Tải bản đầy đủ (.docx) (116 trang)

QUẢN LÝ KINH DOANH THUỐC THÚ Y CÁC TỈNH PHÍA BẮC 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (669 KB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
-------------------------

HOÀNG THỊ THU PHƯƠNG

QUẢN LÝ KINH DOANH THUỐC THÚ Y
TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH PHÍA BẮC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


HÀ NỘI, NĂM 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
-------------------------

HOÀNG THỊ THU PHƯƠNG

QUẢN LÝ KINH DOANH THUỐC THÚ Y
TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH PHÍA BẮC
CHUYÊN NGÀNH
MÃ SỐ

: QUẢN LÝ KINH TẾ
: 60.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS, TS. AN THỊ THANH NHÀN



HÀ NỘI, NĂM 2019


1
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS., TS. An Thị
Thanh Nhàn, người đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi từ khi tôi nhận được đề tài
cho đến khi hoàn thành Luận văn này.
Ngoài ra, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong khoa sau đại học
và nhà trường tạo điều kiện thuận lợi nhất để hoàn thành luận văn thạc sỹ của mình.
Tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo trong hội đồng đã chia sẻ và đóng góp những
ý kiến thiết thực để luận văn từng bước được hoàn thiện hơn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo và các đồng nghiệp ở các cơ
quan văn phòng Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thú y Hà
Nội, UBND thành phố Hà Nội đã nhiệt tình cung cấp thông tin để tôi hoàn thành
được luận văn này.
Trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Hoàng Thị Thu Phương


2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng, luận văn Thạc sỹ Quản lý kinh tế chuyên ngành Quản lý
kinh tế thuộc Đại học Thương Mại với đề tài “Quản lý kinh doanh thuốc thú y
trên địa bàn các tỉnh phía Bắc” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Những số liệu sử dụng được chỉ rõ nguồn trích dẫn trong danh mục tài liệu
tham khảo. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố

trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào từ trước đến nay.
Tác giả luận văn

Hoàng Thị Thu Phương


3
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU....................................................................................vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ..........................................................................vii
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT...............................................................viii
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................1
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan...........................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................5
6. Kết cấu luận văn..................................................................................................6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỚI HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH THUỐC THÚ Y............................................................................7
1.1. Thuốc thú y và quản lý hoạt động kinh doanh thuốc thú y...........................7
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm thuốc thú y.................................................................7
1.1.2. Hoạt động kinh doanh thuốc thú y..............................................................9
1.1.3. Vai trò và tầm quan trọng của hoạt động quản lý kinh doanh thuốc thú y 13
1.2. Nội dung quản lý Nhà nước về kinh doanh thuốc thú y..............................16
1.2.1. y................................................................................................................16
1.2.2. Xây dựng và ban hành các văn bản, đường lối, chính sách về kinh doanh
thuốc thú y............................................................................................................... 19

1.2.3. Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản, chính sách về hoạt động quản lý
kinh doanh thuốc thú y............................................................................................20
1.2.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động kinh doanh thuốc thú y..............................23
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý kinh doanh thuốc thú y.........................28
1.3.1. Số lượng, chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý.....................................28
1.3.2. Phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý.....................................................28


4
1.3.3. Kinh phí, nguồn lực cho công tác quản lý.................................................29
1.3.4. Hệ thống đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thú y................................................29
1.3.5. Nhận thức của người kinh doanh thuốc thú y............................................30
TÓM TẮT CHƯƠNG 1........................................................................................31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KINH DOANH THUỐC THÚ Y
TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH PHÍA BẮC...........................................................32
2.1. Tình hình kinh doanh thuốc thú y tại các tỉnh phía Bắc.............................32
2.1.1. Sự phát triển của ngành thuốc thú y Việt Nam..........................................32
2.1.2. Kết quả kinh doanh thuốc thú y tại các tỉnh phía Bắc...............................35
2.2. Quản lý kinh doanh thuốc thú y tại các tỉnh phía Bắc.................................41
2.2.1. Các cơ quan quản lý kinh doanh thuốc thú y tại các tỉnh phía Bắc..........41
2.2.2. Xây dựng và ban hành các văn bản, chính sách về kinh doanh thuốc thú
y............................................................................................................................... 46
2.2.3. Tổ chức thực hiện triển khai các văn bản đường lối chính sách về hoạt
động kinh doanh thuốc thú y tại các tỉnh phía Bắc.................................................50
2.2.4 . Kiểm tra, đánh giá hoạt động kinh doanh thuốc thú y tại các tỉnh phía
Bắc.......................................................................................................................... 55
2.3. Đánh giá hoạt động quản lý kinh doanh thuốc thú y tại các tỉnh phía Bắc62
2.3.1. Thành công...............................................................................................62
2.3.2. Hạn chế.....................................................................................................63
2.3.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả hoạt động quản lý kinh doanh

thuốc thú y............................................................................................................... 65
TÓM TẮT CHƯƠNG 2........................................................................................69
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ KINH DOANH
THUỐC THÚ Y TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH PHÍA BẮC................................70
3.1. Dự báo tình hình cung cầu ngành hàng thuốc thú y và quan điểm định
hướng quản lý Nhà nước với hoạt động kinh doanh thuốc thú y......................70
3.1.1. Dự báo cung cầu ngành hàng thuốc thú y tại Việt Nam............................70


