lại một số polime: bông, vải, túi
nilon, ống nhựa, caosu...
HĐ nhóm: Dựa vào kiến thức đời sống và kết hợp sử dụng SGK, HS thảo
luận tính chất vật lí đã biết: trạng thái, tính tan, khả năng dẫn điện.... của các
polime trên
Đại diện các nhóm trình bày những tính chất vật lí đã biết, các nhóm khác
góp ý bổ sung.
GV lưu ý HS phân biệt khái niệm chất nhiệt rắn và chất nhiệt dẻo, lấy ví
dụ minh họa.
d) Sản phẩm hoạt động:
HS ghi câu trả lời vào vở.

III. Tính chất vật lí
- Các polime là những chất rắn, không bay hơi, không có nhiệt độ nóng
chảy xác định
- Polime khi nóng chảy cho chất lỏng nhớt, để nguội rắn lại gọi là chất
nhiệt dẻo.
- Polime không nóng chảy, khi đun bị phân huỷ gọi là chất nhiệt rắn.
- Đa số polime không tan trong các dung môi thông thường
- Một số polime có tính chất riêng: tính dẻo (PE, PVC…), tính đàn hồi
(cao su…), cách nhiệt, cách điện (PE, PVC…..), tính kết dính (keo dán…)
e) Đánh giá kết quả hoạt động
- Thông qua quan sát: GV quan sát tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những
khó khăn vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
- Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm, GV biết
được HS đã có những kiến thức nào, kiến thức cần điều chỉnh, bổ sung. GV chốt
lại các kiến thức quan trọng


Giáo án Hóa học 12

GV: Đặng Thị Hương Giang

Tuần 10 (Từ 28/10/2019 đến 2/11/2019)
Tiết 20
Ngày soạn: 24/10/2019
Ngày dạy tiết đầu: …./…../2019
CHỦ ĐỀ: POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME
ĐẠI CƯƠNG VỀ POLIME
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS nêu được khái niệm chung về polime: định nghĩa, phân loại, cấu

trúc, tính chất
- HS biết được tên và công thức một số polime thường gặp.
- HS phân biệt được chất nhiệt dẻo và chất nhiệt rắn
- HS hiểu được phản ứng trùng hợp, trùng ngưng và nhận dạng monome
có khả năng tổng hợp polime.
2. Kỹ năng
- Phân loại, gọi tên các polime
- So sánh phản ứng trùng hợp và phản ứng trùng ngưng
- Viết phương trình phản ứng tổng hợp các polime
- Tính được hệ số polime hóa của các polime
3. Thái độ, tư tưởng
- Có lòng yêu thích bộ môn
- Có thái độ tích cực, chủ động, sáng tạo, nghiêm túc trong học tập, nghiên
cứu và trong hoạt động nhóm.
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học về polime vào thực tiễn cuộc sống
4. Định hướng phát triển năng lực
- năng lực ngôn ngữ hóa học
- năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
- năng lực tư duy logic: vận dụng kiến thức đã học để suy luận đặc điểm,
quy luật chung về đặc điểm, tính chất, tên gọi của polime
- năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
- năng lực tính toán: thông qua các bài toán hóa học
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Dụng cụ: một số vật liệu polime: bông, vải, gạo, túi nilon, ống nhựa, cao
su… mô hình mạch polime.
- Giáo án, các câu hỏi, phiếu học tập và bài tập liên quan
2. Học sinh
Chuẩn bị phiếu học tập số 1 ở nhà



Giáo án Hóa học 12

GV: Đặng Thị Hương Giang

Xem trước bài mới
III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 4: Tìm hiểu các phương pháp điều chế polime (15 phút)
a) Mục tiêu hoạt động: HS biết các phương pháp điều chế polime, phân loại
polime dựa vào phương pháp điều chế.
b) Nội dung hoạt động: Tìm hiểu về các phương pháp điều chế polime, phân
biệt polime trùng hợp và polime trùng ngưng, phân biệt phản ứng trùng hợp và
phản ứng trùng ngưng.
c) Phương pháp tổ chức hoạt động:
HĐ cá nhân: HS làm phiếu học tập số 3:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Quan sát các phương trình phản ứng sau:
1/
nCH2=CH2  -(CH2-CH2)-n
2/

nCH2=CH-CH=CH2  -(CH2-CH=CH-CH2)-n

3/

nH2N-(CH2)5-COOH → -(HN-(CH2)5-CO)-n + nH2O

Trả lời các câu hỏi sau:
1. Cho biết tên các loại phản ứng trên?
2. Nêu sự khác nhau giữa 2 phản ứng trên?

