Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SKKN một số biện pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi sớm thích nghi với trường lớp mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 24 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
2. Mục đích nghiên cứu.
3. Đối tượng nghiên cứu.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
5. Phương pháp nghiên cứu.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận của vấn đề
2. Thực trạng của vấn đề
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Biện pháp 1: Lớp học là khu vui chơi
Biện pháp 2: Cô là người quen thuộc
Biện pháp 3: Tạo cho trẻ môi trường thoải mái
Biện pháp 4: Thông qua học sinh cũ để làm quen học sinh mới
Biện pháp 5: Cô giáo là người ân cần và thân thiện
Biện pháp 6: Cô thường trao đổi và phối hợp với phụ huynh
4. Kết quả đạt được
III. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
2. Kiến nghị.

TRANG
02
02
03
03
03
03


04
05
05
05
05
06
08
11
13
15
17
19
21
21
21

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM GIÚP TRẺ 3 - 4 TUỔI SỚM THÍCH NGHI
VỚI TRƯỜNG LỚP MẦM NON
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1


“Chưa làm mẹ nhưng chứa chan tình mẹ
Bởi yêu nghề nên quý lớp măng non”
Công việc của chúng tôi là thế, sớm hôm bên đàn em nhỏ, yêu thương chăm
sóc cho các cháu từng bữa ăn giấc ngủ, tưởng chừng rằng đôi khi muốn bỏ cuộc
bởi công việc quá vất vả, nhưng vì tình yêu nghề, yêu những ánh mắt còn quá ngây

thơ của trẻ mà tôi đã cố gắng theo đuổi công việc làm cô giáo mầm non làm được
những việc mà nhiều người khác không thể làm .
Chính vì tầm quan trọng của bậc học mầm non mà hiện nay , bậc học mầm
non luôn được quan tâm hàng đầu
Việc giáo dục trẻ từ lúc trẻ mới bước vào trường lớp mầm non là một việc làm
quan trọng, tuy nhiên sự không đồng đều về mọi mặt, về khả năng nhận thức của
trẻ, về khả năng thích nghi, về học sinh cũ và học sinh mới, điều đó gây khó khăn
trong việc tổ chức các hoạt động giúp trẻ phát triển toàn diện được
Lớp mầm non lớp học đầu tiên của các bé , đa số các bé đều đi học lần đầu
tiên. Tôi vẫn không thể quên được ngày đầu tiên tôi được ban giám hiệu phân công
đứng lớp mầm. Đa số các bé còn rất nhỏ,chính vì vậy việc giúp cháu sớm thích
nghi với trường lớp với các cô là một vấn đề vô cùng quan trọng
Bản thân đã được bồi dưỡng lý thuyết về các biện pháp giúp trẻ sớm thích
nghi với trường mầm non nhưng đây vẫn là điều trăn trở của tôi khi nhận lớp
Đa số các bé mới lần đầu nhập học do đó trẻ chưa tách rời bố mẹ và gia
đình… nên khi đi học bé thường có thái độ sợ hãi mọi thứ điều lạ lẫm, tránh né
bạn, không chấp nhận sự giúp đỡ của cô, thậm chí có cháu còn khóc rất to và chạy
ra khỏi lớp, không ăn ngủ và ngoài ra trẻ chưa quen nề nếp trong mọi hoạt động,
tính rụt rè nhút nhát, cá tính … còn nhiều ở trẻ.
Xuất phát từ tấm lòng yêu nghề mến trẻ, tôi luôn yêu thương chăm sóc trẻ,
xem trẻ như những đứa con thân yêu của mình. Chính vì vậy việc giúp trẻ thích
nghi với trường mầm non là rất cần thiết và cần thực hiện ngay từ ban đầu.
Do đó tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “ Một số biện pháp giúp trẻ 3 - 4 tuổi
sớm thích nghi với trường lớp mầm non” làm đề tài nghiên cứu cho mình
2. Mục đích nghiên cứu
2


- Tìm hiểu những phương pháp thực tế và gần gủi nhất nhằm giúp cho trẻ 3- 4
tuổi trường mầm non Sao Mai

- Tìm tòi những biện pháp dựa trên các cơ sở lý luận nhằm liên quan đến việc
giúp trẻ thích nghi với lớp mầm non.
- Tổ chức các hoạt động vui chơi, học tập gần gủi để giúp trẻ có hứng thú khi
trên lớp.
- Đề xuất một số biện pháp với phụ huynh và nhà trường nhằm giúp trẻ sớm
thích ghi với lớp mầm non.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu nắm bắt tâm lí trẻ 3 - 4 tuổi lớp mầm 1 trường mầm non
Sao Mai
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ chính của đề tài này là tìm ra một số biện pháp giúp trẻ cho trẻ 3 –
4 tuổi sớm thích nghi với lớp mầm non
5. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp nghiên cứu cơ sở lí luận
- Thu thập thông tin về trẻ có liên quan đến vấn đề nhằm xây dựng định
hướng cho đề tài.
2 .Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
* Phương pháp quan sát
- Quan sát những cử chỉ của trẻ lúc đến trường và hành động của trẻ trong một
này ở lớp mầm non.
- Ngoài ra còn chú ý đến sở thích, và những đòi hỏi của trẻ đối với mọi người
xung quanh.
* Phương pháp điều tra
- Điều tra tâm lí của trẻ bằng cách: Đưa những phiếu sơ yếu lý lịch với đầy đủ
các thông tin liên quan đến trẻ như: Tình trạng sức khỏe, năng khiếu của trẻ… của
trẻ 3 – 4 tuổi lớp mầm trường mầm non Sao Mai
* Phương pháp đàm thoại, trò chuyện