5
3.1.2. Quan điểm định hướng hoạt động quản lý Nhà nước về kinh doanh thuốc
thú y........................................................................................................................ 72
3.2. Các giải pháp tăng cường quản lý kinh doanh thuốc thú y trên địa bàn các
tỉnh phía Bắc..........................................................................................................73
3.2.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ bác sỹ thú y cơ sở.......................................73
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện các văn bản, đường lối, chính sách về quản lý kinh
doanh thuốc thú y....................................................................................................75
3.2.3. Tăng cường công tác phối hợp giữa các ban ngành trong hoạt động quản
lý kinh doanh thuốc thú y........................................................................................81
3.2.4. Tăng cường công tác thanh kiểm tra đối với hoạt động kinh doanh thuốc
thú y........................................................................................................................ 81
3.2.5. Giải pháp tăng cường năng lực thụ hưởng chính sách quản lý Nhà nước từ
phía các doanh nghiệp kinh doanh thuốc thú y.......................................................82
KẾT LUẬN............................................................................................................84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


6
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Các doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y...................................................33
Bảng 2.2: Thống kê tăng trưởng chăn nuôi các tỉnh phía Bắc 2015-2018...............36
Bảng 2.3: Giá trị sản phẩm chăn nuôi và tổng số trang trại các tỉnh phía Bắc giai
đoạn 2015-2018.......................................................................................................36
Bảng 2.4: Số lượng sản phẩm thuốc thú y được sản xuất trên thị trường các tỉnh
phía Bắc................................................................................................................... 38
Bảng 2.5: Hoạt động nhập khẩu thuốc thú y các tỉnh phía Bắc................................39
Bảng 2.6: Tình hình phân phối thuốc thú y trên thị trường các tỉnh phía Bắc..........40
Bảng 2.7: Số lượng lao động tại các cơ quan quản lý Nhà nước về thuốc thú y một
số tỉnh phía Bắc.......................................................................................................45
Bảng 2.8: Quy định về chủ trương, đường lối, chính sách về kinh doanh thuốc thú y
................................................................................................................................. 46
Bảng 2.9: Các loại văn bản quản lý được chia theo chức năng, mục đích ………...47
Bảng 2.10: Công tác tập huấn tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật một số
tỉnh phía Bắc............................................................................................................ 51
Bảng 2.11: Kinh phí hỗ trợ HĐKD thuốc thú y tại một số tỉnh phía Bắc................55
Bảng 2.12: Kết quả kiểm tra hoạt động phân phối thuốc thú y một số tỉnh phía Bắc
................................................................................................................................. 59
Bảng 2.13: Trình độ cán bộ QLNN lĩnh vực quản lý kinh doanh thuốc thú y tại các
tỉnh phía Bắc năm 2018...........................................................................................65


7
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Sơ đồ 1.1: Hệ thống tổ chức QLNN đối với ngành Thú y Việt Nam.......................16
Hình 2.1: Phân bổ các doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y.......................................37
Hình 2.2: Số lượng DN phân phối thuốc thú y các tỉnh phía Bắc............................40
Hình 2.3: Sơ đồ tổ chức Chi cục Thú y Thái Bình...................................................42
Hình 2.4: Cơ cấu lao động QLNN ngành thuốc thú y tại một số tỉnh phía Bắc.......45



8
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
ATVSTP : An toàn vệ sinh thực phẩm
CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
DN: Doanh nghiệp
FAO : Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc
HTX : Hợp tác xã
KSGM : Kiểm soát giết mổ
KTVSTY : Kiểm tra vệ sinh thú y
LMLM : Lở mồm long móng
NN-PTNT : Nông nghiệp - Phát triển nông thôn
OIE : Tổ chức Thú y thế giới
PTCN : Phát triển chăn nuôi
PTNT : Phát triển nông thôn
QLNN : Quản lý Nhà nước
QPPL : Quy phạm pháp luật
SPS : Hiệp định kiểm dịch động thực vật
SXKD : Sản xuất kinh doanh
TĂCN : Thức ăn chăn nuôi
TƯ (TW) : Trung ương
UBND : Ủy ban nhân dân
VN : Việt Nam
VSATTP : Vệ sinh an toàn thực phẩm
WHO : Y tế Thế giới
WTO : Tổ chức Thương mại thế giới
XNK : Xuất nhập khẩu


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Các tỉnh phía Bắc của Việt Nam được đánh giá là vùng kinh tế trọng điểm
của đất nước, là nơi có sự phát triển dân số nhanh và chịu áp lực từ việc tăng
trưởng dân số mạnh. Tính đến tháng 12 năm 2018, dân số của Miền Bắc khoảng
22 triệu dân, với mật độ dân cư cao nhất cả nước. Miền Bắc có 25 tỉnh thành và
được phân thành 3 khu vực gồm: Đồng bằng Sông Hồng 10 tỉnh và thành phố;
vùng Tây Bắc gồm 6 tỉnh và vùng Đông Bắc gồm 9 tỉnh. Với đặc điểm địa lý phù
hợp phát triển nông nghiệp chăn nuôi, các tỉnh phía Bắc cung cấp số lượng thực
phẩm chăn nuôi lớn nhất cả nước.
Ngành thuốc thú y được quản lý bởi Cục Thú y thuộc Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn. Hoạt động này tại các tỉnh được quản lý trực tiếp bởi các Chi
cục Thú y. Theo báo cáo của Cục Thú Y Việt Nam trong vài năm gần đây hoạt
động kinh doanh thuốc thú y tại các tỉnh phía Bắc phát triển rất sôi nổi với 31
công ty sản xuất đủ tiêu chuẩn GMP và phân phối với 6.768 loại thuốc có trong
danh mục thuốc thú y được phép lưu hành và hơn 3.000 loại thuốc nhập khẩu của
40 nước. Cùng với đó mỗi tỉnh có khoảng 200 cửa hàng thuốc thú y, nhưng quy
mô nhỏ lẻ nên chưa quản lý được các loại thuốc được phép lưu hành. Với thị
trường phát triển sôi nổi, công tác quản lý sản xuất kinh doanh thuốc thú y đã đạt
được các thành công như: có văn bản chỉ đạo kịp thời khi phát hiện có vấn đề phát
sinh như sai phạm, bệnh dịch; công tác truyên truyền, tập huấn về hoạt động sản
xuất kinh doanh thuốc thú y được Nhà nước quan tâm; mạng lưới thanh tra được
trải đều từ trung ương đến địa phương với mạng lưới các phòng chuẩn đoán, xét
nghiệm, thử nghiệm; chế độ thưởng, phụ cấp đối với cán bộ thú y tại các đơn vị
được quan tâm hơn trước… Mặc dù công tác quản lý kinh doanh đạt được nhiều
thành tựu song vẫn bộc lộ rõ những hạn chế như thị trường thuốc thú y phát triển
nhanh và đa dạng trong khi cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công
tác quản lý thuốc thú y còn hạn chế; Chế tài xử phát chưa đủ sức răn đe so với lợi
nhuận mà các cơ sở kinh doanh nhận được như việc sản xuất, kinh doanh thuốc
kém chất lượng, thuốc nhập lậu, thuốc hết hạn…; sử dụng thuốc thú y thiếu kinh

