Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ ĐỐI VỚI THIẾT BỊ TRUYỀN DẪN VÔ TUYẾN CỐ ĐỊNH VÀ THIẾT BỊ PHỤ TRỢ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.81 KB, 37 trang )

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
---------

THUYẾT MINH QUY CHUẨN

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TƯƠNG THÍCH
ĐIỆN TỪ ĐỐI VỚI THIẾT BỊ TRUYỀN DẪN VÔ TUYẾN CỐ
ĐỊNH VÀ THIẾT BỊ PHỤ TRỢ

HÀ NỘI – 2016


2


MỤC LỤC
1 Nghiên cứu tình hình tiêu chuẩn hóa....................................................................3
1.1 Giới thiệu chung..................................................................................................3
1.2 Tình hình tiêu chuẩn hóa trên thế giới................................................................5
i. Tổ chức tiêu chuẩn hóa ITU.................................................................................
ii. Tổ chức tiêu chuẩn hóa IEC................................................................................
iii. Các tiêu chuẩn của ISO......................................................................................
iv. Tổ chức tiêu chuẩn hóa ETSI.............................................................................
1.3 Tình hình tiêu chuẩn hóa ở trong nước............................................................14

2 Nghiên cứu tình hình sử dụng và quản lý thiết bị.............................................18
2.1 Nước ngoài.......................................................................................................18
2.2 Trong nước........................................................................................................25

3 SỞ CỨ XÂY DỰNG QUY CHUẨN....................................................................26
3.1 Sở cứ xây dựng tiêu chuẩn..............................................................................26


3.2 Sở cứ lựa chọn tài liệu......................................................................................28
3.3 Xây dựng bộ Quy chuẩn kỹ thuật.....................................................................29

4 NỘI DUNG CỦA BẢN DỰ THẢO QUY CHUẨN............................................30
5 Kết luận và khuyến nghị......................................................................................33
6 Bảng đối chiếu nội dung của quy chuẩn so với tài liệu tham chiếu..................33

1
1.1

Nghiên cứu tình hình tiêu chuẩn hóa
Giới thiệu chung

Trong lĩnh vực điện tử viễn thông, thiết bị vô tuyến đã đóng vai trò quan trọng cả về
mặt số lượng, chủng loại và tính năng ứng dụng. Sự khác biệt của thiết bị vô tuyến là sử
3


dụng môi trường truyền dẫn không gian tự do để truyền sóng điện từ. Việc truyền lan
sóng khắp mọi nơi có thể gây nhiễu đến các thiết bị điện tử khác. Vì vậy, cần phải có
các biện pháp thiết kế, tiêu chuẩn hóa, quản lý thích hợp để phòng ngừa và làm giảm
ảnh hưởng nhiễu của các thiết bị vô tuyến.
Các loại thiết bị vô tuyến
Thiết bị vô tuyến rất đa dạng về chủng loại, tùy thuộc theo chức năng, yêu cầu sử dụng,
cấu trúc thiết bị và thiết kế của các nhà sản xuất khác nhau. Với các tín hiệu cần truyền
khác nhau, các bộ điều chế/ mã hóa và các bộ giải điều chế/giải mã khác nhau dẫn đến
có nhiều loại thiết bị vô tuyến khác nhau. Ví dụ như các thiết bị vô tuyến bức xạ xung
vô tuyến trực tiếp, thiết bị vô tuyến điều biên, điều pha, điều tần....
Ngoài ra các yêu cầu sử dụng, các dạng cấu trúc an ten, công suất phát khác nhau cũng
góp phần tạo ra sự phong phú của các thiết bị vô tuyến. Chính sự phong phú này dẫn

đến sự phức tạp trong việc phân loại, quản lý, tiêu chuẩn hóa thiết bị vô tuyến.
Một số loại thiết bị vô tuyến thường gặp trong thị trường điện tử viễn thông tin học
gồm:
Thiết bị thông tin vô tuyến công suất lớn, Thiết bị vô tuyến cố định; Thiết bị thông tin
di động tế bào số; Thiết bị thông tin vô tuyến mặt đất; Thiết bị thông tin vệ tinh cố
định, di động mặt đất; Thiết bị thông tin vô tuyến định vị, dẫn đường; Thiết bị thông tin
vô tuyến hàng không; Thiết bị thông tin vô tuyến hàng hải; Thiết bị vô tuyến thông tin,
an toàn và cứu nạn hàng hải; Thiết bị vô tuyến điện tử dân dụng; Thiết bị thu phát
hình, phát thanh quảng bá; Thiết bị vô tuyến dùng trong y học, khoa học, thăm dò vũ
trụ...; Thiết bị ra đa, phát xung trực tiếp; Thiết bị công nghệ tin học v.v.
Phổ tần
Các thiết bị vô tuyến thực tế hoạt động trên phạm vi dải tần rất rộng từ 9 KHz đến 300
GHz. Một thiết bị vô tuyến thường làm việc trên một tần số hoặc một dải tần cụ thể nào
đó trong toàn bộ dải tần trên. Dải tần của từng loại thiết bị vô tuyến này có thể chồng
lấn với dải tần hoạt động của các thiết bị vô tuyến khác có thể gây nhiễu lẫn nhau. Để
tránh nhiễu lẫn nhau, đặc biệt là các thiết bị nằm trong vùng ảnh hưởng thường lựa
chọn các tần số/dải tần số hoạt động khác nhau hoặc lựa chọn các phương thức điều
chế/mã hóa khác nhau.
Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ITU đã đưa ra thể lệ vô tuyến quy định cụ thể các dải tần số
hoạt động, quy định về mức công suất cực đại, sai số tần số/công suất cho phép đối với
từng loại thiết bị và dịch vụ vô tuyến sử dụng trên toàn thế giới nhằm tránh sự chồng
lấn tần số và giảm nhiễu có hại trong các thiết bị và hệ thống vô tuyến.
Mặc dù đã có nhiều quy định quốc tế, khu vực, quốc gia về sử dụng và phân bổ tần số
cho từng loại thiết bị vô tuyến, nhưng tùy thuộc vào chất lượng thiết bị các phát xạ
không mong muốn ít nhiều vẫn tồn tại và là tác nhân gây nhiễu. Chính vì vậy mà các
quốc gia cần phải có các biện pháp đo lường, kiểm chuẩn, hợp quy để quản lý hoạt
động của các thiết bị này.
Khả năng phát xạ nhiễu:

4



Đối với một thiết bị vô tuyến bất kỳ đều tồn tại hai dạng phát xạ: phát xạ mong muốn
và phát xạ không mong muốn.
Phát xạ mong muốn là phát xạ có ích nhằm truyền dẫn thông tin có chủ định từ máy
phát hoặc bộ phận phát xạ đến máy thu hoặc bộ phận tiếp nhận. Phát xạ này được phát
ra từ anten chính của máy phát. Phát xạ chính được đặc trưng bởi công suất phát và tần
số/ dải tần số phát quy định theo thiết bị vô tuyến cụ thể.
Phát xạ không mong muốn là các phát xạ nhiễu bao gồm phát xạ ngoài băng, phát xạ
giả gây ra do quá trình điều chế, chất lượng hạn chế của các bộ lọc, các phần tử phi
tuyến, phát xạ hài, xuyên điều chế, đổi tần.....Các phát xạ không mong muốn có thể
được phát ra từ anten chính, các cổng của thiết bị như cổng nguồn điện lưới, cổng
nguồn một chiều, cổng vỏ, cổng thông tin điều khiển.....Phát xạ không mong muốn là
các phát xạ nhiễu cần được hạn chế tối thiểu và được quy định bởi mức phát xạ và tần
số phát xạ nhiễu cho phép theo quy định của các tổ chức tiêu chuẩn và cơ quan quản lý
nhà nước về thiết bị vô tuyến.
Khả năng miễn nhiễm
Do thiết bị vô tuyến thường xuyên làm việc trong môi trường có các nhiễu nên chúng
phải được thiết kế có khả năng chịu được các nhiễu này ở một mức độ nhất định. Khả
năng thiết bị vô tuyến có thể hoạt động bình thường không suy giảm chức năng trong
môi trường nhiễu được gọi là miễn nhiễm. Để đánh giá miễn nhiễm của thiết bị vô
tuyến người ta căn cứ vào khả năng làm việc của chúng đối với trường điện từ tần số vô
tuyến, hiện tượng phóng tĩnh điện, hiện tượng đột biến, hiện tượng thay đổi, thăng
giáng, quá áp nguồn điện cung cấp v.v. Trong môi trường cùng hoạt động ảnh hưởng
lẫn nhau, các thiết bị vô tuyến cần phải được thiết kế chế tạo ở mức miễn nhiễm nhất
định được tiêu chuẩn hóa phù hợp với từng loại thiết bị và với từng môi trường làm việc
cụ thể.
1.2