3. Nhận xét về các monome tham gia phản ứng.
HĐ nhóm: Dựa vào kiến thức đã học ở kì I lớp 12 và lớp 11, HS thảo luận
về các phản ứng trên.
HĐ chung cả lớp: Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác góp ý bổ
sung.
d) Sản phẩm hoạt động:
HS ghi câu trả lời vào vở để hoàn thành phiếu học tập số 3.
V- Điều chế polime
1. Phản ứng trùng hợp
Phản ứng trùng hợp là quá trình cộng liên tiếp nhiều phân tử nhỏ (monome)
giống nhau hay tương tự nhau thành phân tử lớn (polime).
Polime tạo thành từ phản ứng trùng hợp gọi là polime trùng hợp
- Điều kiện về cấu tạo để monome tham gia phản ứng trùng hợp là phân tử
monome phải có liên kết kém bền (liên kết pi, vòng kém bền)
VD:
nCH2=CHCl  -(CH2-CHCl)-n
Chú ý: Nếu polime được tạo ra từ hỗn hợp monome được gọi là phản ứng đồng
trùng hợp.
2. Phản ứng trùng ngưng
VD phản ứng trùng ngưng của amino axit


Giáo án Hóa học 12

GV: Đặng Thị Hương Giang

nH2N-(CH2)5-COOH → -(HN-(CH2)5-CO)-n

- Phản ứng trùng ngưng là quá trình cộng hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ thành
phân tử lớn, đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (H2O…)

Polime tạo thành từ phản ứng trùng ngưng gọi là polime trùng ngưng
nHOOC-C6H4-COOH + nHOCH2CH2OH  -(CO-C6H4-CO-O-C2H4-O)-n +
nH2O
- Điều kiện monome tham gia phản ứng trùng ngưng là phân tử phải có ít nhất 2
nhóm chức có khả năng phản ứng
* Phân biệt phản ứng trùng hợp và trùng ngưng: đều là quá trình kết hợp nhiều
phân tử nhỏ thành phân tử lớn, nhưng phản ứng trùng ngưng đồng thời giải
phóng những phân tử nhỏ khác.
Điều kiện cần:
+ phản ứng trùng hợp: phân tử monome phải có liên kết bội
+ phản ứng trùng ngưng: phân tử monome phải có ít nhất 2 nhóm chức có khả
năng phản ứng
e) Đánh giá kết quả hoạt động
- Thông qua quan sát: GV quan sát tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những
khó khăn vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
- Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm, GV biết
được HS đã có những kiến thức nào, kiến thức cần điều chỉnh, bổ sung. GV chốt
lại các kiến thức quan trọng
Hoạt động 5: Hoạt động luyện tập (25 phút)
a) Mục tiêu hoạt động: HS biết các phương pháp điều chế polime, phân loại
polime dựa vào phương pháp điều chế.
b) Nội dung hoạt động: Tìm hiểu về các phương pháp điều chế polime, phân
biệt polime trùng hợp và polime trùng ngưng, phân biệt phản ứng trùng hợp và
phản ứng trùng ngưng.
c) Phương pháp tổ chức hoạt động:
HĐ cá nhân: HS làm phiếu học tập số 4:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
1. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau, cho biết mỗi phản ứng đó
thuộc loại phản ứng nào? Phân loại polime được tạo thành.
1/