nghiệm của các cơ sở chăn nuôi, gây khó khăn cho hoạt động quản lý của các đơn
vị cơ sở; mạng lưới thú y cơ cở đang thiếu về lượng, yếu về chất; việc tuyên


2
truyền, phổ biến các văn bản luật, dưới luật về công tác thú y chưa thực sự kịp
thời, sâu rộng và sự thực thi chưa triệt để…. Do đó, việc tăng cường quản lý kinh
doanh thuốc thú y trên địa bàn các tỉnh phía Bắc là đòi hỏi cấp bách từ thực tiễn.
Xuất phát từ tầm quan trọng của việc quản lý kinh doanh thuốc thú y và thực
tế khách quan yêu cầu cần phải có những nghiên cứu và giải pháp cụ thể để đổi
mới phù hợp hơn với tình hình thực tiễn, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Quản lý kinh
doanh thuốc thú y tại các tỉnh phía Bắc” làm luận văn thạc sỹ nghiên cứu để tìm ra
giải pháp khắc phục các bất cập trên.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
Qua nghiên cứu tác giả đã tìm hiểu một số đề tài nghiên cứu khoa học và
luận văn thạc sĩ hoạt động quản lý kinh doanh thuốc thú y tiêu biểu như sau:
Lê Tranh Đấu: “Pháp luật về kinh doanh thuốc thú y”, luận văn thạc sỹ, Đại
học Trà Vinh, 2019. Đề tài nghiên cứu phân tích làm rõ những quy định của pháp
luật về kinh doanh thuốc thú y, cơ sở lý luận về kinh doanh thuốc thú y, điều kiện
kinh doanh, trên cơ sở đó làm sáng tỏ quy định của pháp luật được thể hiện trong
các văn bản pháp luật quy định về kinh doanh thuốc thú y. Thông qua nghiên cứu
thực tiễn, phân tích, đánh giá thực trạng, nguyên nhân và những vấn đề bất cập
còn tồn tại trong việc thực hiện quy định của pháp luật về kinh doanh thuốc thú y
và các điểm hạn chế, từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định
của pháp luật, giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật trong lĩnh vực kinh
doanh thuốc thú y.
Trịnh Thanh Vân: “Tăng cường năng lực hệ thống quản lý Nhà nước đối
với ngành thú y ở tỉnh Hưng Yên”, Luận văn thạc sỹ, Đại học Thái Nguyên, năm
2016. Tác giả đã phân tích đánh giá thực trạng năng lực hệ thống quản lý Nhà
nước đối với ngành thú y tại tỉnh Hưng Yên thông qua các nội dung về hệ thống

văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống tổ chức, cơ sở vật chất và năng lực quản lý
Nhà nước trong các lĩnh vực, chuyên môn. Từ đó phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến năng lực hệ thống quản lý Nhà nước đối với ngành thú y trên địa bàn tỉnh
cũng như đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường năng lực hệ thống QLNN đối
với ngành thú y trên địa bàn tỉnh trong những năm tới.
Lê Tuấn Hùng: “Quản lý Nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh
thuốc thú y trên địa bàn Hà Nội”, luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế - Đại học