Tình hình tiêu chuẩn hóa trên thế giới


Các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế như ITU, IEC, ETSI, FCC… đã ban hành nhiều khuyến
nghị và tiêu chuẩn về tương thích điện từ đối với thiết bị vô tuyến. Các yêu cầu kỹ thuật
đặc trưng cho tương thích điện từ đối với thiết bị vô tuyến bao gồm phát xạ nhiễu và
khả năng miễn nhiễm.
Sau đây là một số tiêu chuẩn tương thích điện từ đối với thiết bị vô tuyến của các tổ
chức tiêu chuẩn quốc tế và khu vực.
i. Tổ chức tiêu chuẩn hóa ITU
Các khuyến nghị của ITU

− Recommendation ITU-R SM.329-10: “Unwanted emissions in the spurious
domain”.

− Recommendation ITU-R SM. 1541-1: “Unwanted emissions in the out of band
domain”.

5


− Recommendation ITU-R SM.1539 (2001): “ Variation of the boundary between
the out – of – band and spurious domains required for the application of
Recommendations ITU-R SM.1541 and ITU-R SM.329”.

− ITU

Recommendation K.43
telecommunication equipment.

(7/2003):


Immunity

requyrements

for

− ITU-T Recommendation K.34 (7/2003): Classification of electromagnetic
environmental conditions for telecommunication equypment – Basic EMC
Recommendation.

− ITU-T Recommendation K.38 (7/2003): Radiated emission test procedure for
physically large systems.

− ITU-T

Recommendation K.80 (7/2009): EMC
telecommunication network equypment (1GHz - 6GHz).

requyrements

for

Recommendation
K.48
(2006):
EMC
requyrements
telecommunication equypment – Product family Recommendation..

for


− ITU-T
Nhận xét:

Các tiêu chuẩn, khuyến nghị của ITU đề cập đến các yêu cầu chung vế EMC cho các hệ
thống và dịch vụ viễn thông hoặc họ thiết bị trong một hệ thống viễn thông Các tiêu
chuẩn này thường dùng làm tài liệu tham chiếu cho các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế
và vùng lãnh thổ áp dụng.nhưng ITU không đưa ra các yêu cầu về EMC riêng cho một
loại thiết bị cụ thể.
ii. Tổ chức tiêu chuẩn hóa IEC
Hệ thống tiêu chuẩn của Ủy ban Kỹ thuật điện Quốc tế (International Electrotechnical
Commission – IEC) vẫn được đánh giá là đầy đủ nhất, đồng thời hệ thống tiêu chuẩn
này vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện. Hầu hết các quốc gia trên thế giới
đều lấy các tiêu chuẩn của tổ chức này để viện dẫn hoặc tham khảo cho việc ban hành
các tiêu chuản quốc gia hay vùng lãnh thổ. Các tài liệu của IEC được chia thành 2 nhóm
chính:
-

Các tiêu chuẩn tương thích điện từ cơ bản: Các tiêu chuẩn cơ bản của IEC quy định
các điều kiện hoặc các nguyên tắc chung để đạt được sự tương thích điện từ. Các
tiêu chuẩn này được bao gồm trong các bộ tiêu chuẩn IEC 61000 hoặc CISPR x.

- Các tiêu chuẩn áp dụng cho các sản phẩm : Chúng có thể là các tiêu chuẩn tương
thích điện từ chung hoặc tiêu chuẩn tương thích điện từ cho một sản phẩm cụ thể, đó
là các nguyên tắc áp dụng các tiêu chuẩn cơ bản cụ thể.
Liên quan đến lĩnh vực tương thích điện từ EMC, IEC có hai bộ tiêu chuẩn:
IEC 61000: IEC 61000 1-x, IEC 61000 2-x, IEC 61000 3-x, IEC 61000 4-x


IEC 61000-1-1/TCVN 7909-1-1, Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 1:

General - Section 1: Application and interpretation of fundamental definitions
and terms
6




IEC 61000-2-1, Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 2: Environment Section 1: Description of the environment - Electromagnetic environment for
low-frequency conducted disturbances and signalling in public power supply
systems



IEC 61000-2-3, Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 2: Environment Section 3: Description of the environment - Radiated and non-networkfrequency-related conducted phenomena



IEC 61000-3-2, Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 3-2 - Limits Limits for harmonic current emissions (equypment input current ≤ 16 A per
phase)



IEC 61000-3-4, Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 3-4: Limits Limitation of emission of harmonic currents in low-voltage power supply
systems for equypment with rated current greater than 16 A



IEC 61000-4-2/ TCVN 8241-4-2, Electromagnetic compatibility (EMC)- Part 42: Testing and measurement techniques - Electrostatic discharge immunity test




IEC 61000-4-3/ TCVN 8241-4-3, Electromagnetic compatibility (EMC)- Part 43: Testing and measurement techniques - Radiated, radio-frequency,
electromagnetic field immunity test



IEC 61000-4-4, Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 4-4: Testing and
measurement techniques - Electrical fast transient/burst immunity test



IEC 61000-4-5/ TCVN 8241-4-5, Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 45: Testing and measurement techniques - Surge immunity test



IEC 61000-4-6/ TCVN 8241-4-6, Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 46: Testing and measurement techniques - Immunity to conducted disturbances,
induced by radio-frequency fields



IEC 61000-4-7, Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 4-7: Testing and
measurement techniques - General guide on harmonics and interharmonics
measurements and instrumentation, for power supply systems and equypment
connected thereto



IEC 61000-4-8/ TCVN 8241-4-8, Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 48: Testing and measurement techniques - Power frequency magnetic field
immunity test




IEC 61000-4-9, Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 4-9: Testing and
measurement techniques - Pulse magnetic field immunity test



IEC 61000-4-11/ TCVN 8241-4-11, Electromagnetic compatibility (EMC) - Part
4-11: Testing and measurement techniques - Voltage dips, short interruptions and
voltage variations immunity tests

CISPR: Các tiêu chuẩn CISPR đưa ra các yêu cầu về phát xạ nhiễu từ các thiết bị điện,
điện tử, thiết bị vô tuyến và các phương pháp đo, thiết bị đo tương ứng. Trong đó:
7




CISPR 11, Industrial, scientific and medical (ISM) radio-frequency equypment Electromagnetic disturbance characteristics - Limits and methods of
measurement.



CISPR 12, Vehicles, boats and internal combustion engine driven devices Radio disturbance characteristics - Limits and methods of measurement for the
protection of receivers except those installed in the vehicle/boat/device itself or
in adjacent vehicles/boats/devices.



CISPR 14-1, Electromagnetic compatibility - Requyrements for household

appliances, electric tools and similar apparatus - Part 1: Emission.



CISPR 14-2, Electromagnetic compatibility - Requyrements for household
appliances, electric tools and similar apparatus - Part 2: Immunity - Product
family standard.



CISPR 16-1, Specification for radio disturbance and immunity measurement
apparatus and methods - Part 1: Radio disturbance and immunity measuring
apparatus



CISPR 16-2, Specification for radio disturbance and immunity measurement
apparatus and methods - Part 2: Methods of measurement of disturbances and
immunity



CISPR 16-3, Specification for radio disturbance and immunity measurement
apparatus and methods - Part 3: Reports and recommendations of CISPR



CISPR 16-4, Part 4-1: Uncertainties, statistics and limit modelling —
Uncertainties instandardized EMC tests




CISPR 22, Information technology equypment
characteristics - Limits and methods of measurement



CISPR 24/ TCVN 7317:2003, Information technology equypment - Immunity
characteristics - Limits and methods of measurement.