CH2=CH-CH3 
2/
C6H5-CH=CH2 
3/
CH2=C(CH3)-CH=CH2 
4/
H2N-(CH2)5-COOH →
5/
HOOC-(CH2)4-COOH + H2N(CH2)6NH2 


Giáo án Hóa học 12

GV: Đặng Thị Hương Giang

6/
HOOC-C6H4-COOH + HOCH2CH2OH 
2. Hoàn thành các bài tập SGK Tr.65
HĐ nhóm: HS thảo luận, trao đổi, bổ sung cho nhau.
HĐ chung cả lớp: Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác góp ý bổ
sung.
d) Sản phẩm hoạt động:
HS ghi câu trả lời vào vở để hoàn thành phiếu học tập số 4.
e) Đánh giá kết quả hoạt động
- Thông qua quan sát: GV quan sát tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những
khó khăn vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
- Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm, GV biết
được HS đã có những kiến thức nào, kiến thức cần điều chỉnh, bổ sung. GV chốt
lại các kiến thức quan trọng
Hoạt động 6. Hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng

a) Mục tiêu hoạt động: HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng được thiết kế cho HS
về nhà làm, nhằm mục đích giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong
bài để giải quyết các câu hỏi bài tập gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức cho
HS.
b) Nội dung hoạt động: Giải quyết các yêu cầu sau:
1. Tìm hiểu một số ứng dụng của polime trong đời sống.
2. Trình bày những tác hại của chất thải polime đối với môi trường? Nêu biện
pháp khắc phục?
c) Phương thức tổ chức hoạt động:
GV hướng dẫn HS về nhà làm và tìm nguồn tài liệu tham khảo (thư viện,
internet...)
d) Sản phẩm hoạt động: Bài viết báo cáo kết quả hoạt động của HS.
e) Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động:
GV cho HS báo cáo kết quả vào buổi học kế tiếp.


Giáo án Hóa học 12

GV: Đặng Thị Hương Giang

Tuần 11 (Từ 4/10/2019 đến 9/11/2019)
Tiết 21
Ngày soạn: 31/10/2019
Ngày dạy tiết đầu: …./…../2019
VẬT LIỆU POLIME
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS nêu được khái niệm các loại vật liệu: chất dẻo, tơ, cao su
- HS biết được thành phần, tính chất và ứng dụng của chúng
2. Kỹ năng

- So sánh các vật liệu
- Viết phương trình phản ứng tổng hợp ra các vật liệu trên
- Giải bài tập vê vật liệu polime: Tính được hệ số polime hóa của các
polime
3. Thái độ, tư tưởng
- Có lòng yêu thích bộ môn
- Có thái độ tích cực, chủ động, sáng tạo, nghiêm túc trong học tập, nghiên
cứu và trong hoạt động nhóm.
- Sử dụng đúng cách các loại vật liệu polime
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học về polime vào thực tiễn cuộc sống
4. Định hướng phát triển năng lực
- năng lực ngôn ngữ hóa học
- năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
- năng lực tư duy logic: vận dụng kiến thức đã học để suy luận đặc điểm,
quy luật chung về đặc điểm, tính chất, tên gọi của polime
- năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
- năng lực tính toán: thông qua các bài toán hóa học
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Dụng cụ: một số vật liệu polime: bông, vải, túi nilon, ống nhựa, cao
su…
- Giáo án, các câu hỏi, phiếu học tập và bài tập liên quan
2. Học sinh
Chuẩn bị phiếu học tập số 1 ở nhà
Xem trước bài mới
III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động trải nghiệm, kết nối (15 phút)


Giáo án Hóa học 12


GV: Đặng Thị Hương Giang

a) Mục tiêu hoạt động: Huy động các kiến thức đã học của HS và liên hệ thực
tiễn đời sống vào nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới.
b) Nội dung hoạt động: tìm hiểu các chất là polime trong đời sống.
c) Phương pháp tổ chức hoạt động:
HĐ cá nhân: GV phát phiếu học tập cho HS tìm hiểu (chuẩn bị trước ở
nhà)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1. Thế nào là tính dẻo, tính đàn hồi?
2. Tìm các vật liệu có tính chất như mô tả, tìm hiểu ứng dụng của các vật liệu đó
Tính chất
Vật liệu
Ứng dụng
Có tính dẻo
Hình sợi, dài,
mảnh
Có tính đàn hồi