3
Quốc Gia Hà Nội, năm 2014. Tác giả đi sâu tìm hiểu thực trạng hoạt động sản
xuất kinh doanh thuốc thú y và xem xét các vấn đề tồn tại trong quản lý ngành tại
thành phố Hà Nội nhằm giải quyết những bất cập nêu trên vừa mang tính cấp
thiết, vừa mang tính chiến lược giúp các cơ quan chức năng của Nhà nước tăng
cường công tác quản lý tốt hơn hoạt động của thị trường thuốc thú y và phòng
chống dịch bệnh cho gia súc gia cầm. Thông qua một số giải pháp tăng cường vai
trò quản lý của Nhà nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh thuốc thú y, tác giả
hy vọng ngành sản xuất và kinh doanh thuốc thú y Hà Nội sẽ có nhiều đóng góp
hơn nữa vào nền kinh tế nước nhà và hội nhập quốc tế.
Ngô Thị Tuyết: “Kinh doanh thuốc thú y theo Luật Thú y năm 2015”, luận
văn thạc sỹ Luật học, Viện Hàn Lâm Khoa học – Xã hội Việt Nam, năm 2016. Tác
giả làm sáng tỏ hơn các vấn đề lý luận về kinh doanh thuốc thú y như khái niệm
kinh doanh, thuốc thú y, đặc điểm của kinh doanh thuốc thú y, nội dung của pháp
luật về kinh doanh thuốc thú y. Đồng thời, luận văn cũng đã nêu lên các quy định,
đánh giá ưu điểm, hạn chế của Luật Thú y năm 2015 về kinh doanh thuốc thú y. Bên
cạnh đó, luận văn cũng nêu lên được các thành tựu, một số tồn tại trong quá trình áp
dụng pháp luật kinh doanh thuốc thú y trước khi thực hiện theo quy định của Luật
Thú y 2015; đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về kinh doanh thuốc thú y ở
Việt Nam.
Ngọc Quỳnh: “Kinh doanh thuốc thú y –“Nóng” ở hệ thống đại lý” bài viết

trên báo Hà Nội mới, năm 2016. Tác giả chỉ ra hiện hoạt động sản xuất thuốc thú
y ở các doanh nghiệp (DN) lớn cơ bản đạt chuẩn nhưng qua phân phối đến đại lý,
do điều kiện bảo quản kém nên chất lượng không đạt tiêu chuẩn sản xuất tốt
(GMP). Ngoài ra đa số cửa hàng thuốc thú y nhỏ lẻ nằm trong khu dân cư, gây
khó khăn cho công tác kiểm tra, xử lý vi phạm. Vì thế, có thể xem hệ thống đại lý
là "mắt xích nóng" trong hoạt động kinh doanh thuốc thú y.
Bài viết “Còn nhiều bất cập trong công tác quản lý thuốc thú y” trên báo
nông dân năm 2018 của tác giả Minh Thuận. Tác giả đã chỉ ra những bất cập trong
việc quản lý kinh doanh thuốc thú y như các cửa hàng kinh doanh thuốc thú y nhỏ
lẻ, hoạt động không có giấy phép gây khó khăn cho cơ quan quản lý, địa bàn hoạt
quản lý rộng trong khi nhân lực hạn chế, đồng thời các chế tài xử phạt còn nhẹ so
với lợi nhuận của các cửa hàng kinh doanh nên cơ sở kinh doanh chấp nhận bị nộp
phát khi bị cơ quản quản lý phát hiện.


4
Bài báo “Quản lý chặt kinh doanh thuốc thú y” đăng trên tạp chí Người Chăn
nuôi ngày 11/01/2016 của tác giả Vũ Mưa đã phân tích trên thị trường hiện nay có
rất nhiều loại thuốc thú y song cũng không ít thuốc không rõ nguồn gốc. Điều này
làm ảnh hưởng đến người chăn nuôi và tiêu dùng. Do đó quản lý chặt hoạt động
kinh doanh thuốc thú y là việc làm cần thiết.
Bài viết “Bát nháo thị trường thuốc thú y” trên báo giáo dục thời đại năm
2016 của tác giả Xuân Huy. Thông qua các số liệu tập hợp được, tác giả đã chỉ ra
việc người chăn nuôi cũng như các cửa hàng thuốc thú y đều mù mờ về cách sử
dụng các loại thuốc kháng sinh trong phòng, điều trị bệnh gia súc, gia cầm. Trong
khi cả nước có hàng nghìn sản phẩm thuốc thú y được lưu hành với số lượng cửa
hàng lớn, thì chính quyền địa phương lại chưa siết chặt việc quản lý dẫn đến nhiều
vi phạm và diễn biến ngày càng phức tạp khó kiểm soát.
Các công trình nêu trên đều đưa ra rất nhiều luận điểm lý thuyết về kinh
doanh thương mại và thuốc thú y liên quan đến nội dung đề tài tác giả đã lựa

chọn, song cho đến nay chưa có tác giả nào nghiên cứu về quản lý kinh doanh
thuốc thú y trên địa bàn các tỉnh phía Bắc, đây là khoảng trống nghiên cứu để tác
giả có thể thực hiện đề tài của mình.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính: đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý
kinh doanh thuốc thú y tại một số tỉnh Phía Bắc.
Để đạt được mục tiêu chính, luận văn phải đạt được 3 mục tiêu cơ bản sau:
- Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác quản lý thuốc thú y tại
Việt Nam
- Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý kinh doanh thuốc thú y
tại một số tỉnh phía Bắc trong thời gian 2016-2018 để chỉ ra những kết quả đạt
được và tồn tại trong hoạt động này.
- Thứ ba, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý kinh
doanh thuốc thú y tại một số tỉnh Phía Bắc trong thời gian tới
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và tiễn về hoạt