CISPR 25, Vehicles, boats and internal combustion engines - Radio disturbance
characteristics - Limits and methods of measurement for the protection of onboard receivers"

-

Radio

disturbance

Nhận xét:
CISPR 16 gồm 14 tiêu chuẩn quy định thiết bị và các phương pháp đo nhiễu và khả
năng miễn nhiễm đối với chúng ở các tần số trên 9 kHz. CISPR 16-1 bao gồm 5 phần,
quy định điện áp, dòng điện và dụng cụ đo trường cho các loại nhiễu băng rộng và hẹp
ở các tần số này, bao gồm các đặc tính kỹ thuật cho thiết bị chuyên biệt cần để đo nhiễu
liên tục.
CISPR 22 là tiêu chuẩn về họ sản phẩm của IEC. Tiêu chuẩn quốc tế CISPR 22
“Information technolory equipment - Radio disturbance characteristics - Limits and
methods of measurement” đề cập cụ thể đến giới hạn và phương pháp đo đặc tính nhiễu


8


vô tuyến của thiết bị công nghệ thông tin. Tiêu chuẩn CISPR 22 đã được bổ sung cập
nhật trong các phiên bản đã ban hành gần đây nhất.
CISPR 25 đưa ra các giới hạn nhiễu vô tuyến và phương pháp đo kiểm để bảo vệ máy
thu trên tàu thuyền.
CISPR 11 đề cập đặc tính nhiễu điện từ, phương pháp đo nhiễu đối với các thiết bị dùng
trong công nghiệp, y tế và khoa học thoạt động ở tần số vô tuyến.
Các bộ tiêu chuẩn về EMC của IEC là các bộ tiêu chuẩn khá đầy đủ đáp ứng cho các
phép đo phát xạ và thử miễn nhiễm của thiết bị vô tuyến nói chung, tuy nhiên không có
tiêu chuẩn áp dụng cho một chủng loại thiết bị vô tuyến cụ thể.
iii. Các tiêu chuẩn của ISO
Các tiêu chuẩn EMC của ISO tập trung chủ yếu vào nhiễu điện trong lĩnh vực phương
tiện vận tải như:
-

ISO 11451-1, Road vehicles - Vehicle test methods for electrical disturbances from
narrowband radiated electromagnetic energy - Part 1: General and definitions

-

ISO 11451-2, Road vehicles - Vehicle test methods for electrical disturbances from
narrowband radiated electromagnetic energy - Part 2: Off-vehicle radiation source

-

ISO 11451-3, Road vehicles - Vehicle test methods for electrical disturbances from
narrowband radiated electromagnetic energy - Part 3: On-board transmitter

simulation

-

ISO 11451-4, Road vehicles - Vehicle test methods for electrical disturbances from
narrowband radiated electromagnetic energy - Part 4: Bulk current injection (BCI)

-

ISO 11452, Road vehicles - Electrical disturbances by narrowband radiated
electromagnetic energy - Component test methods

-

ISO 13766, Earthmoving Machinery - Electromagnetic Compatibility

-

ISO 14982, Agricultural and forestry machinery -- Electromagnetic compatibility -Test methods and acceptance criteria

Nhận xét :
Các tiêu chuẩn EMC của ISO tập trung chủ yếu vào nhiễu điện trong lĩnh vực phương
tiện vận tải.
iv. Tổ chức tiêu chuẩn hóa ETSI
ETSI đã tập trung xây dựng một bộ tiêu chuẩn về tương thích điện từ EMC cho các
thiết bị vô tuyến, bao gồm các tiêu chuẩn cho họ sản phẩm cũng như cho một số thiết bị
cụ thể. Trên cơ sở dựa vào một số tiêu chuẩn EMC của ITU và IEC, các tiêu chuẩn của
ETSI cụ thể hóa các yêu cầu kỹ thuật như điều kiện đo kiểm, các chỉ tiêu đánh giá và
tiêu chí đánh giá EMC cho từng thiết bị. Về các giới hạn và phương pháp đo kiểm phát
xạ và miễn nhiễm theo tiêu chuẩn EMC của ETSI được tham chiếu từ các tiêu chuẩn

61000–x, CISPR –x của IEC.
-

Bộ tiêu chuẩn đa phần ETSI EN 301 489 “Electromagnetic compatibility and Radio
9


spectrum Matters (ERM); ElectroMagnetic Compatibility (EMC) standard for radio
equipment and services. Tương thích điện từ và phổ vô tuyến (ERM); Tiêu chuẩn
tương thích điện từ (EMC) đối với thiết bị và dịch vụ vô tuyến”.
-

EN 302 217-2-2: "Fixed Radio Systems; Characteristics and requirements for pointto-point equipment and antennas; Part 2-2: Digital systems operating in frequency
bands where frequency co-ordination is applied; Harmonized EN covering the
essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive".

-

EN 302 217-3 : "Fixed Radio Systems; Characteristics and requirements for pointto-point equipment and antennas; Part 3: Equipment operating in frequency bands
where both frequency coordinated or uncoordinated deployment might be applied;
Harmonized EN covering the essential requirements of article 3.2 of the R&TTE
Directive"

-

EN 302 326-2: "Fixed Radio Systems; Multipoint Equipment and Antennas; Part 2:
Harmonized EN covering the essential requirements of article 3.2 of the R&TTE
Directive for Digital Multipoint Radio Equipment".

-


EN 301 460-1: "Fixed Radio Systems; Point-to-multipoint equipment; Part 1: Pointto-multipoint digital radio systems below 1 GHz - Common parameters".

-

EN 301 997-1: "Transmission and Multiplexing (TM); Multipoint equipment; Radio
Equipment for use in Multimedia Wireless Systems (MWS) in the frequency band
40,5 GHz to 43,5 GHz; Part 1: General requirements".

Bộ tiêu chuẩn đa phần ETSI EN 301 489 “Electromagnetic compatibility and Radio
spectrum Matters (ERM); ElectroMagnetic Compatibility (EMC) standard for radio
equypment and services : Tương thích điện từ và phổ vô tuyến (ERM); Tiêu chuẩn
tương thích điện từ (EMC) đối với thiết bị và dịch vụ vô tuyến”. Bộ tiêu chuẩn này chỉ
áp dụng cho các thiết bị vô tuyến đã nêu trong danh mục các phần tiêu chuẩn trên. Bộ
tiêu chuẩn này được chấp thuận sử dụng hài hòa giữa các nước thuộc cộng đồng chung
châu Âu và được nhiều nước chấp thuận áp dụng. Bộ tiêu chuẩn bao gồm các phần sau:
Phần 1:

"Common technical requyrements"; Các yêu cầu kỹ thuật chung

Phần 2:
"Specific conditions for radio paging equypment"; Điều kiện riêng đối với
thiết bị nhắn tin vô tuyến
Phần 3:

"Specific conditions for Short-Range Devices (SRD) operating on
frequencies between 9 kHz and 40 GHz"; Điều kiện riêng đối với thiết bị
vô tuyến tầm ngắn hoạt động trên các tần số từ 9 kHz đến 40 GHz

Phần 4:


"Specific conditions for fixed radio links and ancillary equypment"; Điều
kiện riêng đối với kết nối vô tuyến nối cố định và thiết bị phụ trợ.

Phần 5:

"Specific conditions for Private land Mobile Radio (PMR) and ancillary
equypment (speech and non-speech)"; Điều kiện riêng đối với thiết bị vô
tuyến di động mặt đất dùng riêng và thiết bị phụ trợ (thoại và phi thoại)

10


Phần 6:

"Specific conditions for Digital Enhanced Cordless Telecommunications
(Vô tuyến nối cố định) equypment"; Điều kiện riêng đối với thiết bị thông
tin không dây số cải tiến (DECT)

Phần 7:

"Specific conditions for mobile and portable radio and ancillary
equypment of digital cellular radio telecommunications systems (GSM
and DCS)"; Điều kiện riêng đối với thiết bị vô tuyến di động , lưu động và
thiết bị phụ trợ trong hệ thống thông tin di động (GSM và DCS)

Phần 8:

"Specific conditions for GSM base stations"; Điều kiện riêng đối với trạm
gốc GSM


Phần 9:

"Specific conditions for wireless microphones, similar Radio Frequency
(RF) audio link equypment, cordless audio and in-ear monitoring
devices"; Điều kiện riêng đối với micrô không dây, thiết bị kết nối âm
thanh hoạt động ở tần số vô tuyến (RF), thiết bị âm thanh và tai nghe
giám sát không dây.

