Tải bản đầy đủ (.pdf) (179 trang)

HOẠT ĐỘNG AN SINH XÃ HỘI CỦA MỘT SỐ TÔN GIÁO NỘI SINH Ở TÂY NAM BỘ HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 179 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN VĂN SỸ

HOẠT ĐỘNG AN SINH XÃ HỘI CỦA MỘT SỐ
TÔN GIÁO NỘI SINH Ở TÂY NAM BỘ HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: TÔN GIÁO HỌC

HÀ NỘI - 2019


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN VĂN SỸ

HOẠT ĐỘNG AN SINH XÃ HỘI CỦA MỘT SỐ
TÔN GIÁO NỘI SINH Ở TÂY NAM BỘ HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: TÔN GIÁO HỌC
Mã số: 62 22 03 09

Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. HOÀNG MINH ĐÔ

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của


riêng tác giả. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực, có
nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả

Nguyễn Văn Sỹ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1: TỔNG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu
1.2. Khung phân tích
Chương 2: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ AN SINH XÃ HỘI VÀ
CƠ SỞ ĐỨC TIN, PHƯƠNG PHÁP TU TẬP CỦA TÔN
GIÁO NỘI SINH

Quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước về an sinh
xã hội
2.2. Quan niệm của tôn giáo nội sinh về an sinh xã hội
2.3. Cơ sở đức tin và phương pháp tu tập hướng tín đồ tôn giáo nội
sinh đến hoạt động an sinh xã hội
Chương 3: THỰC TRẠNG THAM GIA HOẠT ĐỘNG AN SINH XÃ

Trang
1
6
6
33

44


2.1.

HỘI CỦA MỘT SỐ TÔN GIÁO NỘI SINH Ở TÂY NAM
BỘ HIỆN NAY

Mô hình tham gia hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo
nội sinh ở Tây Nam Bộ
3.2. Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân
3.3. Những vấn đề đặt ra
Chương 4: DỰ BÁO XU HƯỚNG HOẠT ĐỘNG AN SINH XÃ HỘI

44
56
70

80

3.1.

CỦA MỘT SỐ TÔN GIÁO NỘI SINH Ở TÂY NAM
BỘ, GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ

Dự báo xu hướng hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo
nội sinh ở Tây Nam Bộ
4.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động an sinh xã hội
4.3. Khuyến nghị
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

80
99
110

122

4.1.

122
134
142
150
153
154
166


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ASXH

:

An sinh xã hội

BSKH


:

Bửu Sơn Kỳ Hương

ĐTCTXH

:

Đoàn thể chính trị - xã hội

MTTQ

:

Mặt trận Tổ quốc

PGHH

:

Phật giáo Hòa Hảo

TĐCS

:

Tịnh độ Cư sĩ Phật hội

THAN


:

Tứ Ân Hiếu Nghĩa

TGNS

:

Tôn giáo nội sinh

TNB

:

Tây Nam Bộ


DANH MỤC CÁC BẢNG/BIỂU ĐỒ/SƠ ĐỒ
Trang
Bảng 3.1:

Thống kê số liệu tôn giáo nội sinh thực hiện cứu trợ xã
hội, từ thiện nhân đạo năm 2018

Bảng 3.2:

Kinh phí hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo
ở Tây Nam Bộ

Biểu đồ 3.1:


106

Biểu hiện sự phối hợp giữa tôn giáo nội sinh với Mặt
trận Tổ quốc và các đoàn thể

Sơ đồ 2.1:

102

Thể hiện sự phối hợp giữa các tôn giáo trong hoạt động
an sinh xã hội

Biểu đồ 3.7:

98

Kinh phí tham gia hoạt động an sinh xã hội của từng tôn
giáo trong 5 năm

Biểu đồ 3.6:

96

Kinh phí Phật giáo Hoà Hảo tham gia hoạt động an
sinh xã hội theo từng nhiệm kỳ

Biểu đồ 3.5:

94


Biểu đồ thể hiện sự hài lòng về hoạt động khám bệnh,
bốc thuốc miễn phí

Biểu đồ 3.4:

88

Kinh phí Tịnh độ Cư sĩ Phật hội hoạt động y tế phước
thiện từ năm 2011 - 2013

Biểu đồ 3.3:

102

Biểu hiện sự hài lòng của người dân về xe chuyển bệnh
miễn phí

Biểu đồ 3.2:

89

106

Biểu thị sự giao thoa giữa chính sách an sinh xã hội
với hoạt động của một số tôn giáo nội sinh

78



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tây Nam Bộ (TNB) là vùng đất với sự đa dạng tôn giáo và những truyền
thống văn hóa đặc sắc mang tính tộc người. Đây là nơi đã sản sinh nhiều tôn giáo
bản địa vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX và ngày nay vẫn đang
có những tôn giáo mới ra đời hoặc truyền từ nơi khác đến. Tây Nam Bộ còn là
vùng đất có nhiều dạng thức tín ngưỡng dân gian do quá trình di dân từ những
nơi khác đến khai mở hoặc những tín ngưỡng hình thành trong quá trình lao
động sản xuất, cũng như trong quá trình thích ứng với thiên nhiên. Đời sống tôn
giáo đã trở thành chỗ dựa vững chắc về mặt tinh thần giúp các tộc người cư trú
trên vùng đất này có thêm sức mạnh đối diện với thiên nhiên hoang hóa và cuộc
sống còn nhiều khó khăn, bất trắc.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự định hình, phát triển của cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư đã mở ra cho Việt Nam nói chung, TNB nói riêng
nhiều thời cơ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của
nhân dân, nhưng bên cạnh đó cũng không ít thách thức, khó khăn, xuất hiện và
luôn tiềm ẩn những "rủi ro xã hội" nên cũng từ đó mà gia tăng nhu cầu ASXH.
Thực hiện chính sách an sinh xã hội (ASXH) là một trong những giải pháp nhằm
hạn chế thách thức đó. Hiện nay vấn đề cần thiết nhất là có những giải pháp tốt
nhằm giải quyết việc làm, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, hạn chế tác động
bởi môi trường, thiên tai, nhất là tình trạng sụp lún, sạt lở bờ biển, ven sông ở
TNB… làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống cư dân vùng này. Đa số cư dân ở
TNB sống bằng nghề nông nghiệp, mặt bằng dân trí còn thấp (độ tuổi từ 15 trở
lên: chưa đi học chiếm 6,6%; chưa tốt nghiệp tiểu học chiếm 32,8% cao nhất các
vùng) [108], tỷ lệ hộ nghèo cao (chiếm 7,9%, nhất là đồng bào dân tộc khmer,
chiếm hơn một nửa trong tổng số hộ nghèo toàn vùng) [31, tr.56]. Trước những
khó khăn, rủi ro trong cuộc sống, cư dân nơi đây rất cần được sự san sẻ, đùm
bọc, cưu mang của cộng đồng, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và xã hội. Để

thực hiện tốt phương châm phát triển kinh tế gắn liền với thực hiện tiến bộ và
công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách phát triển, trước hết cần
thực hiện tốt chính sách ASXH. Bên cạnh việc phát huy các thiết chế thuộc hệ