5
động quản lý kinh doanh thuốc thú y.
Chủ thể quản lý là các cơ quan quản lý Nhà nước gồm Bộ Nông nghiệp &
Phát triển nông thôn, Cục Thú y, các Chi cục Thú y, UBND các tỉnh, Trạm thú y
xã, phường…
Khách thể quản lý là hoạt động kinh doanh thuốc thú y tại một số tỉnh phía
Bắc
Đối tượng quản lý là các tổ chức sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu thuốc
thú y tại một số địa phương tiêu biểu khu vực phía Bắc.
Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Luận văn nghiên cứu về hoạt động quản lý kinh doanh thuốc
thú y trong phạm vi thị trường nội địa gồm sản xuất, phân phối (bán buôn, bán lẻ),

xuất nhập khẩu thuốc thú y. Luận văn nghiên cứu về chủng loại/ giá trị sản xuất
kinh doanh thuốc thú y.
Về không gian: tại 3 vùng của phía Bắc, cụ thể trong 7 tỉnh gồm Hà Nội,
Hưng Yên, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Điện Biên, Quảng Ninh, Lào Cai.
Về thời gian: Dữ liệu thu thập và nghiên cứu trong giai đoạn 2016-2018
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp được thu thập dựa vào tài liệu đã được công bố trên sách,
báo, tạp chí, báo cáo tổng kết ngành Thú y, trang Website của ngành Thú y, mạng
Internet nhằm cung cấp những lý luận có liên quan tới công tác quản lý kinh
doanh thuốc thú y. Thu thập từ các cơ quan Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Cục Thú y, Chi Cục thú y về chủ trương chính sách bao gồm các
nghị quyết Trung ương, Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ trưởng Bộ
nông nghiệp và Phát triển nông thôn liên quan đến công tác quản lý kinh doanh
thuốc thú y.
Số liệu về kết quả quản lý kinh doanh thuốc thú y, số doanh nghiệp được cấp
phép kinh doanh mặt hàng thuốc thú y, các báo cáo tổng kết năm, báo cáo giao
ban phục vụ việc phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý kinh doanh thuốc


6
thú y trên địa bàn các tỉnh phía Bắc.
Dữ liệu sơ cấp:
Tác giả thực hiện điều tra bằng phương pháp điều tra thông qua bảng hỏi với
nội dung về đánh giá công tác quản lý kinh doanh thuốc thú y trên địa bàn các tỉnh
phía Bắc. Tác giả lập phiếu điều tra (như phần phụ lục) và gửi trực tiếp cho đối
tượng điều tra. Phiếu hoàn thành được thu lại, sau đó tác giả tổng hợp và phân tích
số liệu.
Trong đó:

+ Đối tượng khảo sát: các cán bộ làm công tác quản lý kinh doanh thuốc thú
y, các đơn vị kinh doanh thuốc thú y.
+ Số lượng mẫu khảo sát: số lượng phiếu điều tra phát ra 112 phiếu, trong
đó, 62 phiếu cho cán bộ làm công tác quản lý kinh doanh thuốc thú y, 50 phiếu
cho các đơn vị kinh doanh thuốc thú y.
+ Số lượng phiếu thu về: 102/112 phiếu, trong đó 100 phiếu hợp lệ, 02 phiếu
không hợp lệ.
Phương pháp phân tích dữ liệu:
Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu viết luận
văn là phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh và các phương pháp
khác nhằm giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung đề tài.
Phương pháp so sánh: So sánh theo thời gian của từng chỉ tiêu, tiêu chí.
Phương pháp thống kê: Số liệu của đề tài được thống kê từ các báo cáo của
Cục Thú y, Chi Cục thú y.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: tổng hợp, phân tích và đánh giá để tìm ra
được diễn biến cũng như những hạn chế và từ đó tìm ra giải pháp.
Dữ liệu thu thập và xử lý qua nguồn ngoại vi thu thập được từ các nguồn như
sách báo, bảng hỏi, các phương tiện truyền thông, các trang mạng liên quan đến đề
tài.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương:


7
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quản lý Nhà nước với hoạt động kinh
doanh thuốc thú y
Chương 2: Thực trạng quản lý kinh doanh thuốc thú y tại các tỉnh phía Bắc
Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý kinh doanh thuốc thú y tại các tỉnh
phía Bắc.



8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THUỐC THÚ Y
1.1. Thuốc thú y và quản lý hoạt động kinh doanh thuốc thú y
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm thuốc thú y
1.1.1.1. Khái niệm
Theo Điều 2 Luật Dược 2016, thuốc là chế phẩm có chứa dược chất hoặc
dược liệu dùng cho người nhằm mục đích phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa
bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người bao
gồm thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, vắc xin và sinh phẩm.
Theo Điều 3 Luật Thú y năm 2015, thuốc thú y là đơn chất hoặc hỗn hợp các
chất bao gồm dược phẩm, vắc-xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất được
phê duyệt dùng cho động vật nhằm phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều
chỉnh, phục hồi chức năng sinh trưởng, sinh sản của động vật.
- Dược phẩm là thuốc thú y đã qua tất cả các công đoạn trong quá trình sản
xuất, kể cả đóng gói trong bao bì cuối cùng, dán nhãn, đã qua kiểm tra chất lượng
cơ sở và đạt các chỉ tiêu chất lượng theo hồ sơ đăng ký.
- Vắc-xin dùng trong thú y là chế phẩm sinh học chứa kháng nguyên, tạo cho
cơ thể động vật khả năng đáp ứng miễn dịch, được dùng để phòng bệnh.
- Chế phẩm sinh học dùng trong thú y là sản phẩm có nguồn gốc sinh học
dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều chỉnh quá trình sinh
trưởng, sinh sản của động vật.
- Vi sinh vật dùng trong thú y là vi khuẩn, vi rút, đơn bào ký sinh, nấm mốc,
nấm men và một số vi sinh vật khác dùng để chẩn đoán, phòng bệnh, chữa bệnh
cho động vật, nghiên cứu, sản xuất, kiểm nghiệm, khảo nghiệm thuốc thú y.
- Hóa chất dùng trong thú y là sản phẩm có nguồn gốc hóa học dùng để
phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, khử trùng, tiêu độc môi trường chăn
nuôi, nuôi trồng thủy sản, giết mổ động vật, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm

động vật.