3



- Trực tiếp trò chuyện, giao lưu với trẻ mọi lúc mọi nơi nhằm nắm bắt tâm lí
của trẻ để dễ dàng trong quá trình nghiên cứu.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu nắm bắt tâm lí giúp trẻ thích nghi với lớp mầm non của trẻ 3- 4
tuổi lớp mầm 1 trường mầm non Sao Mai

II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận của vấn đề
- Vì sao phải nắm bắt tâm lí nhằm thích nghi với lớp mầm non?
- Mọi người vẫn biết rằng mầm non là tiền đề để hình thành nên một nhân
cách con người, và chính vì vậy đối với trẻ lứa tuổi mầm non trẻ cần được tiếp xúc
với môi trường học tập và môi trường vui chơi phù hợp hợp với trẻ

4


- Tôi thật sự thấy việc làm như thế nào để khiến cho những đứa trẻ trở nên
vui tươi, hồn nhiên của tuổi thơ một cách trọn vẹn là việc quan trọng hàng đầu.
- Tôi tự đặt câu hỏi cho bản thân là tại sao trẻ lại có thái độ rất tiêu cực khi
đến lớp, và qua sự quan sát thì tôi mới nhận ra nhiều lý do chủ quan cũng như lý
do khách quan nhằm tác động trực tiếp đến tâm lí của trẻ.
- Một số gia đình chưa quan tâm đến trẻ, từ nhỏ cháu không được tiếp xúc với
môi trường bên ngoài, thậm chí cháu không được giao tiếp với người khác.
- Bên cạnh đó có một số gia đình có điều kiện về kinh tế thì cháu lại được
ông bà, bố mẹ nuôn chiều và đùm bọc, nên khi bước ra một môi trường mới cháu
gặp rất nhiều khó khăn trong việc thích nghi với môi trường mới.
- Vì hầu hết phụ huynh là nông dân nên đôi lúc họ rất bận rộn và tỏ thái độ
không hợp tác với cô giáo trong việc chăm sóc cho trẻ, nhiều lúc phụ huynh cho
cháu đi từ cổng vào một mình nên việc trao đổi với phụ huynh còn nhiều hạn chế.

2. Thực trạng của vấn đề
a. Thuận lợi :
- Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường, đầu tư cơ sở vật
chất, trang thiết bị, phòng học rộng rãi, thoáng mát, an toàn cho trẻ
- Môi trường trong lớp và ngoài lớp rộng rãi, sạch sẽ, đồ dùng đồ chơi đẹp
- Phụ huynh nhiệt tình, sẵn sàng hỗ trợ cô giáo trong quá trình học tập của trẻ
- Giáo viên được đào tạo chuẩn, có lòng yêu nghề mến trẻ
- Trẻ trong lớp đều khỏe mạnh, phát triển cân đối, không có trẻ bị suy dinh
dưỡng hoặc sức khỏe yếu
b. Khó khăn :
- Hiện tại tôi đang dạy lớp mầm 3 - 4 tuổi với tống số là 26 cháu, tổng số nữ
là 14 cháu, nam là 12 cháu, dân tộc là 3 cháu.
- Một số phụ huynh là người dân tộc thiểu số nên việc trao đổi với giáo viên
còn gặp nhiều khó khăn
- Do điều kiện kinh tế còn khó khăn vì vậy mà phụ huynh chưa thật sự đầu tư
và quan tâm đến con em của mình

5


- Là một giáo viên trẻ chưa tiếp xúc với thực tế nhiều nên kinh nghiệm cho trẻ
thích nghi với trường mầm non còn hạn chế.
- Một cháu gia đình ở trong rẫy, điều kiện đi lại khó khăn, những ngày trời
mưa thường cho cháu nghĩ học,
* Khảo sát thực tế
- Khi chưa thực hiện đề tài :
Qua điều tra tôi thấy
Nội dung
Phần trăm
Tỉ lệ trẻ đến lớp

89,0%
Tỉ lệ trẻ khóc nhè
55,0%
Tỉ lệ trẻ nhút nhát trong giao tiếp
75,0%
Tỉ lệ trẻ tham gia vào hoạt động học
70%
Tỉ lệ trẻ thực hiện nề nếp của lớp
87,5%
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề

Ghi chú

Thật sự ngay từ lúc đầu năm học, tôi đã cảm thấy rất lo lắng, trẻ còn khóc
nhiều, có trẻ còn chạy theo bố mẹ, có trẻ thì còn đánh cả cô giáo, trong lúc đó tôi
không biết phải làm cách nào để có thế giúp trẻ sớm thích nghi với trường lớp , để
bố mẹ có thể yên tâm đi làm, còn tôi yên tâm để thực hiện công việc của mình, từ
những khó khăn trên bản thân tôi đã không ngừng tìm kiếm các giải pháp để khắc
phục những khó khăn đó
Trên đây là một số biện pháp tôi đã áp dụng đối với lớp mình trong thời gian
vừa qua
Biện pháp 1: Lớp học là khu vui chơi
- Đối với trẻ thì lớp học chính là ngôi nhà thứ hai của mình,vì vậy trong ngôi
nhà đó phải sự tươi mới, hấp dẫn, thú vị thì trẻ mới chú ý đến
- Đối với trẻ thơ những hình ảnh sinh động và nhiều màu sắc là điều đầu tiên
giúp trẻ cảm thấy thích thú, Việc tạo được môi trường lớp học làm sao để thích là
điều khiến tôi phải suy nghĩ
- Bởi vì vậy khi được phân công nhận lớp mầm 1 thì tôi đã tranh thủ thời gian
rãnh của mình để ra dọn vệ sinh và trang trí lớp thật sinh động. Hầu như các cháu
nhỏ điều thích những màu sắc tươi vui chính vì vậy tôi trang trí các góc chơi bằng

những giấy màu có màu sắc tươi sáng với những hình dạng ngộ nghĩnh và đồ chơi
6


cho trẻ phải thật phong phú, tôi sắp xếp đồ chơi ngay ngắn và đủ tầm với của trẻ.
Q2Để khi trẻ bước vào lớp sẽ thấy một lớp học thật sinh động
- Tôi tận dụng những nguyên vật liệu mở để làm đồ dùng trang trí lớp, tạo môi
trường gần gũi cho trẻ
* Ví dụ : Trong lớp tôi trang trí góc phân vai
Góc phân vai là góc trẻ rất thích tham gia, vì nó tái hiện lại hình ảnh trong gia
đình trẻ, vì vậy tôi trang trí góc với những hình ảnh về gia đình, một số đồ dùng,
đồ chơi trong gia đình, khi trẻ tham gia chơi trẻ sẽ được giống như đang ở nhà
mình, hầu hết những cháu mới đi học tôi thấy các cháu thích chơi ở góc này, vì có
đồ dùng phong phú, đẹp mắt mà còn được sống trong hình ảnh của gia đình

Hình ảnh bé chơi ở góc phân vai
- Tôi thường xuyên thay đổi những hình ảnh bên trong lớp để tạo cho trẻ luôn
có cảm giác mới lạ, không nhàm chán
- Tôi thường dành những buổi chiều để cùng trẻ làm một số đồ chơi, đồ chơi
đơn giản, để trang trí thêm cho lớp học, khi được thấy những sản phẩm của mình
được treo lên thì trẻ sẽ cảm thấy rất thích
- Ngoài ra còn cùng trẻ dọn dẹp lớp cũng như sắp xếp đồ dùng đồ chơi trong
lớp
7


- Ở phía trước lớp học, nơi mà hằng ngày tôi vẫn đón trẻ vào lớp tôi trang trí
bằng những hình ảnh tuyên truyền, hình thức đẹp mắt sáng tạo,nội dung rất gần gũi
đối với trẻ ,đối với phụ huynh , như những hình ảnh về ngày sinh nhật của bé trong
tháng …

- Để kết hợp với phụ huynh trong việc trang trí lớp đầu năm học, tôi đã vận
động các bậc phụ huynh hỗ trợ thêm đồ dùng đồ chơi ở nhà mà trẻ vẫn hay chơi,
khi được nhìn thấy những đồ chơi của mình thì trẻ sẽ cảm thấy mọi thứ gần gũi với
mình hơn
- Bên cạnh đó việc trang trí lớp làm sao để cho trẻ cảm nhận được chính ngôi
nhà mình ở trên lớp học thì sẽ giúp trẻ sớm thích nghi hơn
Biện pháp 2 : Cô là người quen thuộc
- Hình ảnh đầu tiên đập vào mắt trẻ là hình ảnh vô cùng quan trọng, ngay từ
lúc mới bắt đầu đến lớp thì cô giáo phải giống như một người quen thuộc với trẻ,
chính vì vậy ngay lúc đó tôi đã đón trẻ và thể hiện những cử chỉ nhẹ nhàng, âu
yếm, để trẻ đỡ sợ hãi khi lần đầu tiên gặp một người lạ như cô giáo
- Hàng ngày gặp trẻ việc tôi làm trước tiên là phải nở một nụ cười thật tươi,
tôi thường nói những câu nói trêu đùa trẻ như hôm nay sao con có bộ quần áo đẹp
vậy, hoặc là hôm nay sao con ngoan thế nhỉ, đi học còn không khóc nhè nữa...
- Từ đó tôi ôm cháu vào lòng và cho cháu tham gia một số hoạt động trong
lớp cùng cô như sắp xếp đồ chơi hoặc chuẩn bị đồ dùng dạy học cùng cô, tôi
thường giao tiếp với trẻ và phân công công việc cho trẻ như vậy tôi thấy trẻ nhanh
chóng quên đi bố mẹ và tham gia các hoạt động vui vẻ. Bản thân tôi cũng vui hơn
vì trẻ đã gần gũi và cởi mở với tôi .