2

thống chính trị, cần coi trọng việc phát huy sức mạnh và sự tham gia của xã hội
trong điều kiện hiện nay là rất cần thiết.
Tham gia hoạt động ASXH của tôn giáo nói chung và tôn giáo nội sinh
(TGNS) ở TNB nói riêng được đề cao, gắn liền với bản chất cũng như giáo lý
của các tôn giáo. Hoạt động này phù hợp với truyền thống đạo lý tốt đẹp của
người Việt Nam "lá lành đùm lá rách". Qua đó, tôn giáo đã xây dựng được những
hình ảnh tốt đẹp trong lòng dân chúng, thu hút tín đồ. Thực tế trong những năm
qua TGNS ở TNB đã có nhiều hoạt động thiết thực mang lại hiệu quả đáng trân
trọng, góp phần thực hiện thành công chính sách ASXH của Đảng, Nhà nước. Tuy
nhiên vẫn còn những hạn chế nhất định và nảy sinh một số vấn đề ảnh hưởng
không tốt đến đời sống xã hội, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ tạo ra hệ quả chính trị xã hội phức tạp. Nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền cơ sở về sự tham gia
hoạt động ASXH của tôn giáo chưa đầy đủ; quản lý nhà nước đối với hoạt động
ASXH của tôn giáo bộc lộ bất cập; cơ chế chính sách, pháp luật liên quan đến hoạt
động ASXH có những nội dung chưa đồng bộ hoặc còn chung chung. Nghiên cứu
hoạt động ASXH của một số TGNS ở TNB hiện nay để có những giải pháp phù
hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác này là rất cần thiết. Với ý nghĩa đó, tác giả
chọn đề tài "Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh ở Tây Nam
Bộ hiện nay" làm luận án Tiến sĩ chuyên ngành Tôn giáo học.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa, làm rõ lý luận về ASXH, luận án tập trung đánh
giá thực trạng hoạt động ASXH của các tôn giáo nội sinh Tứ Ân Hiếu Nghĩa
(TAHN), Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam (TĐCS), Phật giáo Hòa Hảo

(PGHH) ở TNB, từ đó đề xuất giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả
và tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động ASXH của TGNS trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan và đánh giá tình hình nghiên cứu những nội dung có liên
quan đến đề tài và xác định những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu;


3

- Nghiên cứu, phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận về ASXH của Đảng,
Nhà nước và hoạt động ASXH của một số TGNS ở TNB;
- Phân tích và đánh giá thực trạng các hoạt động ASXH và những vấn đề
đặt ra về hoạt động này của một số TGNS ở TNB hiện nay;
- Dự báo xu hướng hoạt động và nêu ra giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động ASXH của một số TGNS ở TNB.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu hoạt động ASXH của một số TGNS ở TNB có nguồn
gốc từ nền tảng tư tưởng của Phật giáo, gồm: TAHN, TĐCS và PGHH.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Luận án nghiên cứu hoạt động ASXH của ba TGNS ở
TNB từ khi thực hiện chủ trương đổi mới đất nước (1986) đến năm 2018 (là thời
kỳ các TGNS nói trên lần lượt được công nhận tư cách pháp nhân và tham gia
hoạt động ASXH ngày càng rõ nét).
- Về không gian: An sinh xã hội có nội hàm rất rộng thể hiện trên nhiều
lĩnh vực, liên quan đến nhiều ngành, tổ chức khác nhau. Luận án chỉ tập trung
nghiên cứu việc tham gia hoạt động ASXH của TAHN, TĐCS, PGHH trong lĩnh
vực y tế, giáo dục, bảo trợ xã hội, cứu trợ nhân đạo.
- Địa bàn nghiên cứu: các tỉnh/thành ở Tây Nam Bộ.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên cở sở quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, chính sách của Đảng, Nhà nước về tôn giáo và chính sách ASXH. Ngoài
ra, luận án còn sử dụng một số lý thuyết tham chiếu, đó là: Cấu trúc - chức năng;
Quản trị công; Chính sách công.
4.2. Cách tiếp cận
Cách tiếp cận tôn giáo học: đây là cách tiếp cận chủ đạo của luận án, cách
tiếp cận này nhằm tìm hiểu các tri thức về tôn giáo, ảnh hưởng của tôn giáo trong
đời sống xã hội và vai trò của tôn giáo đối với hoạt động ASXH.


4

Cách tiếp cận sử học: được vận dụng nhằm nghiên cứu hoạt động ASXH
của một số TGNS trong từng giai đoạn lịch sử; quá trình phát triển tổ chức tôn giáo,
tín đồ tôn giáo và hoạt động tham gia thực hiện chính sách ASXH của TGNS.
Cách tiếp cận triết học: được vận dụng để nghiên cứu hoạt động ASXH
của một số TGNS theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử để đánh giá đúng đắn, khách quan các hoạt động ASXH
theo từng giai đoạn lịch sử.
Cách tiếp cận văn hóa học, xã hội học: được vận dụng vào việc nghiên
cứu thực trạng tham gia hoạt động ASXH của TGNS ở TNB (về phong tục, tập
quán, sinh hoạt cộng đồng; tinh thần, thái độ tham gia hoạt động ASXH của tín
đồ; xây dựng mẫu biểu khảo sát, đánh giá kết quả hoạt động ASXH của TGNS)
và dự báo xu hướng hoạt động ASXH của TGNS được đề cập trong luận án.
Cách tiếp cận khoa học quản lý công: được vận dụng vào việc nghiên cứu
mối quan hệ giữa TGNS với các thiết chế trong hệ thống chính trị, các tổ chức xã
hội và doanh nghiệp trong việc tham gia hoạt động ASXH.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận án áp dụng phương pháp luận duy vật biện chứng về mối quan hệ

giữa tôn tại xã hội và ý thức xã hội theo quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin
(phương pháp này giúp cho chúng ta hiểu được nguồn gốc, bản chất của ý thức
tôn giáo. Từ đó, chỉ ra vai trò của tôn giáo đối với sự phát triển của lịch sử xã
hội); tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, chính sách đổi mới của Đảng, Nhà
nước về tín ngưỡng, tôn giáo và ASXH.
Ngoài ra, Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành
và liên ngành của Tôn giáo học (giúp đánh giá đúng thực trạng của tôn giáo
về vai trò, những hoạt động ảnh hưởng đến đời sống cư dân và chính sách của
Đảng, Nhà nước), Xã hội học tôn giáo (Sử dụng phương pháp này để nghiên
cứu các vấn đề tôn giáo và biến đổi tôn giáo, như: niềm tin tôn giáo, thực hành
tôn giáo, tôn giáo với các vấn đề xã hội…có liên quan đến việc tham gia hoạt
động ASXH); phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, khảo sát thực tế (sử
dụng các phương pháp này để đánh giá, nhận xét TGNS sự tham gia hoạt động
ASXH một cách sát hợp với thực tế), v.v..