9
1.1.1.2. Đặc điểm của thuốc thú y
Các đặc điểm cơ bản của thuốc thú y:
Thuốc thú y là loại sản phẩm sử dụng phục vụ cho ngành chăn nuôi, và chỉ
áp dụng cho các loại thú y được nuôi dưỡng. Thuốc thú y được chỉ định dùng cho
vật nuôi, và chủ yếu được sử dụng nhiều đối với gia súc, gia cầm được nuôi, kể cả
thuốc thú y thủy sản. Tuy nhiên, lĩnh vực thuốc thú y thủy sản là lĩnh vực rất rộng,
cần được kiểm soát riêng, do đó đối với thuốc thú y thủy sản được tách ra quản lý
riêng bởi Tổng Cục Thủy sản. Do đó, khi đề cập đến thuốc thú y hiện nay chỉ tập
trung vào thuốc dành cho gia súc và gia cầm.
Thuốc thú y được hợp thành từ nhiều chất khác nhau, do đó nó có đặc tính
kỹ thuật cao trong quá trình nghiên cứu và sản xuất và chất lượng được đảm bảo
bởi những quy định và tiêu chuẩn nhất định. Bên cạnh đó, thuốc thú y còn đòi hỏi
bảo quản tốt cũng như quy định rõ thời hạn tiêu dùng, đối tượng áp dụng, số
lượng áp dụng và những tác động của việc sử dụng thuốc lên thú y.
Thuốc thú y là một sản phẩm mang tính thời vụ và đặc thù cao. Đối với từng
loại thú y sẽ hợp với từng vùng và sẽ phát triển mạnh mẽ trong 1 giai đoạn nào đó
trong năm. Vì thời tiết thay đổi theo mùa, nên một số loại thú y sẽ thích hợp với
từng mùa để sinh sôi nảy nở. Do đó việc sử dụng thuốc thú y có tính chất mùa vụ.
Mặt khác, thuốc thú y có tính đặc thù cao, vì đối với một số nước như Việt Nam,
còn mạnh về sản xuất các sản phẩm từ nông lâm ngư nghiệp. Do đó, ngành chăn
nuôi đống góp lớn vào GDP của cả nước, càng như thế, vai trò của thuốc thú y
cũng được sử dụng nhiều từng đợt và áp dụng với mỗi đối tượng thú y khác nhau.
1.1.1.3. Vai trò
Thuốc thú y có các vai trò cơ bản sau:
a) Phòng bệnh (Pharmacoprophilactic): sau khi động vật được sử dụng
thuốc đặc dụng chúng trở nên mẫn cảm với nguyên nhân gây bệnh tương ứng và

cơ thể động vật hoàn toàn được bảo vệ, khỏe mạnh.
b) Điều trị (Pharmacotherapy): hay còn gọi là liệu pháp dược, đây là kết quả
của việc sử dụng thuốc nhằm ức chế, tiêu diệt căn nguyên gây bệnh hoặc có tác
dụng điều chỉnh chức năng, thay đổi trạng thái, thậm chí cả cấu trúc vi thể của cơ
thể, giúp cơ thể tự tăng sức đề kháng để chiến thắng bệnh tật.


10
c) Nâng cao khả năng sinh trưởng và phát triển (Pharmacostimulation): Trong
chăn nuôi, khái niệm sinh trưởng phải được hiểu là tăng về khối lượng, thể tích và kích
thước của cơ thể, còn phát triển là khả năng tạo ra thế hệ mới. Như vậy thuốc có vai trò
kích thích tăng năng suất vật nuôi (tăng trọng nhanh...) và khả năng sinh sản tốt (tăng số
trứng/mái/và số con trên một lứa đẻ...) và kéo dài thời gian khai thác của một đời động
vật.
Với vai trò như đã nêu trên cho thấy thuốc thú y có quan hệ mật thiết với các
lĩnh vực vi trùng học, virut học, sinh lý học, bệnh lý học, trong đó thuốc thú y
thường xuyên được dùng điều trị các bệnh nội khoa, ngoại khoa, bệnh truyền
nhiễm, bệnh ký sinh trùng cho vật nuôi; từ đó góp phần quan trọng đảm bảo an
toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ lợi ích chung của xã hội trong mọi thời đại. Do đó
thuốc thú y có tầm quan trọng đặc biệt trong việc bảo vệ vật nuôi gắn liền với phát
triển chăn nuôi.
1.1.2. Hoạt động kinh doanh thuốc thú y
1.1.2.1. Khái niệm kinh doanh thuốc thú y
Theo Luật Doanh nghiệp năm 2014, “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục
một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu
thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”.
Luật Thú y năm 2015 không đưa ra khái niệm kinh doanh thuốc thú y. Tuy
nhiên, thông qua phân tích tại các phần trên có thể hiểu kinh doanh thuốc thú y là
việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu
tư, từ sản xuất đến tiêu thụ thuốc hoặc cung ứng dịch vụ liên quan đến thuốc thú y

trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
Hiện nay, kinh doanh thuốc thú y bao gồm các hình thức cơ bản là sản xuất,
thương mại, xuất nhập khẩu.
1.1.2.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh thuốc thú y
Kinh doanh thuốc thú y cũng như kinh doanh tất cả các loại hàng hóa khác trên
thị trường, chịu tác động của các quy luật thị trường như quy luật giá trị, quy luật
cung cầu, quy luật cạnh tranh...
a. Kinh doanh thuốc thú y là hoạt động diễn ra trên thị trường: Thị trường là
nơi người có nhu cầu mua và người có nhu cầu bán gặp nhau. Dựa vào việc xác