8


Hình ảnh cô đón bé vào lớp
- Để trẻ có thể dễ dàng làm quen với tôi, tôi đã sử dụng nhiều biện pháp, trong
đó tôi cũng đã hóa thân làm những người bạn thân thiết của các bé, thường xuyên
nói chuyện và chơi cùng trẻ, quan tâm chia sẻ với bé, giúp đỡ bé những khi bé cần
- Lớp mầm tôi đang dạy thì có một số cháu đã được đến trường rồi nên những
cháu đó tôi làm quen rất nhanh. Khi cháu đã đi học thì chúng cũng dễ thích nghi
hơn các bạn khác, các bạn cũ còn giúp tôi trong công tác đón trẻ , giúp cô mang

cặp hoặc quần áo cho bạn mới vì lúc đó bạn mới hay khóc.
- Còn lại những cháu lần đầu tiên đến trường thì khi thấy tôi ra đón thì cháu
khóc và không chịu buôn bố mẹ ra, và ngay lúc đó tôi nghĩ rằng mình phải để lại
trong trẻ một hình ảnh quen thuộc, vì thời gian của trẻ chủ yếu là ở trường nên tôi
đã tạo cho trẻ một hình ảnh quen thuộc khi mỗi sáng đến lớp tôi đều đón trẻ vào
lớp, Tôi nói chuyện gần gũi với trẻ mọi lúc mọi nơi, tôi thường ôm trẻ vào lòng và
kể cho trẻ nghe những câu chuyện tôi tự nghĩ ra giống như tình huống của trẻ, để
trẻ hiểu và sẽ sớm thích đi học và làm quen với bạn hơn

9


Hình ảnh cô trò chuyện vỗ về bé khi bé khóc
- Vào những ngày đầu đến lớp tôi sẽ trò chuyện cùng trẻ về những người gần
gũi trong gia đình trẻ như sáng nay ai đưa các con đi học? Muốn bố mẹ yên tâm đi
làm thì các con phải làm gì? Tôi thường xuyên đặt câu hỏi và trò chuyện với trẻ để
trẻ gần gũi với tôi và sẽ quên đi cảm giác xa lạ khi đến lớp
- Để trẻ quen với cô và các bạn trong lớp tôi thường xuyên tổ chức những trò
chơi cần đến sự hợp tác của các bạn trong lớp với nhau hoặc là sự hợp tác của cô
giáo với các bạn để thu hút trẻ, giúp trẻ không có cảm giác sợ hãi
- Vì hằng ngày thời gian ở trên lớp nhiều hơn thời gian trẻ ở nhà, chính vì vậy
cô giáo là người quan trọng đối với trẻ, cô phải là người mẹ hiền của trẻ mọi lúc,
giúp trẻ quên đi cảm giác nhớ nhà
- Bởi vậy mà mỗi buổi trưa vào giờ đi ngủ, bản thân tôi cảm thấy rất lo lắng,
trước đây khi chưa đi học vào giờ ngủ trẻ đều được mẹ ru ngủ, Vì thế mà vào giờ
đi ngủ tôi thường ôm và hát cho trẻ nghe những bài hát ru, ru hết cháu này đến
cháu khác
- Từ lúc đó chính bản thân tôi cũng cảm nhận được rằng, dù bất cứ nơi đâu, ở
hoàn cảnh nào, ở môi trường nào , nếu chúng ta dành tình yêu thương cho những
10



đứa trẻ thì chúng cũng sẽ dành tình yêu thương cho chúng ta, qua đó công việc của
chúng ta sẽ thuận lợi hơn , nhờ sự giúp đỡ của trẻ
- Nếu trẻ không gần gũi ,không yêu thương cô giáo thì công việc sẽ gặp rất
nhiều khó khăn, khi trẻ có cảm giác xa cách và không muốn gặp cô giáo
- Để trẻ thấy được cô là người quen thuộc như thế nào, bản thân tôi cũng đã cố
gắng hết sức , nhẹ nhàng với trẻ trong mọi tình huống, thường xuyên quan tâm và
trao đổi với phụ huynh về những điều trẻ thích, cũng như không thích, để trên lớp
tôi có thể vận dụng những điều đó tạo cho trẻ cảm giác thoải mái hơn
Biện pháp 3 : Tạo cho trẻ môi trường thoải mái
- Tuy những ngày đầu tiên đi học trẻ khóc rất nhiều, thay vì cho trẻ ngồi trong
lớp và đóng cửa lại thì tôi lại cho trẻ ra ngoài sân hoạt động. Tuy những cháu khóc
thì vẫn không muốn hoạt động vui nhảy nhưng những cháu đã đi học rồi thì rất
hứng thú tham gia các trò chơi do cô tổ chức, và chơi những đồ chơi ngoài trời….