5

5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
- Luận giải làm sáng tỏ cơ sở lý luận, thực tiễn, các khái niệm về ASXH,
quan niệm của TGNS, cơ sở đức tin và phương pháp tu tập hình thành tư tưởng
tấm lòng từ bi, hướng thiện để từ đó tích cực tham gia hoạt động ASXH thời kỳ
hội nhập quốc tế.
- Phân tích, đánh giá thực trạng những thành tựu, hạn chế; đồng thời chỉ ra
nguyên nhân thành công, hạn chế quá trình tham gia hoạt động ASXH của TGNS
và những vấn đề đặt ra cần giải quyết nhằm phát huy tốt hơn trong thời gian tới.
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng, luận án dự báo xu hướng hoạt động
TGNS và nêu ra những giải pháp, khuyến nghị với Trung ương, địa phương
và TGNS ở TNB nhằm nâng cao hiệu quả tham gia hoạt động ASXH, khắc
phục những bất cập, vướng mắc giữa chính sách ASXH với các văn bản qui

phạm pháp luật có liên quan.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Về lý luận, kết quả nghiên cứu của luận án góp phần hệ thống hóa và làm
sáng tỏ thêm lý luận về ASXH; khuyến khích các thành viên xã hội tham gia
hoạt động ASXH (trong đó có các TGNS); đồng thời góp phần hoàn thiện
chính sách về ASXH, các quy định của luật pháp có liên quan đến các tổ chức
tham gia thực hiện chính sách ASXH của các tôn giáo nói chung và TGNS ở
TNB nói riêng.
- Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ cung cấp cơ sở lý luận thực tiễn để phát huy vai trò của TAHN, TĐCS và PGHH ở TNB trong hoạt
động ASXH cũng như nâng cao hiệu quả tham gia hoạt động ASXH của TGNS.
Sản phẩm nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu,
giảng dạy Tôn giáo học tại cơ sở đào tạo và nghiên cứu để điều chỉnh, bổ sung
cũng như hoạch định chính sách về chính sách ASXH.
7. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình khoa học của tác
giả liên quan đến đề tài đã công bố và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận án bao gồm 4 chương, 11 tiết.


6

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1.1. Các công trình nghiên cứu an sinh xã hội
Tài liệu tiếng Việt
Mai Ngọc Cường (2009), Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách an
sinh xã hội ở Việt Nam [25]. Đây là cuốn sách được hình thành từ sản phẩm nghiên
cứu của Đề tài khoa học cấp nhà nước: "Cơ sở khoa học của việc xây dựng, hoàn

thiện hệ thống chính sách ASXH ở Việt Nam giai đoạn 2006 - 2015". Cuốn sách đã
cung cấp cho chúng ta cái nhìn tổng quan về hệ thống chính sách ASXH ở Việt
Nam trong thời gian qua, với những trụ cột cơ bản cấu thành, đó là bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế, trợ giúp xã hội, ưu đãi xã hội. Bằng những số liệu qua khảo sát thực
tế, tác giả đã phân tích, chứng minh những thành tựu đạt được trong thời gian qua.
Đặc biệt, cuốn sách đã chỉ rõ những bất cập, hạn chế, yếu kém của chính sách
ASXH và quá trình thực hiện chính sách ASXH; nguyên nhân dẫn đến những hạn
chế, yếu kém làm cơ sở cho việc đề ra phương hướng và khuyến nghị những giải
pháp từng bước hoàn thiện chính sách ASXH trong thời gian tới. Đây là tư liệu quý
giá để giúp chúng tôi tham khảo phục vụ luận án.
Phạm Văn Sáng và cộng tác (2009), Lý thuyết và mô hình an sinh xã hội
(phân tích thực tiễn ở Đồng Nai) [89]. Cuốn sách là nguồn tài liệu nghiên cứu tham
khảo bổ ích cho việc thiết kế, xây dựng mô hình ASXH từng địa phương, từng vùng
trong điều kiện phát triển kinh tế hiện nay. Cuốn sách đã khái quát lý luận chung về
ASXH, những bộ phận cấu thành, mô hình ASXH và những yếu tố tác động ảnh
hưởng đến ASXH; nêu ra những bất cập trong ASXH mà quá trình thực hiện phát
sinh, dự báo xu hướng vận động và từ đó rút ra kinh nghiệm từ các nước trên thế
giới trong việc từng bước xây dựng, hoàn thiện hệ thống ASXH.
Mai Ngọc Anh (2010), An sinh xã hội đối với nông dân, trong nền kinh tế
thị trường ở Việt Nam [2]. Nội dung quyển sách đã cung cấp cho chúng ta một
số vấn đề lý luận về hệ thống chính sách ASXH đối với nông dân ở nước ta hiện


7

nay, đặc biệt là những thành tựu và hạn chế tác động bởi hệ thống chính sách
ASXH từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường. Cuốn sách còn nêu ra
những phương hướng, giải pháp kiến nghị với các cấp, các ngành chức năng làm
cơ sở tham mưu cho cấp ủy Đảng, Nhà nước và cơ quan chức năng nghiên cứu
xem xét hoạch định chính sách phù hợp và hiệu quả.

Trần Hoàng Hải, Lê Thị Thúy Hương (2011), Pháp luật an sinh xã hội
kinh nghiệm của một số nước đối với Việt Nam [49]. Đây là cuốn sách chuyên
khảo chỉ rõ việc tiếp cận lý luận ASXH là công việc còn mới mẻ với đa số người
dân Việt Nam. Nội dung cuốn sách đã đưa ra một cái nhìn toàn diện về hệ thống
ASXH của thế giới, đi sâu vào những vấn đề về nguồn gốc của thuật ngữ ASXH,
vai trò và các thiết chế ASXH theo pháp luật của quốc tế. Cuốn sách còn tập trung
nghiên cứu pháp luật ASXH của một số nước mang tính điển hình có thể đại diện
cho một số mô hình ASXH khác nhau trên thế giới (Đức, Mỹ, Nga). Từ cơ sở lý
luận về ASXH, kết quả nghiên cứu pháp luật ASXH của thế giới, tác giả giới thiệu
khái quát hệ thống chính sách ASXH ở Việt Nam; đồng thời tập trung phân tích đặc
điểm, sự điều chỉnh của pháp luật đối với hệ thống ASXH ở Việt Nam và từ đó rút
ra những bài học kinh nghiệm của các nước trên thế giới để đề xuất vận dụng vào
quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách ASXH Việt Nam.
Kỷ yếu Hội thảo quốc tế (2012), Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về công tác
xã hội và ASXH [65]. Đây là những nội dung được tập hợp từ các công trình
nghiên cứu tham gia Hội thảo Quốc tế do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội,
Hội dạy nghề Việt Nam, Trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn,
UNICEF, cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ, Hội trợ giúp người khuyết tật Việt
Nam, Cơ quan phát triển quốc tế Canada, Đại học Memorial đồng tổ chức. Các
công trình nghiên cứu tiêu biểu được chọn lọc đã phản ánh góc nhìn về chính
sách ASXH cũng như đối tượng được thụ hưởng, nhất là người cao tuổi, trẻ em
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, những người mất khả năng lao động, nhóm người
yếu thế... dưới tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu
hóa. Cuốn sách này có các bài viết tiêu biểu đề cập đến từng đối tượng, từng
chính sách thể hiện khá rõ nét, như: "An sinh xã hội Việt Nam trong thời kỳ đổi