- HĐ nhóm: Các nhóm thảo luận để chia sẻ và bổ sung thông tin cho
nhau.
- HĐ cả lớp: GV cho HS hoạt động cả lớp bằng cách mời một số nhóm
báo cáo, các nhóm khác góp ý, bổ sung. Vì là hoạt động tạo tình huống/nhu cầu
học tập nên GV không chốt kiến thức mà chỉ liệt kê những câu hỏi/vấn đề chủ
yếu mà HS đã nêu ra, các vấn đề này sẽ được giải quyết ở hoạt động hình thành
kiến thức.
- Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: GV
gợi ý HS tìm kiếm thông tin trên mạng internet.
d) Sản phẩm hoạt động: HS hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập số 1

e) Đánh giá kết quả hoạt động
- Thông qua quan sát: GV quan sát tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những
khó khăn vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
- Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm, GV biết
được HS đã có những kiến thức nào, kiến thức cần điều chỉnh, bổ sung ở các
HĐ tiếp theo.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
TIẾT 1:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về chất dẻo (20 phút)
a) Mục tiêu hoạt động: HS nêu được định nghĩa, phân biệt chất dẻo với vật liệu
compozit, biết một số chất dẻo, công thức, tên gọi và ứng dụng của chúng.


Giáo án Hóa học 12

GV: Đặng Thị Hương Giang

b) Nội dung hoạt động: Tìm hiểu về định nghĩa, cách gọi tên và công thức một
số polime là chất dẻo
c) Phương thức tổ chức hoạt động:
HĐ cá nhân: HS tìm hiểu khái niệm chất dẻo và vật liệu compozit theo SGK
HĐ nhóm: HS hoàn thành phiếu học tập số 2
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Một số polime dùng làm chất dẻo
Tên polime
Tên
Công thức
Công thức
Tính chất,
monome

monome
polime
ứng dụng
Polietilen (PE)
Etilen
CH2=CH2
-(CH2-CH2)nPolivinylclorua
(PVC)
Poli (metyl
metacrylat)
(Thuỷ tinh hữu
cơ)
Polistiren (PS)
Poli (phenol
fomandehit)
(PPF)
HĐ nhóm: HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm để chia sẻ và bổ sung cho nhau.
HĐ chung cả lớp: GV mời một số nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác bổ
sung góp ý.
d) Sản phẩm hoạt động:
HS ghi câu trả lời vào vở.
Chất dẻo là những vật liệu polime có tính dẻo
+ Vật liệu compozit là hỗn hợp gồm ít nhất 2 thành phần phân tán vào nhau
mà ko tan vào nhau
- Độ bền, độ chịu nhiệt tăng so với polime thành phần
Thành phần compozit:
1- Chất nền (Polime): nhựa nhiệt dẻo hay nhựa nhiệt rắn
2- Chất độn: Sợi (bông, đay...) hoặc bột (silicat...) => tăng khối lượng chất dẻo
3- Chất phụ gia: chất màu, chất hóa rắn, chất ổn định...
2 – Một số hợp chất polime dùng làm chất dẻo

a. Polietilen (PE)
nCH2 = CH2  (-CH2 - CH2 -)n
- Tính chất: chất dẻo, mềm, nóng chảy ở 1100C, tương đối trơ về mặt hoá học


Giáo án Hóa học 12

GV: Đặng Thị Hương Giang

- ứng dụng: làm màng mỏng, vật liệu điện, bình chứa...
b- Polivinylclorua (PVC)
nCH2 = CHCl  (-CH2 - CHCl -)n
- Tính chất: chất rắn vô định hình, cách điện tốt, bền với axit
- ứng dụng: làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa...
c- Poli (metyl metacrylat) (Thuỷy tinh hửừu cụ)
COOCH3
nCH2 = C - COOCH3  (-CH2-C-)n
CH3
CH3
- Tính chất: chất rắn, trong suốt, có khả năng cho ánh sáng truyền qua
- ứng dụng: chế tạo thuỷ tinh hữu cơ (tư liệu trang 74)
d- Poli (phenol fomandehit) (PPF):
Có 3 dạng : nhựa novolac, nhựa rezol và nhựa rezit (SGK)
- Tính chất: chất rắn, dễ nóng chảy, dễ tan trong dung môi hữu cơ
- ứng dụng: sản xuất bột ép, sơn
5- Polistiren (PS):
nCH(C6H5)=CH2  (-CH(6H5)-CH2-)n
e) Đánh giá kết quả hoạt động
- Thông qua quan sát: GV quan sát tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những
khó khăn vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.

- Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm, GV biết
được HS đã có những kiến thức nào, kiến thức cần điều chỉnh, bổ sung. GV chốt
lại các kiến thức quan trọng
Hoạt động 2. Hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng
a) Mục tiêu hoạt động: HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng được thiết kế cho HS
về nhà làm, nhằm mục đích giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong
bài để giải quyết các câu hỏi bài tập gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức cho
HS.
b) Nội dung hoạt động: Giải quyết các yêu cầu sau:
1. Tìm hiểu một số vật liệu polime là tơ và cao su và ứng dụng của polime trong
đời sống.
2. Chuẩn bị các phiếu học tập sau:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Một số tơ tổng hợp thường gặp
Tên polime
Công thức
Công thức polime
Tính chất,
monome
ứng dụng
H2N(CH2)6NH2 +
+ Tơ nilon-6,6


Giáo án Hóa học 12

GV: Đặng Thị Hương Giang

HOOC(CH2)4COOH


+ Tơ nilon-6
(Tơ capron)
+ Tơ nilon-7
(Tơ enant)
+ Tơ nitron
(hay olon)
+ Tơ lapsan
(poli (etylen
terephtalat))

Tên polime
Cao su thiên
nhiên:
Poli isopren
Caosu buna
Caosu buna-S
Caosu buna-N

H2N-(CH2)5COOH
H2N-(CH2)6COOH
CH2=CHCN
HOOC-C6H4COOH +
HO-CH2CH2-OH

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Một số cao su thường gặp
Công thức monome
Công thức polime

Tính chất,

ứng dụng

CH2=C(CH3)-CH=CH2

CH2=CH-CH=CH2
CH2=CH-CH=CH2 và
stiren C6H5CH=CH2
CH2=CH-CH=CH2 và
acrilonitrin CH2=CHCN

c) Phương thức tổ chức hoạt động:
GV hướng dẫn HS về nhà làm và tìm nguồn tài liệu tham khảo (sách giáo khoa,
thư viện, internet...)
d) Sản phẩm hoạt động: Bài viết báo cáo kết quả hoạt động của HS.
e) Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động:
GV cho HS báo cáo kết quả vào buổi học kế tiếp.


Giáo án Hóa học 12

GV: Đặng Thị Hương Giang

Tuần 11 (Từ 4/10/2019 đến 9/11/2019)
Tiết 22
Ngày soạn: 31/10/2019
Ngày dạy tiết đầu: …./…../2019
VẬT LIỆU POLIME (Tiếp)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS nêu được khái niệm các loại vật liệu: chất dẻo, tơ, cao su

- HS biết được thành phần, tính chất và ứng dụng của chúng
2. Kỹ năng
- So sánh các vật liệu
- Viết phương trình phản ứng tổng hợp ra các vật liệu trên
- Giải bài tập vê vật liệu polime: Tính được hệ số polime hóa của các
polime
3. Thái độ, tư tưởng
- Có lòng yêu thích bộ môn
- Có thái độ tích cực, chủ động, sáng tạo, nghiêm túc trong học tập, nghiên
cứu và trong hoạt động nhóm.
- Sử dụng đúng cách các loại vật liệu polime
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học về polime vào thực tiễn cuộc sống
4. Định hướng phát triển năng lực
- năng lực ngôn ngữ hóa học
- năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
- năng lực tư duy logic: vận dụng kiến thức đã học để suy luận đặc điểm,
quy luật chung về đặc điểm, tính chất, tên gọi của polime
- năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
- năng lực tính toán: thông qua các bài toán hóa học
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Dụng cụ: một số vật liệu polime: bông, vải, túi nilon, ống nhựa, cao
su…
- Giáo án, các câu hỏi, phiếu học tập và bài tập liên quan
2. Học sinh
Chuẩn bị phiếu học tập số 1 ở nhà
Xem trước bài mới
III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 2: Tìm hiểu về tơ (15 phút)