Hình ảnh bé chơi trò chơi ở ngoài trời
- Khi vào tiết học tôi vẫn không gò bó trẻ mà để trẻ thực hiện những thói quen
hàng ngày dù đó là thói quen xấu như: mang kẹo khi đến lớp hoặc không cho cô
cất dép, cất cặp … tôi sẽ quan sát trẻ để khi trẻ quen dần với lớp thì tôi sẽ cho cháu
vào nề nếp của lớp
11


- Nếu như tôi cứ cố để đưa cháu vào nề nếp quá sớm thì cháu sẽ sợ hãi và
không muốn đi học hơn, Vì vậy tôi cần thời gian để tập cho trẻ làm quen với nề
nếp mới và môi trường mới
- Tạo môi trường vui chơi thoải mái là việc làm rất cần thiết trong việc giúp
trẻ làm quen với môi trường học tập mới


Hình ảnh bé tham gia dạo chơi ngoài trời
- Ngoài việc tổ chức một số trò chơi mang tính tập thê, để các trẻ cùng kết hợp
với nhau , thì tôi thường tổ chức một số trò chơi nhóm hoặc cá nhân, để tạo cho trẻ
cảm giác gần gũi giữa các bạn với nhau
- Tôi thường xuyên gần gũi và trò chuyện cùng trẻ, tạo cho trẻ cảm giác thoải
mái
- Bản thân tôi luôn giao tiếp cởi mở,thân thiện với trẻ, mặt khác việc giao tiếp
hòa nhã , vui vẻ giữ trẻ với trẻ và trẻ đối với môi trường xung quanh sẽ giúp trẻ nói
lên được suy nghĩ cũng như nguyện vọng, tâm tư của mình

12


- Chính vì vậy mà tôi có thể hiểu trẻ hơn, phối hợp các công việc, các hoạt
động nhịp nhàng nên đạt hiệu quả cao trong công việc, trẻ yêu thường, yêu lớp,
yêu bạn bè và cô giáo của mình hơn
- Để trẻ cảm thấy thoải mái nhất tôi thường xuyên lồng ghép những chuyên đề
vào hoạt động như lồng ghép âm nhạc, thiết lập được bầu không khí thoải mái
trong các hoạt động , có sự tác động âm nhạc sẽ làm cho trẻ vui vẻ và minh mẫn
- Môi trường hoạt động của trẻ phải gần gũi và thu hút trẻ, bên cạnh đó môi
trường hoạt động của trẻ phải an toàn, đảm bảo tính thẫm mỹ và khoa học, khi trẻ
tiếp xúc với môi trường thoải mái thì trẻ cũng sẽ hứng thú , tham gia tích cực các
hoạt động, từ đó trẻ sẽ nhanh chóng thích nghi vơi trường lớp mà mình đang học

Hình ảnh lồng ghép âm nhạc và hoạt động
Biện pháp 4 : Thông qua học sinh củ để làm quen học sinh mới
- Tuy là mới vào đầu năm học, nhưng thật may mắn vì tôi cũng đã có thời gian
đủ dài để có thể làm quen cũng như nắm bắt sơ lượt về tâm lí cũng như đặc điểm
phát triển của một số cháu học sinh cũ.
- Những bạn cũ là những nười bạn thân thiết nhất của trẻ , đối với những trẻ

đã được đi học trước thì trẻ thường mạnh dạn hơn, cũng như các thói quen nề nếp
trẻ đều nắm được
13


- Nắm được đặc điểm tâm lý đó tôi bắt tay ngay vào việc sẽ cho các cháu cũ
ngồi gần những cháu mới, thật may mắn là các cháu lớp tôi rất ngoan, khi cô bảo
đứng dậy chào cô mà bạn mới không đứng là các cháu cũ nhắc ngay. Cũng như
trong các hoạt động hằng ngày , tôi thấy các cháu cũ cũng thường xuyên giúp đỡ
các cháu mới như cất cặp, cất dép, lấy sữa…