8

mới thực trạng và thách thức" của Nguyễn Văn Khánh và Hoàng Thu Hương;

"An sinh xã hội vì mục tiêu phát triển con người" của Lê Ngọc Hùng; "An sinh
xã hội cho nông dân trong điều kiện công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn ở Việt Nam" của tác giả Ngô Thị Phượng; "Một vài nét an sinh xã hội
của người cao tuổi Việt Nam" của Mai Tuyết Hạnh; "Vấn đề trợ giúp trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Việt Nam nhìn từ góc độ an sinh xã hội" của Vũ
Thị Kim Dung... Đây là tập hợp các bài viết có giá trị tham khảo cho luận án.
Vũ Văn Phúc (2012), An sinh xã hội ở Việt Nam hướng tới 2020 [86]. Tác
giả đã tập hợp nhiều công trình nghiên cứu khoa học của cán bộ lãnh đạo, quản
lý, các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu trên các lĩnh vực liên
quan đến ASXH. Những bài viết được tuyển chọn in thành sách đã phân tích,
phản ảnh nhiều góc nhìn khác nhau về ASXH và được phân ra thành 2 phần
chính (thứ nhất: nêu lên những vấn đề mang tính lý luận chung và kinh nghiệm
của thế giới về ASXH; thứ 2: tập trung phản ảnh những vấn đề thực tiễn ở nước
ta, những đề xuất kiến nghị giải pháp). Cuốn sách đã thể hiện góc nhìn bao quát
về những thành tựu đạt được sau hơn 25 năm thực hiện đường lối Đổi mới của
Đảng ta. Tuy nhiên, trong thực tiễn vẫn còn những mặt hạn chế, yếu kém cần
nghiên cứu có giải pháp khắc phục. Từ kết quả đánh giá, các tác giả đã đưa ra
những định hướng, giải pháp kiến nghị về cơ chế, chính sách từng bước cần phải
hoàn thiện phù hợp với xu thế phát triển đất nước.
Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2012), Lao động,
tiền lương, ASXH một số kinh nghiệm của thế giới [59]. Cuốn sách đề cập đến
các vấn đề về lao động, tiền lương, ASXH của nhiều nước trên thế giới. Đây là
công trình nghiên cứu về ASXH của các nước có nhiều kinh nghiệm để từ đó rút
ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc hoạch định chính sách về
ASXH. Ngoài phần danh mục các công trình nghiên cứu cuốn sách có ba phần:
lao động, tiền lương và ASXH. Công trình đã tập hợp nhiều bài viết phản ánh
chính sách ASXH, kinh nghiệm trong thực hiện chính sách ASXH cũng như vấn
đề đặt ra của nhiều quốc gia (Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Thụy
Điển, Italia, Đức...); vấn đề cải cách chính sách ASXH, thay đổi mô hình kinh tế



9

và chính sách ASXH... Nội dung nghiên cứu về ASXH là cơ sở lý luận và thực
tiễn trong nước, ngoài nước giúp cho việc nghiên cứu luận án sâu hơn, nhất là
những khuyến nghị về chính sách đối với Nhà nước nhằm từng bước hoàn thiện
hệ thống ASXH và tạo điều kiện khuyến khích cho các thành viên xã hội tham
gia vào chương trình này.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2012), Đề án Một số vấn đề về
chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 [21]. Đây là kết quả nghiên cứu của nhiều
tác giả được tập hợp, phản ảnh hoạt động thực thi hàng loạt chính sách xã hội trong
thời kỳ đổi mới và những tác động của chúng đến đời sống của nhân dân. Đó là
những công trình nghiên cứu của tác giả Đỗ Phú Hải, (2014), Chính sách công theo
tinh thần Hiến pháp năm 2013; Lê Ngọc Hùng (2014), Đổi mới chính sách xã hội ở
Việt Nam từ năm 1986 đến nay. Các nghiên cứu này cho thấy vấn đề ASXH cần
được giải quyết thông qua việc Nhà nước ban hành luật và chính sách thể chế hóa
quan điểm, chủ trương của Đảng nhằm nâng cao phúc lợi xã hội của nhân dân. Để
thực hiện ASXH cần có nhiều chính sách, cơ chế về ASXH; ngoài việc Đảng, Nhà
nước chăm lo ASXH cho người dân cũng rất cần có những chính sách tạo điều kiện,
môi trường thuận lợi, khuyến khích cho các tổ chức, cá nhân, các tổ chức tôn giáo
tham gia chia sẻ và cộng đồng trách nhiệm.
Phạm Thị Hải Chuyền (2012), Thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội động lực pháp triển bền vững đất nước [23]. Bài viết đã phản ánh những thành
tựu to lớn trong thời gian qua dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước trong
việc thực hiện chính sách ASXH trên nhiều lĩnh vực, như: Vấn đề tạo việc làm, tăng
thu nhập; xóa đói giảm nghèo; giáo dục đào tạo và dạy nghề; trợ giúp xã hội cho
người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; hỗ trợ nhà ở cho gia đình nghèo; chăm lo
nước sạch, vệ sinh môi trường... Từ đó, đề ra phương hướng, nhiệm vụ và đề xuất
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ASXH trong thời gian tới.
Đinh Công Tuấn (2013), Hệ thống an sinh xã hội của một số nước EU
giai đoạn hậu khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu [114]. Cuộc khủng hoảng

kinh tế toàn cầu giai đoạn 2008 - 2012 đã tác động mạnh đến hệ thống ASXH và
đặt ra nhiều khó khăn, thách thức cần nghiên cứu để có giải pháp kịp thời tháo