11
định nghiên cứu thị trường doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển. Nếu
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh những sản phẩm mà thị trường không cần hoặc
không đáp ứng được nhu cầu của thị trường thì tất lẽ sẽ bị đào thải. Mặt khác, khi
doanh nghiệp cung ứng những sản phẩm thị trường đang cần, và luôn tạo ra những
sản phẩm đáp ứng ngoài mong đợi của khách hàng mua thì doanh nghiệp đó sẽ đi
đầu và dẫn dắt thị trường.
b. Kinh doanh thuốc thú y là hoạt động nhằm mục đích lợi nhuận, sinh lời.
Mục tiêu cuối cùng của mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là lợi nhuận. Đây
được đánh giá là đặc điểm quan trọng nhất bởi lẽ, khi có lợi nhuận doanh nghiệp
mới có vốn để duy trì hoạt động, đóng góp nghĩa vụ thuế cho Nhà nước, tái mở
rộng sản xuất kinh doanh cả về quy mô lẫn chất lượng sản phẩm dịch vụ, và tham
gia đóng góp cho người lao động, xã hội…
c. Kinh doanh thuốc thú y là hoạt động mang tính nghề nghiệp: Mỗi doanh
nghiệp sẽ tập trung vào kinh doanh một số mặt hàng nhất định và có chiến lược
kinh doanh lâu dài và phát triển. Bên cạnh đó, khi DN muốn hoạt động trong lĩnh
vực gì phải đăng kí với cơ quan quản lý Nhà nước để được Nhà nước cấp phép
hoạt động.
d. Kinh doanh thuốc thú y là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Theo quy định của hệ thống pháp luật hiện hành, hoạt động kinh doanh được
phân định ra thành 02 nhóm: Nhóm ngành nghề kinh doanh bị điều tiết và nhóm
ngành nghề tự do kinh doanh. Nhóm ngành nghề kinh doanh bị điều tiết gồm có
02 loại: ngành nghề cấm kinh doanh và ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Hiện nay theo phụ lục 4 của Luật Đầu tư, có 267 ngành nghề kinh doanh có
điều kiện trong đó có kinh doanh thuốc thú y: “Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có
điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong
ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật
tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” và cá nhân, tổ chức
kinh tế được quyền kinh doanh trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
quy định tại Phụ lục 4 Luật Đầu tư kể từ khi đáp ứng đủ điều kiện và phải bảo
đảm đáp ứng các điều kiện đó trong quá trình hoạt động đầu tư kinh doanh.
Như vậy, kinh doanh thuốc thú y được coi là một ngành nghề kinh doanh có
điều kiện vì các lý do sau:


12
 Kinh doanh thuốc thú y là một ngành nghề có thể làm ảnh hưởng đến môi
trường xung quanh, đến sức khỏe của cộng đồng. Kinh doanh thuốc thú y có thể là
quá trình sử dụng các nguyên liệu đầu vào để sản xuất hoặc khảo nghiệm, kiểm
nghiệm thuốc thú y. Các nguyên liệu đầu vào này có thể gặp như hóa chất hoặc
các vi sinh vật (sử dụng trong sản xuất vắc xin), các nguyên liệu này đòi hỏi phải
được quản lý, sử dụng theo một điều kiện, quy trình nhất định, bởi các thiết bị đáp
ứng nhu cầu để đảm bảo không bị phát tán vào môi trường xung quanh, đồng thời
không gây ra ảnh hưởng tới những người trực tiếp thực hiện việc sản xuất, kinh
doanh thuốc thú y như những người công nhân trực tiếp sản xuất, khảo nghiệm,
kiểm nghiệm. Mặt khác, kinh doanh thuốc thú y cũng có thể tạo ra những chất thải
có hại cho môi trường, cho sức khỏe của cộng đồng xung quanh nếu không được
xử lý tốt.
Bênh cạnh đó, thuốc thú y là một mặt hàng đòi hỏi phải được bảo quản trong

môi trường, độ ẩm, nhiệt độ nhất định để có thể giữ nguyên được chất lượng của
thuốc. Chính vì vậy, các điều kiện về bảo quản như hệ thống kho bãi, thiết bị bảo
quản cũng là một trong các điều kiện cần thiết đối với hoạt động kinh doanh thuốc
thú y.
 Hoạt động kinh doanh thuốc thú y có tác động đến người tiêu dùng thông
qua sản phẩm mà họ cung cấp ra thị trường. Bản thân người sử dụng không có
khả năng kiểm tra được mọi sản phẩm mà họ mua. Có những trường hợp, thuốc
thú y được cung cấp ra thị trường không đảm bảo chất lượng nhưng người sử
dụng không thể kiểm tra được. Vì vậy, Nhà nước phải quy định người quản lý
hoặc người phụ trách kỹ thuật của các cơ sở kinh doanh thuốc thú y phải có một
trình độ chuyên môn nhất định để bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng.
Hình thức quản lý là thông qua chứng chỉ hành nghề thú y do các cơ quan
quản lý chuyên ngành về thú y cấp. Chứng chỉ hành nghề không có nghĩa là bảo
đảm chất lượng sản phẩm hay dịch vụ mà là sự cam kết và chịu trách nhiệm về
khả năng chuyên môn của doanh nghiệp đối với chất lượng sản phẩm mà mình
cung cấp cho khách hàng.
Như vậy có thể thấy, các điều kiện kinh doanh thuốc thú y được đặt ra không
nhằm mục đích kìm hãm, siết chặt quyền tự do đăng ký kinh doanh của các doanh
nghiệp mà thực chất chúng tạo ra khuôn khổ cho họ tự do kinh doanh trong phạm