Hình ảnh học sinh cũ giúp bạn mới cất dép
- Chính vì vậy mà ở lớp tôi có rất nhiều các cháu chơi thân với nhau và
thường xuyên ngồi gần nhau cũng như tham gia chung các hoạt động, chỉ trong
mấy ngày tôi đã nghe phụ huynh kể về việc các cháu về nhà kể về các bạn trên lớp,
cảm giác lúc đó thật là vui , ít ra trẻ mới đến lớp đã chú tâm và quan tâm rất nhiều
thứ ở trên lớp, trẻ kể lại có nghĩa là trẻ đã ghi nhớ, quan sát được mọi hoạt động
trên lớp …
- Khi đến lớp tôi trao đổi cũng như thực hiện trò chơi cùng các cháu cũ, vì tôi
đã được làm quen với những cháu đó rồi nên những hiệu lệnh cũng như những câu
hỏi của tôi các cháu điều thực hiện rất tốt.
- Vì hầu hết ở lứa tuổi này là các cháu hay làm theo nhau nên tôi hỏi lại cách
chào hỏi cô và bố mẹ khi đến lớp, cách đi vệ sinh, cách tự cất đồ cá nhân…. Để
14


các cháu củ nhắc lại và liên tục ngày nào cũng vậy thì dần dần các cháu mới đi học
sẽ phần nào tiếp nhận được.
- Mặt khác khi tổ chức các hoạt động vui chơi, hay học tập tôi cũng hướng
cho những trẻ cũ kết hợp với những bạn mới để cho các cháu dễ làm quen và sẽ

quên đi cảm giác nhớ nhà, nhớ bố mẹ của mình, từ đó sẽ giúp cháu
Thích nghi sớm hơn

Hình ảnh học sinh mới và học sinh cũ chơi nhóm cùng nhau
Biện pháp 5 : Cô giáo là người ân cần và thân thiện
- Các cháu có thích nghi được với môi trường sớm hay muộn phụ thuộc vào
rất nhiều yếu tố như: gia đình, trường lớp, bạn bè, cô giáo,… nhưng yếu tố ảnh
hưởng nhiều nhất đó chính là thái độ và cách cư xử của cô giáo.
- Khi cháu được bố mẹ đưa đến lớp thì tôi ra đón cháu với nụ cười thật tươi,
trước tiên tôi chào phụ huynh một cách thân mật để trẻ biết rằng cô giáo cũng là
người quen của gia đình mình, tiếp đó tôi ân cần dạy bé cách chào ông bà bố mẹ
khi đi học và tôi nhẹ nhàng phụ cháu cởi áo khoác hoặc cất đồ cá nhân vào cặp và
cho cháu tạm biệt ông bà cha mẹ rồi vào lớp. Có nhiều cháu đã quen dần với
trường lớp thì cháu vui vẻ vào lớp cùng cô, nhưng có 2-3 cháu còn thường xuyên
khóc nhè khi đế lớp thì tôi vẫn vui vẻ cười tươi ra đón cháu và trao đổi với phụ
15


huynh, có những cháu khóc rất nhiều, thậm chí còn cắn vào tay và cào mặt cô
nhưng không vì thế mà tôi bỏ cuộc, tôi vẫn tươi cười chào phụ huynh và mang đồ
dùng cá nhân của cháu vào lớp.

Hình ảnh cô giúp cháu cởi áo khoác và cất đồ dùng
- Dường như tôi luôn nở nụ cười trên môi khi tiếp xúc cũng như trò chuyện
cùng các cháu, tôi thường trao đổi hỏi thăm gia đình cũng như công việc của bố mẹ
của các cháu, và những câu hỏi đó được các cháu cũ trả lời rất vui vẻ và hào hứng.