10

gỡ cho nhiều quốc gia khác nhau. Cuốn sách là công trình nghiên cứu những
thành tựu đạt được trong thời gian qua của một số nước trong khối EU về thực
hiện chính sách ASXH; tác giả đã tập trung phân tích những mặt tích cực và
những hạn chế, nguyên nhân dẫn đến hạn chế, yếu kém của hệ thống ASXH tại
một số nước ở châu Âu; những tác động của cuộc khủng hoảng đến chính sách
và quá trình thực thi chính sách ASXH. Qua đó, rút ra những bài học kinh
nghiệm quí báu nhằm từng bước hoàn thiện và thực thi tốt hệ thống chính sách
ASXH cho Việt Nam trong thời gian tới.
Nguyễn Thị Lan Hương và nhóm cộng sự (2013), Phát triển hệ thống an
sinh xã hội ở Việt Nam đến năm 2020 [63] đã giới thiệu các vấn đề mang tính lý
luận chung về ASXH. Trong đó, nhóm tác giả tập trung phân tích, đánh giá những
thành tựu, hạn chế bất cập và nguyên nhân trong quá trình thực thi Nghị quyết số
15-NQ/TW ngày 01/06/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về
chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020. Trên cơ sở đó, đề ra những nội dung định
hướng cho chính sách ASXH phù hợp với xu hướng phát triển của Việt Nam trong
bối cảnh hội nhập quốc tế đến năm 2020 và những năm tiếp theo.
Đặng Nguyên Anh và các cộng sự (2013), An sinh xã hội ở Việt Nam:
Định hướng mô hình và giải pháp [3]. Đây là sản phẩm của Đề tài cấp bộ mà
nhóm tác giả đã hệ thống hóa và tổng hợp các công trình nghiên cứu trong giai
đoạn 2011-2013 về vấn đề ASXH. Nội dung của đề tài đã đánh giá đúng thực
trạng với những kết quả đạt được, hạn chế trong bối cảnh khó khăn ở Việt Nam;
đồng thời chỉ rõ nguyên nhân của thành tựu và tập trung làm rõ nguyên nhân dẫn
đến những hạn chế yếu kém trong hoạt động ASXH. Trên cơ sở đó các tác giả đề
xuất giải pháp khắc phục những hạn chế; đồng thời nêu ra những định hướng các

mô hình ASXH phù hợp với xu hướng phát triển trong giai đoạn hiện nay.
Lê Quốc Lý (2014), Chính sách an sinh xã hội thực trạng và giải pháp
[70]. Tác giả đã phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về những trở ngại
trong quá trình thực thi chính sách ASXH; đồng thời nêu những kinh nghiệm
được đúc rút từ một số nước của quá trình thực thi chính sách ASXH có hiệu quả
và được xem là các bài học tốt cho Việt Nam trong quá trình hoàn thiện chính


11

sách ASXH. Trên cở sở thực tiễn, bối cảnh tình hình trong và ngoài nước, tác giả
nêu rõ quan điểm mục tiêu và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi chính
sách ASXH ở Việt Nam đến 2020.
Phạm Xuân Nam (2014), ''Quan điểm của Hồ Chí Minh và của Đảng
Cộng sản Việt Nam về hệ thống an sinh xã hội và phúc lợi xã hội'' [79]. Tác giả
đã luận giải và làm rõ quan điểm Hồ Chí Minh về hệ thống ASXH, phúc lợi an
sinh xã hội mà Người đã khởi xướng và đặt nền móng cho công tác này. Bên
cạnh đó, bài viết còn phân tích sâu sắc các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam trong thời kỳ đổi mới, nhấn mạnh sự cần thiết của hệ thống chính sách
ASXH và phúc lợi xã hội nhằm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân
dân ngày càng tốt hơn.
Phạm Tất Dong, Nguyễn Thị Kim Hoa (2015), An sinh xã hội và công tác
xã hội [28]. Cuốn sách tập hợp nhiều công trình có nội dung sâu sắc về ASXH
theo nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, từ điều kiện việc làm đến hoạt động bảo
hiểm y tế, chăm sóc sức khỏe cho người dân; những chính sách, chiến lược
ASXH và những thành tựu đạt được trong thời gian qua, đặc biệt là thành tựu
sau khi thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng (Đại hội lần thứ VI của Đảng 1986). Những thành tựu về ASXH góp phần đấu tranh phòng chống tội phạm và
gìn giữ an ninh trật tự có hiệu quả, đặc biệt là một số giải pháp nhằm đảm bảo
ASXH, tạo môi trường xã hội để phòng, chống tội phạm có hiệu quả. Các công
trình nghiên cứu cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin về ASXH từ lý luận đến

thực tiễn và đề cập đến các nhóm đối tượng được thụ hưởng chính sách ASXH.
Nguyễn Mai Phương (2015), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về ASXH
ở Việt Nam hiện nay [87]. Bài viết đã cung cấp nhiều thông tin về thành tựu
trong công tác xóa đói giảm nghèo, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ giúp xã
hội, ưu đãi xã hội thời gian qua trên nền tảng từ chủ trương chính sách của Đảng,
Nhà nước về ASXH; đánh giá những thành tựu, hạn chế yếu kém, nguyên nhân
và những bài học được rút ra từ thực tiễn. Qua đó, tác giả nêu ra những giải pháp
khuyến nghị các ngành, các cơ quan chức năng nhằm thực hiện tốt hơn chính
sách ASXH ở Việt Nam trong thời gian tới.


12

Đinh Thành Trung, Lữ Quang Ngời và Lê Thị Thanh Hiếu (2017), Chính
sách an sinh xã hội ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế những thách
thức và giải pháp [112]. Bài viết đã phác họa toàn cảnh bức tranh hội nhập quốc
tế của một quốc gia, theo đó những tác động và ảnh hưởng của quá trình này đến
vấn đề ASXH không nhỏ, thậm chí ngày càng sâu rộng. Do vậy, để khắc phục
những tác động ấy trước hết cần phải hoàn thiện hệ thống chính sách ASXH phù
hợp với xu hướng vận động, phát triển của mỗi quốc gia. Từ thực trạng về kết
quả thực hiện chính sách ASXH trong bối cảnh hội nhập quốc tế, tác giả đề ra
một số giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách ASXH. Trong đó tập trung huy
động mọi nguồn lực xã hội; trợ giúp kịp thời các trường hợp bị ốm đau, tai nạn,
rủi ro, bị mất việc làm hoặc khi về già…; hoàn thiện cơ chế, chính sách ASXH.
Nguyễn Trọng Đàm (2017), An sinh xã hội ở Việt Nam: Nhìn lại năm
2016 và những vấn đề đặt ra trong giai đoạn tới [34, tr.58-61]. Tác giả phản ánh
tình hình kinh tế nước ta trong năm 2016 phải đối mặt với những khó khăn,
thách thức bởi diễn biến phức tạp của thời tiết và sự tác động của kinh tế thế giới
làm cho đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng với sự quan tâm của
Đảng, Nhà nước chính sách ASXH đạt được nhiều điểm nổi bật đáng ghi nhận

trên nhiều lĩnh vực (thực hiện chính sách đối với người có công; tạo việc làm,
giáo dục nghề nghiệp; hỗ trợ sinh kế, giảm nghèo bền vững; trợ giúp xã hội...).
Bên cạnh đó, tác giả chỉ rõ những khó khăn thách thức trong thực hiện chính
sách ASXH và đề xuất một số giải pháp tập trung thực hiện trong thời gian tới
nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách ASXH.
Tài liệu tiếng nước ngoài
Các công trình nghiên cứu đề cập đến phương pháp tiếp cận nghiên cứu,
phân tích chính sách an sinh xã hội tiêu biểu có các công trình như: Robert
Chambers (1991), Phát triển nông thôn: hãy bắt đầu từ những người cùng khổ;
Danielle Juteau (Editor) (2002), Phân hóa xã hội: các khuôn mẫu và quá trình
(Social Diferentiation: Parterns and processes); UNDP (2012), Báo cáo quốc
gia về phát triển con người năm 2011: Dịch vụ xã hội phục vụ phát triển con
người; Tom G. Palmer (2013), Hướng đến kỷ nguyên hậu nhà nước phúc lợi.