Phần 10:

"Specific conditions for First (CT1 and CT1+) and Second Generation
Cordless Telephone (CT2) equypment"; Điều kiện riêng đối với thiết bị
điện thoại không dây thế hệ 1 (CT1 và CT2+) và điện thoại không dây thế
hệ 2 (CT2)

Phần 11:

"Specific conditions for terrestrial sound broadcasting service
transmitters"; Điều kiện riêng đối với máy phát thanh quảng bá mặt đất

Phần 12:

"Specific conditions for Very Small Aperture Terminal, Satellite
Interactive Earth Stations operated in the frequency ranges between 4
GHz and 30 GHz in the Fixed Satellite Service (FSS)"; Điều kiện riêng
đối với đầu thu vệ tinh góc mở rất nhỏ, Trạm vệ tinh mặt đất hoạt động
trong dải tần từ 4 GHz đến 30 GHz trong dịch vụ vệ tinh cố định (FSS)

Phần 13:


"Specific conditions for Citizens' Band (CB) radio and ancillary
equypment (speech and non-speech)"; Điều kiện riêng đối với thiết bị vô
tuyến băng tần nghiệp dư (CB) và thiết bị phụ trợ (thoại và phi thoại)

Phần 14:

"Specific conditions for analogue and digital terrestrial TV broadcasting
service transmitters"; Điều kiện riêng đối với máy phát truyền hình quảng
bá số và tương tự mặt đất

Phần 15:

"Specific conditions for commercially available amateur radio
equypment"; Điều kiện riêng đối với thiết bị vô tuyến nghiệp dư sẵn có
trong thương mại

Phần 16:

"Specific conditions for analogue cellular radio communications
equypment, mobile and portable"; Điều kiện riêng đối với thiết bị thông
tin vô tuyến di động tương tự, di động và lưu chuyển

Phần 17:

"Specific conditions for Broadband Data Transmitting Systems"; Điều
kiện riêng đối với hệ thống truyền dẫn băng rộng

11



Phần 18:

"Specific conditions for Terrestrial Trunked Radio (TETRA) equypment";
Điều kiện riêng đối với thiết bị trung kế vô tuyến số mặt đất (TETRA)

Phần 19:

"Specific conditions for Receive Only Mobile Earth Stations (ROMES)
operating in the 1,5 GHz band providing data communications"; Điều
kiện riêng đối với trạm mặt đất di động chỉ thu (ROMES) hoạt động trong
dải tần 1,5 GHz cung cấp thông tin số liệu

Phần 20:

"Specific conditions for Mobile Earth Stations (MES) used in the Mobile
Satellite Services (MSS) Điều kiện riêng đối với trạm mặt đất di động
(MES) dùng trong dịch vụ vệ tinh di động (MSS)

Phần 22:

"Specific conditions for ground based VHF aeronautical mobile and fixed
radio equypment"; Điều kiện riêng đối với thiết bị vô tuyến hàng không
mặt đất VHF di động và cố định

Phần 23:

"Specific conditions for IMT-2000 CDMA Direct Spread Base Station
(BS) radio, repeater and ancillary equypment"; Điều kiện riêng đối với vô
tuyến trạm gốc, trạm lặp IMT-2000 CDMA trải phổ trực tiếp và thiết bị

phụ trợ

Phần 24:

"Specific conditions for IMT-2000 CDMA Direct Spread for Mobile and
portable (UE) radio and ancillary equypment"; Điều kiện riêng đối với
thiết bị vô tuyến di động và lưu chuyển IMT-2000 CDMA trải phổ trực
tiếp (UE) và thiết bị phụ trợ

Phần 25:

"Specific conditions for CDMA 1x spread spectrum Mobile Stations and
ancillary equypment"; Điều kiện riêng đối với trạm di động trải phổ
CDMA 1x và thiết bị phụ trợ

Phần 26:

"Specific conditions for CDMA 1x spread spectrum Base Stations,
repeaters and ancillary equypment"; Điều kiện riêng đối với trạm gốc,
trạm lặp trải phổ CDMA 1x và thiết bị phụ trợ

Phần 27:

"Specific conditions for Ultra Low Power Active Medical Implants (ULPAMI) and related peripheral devices (ULP-AMI-P)"; Điều kiện riêng đối
với thiết bị y tế cấy ghép điện năng siêu thấp (ULP-AMI) và các thiết bị
ngoại vi liên quan (ULP-AMI-P).

Phần 28:

"Specific conditions for wireless digital video links"; Điều kiện riêng đối

với đường kết nối video số không dây

Phần 29:

"Specific conditions for Medical Data Service Devices (MEDS) operating
in the 401 MHz to 402 MHz and 405 MHz to 406 MHz bands"; Điều kiện
riêng đối với thiết bị y tế số (MEDS) hoạt động trên dải tần 401 MHz đến
402 MHz và 405 MHz đến 406 MHz.

Phần 31:

"Specific conditions for equypment in the 9 kHz to 315 kHz band for
Ultra Low Power Active Medical Implants (ULP-AMI) and related
peripheral devices (ULP-AMI-P)"; Điều kiện riêng đối với thiết bị y tế

12


cấy ghép điện năng siêu thấp (ULP-AMI) và các thiết bị ngoại vi liên
quan (ULP-AMI-P) hoạt động trên dải tần 9 kHz to 315 kHz .
Phần 32:

"Specific conditions for Ground and Wall Probing Radar applications".
Điều kiện riêng đối với các ứng dụng ra đa thăm dò xuyên tường và mặt
đất

Phần 33: "Specific conditions for Ultra Wide Band (UWB) communications devices";
Điều kiện riêng đối với thiết bị thông tin băng siêu rộng (UWB)
Phần 34:


"Specific conditions for External Power Supply (EPS) for mobile
phones". Điều kiện riêng đối với bộ cung cấp nguồn ngoài (EPS) dùng
cho điện thoại di động

Bộ tiêu chuẩn ETSI EN 301 489 gồm 34 phần là bộ tiêu chuẩn về yêu cầu tương thích
điện từ trường cho thiết bị vô tuyến và phụ trợ kèm theo. Bộ tiêu chuẩn này chỉ áp dụng
cho các thiết bị vô tuyến đã nêu trong danh mục các phần tiêu chuẩn trên. Bộ tiêu
chuẩn này được chấp thuận sử dụng hài hòa giữa các nước thuộc cộng đồng chung châu
Âu và được nhiều nước chấp thuận áp dụng.
Nhận xét:
Do lịch sử phát triển của thiết bị vô tuyến rất đa dạng, trải qua nhiều thời kỳ nên hệ
thống tiêu chuẩn EMC đối với các thiết bị này cũng rất phức tạp và không thể tránh
khỏi sự chồng lấn, xung khắc lẫn nhau. Vì vậy ETSI từ năm 2000 đã có sự thay đổi, hệ
thống hóa lại các tiêu chuẩn về EMC đối với các thiết bị vô tuyến và thiết bị đầu cuối
viễn thông một cách khoa học tiện dụng, tránh trùng lặp giữa các tiêu chuẩn và theo
một cấu trúc tiêu chuẩn thống nhất. Sự thay đổi đó được thể hiện trong sơ đồ cấu trúc
tiêu chuẩn theo Hướng dẫn R&TTE.
Theo sơ đồ cấu trúc modul, hệ thống tiêu chuẩn của ETSI tồn tại hai dòng tiêu chuẩn về
EMC đối với thiết bị vô tuyến và thiết bị đầu cuối viễn thông:
-

Dòng tiêu chuẩn EMC trong tập tiêu chuẩn đa phần EN 300 489 phù hợp theo
Hướng dẫn 1999/05/EC bao gồm 1 tiêu chuẩn chung và 33 tiêu chuẩn sản phẩm liên
quan (hiện tại) có nội dung tham chiếu đến tiêu chuẩn chung.