Hình ảnh cô tổ chức các trò chơi cho trẻ
16



- Vào giờ chơi tôi cùng chơi trò chơi cùng các cháu như trò chơi con bọ dừa,
con thỏ, vắt nước cam… những trò chơi có sự vui tươi. Vào giờ hoạt động góc tôi
cùng làm cô bán hàng để dẫn dắt trẻ vào trò chơi, tôi làm chú công nhân để phụ bé
xây trường mầm non… và khi chơi xong tôi cùng bé cất đồ chơi.
- Giờ ăn trưa tôi thường xúc cơm cho các cháu còn nhút nhát….
Biện pháp 6 : Cô thường trao đổi và phối hợp với phụ huynh
- Để cho các cháu được phát triển một cách tốt nhất thì không thể thiếu sự hợp
tác giữa cô giáo với phụ huynh giữa nhà trường với gia đình. Chính vì vậy việc
trao đổi với phụ huynh là việc cần làm hằng ngày của các cô.
- Đối với trẻ ngay từ lúc trẻ còn nhỏ thì được sự quan tâm chăm sóc của gia
đình, vì vậy gia đình rất quan trọng đối trẻ, việc giáo dục trẻ đối với các bậc phụ
huynh là việc làm quan trọng. trẻ sẽ phát triển tốt nếu như được sống trong môi
trường gia đình vui vẻ và hòa thuận
- Một số trẻ thường rất ương bướng bởi vì hằng ngày trẻ không được sự quan
tâm của bố mẹ ,hoặc là bố mẹ thường xuyên đánh nhau, nên ảnh hưởng rất nhiều
tâm lý của trẻ, đa số những cháu đó thì việc trẻ thích nghi với môi trường lớp học
mầm non là điều rất khó khăn, bởi lẽ trẻ không có cảm giác an toàn và trẻ có tính
sợ hãi, nhút nhát
- Đối với những trường hợp mà phụ huynh quan tâm thì việc trao đổi cũng
như kết hợp giữa phụ huynh và cô giáo rất dẽ dàng, tôi có thể nắm được đặc điểm
tâm lý của trẻ thông qua bố mẹ trẻ, từ đó tôi lựa chọn các các phương pháp để giúp
trẻ làm quen tốt hơn và sớm hơn,đối với những phụ huynh mà họ chưa dành nhiều
thời gian quan tâm đến con em mình vì điều kiện kinh tế khó khăn hoặc vì hoàn
cảnh gia đình thì chính bản thân tôi cũng gặp khó khăn trong việc trao đổi. Trẻ vừa
khó thích nghi mà tôi lại khó có cách để dễ tiếp cận và nắm bắt dược tâm lý của
trẻ, tuy vậy nhưng tôi không hề bỏ cuộc, đối với những trường hợp này ngoài việc
ở trên lớp tôi thường xuyên trò chuyện cùng trẻ, hỏi trẻ về cuộc sống và những
việc xảy ra ở nhà, thông qua đó tôi nắm được nhược điểm tâm tư nguyện vọng của
trẻ, từ đó động viên trẻ để trẻ sớm quên đi những chuyện không vui trong gia đình,

còn về phụ huynh , để hiểu được hoàn cảnh của họ tôi đã dành thời gian vào buổi
17


chiều sau khi tan giờ làm để cùng trò chuyện trao đổi với họ, thật sự có nhiều gia
đình trẻ còn quá nghèo vì vậy mà khi nói chuyện trao đổi với tôi, nhiều bà mẹ đã
khóc, những giọt nước mắt của họ giúp tôi hiểu một phần nào khó khăn họ đã và
đang trải qua, không phải họ không quan tâm đến con, nhưng vì thời gian họ lo cho
việc kiếm tiền đôi khi đã làm họ quên mất việc phải quan tâm đến những đứa con
của họ, khi phụ huynh nói chuyện với tôi, tôi nhìn vào những đứa trẻ mà thấy
thương quá, mỗi gia đình có một hoàn cảnh khác nhau, đối với tôi bây giờ, chỉ có
tình yêu thương trẻ là điều tôi có thể làm được, để bố mẹ trẻ yên tâm đi làm, lo cho
kinh tế gia đình, suy nghĩ đó càng thôi thúc tôi, tôi sẽ không bỏ cuộc và tôi tin chắc
rằng trong một thời gian ngắn thôi, trẻ lớp tôi sẽ thích đi học và thích nghi với
trường lớp
- Giờ đón trẻ và trả trẻ tôi thường trao đổi khá nhiều với phụ huynh về quá
trình hoạt động của trẻ trong một ngày hoặc một tuần qua. Cũng như tìm hiểu về sở
thích, đặc điểm cá nhân của từn trẻ .Tôi cũng nhờ phụ huynh cùng hợp tác với cô
giáo trong việc dạy trẻ cách chào hỏi khi đến lớp, cho cháu đi vệ sinh đúng nơi quy
định hoặc cho cháu tự động xúc cơm ăn…

Hình ảnh trao đổi với phụ huynh

18


- Có một số phụ huynh rất vui vẻ và tích cực khi cô giáo trao đổi và thực hiện
rất tốt, nhưng còn một số phụ huynh tỏ vẽ không thích hoặc không có thời gian để
thực hiện, còn một số khác thì tôi chỉ liên lạc qua điện thoại. Ngày nào tôi cũng
tươi cười đón và trả trẻ và tôi cũng không quên trao đổi về cách sinh hoạt của các

cháu khi ở nhà và đến trường.
- Chính bản thân tôi cũng suy nghĩ rằng, nếu tôi cố gắng, vượt qua được
khoảng thời gian khó khăn này, kết hợp với sự cố gắng của trẻ và sự nỗ lực của
phụ huynh, bản thân tôi, trẻ và cả phụ huynh sẽ đạt được những kết quả như mong
đợi
4. Kết quả đạt được
- Vào những ngày đầu năm học và thấy các cháu khóc quá nhiều tôi thật sự sợ
hãi và lo lắng vì không biết phải làm như thế nào để cải thiện được tình hình của
lớp. Nhưng được sự hỗ trợ từ phía nhà trường và sự giúp đỡ nhiệt tình của các phụ
huynh mà sau 3 tháng thực hiện các biện pháp trên mà lớp tôi đã đạt được thành
quả rất vui mừng.
- Tôi đã cải thiện được thống kê mà tôi đã điều tra đầu năm
Nội dung