13

Cùng với đường lối đổi mới kinh tế - xã hội trong lĩnh vực nghiên cứu cũng diễn
ra quá trình phổ biến, có điều kiện trao đổi học tập trên hai phương diện (kiến
thức và phương pháp tiếp cận) vấn đề của sự phát triển và ASXH. Qua đó giới
thiệu cho chúng ta nhiều cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu khoa học để
xem xét, đánh giá và áp dụng vào thực tiễn để giải quyết các vấn đề đặt ra trong
thực tiễn. Tiêu biểu, như: Haughton Dominique Haughton, Jonathan Haughton
và Nguyễn Phong (2001) bàn về Mức sống trong thời kỳ kinh tế bùng nổ ở Việt
Nam. Công trình nghiên cứu chuyên đề của Evans, Martin và các cộng sự
(2007) về An sinh xã hội ở Việt Nam lũy tiến đến mức nào. Nghiên cứu của
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), DFID, EC, WB (2008) về Báo cáo Phát
triển Việt Nam 2008: Bảo trợ xã hội (2007); Martin Ravallion và Dominique va
de Walle (2008), Đất đai trong thời kỳ chuyển đổi: cải cách và nghèo đói ở
nông thôn Việt Nam.

Quadagno S. Jill (1988), The transformation of old age security: Class
and politics in the American welfare state [134]. Quadagno S. Jill đánh giá việc
ban hành và phát triển của đạo luật ASXH liên quan đến sự xung đột giữa các
nhóm lao động và doanh nghiệp đối với lương hưu. Với nhiều câu hỏi được đặt
ra như: Tại sao Hoa Kỳ tụt hậu so với Đức, Anh và Thụy Điển trong việc áp
dụng chương trình an sinh quốc gia cho người già? Tại sao Đạo luật ASXH được
ban hành vào năm 1935 lại phụ thuộc vào tiêu chuẩn kép dựa trên giai cấp? Tại
sao phúc lợi tuổi già ở Hoa Kỳ vẫn kém hơn so với các đối tác châu Âu? Dựa
vào biên niên sử phân tích tinh vi của một trăm năm lịch sử phúc lợi Hoa Kỳ, tác
giả Jill Quadagno khám phá sự ra đời của chương trình hỗ trợ tuổi già tại Hoa
Kỳ. Dựa vào nghiên cứu lịch sử và nền tảng lý thuyết khoa học xã hội, tác giả
còn phân tích sự thay đổi sâu sắc liên quan đến quá trình ASXH: từ sự hỗ trợ của
cộng đồng dựa trên luật dành cho người nghèo thời kỳ thuộc địa, cơ chế tài trợ
và quản lý hành chính địa phương, đến việc hình thành một bộ máy hành chính
lớn của liên bang Hoa Kỳ.
Theodore R. Marmor (1988), Social security: Beyond the rhetoric of crisis
[139]. Cuốn sách tập trung trả lời câu hỏi khả năng và triển vọng của ASXH


14

trong những thập niên sắp tới như thế nào? Cuốn sách khám phá ý nghĩa của
ASXH từ góc độ lịch sử, xã hội, kinh tế, chính trị và luật pháp từ khi hệ thống
ASXH Mỹ ra đời năm 1935. Các câu hỏi nghiên cứu bao gồm: ASXH có phải là
hệ tư tưởng chặt chẽ và có thể bảo vệ? Nếu có, hệ tư tưởng đó có phù hợp với
yêu cầu của môi trường chính trị đương đại mà nó dường như nhấn mạnh vào tái
tư nhân hóa nhiều vai trò của nhà nước phúc lợi xã hội hiện đại không? Điều gì
giải thích chất lượng khác thường của chính trị ASXH gần đây - điều được đặc
trưng bởi sự lo lắng cao độ và khủng hoảng và sự phản đối với những bất trắc về
tương lai.

D. Baker & M. Weisbrot (1999). Social security: The phony crisis [135].
Trong cuốn sách, hai ông đã đưa ra lời phê bình về những lập luận nhằm chứng
minh ASXH đang gặp khủng hoảng nghiêm trọng và cần phải tái cấu trúc cơ
bản. Cuốn sách lập luận rằng không có lý do chính đáng nào để người Mỹ phải
quan tâm đến sức khỏe tài chính của nền ASXH, một tiền đề cơ bản của cuộc
tranh luận hiện thời về cải cách ASXH tại Hoa Kỳ. Các tác giả tuyên bố rằng tư
nhân hóa ASXH sẽ chỉ biến người Mỹ thành "neoclassical man" (người tân cổ
điển), người mà quan hệ với người khác chỉ thông qua yếu tố thị trường và
không có bất kỳ ràng buộc chung, chia sẻ với xã hội. Các tác giả kết luận rằng
nếu hệ thống ASXH không bị hỏng, thì không nên tiến hành cải tổ hệ thống.
Peter A. Diamond, Peter R. Orszag (2005), Saving social security: a
balanced approach [136]. Cuốn sách đưa ra một kế hoạch để đảm bảo ASXH.
Cách tiếp cận của các tác giả thừa nhận và bảo lưu giá trị ASXH trong việc cung
cấp một mức độ lợi ích cơ bản cho người lao động và gia đình của họ. Kế hoạch
mà các tác giả đưa ra nhằm cập nhật ASXH để phản ánh những thay đổi trong thị
trường lao động và tuổi thọ. Kế hoạch nhằm duy trì khả năng thanh toán dài hạn
gồm 3 thành tố, mỗi thành tố chỉ ra một nhân tố gây ra thâm hụt trong ASXH
gồm: sự cải thiện về tuổi thọ, bất bình đẳng thu nhập gia tăng, và di sản nợ nần
từ sự hào phóng của chương trình đối với những người thụ hưởng. Mỗi thành
phần của kế hoạch cải cách bao gồm cân đối với cả lợi ích và tổng thu giúp thu
hẹp thâm hụt trong dài hạn.