-

Dòng tiêu chuẩn EMC chung và sản phẩm khác phù hợp theo Hướng dẫn về EMC
2004/108/EC


Mức độ yêu cầu về tương thích điện từ trong hai dòng tiêu chuẩn này là hoàn toàn như
nhau và cùng viện dẫn các tiêu chuẩn cơ bản về giới hạn phát xạ nhiễu, miễn nhiễm,
phương pháp đo thử tương ứng của IEC. Điều khác biệt giữa 2 dòng tiêu chuẩn này là
cấu trúc tiêu chuẩn: một loại đưa tất cả các yêu cầu chung, đặc thù vào một tiêu chuẩn
để áp dụng cho một thiết bị hoặc một loại thiết bị vô tuyến cụ thể. Loại thứ hai tách các
yêu cầu chung thành một tiêu chuẩn chung áp dụng cho nhiều loại thiết bị vô tuyến liên
quan và các yêu cầu riêng, đặc thù của từng thiết bị cụ thể được đưa vào một tiêu chuẩn
riêng tương ứng. Nhược điểm của loại thứ hai này là phải dùng tới hai phần tiêu chuẩn
để chứng minh tuân thủ EMC cho một loại thiết bị, nhưng đổi lại hệ thống tiêu chuẩn

13


EMC có cùng cấu trúc bố cục mang tính khoa học, rất dễ sử dụng, tránh trùng lắp sao
chép nội dung và thuận tiện khi cập nhật, xây dựng tiêu chuẩn thiết bị mới.
Phạm vi áp dụng của tập tiêu chuẩn EMC EN 301 489 áp dụng cho các thiết bị trong
phạm vi của hướng dẫn 1999/05/EC về R&TTE và theo danh mục các tiêu chuẩn do
ETSI quy định. Các tiêu chuẩn này áp dụng chỉ cho các thiết bị vô tuyến là các thiết bị
đầu cuối và phi đầu cuối viễn thông
Phạm vi áp dụng của một số tiêu chuẩn EMC chung và sản phẩm khác của ETSI áp
dụng cho các thiết bị trong phạm vi của Hướng dẫn 2004/108/EC về EMC và chúng
không bao gồm các thiết bị đã quy định trong Hướng dẫn 1999/05/EC cũng như thiết bị
dùng cho hàng không (theo điều 1 Hướng dẫn EMC 2004/108/EC). Các tiêu chuẩn này
áp dụng cho các thiết bị vô tuyến và phi vô tuyến, các thiết bị đầu cuối và phi đầu cuối
viễn thông.
Như vậy phạm vi áp dụng đối với các thiết bị của hai dòng tiêu chuẩn EMC này của
ETSI là không chồng lấn nhau. Các phiên bản mới của các Hướng dẫn EC cũng thường
xuyên được cập nhật nhằm tránh các hiện tượng chồng lấn giữa các hệ thống tiêu
chuẩn.
Trong dòng tiêu chuẩn đa phần EN 300 489, ETSI đã thay thế, rà soát cập nhật một số

tiêu chuẩn EMC liên quan đã có sẵn trước năm 2000 và xây dựng một số mới tạo thành
tập 33 tiêu chuẩn EMC có nội dung phù hợp với tình hình công nghệ hiện tại. Tập 35
tiêu chuẩn này có cùng một cấu trúc bố cục tiêu chuẩn gồm 1 tiêu chuẩn chung (phần 1:
Yêu cầu kỹ thuật chung) có đủ các yêu cầu kỹ thuật thiết yếu, phương pháp đo kiểm
tương ứng và 31 tiêu chuẩn sản phẩm (phần 2 đến phần 35: Điều kiện riêng của ...) có
viện dẫn về phần tiêu chuẩn chung và bổ xung các yêu cầu đặc thù của sản phẩm (nếu
có). Một ưu điểm nổi bật của tập tiêu chuẩn EN 300 489 là đáp ứng dễ dàng đối với
việc cập nhật thiết bị mới, công nghệ mới và thay đổi dải tần số làm việc mà không tốn
nhiều công sức và tiền của trong việc thay đổi công bố lại tiêu chuẩn.
1.3

Tình hình tiêu chuẩn hóa ở trong nước

Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành một số quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan đến
tương thích điện từ dùng chung cho các thiết bị vô tuyến trên cơ sở tham chiếu các tiêu
chuẩn quốc tế như ETSI, IEC….
Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành một sô tiêu chuẩn cơ bản về lĩnh vực EMC
như TCVN 7189: 2009, TCVN 8241 x-x: 2009; …. trên cơ sở áp dụng nguyên vẹn các
tiêu chuẩn quốc tế IEC như bộ tiêu chuẩn IEC 61000, bộ tiêu chuẩn CISPR 16, CISPR
22, CISPR 24, CISPR 25 …

a.

Tiêu chuẩn do bộ TTTT ban hành:

Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành các Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tương
thích điện từ EMC:
1. QCVN 18:2010/BTTTT /EN 300 339 :1998 “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về

tương thích điện từ đối với thiết bị thông tin vô tuyến điện” (Quy chuẩn này sắp


14


2.

3.

4.

5.

6.

7.

8.

9.

được thay thế bằng QCVN 18:2014/BTTTT /EN 301 489-1 (Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị thông tin vô tuyến điện)).
QCVN 31:2011/BTTTT/EN 302 296 v1.1.1, EN 301 489-1, EN 301 489-14 v1.2
( Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phổ tần số và tương thích điện từ đối với thiết
bị phát hình quảng bá mặt đất sử dụng kỹ thuật số DVB-T)
QCVN xxx: 2012/BTTTT/ EN 301 489-3, EN 301 489-1 (1) Electromagnetic
compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); ElectroMagnetic
Compatibility (EMC) standard for radio equipment and services; “Specific
conditions for SRD operating on frequencies between 9 kHz and 40 GHz” (Các
điều kiện riêng cho thiết bị SRD hoạt động trong dải tần từ 9 kHz đến 40 GHz).

QCVN xxx: 2012/BTTTT/ EN 301 489-18, EN 301 489-1 (1) Electromagnetic
compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); ElectroMagnetic
Compatibility (EMC) standard for radio equipment and services; “Specific
conditions for Terrestrial Trunked Radio (TETRA) equipment” (Các điều kiện
riêng cho thiết bị trung kế vô tuyến mặt đất)
QCVN xxx: 2012/BTTTT/ EN 301 489-28, EN 301 489-1 (1) Electromagnetic
compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); ElectroMagnetic
Compatibility (EMC) standard for radio equipment and services; “Specific
conditions for wireless digital video links” (Các điều kiện riêng cho các tuyến
nối video số không dây)
QCVN xxx: 2013/BTTTT/ EN 301 489-6, EN 301 489-1 (1) Electromagnetic
compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); ElectroMagnetic
Compatibility (EMC) standard for radio equipment and services; “Specific
conditions for Digital Enhanced Cordless Telecommunications (DECT)
equipment” (Điều kiện riêng đối với thiết bị thông tin không dây số cải tiến
(DECT)).
QCVN xxx: 2014/BTTTT/ EN 301 489-17, EN 301 489-1 (1) Electromagnetic
compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); ElectroMagnetic
Compatibility (EMC) standard for radio equipment and services; "Specific
conditions for Broadband Data Transmitting Systems"; (Điều kiện riêng đối với
hệ thống truyền dẫn băng rộng).
QCVN xxx: 2014/BTTTT/ EN 301 489-22, EN 301 489-1 (1) Electromagnetic
compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); ElectroMagnetic
Compatibility (EMC) standard for radio equipment and services; "Specific
conditions for ground based VHF aeronautial mobile and fixed radio equipment”
((Điều kiện riêng đối với thiết bị vô tuyến hàng không di động và cố định hoạt
động trong băng tần VHF)
QCVN xxx: 2014/BTTTT/ EN 301 489-50, EN 301 489-1 (1) Electromagnetic
compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); ElectroMagnetic
Compatibility (EMC) standard for radio equipment and services; "Specific

conditions for Cellular Communication Base Station (BS), repeater and ancillary
equipment” (Điều kiện riêng đối với thiết bị trạm gốc, thiết bị lặp thông tin di
động GSM và W-CDMA FDD).