Phần trăm

Tỉ lệ trẻ đến lớp

95,5%

Tỉ lệ trẻ khóc nhè

10,0%

Tỉ lệ trẻ nhút nhát trong giao tiếp

8,9%

Tỉ lệ trẻ tham gia vào hoạt động học


95,0%

Tỉ lệ trẻ thực hiện nề nếp của lớp

99,9%

Ghi chú

+ Trong khi chơi các cháu rất hứng thú tham gia chơi cùng các bạn, biết lấy
đồ chơi và cất đồ chơi đúng chỗ.
+ Cháu biết đi vệ sinh đúng nơi quy định và biết xin cô khi đi vệ sinh
+ Các cháu cũng đã đọc được 1 số bài thơ ngắn. Hát theo cô, hoặc vỗ tay khi
nghe cô hát và về nhà cháu hát cho bố mẹ nghe.
+ Cháu đã biết tự xúc cơm ăn và không còn rơi vãi.
19


+ Các bậc phụ huynh có suy nghĩ và biết được tầm quan trọng của việc cho
con đến trường lớp, từ đó họ dành nhiều thời gian cho con em của mình hơn
+ Trẻ đến lớp mạnh dạn và tự tin hơn
+ Một số trẻ cá biệt đã thích nghi được với môi trường học tập mới tốt hơn
+ Cháu mạnh dạn trong giao tiếp với cô giáo với bạn bè và người lớn, biết lễ
phép với mọi người
+ Một số phụ huynh tích cực hơn trong việc tham gia các hoạt động tại trường
mầm non cùng với con em mình

20


III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận
- Việc giúp trẻ sớm thích nghi với lớp mầm non là rất quan trọng, nó là tiền đề
tạo cho trẻ cảm giác thích thú đến trường, trẻ tham gia các hoạt động tích cực thì
mới phát triển toàn diện về 5 lĩnh vực
- Giúp trẻ sớm thích nghi với lớp mầm non cần có sự nhiệt tình của cô giáo,
sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường và cả sự hợp tác nhiệt tình của các bậc
phụ huynh
- Tất cả vì mục tiêu chung là giúp các bé chuyển sang một môi trừờng mới
đầy phấn khởi và tập được cho trẻ thói quen tự lập và phải xa vòng tay của gia đình
để đến trường cùng các bạn
- Để làm được điều đó bản thân tôi không ngừng học hỏi, tìm hiểu đọc thêm
sách báo, nghe đài để hiểu thêm về cách hướng dẫn chăm sóc trẻ, để có biện pháp
chăm sóc giáo dục trẻ tốt hơn.
- Đã làm cô giáo thì bản thân người giáo viên phải xác định rằng không chỉ
giáo dục trẻ, dạy cho trẻ những điều hay của thế giwois xung quanh, mà còn cả
một tấm long bao la, có thể giang vòng tay để đón trẻ mỗi sớm mai khi trẻ để
trường, ân cần triều mến chia tay trẻ khi trẻ về nhà, xem trẻ như con của mình, đó
là điều quan trọng và cần thiết nhất ở một người giáo viên mà đặc biệt là những
người nuôi dưỡng những mầm non của tương lai như chúng ta. Kiến thức và kĩ
năng nuôi dạy thì chúng ta có thể học qua trường lớp hoặc trao đổi qua đồng
nghiệp nhưng lương tâm và tình yêu dối với trẻ là xuất phát từ trái tim và một khi
đã có tình yêu vô bờ bến đó thì ta có thể vượt qua được tất cả khó khăn.
2. Kiến nghị
- Đối với phụ huynh tôi mong muốn các bậc phụ huynh cần hợp tác chặc chẽ
với giáo viên nhằm tạo ra điều kiện tốt nhất để các cháu phát triển tốt nhất về thể
chất cũng như tinh thần.
- Đối với nhà trường tôi mong muốn tạo nhiều điều kiện để các cô trao dồi
kiến thức, học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp. Ngoài ra nhà trường cần

21



trang bị nhiều đồ dùng đồ chơi ngoài trời, và mái vòm ở sân để tạo cho trẻ một sân
chơi đảm bảo.
- Trên đây là một số biện pháp tôi đã thực hiện và chia sẽ cùng chị em đồng
nghiệp, trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều thiếu sót, trong thời gian tới tôi sẽ
khắc phục để thực hiện tốt hơn, xin gửi lời cảm ơn đến ban giám hiệu nhà trường
đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành bài viết này . Rất mong được sự góp ý của
ban giám hiệu nhà trường, chị em đồng nghiệp, Quý cấp trên để bài viết được hoàn
thiện hơn
Xin trân trọng cảm ơn !
Tân Thành, ngày 10 tháng 12 năm 2016
Người thực hiện

Phạm Thị Thanh Thùy

22


Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TRƯỜNG MẦM NON SAO MAI
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Tân Thành, ngày … tháng … năm …..
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG


Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHÒNG GD & ĐT KRÔNG NÔ
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………, ngày … tháng … năm …..
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

23


24



×