15

Nancy J. Altman (2005), The battle for Social Security: From FDR's
vision to Bush's gamble [137]. Trong công trình này, Nancy J. Altman trình bày
tổng quan về ASXH từ đầu những năm 1900 đến năm 2005. Mỗi chương của
quyển sách trình bày bối cảnh lịch sử, các cuộc tranh luận chính trị và thỏa thuận
liên quan đến quá trình hình thành nên cấu trúc thể chế của tổ chức ASXH tại

Hoa Kỳ. Công trình cứu này, tác giả còn trình bày khái niệm ASXH dựa trên nền
tảng triết học của các khái niệm bảo hiểm xã hội.
Eric R. Kingson (2008), Social Security program, trong quyển The
encyclopedia of social work (Bách khoa toàn thư về công tác xã hội), tái bản lần
thứ 20, quyển 4, hiệu đính bởi Terry Mizrachi và Larry E. Davis [138, tr.89-97].
Trong bài viết Eric R. Kingson luận bàn một cách tổng quan, súc tích về sự phát
triển và cấu trúc của ASXH từ góc độ công tác xã hội. Trên cơ sở đó chúng ta có
thể vận dụng để đối chiếu, so sánh, đánh giá hoạt động theo cấu trúc ASXH tại
Việt Nam với những mô hình mà tôn giáo tham gia hoạt động.
Jeffrey R. Brown, Jeffrey Liebman, và David A. Wise (2009), Social
Security policy in a changing environment [141]. Công trình này, nhóm tác giả
thảo luận về các vấn đề ASXH từ giác độ nhân khẩu học, kinh tế và các xu
hướng khác. Theo đó, quyển sách phân tích môi trường kinh tế và nhân khẩu học
thay đổi, trong đó các chương trình bảo hiểm xã hội có lợi cho các hộ gia đình
cao tuổi. Các tác giả cũng trình bày cách thức làm thế nào để những xu hướng
đang diễn ra này sẽ ảnh hưởng đến những người thụ hưởng trong tương lai, theo
cả chương trình ASXH hiện tại và các lựa chọn cải cách tiềm năng. Công trình
đặc biệt thăm dò các thách thức đặt ra đối với nền ASXH của một nền dân số
già. Các nhà nghiên cứu cũng kiểm tra xu hướng tiết kiệm hưu trí của khu vực tư
nhân và chi phí chăm sóc sức khỏe, cũng như bản chất không chắc chắn của xu
hướng nhân khẩu học, kinh tế và xã hội trong tương lai.
Jane Millar (2009), Understanding social security: Issues for policy and
practice [142]. Cuốn sách cung cấp cho người đọc thông tin, các công cụ phân
tích để làm rõ ý nghĩa của sự phát triển chính sách, cải cách và đánh giá các lựa
chọn cho tương lai. Đồng thời phân tích phê phán về chính sách ASXH và thực


16

hành ASXH. Đây là tài liệu cần thiết cho những người hoạch định và thực thi

chính sách ASXH, phúc lợi - việc làm, chiến lược xóa nghèo và các quyền phúc
lợi. Cuốn sách này đã nêu tổng quan vấn đề già hóa dân số ở 5 quốc gia ở Nam
Á và đề xuất các kịch bản xảy ra. Với một khảo sát thực địa, nó cũng chứng
minh những chính sách, các chương trình hiện hành về lương hưu và ASXH, tìm
ra những hàm ý tài khóa cho kinh tế - xã hội. Già hóa dân số là một hệ quả không
thể tránh khỏi của quá trình chuyển đổi nhân khẩu học; sự gia tăng nhanh số người
già chủ yếu xảy ra ở các nước nghèo của thế giới. Năm nước Nam Á (Ấn Độ,
Parkistan, Bangladesh, Sri Lanka và Nepal) chiếm 100 triệu người già vào đầu thế
kỷ 21 và dự báo tăng lên 400 triệu vào năm 2050. Vậy điều này có hàm ý gì đối
với sự gia tăng cho ổn định lương hưu và kế hoạch ASXH ở Nam Á? Những nước
này có cần cải cách lương hưu? Những nước này liệu có khả năng cung cấp dịch
vụ chăm sóc sức khỏe cho sự gia tăng dân số già? Cuốn sách còn trình bày báo
cáo kết quả của một mẫu khảo sát ở mỗi nước nói trên để đánh giá bản chất, tầm
quan trọng và sự thỏa đáng của cải cách lương hưu, trợ cấp xã hội khác nhau.
Đồng thời gợi mở một số chính sách ASXH và lương hưu tổng thể ở Nam Á.
Jacob T. Alvarez (2011), Social security: background, issues and
proposals [143]. Chương trình ASXH mang lại lợi ích cho những người nghỉ
hưu, người tàn tật và gia đình của họ. Chương trình ASXH được cung cấp tiền
cơ bản bởi thuế từ lương mà được gửi ở Kho bạc Mỹ và quỹ tín thác ASXH. Bất
kỳ lợi tức nào gửi vào quỹ tín thác vượt quá chi phí chương trình được đầu tư
vào những nghĩa vụ Chính phủ Mỹ (các công cụ nợ của Chính phủ Mỹ). Cuốn
sách nghiên cứu các nền tảng về việc chương trình ASXH được tài trợ như thế
nào và quỹ tín thác ASXH hoạt động như thế nào.
Nội dung cuốn sách gồm 8 chương: Chương 1 trình bày về lợi ích mà
chương trình ASXH đem lại cho người lao động nghỉ hưu và người tàn tật.
Chương 2 tập trung phân tích Luật ASXH. Chương 3 làm rõ hoạt động của quỹ
tín ASXH. Chương 4 chỉ ra lợi ích hàng tháng của những người thụ hưởng
ASXH dưới độ tuổi nghỉ hưu. Chương 5 phân tích các loại thuế ASXH hàng
năm của Mỹ. Chương 6 phân tích một số đề xuất nhằm thu hẹp khoảng cách tài



17

chính trong dài hạn của ASXH. Chương 7 trình bày lợi ích của ASXH đối với
những người nghỉ hưu và người lao động khuyết tật và vợ/chồng của họ cùng
những người phụ thuộc. Chương 8 chỉ ra trách nhiệm của những người thụ
hưởng ASXH trong chi trả dịch vụ y tế.
Bruce Schobel D. (2019), We may be seeing the beginning of social
security reform [145]. Chúng ta có thể thấy những phác thảo đang nổi lên về
tương lai của cải cách ASXH. Những thay đổi được đưa ra bao gồm sự gia tăng
lợi ích nhỏ, sự điều chỉnh chi phí sinh hoạt công cộng với những sự sử dụng chỉ số
giá tiêu dùng cho người cao tuổi, lợi ích tối thiểu đặc biệt gia tăng, sự tăng lên giới
hạn thuế ASXH, áp đặt thuế lương từ ASXH đối với những người có thu nhập
cao, bao gồm thu nhập bị đánh thuế và gia tăng đều đặn trong tỷ lệ thuế từ lương.
Những công trình đã cung cấp cơ sở lý luận, làm rõ các khái niệm về vấn
đề ASXH trong quá trình phát triển cũng như nhấn mạnh quan điểm việc thực
hiện an sinh xã hội với trọng tâm là đẩy mạnh phát triển lĩnh vực giáo dục, y tế,
chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho người lao động; đồng thời mở rộng cơ
hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trong giáo dục, y tế, nước sạch, điện,
đường giao thông, trường học, nhà ở. Các công trình nghiên cứu đã nhấn mạnh
phương pháp tiếp cận, cách thức tham gia của các thành viên xã hội (trong đó có
tôn giáo) và cả cộng đồng vào việc nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách. Qua
đó cho thấy, các công trình rất hữu ích cho việc tham khảo, kế thừa trong nghiên
cứu đánh giá thực trạng ASXH và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
tham gia hoạt động ASXH đối với TGNS.
Như vậy, các công trình nghiên cứu trên đã tập trung phân tích lịch sử và
một số vấn đề lý luận về ASXH, khái niệm ASXH; đánh giá những vấn đề bất
bình đẳng xã hội, nghèo khổ và xung đột xã hội; đánh giá các thành tựu, hạn chế
và một số mô hình nhà nước phúc lợi, mô hình ASXH ở một số nước trên thế
giới. Đây là những tư liệu quý giúp tác giả kế thừa cho luận án của mình