b. Tiêu chuẩn do bộ KHCN ban hành
15


Dưới đây là liệt kê một số tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) đã ban hành có liên quan đến
phạm vi đề tài
1. TCVN 7189:2009/ CISPR 22:2006 Thiết bị công nghệ thông tin – Đặc tính

nhiễu tần số vô tuyến – Giới hạn và phương pháp đo
2. TCVN 8235:2009/ ITU-K48, K43, K34 Tương thích điện từ (EMC) - Thiết bị

mạng viễn thông – Yêu cầu về tương thích điện từ
3. TCVN 8241-4-2:2009/IEC 61000-4-2:2001 Tương thích điện từ (EMC) – Phần
4-2: Phương pháp đo và thử - Miễn nhiễm đối với hiện tượng phóng tĩnh điện
4. TCVN 8241-4-3:2009/IEC 61000-4-3:2006 Tương thích điện từ (EMC) – Phần
4-3: Phương pháp đo và thử - Miễn nhiễm đối với nhiễu phát xạ tần số vô tuyến
5. TCVN 8241-4-5:2009/IEC 61000-4-5:2005 Tương thích điện từ (EMC) - Phần
4-5: Phương pháp đo và thử - Miễn nhiễm đối với xung
6. TCVN 8241-4-6:2009/IEC 61000-4-6:2004 Tương thích điện từ (EMC) - Phần
4-6: Phương pháp đo và thử - Miễn nhiễm đối với nhiễu dẫn tần số vô tuyến
7. TCVN 8241-4-8:2009/IEC 61000-4-8:2001 Tương thích điện từ (EMC) - Phần
4-8: Phương pháp đo và thử - Miễn nhiễm đối với từ trường tần số nguồn
8. TCVN 8241-4-11:2009/IEC 61000-4-11:2004 Tương thích điện từ (EMC) Phần 4-11: Phương pháp đo và thử - Miễn nhiễm đối với các hiện tượng sụt áp,
gián đoạn ngắn và biến đổi điện áp
9. TCVN 7909-1-1:2008/IEC/TR 61000-1-1:1992 Tương thích điện từ (EMC).
Phần 1-1: Qui định chung. Ứng dụng và giải thích các thuật ngữ và định nghĩa

cơ bản
10. TCVN 7909-1-5:2008/IEC/TR 61000-1-5:2004 Tương thích điện từ (EMC).
Phần 1-5: Qui định chung. Ảnh hưởng của điện từ công suất lớn (HPEM) trong
khu dân cư
11. TCVN 6989-1:2003/CISPR 16-1:1999 Qui định kỹ thuật đối với thiết bị đo và
phương pháp đo nhiễu và miễn nhiễm tần số rađiô. Phần 1: Thiết bị đo nhiễu và
miễn nhiễm tần số rađiô
12. TCVN 6989-1-1:2008/CISPR 16-1-1:2006 Yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị đo
và phương pháp đo nhiễu và miễn nhiễm tần số rađiô. Phần 1-1: Thiết bị đo
nhiễu và miễn nhiễm tần số rađiô. Thiết bị đo
13. TCVN 6989-1-3:2008/CISPR 16-1-3:2004 Yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị đo
và phương pháp đo nhiễu và miễn nhiễm tần số rađiô. Phần 1-3: Thiết bị đo
nhiễu và miễn nhiễm tần số rađiô. Thiết bị phụ trợ. Công suất nhiễu
14. TCVN 6989-1-5:2008/CISPR 16-1-5:2003 Yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị đo
và phương pháp đo nhiễu và miễn nhiễm tần số rađiô. Phần 1-5: Thiết bị đo
nhiễu và miễn nhiễm tần số rađiô. Vị trí thử nghiệm hiệu chuẩn anten trong dải
tần từ 30 MHz đến 1000 MHz
15. TCVN 6989-2:2001/CISPR 16-2:1999 Qui định kỹ thuật đối với phương pháp
đo và thiết bị đo nhiễu và miễn nhiễm Rađiô. Phần 2: Phương pháp đo nhiễu và
miễn nhiễm
16. TCVN 6989-2-4:2008/CISPR 16-2-4:2003 Yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị đo
và phương pháp đo nhiễu và miễn nhiễm tần số rađiô. Phần 2-4: Phương pháp đo
nhiễu và miễn nhiễm. Đo miễn nhiễm

16


17. TCVN 7317:2003/CISPR 24:1997 Thiết bị công nghệ thông tin. Đặc tính miễn

nhiễm. Giới hạn và phương pháp đo

Một số tiêu chuẩn EMC cơ bản áp dụng chung cho các hệ thống hoặc họ sản phẩm
được xây dựng trên cơ sở chấp nhận nguyên vẹn tiêu chuẩn của các tổ chức quốc tế
IEC, ITU. Các tiêu chuẩn chung bao gồm:
-

Tiêu chuẩn TCVN 7189: 2009 : ” Thiết bị công nghệ thông tin – Đặc tính nhiễu tần
số vô tuyến – Giới hạn và phương pháp đo” dựa trên cơ sở tiêu chuẩn IEC CISPR
22: 2006. là tiêu chuẩn cơ sở dùng để tham chiếu chung cho các tiêu chuẩn EMC
sản phẩm/họ sản phẩm thiết bị công nghệ thông tin. Hiện nay tiêu chuẩn TCVN
7189: 2009 đang được rà soát, cập nhật và chuyển đổi thành Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia dựa trên phiên bản tiêu chuẩn IEC CISPR mới nhất.

-

Bộ tiêu chuẩn đa phần TCVN 8241 x-x 2009 bộ tiêu chuẩn này được xây dựng trên
cơ sở các tiêu chuẩn IEC EN 61000 x-x: 2005 về miễn nhiễm và phương pháp đo
thử EMC. Đây là tập tiêu chuẩn cơ sở dùng làm tham chiếu chung cho các tiêu
chuẩn EMC sản phẩm/họ sản phẩm thiết bị. Một số tiêu chuẩn trong tập tiêu
chuẩn TCVN 8241 x-x: 2009 đang được rà soát, cập nhật theo phiên bản mới
nhất gồm :
a) TCVN 8241-4-2: 2009/ IEC 610000 4-2: 2008 Tương thích điện từ (EMC) –
Phần 4-2 Phương pháp đo và thử - Miễm nhiễm đối với hiện tượng phóng tĩnh
điện
b) TCVN 8241-4-3: 2009/ IEC 610000 4-3: 2006 Tương thích điện từ (EMC) –
Phần 4-2 Phương pháp đo và thử - Miễm nhiễm đối với nhiễu phát xạ tần số vô
tuyến
c) TCVN 8241-4-5: 2009/ IEC 610000 4-5: 2005 Tương thích điện từ (EMC) –
Phần 4-2 Phương pháp đo và thử - Miễm nhiễm đối với xung
d) TCVN 8241-4-6: 2009/ IEC 610000 4-6: 2004 Tương thích điện từ (EMC) –
Phần 4-2 Phương pháp đo và thử - Miễm nhiễm đối với nhiễu dẫn tần số vô

tuyến
e) TCVN 8241-4-11: 2009 / IEC 610000 4-11: 2004 Tương thích điện từ (EMC) –
Phần 4-2 Phương pháp đo và thử - Miễm nhiễm đối với các hiện tượng sụt áp,
gián đoạn ngắn và biến đổi điện áp

Dựa vào tình hình tiêu chuẩn hóa trên thế giới cũng như trong nước ta nhận thấy:
Các tiêu chuẩn và quy chuẩn trên đều được xây dựng bằng hình thức chấp thuận áp
dụng nguyên vẹn các tiêu chuẩn của IEC, ITU và ETSI. Các tiêu chuẩn này được Bộ
Khoa học và Công nghệ và Bộ Thông tin và truyền thông ban hành dưới dạng các tiêu
chuẩn và quy chuẩn quốc gia. Đặc biệt bộ tiêu chuẩn về tương thích điện từ áp dụng
cho thiết bị vô tuyến đã và đang được xây dựng theo tiêu chuẩn đa phần ETSI EN 301
489.