Giáo án Hóa học 12

GV: Đặng Thị Hương Giang

a) Mục tiêu hoạt động: HS nêu được định nghĩa, phân loại tơ, biết một số loại
tơ, công thức, tên gọi và ứng dụng của chúng.
b) Nội dung hoạt động: Tìm hiểu về định nghĩa, cách gọi tên và công thức một
số polime là tơ
c) Phương thức tổ chức hoạt động:
HĐ cá nhân: HS tìm hiểu khái niệm tơ theo SGK. HS nêu cách phân loại tơ.
HĐ nhóm: HS hoàn thành phiếu học tập số 3
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Một số tơ tổng hợp thường gặp
Tên polime
Công thức
Công thức polime
Tính chất,
monome
ứng dụng
H2N(CH2)6NH2 +
+ Tơ nilon-6,6
HOOC(CH2)4COOH

+ Tơ nilon-6
(Tơ capron)
+ Tơ nilon-7
(Tơ enant)
+ Tơ nitron
(hay olon)

+ Tơ lapsan
(poli (etylen
terephtalat))

H2N-(CH2)5COOH
H2N-(CH2)6COOH
CH2=CHCN
HOOC-C6H4COOH +
HO-CH2CH2-OH

HĐ nhóm: HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm để chia sẻ và bổ sung cho nhau.
HĐ chung cả lớp: GV mời một số nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác bổ
sung góp ý.
d) Sản phẩm hoạt động:
HS ghi câu trả lời vào vở.
II- Tơ
1. Khái niệm
Tơ là những polime hình sợi, dài mảnh, có độ bền nhất định
- Đặc điểm cấu trúc: phân tử polime không nhánh, xếp song song với nhau tạo
thành sợi tơ
- Yêu cầu kỹ thuật:
+ tương đối rắn
+ tương đối bền với nhiệt và các dung môi thường
+ mềm, dai, không độc và có khả năng nhuộm màu
2. Phân loại


Giáo án Hóa học 12

GV: Đặng Thị Hương Giang


Phân loại dựa vào nguồn gốc
- Tơ tự nhiên: tơ tằm, sợi bông, len, đay...
- Tơ hóa học: điều chế từ phản ứng hóa học
+ Tơ nhân tạo: từ vật liệu có sắn trong tự nhiên và chế biến bằng phương pháp
hóa học. VD: Xenlulozơ axetat (tơ axetat)
+ Tơ tổng hợp: từ các polime tổng hợp:VD tơ poliamit, tơ vinylic
3- Một số loại tơ tổng hợp thường gặp
+ Tơ nilon 6,6
nH2N(CH2)6NH2+nHOOC(CH2)4COOH  -(NH(CH2)6NH- CO(CH2)4CO)n-+nH2O

- Tính chất: dai, bền, mềm mại, óng mượt, ít thấm nước, kém bền trong môi
trường axit hoặc bazơ
- ứng dụng: Dệt vải may mặc, bít tất, vải lót săm, lốp xe, làm dây cáp, dây dù
+ Tơ nitron (hay olon)
nCH2=CHCN
 -(CH2-CHCN)nacrilonitrin (vinylxianua) poliacrilonitrin
- Tính chất: Dai, bền với nhiệt, giữ nhiệt tốt
- ứng dụng: dệt thành sợi đan áo ấm
+ Tơ Capron:
nH2N(CH2)5COO H -(NH(CH2)5CO)n- + nH2O
nilon-6
+ Tơ enang:
nH2N(CH2)6COOH  -(NH(CH2)6CO)n- + nH2O
nilon-7
+ Tơ lapsan (poli (etylen terephtalat))
nHOOC-C6H4COOH + nHO-CH2CH2-OH  -(OC-C6H4COO-CH2CH2-O)n- + 2nH2O

e) Đánh giá kết quả hoạt động
- Thông qua quan sát: GV quan sát tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những

khó khăn vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
- Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm, GV biết
được HS đã có những kiến thức nào, kiến thức cần điều chỉnh, bổ sung. GV chốt
lại các kiến thức quan trọng
Hoạt động 3: Tìm hiểu về cao su (15 phút)
a) Mục tiêu hoạt động: HS nêu được định nghĩa, phân loại cao su, biết một số
loại cao su, công thức, tên gọi và ứng dụng của chúng.
b) Nội dung hoạt động: Tìm hiểu về định nghĩa, cách gọi tên và công thức một
số polime là cao su
c) Phương thức tổ chức hoạt động:
HĐ cá nhân: HS tìm hiểu khái niệm cao su theo SGK.


×