1.1.2. Các công trình nghiên cứu hoạt động an sinh xã hội của tôn giáo
Tài liệu tiếng Việt
Đỗ Quang Hưng (2010), Nhân vật của những thời điểm lịch sử (Một trang


18

sử mới) [62]. Tác giả phân tích bối cảnh Giáo hội Công giáo miền Nam Việt
Nam nói chung và các tổ chức từ thiện, giáo dục, y tế của Công giáo miền Nam
Việt Nam nói riêng trong thời điểm lịch sử năm 1975 một cách khách quan, đa
chiều. Đồng thời đánh giá cao thái độ hòa giải của Tổng Giám mục Phaolô
Nguyễn Văn Bình được thể hiện trong việc thành lập các trường tư thục và xem
đây như là một trong những giải pháp thực hiện chủ trương miễn học phí của
Chính phủ, vấn đề đó được Ông khẳng định: "Sẵn sàng để Nhà nước sử dụng các
cơ sở tư thục Công giáo trong giáo phận Sài Gòn vào công tác giáo dục ngay từ
niên khóa 1975-1976... " [62, tr.119] và theo Ông, cũng chính điều này đã giúp
cho người giáo dân ở Việt Nam hội nhập vào xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa.
Nguyễn Hồng Dương (2012), Quan điểm, đường lối của Đảng về tôn giáo
và những vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hiện nay [33]. Tác giả đã phân tích những
ảnh hưởng của tôn giáo đối với đời sống xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội theo cách nhìn mới đa chiều, nhất là ở chiều hướng tích cực theo
tinh thần Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị. Bên cạnh
đó, tôn giáo còn được xác định là nguồn lực lớn đối với tín đồ và xã hội (nguồn
lực vật chất và nguồn lực tinh thần. Trong đó nguồn lực vật chất của tôn giáo đã
góp phần làm giảm thiểu những rủi ro trong cuộc sống, những hoàn cảnh khó
khăn, các gia đình bất hạnh để xã hội phát triển bền vững). Nội dung và tinh thần
ấy được thể hiện: "... tôn giáo ngày càng có nhiều đóng góp vào các lĩnh vực văn
hóa, xã hội, từ thiện, chia sẻ gánh nặng cho đất nước" [33, tr.48].
Nguyễn Thanh Xuân (2015), Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam
[119]. Tác giả đã nêu tổng quan tình hình, tổ chức tôn giáo và việc tham gia hoạt

động ASXH xuất phát từ nền tảng giáo lý, giáo luật của các tôn giáo; hướng
thiện, quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn là một trong những nội
dung tiêu biểu và đây là điểm chung của nhiều tôn giáo. Đối với Phật giáo có lời
dạy rất nhân văn và gần gũi với cuộc sống thực tiễn hàng ngày của mọi người, đó
là: "Dẫu xây chín bậc phù đồ/Không bằng làm phúc giúp cho một người" [119,
tr.379-380]; Công giáo có những điều Chúa dạy trong cuộc sống phải biết sẻ chia
nhau lúc gặp khó khăn: "... cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách mặc, cho


19

kẻ khác ở nhờ" [119, tr.381]; với PGHH, Đức Huỳnh Giáo chủ khuyên mọi người
hãy sống có lòng từ bi, giúp người khi người khó khăn bất hạnh được diễn đạt bằng
các câu thơ: "Của dư cho mượn mới là/Chỉ bằng bố đức lập nền từ bi" [119, tr.380].
Bên cạnh đó, tác giả đã cung cấp cho chúng ta nhiều số liệu các tôn giáo tham gia
hoạt động ASXH rất có giá trị mà luận án có thể kế thừa và sử dụng.
Nhật Tảo (2003), Thánh Giêrônimô Emilani (1481-1537) hiến thân trọn
vẹn cho giới thanh thiếu niên bất hạnh [93]; Quốc Trung (2003), Mẹ Têrêsa
Calcutta: Tôi thấy khuôn mặt của Chúa Giêsu nơi các người nghèo khổ [113].
Các tác giả đã giới thiệu tiểu sử, vai trò và những thành tích đóng góp của các cá
nhân, tổ chức từ thiện, bác ái của Công giáo thế giới và Việt Nam trong sự phát
triển xã hội. Điều đó đã minh chứng cho vai trò, trách nhiệm xã hội của tôn giáo
đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển xã hội trên các lĩnh vực như: y tế, giáo
dục, xóa đói giảm nghèo, bảo trợ xã hội, phòng chống các tệ nạn xã hội, cứu trợ
thiên tai, lũ lụt…
Vụ Pháp chế - Thanh tra, Ban Tôn giáo Chính phủ (2008), Báo cáo tổng
quan Dự án khoa học, Khảo sát thực trạng tôn giáo tham gia xã hội hóa về giáo
dục, y tế, từ thiện nhân đạo ở Việt Nam hiện nay - Những kiến nghị và giải pháp
[117]. Báo cáo đã phân tích mặt ưu điểm mang lại nhiều thành tựu trong những
năm qua; đồng thời cũng chỉ ra những bất cập, vướng mắc trong quá trình thực

thi chủ trương xã hội hóa giáo dục, y tế và từ thiện nhân đạo của Đảng và Nhà
nước. Trên cơ sở đánh giá thực trạng về vai trò tham gia thực hiện chủ trương
trên của các tôn giáo, từ đó có những giải pháp đề xuất với các ngành chức năng
xem xét điều chỉnh phù hợp thực tế.
Thích Giác Toàn (2009), Đôi nét về hoạt động từ thiện trong thời hội
nhập [104]. Nội dung bài viết đã phản ảnh những kết quả đạt được của Giáo hội
Phật giáo Việt Nam về tham gia hoạt động ASXH qua tổng kết đánh giá hoạt
động Phật sự từ nhiệm kỳ I đến nhiệm kỳ V. Trên cơ sở thành tích đạt được
trong thời gian qua, tác giả nêu ra một số nội dung mang tính định hướng cho
hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo nhất là các hoạt động tham gia ASXH


×