17


2

Nghiên cứu tình hình sử dụng và quản lý thiết bị

2.1

Nước ngoài

Thiết bị vô tuyến đã có một lịch sử phát triển từ rất lâu, chúng được sử dụng hiệu quả
vào nhiều mục đích khác nhau.
Các thiết bị vô tuyến được dùng nhiều nhất cho mục đích thông tin, truyền thông. Với
khả năng truyền lan xa trong không gian, thời gian triển khai nhanh, có thể khắc phục
được những hạn chế về địa lý, khí hậu thiết bị thông tin vô tuyến đã được sử dụng rộng
rãi trên thế giới. Từ những thiết bị thông tin sơ khai như vô tuyến điện báo đến các thiết

bị thông tin hiện đại dùng trong lĩnh vực quân sự và vũ trụ, từ các thiết bị băng hẹp đến
các thiết bị siêu băng rộng thiết bị vô tuyến đã có mặt khắp nơi trong lĩnh vực của các
quốc gia. Thiết bị vô tuyến đã đóng một vai trò rất quan trọng và không thể thay thế
được trong lĩnh vực viễn thông và nền kinh tế của các nước trên toàn thế giới.
Thiết bị vô tuyến được áp dụng nhiều trong lĩnh vực y tế như các thiết bị cấy ghép vô
tuyến, soi chụp, chữa bệnh, hỗ trợ bệnh nhân....
Trong công nghiệp có nhiều thiết bị hoặc bộ phận công nghiệp ứng dụng kỹ thuật vô
tuyến để giám sát, điều khiển, thông tin, kết nối các bộ phận máy móc.
Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, thăm dò vũ trụ cũng sử dụng nhiều thiết bị vô
tuyến để hỗ trợ, triển khai nghiên cứu v.v.
Thiết bị vô tuyến được áp dụng khắp mọi nơi trong cuộc sống hàng ngày của con người
từ thiết bị giải trí, giám sát, điều khiển đến thông tin liên lạc....
Trong lĩnh vực quân sự thiết bị vô tuyến được sử dụng nhiều trong các hệ thống thông
tin liên lạc, ra đa dò tìm cảnh giới, điều khiển vũ khí....
Chính vì vậy mà thiết bị vô tuyến rất đa dạng và có số lượng sử dụng rất lớn. Việc quản
lý và đảm bảo cho các thiết bị này cùng tồn tại với nhau khá phức tạp và khó khăn. Các
thiết bị vô tuyến phải được quản lý, kiểm soát chặt chẽ hơn bởi những cơ quan chức
năng để tạo ra một môi trường vô tuyến an toàn và hiệu quả.

• Mô hình hệ thống vô tuyến cố định số
Các hệ thống kết nối vô tuyến cố định là các phần tử quan trọng của mạng viễn
thông, tầm quan trọng này ngày càng được khẳng định khi các công nghệ thông tin vô
tuyến mới như thông tin di động được đa vào sử dụng rộng rãi trong mạng viễn thông.
Hệ thống vô tuyến cố định đơn giản nhất được mô tả như ở hình 1.

18


Hình 1– Hệ thống vô tuyến cố định đơn giản nhất gồm 2 trạm đầu cuối
Thường các mạng vô tuyến cố định số được nối cùng với các trạm chuyển mạch như là

một bộ phận của mạng trung kế quốc gia hoặc trung kế riêng, hoặc là nối các
tuyến nhánh xuất phát từ trung tâm thu thập thông tin khác nhau đến trạm chính.
(ứng dụng trong các trung tâm chuyển mạch hoặc tổ chức các mạng Internet).

MUX/DEMUX: thiết bị ghép kênh/phân kênh
RX/TX: Máy thu/máy phát vô tuyến
Hình 2 – Mô vi ba cố định điểm – điểm tiêu biểu
Mạng vi ba số điểm - điểm (hình 2) hiện nay được sử dụng phổ biến. Trong các
mạng đường dài thường dùng cáp sợi quang còn các mạng quy mô nhỏ hơn như từ
tỉnh đến các huyện hoặc các ngành kinh tế khác người ta thường sử dụng cấu hình vi ba
điểm-điểm dung lượng trung bình hoặc cao nhằm thoả mãn nhu cầu của các thông tin
và đặc biệt là dịch vụ truyền số liệu. Ngoài ra, trong một số trường hợp vi ba dung
lượng thấp là giải pháp hấp dẫn để cung cấp trung kế cho các mạng nội hạt, mạng thông
tin di động.
Các hệ thống vô tuyến điểm - đa điểm này cung cấp truy nhập đến cả mạng công cộng
và mạng thuê riêng bằng các giao diện mạng được chuẩn hoá khác nhau (ví dụ, như
mạch vòng hai dây, ISDN...).
Có thể sử dụng hệ thống này để xây dựng các mạng truy nhập bằng kiến trúc đa tế bào
để phủ sóng các vùng nông thôn. Một yêu cầu quan trọng để liên lạc trong các vùng
nông thôn là khả năng khắc phục điều kiện không có đường truyền sóng trực xạ
(NLOS).
19


Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này bao trùm các ứng dụng điểm - đa điểm điển hình,
được phân phát trực tiếp hoặc gián tiếp, hoặc trong bất kỳ lớp mạng chuyển tải bổ sung
nào, bao gồm cả đa truy nhập Internet, dưới đây:
- Truyền dẫn
- Thoại;
- Fax;

- Số liệu băng tần thoại;
liên quan đến các giao diện tương tự và
- Số liệu;
- ISDN BA (2B+D);
liên quan đến các giao diện số
Trạm trung tâm kết nối với tổng đài chuyển mạch nội hạt (điểm dịch vụ) thực hiện chức
năng điều khiển tập trung bằng cách chia sẻ tổng các kênh sẵn có trong hệ thống. Trạm
trung tâm kết nối với tất cả các trạm đầu cuối (TS) trực tiếp hoặc qua một trạm lặp (RS)
bằng các đường truyền vô tuyến.
Kiến trúc hệ thống nói chung của hệ thống kết nối điểm – đa điểm được thể hiện trong
Hình 3.

Hình 3 - Cấu hình hệ thống kết nối điểm – đa điểm
Trong đó:.
CS: Là các trạm trung tâm. Nó có thể được tích hợp hoặc chia thành hai đơn vị:
i) Trạm điều khiển trung tâm (CCS);

20


ii) Trạm vô tuyến trung tâm (CRS). Một CRS có thể bao gồm nhiều thiết
bị thu phát. Một CCS có thể điều khiển nhiều CRS.
TS: Các trạm đầu cuối (các trạm ngoài với các giao diện thuê bao). Một TS có
thể phục vụ nhiều thiết bị đầu cuối (TE).
RS: Trạm lặp (trạm ngoài lặp vô tuyến có hoặc không có giao diện thuê bao).
Một RS có thể phục vụ nhiều TS.
TE: Thiết bị đầu cuối.
NNI: Giao diện nút mạng.
SNI: Giao diện nút dịch vụ
UNI: Giao diện mạng người dùng

Sơ đồ khối dưới đây biểu diễn các kết nối điểm - điểm của các máy thu phát P-MP giữa
CRS và TS và ngược lại (như trong Hình 4).

CHÚ THÍCH: Các điểm trong sơ đồ khối trên chỉ là các điểm chuẩn; các điểm B,
C và D, B’, C’ và D’ có thể trùng nhau.
Hình 4 - Sơ đồ khối hệ thống RF

• Một số ưu điểm của hệ thống vô tuyến cố định số
1. Nhờ các phương thức mã hoá và ghép kênh theo thời gian dùng các vi mạch tích hợp
cỡ lớn nên thông tin xuất phát từ các nguồn khác nhau như điện thoại, máy
tính, facsimile, telex,video... đợc tổng hợp thành luồng bit số liệu tốc độ cao để
truyền trên cùng một sóng mang vô tuyến.
2. Nhờ sử dụng các bộ lặp tái sinh luồng số liệu nên tránh được nhiễu tích luỹ trong hệ
thống số. Việc tái sinh này có thể được tiến hành ở tốc độ bit cao nhất của băng tần gốc
mà không cần đa xuống tốc độ bit ban đầu.
3. Nhờ có tính chống nhiễu tốt, các hệ thống vô tuyến cố định số có thể hoạt động tốt
với tỉ số sóng mang / nhiễu (C/N)>15dB. Trong khi đó hệ thống vô tuyến cố định tương
tự yêu cầu (C/N) lớn hơn nhiều (>30dB, theo khuyến nghị của CCIR). Điều này cho
phép sử dụng lại tần số đó bằng phương pháp phân cực trực giao, tăng phổ hiệu dụng và
dung lượng kênh.

21


4. Cùng một dung lượng truyền dẫn, công suất phát cần thiết nhỏ hơn so với hệ thống
tương tự làm giảm chi phí thiết bị, tăng độ tin cậy, tiết kiệm nguồn. Ngoài ra, công suất
phát nhỏ ít gây nhiễu cho các hệ thống khác.