13
vi pháp luật cho phép. Mục đích của các điều kiện này là bảo vệ quyền lợi của
người tiêu dùng và lợi ích chung của xã hội, đồng thời cũng tạo ra môi trường
cạnh tranh, bình đẳng và minh bạch cho các doanh nghiệp, loại bỏ những doanh
nghiệp kém chất lượng, gian dối trong kinh doanh, bảo đảm cho doanh nghiệp
kinh doanh đạt được hiệu quả.
Chính vì các đặc điểm trên, kinh doanh thuốc thú y được coi là một ngành
nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục 4 của Luật Đầu tư 2014.
Để kinh doanh thuốc thú y thì trước khi đi vào hoạt động, các tổ chức cá nhân

kinh doanh phải đảm bảo đủ các điều kiện như con người phải có trình độ chuyên
môn nhất định, cơ sở phải có đủ các điều kiện về cơ sở vật chất nhất định, phải
được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh thuốc thú y. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thuốc thú
y thì các tổ chức cá nhân phải chịu sự quản lý, giám sát chặt chẽ của Nhà nước mà
cụ thể là Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
e. Các sản phẩm thuốc thú y được kinh doanh trên thị trường phải là các sản
phẩm đã được kiểm duyệt
Không phải doanh nghiệp muốn sản xuất, nhập khẩu, buôn bán bất kỳ loại
thuốc thú y nào đều được mà việc kinh doanh bất kỳ sản phẩm nào cũng phải
được kiểm duyệt bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Theo Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa, thuốc thú y là loại mặt hàng nhóm
2 tức là là sản phẩm, hàng hoá trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử
dụng hợp lý và đúng mục đích, vẫn tiềm ẩn khả năng gây hại cho người, động vật,
thực vật, tài sản, môi trường.
Thuốc thú y tuy là sản phẩm dùng để chữa bệnh cho động vật nhưng lại có
tác động đến đời sống của con người. Việc sử dụng thuốc thú y đúng chất lượng sẽ
có tác dụng chữa bệnh cho động vật, kích thích quá trình phát triển của động vật,
làm tăng giá trị kinh tế. Đồng thời, các bệnh của động vật có nhiều bệnh lây từ
động vật sang người. Vì vậy, việc khống chế, kiểm soát được bệnh của động vật
đồng nghĩa với việc ngăn chặn sự phát triển của bệnh trên con người.
1.1.3. Vai trò và tầm quan trọng của hoạt động quản lý kinh doanh thuốc
thú y
a. Vai trò của hoạt động quản lý kinh doanh thuốc thú y


14
Cùng với quá trình phát triển của chăn nuôi, hoạt động kinh doanh thuốc thú
y đang ngày càng phát triển, rất nhiều các nhà máy sản xuất, cửa hàng buôn bán
thuốc thú y, công ty nhập khẩu thuốc thú y được thành lập và đi vào hoạt động

đóng góp nhiều cho nền kinh tế của đất nước, phục vụ cho người tiêu dùng thuận
lợi và kịp thời. Các doanh nghiệp luôn luôn hướng đến việc tối đa hóa lợi nhuận vì
vậy họ có thể sản xuất ra những loại thuốc có tác dụng nhanh ví dụ như sản xuất
ra những loại thuốc kháng sinh có hàm lượng cao để bán mà không tính đến hậu
quả lâu dài của nó. Việc lạm dụng kháng sinh tạo ra các dòng vi khuẩn kháng
thuốc, thậm chí đa kháng đã trở thành nguy cơ lớn cho ngành chăn nuôi - thú y và
con người.
Nhà nước quản lý kinh doanh thuốc thú y giúp cho việc kinh doanh được
đảm bảo đúng, giúp người sử dụng có được thuốc đúng, giúp bảo vệ môi trường
và phát triển ngành chăn nuôi bền vững. Do vậy vai trò quản lý Nhà nước về hoạt
động kinh doanh thuốc thú y được thể hiện dưới một số góc độ sau:
- Do xuất phát của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp kinh doanh trong
lĩnh vực thuốc thú y không thể tự mình giải quyết được hết các mâu thuẫn phát
sinh cho nên cần có sự quản lý của Nhà nước giúp cho các doanh nghiệp này định
hướng đúng trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Nhà nước có vai trò
định hướng, kiểm soát thị trường, ngăn chặn các tình trạng như đầu cơ tích trữ
thuốc làm nhũng loạn thị trường và ngăn chặn tình trạng độc quyền trong sản xuất
và kinh doanh thuốc thú y.
- Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc phổ biến các kiến thức kỹ
năng cơ bản đối với cả người bán và người sử dụng thuốc. Đặc biệt là những
người tiếp sử dụng thuốc thú y là bà con nông dân, những người không có nhiều
kiến thức và kỹ thuật trong việc sử dụng. Sự quản lý của Nhà nước giúp hạn chế
được những tác động xấu của thuốc thú ý đến vật nuôi, từ đó đảm bản an toàn đối
với sản phẩm thịt từ gia súc gia cẩm, đồng thời bảo vệ con người và trường xung
quanh.
- Các văn bản chính sách của Nhà nước về kinh doanh thuốc thú y giúp cho
việc kiểm tra giám sát quá trình thực hiện được dễ dàng và phân định rõ trách
nhiệm của các cơ quan tổ chức trong quá trình thực hiện, tránh được tình trạng đổ
lỗi cho nhau trong quá trình thực hiện.



×