• Một số nhược điểm của hệ thống vô tuyến cố định số
1. Khi áp dụng hệ thống truyền dẫn số, phổ tần tín hiệu thoại rộng hơn so với hệ thống

tương tự.
2. Khi các thông số đường truyền dẫn như trị số BER, S/N thay đổi không đạt giá
trị cho phép thì thông tin sẽ gián đoạn, khác với hệ thống tương tự thông tin vẫn tồn
tại tuy chất lượng kém
3. Hệ thống này dễ bị ảnh hưởng của méo phi tuyến do các đặc tính bão hoà, do các linh
kiện bán dẫn gây nên, đặc tính này không xảy ra cho hệ thống tương tự FM Các vấn đề
trên đã đợc khắc phục nhờ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới như điều chế số nhiều mức,
dùng thiết bị dự phòng (1+n) và sử dụng các mạch bảo vệ.
• Một số thiết bị vô tuyến cố định
 Thiết bị MICROSTAR® của hãng HARRIS

• Các đặc điểm chính:
Ăng ten phẳng tích hợp.
Khả năng quản lý và điều khiển được lập trình hoàn toàn băng phần mềm nhằm
tăng độ linh hoạt và giảm chi phí dự phòng tối đa:
- Dung lượng từ 2 đến 16 E1/T1
- Các dải băng tần: 7/8/13/15/18/23/26/38 GHz.
- Điều chế (QPSK hoặc 16 QAM).
Hỗ trợ chế độ bảo vệ 1+1.
Hỗ trợ card PCMCIA cho các kênh phụ trợ (kênh nghiệp vụ, RS-232 RTU,…) cho
phép tối đa độ linh hoạt và giảm chi phí.
Có cổng Ethernet 10 BASE-T dành cho quản lý mạng, FTP,…
 Thiết bị MINI-LINK của Hãng ERICSSON

22


• Các đặc điểm chính:
Gọn nhẹ, hiệu quả đầu tư cao, phù hợp với các nhu cầu mở rộng mạng lên
mạng thế hệ tiếp theo như mạng điện thoại di động 3G. Dải tần rộng: từ 7 GHz

đến 38 GHz Các phương pháp điều chế: C-QPSK, 64-QAM, 128-QAM Dung
lượng: từ 1E1 (2 Mbps) đến STM-1 (155 Mbps). Hỗ trợ các cấu hình: điểmđiểm, điểm-đa điểm, vòng ring, hình sao, hình cây. Hỗ trợ chức năng định tuyến.
Cấu hình và quản lý tại chỗ hoặc từ xa bằng phần mềm trên máy PC.
Cung cấp cổng giao diện Ethernet tốc độ cao.
 Thiết bị Pasolink
Ưu điểm nổi bật với PASOLINK của NEC
Gọn nhẹ về mặt kích thước và trọng lượng
Là một hệ thống Rơ le vi sóng gọn và nhẹ nhất theo tiêu chuẩn thế giới.
Độ tin cậy cao với nhiều ưu việt
Hệ thống PASOLINK sẽ tiếp tục đi đầu trong công nghiệp viễn thông
Tương thích với băng thông rộng
Kết hợp linh hoạt giữa các khối ngoài trời ODU và trong nhà IDU của PASOLINK

Các tính năng mới của PASOLINK

23


Giao diện 10/100BASE-T(X)
Ngoài giao diện E1 hiện tại, còn có 2 cổng giao diện 10/100 BASE – T(X).
Chúng đảm bảo sự phân bổ lưu lượng băng tần linh hoạt giữa E1 và 10 BASE-T.
Mỗi kênh 10/100 BASE-T(X) được gán cho một trong những tốc độ truyền dữ liệu
sau 2/8/17/34 Mbps, phần còn lại thì gán cho giao diện E1 sử dụng.
Tự động điều khiển điện máy phát tín hiệu (ATPC)
ATPC giảm ảnh hưởng đến các thiết bị xung quanh, cải thiện hoạt động của
BER và tránh các vấn đề tăng giảm tín hiệu.
Chuyển mạch không bị đứt quãng
Có thể đảm bảo cung cấp hệ thống đa dạng cho không gian ăng ten.
Bộ cân bằng tín hiệu ngang
Giúp cho việc cân bằng các tín hiệu yếu chọn lọc.

Giám sát mức độ thu nhận sóng (RSL)
Chế độ kiểm soát thường xuyên thông qua bộ Local Craft Terminal.
Các ứng dụng
Mạng di động (GSM/GPRS/UMTS)
Đóng vai trò kết nối giữa các cột BTS/Node-Bs trong các mạng viễn thông
di động, đảm bảo kênh trao đổi thông tin giữa mạng xương sống tới các BTS-BS
thông qua các trạm tổng đài di động và các BSCs/RNCs.
Kết nối LAN/WAN
Đảm bảo kết nối lý tưởng giữa các mạng nội bộ (của các toà nhà) và giữa
mạng nội bộ và công cộng thông qua một giao diện 10/100BASE-T(X).
* Các giao diện E1 và 10/100BASE-T(X) có thể dùng đồng thời.
Dự phòng kết nối cáp quang
+ Trong trường hợp có thiên tai, PASOLINK sẽ đóng vai trò là thiết bị dự phòng
đối với kết nối cáp quang khi sự cố đứt mạch xảy ra.
+ Đảm bảo truyền dẫn giữa các điểm xa cách do các cản trở tự nhiên như sông hồ,
đồi núi và các thung lũng.
+ Đóng vai trò kết nối tạm thời cho các khu vực và thiết bị đang trong thời gian thi
công.
 Thiết bị AWA:
Thiết bị AWA là thiết bị kết nối vô tuyến cố định băng hẹp dạng cận đồng bộ do Úc sản
xuất và nhập khẩu vào Việt Nam dưới dạng SKD hoặc CKD.Thiết bị AWA hiện nay có
một số loại như:
-

RMD 904 : 820 MHz-960 MHz

-

RMD 1502 : Truyền dẫn 1 luồng số 2,048 Mbit/s
24



-

RMD 1504 : Truyền dẫn 2 luồng số 2,048 Mbit/s

-

RMD 1808 : Truyền dẫn 4 luồng số 2,048 Mbit/s

 Thiết bị DM2G-1000

Chỉ tiêu kỹ thuật
- Băng tần công tác : từ 2025 đến 2110MHz và từ 2200 đến 2290MHz;
- Dạng điều chế : QAM
- Dung lượng truyền dẫn : 8 luồng số 2Mbit/s;
- Các đầu nối cáp
+ Các đầu nối cao tần RF : loại N (ổ cái có ốc vặn) : Z 0= 50Ω
+ Các đầu nối tín hiệu băng tần cơ sở : đầu nối nhiều chân
- Nguồn cung cấp: -24V hoặc -48V phạm vi biến đổi cho phép của nguồn từ
-19V đến -60V.
- Công suất tiêu thụ : 75W.
Tại các nước, các thiết bị vô tuyến nói chung cũng như thiết bị truyền dẫn vô tuyến cố
định nói riêng được sử dụng rông rãi, để quản lý các thiết bị này, các tổ chức tiêu chuẩn
hóa đã ban hành các tiêu chuẩn cho thiết bị cũng như các tiêu chuẩn về EMC để quản lý
chúng.
2.2

Trong nước


Cũng như các nước trên thế giới Việt Nam là quốc gia đang phát triển mạnh về lĩnh vực
thiết bị điện tử, viễn thông tin học. Hiện tại các thiết bị vô tuyến nói chung hay các thiết
bị vô tuyến cố định số nói riêng đang được sử dụng rất phổ. Các thiết bị này được nhập
khẩu từ các nước các khu vực khác nhau hoặc được sản xuất, lắp ráp trong nước. Xu
hướng phát triển các thiết bị vô tuyến ngày càng tăng về số lượng và ứng dụng.
Thiết bị vô tuyến trong nước rất da dạng về chủng loại, công nghệ, hình dáng, ứng
dụng. Việt Nam cũng rất chú trọng trong việc quản lý, kiểm soát hoạt động các thiết bị
vô tuyến. Việt Nam đã có các cơ quan chuyên ngành về quản lý cấp phép, giám sát hoạt
động, đo kiểm và hợp chuẩn, hợp quy các thiết bị vô tuyến.

25


×